Thiên Đồng

Kiến Trúc Pháp: Nét Đặc Trưng Của Văn Hóa Pháp

2 bài viết trong chủ đề này

Toà Thị chính:

biểu tượng cho những giá trị của văn hóa Pháp

Hà Vũ Trọng

Posted Image

Toà Thị chính hay Toà Đốc lí chụp hồi đầu thế kỉ

Posted Image

Nay là Uỷ ban Nhân dân Thành phố

Posted Image

Toà Thị chính ở Paris (Hôtel de ville, Paris) (photo:wikipedia)

Toà Thị chính (L’Hotel de Ville), nay là Trụ sở Uỷ ban Nhân dân Thành phố (toạ lạc tại số 86 Lê Thánh Tôn), khởi công từ 1898 nhưng mãi đến 1908 mới hoàn thành do lịch sử xây cất mất nhiều năm tranh cãi để đi đến quyết định. Hình mẫu kiến trúc của Toà Thị chính Sài gòn tiếp thu từ Toà Thị chính ở Paris (theo phong cách Phục Hưng). Nó được xây theo bản vẽ của nhà kiến trúc Fernand Gardès, còn việc trang trí nội thất rất đa dạng và cầu kì do nghệ nhân Ruffier đảm nhiệm. Toàn bộ mặt tiền 30 mét của Toà Thị chính Sài Gòn được xem là trích dẫn của hầu hết các iếu tố tạo thành phong cách kiến trúc của thời Đệ Tam Cộng hoà Pháp (1870-1914). Có thể nói, đối với du khách ngoại quốc ở Sài Gòn, đây là công trình thuộc địa được ưa chuộng và được chụp hình nhiều nhất do nằm ở kết điểm cảnh quan chính của thành phố cùng sự hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc và trang trí. Trước đây toà nhà mang nhiều phong cách này từng bị ví như một phụ nữ đeo quá nhiều đồ trang sức, nhưng giờ lại trở nên duyên dáng và đòi hỏi sự khám phá và quan sát kĩ hơn.

Posted Image

Trên đầu hồi (pediment) của các tháp Toà Thị chính nổi bật với ba cụm điêu khắc phong cách cổ điển về ba hình tượng người nữ. Thực không dễ nhận dạng ra nguyên mẫu và tính biểu tượng của chúng. Nhưng dựa trên hệ thống hình tượng và đặc trưng của phần lớn các toà thị sảnh Pháp, ta có thể đoán rằng bộ ba này là hình tượng nhân cách hoá nữ tính về một Marianne hiện thân của nền Cộng hoà Pháp, biểu hiện cho những giá trị thường hằng gắn bó với công dân nền Cộng hoà: Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ. Tên Marianne [Marie-Anne] là cái tên phổ thông và quen thuộc của tầng lớp lao động Pháp. Nhưng những giá trị thường hằng này từ cuộc Cách mạng Pháp lại được thực dân Pháp truyền bá với tư cách của một chủ thể áp đặt vào các thuộc địa nhằm để thuần hoá, hướng mọi phục vụ và quyền lợi về với “mẫu quốc”. Tất cả những giá trị biểu tượng này được trình bày trong công trình kiến trúc thuộc địa gần như không còn rõ nét, hoặc làm cho dịu xuống để phù hợp với khung cảnh của một Đông Dương được xem là đang “sống trong thanh bình”.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Marianne của Bác ái

Posted Image

Posted Image

Hình tượng nữ thần Marianne thu hút người xem, và được đặt ở trọng tâm dưới tháp chuông (campanile) và trên trán tường Toà Thị chính, rất có thể biểu tượng chính là cho tình Bác ái (Charity hay Huynh đệ/ Fraternity) nếu tương quan với hai cụm điêu khắc ở hai bên nó, trong khi tự thân lại bao gồm cả ba giá trị: Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Marianne trong tư thế và trang phục Hilạp Phrygia gần giống với tượng nữ thần Chiến thắng Samothrace, tà áo bay linh động hài hoà với tất cả chi tiết nằm trong cụm điêu khắc. Marianne đội chiếc mũ biểu tượng t

ự do (Phrygian bonnet của các nhà cách mạng – cũng là biểu tượng chính được mô tả trên toàn bề mặt toà nhà), làm nhớ đến hình tượng nữ thần Tự do đi đầu dẫn dắt nhân dân trong tranh của Delacroix. Thuộc tính về sự Bác ái thường mô tả hai đứa bé dìu hai con sư tử ách chung với nhau, mà đáng lẽ một con là cừu, nhưng biểu tượng này khó nhất quán.

Posted Image

Tháp bên trái: Marianne của Tự do

Posted Image

Marianne của Tự do cầm thanh gươm (biểu tượng sự cao quý) và tấm bia luật, với chim câu hoà bình đậu trên mũ Tự do Phrygia, một nhánh cọ biểu tượng chiến thắng. Khẩu đại bác và cây súng dưới chân nhắc đến cuộc Cách mạng Pháp. Marianne ngực trần như nữ thần Tự do trong tranh của Delacroix.

Posted Image

Tháp bên phải: Marianne của Bình đẳng

Marianne Bình đẳng, đội vành nguyệt quế, sau lưng là cụm olive tươi tốt, tay cầm cuộn sách có trục, bên dưới là cây tích trượng của thần Hermes (tượng trưng sự truyền tin, hướng dẫn và cứu chữa), dưới chân là đống lúa mì với cái liềm gặt. Có lẽ trình hiện ở đây Marianne như một hiện thân của sự nuôi dưỡng và giáo dục bình đẳng với mọi công dân.

Posted Image

Mũ Tự do Phrygia, vành nguyệt quế, và nhà cách mạng

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites