Thiên Sứ

"bình Ngô Đại Cáo" Không Phải Của Nguyễn Trãi?

19 bài viết trong chủ đề này

"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi?

Thứ ba 25/09/2012 06:00

(GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan...

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường

GS Nguyễn Hữu Đức: "Xếp hạng đại học là xu thế toàn cầu"

Thực hư chuyện TS Lê Thẩm Dương bị "tố" đạo văn

Việt Nam đã mấy lần đổi mới giáo dục?

63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?

Trong văn học có những hiện tượng văn học sử trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn có thể tìm ra những thiếu sót để chỉnh sửa, bởi vì giáo dục là phải khoa học Chân - Thiện - Mỹ. Với tinh thần đó, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (Nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi.

Từ trước tới nay, chúng ta đều quan niệm: "Bình Ngô đại cáo" là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam.

Posted Image

Chân dung Nguyễn Trãi.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với "Bình Ngô đại cáo" thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm. Chắc chắn ngày xưa, Nguyễn Trãi mà tự coi mình là chủ nhân của Bình Ngô đại cáo thì sẽ mắc tội “khi quân”. Bởi vì ông là người luôn luôn tuân theo đạo lý: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”.

TS Đỗ Văn Khang cho biết: Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản gốc của "Bình Ngô đại cáo". GS Nguyễn Huệ Chi cũng chỉ xác định bằng hai chữ "có lẽ" in lần đầu tại Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479. Như thế về văn bản, khoảng 59 năm thất lạc từ sau vụ án Lệ Chi Viên đến tay Ngô Sĩ Liên đã không còn nguyên gốc. Trong tình trạng đó, theo TS Đỗ Văn Khang rất khó để đi theo văn bản học, nhưng có một cách khác là đi theo "Hệ hình tư tưởng phương Đông". Vì mỗi một thời đại thuộc Đông hay Tây đều có phạm trù chuẩn.

TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan với câu trong bài thơ Nôm:

Góc thành Nam lều một gian

No nước uống thiếu cơm ăn.

Nhưng ở trong “Bình Ngô đại cáo" mở đầu như sau:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Hơn nữa, ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu.

Lại nữa, Lê Lợi không thể ưu ái Nguyễn Trãi mà cho phép Nguyễn Trãi làm vậy vì còn kỷ cương còn các quan trong triều, còn lễ giáo của đạo Khổng:

Quân quân - Vua ra vua

Thần thần - Bề tôi ra bề tôi

Phụ phụ - Cha ra cha

Tử tử- Con ra con

Bề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành “Đảo chính”.

Xét về vị thế để công bố "Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là: "Lam Sơn Động Chủ".

Khi làm thủy điện Hòa Bình trên vách đá Thác Bở thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người ta đã phát hiện ra một bài thơ nổi tiếng của Lê Thái Tổ khắc vào năm Thuận Thiên thứ năm (1432). Gần đây khi làm thủy điện Sơn La, dân ta phát hiện thêm một bài thơ nữa của Lê Thái Tổ khắc trên vách đá núi cao thuộc xã Lê Lợi, huyện Xìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tiếp đó là bài thơ: “Khắc vào đá để răn hậu thế Man tù ương ngạnh khó giáo hóa”.

Ngoài ra, từ xa xưa trong Hoàng Việt thi tuyển (1788), Học giả Bùi Huy Bích chọn ba bài thơ của Lê Lợi vào truyển tập của ông. Như vậy một người có văn võ toàn tài, lại chủ động quyết đoán, không lẽ "Bình Ngô đại cáo" lại không có chữ nào của ngài trong đó.

Vậy là "Bình Ngô đại cáo" xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi. Nhưng xét về quan hệ vua tôi giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi gắn bó và trình độ văn chương của Nguyễn Trãi có thể nói đạt đến mức độ điêu luyện thì "Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người: "Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo.

Qua cuộc trao đổi này, TS Đỗ Văn Khang mong muốn các bậc hiền minh của nước nhà hãy xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, y như cuộc trao đổi nghiêm túc kéo dài nhiều năm để đi tới kết luận không dễ dàng rằng: Nam Quốc Sơn Hà không phải của Lý Thường Kiệt.

TS Đỗ Văn Khang cho rằng có những hiện tượng sai tới hàng thế kỷ, cuối cùng trí tuệ Việt Nam cũng tìm cách xác định và mạnh dạn sửa chữa, cho dù có phải công phu nhưng sự thật vẫn là cái giá cao quý nhất và được những người chân chính ủng hộ. Về chủ nhân của "Bình Ngô đại cáo" chắc chắn cũng nằm trong quy luật đó.

TS Đỗ Văn Khang nhận định, đề tác giả của "Bình Ngô đại cáo" như vậy là đã sai gần 6 thế kỷ qua. Và cái khó trong vấn đề sửa chữa này là bởi "Bình Ngô đại cáo" liên quan đến sự kiện năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi ông được nhiều học giả trên thế giới biết đến và hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa đồ sộ của Việt Nam.

Thế nhưng, nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng nói: “Sự thật là điều đáng quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Vì vậy, không nên để hàng chục triệu học sinh suốt từ Nam chí Bắc, từ miền biển lẫn miền núi, từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn tiếp tục sai.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đỗ Quyên Quyên

==================

Xem hết cả bài này chẳng thấy có luận cứ nào vững chắc để xác định Bình Ngô Đại Cáo là của Lê Lợi cả. Ngay từ thời đầu Hậu Lê (Lê Lợi) các sử gia và dã sử đã thừa nhận Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Căn cứ vào đấy, người ta mới xác định Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Khi khởi nghĩa Lũng Nhai chưa có Nguyễn Trãi. Điều đó ai chẳng biết. Nhưng bài Bình Ngô Đại cáo đâu phải viết vào lúc Lê Lợi mới khởi nghĩa? "Quân trung từ mệnh tập" là những bài luận văn chính trị của Nguyễn Trãi và Ngài cũng thay vua viết thư, cáo...nhiều lần. Vậy cũng của Lê Lợi chăng?Vớ vẩn.

Sao lịch sử Việt Nam bị xét lại nhiều thế nhỉ? Toàn là những giá trị căn bản và cốt lõi của văn hóa sử truyền thống? Đừng có thắc mắc về chất lượng học sử của học sinh và chất lượng học tập nói chung. Với kiến thức lịch sử và pha học của giáo sư tiến sĩ như thế này thì học sinh học có chất lượng mới là chuyện lạ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi?

Xem hết cả bài này chẳng thấy có luận cứ nào vững chắc để xác định Bình Ngô Đại Cáo là của Lê Lợi cả. Ngay từ thời đầu Hậu Lê (Lê Lợi) các sử gia và dã sử đã thừa nhận Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Căn cứ vào đấy, người ta mới xác định Bình Ngô Đại cáo là của Nguyễn Trãi. Khi khởi nghĩa Lũng Nhai chưa có Nguyễn Trãi. Điều đó ai chẳng biết. Nhưng bài Bình Ngô Đại cáo đâu phải viết vào lúc Lê Lợi mới khởi nghĩa? "Quân trung từ mệnh tập" là những bài luận văn chính trị của Nguyễn Trãi và Ngài cũng thay vua viết thư, cáo...nhiều lần. Vậy cũng của Lê Lợi chăng?Vớ vẩn.

Sao lịch sử Việt Nam bị xét lại nhiều thế nhỉ? Toàn là những giá trị căn bản và cốt lõi của văn hóa sử truyền thống? Đừng có thắc mắc về chất lượng học sử của học sinh và chất lượng học tập nói chung. Với kiến thức lịch sử và pha học của giáo sư tiến sĩ như thế này thì học sinh học có chất lượng mới là chuyện lạ.

Thưa Sư phụ..

Dạ... theo con nghĩ...người làm Sử dần dần đi ngược thời gian...lột dần từng lớp...từng lớp để về tới thời Hùng Vương chỉ còn lại cái "khố" là vừa...

Nếu đã thế rồi...thì Sư phụ giúp con làm cái luận văn...chứng minh "Truyện Kiều" không phải là của Nguyễn Du đi ạ...và Nguyễn Du chẳng đáng danh nhân văn hóa gì ráo...

Ai đời...là "mệnh quan triều đình" mà coi "truyện sex" rồi còn "trau trau, chuốt chốt" bằng thơ để làm của mình nữa...đúng là..."ăn cắp bản quyền" mà...hên là lúc đó chứ bây giờ thì bị "kiện" thì..."sói đầu" cũng không trả hết nợ...

(Hồi học phổ thông, khi trích học, "Truyên Kiều" chỉ là tên nôm, tên chữ là "Đoạn trường tân thanh" lúc đó trong sách giáo khoa "dịch" qua tiếng Việt là "tiếng kêu mới đứt ruột" bây giờ...ngẫm lại...cười hoài...)

Tiến sĩ Khang kính mến...

Chắc TS mê "sâu bích" Việt, nơi mà mình không biết gây "xì căng đan" thì thiên hạ không thể biết mình là ai...và tui cũng chẳng biết TS là ai...

TS cho rằng: “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu. Vậy thì văn chương "phải khác" đó là khác làm sao, TS cho cái thí dụ đi. Nói phong long kiểu đó thì..."chết thằng nhỏ dưới ghe mất"

Lại trích câu:"Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" và cho rằng:" Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi...gì gì đó" và không thể "đảo ngược" nếu không bị gọi là "phản" (thời đó chưa gọi là "đảo chính"). Vậy chứ câu:"Thượng bất chính, hạ tắc loạn" hiểu sao đây?. Dù không am tường "háng học" lắm, nhưng hồi nhỏ, thầy dạy văn Thiên Bồng giải thích câu "Quân quân, thần thần..." đó như sau, và bây giờ TB vẫn thấy "tâm đắc", đó là: "Vua có ra vua thì tôi mới ra tôi, cha có ra cha thì con mới ra con".

Vài dong lang man...mệt rồi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu đã thế rồi...thì Sư phụ giúp con làm cái luận văn...chứng minh "Truyện Kiều" không phải là của Nguyễn Du đi ạ...và Nguyễn Du chẳng đáng danh nhân văn hóa gì ráo...

Dễ ợt! Truyện Kiều của Nguyễn Du à? Có bằng chứng khoa học gì không? Có di vật khảo cổ chứng minh không? Tại sao mới 200 năm nay mà di bản chính cống là thủ bút của Nguyễn Du không tìm ra? Mà chỉ có các bản chép lại? "Cơ sở khoa học" nào để xác minh Truyện Kiều của Nguyễn Du? Những ý kiến cho rằng truyện Kiều của Nguyễn Du chưa đủ sức thuyết phục, cần bổ sung thêm cho rõ ràng. Những yêu cầu của khoa học rất khắt khe, đòi hỏi con người phải có những cố gắng....

Úi giời ơi! Với kiểu mần khoa học này thì thế giới này không có lịch sử. Bởi vậy, nó không loạn cào cào lên sao được. Còn trách gì ai nữa. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi?

Thứ ba 25/09/2012 06:00

(GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan...

==================

Tiến sĩ Khang phải hiểu rằng Vua Lê Lợi là người võ dũng hơn người, và lịch sử chưa bao giờ ghi nhận rằng vua Lê Lợi văn võ song toàn.

Còn Quan Nguyễn Trãi là 1 quan văn giỏi.

Vậy việc Quan Nguyễn Trãi thay mặt Vua Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" là bình thường và lời văn khi viết xưng Ta là hợp lý.

Nếu ông Khang tiếp tục đưa luận chứng hoài nghi Quan Nguyễn Trãi, thì vậy ông hãy chỉ ra ở thời điểm của Vua Lê Lợi ai là người có đủ khả năng viết "Bình Ngô đại cáo" ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ Khang phải hiểu rằng Vua Lê Lợi là người võ dũng hơn người, và lịch sử chưa bao giờ ghi nhận rằng vua Lê Lợi văn võ song toàn.

Còn Quan Nguyễn Trãi là 1 quan văn giỏi.

Vậy việc Quan Nguyễn Trãi thay mặt Vua Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" là bình thường và lời văn khi viết xưng Ta là hợp lý.

Nếu ông Khang tiếp tục đưa luận chứng hoài nghi Quan Nguyễn Trãi, thì vậy ông hãy chỉ ra ở thời điểm của Vua Lê Lợi ai là người có đủ khả năng viết "Bình Ngô đại cáo" ???

Thì ông ta chỉ ra dồi: Vua Nê Nợi mà! Có điều ông ta không có "cơ sở khoa học" để chứng minh chính vua Nê Nợi viết "Bình Ngô Đại cáo" thôi. Khoa học có những đòi hỏi rất khắt khe, ló cần những bằng chứng khoa học; cần những chứng cứ vững chắc...vv....và ...vv để chứng minh một cách có "cơ sở khoa học" nà chính vua Nê Nợi đã viết "Bình Ngô Đại cáo". Ông ta cần phải có di vật khảo cổ nà bằng chứng khoa học để chứng tỏ nuận điểm của mình. Cái lày còn nâu. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dễ ợt! Truyện Kiều của Nguyễn Du à? Có bằng chứng khoa học gì không? Có di vật khảo cổ chứng minh không? Tại sao mới 200 năm nay mà di bản chính cống là thủ bút của Nguyễn Du không tìm ra? Mà chỉ có các bản chép lại? "Cơ sở khoa học" nào để xác minh Truyện Kiều của Nguyễn Du? Những ý kiến cho rằng truyện Kiều của Nguyễn Du chưa đủ sức thuyết phục, cần bổ sung thêm cho rõ ràng. Những yêu cầu của khoa học rất khắt khe, đòi hỏi con người phải có những cố gắng....

Vâng, ông Thiên Sứ nói đúng nhưng chưa đủ, khoa học lịch sử hiện đại tất phải có những đòi hỏi xác thực, không chỉ "khắt khe" mà còn phải "khắc khổ" nữa, đúng không nhỉ ? Hì... :P

TP tôi trước cũng mê sử lắm, nhưng khách quan mà nói thì tôi thích đọc sử Tàu hay lịch sử các nền văn minh đông tây trên thế giới hơn, còn văn hóa sử VN thì chỉ quan tâm gần đây, nhưng không vì vậy mà thờ ơ trước vấn nạn học sử của nước nhà (nhiều điểm 0 quá). Suốt bao nhiêu năm qua chẳng thấy có một sự đột phá nào, dù liên tục cải cách giáo dục, đối với việc dạy và học môn lịch sử VN, nhưng thỉnh thoảng lại xuất hiện những thông tin đại loại như chủ đề này, đọc mà wải, chẳng hạn như : "anh hùng Lê Văn Tám là không có thật"... B)

Vài lời bàn loạn, không nói gì nữa, khuya rồi, quay qua làm bạn với rượu vậy.

Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, ông Thiên Sứ nói đúng nhưng chưa đủ, khoa học lịch sử hiện đại tất phải có những đòi hỏi xác thực, không chỉ "khắt khe" mà còn phải "khắc khổ" nữa, đúng không nhỉ ? Hì... :P

TP tôi trước cũng mê sử lắm, nhưng khách quan mà nói thì tôi thích đọc sử Tàu hay lịch sử các nền văn minh đông tây trên thế giới hơn, còn văn hóa sử VN thì chỉ quan tâm gần đây, nhưng không vì vậy mà thờ ơ trước vấn nạn học sử của nước nhà (nhiều điểm 0 quá). Suốt bao nhiêu năm qua chẳng thấy có một sự đột phá nào, dù liên tục cải cách giáo dục, đối với việc dạy và học môn lịch sử VN, nhưng thỉnh thoảng lại xuất hiện những thông tin đại loại như chủ đề này, đọc mà wải, chẳng hạn như : "anh hùng Lê Văn Tám là không có thật"... B)

Vài lời bàn loạn, không nói gì nữa, khuya rồi, quay qua làm bạn với rượu vậy.

Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...

Điều buồn ở đây là đám tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" chỉ số Bo cao ngất ngường thì bon chen, nghêng ngang học vị, học vưởng; "thùng rượu bị thịt" thì ra cái điều học giả , học thật. Lên phương tiện thông tin PR rùm beng cho sự dốt nát của mình (Tất nhiên tôi không "vơ đũa cả nắm", nhưng không thể gọi là "hiện tượng cục bộ" được). Cho nên nền văn hóa Việt mới thảm hại như vậy. Chùa chiền , cổ tự thì đập cha nó hết; văn hóa truyền thống với họ thì toàn đồ bỏ đi. Trương Chi thì là chuyện tình giai cấp (Ns Nguyễn Văn Tý); Thạch Sanh thì của Cămpot; Tấm Cám thì dã man...vv....Đến nay thì Nguyễn Trãi cũng ko phải tác giả BNDC; Lý thường Kiệt thì không phải tác giả NQSH, tổ tiên huy hoàng thì thành "Liên minh bộ lạc"; "Ở trần đóng khố". ....

Cái gì đang xảy ra?

Thiên Sứ tôi chẳng dựa vào một thế lực nào, chỉ dựa vào một điều duy nhất là chân lý và ủng hộ bất cứ ai có thể bảo vệ được văn hiến Việt. Những người có quyền lực tin hay không tin, hoặc họ nghĩ gì về tôi thì tùy. Tôi không quan tâm.

Vấn đề là chân lý nằm ở đâu và mọi điều tốt đẹp chỉ đến khi nền văn hiến Việt được xiển dương. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

============

PS: Kể cả lịch sử Tàu từ thời Hán đến nay. Đặc biệt là Mãn Thanh rõ nhất. Và đấy chỉ là họ mới phục hưng cái vỏ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi?

Vấn đề ở đây:

"Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc"

http://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C3%A1o_%28Ng%C3%B4_T%E1%BA%A5t_T%E1%BB%91_d%E1%BB%8Bch%29

Thành:

"Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập,"

http://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C3%A1o_%28B%C3%B9i_K%E1%BB%B7_d%E1%BB%8Bch%29

Và lịch sử Trung Quốc ghi vậy:

"Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải. Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt,"

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Tri%E1%BB%87u

Nếu vậy Nguyễn Trãi lại vạ lây rồi, lại "dám" bảo Triệu Vương là vua Việt....

Nhưng ai ngờ đâu Triệu Vương, vốn không phải người Việt, nhưng được triều đình Việt chấp nhận làm Vua vì có công với đất nước.....kiểu như Obama không phải sinh ra từ Mỹ...

Vây thì rõ rồi, Nếu Triệu Vương là Vua nước Việt, lịch sử nam Trung Quốc đã ghi nhận, thì biên giới Việt phải ở phía nam TQ bây giờ. Điều này có vẻ khó chấp nhận. Nguyễn Trãi có lỗi vì "dám" ghi "Từ Triệu, Đinh,..." nên phải bị "lưỡng quốc" TS xóa bút.

Trung Nhan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề còn sâu xa hơn. Triệu Đà là Nam Việt Vương hay là Hán tộc không quan trọng bằng Việt sử 5000 năm vắn hiến ,một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử.

Nam Việt Vượng Triệu Dà - cứ cho rằng gốc Hán (Vấn đề còn kiểm chứng lịch sử) - thì không có nghĩa Nam Việt thuộc Hán tộc. Vì nó là quốc gia của các dân tộc Bách Việt. Bởi vậy, Nguyễn Trãi xác định: "Từ Triệu, Đinh, Lý , Trần xây nền độc lập" là đúng.

Còn sự phân định xem xét giữa An Dương Vương và Triệu Đà là sự phê phán lịch sử mà thôi. An Dương Vương có tính chính danh vì là sự truyền ngôi trực tiếp từ Hùng Vương, nên mang tính chính thống. Triệu Đà bị coi là tiếm ngôi. Sự tranh chấp quyền lực này , không có nghĩa là Nam Việt không phải là quốc gia của Bách Việt sau Âu Lạc sụp đổ.

Vấn đề được đặt ra ở topic này là: Sự xóa sổ văn hóa sử Việt qua nhiều hiện tượng lặp lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triệu của Nguyễn Trãi muốn nói đến đó là Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa Sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.

Làm gì có vụ Triệu Đà gì ở đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bi giờ nhiều ông bày vẽ đặt lại vấn đề với những câu hỏi ngớ ngẩn như: "Bình Ngô Đại Cáo không phải của Nguyễn Trãi", hay đại loại như "Binh Thư Yếu Lược không phải của Trần Hưng Đạo", thế chả lẽ nó là của thằng cha nào, vớ vẩn 200 năm sau lại có thằng phát biểu: Tuyển Ngôn Độc Lập 1945 không phải của Hồ Chí Minh, đúng là toàn cái bọn ba sàm, đặt ra giả thuyết ăn nói tào lao không đâu

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triệu của Nguyễn Trãi muốn nói đến đó là Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa Sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.

Làm gì có vụ Triệu Đà gì ở đây

Lại một sáng kiến mới nữa đây. Triệu là Nam Việt Triệu Đà. Bởi Vậy mới "Cùng Hán , Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương".

Tôi biết chắc chắn sự kiện này không phải của VTB, cũng nghe nói lại mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vâng đúng là sự kiện đó cháu có nghe lại, nhưng không bao giờ cháu nghĩ Triệu đó là Triệu Đà, vì Triệu Đà từ trước tới giờ là giặc, là người Tung Cẩu, mang quân tới cướp Bách Việt, thì không thể coi giặc là cha được

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng đúng là sự kiện đó cháu có nghe lại, nhưng không bao giờ cháu nghĩ Triệu đó là Triệu Đà, vì Triệu Đà từ trước tới giờ là giặc, là người Tung Cẩu, mang quân tới cướp Bách Việt, thì không thể coi giặc là cha được

Dù là người "phương Bắc", nhưng ông "tôn trọng" văn hóa Việt, nhờ ông mà Nam Việt "độc lập" thêm trên dưới...100 năm nữa. Đây chính là tiền đề để sau này... hễ có dịp (chính quốc suy yếu, loạn lạc...) là dân Việt nổi lên "hưng quốc", "Ngàn năm đô hộ" đó đâu yên ắng như "diễn biến hòa bình"...!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù là người "phương Bắc", nhưng ông "tôn trọng" văn hóa Việt, nhờ ông mà Nam Việt "độc lập" thêm trên dưới...100 năm nữa. Đây chính là tiền đề để sau này... hễ có dịp (chính quốc suy yếu, loạn lạc...) là dân Việt nổi lên "hưng quốc", "Ngàn năm đô hộ" đó đâu yên ắng như "diễn biến hòa bình"...!?

Có thông tin sau về Triệu Đà. Không biết đúng sai như thế nào, các bạn tham khảo:

TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng

(http://www.hoangsa.net/forum/showthread.php?t=16613&page=2).

Những thông tin về Triệu Đà, hay nhiều vấn đề khác nữa, lấy từ sử Tàu có nhiều cái rất tùy tiện, không đáng tin cậy ngay, chỉ nên để tham khảo. Khi xử dụng cần đối chiếu, xem xét nhiều phía.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thông tin sau về Triệu Đà. Không biết đúng sai như thế nào, các bạn tham khảo:

TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng

(http://www.hoangsa.net/forum/showthread.php?t=16613&page=2).

Những thông tin về Triệu Đà, hay nhiều vấn đề khác nữa, lấy từ sử Tàu có nhiều cái rất tùy tiện, không đáng tin cậy ngay, chỉ nên để tham khảo. Khi xử dụng cần đối chiếu, xem xét nhiều phía.

Cá nhân tôi luôn tôn trọng tính khoa học và khách quan. Do đó không phải cứ vỗ tay , hoặc những luận cứ có lợi cho quan điểm của tôi là tôi hùa theo. Tôi chưa thể chấp nhận - và có một vài điểm chưa đồng thuận - Triệu Đà theo cách hiểu như trên. Hoangsa, net là một trang web - tôi luận đoán qua tên gọi - nghiêng về chủ quyền biển đảo. Do đó có sai lệch một chút về vài chi tiết lịch sử điều này sẽ không ảnh hưởng lớn đến mục đích của trang này. Nhưng riêng cá nhân tôi không được phép sai lầm.

Người xưa có quan niệm rõ ràng về một triều đại và về tính chính danh của nó. Bởi vậy Triệu Đà - cho dù là người Trung Quốc - thì Nam Việt vẫn là một triều đại trong Việt sử. Chính vì lý do đó mà Mãn Thanh vẫn là một triều đại chính thống trong lịch sử Trung Quốc, mà không coi là dân tộc Hán bị thống trị bời nhà Thanh.

Một trong những nguyên nhân của sự tàn phá các di sản văn hóa Việt chính là do thiếu hiểu biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi luôn tôn trọng tính khoa học và khách quan. Do đó không phải cứ vỗ tay , hoặc những luận cứ có lợi cho quan điểm của tôi là tôi hùa theo. Tôi chưa thể chấp nhận - và có một vài điểm chưa đồng thuận - Triệu Đà theo cách hiểu như trên. Hoangsa, net là một trang web - tôi luận đoán qua tên gọi - nghiêng về chủ quyền biển đảo. Do đó có sai lệch một chút về vài chi tiết lịch sử điều này sẽ không ảnh hưởng lớn đến mục đích của trang này. Nhưng riêng cá nhân tôi không được phép sai lầm.

Người xưa có quan niệm rõ ràng về một triều đại và về tính chính danh của nó. Bởi vậy Triệu Đà - cho dù là người Trung Quốc - thì Nam Việt vẫn là một triều đại trong Việt sử. Chính vì lý do đó mà Mãn Thanh vẫn là một triều đại chính thống trong lịch sử Trung Quốc, mà không coi là dân tộc Hán bị thống trị bời nhà Thanh.

Một trong những nguyên nhân của sự tàn phá các di sản văn hóa Việt chính là do thiếu hiểu biết.

Em không khẳng định thông tin trên nhất định là chính xác, mà chỉ muốn đưa ra một thông tin mà thôi.

Những kết luận của mỗi người về lịch sử được đưa ra dựa trên những dữ liệu lịch sử được xử lý qua hệ thống phương pháp luận và quan điểm của người đó. Vấn đề là ở chỗ, sự tin cậy của những dữ liệu lịch sử mà chúng ta có được, kể cả về sự kiện cũng như tinh thần của nó, có nhiều bằng chứng cho thấy, thiếu chắc chắn vì nhiều lý do, chủ yếu là lý do chính trị, phi khoa học. Vì thế, khi xử dụng những thông tin lịch sử cần phải phối hợp, đối chiếu, phân tích rất cẩn trọng và kỹ càng trên tinh thần khách quan và khoa học.

Cá nhân em thấy có đầy rẫy những dữ lệu lịch sử thiếu tin cậy, thậm chí sai lạc hoàn toàn do những tính toán mờ ám trong cổ sử ta cũng như Tàu. Nếu không cẩn trọng, xử dụng luôn các thông tin đó, chúng ta sẽ đi đến những kết luận sai lầm, đáng tiếc. Cái khó khi nghiên cứu cổ sử là thiếu thông tin, nhưng nhận biết được những thông tin sai lệch đã được "gia công, chế biến" do những âm mưu đen tối còn khó hơn gấp nhiều lần. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nhận thức được tình thế đó, đối mới cách tư duy. Sau đó phải tích lũy rất nhiều những dữ liệu lịch sử khác để đối chiếu, phân tích. Đồng thời phải phối hợp nhiều kiến thức khoa học khác để tìm thấy sự thực ở đâu trong các dữ liệu đó, .... Nói chung là rất mệt!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em không khẳng định thông tin trên nhất định là chính xác, mà chỉ muốn đưa ra một thông tin mà thôi.

Những kết luận của mỗi người về lịch sử được đưa ra dựa trên những dữ liệu lịch sử được xử lý qua hệ thống phương pháp luận và quan điểm của người đó. Vấn đề là ở chỗ, sự tin cậy của những dữ liệu lịch sử mà chúng ta có được, kể cả về sự kiện cũng như tinh thần của nó, có nhiều bằng chứng cho thấy, thiếu chắc chắn vì nhiều lý do, chủ yếu là lý do chính trị, phi khoa học. Vì thế, khi xử dụng những thông tin lịch sử cần phải phối hợp, đối chiếu, phân tích rất cẩn trọng và kỹ càng trên tinh thần khách quan và khoa học.

Cá nhân em thấy có đầy rẫy những dữ lệu lịch sử thiếu tin cậy, thậm chí sai lạc hoàn toàn do những tính toán mờ ám trong cổ sử ta cũng như Tàu. Nếu không cẩn trọng, xử dụng luôn các thông tin đó, chúng ta sẽ đi đến những kết luận sai lầm, đáng tiếc. Cái khó khi nghiên cứu cổ sử là thiếu thông tin, nhưng nhận biết được những thông tin sai lệch đã được "gia công, chế biến" do những âm mưu đen tối còn khó hơn gấp nhiều lần. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nhận thức được tình thế đó, đối mới cách tư duy. Sau đó phải tích lũy rất nhiều những dữ liệu lịch sử khác để đối chiếu, phân tích. Đồng thời phải phối hợp nhiều kiến thức khoa học khác để tìm thấy sự thực ở đâu trong các dữ liệu đó, .... Nói chung là rất mệt!!!

Chính vì sự mập mờ, thiếu thông tin. Nên nhiều kẻ đã lợi dung việc này phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và phá hoại các di sản văn hiến Việt và được một lũ háo danh, dốt nát hùa theo. Nhưng rất may, đến thời điểm này, nhờ sự tiến bộ của khoa học lý thuyết, nên đã xuất hiện những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết khoa học nhân danh khoa học được coi là đúng. Cho nên cá nhân tôi - không có chúng ta - mới có cơ sở để vạch mặt bọn dốt nát và phá hoại đó. Tôi biết việc làm của tôi là nguy hiểm. Biết rất rõ. Nhiều kẻ đã lợi dụng sự hoài nghi về chính trị để chụp mũ những quan điểm của tôi về Việt sử.

Bởi vậy, tôi thẳng thắn và công khai việc này, cho tất cả các thế lực chính trị tha hồ xáccđịnh, tìm hiểu, thoải mái. Tôi chẳng theo một phe nào - trừ trường hợp chụp mũ , vu cáo.. Nhưng tôi xác định thẳng thừng rằng:

Muốn chính danh về chính trị của nền chính trị nào thì phải ủng hộ chân lý lịch sử và văn hóa của dân tộc đó.

Đấy là lời cảnh báo của tôi. Nhân danh cá nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thông tin sau về Triệu Đà. Không biết đúng sai như thế nào, các bạn tham khảo:

TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng

(http://www.hoangsa.net/forum/showthread.php?t=16613&page=2).

Những thông tin về Triệu Đà, hay nhiều vấn đề khác nữa, lấy từ sử Tàu có nhiều cái rất tùy tiện, không đáng tin cậy ngay, chỉ nên để tham khảo. Khi xử dụng cần đối chiếu, xem xét nhiều phía.

Phân tích thông tin mà anh Vô Trước cung cấp - tôi chỉ xem lướt qua đã thấy không thể chấp nhận được tính vô lý trong thông tin này. Trước hết nó xuất hiện một nhân vật lịch sử còn tranh cãi trong tiểu sử của ông ta. Đó là Chử Đồng Tử.

Theo truyền thuyết lịch sử về thời Hùng Vương thì Chử Đông Tử xuất hiện vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Công Chúa Ngọc Hoa lấy Tản Viên Sơn thánh vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII. Vì tư duy "Ở trần đóng khố", vì coi thời Hùng Vương thứ XVIII chỉ là một đời vua, nên họ cho rằng Chử Đồng Tử và Tản Viên Sơn thánh là hai anh em cột chèo. Cũng chính vì vậy, đám âm mưu phủ nhận văn hóa Việt đã lợi dung việc này và xóa sổ văn hiến Việt bằng cách đổ thừa 18 ông vua không thể thọ được mỗi ông gần 150 năm tuổi. Tôi đã bác bỏ điều này. Nhưng với "tiểu sử" của Triệu Đà như tư liệu trên thì Chử Đồng tử còn sống đến cuối thời Hùng Vương để dạy cho ông Triệu Đà ,mà tên thật là Nguyễn Cẩn. Đây là điều mâu thuẫn với quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Mà quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến đã được minh chứng đúng theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng - thì đầu thời Hùng Vương thứ XVIII đến cuối là khoảng 300 năm - Chử Đồng Tử không thể sống để gọi là "dạy nghề đánh cá" cho ông Triệu Đà Nguyễn Cẩn được.

Mâu thuẫn với Việt sử 5000 năm văn hiến thì chưa hẳn đã sai - nếu chỉ xét hiện tượng cục bộ này. Nhưng chẳng may cho những tư liệu loại này là: Vào trước khi kết thúc thời Hùng Vương thứ XVIII, Chử Đồng Tử đã là phò mã lấy công chúa và về trời. Đâu còn "ở trần , đóng khố" đi bắt cá ven sông để truyền nghề cá cho Triệu Đà Nguyễn Cẩn và trông nom ông bà ngoại cho ông ta được? Bởi vậy, mâu thuẫn với Việt sử 5000 năm văn hiến là chỉ có từ sai trở lên (*).

Chúng ta cũng biết rằng: Lợi dụng nhà Tần sụp đổ 207 BC thì quan thái thú Nhâm Ngao mới khuyên Triệu Đà xưng Vương. Tức là lúc đó Triệu Đà đã lớn tuổi thì mới có thể làm quan. Hay nói rõ hơn là ông ta đã ở tuổi trưởng thành. Còn cụ thể ông ta bao nhiêu tuổi thì vẫn còn là một tồn nghi lịch sử. Hiện chưa có một tư liệu nào đủ tin cậy để xác định tuổi của ông ta. Do đó, tôi thấy chưa đủ luận cứ xác đáng để chấp nhận tư liệu trên.

Căn cứ vào tính hướng dẫn của truyền thuyết lịch sử thời Hùng và những truyền thuyết dân gian còn lại, tôi đã dựa vào những tư liệu ít ỏi , nhưng phân tích với sự tự thẩm định chặt chẽ theo tiêu chí khoa học để kết luận rằng:

Thục Phán An Dương Vương đã được vua Hùng cuối thời Hùng Vương thứ XVIII nhường ngôi (tình tiết con rể trong Sơn tinh Thủy tinh) và tiếp nối sự nghiệp của các vua Hùng trong việc bảo vệ và phục hồi giang sơn đất Việt. Lý do để có cuộc nhường ngôi này, tôi đã xác định rằng: Do biết nếu chiến tranh dai dẳng thì khí lực dân tộc Việt sẽ suy yếu, vua Hùng đã theo lời khuyên của Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh nhường ngôi cho Thục Phán có điều kiện - nhằm tìm cách bảo tồn những giá trị văn hiến Việt. Đây cũng chính là lý do Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh được Việt sử tôn vinh là một trong những Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Việt tộc. Những di sản phi vật thể lưu truyền có tính mật ngữ để phục hồi lại Việt sử và văn hóa Đông phương là công lao của Ngài. Những di sản này có tính kế thừa những di sản đã từng lưu truyền và phát triển trong văn hóa truyền thống Việt thời Hùng Vương.

Chính vì vậy mà Triệu Đà chỉ được coi là một triều đại không chính thống khi so sánh với An Dương Vương Thục Phán trong sự phê phán lịch sử, giữa hai thế lực cầm quyền Việt tộc ở Nam Dương tử, chứ không phải coi Nam Việt Triệu Đà như là một thế lực ngoại bang thống trị.

Anh Votruoc thân mến.

Đây chính là những lý do mà tôi luôn rất thận trọng trong việc thẩm định và sử dụng tư liệu. Chỉ cần tôi sơ hở một chút là đám tư duy "ở trần , đóng khố" làm ầm ĩ lên ngay. Nhưng sở dĩ họ cắn răng im lặng đến bây giờ, chính vì lập luận của tôi không có kẽ hở. Nhưng đó cũng là lý do mà họ ngấm ngầm đập tôi.

Do đó, tôi nhắc lại là tôi không dây dưa đến chính trị. Tôi không quan tâm đến sự ủng hộ bởi bất cứ một thế lực chính trị nào, trong nước cũng như quốc tế. Cho nên tôi công khai phát biểu rằng: Đừng có ngu mà chụp mũ chính trị cho tôi. Cá nhân tôi chỉ nhân danh chân lý và khoa học thật sự. Đấy là tính chính danh của vấn đề. Chính đám phủ nhận văn hiến Việt vẫn rêu rao như vậy - công khai cả trong nước và quốc tế . Vậy nếu tôi sai thì cứ việc phân tích chỉ ra cái sai đó. Toàn giáo sư tiến sĩ, lại còn cả "hầu hết các nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" nữa chứ. "Oai như cóc" cả, chứ có phải đồ giẻ rách đâu. Việc gì phải làm cái trò bẩn thế? Nhìn vào nhà tôi làm gì?

Vớ vẩn.

==============

PS: Có một lần, một hội viên quan trọng của diễn đàn đặt vấn đề tranh luận khép kín về cội nguồn Lý học Đông phương và Việt sử. Tôi đồng ý về nguyên tắc cuộc tranh luận này, nhưng nếu không công khai được trên truyền hình trực tiếp thì tôi đề nghị quay camera và đưa lên diễn đàn. Anh ta kết luận: "Chẳng thằng nào dám". Bởi vậy, khoa học gì cái đám đó. Đó là lý do mà tôi chỉ tham gia tranh luận có tính dứt điểm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay