Thiên Đồng

Áo Tơi: Áo Mưa, Áo Nắng Của Người Việt

1 bài viết trong chủ đề này

Chiếc áo tơi và hình bóng người Việt

Áo tơi được nhân dân ta làm bằng lá tro còn gọi là lá cọ (lá mà người dân quê dùng để làm tranh lợp nhà). Suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc Việt chúng ta, chiếc áo tơi là vật dụng che mưa che nắng và che cái lạnh cắt da cắt thịt mùa đông.


Posted Image



Áo tơi rất nhẹ được làm từ lá cây, thường là lá cọ khô - thứ lá người xưa dùng để lợp nhà - rất sẵn ở vùng trung du Bắc Bộ, nơi các Vua Hùng dựng nước. Những chiếc lá này được chọn kỹ và khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào về áo tơi Việt nhưng có lẽ người Việt cổ đã dùng nó như là quần áo để che thân. Mãi đến đầu thế kỷ 20, áo vải vẫn còn là thứ đắt tiền mà người dân thường không dễ có được, chiếc áo tơi vẫn là chiếc áo khoác ngoài đầy "quyền uy", chiếc chăn ấm che thân, chiếc áo che mưa che nắng và trong tâm hồn người Việt xưa, áo tơi trở thành vật cho tặng thể hiện tình yêu:


Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay


Posted Image

Những năm 1884 áo tơi được sử dụng rất phổ b Giờ những người phụ nữ trẻ ít dùng những chiếc áo tơi như thế này, nhưng hình bóng chiếc áo tơi mà ngày xưa bà nội vẫn mặc mỗi khi ra đồng đi làm thì còn mãi.

Posted Image
Lam lũ và tần tảo
Người Hà Tĩnh tự hào làm ra và gắn bó với những chiếc áo tơi trong thời tiết gió Lào khắc nghiệt.


Người Huế mỗi độ đông sang, biết bao người nhớ những chiếc áo tơi xưa. Áo làm bằng lá nón, xếp từng lớp mỏng như bộ váy của một con công cồ. Khoác chiếc áo tơi lên vai, rồi đi trong mưa lạnh, nghe hai vai nằng nặng những giọt nước mưa chừng như đã mệt nhoài. Một chiếc áo tơi như vậy có thể mặc ba bốn mùa mưa. Mặc cho đến khi những "tà" áo mủn ra, mầu vàng nhẹ chuyển sang mầu xám mùn, áo ngắn lên cũn cỡn nhưng vẫn còn dùng được. Lúc này, nhiều người đem mặc cho những thằng bù nhìn rơm ngoài đồng. Suốt mùa đông lạnh, chiếc áo tơi vẫn cứ ở đó che chở cho thằng bù nhìn đuổi chim.

Tuy có cấu tạo đơn giản áo tơi để che mưa che nắng rất tốt; mùa mưa thì nước mưa không lọt qua được vào bên trong, người mặc lại có cảm giác kho ráo ấm áp không bị bí như mặc áo mưa ni-lon; mùa hè thì nắng ko chiếu được vào trong và cách nhiệt tốt làm cho người mặc có cảm giác mát, giúp người dân có thể làm đồng dưới cái nắng nóng gay gắt .

Đơn giản từ chiếc lá cọ, làm nên sản phẩm độc đáo để rồi qua những vùng miền khác nhau tạo ra nét Việt Nam đặc biệt: Văn hóa làng xã với chiếc "áo tơi".

Theo: Vietnamnet

Cái áo tơi người Việt

Cập nhật lúc :12:21 PM, 10/05/2010

Áo tơi người Việt là thứ áo khoác xưa thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...) gần gũi với thiên nhiên nhưng nay không còn phổ biến.
>> Tục để móng tay dài theo quan niệm quyền quý xưa

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy ...) được dùng phổ biến ở nông thôn Việt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”.



Posted Image
Vợ chồng người nông phu ở ngoại thành Hà Nội.

Áo tơi dùng phổ biến ở nông thôn, hoặc những lao động nông thôn vào thị thành làm việc. “Trời mưa thì mặc trời mưa/ Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi” (ca dao). Trong văn chương, áo tơi cũng biểu thị tính cách thảnh thơi của người không màng danh lợi: “Chi bằng cần trúc, áo tơi/ Danh cương, lợi toả mặc đời đua tranh” (ca dao).

Posted Image

Người kéo xe khoác áo tơi.

Về sau mới có vải tráng cao su rồi nilon làm áo mưa. Người thành thị che mưa chủ yếu vẫn bằng nón hoặc ô, dù. Đến nay rất hiếm mới gặp loại trang phục rất thân thiện với thiên nhiên này.

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc (Bee.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites