Thiên Đồng

Có Phải Vậy Không?

24 bài viết trong chủ đề này

ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ
TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN

Bức tranh Đánh ghen là một trong những bức tranh thuộc thể loại tranh sinh hoạt của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh khắc họa một tình tiết xung đột của một gia đình có một ông mà hai bà trong xã hội phong kiến xưa. Thật đúng là: “chồng riêng riêng những kính yêu, chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Bức tranh mang dáng dấp như một vở hài kịch hơn là bi kịch, dẫu rằng cũng có chút dao kéo. Phông nền cho màn diễn này là một chiếc bình phong hình cuốn thư. Tại sao bình phong lại có hình cuốn thư? Đồ án cuốn thư có nói lên gì thân phận, gia cảnh của các nhân vật trong tranh không?

Posted Image
Đánh ghen, tranh dân gian Đông Hồ

Trước hết chúng ta cùng khảo sát sự xuất hiện và những ý nghĩa của đồ án này.

Đồ án cuốn thư tượng trưng cho học thức, sự quyền quý sang trọng. ảnh hưởng của đồ án này còn ảnh hưởng tới đầu thế kỷ XX, trên lối vào sảnh chính của tòa nhà Đại học Đông Dương - Hà Nội (khoảng năm 1925), có đắp một cuốn thư nhỏ, trong đề hai chữ Chính Hạt“ ”. Dẫu vậy, khi khảo sát sự phát triển của loại đồ án này ở Việt Nam chúng ta ngờ rằng nó xuất hiện khá muộn. Trên 82 chiếc bia ở Văn Miếu không tìm thấy sự hiện diện của đồ án này. Trong một bức chạm ở chân tảng trong đền vua Đinh có một bức chạm bình phong cuốn thư giống hệt như bức tranh Đánh ghen của Đông Hồ. Nhưng bức chạm này được làm thời Thành Thái thứ 10 ( 1898). Trong quần thể di tích đền vua Đinh vua Lê, đồ án cuốn thư không thấy trước thời Nguyễn.

Đồ án cuốn thư xuất hiện chủ yếu vào thời Nguyễn ở dạng bình phong và các bức hoành phi, trên trán nhà. ở Long An Điện, từng là Tân Thư Viện (Huế), trên chính điện, phía bên phải ngai vàng của vua Duy Tân, có một cuốn thư sơn son thếp vàng khá đẹp. Trên tam quan Văn Miếu ở Huế chúng ta lại thấy hình ảnh cuốn thư được đắp nổi một cách trang trọng, như đã nói ở trên, được coi là một biểu tượng văn hiến, nhưng trên văn bia thời Lê, Mạc ở Văn Miếu Hà Nội, chúng ta chưa thấy xuất hiện dạng đồ án này.

Đồ án cuốn thư ở đền vua Đinh cũng xuất hiện nhiều dưới dạng bình phong. Trong cuốn thư có khắc chìm hoa văn chữ vạn là ngụ ý sự vĩnh hằng trường cửu. Hoa lá quấn quýt bên cuốn thư cho chúng ta một cảm nhận sang trọng, cao quý mà gần gũi. ở Trung Hoa đồ án cuốn thư không lưu hành rộng khắp như ở Việt Nam thời Nguyễn. Cuốn thư ở Trung Quốc thường thấy ở các ô thoáng trên các bức tường ngăn, đôi khi được thấy trong chạm khắc trên đầu giường.

Đồ án cuốn thư xuất hiện trên tam quan cổng nhà chùa, cổng đình cho tới cổng làng, cổng nhà dân vào thời Nguyễn ở Việt Nam từ Bắc vào Nam cho thấy phần nào sự thắng thế của đồ án Nho giáo.

*

Bình phong hình cuốn thư (đúng ra phải gọi là các ảnh bích hay chiếu bích) là một hiện tượng văn hóa thịnh hành thời Nguyễn có nguồn gốc từ bức tường ngăn phía ngoài cửa của những ngôi nhà tứ hợp viên Trung Hoa truyền thống. Trong kiến trúc truyền thống của người Việt không có thói quen làm các ảnh bích. Từ không gian kiến trúc đình làng tới chùa chiền hay nhà dân đều là những kiến trúc mở, thông thoáng với những hàng rào bằng cây cỏ đơn sơ. Thâm nghiêm kín cổng cao tường vốn rất đặc trưng cho kiến trúc phương Bắc. Sự xuất hiện các tường bao trong các công trình kiến trúc dễ tạo ra sự hút gió rất hại cho sức khỏe những người sống trong những không gian trong đó. Bức tường ảnh bích là vật ngăn gió phía trước cổng ngoài. ở Trung Quốc (nơi khởi nguồn của kiến trúc này) các bức ảnh bích đa phần trông rất nặng nề. Xét về mặt thẩm mỹ, hình các bức ảnh bích hình cuốn thư trên các bức chạm khắc chân tảng đền vua Đinh mềm mại hơn, trữ tình hơn; hoa lá cây cối khi thấp thoáng khi quấn quít. Đó là điều gần hiếm thấy ở Trung Hoa do các bức ảnh bích nằm trong khuôn viên các ngôi nhà Trung Hoa truyền thống. Người Trung Hoa thường tránh trồng cây thân mộc trong sân nhà vì sợ các ngôi nhà theo lối xưa có tường bao quanh, mà cây bị bao bọc bởi các bức tường xung quanh tương ứng với chữ khốn (nghĩa khốn đốn). Các ảnh bích lại thường là một bức tường xây đặc không làm các ô thoáng để có thể nhìn ra ngoài.

Nhìn từ góc độ văn hóa, đồ án ảnh bích cuốn thư rõ ràng đề cao vai trò của tri thức. Một lần nữa ta lại thấy sự hưng thịnh của Nho giáo đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ kiến trúc thế kỷ 19. Nho giáo đặc biệt đề cao chữ Hòa. Khái niệm Hòa xuất hiện đầu tiên trong Kinh Dịch. Trung tâm của ba tòa bảo điện to lớn ở Tử Cấm Thành Trung Hoa là điện Thái Hòa là thể hiện triết lý của Nho giáo. Câu thành ngữ Trung Quốc Gia hòa vạn sự hưng ( tạm dịch là Gia đình hòa thuận vạn sự hưng thịnh) hay Dĩ hòa vi quý thể hiện quan niệm Nho gia về phương thức giải quyết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội.

Nhưng có một sự thực rằng, quan niệm trọng nam khinh nữ, đa thê, đề cao con trai trong cấu trúc gia đình phong kiến xưa luôn tạo ra những mâu thuẫn tiềm ẩn. Lời trong tranh bức tranh Đánh ghen “Thôi thôi bớt giận làm lành, chi điều sinh sự hổ mình hổ ta” cùng với tấm bình phong thể hiện cảnh ghen tuông xảy ra trong một gia đình khá giả, có học thức, coi trọng danh tiếng. Nhưng than ôi, danh tiếng và sắc dục xưa nay thật như nước với lửa, khó giữ được cảnh trong ấm ngoài êm.

Trần Hậu Yên Thế

http://www.vietnamfineart.com.vn
==================================

Tác giả bài viết dựa vào những quan sát thấy được trong thực tế hiện tượng kiến trúc Việt Nam ở một vài thời kỳ lịch sử còn ghi lại dấu ấn hay còn di tích, rồi khẳng định ngay là...có nguồn gốc Tàu. Và Tàu có hay không hoặc có từ khi nào thì không cần dẫn chứng chứng minh, minh họa chứng minh...nghĩa là chắn chắn của Tàu rồi! Sic!!!

Nhưng có một sự thực rằng, quan niệm trọng nam khinh nữ, đa thê, đề cao con trai trong cấu trúc gia đình phong kiến xưa luôn tạo ra những mâu thuẫn tiềm ẩn. Lời trong tranh bức tranh Đánh ghen “Thôi thôi bớt giận làm lành, chi điều sinh sự hổ mình hổ ta” cùng với tấm bình phong thể hiện cảnh ghen tuông xảy ra trong một gia đình khá giả, có học thức, coi trọng danh tiếng. Nhưng than ôi, danh tiếng và sắc dục xưa nay thật như nước với lửa, khó giữ được cảnh trong ấm ngoài êm.


Cứ theo cái câu thiệu tên thì mâu thuẩn đó chỉ ở cái quan niệm đó hay kiểu gia đình phong kiến đó. Có phải vậy không ta?

Và khẳng định ngay rằng
"cùng với tấm bình phong thể hiện cảnh ghen tuông xảy ra trong một gia đình khá giả". Biết đâu hđánh ghen ở trà lầu, tửu điếm, thanh lâu, đình làng, tđường thì sao nhỉ? Vẫn có khả năng đình làng, tđường cũng được thiết kế đán cuốn thư vậy? Bởi đình làng là nơi hội họp khi làng có việc và cũng như đxử kiện, bàn việc làng việc nước; tđường (nhà thờ họ) cũng là nơi vẫn có thể lôi nhau ra xử việc nhà. Và trên thực tế đình làng, tđường đã từng được thiết kế bình phong với đán cuốn thư với những cách điệu khác nhau, rất đặc sắc, sinh động nhiều dị bản của cuốn thư chứ không cần giống y như trong tranh.

Posted Image

Bình phong tại đình làng Kim Long (phường Kim Long, TP Huế) – Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, có hình ảnh cuốn thư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image
Đánh ghen, tranh dân gian Đông Hồ

T

Đồ án cuốn thư tượng trưng cho học thức, sự quyền quý sang trọng. ảnh hưởng của đồ án này còn ảnh hưởng tới đầu thế kỷ XX, trên lối vào sảnh chính của tòa nhà Đại học Đông Dương - Hà Nội (khoảng năm 1925), có đắp một cuốn thư nhỏ, trong đề hai chữ Chính Hạt“ ”.
Posted Image

Bình phong tại đình làng Kim Long (phường Kim Long, TP Huế) – Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, có hình ảnh cuốn thư.

Cái hay là hình Cuốn thư - bức tranh thể hiện nên theo luân lý ông cha đã dạy "Một vợ một chồng tát bĐông cũng cạn" hay "Nhất âm nhất dương chi vi đạo".

Cuốn thư có từ xa xưa, đi kèm với cái Đình làng.


Share this post


Link to post
Share on other sites

VỊ THẾ CỦA CON MÈO TRONG TRANH ĐÁM CƯỚI CHUỘT


Posted Image

Truyện mèo và hổ

Rằng đâu như ngày xưa hổ to xác nhưng kém thông minh nên phải cầu đến thày mèo. Mèo đã dạy cho hổ đủ ngón móng vuốt. Sau khi học xong, hổ tưởng như thế là đủ tài khuynh loát thiên hạ. Một hôm đói bụng chưa kiếm được miếng, trông thấy thày mèo, hổ gầm gừ: “Meo mẻo mèo meo/ ta bắt được mèo/ ta nhá cả lông”. Rồi hổ nhào tới. Trong khoảnh khắc, mèo leo tót lên ngọn cây. Dưới gốc cây hổ không làm gì được. Mèo lúc này mới dắng giọng lêu lêu: “Meo mẻo mèo meo/ còn một món trèo/ ta cóc dạy cho”. Hổ nghe thế tức sểu rãi mà không làm gì được.

Mèo láu lỉnh không ngoan như thế, luôn giữ ngón đòn cuối cùng để phòng thân, hóa giải được hạn vong thân. Như vậy con mèo ngoài đời và con mèo trong vận số đều có nhiều cái thuận

Tử vi năm Tân Mão 2010 thì “công việc làm ăn được nhiều người ủng hộ giúp đỡ và nhờ vào tính toán sáng suốt, lộc tài sẽ hưng vượng. Công việc thường có người phụ nữ bên cạnh (có thể là vợ, có thể là bồ) có khả năng quán xuyến, giúp đỡ quý ông rất nhiều.”. thế là người tuổi Mèo năm nay yên tâm rồi.

Tử vi đã đại đoán thế thì quan tham tuổi Mão cứ mà yên tâm tham nhũng tiếp nhưng phải tính toán cho kĩ. Mèo có khi vẫn bị hóc xương !.

Tranh dân gian đám cưới chuột

Làng Đông Hồ có tranh đám cưới chuột nổi tiếng. Bức tranh quen thuộc với bất cứ người Việt nào.

Hàng trên: Góc trái là mèo già đang ngồi nhe nanh múa vuốt oai phong.

Đối diện với mèo khung cảnh vui vẻ thanh bình của một đám rước. Đi đầu là chuột dâng chim bồ câu. Đồ cống này giống như thông điệp hòa bình gửi đến với mèo, cái thế cầu xin hòa bình của kẻ dưới. Chữ dưới chân mèo giải thích cho việc này là tống lễ.

Sau cái thông điệp xin xỏ kia là chuột dâng cá chép, món khoái khẩu số một của mèo. Để cho sự việc diễn ra cho đẹp mặt, cùng việc dâng cá có tác nhạc, nghĩa là thổi kèn chúc tụng để vui lòng mèo, lại phải vừa dâng lễ vừa nịnh. Tiếp sau là lão thử, nghĩa là chuột già cũng phải tham gia tống lễ với cây kèn chõ xuống đất đến 90 độ, giống như lời chúc tụng khiên cưỡng. Bụng đâu có muốn thế. Nhưng thế tay cầm kèn để nhả âm thanh như vậy có khác nào muốn tố cáo với đất trời việc làm chẳng đặng đừng của mình. Tất cả những hành vi trên chỉ nhằm thủ thân (giữ lấy mạng sống). Đó là hai chữ cuối phía trên bức tranh.

Tất cả các việc trên diễn ra nhằm một mục đích để cho đám cưới của nhà chuột được yên lành, chú rể mới có thể nghinh hôn, rước dâu đàng hoàng.

Bức tranh giải trình một cách giải quyết đối kháng giữa hai kẻ mạnh yếu để cùng tồn tại, tức là chấp nhận công khai sự thuần phục của mình bằng cống vật. ấy thế mà đám rước dâu vẫn phải ngó trước nhìn sau cảnh giới. Lễ trình tận miệng mèo rồi nhưng đâu chắc đã yên thân! Một bức tranh thật tăm tối về thế sự

Giống như câu ca dao xưa: Con mèo mà trèo cây cau/ hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ chú chuột đi chợ đồng xa/ mua mắm mua muối giỗ cha con mèo, đây cũng chẳng phải chuyện quan hệ mèo chuột, mà chỉ là gợi ý cho con người một cách ứng xử khi ở cạnh kẻ mạnh bên ta luôn tìm cách ăn hiếp ta. Còn ai nghĩ ra cách gợi ý này, chưa chắc đã là nguời uyên bác, mà có khi đó lại là sản phẩm răn đe của kẻ mạnh. Điều này thường xảy ra trong đời sống khi mạng sống con người được mang ra mặc cả của những thế lực đen tối. Trong chính trường của ta chắc chẳng thiếu gì chuyện mèo chuột như thế giữa bọn tham lam có quyền lực và lũ hèn nhát nhưng nhiều tham vọng. Chính chúng, cả mèo và chuột đã dung dưỡng cho sự tham nhũng bằng cách dùng quan hệ ấy thành chiến lược lâu dài…

Bức tranh Đám cưới chuột ra đời đã bao nhiêu năm rồi mà về câu chuyện trong tranh vẫn còn nhiều lời bàn cãi.

Có người cho rằng bức tranh Đám cưới chuột là tranh đả kích, tố cáo nạn tham nhũng và hối lộ tràn lan dưới thời thời phong kiến. Nhưng có lẽ cũng không hẳn thế. Dưới chế độ XHCN tốt đẹp của chúng ta sao nạn tham nhũng vẫn tràn lan đến nỗi người ta phải kêu lên “ tham nhũng là quốc nạn”. Thì ra ở chế độ tươi đẹp của chúng ta vẫn có chuyện giống Đám cưới chuột, vẫn còn chuyện mèo-chuột. Vậy thì Đám cưới chuột không thể là tài sản riêng của phong kiến nữa. Và ngó ra thế giới thì tham nhũng cũng đầy ra, chỉ khác ở cấp độ. Vậy có thể thấy tham nhũng là sáng tạo của nhân loại mà người Đông Hồ chỉ tổng kết nó vào trong bức tranh mà thôi.

Có người lại cho rằng Đám cưới chuột là tranh tục lệ. Tục lệ này phản ánh một qui luật: là cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu như là sự mặc định. Kẻ yếu phải có trách nhiệm cung phụng và luồn cúi thì được yên thân. Và như thế thì là qui luật của toàn cầu rồi.

Nhưng cũng không hẳn như thế. ở biển cả có những loài cá yếu rợt nhưng lại có nọc độc, khiến cá lớn phải kiêng dè, đụng đến thì mất mạng. Trên cạn có con cóc. Để bảo vệ mình thì thân cóc có gai độc, con vật nào lớ xớ dính nhựa cóc sẽ bị nguy hiểm tính mạng. Trứng cóc lại có chất độc ở màng nhầy, kẻ nào ăn sẽ chết. Cho nên cái qui luật kia cũng chỉ mang tính tương đối.

Bức tranh Đám cưới chuột xem ra sẽ sống mãi với nhân loại. Hôm nay con mèo bắt chuột cung phụng, nhưng ngày mai con mèo ấy mà gặp mèo to hơn thì nó lại trở thành một thứ chuột, lại phải dâng cá, dâng chim để giữ mạng sống. Nói chung thời tham nhũng thì quan hệ mèo chuột hoán đổi khôn lường. Như thế để thấy chuyện này là của loài người chứ chưa bao giờ ở loài mèo loài chuột cả. Chứng cứ là, cứ thấy chuột là mèo vồ luôn chứ không bao giờ lại chờ chuột đem đồ cống. Xét cho cùng loài vật sòng phẳng và đơn giản và minh bạch hơn nhiều. Chính con người mới là phức tạp.
Đỗ Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chỉ giải thích cho rằng bức tranh muốn ám chỉ hiện tương tham nhũng của mọi thời đại thì thật là thường quá. Mặc dù - theo hiển hình của tranh - tính hình tượng trong tranh bày vẽ khá rõ ràng về việc diễn tả hiện tượng, cho nên hiện tượng đôi khi trùng lấp với vấn đề được liên tưởng để biểu nghĩa theo quan kiến, tuy nhiên giá trị nghệ thuật và tương tưởng - nên nhớ ở đây tác giả của bức tranh có thể không phải là một cá nhân mà là nhiều thế hệ hay là sự tổng hợp của cả một nền tảng tri thức tiền nhân - sẽ dừng lại ở đó và đi vào ngõ cụt của lý sự cùn. Cho nên bức tranh "đám cưới chuột" của làng tranh Đông Hồ, tranh dân gian Việt Nam không thể chỉ mang giá trị tư tưởng rời rạc, cục bộ, hay thời thượng hay kiểu phong trào như thường thấy trong xã hội hiện nay với những trường phái những tư tưởng cá biệt hay khu biệt mà bức tranh, nó, phải là một phần chi tiết nhỏ được thể hiện và giá trị tư tưởng của nó phải nằm trong một hệ thống tư tưởng nhất quán và xuyên suốt, tư tưởng triết lý của nền văn hiến Việt 5000 năm.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhanh hơn ánh sáng là không thể

Những tin tức gần đây về những neutrino chuyển động nhanh hơn ánh sáng có lẽ đã khiến một số người suy nghĩ sai lệch, nhưng thật ra không cần phải tưởng tượng ra cái gì đó có thể chuyển động nhanh hơn 300 000 km mỗi giây. Thật vậy, toàn bộ quan điểm trên là không lôgic chút nào.

Tốc độ ánh sáng, hay 300 000 km/s, có thể trông như một giới hạn tốc độ, nhưng đây chỉ là một thí dụ của kiểu suy nghĩ 3 + 1 – trong đó chúng ta vẫn chưa quen với khái niệm không-thời gian bốn chiều và vì thế chúng ta nghĩ theo không gian có ba chiều và thời gian là một cái gì đó khác nữa.

Posted Image Bạn có thể đi xuyên toàn vũ trụ trong chừng vài ba giờ mà không cần ‘phá vỡ rào cản tốc độ ánh sáng’ – nó không phải là giới hạn tốc độ gì như nó trông như thế đâu.

Thí dụ, trong khi chúng ta biết ánh sáng mất khoảng 4,3 năm để đi từ Trái đất đến hệ sao Alpha Centauri, nhưng nếu bạn ngồi vào một phi thuyền vũ trụ bay với tốc độ 99,999% tốc độ ánh sáng thì bạn sẽ đi tới đó trong vòng vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút – tùy thuộc vào bạn đã thêm bao nhiêu cái 0,99 vào tỉ lệ tốc độ ánh sáng.

Đây là vì, khi bạn tiếp tục tăng gia tốc của hệ động-lực-sao tưởng tượng của bạn, thì sự dãn nở của thời gian sẽ trở nên càng rõ nét và bạn sẽ tiếp tục hành trình đi tới đích của bạn nhanh hơn nhiều. Với đủ cái 0,999 bạn có thể đi qua toàn vũ trụ trong quãng thời gian bằng cuộc đời của mình thôi – mặc dù người mà bạn để lại phía sau sẽ vẫn chỉ nhìn thấy bạn đang chuyển động ra xa với tốc độ dưới 300 000 km/s một chút. Vì thế, cái thoạt trông như một giới hạn tốc độ thật ra chẳng phải là một giới hạn gì cả.

Để hiểu rõ viễn cảnh bốn chiều hoạt động ra sao, hãy xét cái không thể khi bạn đi xuyên một khoảng cách bất kì nào đó mà không đồng thời chuyển động trong thời gian. Thí dụ, đi bộ một km có lẽ mất khoảng thời gian 30 phút – nhưng nếu bạn chạy thì chỉ mất 15 phút thôi.



Posted Image Hiệu ứng dãn nở thời gian là không đáng kể đối với những tốc độ thông thường mà chúng ta đã quen thuộc trên Trái đất, nhưng nó tăng lên bất ngờ và tiệm cận khi bạn tiến gần đến tốc độ ánh sáng.

Tốc độ chỉ là một số đo mất bao lâu thời gian để bạn đi tới một điểm ở xa. Vật lí tương đối tính cho bạn chọn bất kì đích đến nào mà bạn thích trong vũ trụ - và với công nghệ thích hợp, bạn có thể giảm thời gian di chuyển của mình đến mục tiêu đó xuống bao nhiêu tùy bạn thích – miễn là thời gian di chuyển của bạn vẫn ở trên mức zero.

Đó là sự hạn chế duy nhất mà vũ trụ thật sự ràng buộc đối với chúng ta – và nó mang tính lôgic và nhân quả như trong vật lí học vậy. Bạn có thể đi trong không-thời gian theo những cách khác nhau để giảm thời gian di chuyển của bạn giữa điểm A và điểm B – và bạn có thể tiếp tục giảm như vậy cho đến khi bạn hầu như di chuyển tức thời giữa hai điểm đó. Nhưng bạn không thể di chuyển nhanh hơn tức thời vì bạn sẽ đi tới B trước khi bạn đã rời A.

Nếu bạn có thể làm như thế, thì nó mang lại những trở ngại nhân quả không thể có – thí dụ, bạn có thể không chắc chắn mình đã rời điểm A hay chưa, mặc dù bạn đã tới điểm B rồi. Quan điểm đó vừa vô lí vừa là một sự vi phạm của các định luật của nhiệt động lực học, vì vũ trụ sẽ đột ngột chứa tới hai người là bạn – người là bạn phía bên kia đã hiện ra từ hư vô.

Cho nên, bạn không thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng được – không phải do cái gì đặc biệt với ánh sáng cả, mà vì bạn không thể di chuyển nhanh hơn tức thời giữa hai điểm xa nhau. Ánh sáng về cơ bản thật sự chuyển động tức thời, giống như lực hấp dẫn và có lẽ những hiện tượng khác mà chúng ta chưa khám phá ra – nhưng chúng ta sẽ không bao giờ trông đợi khám phá ra bất cứ cái gì chuyển động nhanh hơn tức thời, vì quan niệm như thế tạo ra sự vô nghĩa.

Những sinh vật to nặng như chúng ta trải nghiệm khoảng thời gian khi chuyển động giữa hai điểm ở xa nhau – và vì thế chúng ta còn có thể đo xem mất bao lâu để một tín hiệu tức thời di chuyển giữa hai điểm ở xa nhau, mặc dù chúng ta không bao giờ có thể hi vọng đạt tới một trạng thái chuyển động như thế cho bản thân mình.

Chúng ta cứ bám lấy quan niệm 300 000 km mỗi giây là một giới hạn tốc độ, vì trực giác chúng ta tin rằng thời gian trôi qua ở một tốc độ vạn vật không đổi. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng minh trong nhiều thử nghiệm thực nghiệm khác nhau rằng thời gian rõ ràng không trôi đi ở một tốc độ không đổi giữa những hệ quy chiếu khác nhau. Vì thế, với công nghệ thích hợp, bạn có thể ngồi vào phi thuyền vũ trụ động-lực-sao của mình và nhâm nhi một tách trà nóng, trong khi cả một thời đại đã trôi qua ở bên ngoài. Đó không phải là tăng tốc độ, mà là giảm thời gian du hành cá nhân của bạn giữa hai điểm ở xa nhau. Và có một giới hạn tự nhiên – đó là thời gian zero.

Như Woody Allen từng nói: Thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ diễn ra một lần thôi. Không-thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ không xảy ra ở hai nơi cùng một lúc.

Nguồn: Universe Today

Nguồn Thuvienvatly.com
===================================
Với Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt thì
300 000 km/s không phải là tốc độ giới hạn vũ trụ.

Như Woody Allen từng nói: Thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ diễn ra một lần thôi. Không-thời gian là phương thức của tự nhiên giữ cho mọi thứ không xảy ra ở hai nơi cùng một lúc.


Lời phát biểu này có thể sai. Tôi nhớ đại khái là trước kia có một thí nghiệm về hạt lượng tử gì đó, khi bắn một hạt, hạt này "nổ" ra thành hai hạt. Hai hạt này chuyển động ra xa nhau trên một phương nhưng hai chiều ngược nhau. Và người ta ngạc nhiên thấy rằng hai hạt này tuy độc lập nhưng chúng dường như "cảm ứng" được với nhau khi có sự tác động cho một hạt thì hạt còn lại cũng đồng thời chuyển động, nghĩa là cùng lúc chuyển động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỊ THẾ CỦA CON MÈO TRONG TRANH ĐÁM CƯỚI CHUỘT

Posted Image

"Lão Thử Thú Thân" hoặc "Lão Thử Thành Thân" là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh hầu như gần giống y chang như "Đám Cưới Chuột" ở trên.

Cựu Bản:

Posted Image

Tân Bản:

Posted Image

???

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Auco

Vâng, theo Auco là thế. Tôi cũng cảnh giác rằng đồ giả thì đời nào cũng có. Sử của Việt còn bị nhà Minh, Thanh cạo sửa thì tranh chỉ là một chi tiết cỏn con. Ấy là theo ý kiến chủ quan của tôi.

Hiện tượng là một chuyện. Hiện tượng chưa nói lên bản chất vấn đề.

Tôi xin trích một thông tin sau:

Tranh Đông Hồ có từ bao giờ và làng Đông Hồ thuộc địa phận nào? Giấy để in tranh Đông Hồ vì sao khác hẳn các loại giấy khác nhau?

Posted Image

Theo cụ Nguyễn Đăng Chế thì các cụ trước ông 21 đời đã sản xuất tranh ở làng Đông Hồ. Làng này thuộc tỉnh Bắc Ninh. Từ Hà Nội theo quốc lộ đến Bắc Ninh, sau đó rẽ sang đường 38 đi thêm 18km nữa về bến phà Hồ, vượt qua sông Cầu đi tiếp khoảng 1km thì đến làng Đông Hồ. Tranh dân gian Đông Hồ được in trên giấy dó (làm từ thân cây dó) và được bồi thêm một lớp điệp khiến cho mặt giấy sáng lấp lánh. Điệp được mua ở vùng biển Quảng Ninh tán nhỏ ra, trộn với bột nếp quấy thành hồ rồi quét ngang trên mặt giấy dó.

http://vanhoadoc.net

Tôi cứ trả giá rằng một đời người là 50 năm hoặc 60 năm. Thế thì tôi tính như sau

Với 50 năm x 21 đời = 1050 năm

Với 60 năm x 21 đời = 1260 năm

Tôi cho bức tranh của Auco có từ thời cả Minh lẫn Thanh đi! Thế thì:

Nhà Minh tồn tại từ năm 1368 đến năm 1644 tức tồn tại được 276 năm

Nhà Thanh tồn tại từ năn 1644 đến năm 1911 tức tồn tại được 267 năm

Tới nay 2012 tính thêm 101 năm nữa thì tổng cộng là 276 + 267 + 101 = 644 năm

Vậy 1050 năm hoặc 1260 năm tồn tại của dòng tranh vẫn lớn hơn 644 năm, tức có trước cả 3 thời đại.

thế thì ai bắt chước ai?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng à!

Tranh Đám cưới chuột có ở rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Ngay cả Ấn Độ, người ta cũng phát hiện ra những bức tranh tương tự. Điều này chứng tỏ nội dung bức tranh này có từ thời cổ xưa, nên mới có sự lan truyền rộng như vậy.

Vấn đề là nguồn gốc thật ở đâu và nội dung nói lên cái gì, chứ không phải bên Tàu cũng có thì nó là của Tàu. Ngay cả bức tranh "Lương nghi sinh tứ tượng" bên Tàu cũng có một bức tranh có hình thức tương tự.

Không cần thiết phải tranh luận những gì mà chúng ta đã nói ít nhất một lần. Mọi chuyện vớ vẩn tương tự giải quyết bằng Click con chuột. Một trong những nội quy của diễn đàn sẽ là : Không có chỗ cho đám vớ vẩn.

Những người biết thì vào đây chia sẻ, những người không biết thì vào đây học hỏi, người không hiểu có thể thắc mắc. Nhưng chúng ta không tranh luận với những thằng ngu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Auco

Vâng, theo Auco là thế. Tôi cũng cảnh giác rằng đồ giả thì đời nào cũng có. Sử của Việt còn bị nhà Minh, Thanh cạo sửa thì tranh chỉ là một chi tiết cỏn con. Ấy là theo ý kiến chủ quan của tôi.

Hiện tượng là một chuyện. Hiện tượng chưa nói lên bản chất vấn đề.

@Thiên Đồng

Tôi không nói đến đồ thật, đồ giả ở đây mà là (???) vì nội dung và cách vẽ hầu như giống nhau không khác thì nguồn gốc thật của nó ở đâu, chứ không phải bên Việt cũng có thì nó là của Việt hay bên Tàu cũng có thì nó là của Tàu. Một sự tương đồng kỳ lạ mà Thiên Đồng cũng đã từng suy tư rằng "nên nhớ ở đây tác giả của bức tranh có thể không phải là một cá nhân mà là nhiều thế hệ hay là sự tổng hợp của cả một nền tảng tri thức tiền nhân". Vậy thì giá trị tư tưởng của nó phải nằm trong một hệ thống tư tưởng triết lý nhất quán và xuyên suốt của nền văn hóa nào và đã ảnh hưởng ra sao?

Tôi xin trích một thông tin sau:

Theo cụ Nguyễn Đăng Chế thì các cụ trước ông 21 đời đã sản xuất tranh ở làng Đông Hồ. Làng này thuộc tỉnh Bắc Ninh. Từ Hà Nội theo quốc lộ đến Bắc Ninh, sau đó rẽ sang đường 38 đi thêm 18km nữa về bến phà Hồ, vượt qua sông Cầu đi tiếp khoảng 1km thì đến làng Đông Hồ. Tranh dân gian Đông Hồ được in trên giấy dó (làm từ thân cây dó) và được bồi thêm một lớp điệp khiến cho mặt giấy sáng lấp lánh. Điệp được mua ở vùng biển Quảng Ninh tán nhỏ ra, trộn với bột nếp quấy thành hồ rồi quét ngang trên mặt giấy dó.

http://vanhoadoc.net

Tôi không biết nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế có phải là hậu duệ của gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu ở Bắc Ninh hay không vì làng tranh Đông Hồ cũng ở Bắc Ninh, có thể là không, nhưng tôi muốn trích dẫn một thông tin như sau:

Theo Gia phả, cụ thuỷ tổ họ Nguyễn Đăng làng Bịu là Huyền Chiếu đến lập nghiệp từ cuối thời Lê sơ. Gia đình nối đời học hành văn sách. Đến đời thứ 9 thì nghiệp học phát tích rạng rỡ. Khoa thi Bính Tuất 1646 thời Lê Chân Tông hai anh em ruột Nguyễn Đăng Cảo và Nguyễn Đăng Minh cùng đỗ đại khoa, trong đó anh đỗ Đình nguyên Thám hoa, em đỗ Tiến sĩ.

http://donghonguyend...u-bac-ninh.html

Có nghĩa là cách tính "đời" trong gia phả dòng tộc không hẳn giống như cách Thiên Đồng tính toán rằng một đời người là 50 năm hoặc 60 năm ...

Vì nhà Lê sơ là từ 14281528 và cuối thời Lê sơ là khoảng 1528 đến 1646 chỉ là 118 năm mà đã trãi qua 9 đời. Chẳng lẽ 118 chia cho 9 bằng khoảng 13năm / đời hay có phải ta nên hiểu:

Ông - 40 tuổi

Cha - 20 tuổi

Con - mới sinh

Như vậy tính từ đời con trở lên đời Ông thì là 3 đời rồi, chứ không phải tính cái tuổi thọ mạng của một đời người vậy. Nếu thế thì ta có khoảng 20 năm là số năm để một người thành gia lập thất sinh con đẻ cái mà thành lập lên "đời Cha" - "đời Con" v.v...

Tôi cứ trả giá rằng một đời người là 50 năm hoặc 60 năm. Thế thì tôi tính như sau

Với 50 năm x 21 đời = 1050 năm

Với 60 năm x 21 đời = 1260 năm

Tôi cho bức tranh của Auco có từ thời cả Minh lẫn Thanh đi! Thế thì:

Nhà Minh tồn tại từ năm 1368 đến năm 1644 tức tồn tại được 276 năm

Nhà Thanh tồn tại từ năn 1644 đến năm 1911 tức tồn tại được 267 năm

Tới nay 2012 tính thêm 101 năm nữa thì tổng cộng là 276 + 267 + 101 = 644 năm

Vậy 1050 năm hoặc 1260 năm tồn tại của dòng tranh vẫn lớn hơn 644 năm, tức có trước cả 3 thời đại.

thế thì ai bắt chước ai?

Thiên Đồng

Với lối tính tuổi thành gia lập thất sinh con đẻ cái là 18-20 tuổi (lứa tuổi thành thân khá sớm hồi xưa) thì ta có:

21 đời x 20 năm/đời = 420 năm

2012 - 420 = 1592 niên, là khoảng thời gian nhà Lê trung hưng vì 1593 là năm cuối của nhà Mạc tại vị. Theo như thông tin của gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu thì thủy tổ là Huyền Chiếu đến Bắc Ninh lập nghiệp nhưng không có thêm thông tin là Huyền Chiếu là từ đâu đến hay, là người Tàu hay người Việt v.v... thì thủy tổ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là người nào và đến từ đâu? Do đó, không phải là ai bắt chước ai mà có thể nghề vẽ tranh lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú như thế. Thiên Đồng có nghĩ như thế không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề đặt ra trong topic này là cội nguồn của những bức tranh dân gian Việt có từ bao giờ và ý nghĩa (còn tranh cãi) trong hình thưc và nội dung của bức tranh đó. Chứ không phải cuộc tranh luận lạc đề của cách tính "mỗi đời tồn tại bao nhiêu năm".

Ở topic này, tôi cảnh báo anh Auco làm lạc đề các topic theo cách hiểu của anh. Nếu anh tự thấy mình là người có chính kiến và khả năng lập luận thì hãy mở hẳn một hay nhiều topic riêng để trình bày quan điểm của mình.

Sở dĩ tôi xóa mấy bài của anh, chính vì tính làm loãng chủ đề trong topic.

Tôi cũng nói luôn để mọi người lưu ý rằng:

Nếu muốn phản biện học thuật thì phải thỏa mãn một trong hai yếu tố, hoặc cả hai:

1/ Chứng minh lập luận của đối tượng phản biện sai - Theo đúng phương pháp mà đối tượng phản biện sử dụng để chứng minh - mà đối tượng phản biện không biện minh được.

2/ Chứng minh luận cứ từ một góc nhìn khác đúng - mà hoàn toàn phủ định mục đích chứng minh của đối tượng phản biện, mà đối tượng phản biện không phản bác được, căn cứ vào chính phương pháp chứng minh.

Riêng ở diễn đàn này, đã có rất nhiều bài viết có luận cứ, minh chứng về cội nguồn những giá trị văn hiến Việt - từ tranh dân gian, ca dao, tục ngữ và các vấn đề liên quan đến cổ sử và văn hóa Đông phương cho đến Lý thuyết thống nhất vũ trụ . Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự phản biện mà không thực hiện được một trong hai yếu tố trên. Bởi vì, nếu không nằm trong hai yếu tố trên thì đó chỉ là những thứ tư duy hời hợt, cảm tính, chủ quan và dốt nát.

Tôi thí dụ: Để phản biện quan điểm phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt của đám tư duy "ở trần đóng khố", nhưng nhân danh khoa học - thì chúng tôi cũng nhân danh khoa học - chứ không nhân danh Chúa, hoặc Đức Ala - để chứng minh họ sai và cũng nhân danh khoa học để xác định chúng tôi đúng. Tức là chúng tôi thỏa mãn cả hai điều kiện trên.

Ngược lại, những kẻ cố sống cố chết, bảo thủ một cách dốt nát, ra sức chứng minh Lý học Tàu là đúng thì nhân danh chính là những điều Tàu nói để bảo Tàu đúng. Thí dụ: Thái cực cứ phải là Vô cực theo Chu Đôn Di, là một học giả Tàu. Trong khi chúng tôi đã chứng minh sai, nhân danh khoa học. Vậy muốn phản biện chúng tôi, họ phải chứng minh chúng tôi sai trên cơ sở khoa học trong lập luận của chúng tôi. Còn muốn chứng minh họ đúng thì phải định nghĩa khái niệm. Thí dụ: Bản chất Thái cực và Vô cực là gì và tại sao Thái cực lại sinh Âm Dương? Tất nhiên, họ không đủ trình độ để thực hiện việc này. Vì nếu họ thực hiện được cái mà chính những bậc Thày Tàu của họ cũng chưa làm được thì đó chính là sự tự phản biện.

Tôi có gặp một người được giới thiệu là cao thủ tử vi và quen biết những nhà khoa học Việt kiều có tên tuổi ở Hoa Kỳ. Ông ta phản biện Lạc thư hoa giáp của tôi như sau:

Anh ta nói:

- Bảng Lục thập hoa giáp của Tàu đúng vì nó mang tính chất một tiền đề.

Hỏi: Vì sao nó là những tiên đề?

- Vì người Tàu không chứng minh được , nên coi là những tiên đề?

Thật buồn cười! Một lý thuyết nhân danh khoa học, lại phụ thuộc vào người Tàu không chứng minh được thì cả nhân loại này dẫm phải cứt Tàu . Thằng ăn mày ở Việt Nam cũng không chứng minh được điều đó.

Tôi đã chứng minh xong và phục hồi lại bảng Lạc Thư Hoa Giáp nhân danh nền văn hiến Việt. Bảng Lạc Thư Hoa giáp hoàn toàn thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.

Do đó, muốn phản biện thì phải biết những luận điểm minh chứng của tôi trước đã.

Đấy là vài lời cảnh báo cho những kẻ dốt nát, nhưng muốn thể hiện tham vong phản biện. Đừng để tôi tống cổ ra ngoài diễn đàn, vì không thể chấp nhận được thứ tư duy ngớ ngần ở diễn đàn học thuật. Tính dân chủ ở diện đàn này phụ thuộc vào chân lý khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Auco

"Lão Thử Thú Thân" hoặc "Lão Thử Thành Thân" là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh hầu như gần giống y chang như "Đám Cưới Chuột" ở trên.

Ông Lổ tấn sinh năm 1881 chết 1936

Theo Gia phả, cụ thuỷ tổ họ Nguyễn Đăng làng Bịu là Huyền Chiếu đến lập nghiệp từ cuối thời Lê sơ. Gia đình nối đời học hành văn sách. Đến đời thứ 9 thì nghiệp học phát tích rạng rỡ. Khoa thi Bính Tuất 1646 thời Lê Chân Tông hai anh em ruột Nguyễn Đăng Cảo và Nguyễn Đăng Minh cùng đỗ đại khoa, trong đó anh đỗ Đình nguyên Thám hoa, em đỗ Tiến sĩ.

Vì nhà Lê sơ là từ 14281528 và cuối thời Lê sơ là khoảng 1528 đến 1646 chỉ là 118 năm mà đã trãi qua 9 đời. Chẳng lẽ 118 chia cho 9 bằng khoảng 13năm / đời hay có phải ta nên hiểu:

Vậy thì dòng họ Nguyễn Đăng lập nghiệp vào khoản 1528 hay 1646 thì vẫn có trước ông Lổ Tấn (1881 - 1936) hơn 353 năm hoặc hơn 235 năm.

Cho nên ông Lỗ vẫn không thể là tác giả của bức tranh "Đám cưới chuột", chỉ có việc là cọp py của người Việt.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý giải chuyện 'trai mùng một, gái hôm rằm'

Dân gian thường nói "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này" để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một và ngày rằm có tính khí khác thường, khó nuôi.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể câu chuyện về người em gái của bà chào đời đúng đêm rằm năm 1974. "Các cụ vẫn bảo trai mùng một, gái hôm rằm, nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. So với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi thừa nam tính", bà nói.

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy.

Posted ImageTiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh: Kienthuc."Điều đó chỉ áp dụng cho trẻ sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc trẻ sinh vào ban ngày. Người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà Hồng nhấn mạnh.

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Không nên can thiệp bằng y học

Thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác.

"Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói.

Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa. "Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói.

Theo Kiến thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

@Auco

Ông Lổ tấn sinh năm 1881 chết 1936

Vậy thì dòng họ Nguyễn Đăng lập nghiệp vào khoản 1528 hay 1646 thì vẫn có trước ông Lổ Tấn (1881 - 1936) hơn 353 năm hoặc hơn 235 năm.

Cho nên ông Lỗ vẫn không thể là tác giả của bức tranh "Đám cưới chuột", chỉ có việc là cọp py của người Việt.

Thiên Đồng

@Thiên Đồng

Không có ai nói Lỗ Tấn là tác giả của bức tranh "Đám cưới chuột" và tôi cũng đã viết rõ ràng bức tranh "Lão thử thành thân" đó "là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được". Lỗ Tấn sưu tập tranh và bức tranh đó "được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh" vậy thôi.

Theo tài liệu này: http://thuanthanh.go...g-ho-4-918.html thì nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là người làng Đông Hồ chứ không phải làng Bịu và đã "sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến đời ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh." Nó rất khác với gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu là dòng tộc khoa bảng và nếu bình quân 9 đời = 118 năm thì 20 mươi đời qua = (20 x 118) / 9 sẽ có khoảng thời gian là 262 năm. Đem 2012 - 262 = 1750 niên là trong khoảng thời gian nhà Thanh trị vì (1644-1911) bên Trung Quốc và ở nước ta thì là thời nhà Lê Trung Hưng (1533-1789).

Tôi cũng không phải là người khởi phát đem con số "đời" và thời gian bao nhiêu "năm" để phản biện vì tôi không có nhu cầu đó khi đề lên sự trùng hợp kỳ thú và cuối cùng tôi muốn nói đến nghề vẽ tranh có thể đã lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú đến vậy. Đó là một "mối hồ nghi" mà tôi muốn chia sẽ với Thiên Đồng không khéo lại cho là làm loãng chủ đề.

Edited by Auco

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý giải chuyện 'trai mùng một, gái hôm rằm'

Dân gian thường nói "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này" để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một và ngày rằm có tính khí khác thường, khó nuôi.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể câu chuyện về người em gái của bà chào đời đúng đêm rằm năm 1974. "Các cụ vẫn bảo trai mùng một, gái hôm rằm, nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. So với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi thừa nam tính", bà nói.

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy.

Posted ImageTiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh: Kienthuc."Điều đó chỉ áp dụng cho trẻ sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc trẻ sinh vào ban ngày. Người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà Hồng nhấn mạnh.

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Không nên can thiệp bằng y học

Thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác.

"Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói.

Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa. "Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói.

Theo Kiến thức

giải thích thế này em cũng nói đc.

Vấn đề cần giải thích là: tại sao khi sinh vào đêm mùng 1 và đêm rằm thì trẻ lại có xu hướng khó nuôi? Mà ko phải xu hướng dễ nuôi?

Thứ 2 là: tại sao con trai lại là ngày mùng 1, con gái lại hôm rằm? Mà ko phải ngược lại (trường hợp trai hôm rằm, gái mùng 1 thì sao)?

Share this post


Link to post
Share on other sites

giải thích thế này em cũng nói đc.

Vấn đề cần giải thích là: tại sao khi sinh vào đêm mùng 1 và đêm rằm thì trẻ lại có xu hướng khó nuôi? Mà ko phải xu hướng dễ nuôi?

Thứ 2 là: tại sao con trai lại là ngày mùng 1, con gái lại hôm rằm? Mà ko phải ngược lại?

Cái nhà bà tiến sĩ này căn cứ vào có ...một trường hợp duy nhất là cháu bà ấy để kết luận. Đở hơi. Vậy mà cũng đưa lên thông tin đại chúng như là một ý kiến chính thức được công nhận.

Ngày rằm - mặt trăng sáng nhất trong tháng - con gái thuộc Âm, ứng với Âm vượng; Ngày mùng 1 mặt trăng yếu nhất Dương thịnh, con trai thuộc Dương ứng với Dương thịnh. Đấy là sinh thuận lý theo ngày. Chứ đâu phải là một yếu tố xấu.

Phàm khi ứng dụng một ý tưởng - trai mùng 1, gái hôm rằm - liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thì phải giải thích trện cơ sở phương pháp luận của học thuyết này. Đó là tính nhất quán trong ứng dụng của một hệ thống lý luận. Tính nhất quán là một tiêu chí khoa học để thẩm định một học thuyết. Còn giải thích một ý tưởng liên quan đến nền văn minh cổ, lại ứng dụng phương pháp luận của một hệ quy chiếu khác thì đúng là thuộc hệ chỉ số Bo cao.

Thí dụ: Trong Phong thủy - vì phong thủy Tàu mù tịt về việc chọn người đứng trạch mệnh một ngôi gia, nên các phong thủy gia nô lệ sách Tàu, phải đi tìm trạch mệnh cho một gia đỉnh đông người. Họ lý luận:

1/ Trước đây dưới chế độ phong kiến trong nam khinh nữ nên lấy đàn ông mần chủ trạch mệnh. Bây giờ nam nữ bình quyền, nên ai làm ra kinh tế nhiều nhất thì người đó làm chủ trạch mệnh ngôi gia. Bất kể nam nữ.

Đây là một lập luận sai. Vì lấy hệ thống quan hệ xã hội hiện đại, có tính giai đoạn trong lịch sử để hiệu chỉnh, bổ xung cho một học thuyết.

2/ Người nào đứng tên sổ đỏ thì người đó lảm chủ trạch mệnh của một ngôi gia. Đây cũng là một thứ tư duy thuộc thang bậc của chỉ số Bo cao. Lấy hệ quy chiếu của thủ tục hành chính thay thế những khiếm khuyết của phong thủy Tàu.

Bởi vậy, chỉ có nhân danh nền văn hiến Việt, hiệu chỉnh và sửa chữa phục hồi hệ thống lý luận của Lý học Đông phương mới hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Thiên Đồng

Không có ai nói Lỗ Tấn là tác giả của bức tranh "Đám cưới chuột" và tôi cũng đã viết rõ ràng bức tranh "Lão thử thành thân" đó "là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được". Lỗ Tấn sưu tập tranh và bức tranh đó "được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh" vậy thôi.

Theo tài liệu này: http://thuanthanh.go...g-ho-4-918.html thì nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là người làng Đông Hồ chứ không phải làng Bịu và đã "sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến đời ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh." Nó rất khác với gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu là dòng tộc khoa bảng và nếu bình quân 9 đời = 118 năm thì 20 mươi đời qua = (20 x 118) / 9 sẽ có khoảng thời gian là 262 năm. Đem 2012 - 262 = 1750 niên là trong khoảng thời gian nhà Thanh trị vì (1644-1911) bên Trung Quốc và ở nước ta thì là thời nhà Lê Trung Hưng (1533-1789).

Tôi cũng không phải là người khởi phát đem con số "đời" và thời gian bao nhiêu "năm" để phản biện vì tôi không có nhu cầu đó khi đề lên sự trùng hợp kỳ thú và cuối cùng tôi muốn nói đến nghề vẽ tranh có thể đã lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú đến vậy. Đó là một "mối hồ nghi" mà tôi muốn chia sẽ với Thiên Đồng không khéo lại cho là làm loãng chủ đề.

Vậy thì có cái để cho Auco "hồ nghi" và tự tìm hiểu thử xem

- Bức tranh Đám cưới chuột của Việt hay Tàu?

- Bức tranh Đám cưới chuột thuộc phường tranh bên Tàu hay bên Việt?

- Phường tranh ở Hồ Nam có gốc là người Việt hay tiếp thu văn hóa Việt cổ?

Tôi cũng không phải là người khởi phát đem con số "đời" và thời gian bao nhiêu "năm" để phản biện vì tôi không có nhu cầu đó khi đề lên sự trùng hợp kỳ thú và cuối cùng tôi muốn nói đến nghề vẽ tranh có thể đã lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú đến vậy. Đó là một "mối hồ nghi" mà tôi muốn chia sẽ với Thiên Đồng không khéo lại cho là làm loãng chủ đề.

Chả có gì gọi là loãng chủ đề cả. Đề mục ở đây là "Có phải vậy không?" Mọi người có thể đưa ra ý kiến của mình.

Tôi đã từng nói:

Nếu chỉ giải thích cho rằng bức tranh muốn ám chỉ hiện tương tham nhũng của mọi thời đại thì thật là thường quá. Mặc dù - theo hiển hình của tranh - tính hình tượng trong tranh bày vẽ khá rõ ràng về việc diễn tả hiện tượng, cho nên hiện tượng đôi khi trùng lấp với vấn đề được liên tưởng để biểu nghĩa theo quan kiến, tuy nhiên giá trị nghệ thuật và tương tưởng - nên nhớ ở đây tác giả của bức tranh có thể không phải là một cá nhân mà là nhiều thế hệ hay là sự tổng hợp của cả một nền tảng tri thức tiền nhân - sẽ dừng lại ở đó và đi vào ngõ cụt của lý sự cùn. Cho nên bức tranh "đám cưới chuột" của làng tranh Đông Hồ, tranh dân gian Việt Nam không thể chỉ mang giá trị tư tưởng rời rạc, cục bộ, hay thời thượng hay kiểu phong trào như thường thấy trong xã hội hiện nay với những trường phái những tư tưởng cá biệt hay khu biệt mà bức tranh, nó, phải là một phần chi tiết nhỏ được thể hiện và giá trị tư tưởng của nó phải nằm trong một hệ thống tư tưởng nhất quán và xuyên suốt, tư tưởng triết lý của nền văn hiến Việt 5000 năm.

Thiên Đồng

Và Auco có trăn trở như thế nào thì cứ viết bài phản biện, chứng minh chứ không nên "lững lơ cá lờ đờ" như thế.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tục cho Thần tài hưởng nhũ hoa của nữ bán hàng

06.12.2012 by nguyentrongtao

Posted Image

Tín ngưỡng kỳ lạ này đã được những tiểu thương ở thành phố sầm uất đất Quảng Nam lưu truyền tới vài trăm năm nay.

Cho thần tài “hưởng” nhũ hoa phụ nữ để cầu may bán đắt

Cư dân khu vực đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) trong quá trình hình thành và phát triển có nhiều phong tục độc đáo, riêng biệt và tạo nên dấu ấn đặc sắc so với những mảnh đất khác. Đặc biệt, những người buôn bán ở đây có rất nhiều “mẹo” và tín ngưỡng mang tính tâm linh cao. Thế nhưng, có lẽ độc đáo nhất là phong tục áp tượng thần tài vào “nhũ hoa” của các nữ nhân viên bán hàng trước mỗi ngày làm việc mới.

Trong một lần trò chuyện với Trần Bảo Ngọc, một nữ nhân viên trong cửa hàng quần áo thời trang trên đường Hai Bà Trưng (Hội An), tôi tình cờ nghe và thực sự bất ngờ khi biết sáng nào trước giờ làm việc, cô cũng áp phần mặt của tượng thần tài vốn được để ở bàn thờ nhỏ trong shop vào “nhũ hoa” của mình để cầu may. Tôi bật cười nhưng rồi vội kìm lại khi bắt gặp thái độ không vừa lòng của cô nhân viên. Cuộc trò chuyện càng đi sâu vào chi tiết, cái lệ này càng thu hút và hấp dẫn tôi hơn.

Ngọc cho hay, cô cũng không biết cái phong tục kỳ lạ này có từ bao giờ, thế nhưng đa phần ở Hội An, hễ ai mở hàng, thuê nhân viên nữ bán hàng đều dặn người làm của mình tuân thủ cái lệ hàng sáng ấy. Đối với những cửa hàng nào có chủ nữ trực tiếp đứng bán thì khỏi cần phải nói. Sáng nào cũng vậy, sau khi hương khói trước và trong cửa hàng, cô chủ cũng cho ông thần tài “hưởng” một chút để bước vào một ngày làm việc mới may mắn và đắt khách. Cũng chẳng ai chứng thực được rằng, nếu không làm cái lệ ấy thì cửa hàng sẽ buôn bán ế ẩm. Thế nhưng, cứ đời này truyền cho đời sau, người buôn bán đi trước truyền lại cho người đi sau, thành ra một cái lệ phổ biến và hầu như ai làm kinh doanh cũng đều thông tỏ và “tín” lắm.

Thường thì buổi sáng, những nhân viên hay nữ quản lý đến cửa hàng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng trước khi bước vào các công đoạn của phong tục này. Đầu tiên, người thực hiện phải đặt hương xin ngài (tức tượng thần tài) về chứng giám. Sau đó, nhẹ nhàng đưa ngài vào nơi vắng vẻ của shop, cô gái thực hiện cái lệ ấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng mỗi cử chỉ của cô gái phải diễn ra theo trình tự chứ không phải muốn gì làm nấy.

Đầu tiên, cô nhân viên một tay cầm tượng ngài, quay mặt vào ngực mình, tay kia từ từ cởi cúc áo ra. Khi đã cởi xong áo thì áp mặt ngài vào ngực mình, di chuyển đều từ trái qua phải rồi ngược lại. Ba lần như thế là xong. Mọi việc diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút nhưng là phần quan trọng nhất của mỗi cửa hàng trong một ngày.

Chia sẻ với chúng tôi, cô nhân viên Ngọc còn bảo: “Mới đầu vào làm, tụi em cũng không quen với cái phong tục ni nên thường xuyên bị bà chủ la. Nhưng dần dần mọi cái đều trở nên bình thường và tụi em coi như một phần công việc của mình trong ngày… Có thể, nhiều người cho rằng việc này là mê tín nhưng em nghĩ đôi lúc nó cũng tạo động lực để tụi em làm tốt hơn. Bắt đầu một ngày làm việc mới với tâm thế là sẽ gặp nhiều may mắn thì tâm lý cũng thoải mái hơn, công việc vì thế mà cũng hanh thông hơn”, nói rồi, Ngọc cười bẽn lẽn.

Đi tìm những lý giải

Posted Image




Để tìm hiểu phong tục kỳ lạ có một không hai này, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Thị Hương, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Phú (Hội An). Cụ Hương năm nay đã hơn 86 tuổi. Tuổi đã cao, nhưng cụ Hương xem chừng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Cụ kể, trước đây cụ cũng từng buôn bán lớn trong khu phố cổ này nhưng do nhiều biến động của cuộc đời và tuổi tác, sau phải bỏ nghiệp kinh doanh lớn để bôn ba với những chú tò he đất bên bờ sông Hoài. Đến giờ, vợ chồng cô con gái út của cụ cũng làm ăn rất khấm khá với 3 cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hội An.

Nghe chúng tôi hỏi về tục lệ đưa tượng thần tài vào ngực nữ nhân viên bán hàng, sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ, cụ Hương gật đầu quả quyết: “Đúng là có cái tục đó thiệt chú à. Nhưng có từ thời nào tôi không rõ. Đời bà tui cũng đã có rồi, rồi thì truyền lại cho mẹ tui, rồi đến tui. Có người bảo đây là tục của người Hoa vì trong văn hóa của họ ở Hội An theo tui được biết có những điều tương tự. Có người lại bảo cái tục ni là của người Nhật…. Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, nó vẫn là một điều thiêng liêng, một nét văn hóa của những người buôn bán ở đây…”.

Cụ Hương còn bảo ngày trước, người ta thuê những cô gái còn trinh tiết đến bán hàng ở những cửa hàng lớn. Bởi theo quan niệm của những thương gia lớn thì thần tài rất “mê” gái (?), đặc biệt là những cô gái còn trinh tiết. Đến nỗi những nhà thuê không được những cô gái còn trinh tiết về làm thì phải nhờ, phải thuê một cô gái khác trong phố hoặc của nhà buôn bên cạnh để, mỗi sáng sang hiệu buôn của mình thực thi công việc cho thần tài “hưởng” nhũ hoa trước khi mở hàng. Không những thế, người được nhờ, được thuê phải hợp mạng, hợp tuổi với gia chủ và rất nhiều tiêu chí khác.

“Xưa kia, đây là một tục lệ rất quan trọng và phức tạp của những người buôn bán ở khu vực này. Buôn càng lớn thì càng phải chú ý đến cái tục cho “ngài” hưởng hơi ngực gái mỗi sớm. Bây giờ, nhiều nhà buôn không còn kỳ công đi tìm con gái còn trinh tiết về làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số người giữ đầy đủ các công đoạn khắt khe của cái lệ ấy”, cụ Hương vì nhai trầu bỏm bẻm vừa chia sẻ với chúng tôi như thế.

Theo kiến giải của tiến sĩ văn hóa Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, thì phong tục này có xuất xứ từ văn hóa Mẹ của người Việt trên khắp đất nước này. Từ việc truyền, xưng tụng và thờ cúng những vị thần có pháp danh đầu tiên là “Bà” đến những cây cầu, những ngọn núi, những tên đất, tên làng có tên bắt đầu là “Bà” khác. Đó là một nét văn hóa thuần nhất và xuyên suốt, biểu hiện cho nền văn minh lúa nước, nền văn minh đậm chất Việt. Nó đề cao vai trò của sự sinh sản, sức sống và trọng trách ươm mầm, tạo ra sự sống của người phụ nữ. Giao thoa với các nền văn hóa khác ở Hội An như văn hóa Nhật Bản và Trung Hoa, việc để tượng thần tài vào ngực con gái trước một ngày buôn bán mới phải chăng cũng là một biểu hiện của ước mơ mọi thứ được sinh sôi nảy nở, ăn nên làm ra? Đó là một nét trong tín ngưỡng phồn thực đã kết hợp với việc làm ăn buôn bán của người phố cổ Hội An để tạo ra một nét văn hóa độc đáo ở mảnh đất cổ này.

Trong vẻ đẹp muôn màu của đất và người phố cổ Hội An, có những điều người ta bất ngờ nhưng thật ra có cội nguồn rất gần gũi với truyền thống, văn hóa Việt. Tục đặt tượng thần tài vào ngực con gái bán hàng ở các cửa hàng mỗi sáng sớm là một trong những cái lạ như vậy. Nhưng chính điều này đã tạo nên sự thú vị riêng, làm ta thấy thêm yêu, thêm muốn khám phá vùng đất cổ kính này.

Theo Gia Đình & Cuộc Sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chả có gì gọi là loãng chủ đề cả. Đề mục ở đây là "Có phải vậy không?" Mọi người có thể đưa ra ý kiến của mình.

Và Auco có trăn trở như thế nào thì cứ viết bài phản biện, chứng minh chứ không nên "lững lơ cá lờ đờ" như thế.

Thiên Đồng

Tôi cũng biết vậy với tiêu đề "Có phải vậy không?" là để đưa ra ý kiến của mình, nhưng bị hăm he cảnh báo này nọ là tranh luận lạc đề, là làm lạc đề theo cách hiểu của riêng tôi v.v... thì đưa ra ý kiến như thế nào mới phải?

Tuy nhiên, vì Thiên Đồng thấy rằng "chả có gì gọi là loãng chủ đề cả" nên tôi cũng có đôi lời như sau.

Vậy thì có cái để cho Auco "hồ nghi" và tự tìm hiểu thử xem

- Bức tranh Đám cưới chuột của Việt hay Tàu?

- Bức tranh Đám cưới chuột thuộc phường tranh bên Tàu hay bên Việt?

- Phường tranh ở Hồ Nam có gốc là người Việt hay tiếp thu văn hóa Việt cổ?

Khi nhìn lại những cảnh đám cưới xưa của người Việt ta thấy được nét "đồng vợ đồng chồng" tương thân thương ái và đặc biệt là tương kính với nhau như sau đây:

Posted Image

Posted Image (Lễ cưới thời chiến)

Posted Image

Những hình ảnh lãng mạn trong đám rước dâu của cô dâu chú rể qua các thời kỳ khác nhau...

http://vozforums.com...d.php?t=3051848

http://www.baomoi.co.../72/9823990.epi

Chứ ít khi thấy đám cưới Việt với kiểu rước kiệu dâu như Tàu thường hay rước, đá kiệu hoa và nhất là kèn thổi như đưa đám ma mà ta có thể thấy qua các phim bộ trên truyền hình.

Do đó, bức tranh "Đám cưới chuột" theo tôi phản ánh nét đặc thù của Tàu hơn là Việt và nhất là hình ảnh cưỡi ngựa rước dâu thì trong đám cưới xưa của người Việt ta hầu như không thấy mà trái lại, người Việt rước dâu lại thường hay đi bộ.

Đám cưới đi bộ, ngày xưa ấy…

"Buổi trưa, đúng giờ hoàng đạo, nhà giai đón dâu về. Có dịp nhìn kỹ mới thấy cái đẹp, cái sang của đám cưới đi bộ, từ phố nọ sang phố kia. Đám cưới nhẹ nhàng thả bước thành một dãy dài, quặt sang phố bên vẫn chưa hết."

Nếu nhìn ở một khía cạnh khác của bức tranh "Đám cưới chuột" thì nó giống "Vinh qui bái tổ" hơn là đám cưới rước dâu v.v... vì ca dao ta có câu:

"Vinh qui bái tổ về làng

Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau"

Posted Image

Nhưng là "võng" chứ không phải là cái "kiệu gỗ" như ta thấy ở trong bức tranh "Đám cưới chuột" nên khó khiên cưỡng cho rằng hình ảnh ấy được sơn vẽ lại từ ý thức văn hóa phong tục Việt. Nếu như phường tranh ở Hồ Nam bên Trung Quốc đã có bức "Lão thử thành thân" phản ánh đám cưới của Tàu thì có thể nghệ nhân họ đã lưu động theo dòng thời gian di dời qua từng vùng khác nhau, qua đến Việt Nam ... chăng?

Cũng có thể, nghệ nhân người Việt tiếp thu ý tranh này để châm biếm người Tàu qua bức vẽ giống vậy ở thời mà lễ vật dâng quan là nét đặc trưng của sự cầu cạnh và nền móng của sự tham nhũng ở Việt Nam?

Còn như tranh "Đam cưới chuột" có người bảo là đã có ở rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau thì tôi chưa được thấy hay thấy ai đó đề cung những bức tranh tương tự ví dụ như ở Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Anh (có không) do nội dung của nó có từ thời cổ xưa nên mới có sự lan rộng như vậy cả ... Thiên Đồng có hay biết chuyện như vậy không hoặc có hình ảnh nào để chứng minh điều này để chúng ta cùng tham khảo?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chẳng việc gì phải hăm he anh Auco cả. Ở đây minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Bất cứ một thứ lý luận nào không đủ cơ sở tối thiểu về tính hợp lý mà bày đặt phản biện, chê bai thì xin mời ra ngoài diễn đàn. Chúng tôi không có thời gian để tranh luận với những kẻ chỉ thể hiện mình bằng mỗi cái nick.

Nhưng nhân danh khoa học và chân lý sự chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến của chúng tôi rất rõ ràng và minh bạch. thể hiện ở luận cứ của chúng tôi có hệ thống và tiêu chí khoa học rõ ràng, chứ không mơ hồ.

Chúng tôi chấp nhận tranh luận công khai với một tổ chức khoa học thật sự và có tính dứt điểm, chứ không phải những lập luận như của anh. Anh không phải đối tượng mà chúng tôi cần tranh luận để làm sáng tỏ chân lý. Hôm nay tôi chính thức loại anh Âuco ra ngoài diễn đàn. Với lý do phá rối diễn đàn bằng những lập luận mơ hồ - mà tôi sẽ vạch ra sau đây - nếu tôi rảnh.

Những kẻ như anh thừa chỗ phê phán Việt sử 5000 năm văn hiến từ hàng triệu trang web cá nhân và cả các phương tiện thông tin đại chúng, trong nước và quốc tế. Còn tôi và những người ủng hộ chỉ có một trang web này và blog cá nhân của tôi.

Những loại như anh và cả những áp lực gây lên cuộc sống của tôi trong việc minh chứng khoa học Việt sử 5000 năm văn hiến một cách không công bằng. Bởi vậy, tôi loại anh ra khỏi diễn đàn, không phải ghét gì cá nhân con người anh. Mà để tỏ sự phản ứng với những sức ép phi khoa học lên tôi. Theo kiểu "có hai thằng nhìn vài nhà mấy ngày hôm nay" và "họ sẽ truy sát sư phụ thì làm thế nào?" - Lời của Trung Nhân.

Chưa kể có người còn đến tận VPTT chụp mũ và gán cho tôi là một người "căm thù chế độ công sản" đó là người đàn bà tên Nguyễn thị Thái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi phân tích để cho mọi người thấy rằng những tầm như bài viết này không phải đối tượng để chúng tôi phải tranh luận.

*

Tôi cũng biết vậy với tiêu đề "Có phải vậy không?" là để đưa ra ý kiến của mình, nhưng bị hăm he cảnh báo này nọ là tranh luận lạc đề, là làm lạc đề theo cách hiểu của riêng tôi v.v... thì đưa ra ý kiến như thế nào mới phải?

- Một ý kiến đúng là ý kiến có cơ sở lý luận để có thể phản bác và phải nằm trong một hệ thống phương pháp luận. Còn những ý kiến chỉ phân tích hiện tượng và cố tranh cãi đến cùng nếu không phải là phá rối thì là của tâm địa tiểu nhân, háo danh và giành hơn thua. Bởi vậy, tôi không việc gì phải hăm he và đã khóa nick Âu Cơ.

Tuy nhiên, vì Thiên Đồng thấy rằng "chả có gì gọi là loãng chủ đề cả" nên tôi cũng có đôi lời như sau.

Khi nhìn lại những cảnh đám cưới xưa của người Việt ta thấy được nét "đồng vợ đồng chồng" tương thân thương ái và đặc biệt là tương kính với nhau như sau đây:

Posted Image

Posted Image (Lễ cưới thời chiến)

Posted Image

Những hình ảnh lãng mạn trong đám rước dâu của cô dâu chú rể qua các thời kỳ khác nhau...

http://vozforums.com...d.php?t=3051848

http://www.baomoi.co.../72/9823990.epi

*

Chứ ít khi thấy đám cưới Việt với kiểu rước kiệu dâu như Tàu th ường hay rước, đá kiệu hoa và nhất là kèn thổi như đưa đám ma mà ta có thể thấy qua các phim bộ trên truyền hình.

Do đó, bức tranh "Đám cưới chuột" theo tôi phản ánh nét đặc thù của Tàu hơn là Việt và nhất là hình ảnh cưỡi ngựa rước dâu thì trong đám cưới xưa của người Việt ta hầu như không thấy mà trái lại, người Việt rước dâu lại thường hay đi bộ.

1/ Diễn đàn này không có quan niệm "như Tàu" , mà đã chứng minh cội nguồn văn hóa Đông phương, trong đó bao gồm cả phong tục tập quán thuộc về Việt tộc. Anh muốn xác định "như Tàu" thì anh phải chứng minh toàn bộ hệ thống luận cứ của chúng tôi sai. Còn anh không làm được điều này chỉ lấy một hình tượng duy nhất là so sánh các bức tranh tương tự và đám cưới thì đó là lý luận cục bộ, không có tính hợp lý tối thiểu trong diễn đàn này.

Đám cưới đi bộ, ngày xưa ấy…

"Buổi trưa, đúng giờ hoàng đạo, nhà giai đón dâu về. Có dịp nhìn kỹ mới thấy cái đẹp, cái sang của đám cưới đi bộ, từ phố nọ sang phố kia. Đám cưới nhẹ nhàng thả bước thành một dãy dài, quặt sang phố bên vẫn chưa hết."

Nếu nhìn ở một khía cạnh khác của bức tranh "Đám cưới chuột" thì nó giống "Vinh qui bái tổ" hơn là đám cưới rước dâu v.v... vì ca dao ta có câu:

"Vinh qui bái tổ về làng

Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau"

Posted Image

Nhưng là "võng" chứ không phải là cái "kiệu gỗ" như ta thấy ở trong bức tranh "Đám cưới chuột" nên khó khiên cưỡng cho rằng hình ảnh ấy được sơn vẽ lại từ ý thức văn hóa phong tục Việt.

*

Nếu như phường tranh ở Hồ Nam bên Trung Quốc đã có bức "Lão thử thành thân" phản ánh đám cưới của Tàu thì có thể nghệ nhân họ đã lưu động theo dòng thời gian di dời qua từng vùng khác nhau, qua đến Việt Nam ... chăng?

- Chúng tôi đã chứng minh đầy đủ về Việt tộc một thời huy hoàng ở miến Nam Dương tử trong diễn đàn này. Cho nên chúng tôi kết luận rằng: Những di sản còn lại ở Nam Dương Tử trong đó có Hồ Nam đều có nguồn gốc Việt nên mang nét tương tự ở phong tục Việt. Cho nên lập luận phản biện cho rằng người Hồ Nam đến Việt Nam là lập luận nếu không phải phá rối thì cũng là dốt nát, không đủ tầm phản biện hệ thống luận cứ nên cố tình lấy một hiện tượng để phản bác.

*

Cũng có thể, nghệ nhân người Việt tiếp thu ý tranh này để châm biếm người Tàu qua bức vẽ giống vậy ở thời mà lễ vật dâng quan là nét đặc trưng của sự cầu cạnh và nền móng của sự tham nhũng ở Việt Nam?

Để chống tham nhũng thì người ta không cần thiết chỉ thể hiện bằng một bức tranh lưu truyền qua nhiều thế hệ,. Vì tham nhũng và sự phổ biến của nó không phải lúc nào cũng tồn tại trong lịch sử. Bức tranh này mang một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều và đây là bức tranh rất nổi tiếng , nhưng không được phân tích trong cuốn "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam".

*

Còn như tranh "Đam cưới chuột" có người bảo là đã có ở rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau thì tôi chưa được thấy hay thấy ai đó đề cung những bức tranh tương tự ví dụ như ở Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Anh (có không) do nội dung của nó có từ thời cổ xưa nên mới có sự lan rộng như vậy cả ... Thiên Đồng có hay biết chuyện như vậy không hoặc có hình ảnh nào để chứng minh điều này để chúng ta cùng tham khảo?

Anh Âu cơ không thấy thì không có nghĩa là nó sai. Về vấn đề này, chúng tôi đã trích dẫn đầy đủ những tư liệu xác định những bức tranh tương tự ở Ấn Đô. Chúng tôi không thể vì tranh luận với một cái nick như anh mà chúng tôi phải lục tài liệu ra để chứng minh. Nếu không thấy thì không công nhân thì đây chính là lý do tôi đưa anh ra khỏi diễn đàn. Tôi không thấy Auco là gì!

Gửi Thiên Đồng.

Từ lâu tôi luôn xác định: Không bao giờ lấy sự giải mã những di sản văn hóa phi vật thể làm bằng chứng khoa học, chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi chỉ trình bày cách hiểu nội dung của nó nhân danh cà nhân tôi. Ai chia sẻ được thì cảm thông sự hiểu biết. Ai nhìn nó với nội dung khác thì đó là chuyện của họ. Không tranh luận. Bởi vì, tôi đã nói 1000 lần trên diễn đàn và các buổi gặp mặt anh chị em các lớp là:

Hiện không có tiêu chí khoa học nào thẩm định một sự giải mã nội dung một di sản được coi là đúng. Bởi vậy, không cần thiết phải tranh luận vô bổ với đám nháo nhác ấy.

Muốn giải mã bất cứ nội dung một di sản nào thì phải tìm hiểu kỹ nguồn gớc xuất xứ và hình thức của nó. Bức tranh nổi tiếng này, nguồn gốc của nó chinh là "Vinh Quy Bái tổ", dân gian gọi nôm na là "Đám cưới chuột", chứ nó không miêu tả "Đám cưới chuột".

Tôi biết rất rõ, anh chị em Phong Thủy Lạc Việt, tuy nhiều người tâm huyết với nền văn hiến Việt, nhưng không phải mấy ai đủ trình độ để biện minh, phản biện với những tay tri thức sừng sỏ. Trong đó có cả Thiên Đồng. Bởi vậy, không nền đem một kiến thức chưa đầy đủ để chống chọi với thiên hạ.

Sau này, khi tôi chết đi, tôi sẽ rất ân hận vì không có người đủ khả năng tiếp tục việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Đấy là tôi chưa nói đến những hành vi đen tối, ném đá sau lưng, phản biện sau lưng, nhưng lại có tác dụng với những người thật sự quan tâm đến chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến. Cũng chưa kể những kẻ chụp mũ, hãm hại.

============

PS: Hiện nay cũng đang có kẻ âm mưu chụp mũ tôi là muốn thành lập một tôn giáo đấy! Phải chăng đây là những ý đồ truy sát như Trung Nhân nói?! Nếu như hệ thống luận cứ của tôi không đủ chặt chẽ thì chỉ cần vài tay tiến sĩ rởm với cái mác của học thuật cũng đủ để phản biện, chưa nói đến giáo sư viện sĩ cả đống. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới " mà. Đâu phải giẻ rách đâu? Nhiều lần tôi đã để nghị hội thảo công khai về cội nguồn dân tộc Việt thì chưa hề có một tín hiệu nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra, minh bạch và chân lý. Nhưng trò phản biện chụp mũ sau lưng thì đầy. Chỉ nội điều này - chụp mũ, truy sát, vu cáo.....vv....đã đủ để thấy tính áp đặt phi khoa học của luận điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Và tôi cũng đã nói rồi: Nếu quả thực sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh động cơ chính trị thì tôi sẽ chấm dứt ngay mọi sự phản biện. Do đó, khi tôi không còn xuất hiện trên các diễn đàn - dưới bất cứ hình thức nào, kể cả chết vì mọi nguyên nhân - thì điều đó chứng tỏ những sức ép chính trị và chụp mũ đã xác định tính chính trị của vấn đề.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Thiên Đồng.

Từ lâu tôi luôn xác định: Không bao giờ lấy sự giải mã những di sản văn hóa phi vật thể làm bằng chứng khoa học, chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi chỉ trình bày cách hiểu nội dung của nó nhân danh cà nhân tôi. Ai chia sẻ được thì cảm thông sự hiểu biết. Ai nhìn nó với nội dung khác thì đó là chuyện của họ. Không tranh luận. Bởi vì, tôi đã nói 1000 lần trên diễn đàn và các buổi gặp mặt anh chị em các lớp là:

Hiện không có tiêu chí khoa học nào thẩm định một sự giải mã nội dung một di sản được coi là đúng. Bởi vậy, không cần thiết phải tranh luận vô bổ với đám nháo nhác ấy.

Muốn giải mã bất cứ nội dung một di sản nào thì phải tìm hiểu kỹ nguồn gớc xuất xứ và hình thức của nó. Bức tranh nổi tiếng này, nguồn gốc của nó chinh là "Vinh Quy Bái tổ", dân gian gọi nôm na là "Đám cưới chuột", chứ nó không miêu tả "Đám cưới chuột".

Tôi biết rất rõ, anh chị em Phong Thủy Lạc Việt, tuy nhiều người tâm huyết với nền văn hiến Việt, nhưng không phải mấy ai đủ trình độ để biện minh, phản biện với những tay tri thức sừng sỏ. Trong đó có cả Thiên Đồng. Bởi vậy, không nền đem một kiến thức chưa đầy đủ để chống chọi với thiên hạ.

Sau này, khi tôi chết đi, tôi sẽ rất ân hận vì không có người đủ khả năng tiếp tục việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Đấy là tôi chưa nói đến những hành vi đen tối, ném đá sau lưng, phản biện sau lưng, nhưng lại có tác dụng với những người thật sự quan tâm đến chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến. Cũng chưa kể những kẻ chụp mũ, hãm hại.

============

PS: Hiện nay cũng đang có kẻ âm mưu chụp mũ tôi là muốn thành lập một tôn giáo đấy! Phải chăng đây là những ý đồ truy sát như Trung Nhân nói?! Nếu như hệ thống luận cứ của tôi không đủ chặt chẽ thì chỉ cần vài tay tiến sĩ rởm với cái mác của học thuật cũng đủ để phản biện, chưa nói đến giáo sư viện sĩ cả đống. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới " mà. Đâu phải giẻ rách đâu? Nhiều lần tôi đã để nghị hội thảo công khai về cội nguồn dân tộc Việt thì chưa hề có một tín hiệu nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra, minh bạch và chân lý. Nhưng trò phản biện chụp mũ sau lưng thì đầy. Chỉ nội điều này - chụp mũ, truy sát, vu cáo.....vv....đã đủ để thấy tính áp đặt phi khoa học của luận điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Và tôi cũng đã nói rồi: Nếu quả thực sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh động cơ chính trị thì tôi sẽ chấm dứt ngay mọi sự phản biện. Do đó, khi tôi không còn xuất hiện trên các diễn đàn - dưới bất cứ hình thức nào, kể cả chết vì mọi nguyên nhân - thì điều đó chứng tỏ những sức ép chính trị và chụp mũ đã xác định tính chính trị của vấn đề.

Hiện không có tiêu chí khoa học nào thẩm định một sự giải mã nội dung một di sản được coi là đúng. ???? dựa vào cái gì mà nói thế.

Bức tranh nổi tiếng này, nguồn gốc của nó chinh là "Vinh Quy Bái tổ", dân gian gọi nôm na là "Đám cưới chuột", chứ nó không miêu tả "Đám cưới chuột". ????? Dẫn chứng là gì. ????????

Tại sao con chuột cái lại ngồi Kiệu.????? Trong khi rõ ràng dân dan Việt Nam sử dụng "Võng nàng theo sau" trong " Vinh qui bái tổ". Còn đám cưới Tàu thì chú rể cưỡi ngựa, cô dâu ngồi kiệu. Đề nghị làm rõ cho mọi người tâm phục khẩu phục.

Không thể nói gàn theo kiểu cả vú lấp miệng em như thê đuối lý làm càn.

Đôi lời với các nhà nghiên cứu.

Khi muốn chứng minh một giả thuyết khoa học là đúng thì cần phải có các dẫn chứng khoa học đúng. Đã là nhà nghiên cứu thì phải biết lắng nghe các phản biện. Nếu người ta không đủ khả năng, trình độ phản biện giả thuyết mà minh đưa ra, thì nên để cho họ phản biện các dẫn chứng khoa học cho giả thuyết đó. Vì các dẫn chứng đưa ra sai lệch, bị diễn đạt sai ý nghĩa người ta nghe không thuyết phục thì chả ai tin cái giả thuyết mình đưa ra cả.

Nếu đã là nghiên cứu khoa học thì chả sợ gì các phản biện. Vì cái anh đưa ra chưa đủ thuyết phục nên cần phải có phản biện để thấy rằng cái anh đưa ra đúng.

Tôi luôn quan tâm đến giả thuyết "5000 Việt Sử" của NCC Nguyễn Vũ Anh Tuấn. Vẫn luôn hi vọng kết quả này được công nhận, được thế giới phải thừa nhận. Tôi thường xuyên theo dõi Diễn đàn, không đủ trình độ để phản biện mà chỉ biết lắng nghe, theo dõi kết quả mà Trung Tâm đạt được khi nghiên cứu Sử Việt. Tôi thấy có một số thành viên đóng góp ý kiến phản biện thì bị gạt ra... .. rồi các dải thích không đủ thuyết phục của một số Nhà Nghiên Cưu kiểu như là : " không đủ trình độ", " không tranh luận với người như anh" ... .. . Thưa các anh những người như thế mới là những người quan tâm đến giả thuyết khoa học của anh, trong khi anh gạt họ ra và mong muốn tranh luận với Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới "( các hội đồng này thì chả quan tâm tới cái giả thuyết của anh).

Nếu một vài bức xúc và vài lời của tôi không phù hợp với tiêu chí hoạt động của diễn đàn. Mong Ban quản trị xóa nick giùm tôi.

Chúc cho diễn đàn luôn phát triển là nơi sinh hoạt bổ ích của những nhà nhiên cứu lý học phương đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tôi sẽ tiếp tục trả lời anh mophong và sau đó loại tiếp anh ra khỏi diễn đàn:

Hiện không có tiêu chí khoa học nào thẩm định một sự giải mã nội dung một di sản được coi là đúng. ???? dựa vào cái gì mà nói thế.
Dẫn chứng là: Chưa hề có một tiêu chí nào xác định sự giải mã được coi là đúng do giới khoa học trong nước và quốc tế công bố. Bởi vậy không thể căn cứ vào tiêu chỉ đó để thẩm định một sự giải mã - cụ thể trong trường hợp này - bức tranh dân gian "Đám cưới chuột" thì mỗi người đều có cách hiểu của mình.

Bức tranh nổi tiếng này, nguồn gốc của nó chinh là "Vinh Quy Bái tổ", dân gian gọi nôm na là "Đám cưới chuột", chứ nó không miêu tả "Đám cưới chuột". ????? Dẫn chứng là gì. ????????
Vì không có một tiêu chí được coi là đúng thì đây là ý kiến của tôi. Không cho là đúng. Tôi nhắc lại là: Đây là bức tranh nổi tiếng, nhưng lại không có trong cuốn sách "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam".


Tại sao con chuột cái lại ngồi Kiệu.????? Trong khi rõ ràng dân dan Việt Nam sử dụng "Võng nàng theo sau" trong " Vinh qui bái tổ". Còn đám cưới Tàu thì chú rể cưỡi ngựa, cô dâu ngồi kiệu. Đề nghị làm rõ cho mọi người tâm phục khẩu phục.


Con chuột ngồi kiệu? Tại nó thích ngồi kiệu, cũng như nó cưỡi ngựa vậy. Vì chưa có tiêu chí nền tôi hiểu như vậy. Tôi nhắc lại là chưa bao giờ tôi coi sự giải mã là căn cứ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Bởi vậy, các anh văn vẹo tôi trong những trường hợp này là vô ích.

Không thể nói gàn theo kiểu cả vú lấp miệng em như thê đuối lý làm càn.

Tôi nhắc lại là đây là diễn đàn duy nhất chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Chúng tôi không thể cả vú lấp miệng em khi còn hàng vạn, hàng triệu diễn đàn khác trên cả cái thế giới này. Các anh có quyền sang các diễn đàn khác phản biện, chê bai, chỉ trích và kể cả đả kích , phản đối. Chừng nào, chúng tôi cấm tất cả các trang mang không được phép chống lại chúng tôi thì mới gọi là "cả vú lấp miệng em". Nhưng chúng tôi không có quyền làm như vậy.
Chính các anh mới là những kẻ làm càn khi có những lời lẽ khiêu khích như vậy.



*

Đôi lời với các nhà nghiên cứu.

Khi muốn chứng minh một giả thuyết khoa học là đúng thì cần phải có các dẫn chứng khoa học đúng. Đã là nhà nghiên cứu thì phải biết lắng nghe các phản biện. Nếu người ta không đủ khả năng, trình độ phản biện giả thuyết mà minh đưa ra, thì nên để cho họ phản biện các dẫn chứng khoa học cho giả thuyết đó. Vì các dẫn chứng đưa ra sai lệch, bị diễn đạt sai ý nghĩa người ta nghe không thuyết phục thì chả ai tin cái giả thuyết mình đưa ra cả.

Nếu đã là nghiên cứu khoa học thì chả sợ gì các phản biện. Vì cái anh đưa ra chưa đủ thuyết phục nên cần phải có phản biện để thấy rằng cái anh đưa ra đúng.

Tôi luôn quan tâm đến giả thuyết "5000 Việt Sử" của NCC Nguyễn Vũ Anh Tuấn. Vẫn luôn hi vọng kết quả này được công nhận, được thế giới phải thừa nhận. Tôi thường xuyên theo dõi Diễn đàn, không đủ trình độ để phản biện mà chỉ biết lắng nghe, theo dõi kết quả mà Trung Tâm đạt được khi nghiên cứu Sử Việt. Tôi thấy có một số thành viên đóng góp ý kiến phản biện thì bị gạt ra... .. rồi các dải thích không đủ thuyết phục của một số Nhà Nghiên Cưu kiểu như là : " không đủ trình độ", " không tranh luận với người như anh" ... .. . Thưa các anh những người như thế mới là những người quan tâm đến giả thuyết khoa học của anh, trong khi anh gạt họ ra và mong muốn tranh luận với Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới "( các hội đồng này thì chả quan tâm tới cái giả thuyết của anh).

Nếu một vài bức xúc và vài lời của tôi không phù hợp với tiêu chí hoạt động của diễn đàn. Mong Ban quản trị xóa nick giùm tôi.



Chúc cho diễn đàn luôn phát triển là nơi sinh hoạt bổ ích của những nhà nhiên cứu lý học phương đông.

Tôi đã xóa nick anh theo yêu cầu của anh.
Nhưng tôi nhắc lại là tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến và cội nguồn lý học Đông phương thuộc về văn hiến Việt không phải để tranh luận với những người như anh.
=============
PS: Thực tế chưa hề tạo cơ hội cho những người chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến có một chỗ trên phương tiên thông tin đại chúng, cả trong nước và quốc tế. Không phải chỉ mình tôi mà của nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi khác. Riêng tôi còn rất phiền phức như những gì tôi đã viết trong topic này. Đấy mới là "cả vú lấp miệng em".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa các các bác, các chú, các anh

KHông phải lúc nào sự công nhận của khoa học cũng là tiêu chí đánh giá....Đặc biệt lịch sử thì không thể dựa vào cái gọi là chính thống để khẳng định tầm vóc của một quốc gia dân tộc

Nếu dựa vào "chính thống" thì chắc hẳn người Maya sẽ bị châu Âu coi như bọn rợ ăn lông ở lỗ làm gì đủ trình để xây các kim tự tháp và làm ra lịch số

Nếu dựa vào "chính thống" thì nền văn hóa Lưỡng Hà làm gì có cửa so với La Mã và Hy Lạp

Và nếu dựa vào "chính thống" thì ..văn minh Việt cổ có cửa gì so cũng văn minh Hán

Nhưng chúng ta còn đó nền sử nhân dân được ghi lại, biên chép lại trong các họ tộc, thần phả, thần tích, trong truyện cổ ví như sự tích Đức Quán Âm Diệu Thiện.. Nhưng nền sử nhân dân bị những kẻ chính thống cho là" không đáng tin", cho là thần thoại hóa, truyền thuyết hóa. Họ chỉ tin sách vở do ...những người đốt sách viết ra thế mới là..chính thống

Lấy ví dụ như trường hợp bác Xuyền Phú thọ..Nếu bác không hy sinh cả đời mình cho việc phục hưng chữ Việt cổ thì những kẻ tự gọi là trí thức còn tự hào..chữ Việt do chữ Hán, chữ Tây

lấy ví dụ như việc khảo cổ( cháu không dùng từ khai quật vì nghe xúc phạm lắm) cả khu vực dưới chân Nghĩa lĩnh mà đặt nền móng cho sự nghiên cứu lại về thời Hùng Vương..Công đầu là ông Phạm Văn Đồng, dân ta từ ấy biết rằng những lời Hồ Chủ tịch nói

Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta khi ấy hiệu là Văn Lang

Là lời hiệu triệu mạnh mẽ nhắn nhủ chúng ta về nguồn gốc tổ tiên, là tuyên bố hùng hồn về lịch sử dân tộc Việt anh hùng

Do đó chúng ta có quyền tin rằng, bao giai đoạn thăng trầm còn khổ ải hơn thế mà dân tộc ta vẫn một lòng hướng về tổ tiên thì giờ đây những người muốn đi ngược lại bánh xe đâu có chỗ đứng trong con đường đi lên của dân tộc

Edited by lanha92
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải lúc nào sự công nhận của khoa học cũng là tiêu chí đánh giá....Đặc biệt lịch sử thì không thể dựa vào cái gọi là chính thống để khẳng định tầm vóc của một quốc gia dân tộc

Có không ít kẻ, "phản biện" tôi bằng cách, cứ hơi một tý là đặt vấn đề: "Đã được khoa học công nhận chưa?". Xin lỗi! Thế nào là được "Khoa học công nhận?". Căn cứ vào đâu để xác định là "Khoa học công nhận?" - Viện hàn lâm khoa học Pháp quốc biểu quyết đúng thì gọi là "Khoa học công nhận" à? Thí dụ như cái viện Hàn Lâm khoa học Pháp đã cấp bằng tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa vì dùng Kinh Dịch Tàu chứng minh có hành tinh thứ X trong hệ mặt trời là có "cơ sở khoa học" hay sao?

Hay giáo sư Viện Sĩ Phan Huy Lê công nhận thì mới gọi là "khoa học công nhận"? Bởi vậy. tôi tống cổ ra khỏi diễn đàn đôi khi không cần lý do. Tôi không thể thuyết phục được những con bò!

Thật buồn cười, khi những con bò nhưng lại cứ thích tham gia vào lĩnh vực tư duy khoa học thật sự, khi mà chính giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê vẫn không hề đưa ra được nội dung khái niệm của chính ông ta, khi được đặt vấn đề: Thế nào gọi là "cơ sở khoa học"? Vậy mà nghe nói chức danh viện sĩ của ông ta được hẳn Pháp quốc tặng danh hiệu giáo sư viện sĩ đấy!

Cho nên đừng có thắc mắc khi bị tống cổ ra ngoài diễn đàn. Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Đấy là giáo sư chưa phải viện sĩ như ông Phan Huy Lê nói. Tất nhiên tôi thì không phải như ông Ngô Bảo Châu, nên không đánh giá những thằng ngu như những con cừu, nó rẻ quá. Nhưng ít nhất tôi cũng không chấp nhận những thứ tư duy có chỉ số Bo cao tồn tại ở đây.

Đây là tiếng nói gần như duy nhất chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến, trong hàng triệu trang web tiếng Việt tả pín lù ở thế gian. Tôi không thể chấp nhận rác rưởi phi khoa học. Ngay cả những người bề ngoài ủng hộ nền văn hiến Việt, nhưng vì có chỉ số Bo cao, tôi cũng cho đi luôn trên nguyên tắc: "Nhiệt tình cộng ngu xuẩn thành phá hoại".

Đồi tượng phản biện của tôi là cái đám vô liêm sỉ, trơ tráo đến tận cùng phủ nhận tổ tiên và cội nguồn dân tộc, chứ không phải cái đám láo nháo theo đóm ăn tàn. Chính họ - nhân danh khoa học - phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt thì họ phải có trách nhiệm biện minh trả lời những phản biện của những người đưa ra những luận cứ chứng minh họ sai.

Cá nhân tôi đã trình bày luận điểm phản biện hầu hết những luận điểm của họ, nhân danh khoa học (Trong topic : http://diendan.lyhoc...871#entry16871) và trình bày luận cứ của mình có tính hệ thống và tiêu chí khoa học làm cơ sở thẩm định, thì chính họ phải biện minh công khai. Chứ không phải im lặng và cho một đám láo nháo vào phản biện ở đây. Họ có quyền lực học thuật để sử dụng đầy đủ các phương tiện thông tin từ trong nước ra ngoài quốc tế, nhưng đã không thể biện minh cho luận điểm của họ. Mà chỉ tung hỏa mù để che lấp sự dốt nát và mục đích phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.

Còn tôi, chứng minh có đầy đủ tiêu chí khoa học là những gía trị thẩm định và phản biện thì hậu quả lại là" có hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay"; chưa hết, lại còn đến tận văn phòng TTNC LHDP tại Hanoi để chụp mũ tôi "căm thù chế độ cộng sản". Đến nay thì lại thêm "Âm mưu thành lập tôn giáo". Tôi không có "cơ sở khoa học" nào để yêu ghét ai cả. Và cũng chẳng cần thiết để thành lập tôn giáo. Đấy là tôi nói theo chủ quan của tôi. Nhưng về mặt khách quan, dù tôi có "căm thù" hay ủng hộ chế độ, là người "đức cao vọng trong" hay "đồ đểu" thì điều đó không có nghĩa luận điểm tôi sai. Cho nên tôi không cần thiết để thanh minh.

Những hình thức gây sức ép tâm lý đó, đấy mới là cả "vú lấp miệng em", trong nghiên cứu khoa học.

Trách nhiệm biện minh trước những luận điểm của tôi để tự bảo vệ luận điểm gọi là "khoa học" là đám "hầu hết" và "cộng đồng" khi họ nhân danh khoa học, chứ không phải đám láo nháo vào đây bày đặt chứng tỏ.

Họ nhân danh khoa học để phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt - thì họ phải chính danh bằng cách biện minh lập luận của họ đúng, khi có người phản biện bằng những phát hiện mới. Chứ không phải cả vú lấp miệng em bằng các biện pháp - theo kiểu chụp mũ và theo đuổi lẵng nhẵng. Họ là những giáo sư, thậm chí cả Viện Sĩ. Chứ đâu phải đồ giẻ rách mà không thể lên tiếng công khai khi họ có đầy đủ quyền lực học thuật để thông tin. Còn tôi thì mặc dù được hứa 5g chiều VTV1 phát sóng chương trình "Hội Thảo phong thủy" thì đến 5g kém 5 phút thay bằng chương trình khác.

Chính sự áp chế phi khoa học đó, khiến tôi phải đặt vấn đề:

Việc phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt có phải là một âm mưu chính trị có phối hợp có tính toán của các thế lực trong nước với quốc tế hay không?

Này, đám láo nháo kiểu Nguyễn Thị Thái nghe đây: Các người chụp mụ Thiên Sứ nhằm mục đích gì vậy? Các người có hiểu được - nếu sự phủ nhận văn hiến Việt đã là phi khoa học - vì có người đã đứng ra phản biện mà không thể biện minh - thì âm mưu đó nhằm mục đích gì vậy? Nếu không đủ tầm nhận thức thì Tôi nói cho các người nghe rõ:

Nhằm mục đích phá hoại tính chính thống của thể chế cầm quyền. Hiểu chưa?

Vì một thể chế cầm quyền của một dân tộc nào thì phải thể hiện tính chính thống qua thể hiện bằng cách bảo vệ những gía trị văn hóa truyền thống của dân tộc đó.

Thiên Sứ tôi không dây dưa đến chính trị; nhưng vì nó "nhân danh khoa học" phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt , nên cũng nhân danh tính chính danh của khoa học, mà phản biện đám giẻ rách nghe chưa? Tôi không trách những người như loại Nguyễn Thị Thái - vì họ không đủ tầm để hiểu biết sâu xa. Chỉ phản ứng cho đỡ sì troét vì bực mình vậy thôi.

Tôi muốn đám "hầu hết" kia - toàn giáo sư viện sĩ cả - Hãy lên tiếng rằng: các người muốn khoa học hay chính trị? Nếu quả thật luận điểm của các người có "cơ sở khoa học" thì các người hãy tổ chức đối thoại, chính danh khoa học và công khai với những người phản biện quan điểm của các người. Còn nếu các người xác định tính chính trị thì các người hãy cầu xin Thượng Đế cho Trung Quốc làm bá chú thế giới.

Bây giờ các người muốn gì? Chính trị hay khoa học? Đó là quyền lựa chọn của các người thể hiện tính dân chủ của Thiên Sứ.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay