Guest

Tọa Khôn, hướng Cấn thì phát về văn ...

1 bài viết trong chủ đề này

Tọa Khôn, hướng Cấn thì phát về văn ...

Tích hợp đa văn hóa Đông Tây
Nguyễn Hoàng Phương
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội - 1996



Nhà văn Xuân Cang kể:

Gần đây có giúp một họ trong một làng quê sữa chữa, khôi phục một cuốn tộc phả có giá trị. Cuốn tộc phả đó phản ánh sự thăng trầm của một dòng họ trải hơn năm trăm năm, cho đến trước Cách mạng tháng Tám, bản chép tay chữ Việt nằm dưới đáy ba lô của một vị là cán bộ, một người con trong họ, giữ được qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Được ông và vị đại diện của dòng họ ông cho phép, tôi xin kể câu chuyện sau đây:

Đời thứ nhất của dòng họ bắt nguồn từ một đôi vợ chồng thuần phác, không biết từ đâu đến lập nghiệp ở một làng ven đô Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ) lấy nghề nông làm nghề sinh nhai. Ngoài ra, thỉnh thoảng cụ bà, một người con gái có nghề buôn thuốc Bắc, còn lên Thăng Long cất hàng mang về cho các thầy lang trong vùng. Mỗi bận đi về như thế mất hai ngày. Một hôm, hai cụ đi cất lọ hỏa dược (diêm sinh) có đôi tai hoa tai vàng chạm trổ óng ánh, mỗi góc cạnh một vẻ, càng nhìn càng ưa, đẹp ngẩn ngơ cả người. Các cụ bàn tính: của quý này tự dưng vào tay ta, ta cất dấu đi chả ai biết đấy là đâu. Nhưng nó không phải của ta. Đã không phải của ta mà ta cứ dùng thì nó là đồ phi nghĩa. Vợ chồng ta tuy một chữ bẻ đôi không biết nhưng thi thoảng được hầu chuyện các thầy lang, được hay trên đời có hai hạng quân tử với lại tiểu nhân. Ta muốn làm bậc quan tử sao lại dùng của phi nghĩa? Thôi thôi cứ mang trả là hơn. Nghĩ vậy hai cụ bèn cứ cất công ra Thăng Long mang trả đôi hoa tai vàng cho chủ hiệu. Cả nhà ông chủ hiệu người Tàu đều giật mình kinh ngạc, vì cứ nghĩ rằng báu vật đã không cánh mà bay mất. Họ hết lời cảm ta,5 mang bao nhiêu là của ngon vật lạ ra biếu hai cụ, nhưng hai cụ nhất định không chịu nhận, nói rằng còn để phúc cho con cháu về sau. Người chủ hiệu không biết làm thế nào, chỉ còn dặn với, khi hai cụ ra về: Thôi thế chúng tôi đội ơn hai bác, để khi nào có thầy địa lý hay bên nhà sang, chúng tôi sẽ nói tìm cho các cụ nhà ta một ngôi đất phát phúc. Hai cụ miễn cưỡng vâng. Chuyện ấy lâu dần quên đi. Mãi đến đời cụ tổ thứ ba, lúc bấy giờ vào triều vua Lê Chân Tôn, một hôm hai mẹ con vừa đi đồng về, đang băm bèo thái rau. Bỗng thấy các viên chức dịch dẫn quân lính vào nhà mời cả ba mẹ con ra ngoài cánh đồng có việc hệ trọng. Cụ bà và hai con đều giật mình, nữa mừng nửa sợ. Mừng vì thấy chức dịch và quân lính lễ phép chào mời, sợ vì không hiểu cí việc gì, đành phải đi ra. Ra khỏi cổng làng thì thấy có cờ xí rợp một quãng đồng, quân Tàu, quân ta đứng xúm xít dưới gốc gạo Mã Nàng, tiếng chiêng tiếng trống như ngày hội. Các quan chức khăn đóng áo dài chững chạc. Ngồi giữa chiếu là một viên quan Tàu mũ, áo, lọng, biển sáng trưng. Ba mẹ con sụp lạy xong, người thông ngôn mới dẫn dụ một hồi cho biết đầu đuôi câu chuyện. Số là ba đời trước có chuyện cụ tổ đem trả lại đôi hoa tai vàng. Đó là đôi hoa tai của chính cung Hoàng hậu bên Tàu. Cô em gái người chủ hiệu thuốc ở Thăng Long mới được tuyển vào làm đệ nhị cung phi có mượn của Hoàng hậu đôi hoa tai ấy, giao cho ông anh kén loại vàng mười của nước Nam, theo mẫu đó kéo hai đôi nữa làm đồ tiển. Chủ tiệm vàng chưa kịp tìm thợ khởi công thì đôi hoa tai đã biến mất. Thì ra cậu con trai quý tử có lần lén lấy chơi, tiện tai bỏ vào lọ hỏa dược rùi quên béng mất. Cả hiệu đang lo cuống lo cuồng về chuyện tày trời thì được người khách quê mang trả báu vật. Ơn ấy, người nhà quên quên đi nhưng ông chủ hiệu thì nhớ. Trước khi qua đời, ông chủ hiệu già có di chúc lại cho con cháu thế nào cũng phải thực hiện lời hứa đón thầy địa lý hay về làng để trả ơn. Nay người cháu của ông chủ hiệu làm quan bên Bắc triều, tuân theo lời di chúc, nhân sang dự lễ phong vương nước Nam, có mang theo thầy địa lý chính tông đến cánh đồng đây đặt cho con cháu người một ngôi đất phát phúc. Ông thông ngôn nói xong, quan Tàu bèn gọi hai người con cụ đến gần để hỏi ý kiến. Thầy địa lý nói: Cũng ngôi đất này xoay hướng nọ thì phát phú gia địch quốc, nhưng chỉ được một đời, còn về đường văn học thì một chữ cũng không. Xoay về hướng kia, tọa Khôn hướng Cấn (*) thì phát về văn, đời đời chỉhọc đổ tới mức cử nhân, tú tài, có hơn kém cũng chỉ chút ít, nhưng văn mạch thì lưu truyền mãi mãi không bao giờ hết. Vậy nhà ta muốn chọn hướng nào? Hai người con xin phép lui ra để bàn với mẹ. Ba người bàn tính một hồi, người con cả mạnh bạo thưa với quan Tàu: Đất phát cư phú mà văn lại khảo bảy ngày không biết một chữ thì của dẫu nhiều chẳng khác gì người giữ của, huống chi của lạikhông bến. Đất phát văn dẫu rằng chỉ đỗ đạt nho nhỏ nhưng được lâu dài, hưởng phúc không bao giờ hết. Ăn dè được lâu cầy sâu lúa tốt. Chúng tôi xin thuận về đường phát văn”. Quan sứ Tàu và hai vị địa sư tấm tắc khen ba mẹ con biết nghĩ xa. Bèn truyền lệnh đào chính giữa một gò đất, sâu hơn hai dài thừng, rồi phân kim táng mộ cụ tổ đời thứ ba chính giữa mắt con phượng, kiểu đất Phượng hoàng hàm thư. Đoạn quân trẩy về kinh. Ba mẹ con về nhà tâm niệm con đường khoa cử, bèn rước thầy về rèn cặp ngày đêm. Quả nhiên, người cont rưởng đã khai khẩn rừng Nho cho cả gia tộc. Năm 17 tuổi cụ thi đỗ Tú tài. Sau này cả họ tôn vinh cụ là Khai khoa triệu tổ, vị tổ mở đầu dòng khoa bảng cho cả họ. Các tổ đời thứ tư thứ năm đều có người đỗ tứ tài, cử nhân. Rồi đến đời thứ sáu, có một nhánh phát triển rực rỡ rồi đột ngột rơi xuống vực thẳm. Một cụ tổ thông minh, học giỏi đậu đến Tiến sĩ được bổ làm Đốc đồng một tỉnh miền núi, làm vẻ vang cho cả họ. Do những xung đột nội bộ giữa các quan cai trị ở địa phương – cuộc xung đột này phản ánh cuộc xung đột giữa vua Lê và chúa Trịnh đã dẫn tới những âm mưu hãm hại lẫn nhau. Cụ tổ có học vị Tiến sị duy nhất của gia tộc đã cầm gương tự sát để tỏ lòng trung với vua. Và tất cả những người trong gia đình, các thân nhân đi theo đã tự vẫn theo, cả thảy hơn 20 người. Trên bản đồ cây gia tộc, nhánh ấy bị cụt.
Vị đại diện dòng họ buồn rầu kể tiếp: Sau vụ bi thảm đó, họ chúng tôi rút ra một kinh nghiệm lịch sự và truyền lại cho đến hôm nay. Là khí thiêng của địa lý đã định ra thế, thì người trong gia tộc phảiết cái hành lang sốphận của mình. Có thể do mật mã di truyền, ngày nay người ta thiểu như thế, đến một đời nào đó đột xuất có người thông minh kiệt xuấtm đường công danh phú quý vượt trội hẳn lên. Nhưng xin hãy nhớ một tổ táng ở đâu và biết dừng lại khi chưa là quá muộn. Đây, ông chỉ vào cây gia tộc, hiện nay họ chúng tôi có hai nhánh khá là sum suê. Một nhánh biết kinh doanh, giàu lên trông thấy, con cháu đều ăn nên làm ra, nhưng không thể ở quê nhà, phải ly hương ít nhất ba đời nay, hiện có người lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, có người trôi dạt sang Mỹ … Một nhánh khác vươn lên tỏa bóng, sau này thành một cụm lớn , trung tâm của gia tộc, trong đó có một chú phát triển về đường quan chức cách mạng cũng khá là nhanh, tới hàm thứ trưởng. Nhưng chú ta cũng biết phận mình, vừa đúng tuổi hưu làm đơn xin rút liền, may được Trung ương đồng ý. Chú ta bảo: Trong nội bộ cơ quan em, đã xuất hiện triệu chứng bất hòa, tính em lại thẳng, em mà ở lại chỉ mo năm nữa thôi là có thể ngu to. Sau một ngày xuân về viếng mộ tổ, em chợt nhớ ra gương cụ tổ đời thứ sáu, em quyết định dừng luôn, tự đình chỉ luôn, không ham hố nữa, để phúc cho con cháu. Như vậy đấy, con người phải biết điều với số phận của mình, trong họ chúng tôi không còn ai có học vị cao nữa. học đều đều, cử nhân, tú tài là cao nhất. Nhà nhà đều vừa đủ để mát mặt với hàng xóm, chúng tôi không có gì để ân hận. Anh thấy vấn đề địa linh có ghê không?




(Trích bản thảo: Nguyễn Hoàng Phương, phiêu lưu và đối thoại, Xuân Cang, sách đang biên soạn).

Share this post


Link to post
Share on other sites