Posted 7 Tháng 10, 2012 Sơn nữ Việt xưa mặc gì? Cách đây khoảng 1 thế kỷ, sơn nữ đã đi vào nhiếp ảnh, trên những con tem của người Pháp với vẻ đẹp mộc mạc và trang phục hết sức đặc trưng cho đồng bào mình. Cuộc sống quá gần gũi với thiên nhiên và thậm chí có phần hoang sơ đã giúp cho các sơn nữ giữ được vẻ hồn nhiên, trong trẻo, mộc mạc rất đáng yêu của người phụ nữ.Ngoài ra, cũng với óc sáng tạo phong phú và những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, họ đã sáng tạo nên những trang phục và trang sức độc đáo trở thành một trong những "tín hiệu" giúp người ta nhận diện về dân tộc mà họ là thành viên. Chẳng hạn, thiếu nữ Lô Lô ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, họ phân biệt mình với các dân tộc khác bởi mái tóc dài quấn ngang đầu cùng với những chiếc khăn sặc sỡ, tua vải; phụ nữ Mường lại đội đầu lên đầu một chiếc khăn làm từ mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa và mang nhiều trang sức như: vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích...Cùng Đất Việt chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp, mộc mạc của sơn nữ cách đây 1 thế kỷ: Thiếu nữ Mán xuống chợ. Thiếu nưc Mán hay còn gọi là người Dao, sinh sống ở hầu khắp các tỉnh miền núi phía Bắc với rất nhiều nhóm khác nhau: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).... ... Họ mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần và màu sắc của các trang phục này rất sặc sỡ. Thường thiếu nữ Dao không theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm. Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Họ cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai). Thiếu nữ Mường trong trang phục khăn đội đầu hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân Thiếu nữ Mèo hay còn gọi là H Mông e ấp trong trang phục truyền thống. Một thiếu nữ Mường trong gia đình giàu có ở Bảo Hà. Sơn nữ ở biên giới giáp TQ. Thiếu nữ Thượng căng tràn sức sống với phần thân trên để trần và bên dưới mặc váy. Người Thượng là tên gọi cung cho những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Nguồn:www.hoaphuongdo.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2012 Không thấy họ "Ở trần đóng khố" nhỉ? Mà cũng không thấy có dấu ấn gì chứng tỏ "ảnh hưởng văn hóa Hán" trên y phục của họ. Sơn nữ Việt xưa mặc gì? Cách đây khoảng 1 thế kỷ, sơn nữ đã đi vào nhiếp ảnh, trên những con tem của người Pháp với vẻ đẹp mộc mạc và trang phục hết sức đặc trưng cho đồng bào mình. Cuộc sống quá gần gũi với thiên nhiên và thậm chí có phần hoang sơ đã giúp cho các sơn nữ giữ được vẻ hồn nhiên, trong trẻo, mộc mạc rất đáng yêu của người phụ nữ. Ngoài ra, cũng với óc sáng tạo phong phú và những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, họ đã sáng tạo nên những trang phục và trang sức độc đáo trở thành một trong những "tín hiệu" giúp người ta nhận diện về dân tộc mà họ là thành viên. Chẳng hạn, thiếu nữ Lô Lô ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, họ phân biệt mình với các dân tộc khác bởi mái tóc dài quấn ngang đầu cùng với những chiếc khăn sặc sỡ, tua vải; phụ nữ Mường lại đội đầu lên đầu một chiếc khăn làm từ mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa và mang nhiều trang sức như: vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích... Cùng Đất Việt chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp, mộc mạc của sơn nữ cách đây 1 thế kỷ: Thiếu nữ Mán xuống chợ. Thiếu nưc Mán hay còn gọi là người Dao, sinh sống ở hầu khắp các tỉnh miền núi phía Bắc với rất nhiều nhóm khác nhau: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).... ... Họ mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần và màu sắc của các trang phục này rất sặc sỡ. Thường thiếu nữ Dao không theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm. Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Họ cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai). Thiếu nữ Mường trong trang phục khăn đội đầu hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân Thiếu nữ Mèo hay còn gọi là H Mông e ấp trong trang phục truyền thống. Một thiếu nữ Mường trong gia đình giàu có ở Bảo Hà. Sơn nữ ở biên giới giáp TQ. Thiếu nữ Thượng căng tràn sức sống với phần thân trên để trần và bên dưới mặc váy. Người Thượng là tên gọi cung cho những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Nguồn:www.hoaphuongdo.vn Share this post Link to post Share on other sites