Thiên Đồng

"giải Mã" Là Như Thế Sao?

6 bài viết trong chủ đề này

“Giải mã” thời Hùng Vương thông qua khảo cổ học

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

Từ những cuộc khảo cổ học mở đầu trên vùng đất Tổ như Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ), Gò Mun (xã Tứ Xã) của huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đến nay, khảo cổ học đã góp phần giải mã thời Hùng Vương trên mảnh đất đầy truyền thuyết và tín ngưỡng này.

Theo phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

Đây là nền tảng vật chất dẫn đến hình thành các thủ lĩnh luyện kim, quân sự của ba lưu vực sống Hồng, sông Mã và sông Lam.

Các thủ lĩnh cai quản một địa vực thống nhất và hùng mạnh đó chính là các vua Hùng theo như thư tịch và truyền thuyết nói đến cũng như tín ngưỡng dân gian đang thờ cúng.

Bởi vậy, ông Sinh nhấn mạnh, muốn đi sâu giải mã thời Hùng Vương thì cần phải nghiên cứu nền văn hóa sinh thành ra một thời kỳ dựng nước này là văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam và nước ngoài đã khai quật, thăm dò hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này. Qua đó, họ bước đầu đã dựng lại được diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Posted ImageẢnh ST



Khảo cổ học đã khẳng định, chính nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang và Âu Lạc.

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông,” ông Sinh cho biết.

Văn hóa Đông Sơn không chỉ được phát hiện qua hàng trăm làng cổ, khu mộ cổ mà một lượng khổng lồ các di vật đã được tìm thấy với nhiều chất liệu khác nhau từ đồ đồng, đồ sắt, đồ đá, đồ gốm. Việc nghiên cứu các hiện vật này, nhất là những hiện vật tùy táng trong mộ đã cho trong cộng đồng người Việt cổ đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Trong những ngành sản xuất lúc bấy giờ thì ngành luyện kim đòi hỏi có nhiều kỹ năng, bí quyết cao. Người nào nắm được kỹ nghệ luyện đồng cũng là người giàu có và có khả năng được suy tôn là thủ lĩnh.

Ông Sinh cho rằng, viêc Hùng Vương đóng đô ở vùng giữa lưu vực sông Hồng có một lý do là kiểm soát được nguồn mỏ đúc đồng từ thượng nguồn dòng sông này để phát triển ngành luyên đồng, một ngành kinh tế có tác động mạnh vào các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim ở buổi ban đầu của nước Văn Lang.

Trong bối cảnh có chiến tranh, thủ lĩnh luyện kim cũng là thủ lĩnh quân sự hoặc tồn tại một dạng thủ lĩnh quân sự riêng.

Một trong những bằng chứng về việc ra đời thủ lĩnh trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở hàng trăm chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được trong địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

Trong thư tịch cổ đã nói đến chuyện người nào sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương. Theo đó, trong các thủ lĩnh đương thời thì vua Hùng phải là thủ lĩnh lớn nhất.

Cớ thể nói, trong "mây mù" của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và các truyền thuyết lễ hội, các nhà khoa học đã phục dựng được một nền văn minh vật chất của thời đó dựa trên các bằng chứng khảo cổ học và khoa học liên ngành khác. Như lời khẳng định của phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Theo Thiên Linh

Vietnam+
============
Hết biết nói sao cho "nghiêng kíu" này. Một cái "giải mã" thật pha học. Hic

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Giải mã” thời Hùng Vương thông qua khảo cổ học

Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

Từ những cuộc khảo cổ học mở đầu trên vùng đất Tổ như Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ), Gò Mun (xã Tứ Xã) của huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đến nay, khảo cổ học đã góp phần giải mã thời Hùng Vương trên mảnh đất đầy truyền thuyết và tín ngưỡng này.

Theo phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

Đây là nền tảng vật chất dẫn đến hình thành các thủ lĩnh luyện kim, quân sự của ba lưu vực sống Hồng, sông Mã và sông Lam.

Các thủ lĩnh cai quản một địa vực thống nhất và hùng mạnh đó chính là các vua Hùng theo như thư tịch và truyền thuyết nói đến cũng như tín ngưỡng dân gian đang thờ cúng.

Bởi vậy, ông Sinh nhấn mạnh, muốn đi sâu giải mã thời Hùng Vương thì cần phải nghiên cứu nền văn hóa sinh thành ra một thời kỳ dựng nước này là văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam và nước ngoài đã khai quật, thăm dò hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này. Qua đó, họ bước đầu đã dựng lại được diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Posted ImageẢnh ST

Khảo cổ học đã khẳng định, chính nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang và Âu Lạc.

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông,” ông Sinh cho biết.

Văn hóa Đông Sơn không chỉ được phát hiện qua hàng trăm làng cổ, khu mộ cổ mà một lượng khổng lồ các di vật đã được tìm thấy với nhiều chất liệu khác nhau từ đồ đồng, đồ sắt, đồ đá, đồ gốm. Việc nghiên cứu các hiện vật này, nhất là những hiện vật tùy táng trong mộ đã cho trong cộng đồng người Việt cổ đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Trong những ngành sản xuất lúc bấy giờ thì ngành luyện kim đòi hỏi có nhiều kỹ năng, bí quyết cao. Người nào nắm được kỹ nghệ luyện đồng cũng là người giàu có và có khả năng được suy tôn là thủ lĩnh.

Ông Sinh cho rằng, viêc Hùng Vương đóng đô ở vùng giữa lưu vực sông Hồng có một lý do là kiểm soát được nguồn mỏ đúc đồng từ thượng nguồn dòng sông này để phát triển ngành luyên đồng, một ngành kinh tế có tác động mạnh vào các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim ở buổi ban đầu của nước Văn Lang.

Trong bối cảnh có chiến tranh, thủ lĩnh luyện kim cũng là thủ lĩnh quân sự hoặc tồn tại một dạng thủ lĩnh quân sự riêng.

Một trong những bằng chứng về việc ra đời thủ lĩnh trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở hàng trăm chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được trong địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

Trong thư tịch cổ đã nói đến chuyện người nào sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương. Theo đó, trong các thủ lĩnh đương thời thì vua Hùng phải là thủ lĩnh lớn nhất.

Cớ thể nói, trong "mây mù" của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và các truyền thuyết lễ hội, các nhà khoa học đã phục dựng được một nền văn minh vật chất của thời đó dựa trên các bằng chứng khảo cổ học và khoa học liên ngành khác. Như lời khẳng định của phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Theo Thiên Linh

Vietnam+

============

Hết biết nói sao cho "nghiêng kíu" này. Một cái "giải mã" thật mơ hồ một cách pha học. Hic

Thiên Đồng

Một luận cứ , giả thuyết, lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng chỉ khi nào nó thỏa mãn những tiêu chí khoa học của nó. Tất cả những người gọi là học giả phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt với gần 5000 năm lịch sử , thì luận cứ của họ đều không thỏa mãn được điều này.

Tôi đã có lần đối thoại với giáo sư Trinh Sinh và hân hạnh trao đổi ngắn với ông Chu Hảo. Cả hai vị này đều cho rằng: "Di vật khảo cổ là những bằng chứng khoa học để xác đinh lịch sử". Tôi không phủ nhận điều này, nhưng tôi đã hỏi giáo sư Trinh Sinh trong cuộc đối thoại tay đôi tại Viên Quy goạch và phát triển đô thị" do bạn tôi là giáo sư Lưu Đức Hải làm viện trưởng cách đây gần 8 năm trước: "Anh có coi khảo cổ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử không?". Câu trả lời là "không!'.

Ngược lại hệ thống luận cứ của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thỏa mãn hoàn toàn những tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học. Nó khám phá toàn bộ bí ẩn của nên văn minh Đông phương một cách có hệ thống , nhất quán . Nó phủ hợp và giải thích hầu hết những vấn đề khoa học hiện đại quan tâm - kể cả việc xác định từ rất lâu một cuộc tìm kiếm mang tính mũi nhọn của tri thức khoa học hiện đại -

"Không có Hạt của Chúa". Nó có khả năng tiên tri hầu hết những hiện tượng thiên nhiên, xã hội và con người. Nó đã chỉ thẳng đến Lý thuyết thống nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.

Về mặt tôn giáo, tâm linh thì nó xác định minh triết cao cấp nhất của Phật giáo - Tính thấy - chính là khởi nguyên của vũ trụ: Thái Cực trong Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt; nó xác định rằng: Khi cả Châu Âu giải thích mọi hiện tượng bằng quyền năng của

Đức Chúa Trời, thì văn minh Đông phương đã thay thế Đức Chúa Trời bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành.....

Còn tất cả những luận cứ của các học giả phủ nhận gỉa trị văn hóa truyền thống Việt chỉ có thể làm được một việc duy nhất là:

Chứng minh cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương -

chỉ là một nhà nước sơ khai với những người dân ở trần đóng khố.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã sự thật về 18 đời Hùng Vương

Theo vnmilitary
Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịch sử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân (tức Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời
  • 1 Lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng

    Nước Văn Lang của các vua Hùng là một sự thật của lịch sử Việt Nam. Sách Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử đầu tiên của nước ta chép về Văn Lang, và theo đó thì nước Văn Lang “Đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục, bắc giáp Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn” (1).

    Nam Hải tức biển Đông. Nước Ba Thục là một vương quốc cổ, có lãnh thổ nay là vùng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Hồ Động Đình là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Và, cùng với Chăm-pa, Chiêm Thành, Hoàn Vương… Hồ Tôn là một trong những tên gọi quốc gia của người Chăm. Quốc gia này đại để, có lãnh thổ tương ứng với vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận của nước ta ngày nay.



    Giang sơn rộng lớn nói trên có lẽ không phải là của riêng Văn Lang mà là của chung các tộc người thuộc Bách Việt. Điều đáng lưu ý là sử cũ vừa phác họa một biên cương bao la cho Văn Lang, lại vừa thống kê được 15 bộ (2) mà địa chỉ của 15 bộ đó lại nằm rải rác trên vùng đất tương ứng với lãnh thổ của nước ta từ tỉnh Thừa Thiên – Huế trở ra và lan sang một ít ở hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây.

    Chúng ta không có tài liệu đáng tin cậy nào về dân số của nước Văn Lang, nhưng dựa trên cơ sở thống kê hộ tịch của nhà Hán thống trị sau này và căn cứ vào một số cơ sở khác, các nhà nghiên cứu đoán định rằng, dân số nước ta thời Văn Lang áng chừng một triệu người.
  • 2 Hùng Vương là gì?

    Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau.

    Thành tố thứ nhất là Hùng. Thành tố này có thể là do phiên âm Hán Việt một từ Việt cổ nào đó, có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với chữ Kun, Khun hay Khuntz của đồng bào các dân tộc anh em như: Mường, Thái và Mun-đa. Trong đồng bào các dân tộc anh em nói trên, những từ như Kun, Khun, Khuntz đều có nghĩa là trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu.

    Thành tố thứ hai của Hùng Vương là Vương. Thành tố này hoàn toàn do người chép sử đời sau thêm vào, cốt để chỉ rằng, thủ lĩnh hay người đứng đầu (Hùng) là của cả nước. Người đứng đầu quốc gia thì không đế cũng vương mà thôi.

    Tóm lại, Hùng Vương là tên của một chức danh, hình thành do phiên ám một từ Việt cổ nào đó.
  • 3 Có hay không có 18 đời Hùng Vương?

    Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịch sử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân (tức Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời, gồm:

    1 - Hùng Dương (tức Lộc Tục).

    2 - Hùng Hiền (tức Sùng Lãm).

    3 - Hùng Lân.

    4 - Hùng Việp.

    5 - Hùng Hy.

    6 - Hùng Huy.

    7 - Hùng Chiêu.

    8 - Hùng Vỹ.

    9 - Hùng Định.

    10 - Hùng Hy (3).

    11 - Hùng Trinh.

    12 - Hùng Võ.

    13 - Hùng Việt.

    14 - Hùng Anh.

    15 - Hùng Triều.

    16 - Hùng Tạo.

    17 - Hùng Nghị.

    18 - Hùng Duệ.


    18 đời nối nhau trị vì 2622 năm (từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên). Đó là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99 v.v… ) cũng là những số thiêng tương tự như vậy. Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là con số ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó.

    Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm, và niên đại tan rã là khoảng năm 208 trước công nguyên chứ không phải là năm 258 trước công nguyên. Với 300 năm, con số 18 đời vua Hùng là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.

    Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử nước ta, nhưng Văn Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng ba trăm năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử.
nguồn: http://www.lamsao.com/giai-ma-su-that-ve-18-doi-hung-vuong-p214a45838.html
=============


Cái khôi hài ở chổ là lấy con số 300 năm để cho hợp lý với con số 18 đời vua Hùng, nhưng sau đó lại bác bỏ ngay con số 18 đời vua Hùng để gọi "chỉ là con số ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó" cho có vẻ "pha học". Buồn cười thay!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này nguồn gốc từ đâu ra vậy? Tác giả là ai? Sao Thiên Đồng đưa bài lên không có nguồn gốc , xuất xứ gì hết vậy?

Đây là điển hình của tư duy và "cơ sở khoạ học" của đám hầu hết và cộng đồng. Đúng là một lũ giẻ rách. Không có nguồn gốc, xuất xứ thì lũ hèn đó chối bay thì sao?

Giải mã sự thật về 18 đời Hùng Vương

Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịch sử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân (tức Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời

  • 1 Lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng

    Nước Văn Lang của các vua Hùng là một sự thật của lịch sử Việt Nam. Sách Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử đầu tiên của nước ta chép về Văn Lang, và theo đó thì nước Văn Lang “Đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục, bắc giáp Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn” (1).

    Nam Hải tức biển Đông. Nước Ba Thục là một vương quốc cổ, có lãnh thổ nay là vùng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Hồ Động Đình là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Và, cùng với Chăm-pa, Chiêm Thành, Hoàn Vương… Hồ Tôn là một trong những tên gọi quốc gia của người Chăm. Quốc gia này đại để, có lãnh thổ tương ứng với vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận của nước ta ngày nay.

    Giang sơn rộng lớn nói trên có lẽ không phải là của riêng Văn Lang mà là của chung các tộc người thuộc Bách Việt. Điều đáng lưu ý là sử cũ vừa phác họa một biên cương bao la cho Văn Lang, lại vừa thống kê được 15 bộ (2) mà địa chỉ của 15 bộ đó lại nằm rải rác trên vùng đất tương ứng với lãnh thổ của nước ta từ tỉnh Thừa Thiên – Huế trở ra và lan sang một ít ở hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây.

    Chúng ta không có tài liệu đáng tin cậy nào về dân số của nước Văn Lang, nhưng dựa trên cơ sở thống kê hộ tịch của nhà Hán thống trị sau này và căn cứ vào một số cơ sở khác, các nhà nghiên cứu đoán định rằng, dân số nước ta thời Văn Lang áng chừng một triệu người.

  • 2 Hùng Vương là gì?

    Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau.

    Thành tố thứ nhất là Hùng. Thành tố này có thể là do phiên âm Hán Việt một từ Việt cổ nào đó, có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với chữ Kun, Khun hay Khuntz của đồng bào các dân tộc anh em như: Mường, Thái và Mun-đa. Trong đồng bào các dân tộc anh em nói trên, những từ như Kun, Khun, Khuntz đều có nghĩa là trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu.

    Thành tố thứ hai của Hùng Vương là Vương. Thành tố này hoàn toàn do người chép sử đời sau thêm vào, cốt để chỉ rằng, thủ lĩnh hay người đứng đầu (Hùng) là của cả nước. Người đứng đầu quốc gia thì không đế cũng vương mà thôi.

    Tóm lại, Hùng Vương là tên của một chức danh, hình thành do phiên ám một từ Việt cổ nào đó.

  • 3 Có hay không có 18 đời Hùng Vương?

    Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịch sử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân (tức Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời, gồm:

    1 - Hùng Dương (tức Lộc Tục).

    2 - Hùng Hiền (tức Sùng Lãm).

    3 - Hùng Lân.

    4 - Hùng Việp.

    5 - Hùng Hy.

    6 - Hùng Huy.

    7 - Hùng Chiêu.

    8 - Hùng Vỹ.

    9 - Hùng Định.

    10 - Hùng Hy (3).

    11 - Hùng Trinh.

    12 - Hùng Võ.

    13 - Hùng Việt.

    14 - Hùng Anh.

    15 - Hùng Triều.

    16 - Hùng Tạo.

    17 - Hùng Nghị.

    18 - Hùng Duệ.

    18 đời nối nhau trị vì 2622 năm (từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên). Đó là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99 v.v… ) cũng là những số thiêng tương tự như vậy. Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là con số ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó.

    Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm, và niên đại tan rã là khoảng năm 208 trước công nguyên chứ không phải là năm 258 trước công nguyên. Với 300 năm, con số 18 đời vua Hùng là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.

    Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử nước ta, nhưng Văn Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng ba trăm năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử.

=============

Cái khôi hài ở chổ là lấy con số 300 năm để cho hợp lý với con số 18 đời vua Hùng, nhưng sau đó lại bác bỏ ngay con số 18 đời vua Hùng để gọi "chỉ là con số ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó" cho có vẻ "pha học". Buồn cười thay!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lỡ rồi thì thôi. Lần sau Thiên Đồng không đưa những bài tư duy thuộc dạng "ve chai lông vịt" lên diễn đàn nữa. Những bài của những người có học vị và tên tuổi - cỡ Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng...vv... - còn chẳng ra cái gì và chúng ta có hẳn một chủ đề để chỉ ra cái sai của họ. Những loại bài như thế này quá ngớ ngẩn, thậm chí không có tên tác giả, không nên đưa vào nữa.

Tóm lại, chỉ nên đưa lên trang web của chúng ta những người phủ nhận văn hóa truyền thống Việt thuộc hàng từ giáo sư tiến sĩ trở lên và tỏ ra tương đối có tên tuổi. Còn đám phọt phẹt, "ve chai lông vịt", loại theo đóm ăn tàn thì thôi. Đưa vào làm rối diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay