Thiên Sứ

Tìm Dấu Kiến Trúc Việt Cổ Ở Sumatra

2 bài viết trong chủ đề này

Tìm dấu kiến trúc Việt cổ ở Sumatra
Cập nhật lúc :9:10 AM, 14/10/2012


(Đất Việt) Chúng ta không thể biết được, bởi vì giặc giã đã huỷ diệt tất cả. May thay, có một sắc dân tại Indonesia chính là hậu duệ của các nghĩa quân Hai Bà Trưng.

Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.


Posted Image
Theo các nhà khoa học, hậu duệ của Hai Bà Trưng hiện nay là tộc người Minangkabau, đang sống ở Tây đảo Sumatra. Những ngôi nhà có mái cong vút hình chim Lạc và họ của họ là Turun Nyi, hơi giống hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị
.

Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra (Indonesia) và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.

Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.



Posted Image
Người Việt cổ chuyên nghề đi thuyền và chài lưới.

Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam: Hai đầu mái nhà cong và cao vút lên, y hệt hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn (có vẽ 1 căn nhà, bên trong có 2 người, dưới sàn có 1 con , nóc nhà có 2 con chim, hai bên mái cũng vút cong lên).

TS Nguyễn Văn Vịnh
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nét Việt trong văn hóa đa đảo Indonesia

Cập nhật: 11:25 GMT - thứ năm, 26 tháng 9, 2013

http://www.pagewash.com/////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.oop.pb.hx/ivrganzrfr/cvpgherf/2013/09/130926_vaqbarfvn_uvfgbel_tnyyrel.fugzy

Jakarta ngày nay là một thủ đô đang vươn lên trời cao, biểu hiện của một nền kinh tế phát triển mạnh nhưng cũng nhiều vấn đề như nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí và quá tải cơ sở hạ tầng.

Indonesia rất đa dạng về văn hóa. Dưới lớp sơn Hồi giáo là các con sóng giao lưu Đông Tây, lục địa, hải đảo qua nhiều thế kỷ đến hàng nghìn hòn đảo hợp thành quốc gia 240 triệu dân.

Một trong số dấu tích đó là trống đồng Đông Sơn, được tìm thấy ở các đảo như East Nusa Tenggara và Selayar của Indonesia.

Gốm sứ Việt Nam cũng có mặt tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia ở Jakarta, bên cạnh các tác phẩm Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan như một phần di sản chung của nước chủ nhà.

Nền văn hóa bản địa đã tiếp thu rất nhiều đợt du nhập và hoa văn, họa tiết trên chiêng trống, đồ tế tự, điêu khắc ghi lại ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập.

Một góc trưng bày đồ gốm Đông Nam Á có nguồn gốc từ Thái Lan với hình rồng khác với rồng Trung Quốc hay Việt Nam.

Phù điêu mang mầu sắc Nam Á tại Indonesia.

Từ hàng nghìn năm trước, các tộc người chủng Mongoloid từ châu Á lục địa và các nhóm Melanesian và Austronesian từ vùng hải đảo đã hòa trộn hợp thành người Indonesia.

Ngay tại một khu vườn ngoại ô Jakarta, bạn có thể gặp tượng vũ nữ kiểu Ấn Độ nhưng ôm trống như trống cơm ở Việt Nam.

Thuyền độc mộc là phương tiện giao thông cổ xưa của các bộ lạc sống trên hàng chục nghìn hòn đảo nay hợp thành quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới.

Sự đa dạng, phong phú về hình thức là biểu hiện nổi bật nhất của bức tranh văn hóa Indonesia xưa và nay.

Indonesia cũng ghi nhận ảnh hưởng của văn hóa châu Âu do người Hà Lan đưa đến. Nhưng ngày nay, Indonesia chủ yếu dùng tiếng Anh để giao lưu, hội nhập và tác động của Hoa Kỳ mạnh hơn nhiều so với Hà Lan.

(BBC News)

Share this post


Link to post
Share on other sites