Thiên Đồng

Tếu Lâm Việt Nam

19 bài viết trong chủ đề này

Mở Màn

Lần trang truyện cổ dân gian
ai hay trong ấy ẩn tàng ý sâu

tục thanh hai nghĩa tranh nhau
ngu ranh hai vế đối đầu hồn nhiên
Thiên Đồng ngẫu bút


MẸ TRÒN CON VUÔNG

Tại huyện nọ, vợ và con quan huyện đều ốm nặng. Quan sai lính lệ đi lấy thuốc. Khi lính lệ đưa cho quan hai thang thuốc, quan dòm thấy trên gói thứ nhất có vòng tròn và trên gói thứ hai vẽ một hình vuông. Quan không hiểu hỏi lính:
- Thầy thuốc có dặn gì không?
- Dạ, thầy bảo cứ đưa về trình quan ắt quan sẽ biết.
Quan huyện quát lính:
- Đồ ăn hại! Đi hỏi xem gói nào là của bà, gói nào là của cậu, đi ngay!
Anh lính lệ ba chân bốn cẳng chạy đi hỏi mãi trưa mới về, quan càng tức. Thấy anh ta, quan hỏi ngay:
- Thế nào? Nói mau lên!
Anh lính sợ hãi liền đáp một mạch:
- Dạ, thầy thuốc bảo mẹ thì tròn, con thì vuông, có thế mà không biết, quan nhà chú dốt như con bò đực ấy ạ!
sưu tầm
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên đồng làm thơ hay quá!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữa Cho Khỏi Nóng

Một đứa trẻ sốt dữ lắm. Thầy lang cho uống thuốc nó lăn ra chết. Bố nó đến tận nhà thầy lang bắt đền. Thầy không tin, đến xem lại, sờ thằng bé rồi bảo:

-Thế này mà còn trách tôi ư? Ông bảo tôi chữa cho nó khỏi nóng, bây giờ nó lạnh như thế này còn kêu gì nữa!

Bóp Mồm

Làng nọ có một anh hay nói dại. Chuyện không anh ta nói có, chuyện có anh ta nói không. Có một chị bị anh ta đặt điều nó những chuyện không hay, tức lắm mà không là gì được. Một hôm, trời mưa, đường đi bầy nhầy, thấy anh ta từ xa đi lại, chị ta túm váy chổ giữa háng rồi đi nghênh ngang ra dáng thách thức khi giáp mặt anh ta. Thấy vậy anh ta hỏi:

-Tội tình chi mà bóp mồm hắn lại rứa?

Chỉ chờ có vậy, chị ta đáp ngay:

- Vì hắn hay nói dại!

Sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mày để cho nó một chút

Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.

Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.

Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...

- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!

Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.

- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.

Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.

Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...

- Thì mày cứ để cho nó một chút...

Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.

Thi ngũ quả


Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.

Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:

- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!

Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.

Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:

- Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?

Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:

- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?

Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:

- Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!

Quỳnh can ngay:

- Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!

Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:

- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!

Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.

Trạng Lợn xem bói


Chung Nhi đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn đồng hành khi trước vào nhờ xem một quẻ. Ba người gặp nhau vui mừng khôn xiết. Hai người bạn kia liền bảo Chung Nhi gieo cho một quẻ xem phận rồng mây phen này thế nào. Chung Nhi khấn khứa, xem quẻ rồi đoán:

- Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ thi năm nay hoãn.

Thì ra mấy hôm trước, có hai vị quan đến xem bói nói chuyện riêng với nhau để lộ ra. Chung Nhi nghe lỏm được nên mới dám đoán già như thế. Hai người bạn, tuy biết tài Chung Nhi nhưng trong lòng thì chưa tin lắm, còn những người xem bói khác thì hoàn toàn bảo lão thầy bói nói láo. Khi sắp đến kỳ thi, quả nhiên có giấy niêm yết báo hoãn. Ai nấy giật mình, cho Chung Nhi là bậc tiên tri. Từ đó tiếng đồn gần xa, khắp kinh kỳ rủ nhau đến xem bói đông nghìn nghịt...

Một hôm, quan Thượng thư bộ Binh lạc mất con thiên lý mã. Quan tiếc lắm, vì là con ngựa rất quý. Nghe đồn có thầy bói giỏi, quan sai cho gọi Chung Nhi vào dinh. Nằm trong dinh quan Thượng, được cung phụng đầy đủ mọi thứ, nhưng Chung Nhi lo lắm, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, trằn trọc suốt đêm, bụng luôn nghĩ đến chuyện mất ngựa. Bất giác Chung Nhi nhớ đến mấy câu trong “Tam tự kinh” học hồi còn nhỏ, liền ngâm to lên cho khuây khỏa: “Mã ngưu dương, thử lục súc, nhân sở tự...”.

Chẳng dè tên lính hầu trong dinh đúng là tên trộm ngựa. Khi mới nghe tin quan Thượng mời Chung Nhi vào, hắn đã lo, nên ngày đêm lai vãng gần đó để nghe ngóng. Đêm hôm ấy, hắn chui xuống gầm giường Chung Nhi nằm, xem động tĩnh ra sao, đương hồi hộp đợi chờ, bỗng nghe thấy Chung Nhi đọc vanh vách nào là “mã” với “tự”. “Mã” là ngựa, còn “tự” thì đúng là tên hắn. Hắn sợ quá, cho là Chung Nhi đã hô đích danh mình rồi, bèn lóp ngóp bò ra khỏi gầm giường, vừa vái vừa kêu, xin khai hết sự thật, nhưng xin Chung Nhi đừng nói rõ tên với quan Thượng. Chung Nhi được thể, thét bảo:

- Ừ, mày lấy trộm ngựa ngày nào, giờ nào, bây giờ giấu ngựa ở đâu? Muốn sống khai ra ngay, không tao hô lên tất cả đến đây thì khó mà cứu vãn đó!

Tên ăn trộm khai hết đầu đuôi. Hôm sau, Chung Nhi vào hầu quan Thượng, giả cách khấn khứa gieo quẻ, rồi cứ lời tên kẻ trộm khai mà nói ra vanh vách. Quan cho người đến tận nơi, quả thấy ngựa quý, mừng lắm, thưởng cho Chung Nhi rất nhiều vàng bạc. Từ đó, tiếng tăm Chung Nhi càng lừng lẫy, ai ai cũng gọi chàng là Trạng.. bói!!!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ thi năm nay hoãn.

"Quần long vô thủ" hay "vô chủ" vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

theo đệ tử thì

"Quần long vô chủ" tức đám rồng không có chủ. "Quần long vô chủ" chuẩn hơn.

"Quần long vô thủ" có nghĩa là đám rồng không có đầu (cả đám rồng cụt đầu)

"Chủ" là người đứng đầu có quyền, người quản lý đám đông.

"Thủ" theo nghĩa xưa chỉ là đầu, cái đầu,(vd: thủ dĩ là đầu heo), nhưng cũng có nghĩa là lãnh đạo, khi hiệp từ, như thủ lĩnh, thủ môn.

Nhưng trên góc độ ngôn ngữ thì "chủ" và "thủ" có vấn đề. Âm chủ và thủ dường như cùng một nôi âm tiết, có thể nói là trại âm của nhau. Hai chữ đều có khẩu hình môi chu và bật hơi đánh lưỡi. Có thể đây là dấu tích ngôn ngữ Việt cổ còn lưu trong xã hội tàu. "chủ" hiểu đại để là người đứng đầu cộng đồng hay nhóm, và có quyền lực. Thủ chỉ vị thế cao, hay cũng là người cao hơn, như thủ tướng, thủ trưởng, cao thủ.

Kính

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi tu phải tội

Ngày xưa có một ông sư và một con đĩ chết xuống âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi, nếu ai không có tội thì tha, lại cho hóa kiếp làm người, nếu ai có tội thì bắt bỏ ngục hay bắt đầu thai làm súc vật. Khi Diêm vương hỏi thì đĩ tâu :

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ mua vui cho người ta, ai buồn bực điều gì, đến tôi thì quên hết.

Hỏi ông sư, ông tâu:

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ cứu nhân độ thế. Hễ ai ốm đau, tôi làm chay tụng niệm cho họ khỏi chết.

Vua Diêm vương phán:

-À, thằng này là của không vừa, chỉ ăn không có nói, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta mới sai quỉ sứ đi bắt, thế mà nó dám cầu nguyện cho họ khỏi chết, cưỡng lại mệnh ta, khoe khoang với người đời lên mặt cứu nhân độ thế. Quỉ sứ đâu ! Đem giam nó vào ngục, rồi sau này hãy cho làm kiếp chó !

Và chỉ vào con đĩ:

-Còn con kia chỉ mua vui cho người ta, xét ra không có tội gì cho lên làm kiếp người!

Ông sư tức quá phàn nàn:

-Đi tu phải tội, làm đĩ được phúc !

Xin đại vương đình lại cho một đêm

Ngày nọ, quỉ sứ bắt ba hồn trên dương gian về nộp cho Diêm vương. Diêm vương phán hỏi:

-Chúng bay khi còn sống làm nghề gì?

Hồn tên trộm tâu:

-Tôi nghèo lắm, không của mà bố thí, nên phải thí công: đêm nào cũng phải đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì đem cất giấu cho họ.

Diêm vương khen:

-Ngươi chịu khó với đời, cho ngươi đầu thai làm quan lơn".

Hỏi hồn gái đĩ, nó cũng tâu:

-Tôi từ nhỏ đến lớn, không có chồng, nhưng tính lại hay thương những người đàn ông góa bụa. Ai đến tôi cũng tiếp đãi như chồng !

Diêm vương khen:

-Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn.

Diêm vương hỏi đến hồn thầy thuốc thì hồn nói:

-Tôi không có lòng "nhân đức" được như hai hồn kia. Chỉ biết rằng ở trên dương thế, tôi cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh.

Diêm vương nổi giận mắng:

-Vậy ra khi ta sai quỉ Vô thường lên dương gian bắt hồn về thì chính mi đã cản lại mệnh ta ! Đem bỏ vạc dầu !

-Hồn thầy thuốc quì lạy, vừa khóc vừa tâu:

-Xin đại vương đình lại cho một đêm, để tôi về mách con trai tôi đi ăn trộm, con gái tôi đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vào vạc dầu !


Bị mất trộm bò

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.

Xót ruột, anh ta trình quan:

-Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.

Quan nghe nói vô lý quá bật cười :

-Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!

-Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !

-Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...

Người kia vỡ lẽ nói:

-À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ !

sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng rể hay chữ

Một phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, hằng ngày anh ta phải đi cày thuê cuốc mướn, cuộc sống vất vả mà cũng không đủ ăn.

Khi biết nhà phú ông muốn kén rể, anh ta đến nhờ ông mai lo việc mối lái cho mình. Biết chàng trai nghèo khổ, lại cũng chẳng thân thế gì nhà phú hộ, ông mai cố gắng thu xếp giúp. Khi được ngỏ ý, vì tin tưởng ông mai, phú hộ nhận lời với điều kiện: Anh nông dân phải ở rể 3 năm, nếu anh ta là người hay chữ, biết làm ăn thì phú hộ sẽ cho làm lễ cưới rước dâu.

Một hôm, anh nông dân và phú hộ cùng lên rẫy. Muốn thử tài con rể, phú hộ mới ra câu đối: “Tích cốc phòng cơ”. Đứng trước đám rẫy xanh tốt, anh nông dân không nghĩ ra câu đối, tức mình quá anh bỏ rựa xuống và chửi đổng: - Con c...! - Rồi anh bỏ về.

Lão phú hộ giận quá đến nhà hỏi ông mai: - Ông bảo nó hay chữ lắm, thế mà khi tôi ra câu đối, nó lại hỗn xược bảo: “Con c...” rồi bỏ về. Ông mai nhanh nhẩu trả lời: - Thì hắn đã đối lại câu: “Tích cốc phòng cơ” của ông rồi đó, ý nó đối là: “Tử tôn kế nghiệp” (sinh con cháu để kế nghiệp ông cha). Lão phú hộ thấy câu đối thông minh quá, mới vội vàng tới nhà anh nông dân đón rể về nhà.

Hôm sau, cha vợ, chàng rể lại lên rẫy tiếp. Trời nóng, lão phú hộ đưa tay lên che đầu và ra câu đối: - Ngũ duyên lai định thượng. Anh con rể lúng túng đưa tay vỗ vào bụng “cái bạch" rồi bỏ ra về: Lão phú hộ không hiểu anh chàng rể đối thế nào phải lò dò đến ông mai, giận dữ nói: - Tôi thật chẳng hiểu gì cả!

- Có thế mà ông cũng không biết, nó đối thế là hay quá, ý nó là: “Phúc trung tấp thư tịch" (trong bụng chứa rất nhiều chữ nghĩa). Từ đây về sau, ông chẳng nên thử tài nó nữa, nó mà giận bỏ về lần thứ ba thì tôi không chịu trách nhiệm nữa đâu!

Bữa kia anh nông dân đi làm gặp trời mưa, anh ghé vào nhà ông mai nói chuyện, nhìn màn mưa bên ngoài ông mai buột miệng: "Lác đác mưa sa làn gió thị". Chiều về trời vẫn mưa chưa hết, sấm chớp lại nổi lên liên hồi, lão phú hộ tức cảnh đọc: - Ầm ầm sấm dậy đất kim bôi. Chàng rể liền đọc ngay: - Lác đác mưa sa làn gió thị. Lão phú hộ nghe vậy cứ gật đầu khen hay mãi vì câu đối chỉnh quá.

Từ đó về sau, lão yên tâm không thử tài chàng rể nữa. Hết thời hạn ở rể 3 năm, anh nông dân được lão phú hộ tổ chức đám cưới linh đình, bao nhiêu phí tổn lão chịu hết. Bên làng biết được cười rằng: Dốt thôi dốt đặc cán mai, Gặp may chàng cũng thành trai lão làng.

Tú tài hay chữ

Một anh tú tài hay chữ mà cũng hay nịnh, chết xuống âm phủ khai với Diêm Vương:

- Tôi ở trần gian hay chữ một thời.

Diêm Vương thấy anh ta khoe khoang như vậy bật cười và bật cả rắm. Anh tú tài liền ứng khẩu một bài thơ chúc tụng:

- Đền ngọc ngai cao
Mộng vàng rắm quí!
Êm như tiếng sáo tiếng diều
Mường tượng mùi lan mùi huệ
Đã nên hương xạ thơm tho
Lại nghe giọng đàn rủ rỉ
Có chen đại pháo nổ mừng xuân
Thật sánh với địa lôi phá lũy
Chúa ngồi trên bệ đã đành mở cửa năm xe,
Tôi ở dưới thềm cũng được nhờ hơi một tí.


Vác tấm vách ra

Xóm kia, có anh chàng nhậu dữ lắm, nhà nào có đám giỗ, ảnh cũng giả bộ lỡ bước tới lui. Một bữa, khi đang ăn đám kỵ cơm bên lối xóm thì nhà anh ta bốc cháy rần rần. Anh ta cũng lật đật chạy về.

Thấy mọi người kẻ vác rương, người vác bộ ngựa, anh lính quýnh kêu: - Bà con cô bác ơi, vác đồ đó ra làm gì? Chạy vô gỡ tấm vách trong buồng đem ra giùm, có đồ quý lắm! Mọi người tưởng tấm vách nhà anh có để bạc vàng, vội chạy vô gỡ.

Kẻ phỏng tay, người trầy chân, vác ra được rồi, thấy nó mỏng lét, chẳng để được món chi là quý, mọi người ngạc nhiên hỏi: - Sao đồ quý không cho đem ra, biểu vác đồ này làm chi?

- Trời, mấy anh không thấy sao? Lật hết hai bề mà coi, tôi biên đầy những ngày kỵ cơm của mỗi nhà trong xóm, rủi cháy mất tôi biết ngày nào?

sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai Mua Hành Tôi

Ngày xửa ngày xưa, có một anh nông dân hiền lành chăm chỉ. Cha mẹ không may mất sớm, vợ con chưa có, mình anh suốt ngày cặm cụi với công việc đồng áng. Hàng xóm láng giềng cần gì, anh vui vẻ giúp mà chẳng quản ngại khó khăn. Một hôm anh vào rừng đốn củi, chợt nghe thấy tiếng chim kêu thoảng thốt:" Tẹc! Tẹc! Cứu! Cứu" Một con chim sẻ bé bỏng đang tìm cách thoát khỏi chiếc mỏ dữ tợn của con quạ to tướng, đen ngòm. Anh nông dân thương con chim nhỏ, vội vàng nhặt đá ném quạ ác. Qụa giật mình bỏ mồi bay lên, miệng kêu quàng quạc:

"Quà! Quà! Cứ đợi đấy, tao sẽ cho mày biết tay!".

Chim sẻ được chàng trai chăm sóc, trong giây lát đã hồi tỉnh. Chim chấp chới bay đi, lát sau quay lại, thả vào tay anh một chiếc lọ nhỏ rồi nói:

-"Ðây là lọ nước thần có phép làm cho người già thì trẻ lại, vật nhỏ thì lớn thêm, trần gian không ai có". Từ chiếc lọ nhỏ, mùi hương ngào ngạt bay ra. Anh nghĩ bụng: - Những thứ này chỉ để cho các bà quan làm đỏm, có đâu để hạng chúng ta dùng". Rồi anh từ biệt chim sẻ, gánh củi về và treo lọ trên kèo nhà.


Mấy năm sau, ở làng bên có cô gái thấy anh hiền lành chăm chỉ, nên đem lòng thương yêu rồi nhận lời làm vợ. Cuộc sống tuy vất vả, nghèo khó, song hai vợ chồng rất mực thương nhau.

Hôm ấy anh nông dân đi cày ruộng xa, chị ở nhà quét dọn nhà cửa; Thấy chiếc lọ con bị mạng nhện bám đầy trên kèo nhà, chị tò mò bắc ghế lấy xuống mở nút ra xem. Mùi hương ngào ngạt từ chiếc lọ bay ra, khiến chị hít hà hoài mà không chán.

Công việc xong xuôi, chị nấu nước tắm gội sạch sẽ, sẵn tiện có chiếc lọ hương, chi đổ ra rồi xức lên tóc tai, mình mẩy. Chị bỗng trở lên xinh đẹp lạ thường. Nước thần rơi xuống mấy khóm hành bên giếng, làm chúng lớn phồng lên, củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh.

Khi người chồng đi cày về nhìn mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa xuống cõi trần, nếu không có tiếng nói thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình. Nghe vợ nhắc đến lọ nước thơm, anh mới sực nhớ tới chuyện đền ơn của con chim sẻ trước đây. Nỗi mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi không chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cũ cho vợ nghe.

Từ đấy anh cứ quấn quýt lấy vợ không rời. Công việc đồng áng vì thế cũng mười phần bê trễ. Nhưng không làm thì lấy gì mà ăn. Anh đành thuê thợ vẽ hình chị, để mỗi khi ra đồng ngắm cho đỡ nhớ.

Mấy hôm sau, có một con quạ cứ lượn lờ nơi anh cày ruộng. Nó chờ đến buổi trưa, lúc anh sơ sểnh liền xà xuống quắp lấy bức tranh mang đi. Qụa vội vã cất cánh bay cao, chỉ trong một thoáng là mất hút. Anh nông dân chỉ biết nhìn theo, giậm chân kêu trời.

Quạ bay mãi tới kinh đô, thả xuống ở sân rồng. Bọn thị vệ thấy sự lạ lùng, bèn nhặt lên đem trình vua. Cầm lấy bức truyền thần vua ngắm nghía mãi không chán mắt, quên cả các quan đang đứng chầu. Vua nghĩ thầm: "Trong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người đẹp, nhưng chưa có người nào đẹp bằng người đàn bà trong tranh này. Hẳn là trời sai con quạ đến mách cho ta đây!".

Lập tức vua ban chiếu chỉ lệnh, lệnh cho quân quan phải tìm cho được người đàn bà đã vẽ trong tranh mang về. Ai tìm thấy sẽ được trọng thưởng.Các quan không bỏ lỡ dịp lập công, liền cho người về các địa phương sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Họ bày ra nhiều hội hè ở các khắp nơi cho dân chúng đổ về xem . Mỗi lần thấy dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra giả tảng nói là tình cờ bắt được, người nào mất thì đến mà nhận, hoặc giả ai biết chủ nhân của bức tranh sẽ được thưởng hậu, nghe thế, mọi người nghe vậy, liền rủ nhau đổ về xem đông nghịt.

Anh nông dân biết tin ấy, vội vã tới nơi xem hội. Khi vừa nhìn thấy bức tranh, anh mừng rỡ chạy tới, miệng rối rít cảm ơn:

" May cho con quá, đây là bức tranh của con bị mất. con đi tìm mãi! Con đội ơn các quan!"

Đám quân quan chỉ chờ có thế, vội vã lén theo anh về nhà. Khi vừa nhìn thấy vợ anh, lũ lính liền bắt trói anh lại, rồi đưa nàng lên kiệu về kinh, mặc kệ anh nông dân đang kêu khóc van xin.

Từ khi bị bắt vào cung, chị vợ không nói không cười, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Suốt ngày chỉ u rũ, và ngồi bên bâu cửa buồn bã. Vua làm mọi cách dỗ dành, chiều chuộng, song chị vẫn không mở miệng cất tiếng 1 câu. Vua đành hạ lệnh cho rao trong dân chúng hễ ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được, thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin này, có nhiều người, từ những vai hề nổi tiếng, những ông trạng cười cho đến các bậc lương y, các pháp sư phù thủy v.v... đua nhau trẩy kinh hy vọng dùng tài phép làm cho người đẹp phải buột miệng nói cười. Nhưng dù đã giở đủ mọi trò, đều vô hiệu.

Người chồng ở nhà buồn rầu héo hon. Khi nghe tin loan báo, biết vợ mình đang ở cung vua, anh nhổ mấy khóm hành cạnh giếng quẩy vào kinh tìm vợ. Ðến kinh đô, anh quảy gánh của mình đi lại trước cửa hoàng cung rao to:



Dọc bằng đòn gánh
Củ bằng bình vôi
Ai mua hành tôi
Thì thương tôi với!


Nghe tiếng rao nét mặt của người đẹp tự nhiên tươi tỉnh. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Em hãy gọi người bán hành vào cho ta!

Khi nhìn thấy mặt chồng, chi bật cười vui mừng. Thấy người đẹp đột nhiên thay đổi, vua mừng rỡ như mở cờ trong bụng. Vua ngỡ là nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp nói cười. Ngài liền bảo anh chồng:

- Hãy đặt gánh hành lại đó và cởi áo ra mau!


Vua đổi áo cho anh nông dân, rồi nhún nhảy trước sân rồng đọc câu hát rao. Thấy người đẹp cười nghiêng ngả, ông ta càng lấy làm thích chí rao to:

" Dọc bằng đón gánh"...

Đám chó trong cung không nhận ra vua, liền nhảy xổ tới cắn. Vua sợ hãi chạy đi, la lớn:

"Lính đâu mau cứu ta!"

Nhưng tất cả quan quân trong triều đều chán ghét ông vua tham tài, háo sắc, nên chẳng ai đáp lại lời kêu ấy.

Thần dân trăm họ thấy anh nông dân hiền lành đức độ, chị vợ đẹp người đẹp nết, liền tôn lên làm vua và hoàng hậu. Đức vua mới lên ngôi đã chăm lo việc triều chính, lo cho cuộc sống an lạc của nhân dân. Dưới thời trị vì của chàng, ai có công thì được thưởng, có tội thì phạt. Dân chúng sống trong cảnh lo ấm. yên vui.
(dị bản)
sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự Tích Con Nhái

Ngày xưa có hòa thượng trẻ, nổi tiếng chân tu. Mọi "thị dục" của bản thân, hoà thượng đều kiên quyết cắt đứt, chỉ một lòng chuyên chú vào lẽ hư vô của đạo Thiền.

Nhà Vua trong nước nghe nói vô cùng kính trọng hòa thượng, liền mời hoà thượng về cung phong cho chức quốc sư, và sai tu bổ một ngôi chùa ở phía nam kinh thành để cho hòa thượng trụ trì. Nhưng hòa thượng từ chối, chỉ xin phép đi quan chiêm các chùa chiền, các cảnh đẹp trong thiên hạ.

Từ lâu Phật bà Quan âm đã nghe tiếng đồn về hòa thượng. Nhân cuộc đi chơi của hòa thượng, Phật bà định bụng thử xem con người đó như thế nào. Nếu quả đúng là chân tu thì sẽ đưa về Tây trúc cho hóa thành Phật. Lúc hòa thượng sắp đi qua một con sông rộng, Phật bà hóa ra một cô gái rất đẹp, chống đò cập bến chờ khách qua sông.

Hôm đó cũng theo cách mầu nhiệm của Phật bà, khúc sông đó trở nên vắng vẻ, người và thuyền qua lại rất ít. Khi hòa thượng chui vào trong khoang đò thì cô gái nhổ sào chèo ra giữa sông, đoạn nàng chèo thuyền đến một bãi cát vắng rồi đậu lại. Hòa thượng hỏi vì sao thì cô gái mỉm cười hóm hỉnh trả lời sẽ đi ngay. Rồi cô gái chui vào khoang tỏ tình cách trắng trợn là thấy nhà sư đẹp quá nên vào đây xin chút tình yêu. Hòa thượng đã nghe nói gái ở vùng này đáo để, nên nghiêm nét mặt trả lời:

- Adi đà Phật, mong người trần giới buông tha cho kẻ tu hành này.

Nhưng cô lái đò đâu có buông tha, cố sấn lại gợi tình. Hòa thượng không nói gì lẳng lặng mở cuốn kinh Kim cương tam muội ra tụng. Tiếng đọc của hòa thượng mỗi lúc mỗi lớn át tiếng nài nỉ của cô lái đò. Nhưng cô lái đò vẫn cười cười lấy tay che quyển kinh. Hòa thượng nghiêm khắc cảnh cáo:

- Adi đà Phật, trong người bần tăng có một tờ lệnh của hoàng đế. Hoàng đế ra lệnh cho ai chạm vào bần tăng sẽ bị án trảm quyết, bần tăng mong người đừng chạm vào phép của thiên tử.

Lời cảnh cáo của nhà sư không làm cho cô gái nhụt chí, cô van xin:

- Em đang muốn chết đây, chỉ mong chàng đoái thương em một tí rồi chết cũng thỏa.

Hồi lâu thấy lòng nhà sư không chuyển, cô lái đò thi hành mưu khác, cô nhất định quyến dũ cho bằng được. Cô bắt đầu cởi áo ra. Khi chiếc cổ yếm buông xuống thì hòa thượng nhắm mắt lại. Hòa thượng lấy chiếc áo trong gói của mình khoác vào người nàng, tay hòa thượng vẫn lần hạt, miệng nhẩm nhẩm tụng kinh.

Phật bà quan âm rất cảm động, nhìn người con Phật như thế xứng đáng chiếm một chỗ trên Niết bàn.

Nhưng đã thử phải thử cho trót. Sau lần tấn công thứ 9, cô gái vẫn bị cự tuyệt, dù hơi thở của cô gái phảng phất trên mặt hòa thượng, hòa thượng vẫn không đổi nét mặt.

Nhưng đến lần thứ 10, tường thành kiên cố sụp đổ, bàn tay hòa thượng tự nhiên bỏ lên mình nàng, thế là phút chốc mất hết 20 năm tu luyện.

Phật bà không được hài lòng, giận vì hòa thượng không kiên quyết trước cám dỗ của thị dục, bà nắm đầu hòa thượng vứt ngay xuống sông, lại còn bắt hóa thân thành con nhái, mất hết thanh danh của một bậc tu trì lâu năm.
http://diendan.game....u-Tich-Con-Nhai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây Cầu Phúc Đức

Ngày xưa, có một chàng trai chuyên sống bằng nghề ăn trộm. Trong nhà còn có mẹ già phải nuôi. Tuy có lúc được lúc không, có lúc ít lúc nhiều, nhưng trong nhà chẳng bao giờ có của để dành. Hai mẹ con chàng thường phải chịu bữa ăn, bữa nhịn. Cuộc sống vô cùng nghèo khổ khó khăn.

Một hôm, nhân ngày giỗ cha, mẹ chàng kể lại cho chàng nghe cuộc đời của ông và cha chàng xưa kia.

Xưa kia ông nội của chàng cũng làm nghề ăn trộm, có đêm kiếm được những món đáng bạc chục, bạc trăm, nhưng bị cường hào chèn ép bắt phải cúng nạp cho chúng mới được yên thân, nên khi nhắm mắt xuôi tay cũng không để lại cho cha chàng được chút gì.

Rồi đến đời cha chàng. Lớn lên, không biết chọn nghề gì khác tốt hơn, cha chàng lại nối nghề ông cụ, đến đêm lại đi rình mò hết làng trên đến xóm dưới, mà cũng không bao giờ kiếm được nổi hai bữa cho hai vợ chồng và đứa con. Rồi cha chàng chết đi cũng không có gì để lại. Nay đến đời chàng, lao theo cái nghề này đã gần hai chục năm rồi mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đã vậy, chàng cũng không tìm được nổi một người vợ, mặc dầu đã gần bốn chục tuổi đầu.

Nghe mẹ kể lại đời cha ông xưa và nhìn cuộc đời mình chàng không khỏi thấy ngán ngẩm.

Chẳng bao lâu sau, mẹ chàng ngã bệnh, nhà lại không có gì để ăn. Nghe có ông thầy đồ xóm bên được học trò biếu nhiều thức ngon lành, chàng liền đến rình nhà, định ăn trộm cái miếng giò lợn treo trên gác bếp. Rình mãi tới khuya, ông thầy vẫn chưa đi ngủ, ông đọc hết trang sách này tới trang sách khác. Chợt ông thầy đọc tới câu: "Tích thiện chi gia tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương"[1]. Chàng bụng bảo dạ: "Phải chăng ông cha ta làm nghề thất đức nên để khổ nhục lại cho ta"? Rồi tự đáp: "Phải, quả thật đúng như vậy". Đoạn chàng chạy một mạch về nhà, quyết từ nay bỏ nghề ăn trộm.

Sáng hôm sau, chàng vác búa vào rừng hái củi mang ra chợ bán. Công việc thật là vất vả, hái được một gánh củi chàng phải đổi một bát mồ hôi mới kiếm được một món tiền mua gạo, nhưng chàng thấy yên tâm hơn mọi ngày. Tuy vậy, đi đến đâu, chàng cũng nghe tiếng người xì xào: "Cẩn thận đấy! Cái thằng ba đời ăn trộm đã đến kia!". Cái tiếng "ba đời ăn trộm" làm cho chàng buồn bã. Chàng nghĩ: "Từ nay ta phải làm những việc gì phúc đức họa may mới xóa được mấy tiếng đó".

Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông như mọi hôm được. Hàng trăm người ùn lại vì chưa có đò, mặt trời đã khuất sau rặng núi, mà mọi người vẫn loay hoay ở bờ sông. Chàng bèn nghĩ tới việc bắc một cái cầu. Đêm ấy, ngủ lại bến sông cùng với nhiều người khác, chàng đem chuyện bắc cầu ra hỏi bà con, nhiều người nói:

- Đó là một điều phúc đức được muôn ngàn người nhớ ơn. Trước đây cũng đã có người làm nhưng rồi lại bỏ dở...

Sáng hôm sau, nước rút, chàng lội sông về nhà, tới nhà, chàng đem ý định bắc cầu ra hỏi ý kiến mẹ. Mẹ chàng rất vui và giục chàng dốc sức bắc cầu!

Từ đó, cứ sáng chàng lên rừng chặt cây; chiều ra sức chuyển gỗ; trưa cố hái thêm một gánh củi để về cho mẹ đi chợ.

Chàng làm việc quên ngày tháng. Buổi chặt cây, buổi chuyển gỗ, buổi bắc cầu, không bao lâu đã bắc được hơn chục sải cầu. Công việc còn nhiều nặng nhọc vì con sông rộng gần hai trăm sải. Vì ăn đói mà làm nhiều nên chàng bị kiệt sức. Một hôm đói quá chàng nằm lăn ra mê man ở đoạn cầu đang làm dở. Những người đi qua xúm lại cứu chữa, nhưng chàng vẫn chưa hồi tỉnh.

Giữa lúc ấy có một viên quan võ đi đến, thấy một đám đông đang xúm quanh một người nằm sõng soài, viên quan xuống ngựa đến gần hỏi chuyện. Mọi người cho biết đây là anh chàng bắc cầu làm phúc đang làm thì vì mệt quá mà lăn ra ngất đi... Viên quan liền mở túi lấy thuốc cho chàng uống. Được một lúc, chàng bắc cầu tỉnh lại, mọi người tản dần ra về, viên quan ngồi lại bên chàng ân cần hỏi chuyện. Chàng thật thà kể hết cho ông nghe cuộc đời của mình và nói rõ ý định cùng công việc đang làm. Viên quan võ nghe nói ra chiều cảm động, ông ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Xưa kia cha ông chàng làm nghề thất đức để cho chàng ngày nay phải đói nghèo. Nay, chàng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa kia, quả là hay vô cùng! Về phần tôi, tôi xin nói thật: cha tôi, ông tôi, ông cụ ông kỵ tôi, đời đời làm quan ức hiếp dân lành, bóp hầu bóp cổ để nã tiền, nã của. Đấy cũng là điều thất đức, vì vậy đến tôi ngày nay trời quả báo: lấy vợ đã hơn hai mươi năm rồi mà không có một đứa con để vui cửa vui nhà, cho nên, tuổi đã ngoài bốn mươi, chúng tôi vẫn phải sống hiu quạnh. Nay tôi cũng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa, chẳng hay chàng có cho tôi góp sức cùng nhau bắc cầu được không?

Chàng bắc cầu vui mừng nói:

- Nếu quan lớn có chí hướng như vậy thì cái cầu này sẽ chóng xong, dân chúng sẽ mau được qua lại, còn gì tốt hơn!

Hai người bèn kể cho nhau biết tên tuổi, quê quán rồi kết làm anh em, viên quan võ hơn chàng bắc cầu bốn tuổi, được nhận là anh. Chàng bắc cầu nói:

- Em còn có mẹ già ở nhà, vì nhà nghèo, phải bán củi lấy tiền mua gạo cho nên ngày nào em cũng phải đem củi về nhà để sáng hôm sau mẹ đem củi ra chợ bán lấy tiền.

Viên quan võ thân mật bảo chàng:

- Anh có nhiều tiền của, anh sẽ bỏ ra nuôi mẹ để em khỏi phải bận tâm, như vậy chúng ta sẽ chuyên chú vào việc bắc cầu, em nghĩ thế nào?

Chàng bắc cầu nói:

- Nếu vậy thì còn gì hay hơn!

Từ đấy, hàng ngày hai anh em cùng nhau lên núi đốn cây, chuyển gỗ. Chẳng bao lâu, hai người đã dựng xong chiếc cầu gỗ hơn hai trăm sải. Dân chúng ai cũng vui mừng, họ đặt tên là cầu Phúc Đức. Các cụ hai làng hoan hỉ cùng nhau bàn định góp tiền làm một bữa tiệc ăn mừng cầu.

Ngày ăn mừng chiếc cầu, các vị bô lão và tất cả dân chúng quanh vùng nô nức đến dự, ai cũng cầu xin Ngọc Hoàng ban phúc cho hai người bắc cầu, họ ăn uống linh đình suốt cả buổi sáng. Bỗng một cơn gió bất chợt kéo đến, gió thổi mạnh, làm cúi rạp ngọn cỏ nghiêng ngả cành cây. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, rồi bất thình lình cuốn anh chàng bắc cầu đi mất. Viên quan võ thất thanh kêu gọi, tất cả mọi người đều ngậm ngùi.

Thấy người em kết nghĩa của mình hết lòng hết sức hàng ba năm trời ra làm cầu mà lại không được hưởng phúc, viên quan xót xa lắm. Sau khi mọi người đã ra về, ông đón vợ sang ở chung với bà cụ để sớm hôm trông nom, phụng dưỡng bà thay người em kết nghĩa.

Lại nói đến chàng bắc cầu bị gió lốc cuốn tới một cái hang trên một ngọn núi cao. Chàng lảo đảo đứng chưa kịp vững. Cơn gió bỗng vụt hóa thành người tươi cười nói với chàng:

- Nhà ngươi chớ sợ, ta là thần Gió được Ngọc Hoàng sai đi đón nhà ngươi về đây để thưởng cho ngươi cái công thành tâm làm chuyện phúc đức. Bạc vàng đấy, nhà ngươi muốn lấy bao nhiêu thì lấy.

Chàng bắc cầu nhìn vào hang thấy đống vàng sáng chói. Chàng cởi áo gói lấy một số vàng, rồi buộc lại cẩn thận, chàng vác gói vàng lên vai, tiến ra cửa hang, thần Gió lại hóa thành cơn gió lốc cuốn chàng đi, trả về bản và đặt chàng nhẹ nhàng xuống giữa sân nhà.

Chàng bắc cầu sung sướng để gói vàng xuống rồi lên tiếng gọi cửa. Nghe tiếng gọi, mẹ chàng và hai vợ chồng viên quan võ tưởng là hồn chàng bắc cầu hiện về, liền dắt nhau lại ngồi quanh chiếc bàn thờ thắp hương khấn vái lầm rầm. Nhìn qua kẽ liếp thấy ba người vừa cúi lạy, vừa khấn, chàng bắc cầu bật cười lại một lần nữa chàng lên tiếng gọi:

- Mẹ ơi! Anh ơi! Em đây mà! Em hãy còn sống trở về nhà đây! Mau mau mở cửa!

Nghe rõ tiếng gọi của con, bà mẹ mừng quýnh, lật đật xuống giường. Vợ chồng viên quan võ cũng chạy ra mở cửa, đón người em kết nghĩa.

Chàng bắc cầu ngồi xuống kể lại ngọn ngành câu chuyện được thần Gió đưa đi lấy vàng cho cả nhà nghe, mọi người reo mừng sung sướng.

Từ đấy mẹ con chàng bắc cầu bắt đầu trở nên giàu có, chàng mời hai vợ chồng người anh kết nghĩa ở lại và cùng nhau làm ăn.

ít lâu sau, vợ viên quan võ có chửa, đến tháng đến ngày chị sinh hạ được một con trai. Hai vợ chồng mừng vô kể. Còn chàng bắc cầu ít lâu sau cũng lấy vợ có con và sống sung sướng đến già.

[1]Tích thiện chi gia tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương : Ý nói nhà làm nhiều việc thiện sẽ được tiếng thơm và cái phúc về sau, còn nếu làm nhiều việc trái lương tâm ắt gặp phải tai họa muôn đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chàng Ngốc học khôn

Ngày xưa, ở một làng nọ có anh chàng Ngốc bố mẹ mất sớm. Ngày bố mẹ anh còn sống có cưới cho anh một người vợ và để lại cho hai vợ chồng một ngôi nhà, một đám vườn và vài sào ruộng. Nhưng thấy Ngốc đần độn, vợ anh có ý định bỏ anh đi lấy người khác. Cho nên, sau khi bố mẹ Ngốc nối nhau qua đời, vợ Ngốc cũng bỏ về nhà bố mẹ đẻ hơn một năm trời không trở lại. Giữa lúc ấy có một thầy khóa góa vợ, thấy vợ Ngốc coi được thì muốn lấy tranh. Bố mẹ vợ Ngốc vốn ham của và ham chức vị nên hối hả nhận lời. Bèn bảo chàng rể mới cứ chuẩn bị lễ vật rồi làm lễ cưới bừa, dù Ngốc có biết cũng không hơi sức đâu mà kiện tụng, vả lại anh em họ hàng nhà Ngốc chẳng còn có ai để mà bày vẽ. Về phía Ngốc, tuy bị vợ bỏ, nhưng anh cũng không biết làm thế nào để khuyên dỗ vợ trở lại với mình, cũng chẳng nghĩ gì đến chuyện thưa kiện, vì đối với anh, việc đó to lớn rắc rối quá, y như chim chích lạc vào rừng vậy.

Lật đật mà ngày cưới của đôi bên đã đến. Ngốc ta tuy biết, nhưng vì chẳng có ai bày mưu tính kế, nên anh cũng cứ để mặc. Mãi đến trước ngày cưới một hôm, một người đàn bà xóm giềng thương hại Ngốc, bèn đến báo tin:

- Này anh kia, anh sắp mất vợ đến nơi rồi. Chỉ nội nhật ngày kia là chúng nó làm lễ cưới đấy. Anh có biết gì không?

- Có biết. - Ngốc đáp.

- Thế tại sao anh không làm cách gì để trị cho chúng một mẻ?

- Tôi có biết cách gì đâu, làm thế nào bây giờ?

- Không biết thì phải đi học khôn với người ta chứ!

Hôm sau, chàng Ngốc dậy sớm quyết định đi học khôn một phen như lời bà láng giềng khuyên bảo. Anh cứ thẳng đường đi mãi. Khi mặt trời đã lên cao, anh vẫn chưa có dịp học được cái gì, vì mọi người còn bận công việc làm ăn của họ. Qua một bãi cỏ rộng, anh thấy một lũ trẻ chăn trâu đang chơi đùa vui vẻ. Anh sán lại gần, bỗng nghe một đứa nói:

- Thênh thênh ngồi đám cỏ xanh hơn ngồi chiếu hoa.

Ngốc ta thấy câu nói hay hay, liền lẩm nhẩm học thuộc lòng. Anh lại đi thêm một đoạn đường dài. Đến một bờ ruộng, anh thấy có một người đang lom khom bắt chuột. Người ấy hì hục đào lỗ, đặt hom, rồi đốt một nắm rạ, quạt khói vào hang. Bỗng có một con chuột từ trong hang thò đầu ra khỏi lỗ sắp chui vào trong hom, nhưng thấy bóng người, lại thụt trở vào. Người kia giơ ngón tay chỉ và nói:

- Thập thò, thập thò, không lo thì chết!

Ngốc ta thấy câu nói hay hay lại lẩm nhẩm học thuộc.

Bỏ người bắt chuột, chàng Ngốc lại tiếp tục cuộc hành trình. Qua một cánh đồng khác, anh nhìn thấy có hai người lực điền tát nước, đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, hút thuốc. Người này bảo người kia:

- Thượng điền tích thủy, hạ điền khan.

Ngốc ta cho là câu nói hay, lại lẩm nhẩm học thuộc.

Bấy giờ trời đã trưa, anh lại đi thêm một đoạn đường nữa. Trước mặt anh là dòng sông nước chảy xiết. Giữa sông, anh nhìn thấy có một cái bè gỗ đang xuôi dòng. Một ông lão mà anh gặp đứng ở trên đồi nhìn xuống cái bè, rồi bỗng chốc thốt lên một câu:

- Đại mộc lưu giang bất đắc hồi cố (Cây gỗ lớn trôi sông không thể quay lại).

Ngốc ta cho là câu nói hay quá, lại lẩm nhẩm học thuộc.

Buổi chiều, trên đường về, anh đi qua một hàng cơm. Có hai người từ trong cửa hàng bước ra, mặt đỏ gay đang chuyện trò với nhau rôm rả. Sau đó một lát, họ từ giã nhau, người này nói với người kia:

- Thôi, cơm no rượu say, tôi xin vô phép, mai ta lên quan sớm.

Ngốc ta lại học thuộc lòng câu này. Cho như thế là đã đủ, và đi bộ suốt ngày đã mệt, bụng lại đói, chàng Ngốc bèn trở về nhà thổi cơm ăn, rồi lên giường nằm nhẩm lại những câu vừa học. Đoạn ngủ quên lúc nào không biết.

Ngày hôm sau, chàng Ngốc ăn mặc chỉnh tề đi sang nhà bố mẹ vợ. Khi đến nơi đã thấy khách khứa tấp nập, cỗ bàn bày la liệt, hai họ đang chia nhau ngồi vào tiệc. Ngốc ta chẳng nói chẳng rằng bước vào cổng. Một người nhà chạy vào loan báo cho bố mẹ vợ Ngốc và chàng rể mới biết là chàng rể cũ tự nhiên không mời mà đến. Mọi người cười ồ tỏ ý khinh thường, nhưng cũng bảo người nhà ra mời Ngốc vào xem hắn ta định làm gì cho biết. Họ ngạc nhiên thấy Ngốc ung dung ngồi phịch xuống một đám cỏ trước sân, vừa ngồi vừa nói câu nói thứ nhất học được ngày hôm qua:

- Thênh thênh ngồi đám cỏ xanh hơn ngồi chiếu hoa.

Cho rằng lời nói đó có ngụ ý thách thức, nhiều người từ chỗ coi thường Ngốc chuyển sang lo lắng. Họ bèn đứng lố nhố ở cửa nhìn ra để dò thái độ. Ngốc đang ngồi, nhìn thấy họ, sực nhớ tới câu thứ hai đã học được, liền chỉ ngón tay vào nhà mà nói:

- Thập thò, thập thò, không lo thì chết!

Từ lo lắng, mọi người chuyển sang sợ sệt khi cảm thấy trong câu nói thứ hai của Ngốc không phải chỉ là sự thách thức mà còn có ý đe dọa. Thầy khóa hết đứng lại ngồi, rấm rứt như sắp có tai vạ. Hắn bảo bố vợ:

- Thằng này không phải ngốc nghếch như bố tưởng. Con cho rằng nó đang có âm mưu gì đây.

Nhưng người bố vợ thì vẫn coi thường Ngốc, đáp:

- Con đừng lo. Nó ù lì như một hòn đá. Bố cam đoan với con rằng nó chẳng có phá đám gì đâu!

Tuy nhiên, ông cũng ra lệnh cho mời chàng Ngốc vào nhà, nhưng chỉ đưa anh vào ngồi ở những mâm phía dưới dành cho kẻ hầu người hạ. Đó là hạng cỗ xoàng đã không có nem, mọc, giò, chả, lại cũng không có rượu. Họ thấy Ngốc ta vui vẻ bước vào ngồi lên chiếu. Và sẵn đói bụng, anh cầm đũa bát ăn rất ngon lành. Bố vợ bảo nhỏ chàng rể mới:

- Con thấy không. Thậm chí nó cũng không biết nhục. Bố nói có sai đâu mà.

Nhưng đang ăn, Ngốc ta cũng không quên câu nói thứ ba đã học được, nên anh ngừng lại, mỉm cười nói:

- Thượng điền tích thủy, hạ điền khan...

Nghe câu đòi rượu uống một cách rất văn hoa, thầy khóa sợ xanh cả mắt. Hắn bụng bảo dạ: "Nó nói được những câu như thế thì nhất định nó không chịu để mất vợ đâu, chỉ tại lão già khuyên dỗ, một hai nói nó chẳng biết gì. Thực ra nó đâu có ngốc như người ta tưởng. Việc này rồi sẽ lôi thôi to. Cái bằng khóa sinh không khéo bị lột mất, vì ta đã phạm đến danh giáo."

Nghĩ vậy, hắn biết là dại, liền hầm hầm làm mặt giận, bỏ ra về. Thấy chàng rể mới toan bỏ dở cuộc, bố vợ chạy ra cố sức níu hắn lại, bảo:

- Con cứ nghe bố ngồi lại mà dự cho xong đám cưới. Nó là thằng Ngốc, nó nói gì thì nó cũng không thể làm được gì sất.

Những người khác cũng chạy ra giữ thầy khóa ở lại. Trong khi kẻ lôi người kéo ngoài sân thì ở trong nhà người ta bưng rượu đến cho Ngốc. Cầm chén rượu, Ngốc ta sực nhớ tới câu thứ tư, anh nói ngay:

- Đại mộc lưu giang bất đắc hồ cố!

Thầy khóa đang chần chừ, nửa muốn về nửa muốn ở lại, chợt khi nghe câu nói ấy, thầy liền bước thẳng ra cổng không ngoái cổ lại, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Nó "chửi chữ" mình đấy! Thế mà ông lão cứ một hai bảo nó ngốc đặc." Thấy Ngốc ăn nói khôn ngoan khác trước, người bố vợ lúc này mới chột dạ, sai người ra tiếp Ngốc tử tế. Sau khi uống mấy chén rượu mặt đã đỏ gay, chàng Ngốc đặt đũa đứng dậy ra về. Đến sân, anh còn ngoảnh lại nói nốt câu nói cuối cùng:

- Thôi, cơm no rượu say, tôi xin vô phép. Mai ta lên quan sớm!

Cả nhà nghe câu nói dõng dạc bao nhiêu hồn vía đều lên mây. "Thằng này nó dọa đi kiện đây! Chắc đã có đứa nào làm thầy cho nó. Đành phải bảo con gái trở về với nó, không thì oan gia." Tuy nghĩ vậy, bố vợ Ngốc vẫn chưa tin là Ngốc đã có thể biết đường kiện cáo, bèn cho tên người nhà là Kềnh chạy sang nhà Ngốc rình xem Ngốc làm gì để biết mà lo liệu.

Chàng Ngốc từ nhà bố mẹ vợ trở về đánh một giấc ngủ say. Khi tỉnh dậy, thấy trong người ngứa ngáy khó chịu, liền cởi áo xoay trần bắt rận. Giữa lúc đó Kềnh đã lén tới trèo lên một cây ổi ở góc vườn, nhìn vào cửa sổ để nghe ngóng. Hắn chỉ thấy Ngốc quay lưng về phía mình, người đang cúi xuống trước một vật gì trăng trắng. Kềnh bụng bảo dạ: "Có lẽ hắn đang viết đơn kiện". Trong lòng hồi hộp, Kềnh nín thở lắng tai nghe. Lúc này, Ngốc ta bắt được hai con rận lớn, bèn reo lên:

- A! Thằng Đực và con Cái! Phải giết (Tiếng "giết", có một số địa phương phát âm nghe dễ lẫn với tiếng "viết") chúng mày mới được!

Kềnh giật thót mình. Chưa bao giờ hắn lo sợ đến thế. Vì Đực và Cái chính là tên vợ chồng lão chủ nhà hắn. Hắn nói thầm: "Như vậy là hắn đã viết tên ông bà chủ mình vào đơn".

Kế đó, Kềnh lại nghe tiếng Ngốc nói:

- Lại thằng Béo, giết.

Béo là tên thầy khóa. Kềnh vẫn cố lắng tai nghe. Tiếng của Ngốc lại vọng ra:

- Lại con Lớn, giết.

Lớn là tên vợ Ngốc. Kềnh vẫn lắng tai. Lại có tiếng của Ngốc.

- À, thằng Kềnh! Giết, giết.

Kềnh sửng sốt: "Không ngờ hắn viết cả tên mình vào đơn. Thật là tai hại." Bèn tụt xuống đất rồi chạy vào nhà van lạy, nước mắt giàn giụa:

- Thưa ông, ông tha cho con. Việc gả bán là ở ông bà chủ của con và thầy khóa cả. Phận con là đầy tớ, có biết gì đâu. Xin ông sinh phúc tha cho, đừng viết tên con vào đơn!

Ngốc nói:

- Vậy thì mày hãy về bảo với ông bà phải trả vợ cho tao.

Nghe nói, Kềnh ba chân bốn cẳng chạy về. Đến nhà, hắn vừa thở hổn hển vừa kể lại mọi việc. Mẹ vợ Ngốc bảo chồng:

- Thôi ông ạ! Vô phúc đáo tụng đình! Bảo con chịu khó trở về với nó đi thôi. Trả lễ cho thầy khóa! Đừng để của trong nhà tự dưng vô cớ đội nón ra đi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc sinh tử

Bóng hồng vừa gác núi. Chim chóc từng đàn lũ lượt bay về tổ, kêu la rộn rịp. Trên con đường mòn khúc khuỷu, các bác tiều vội vã cất gánh củi lên vai trở về làng mạc. Tiếng náo động vắng dần. Quang cảnh rừng rú mỗi lúc càng tĩnh mịch.

Thỉnh thoảng một vài tiếng chuông chùa ngân nga từ xa vọng lại, dường như để thúc hối những người còn chậm bước chưa ra khỏi cảnh hoang liêu ghê rợn của núi rừng. Một vài tiếng hú kêu vang và sâu tậ trong hốc núi càng làm cho những kẻ lạc loài khiếp đảm. Các loài thú dữ đã bắt đầu cuộc săn mồi thường bữa, chốc chốc điểm lên những tiếng rống ghê người của chúa tể sơn lâm.

Từ trong thảo am bê mé núi, một vị Thiền sư lưng mang dây bố, tay chống gậy tre, lần bước trên con đường mòn, tiến dần về phía xóm nhà cạnh mé rừng. Trời vừa sắp tối, vị Thiền sư đến nơi và đi ngay vào cổng, tìm lại nhà hai vợ chồng vị cư sĩ đã thọ giáo với ngàị Sau những lời chào hỏi, hai vợ chồng vị cư sĩ trải chiếu hoa mời ngài an tọạ Trà nước xong, Thiền sư liền bảo:

- Từ ngày hai ông bà đã thọ giáo theo Phật đến giờ, tôi thường tới lui để thúc nhắc. Độ này việc tu niệm của ông bà được khá lắm, thật tôi rất lấy làm vui mừng. Song sự đời có hiệp phải có tan, hôm nay tôi đến đây để thăm và cũng để tỏ lòng từ giã hai ông bà. Ngày mai này tôi sẽ lên đường đặng đi giáo hóa một nơi khác. Có lẽ cách nhau lâu, vì vậy tôi không dám hẹn ngày tái ngộ. Trước khi lên đường, tôi xin dặn lại ít lời rất thiết, có thể là châm ngôn tu tập hằng ngàỵ Hai ông bà phải cố gắng niệm Phật đừng để lãng quên, nếu chẳng may có gặp việc gì xảy ra chênh mếch trong gia đình, ngoài xã hội, nên kiên nhẫn bỏ qua, tự an ủi lấy lòng. Giả như một trong hai người lâm bịnh nặng sắp đến giờ hấp hối, người mạnh cần nhất phải cho tĩnh tâm, sửa sang Phật tượng, hộ niệm cho nhau đến phút cuối cùng; đừng nên than khóc, van kêu, làm cho người chết phải bối rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một việc khó, mà nhiều người tu hành đã vấp phải.

Nên tôi xin căn dặn hai ông bà hãy ghi nhớ. Được vậy, dù tôi ở cách xa, vẫn yên hóa đạo.

Dặn dò, chỉ bảo đâu đó xong xuôi, rạng ngày vị Thiền Sư lên đường...

Ngày tháng qua mau, phút chốc đã được hai thu, nhờ y theo lời dạy của vị Thiền Sư mà thời gian qua, hai vợ chồng vị cư sĩ ăn ở với nhau rất thuận hòa, hằng ngày làm phước, bố-thí tụng kinh, niệm Phật chuyên cần, lối xóm nhiều người cảm mến.

Một hôm người chồng bị chứng thương hàn đau nặng. Người vợ chạy thuốc tìm thầy đã hết hơi mà bịnh đâu vẫn còn nguyên đấỵ Cuối cùng, có một vị danh y đại tài đã được mời đến do công lao của người anh họ chẳng nại xa xôi rước về. Sau khi bắt mạch xong, vị danh y bảo:

- Bệnh này không qua khỏi ngày nay, vì mạch đã hết. Vậy bà đừng nên chạy chữa làm gì nữa cho tốn công hao của, hãy lo liệu những vật dưỡng già mà thôi.

Người vợ lúc bấy giờ đã tuyệt vọng, tâm thần bà rối loạn, quên hẳn lời dặn bảo của vị Thiền Sư; người chồng cứ nằm mê man mãi. Trong tình cảnh này, vì thương chồng, vì tủi phận, người vợ chỉ có nước gục mặt bên chồng khóc kể liên miên. Mãi đến khi người chồng mở đôi mắt thất thần nhìn vợ lần cuối cùng, mà người vợ còn ghé mặt sát mặt chồng nức nở van kêu:

- Mình ơi! Mình nỡ nào chết đi để một mình tôi ở lại sống cô độc lẻ loi; hồi nào khổ sở có nhau, vui buồn cùng chịu, ngày nay mình bỏ tôi mình đi một mình! Mình ơi!.

Tội nghiệp người chồng vì nghe lời lẽ quá bi ai của vợ, cảm tình ân ái bất giác nổi lên, nhìn vợ mà hai hàng lệ thắm tuôn ra, nghẹn thở... rồi trút linh hồn.

Thần thức ông xuất ra nơi mắt. Người vợ vì gục mặt vào mặt chồng mà khóc, nên thần thức chui ngay vào lỗ mũi vợ, hóa thành một con sâu.

Chồng mất rồi, vợ lo tròn bổn phận, chôn cất xong xuôi, đám ma cũng khá lớn, những ơn nghĩa lối xóm cũng lo tròn.

Đến khi bà con ai về nhà nấy, bấy giờ bốn bề lặng ngắt, người vợ vì thương chồng bạc phận, xét nỗi cô đơn hiu quạnh, lại thêm lỗ mũi mỗi ngày một lớn và đau nhức vô cùng. Nàng cứ ngày đêm kêu gào than khóc, làm cho những kẻ ở gần, ai cũng phải động lòng thương xót kẻ xấu duyên, bạc phận.

Một hôm, vị Thiền Sư trở lại và ghé thăm. Nàng vừa thấy Ngài đã hối hả chạy ra khóc than, kể lể...

Vị Thiền Sư ôn tồn bảo:

- Bà hãy nín, sống chết là lẽ thường, hễ có sanh là có tử. Người tu hành khi bỏ được thân khổ này như quẳng được cái gánh nặng, bà nên mừng giùm chớ sao lại khóc? Bà còn than khóc thế là bà chưa hiểu đạọ Xinh khuyên bà hãy nghe tôi, có thương nhớ nên để lòng, lo tu hành cho khuây lãng, nếu còn nặng lòng ái ân thì khiếp sau lại gặp nhau nữa, vay trả, trả vay thành một chuỗi oan gia vô cùng tận.

Sau khi nghe vị Thiền sư khuyên bảo, như giải được sự đau buồn, nàng liền sửa lại mái tóc, rồi tình cờ khịt mũi mạnh văng ra một con sâu khá lớn.

Thiền sư cả cười bảo:

- Ở đời ít ai có nghĩa hơn bà, ai đời thương chồng mà khóc đến có sâu trong lỗ mũi.

Nàng thẹn quá, toan lấy chân dậm chết con sâu. Vị Thiền Sư vội vàng khoát tay bảo:

- Đừng, bà đừng nên làm thế, vì con sâu ấy là chồng bà vậy.

Nàng lạ lùng hỏi:

- Bạch thầy, chồng tôi suốt đời niệm Phật làm phước, tại sao chết lại sanh vào loài sâu bọ như thế?

Thiền Sư bảo:

- Bà đã quên lời tôi dặn, khi chồng bà chết bà không lo tụng kinh niệm Phật và khuyên bảo chồng bà khởi chánh niệm, bà lại còn đem tình ân ái kể khóc than, nên chồng bà khi sắp mất, bị lòng thương vợ, nặng tình ân ái mà lãng quên chánh niệm. Vì vậy nên thần thức luyến ái không thể vượt lên cao, mà phải chui vào mũi bà thành sâu thành bọ. Than ôi! Uổng một kẻ tu hành, đã mong thoát kiếp luân hồi lại còn bị ái ân cột chặt. Thật có khác nào con cò muốn cất cánh bay cao để thoát ngoài dò, bẫy; nhưng khốn nỗi nó còn bị sợi dây vô tình cột chặt vào chân. Thế có tội nghiệp không?

Thiền Sư lại đến gần con sâu khẽ bảo:

- Người trước cũng nghe lời ta chăm chỉ tu hành lẽ ra thời đã được công đức lành mà sanh thiên hay vãng sanh Cực-lạc, song vì tình ân ái của vộ chồng người có còn sâu thẳm ngàn trùng, thành ra khi trút hơi cuối cùng mà còng gây nghiệp chướng nặng nề phải thành loài sâu bọ, thật đáng thương thay!

Con sâu năm im từ nãy giờ, dường như nó cũng tự biết hổ thẹn ăn năn. Thiền Sư chú nguyện cho và nhớ công đức lành đã tạo từ trước, nên con sâu quằn quại một lúc rồi chết, thần thức lại sanh vào cõi người. Người vợ đã tự hối và phát nguyện tu hành, niệm Phật, trì chí không thối lui, kết quả bà được vãn sanh.

Người ta cũng không phải chỉ có một đời sống ngắn ngủi mở đầu trên cái nôi và chấm hết trên cái mồ. Lọt lòng và nhắm mắt chỉ là bình minh và đêm tối của một thời gian lặng lẽ trôi, không bao giờ tạm ngừng, không có đầu, không có đuôi.
sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh Thiên Đồng ơi, em nghĩ là Tiếu lâm mới đúng chứ ạ.

Tếu là cái cười hài hước, cười hẳn ra. Còn Tiếu có thể là cái cười sảng khoái, cười hẳn ra, nhưng cũng có thể là cái cười ý nhị. Cười trong bụng.

Hê hê

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh Thiên Đồng ơi, em nghĩ là Tiếu lâm mới đúng chứ ạ.

Tếu là cái cười hài hước, cười hẳn ra. Còn Tiếu có thể là cái cười sảng khoái, cười hẳn ra, nhưng cũng có thể là cái cười ý nhị. Cười trong bụng.

Hê hê

Có mấy cái sau đây cần lưu ý về chánh tả Việt:

- Tíu: chữ Tíu trong một món ăn gọi là Hủ Tíu.

- Tếu: là cười cũng có nghĩa là hài, nên mới có "Tếu Lâm", và "Niêm hoa vi tếu" là cầm hoa cười nhẹ.

Cho nên mới có chữ Tễu, tức chú Tễu, một nhân vật trong các vỡ rối nước, trong cùng nôi âm tiết Tếu =Tễu= Tều=Têu, (đầu têu, chứ không phải đầu tiêu!)

Chữ "tiếu" thường hay viết là do viết sai chánh tả.

Vài dòng chia sẻ, có gì xin các bác chỉ thêm.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ TÍCH CON CÁ HE

Ngày xưa, có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa thành chánh quả. Sư bụng bảo dạ:

“Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật”. Nghĩ vậy, sư ta mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được giúp đỡ nên đều qua khỏi, và chàng cứ tiếp tục cuộc hành trình.

Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn, hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng gặp một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa một bà cụ già bước xuống sàn. Sư tỏ ngay ý định của mình là xin ngủ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít.

-Ði mau lên! Mau Lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

Sư đáp:

-Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho nghỉ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

Bà cụ bảo:

-Chao ôi! Con ta vốn là Ác Lai hay ăn thịt người. Có đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay y lôi đến một cái hầm đá lớn. Sau khi đẩy vào, bà cụ bảo y phải cố giữ cho thật im lặng để tránh một cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

Trời tối hẳn thì Ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang, hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn nói:

-Có mùi thịt mẹ ạ!

Mẹ hắn đáp:

-Thì chả là thịt mày đem về đây là gì?

-Không phải. Thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

Bà cụ chưa kịp cản thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư bất tỉnh nhân sự từ dưới hầm về nhà mình.

Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy Ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát hỏi:

-Mày đi đâu thế?

Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường, bèn tỉnh táo đáp :

-Tôi đi tìm Phật.

-Tìm để làm gì?

Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, kể lại bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, và niềm mong muốn cuối cùng là làm sao được nhìn mặt Ðức Phật để được thành đạo.

Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con Ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi. Sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên “vô sinh vô diệt”, sẽ sống một đời sống vô cùng sung sướng trên niết bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay Ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

Sáng hôm sau, khi Sư sắp lên đường thì mẹ con Ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho chàng. Họ lại tiễn đưa Sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt Ác Lai hỏi:

-Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

Sư đáp:

-“Tâm tức thị Phật. Phật tức thị tâm”. Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

Sư không ngờ Ác Lai đã rút mũi mác, nhanh như cắt tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ ruột gan đưa cho sư và nói:

-Nhờ Hòa thượng đưa hộ dâng lên Ðức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì Ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ còn biết làm thế nào đây. Cuối cùng Sư ta đành nhìn vào cặp mắt của Ác Lai, gật đầu nhận lời rồi gói bộ lòng của người đáng thương đó rồi quảy quả lên đường.

Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, hiển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng Sư thì chẳng vui một tí nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng trên vai. Nếu chỉ có thế thì không có gì là ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối trong bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

“Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình”. Qua ngày hôm sau, không thể chịu được nữa, Sư bèn vứt bộ lòng Ác Lai xuống biển.

Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

“Còn thiếu một vật nữa mới thành chánh quả”.

Sư rất đỗi ngạc nhiên, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi, Sư thấy Ðức Phật ngự giữa tòa sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ như hai mẹ con Ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình, còn mẹ con Ác Lai nay đã thành chánh quả chỉ là nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng thẹn thò vô kể.

Nhà sư ta sau đó trở về chốn cũ để tìm lại bộ lòng. Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà Ác Lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con Ác Lai và hy vọng gần gũi tòa sen đức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hóa làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he, cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó con nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư, và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn không chịu nghỉ.

Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm cho đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi reo hò thì chúng nó sẽ lặn xuống nổi lên nhiều lần để tỏ thành ý biết ơn.


Sự tích con khỉ

Posted Image

Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.

Ăn xong, ông cụ bảo nàng:

- Hồi nãy làm sao con khóc?

Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!

Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì". Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miếng Trầu Kì Diệu

Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận. Vì thế, khi nghe nói ở huyện có khuyết chân thơ lại là hắn vội bán ruộng cố đi lo lót cho được. Sau mấy phen chạy vạy không xong, hắn sực nhớ đến một người bạn học cũ có người thân quen biết với cụ Thương, bèn tìm tới nhờ vả.

Người bạn của Hồ Sinh khi nghe hắn bày tỏ ý mình vội bảo:

- Người ta có câu " Con trong lờ rưng rưng nước mắt, con người lờ ngúc ngoắc muốn vô". Sao bác không giữ ruộng lại để cày cấy làm ăn, có lợi hơn phải quị luỵ để mua mấy cái lo vào người cho khổ?

Nhưng sau mấy lần khuyên dỗ, vẫn thấy nét mặt của bạn quả quyết quá, mới giới thiệu hắn với một người bạn khác của mình, và nói:

- Người quen của tôi chả có thế lực gì đâu. Sẵn có quen một nhà đạo sĩ trên núi Ba Vì, ông ấy quen biết rất nhiều vị quyền cao chức trọng có thể cao hơn cả cụ Thượng nữa. Ông ấy có cách làm cho bác nên công danh. Để tôi viết mấy chữ, ông ấy sẽ vì tôi mà giúp bác hết sức.

Hồ Sinh cầm thư của bạn tìm đường lên núi Ba Vì. Hắn hỏi thăm mãi, quả đến một cái hang, cửa hang có một phiến đá lớn lấp kín. Theo lời dặn, hắn kêu to:

- "Có phải đây là hang đạo sĩ không? Nếu phải xin mở cửa cho vào."

Tự nhiên hòn đá xoay mở ra một lối cho hắn vào. Phía trong rất im lặng nhưng sáng sủa. Hắn bước vào chừng chục bước đã thấy vị đạo sĩ đang nằm trên một cái chõng miệng nhai trầu, mắt lim dim nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có một cái chõng khác, trên có một cơi trầu chỉ còn hai miếng. Truy có khách mà đạo sĩ cũng không ngồi dậy, chỉ với tay cầm lấy thư đọc, miệng vẫn nhai trầu bỏm bẻm. Một lát, nhìn trừng trừng vào mặt khách nói:

- Ta sẽ cho anh được làm quan. Nào anh muốn làm quan to hay nhỏ, như thế nào?

Đáp:

- Tôi học hành cũng ít ỏi, chỉ muốn làm một chân thơ lại cũng đã mãn nguyện.

- Được! Anh hãy ngồi nghỉ, ăn một miếng trầu, ta sẽ liệu.

Hồ Sinh rón rén lại ngồi ở giường lấy một miếng trầu trong cơi ra ăn. Miếng trầu rất ngon. Nhưng vừa nhai giập thì hắn đã thiu thiu ngủ.

Sau khi trở về nhà mấy ngày, bỗng một hôm có một người lính lệ mang tráp đến đòi. Hắn sợ quá tưởng có việc gì xảy ra. Nhưng khi vào dinh cụ Thượng, hắn được đón tiếp rất niềm nở. Người ta để dành cho hắn không phải là chân thơ lại ở huyện mà là một chân thông biện ở dinh quan Bố tại tỉnh nhà. Công việc chẳng có gì là khó khăn và tốn kém vì có "tay trong" của nhà đạo sĩ, làm cho hắn hết sức sung sướng.

Thế là từ đó, Hồ Sinh hằng ngày ra vào công đường, dạ dạ, bẩm bẩm khúm núm trước mặt các quan. Ban đầu hắn cảm thấy nhục, nhưng mỗi lần đứng trước bọn tổng lý và những người dân có việc đến cửa quan thì hắn lại cho là một sự vinh hiển. Ban đầu hắn ngần ngại chối từ cả lễ lạt của những người có việc đưa đến lo lót, nhưng dần dần hắn cũng bạo dạn và khôn ngoan hơn. Chẳng những hắn thành thạo trong nghề bóp nặn mà còn học được nhiều mánh khóe làm tiền kì lạ là tạo ra những vụ án bất ngờ mà kết quả cả nguyên cáo lẫn bị cáo tiền bạc xủng xoẻng dắt nhau đến công đường đút cho hắn và quan trên của hắn.

Vì thế sau ba năm, tiền của của hắn bộn bề, hắn làm nhà, tầu ruộng và sống cuộc đời xa xỉ hơn trước, lại được một phú ông trong hạt gả con gái cho. Mười năm sau, vợ hắn sinh được hai trai hai gái và được cất nhắc làm một chức quan nhỏ. Một nhà phấn vua trang điểm, cuộc đời cứ thế lên như diều, không có ai theo kịp.

Nhưng một ngày kia, giữa lúc Hồ sinh đang ngồi cho vợ chải đầu thì bỗng có lính lệ cầm trát đến đòi. Hắn không nghi ngờ gì cả. Nhưng khi đến dinh cụ Thượng, hắn liền bị bỏ ngục. Một viên khâm sai đặc phái cải trang đi thanh tra đã tìm ra được rất nhiều chứng cớ về những vụ tham trang hối lộ của bọn quan tỉnh, mà tất cả đều có liên quan đến hắn. Thế rồi, trong lúc chờ đợi án xử thì những người dân bị vu oan giá họa ngày trước đều đổ xô tới quan khâm sai kiện hắn. Đơn kiện cao kể hàng chồng. Ngày xử án hắn là một ngày đông hơn hội. Hắn bị xét tội tử hình, không đợi tâu về triều vì quan khâm sai có quyền “tiền trảm hậu tấu”. Trước khi ra pháp trường chịu tội, hắn hồi tưởng lại chuyện cũ, và ăn năn rằng phải chi mình đừng lên hang đạo sĩ để nhờ lão ấy chạy chọt thì đâu đến nỗi này.

Chợt trời tối sầm, Hồ sinh giật mình vì nghe thấy một tiếng động rất dữ dội. Hắn mở mắt thì hóa ra mình vẫn còn nằm trên chiếc giường thứ hai của nhà đạo sĩ, chân đạp phải cơ trầu lăn xuống đá đánh choảng một tiếng, miếng trầu còn lại lăn lóc giữa sàn. Còn đạo sĩ miệng vẫn nhai trầu, mắt lim dim, và hỏi hắn:

- Bây giờ chúng ta sẽ bàn một chút. Anh hãy cầm thư của tôi đến cụ Thượng…

Nhưng lúc này Hồ sinh không còn đủ can đảm để tính chuyện danh phận nữa. Hắn vội nhả miếng trầu đang ngậm rồi cáo từ ra về. Từ đó, hắn trở nên một tay làm ăn chí thú trên ruộng đất của mình.

Nàng Ngón Út

Xưa có một nhà nọ, tuy hai vợ chồng tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng không con. Hai người rất lấy làm buồn phiền về sự hẩm hiu của mình.

Một hôm, hai vợ chống bàn với nhau sắm lễ vật đến tháp cầu con. Họ khấn rằng:

- Cúi lạy thánh thần, xin ngài xuống phước cho chúng con, ban cho một đứa con, dù là gái, xấu xí bé nhỏ cũng được, vì chúng con tuổi mỗi ngày một già mà không có tiếng trẻ làm vui.

Sau đó mấy hôm thì người vợ quả nhiên có nghén. Bà nói cho người chồng biết. Hai vợ chồng rất lấy làm vui mừng. Họ ngày đêm hy vọng đứa bé sắp ra đời sẽ khôn ngoan, xinh đẹp hơn các đứa bé khác.

Nhưng lạ thay, đã mười tháng mà chưa chuyển dạ. Rồi hai năm qua, ba năm trôi qua. Hai vợ chồng rất lo sợ, buồn phiền.

Rồi cũng đến ngày bà chuyển dạ. Bà sinh ra một bé gái chỉ bằng ngón tay út. Hai vợ chồng nhìn con mà lòng đau như cắt. Tuy nhiên, họ cũng hy vọng rồi đứa bé sẽ lớn dần.

Hai vợ chồng đặt tên cho con gái là Ka Điêng. Từ ngày sinh Ka Điêng, hai vợ chồng ít đi thăm bà con hàng xóm. Họ thấy tủi hổ về đứa con quái dị.

Thấm thoắt đã được mười sáu năm, đứa bé vẫn không lớn lên thêm được tí nào, nhưng cũng biết nói, biết đi như người thường. Hai vợ chồng già ngày càng buồn chán và lo sợ. Họ càng than phiền về số phận hẩm hiu của mình.

Rồi một hôm, hai vợ chồng to nhỏ bàn với nhau tìm cách bỏ chết đứa bé. Người chồng trước mặt vợ thì thuần tình đem đứa bé bỏ vào rừng sâu, gửi nó cho thú dữ, nhưng khi nhìn lại đứa con ruột thịt thì không nỡ lòng.

Đêm hôm ấy, người chồng lén sắp cơm gạo, mắm muối đủ chừng một tháng. Sáng hôm sau ông gạt nước mắt bồng con gái vào rừng, cùng với số lượng đồ dự trữ hồi đêm ông đã dấu ngoài bụi. Vào đến rừng sâu, ông chặt cây làm một cái chòi nhỏ. Dựng xong chiếc chòi thì trời đã quá trưa. Ông lấy gói cơm mở ra rồi hai cha con cùng ăn. Đang ăn. Ka Điêng thấy cha tự dưng nước mắt chảy ròng bèn hỏi:

- Ơ kìa, tại sao cha lại khóc, hay cha sợ thú rừng?

Người cha nhìn con ngậm ngùi rằng:

- Cha không sợ thú rừng đâu con ạ! Cha khóc vì một lát nữa hai cha con sẽ tạm xa nhau. Mẹ con từ khi sinh con đến nay đã mười sáu năm, nhưng không lúc nào được khuây khoả, vì con không được như những đứa con hàng xóm, mặc dù cha mẹ đã hết lòng chăm sóc con. Cha mẹ nghĩ không nở tâm, nhưng không còn cách nào hơn. Nay cha dựng cho con cái chòi này, cùng miếng rẫy kia, để con trồng dưa sống tạm qua ngày. Thỉnh thoảng cha sẽ đến thăm con. Cha cầu trời phù hộ cho con được an lành, thoát khỏi các tai hoạ.

Nàng Ka Điêng nghe cha nói vậy cũng mủi lòng. Thế rồi hai cha con ngậm ngùi chia tay.

Từ khi đem con vào rừng sâu, thỉnh thoảng cha nàng lại ghé thăm và chăm sóc đám dưa dùm Ka Điêng. Với ngày tháng, Ka Điêng vẫn sống bình thường, rẫy dưa hấu ngày một tốt tươi và ra hoa kết quả.

Một hôm, có một hoàng tử dẫn đoàn quân đi săn bắn. Khi trở về, đoàn quân đi qua đám dưa của nàng Ka Điêng. Đoàn quân lấy làm lạ không hiểu tại sao giữa nơi rừng sâu này lại có trơ trọi mỗi rẫy dưa. Họ muốn ghé vào hái ăn. Nhưng thấy vắng chủ, bèn đến trình hoàng tử, và xin vào hái trái ăn đỡ khát. Nghe nói có rẫy dưa hấu tốt quả ở chốn rừng sâu, hoàng tử đích thân vào đám dưa xem thử chủ rẫy là ai. Hoàng tử nhìn thấy những trái dưa to thì làm lạ lắm. Nhưng chưa gặp được chủ dưa nên chưa dám hái. Chàng hái thử một trái bổ ra ăn nếm. Mới ăn được nửa trái, hoàng tử đã thấy no, dưa rất ngọt mà lại nhiều nước. Nửa còn lại hoàng tử đành bỏ đấy.

Chờ cho đoàn người lạ đi khỏi, nàng Ka Điêng mới từ chỗ nấp ra thăm dưa. Thấy nửa trái dưa bỏ dở còn đỏ tươi, nàng thấy tiếc, bèn nhặt lên ăn nốt.

Từ khi Ka Điêng ăn nửa quả dưa thừa ấy, người nàng tự nhiên trở nên khác thường. Nàng đã thụ thai.

Một năm sau, Ka Điêng sinh ra một bé trai mặt mày rất khôi ngô tuấn tú. Nàng không còn quạnh hiu như lúc trước. Mặc dù không biết người cha của đứa bé là ai nhưng nàng vẫn cảm thấy vui sướng.

Bẵng đi hơn một năm trời. Một hôm hoàng tử lại đem quân đi săn bắn. Lúc đi ngang rẫy dưa năm trước bỗng chàng nghe có tiếng hát ru con với giọng buồn quyến rũ, mà lại như oán than. Hoàng tử lấy làm lạ, định vào nhưng trời sắp tối, nên chàng lưỡng lự. Tiếng hát não nề cứ cất lên, khiến cho hoàng tử càng mê mẫn không đành rời bước. Hoàng tử quyết ở lại để tìm xem ai mà có tiếng hát quyến rũ lòng người đến thế.

Nàng Ka Điêng vừa trông thấy một chàng trai xinh đẹp từ xa đang xăm xăm bước tới chỗ mình, liền liền bỏ con trên nôi mà lẫn trốn. Hoàng tử bước vào chòi tranh thấy đứa bé đang nằm trên nôi một mình. Nhìn đứa bé, hoàng tử tự nhiên thấy mình yêu nó lạ lùng. Không cón do dự, chàng bèn cuối xuống bồng đứa bé lên hôn. Chàng ẵm đứa bé đi quan chòi tìm ngóng tìm xem mẹ đứa bé ở đâu, mà mãi vẫn không thấy. Rồi trời sập tối lúc nào không rõ. Còn về nàng Ka Điêng, khi nhìn thấy chàng trai lạ ẵm con mình thì định ra giành lấy, nhưng lại thôi vì sợ người lạ thấy mặt, xấu hổ. Nàng nhìn lên chàng trai thì rất ngạc nhiên, vì thấy mặt con mình giống chàng như một. Nàng suy nghĩ, nhưng lại cảm thấy vô lí, vì nàng chưa hề chung đụng với chàng cũng như với bất cứ người con trai nào bao giờ.

Đang miên man suy nghĩ thì đứa bé khóc ré lên, nàng hốt hoảng bối rối, bèn lên tiếng:

- Xin người khách hãy trả đứa bé vào nôi cho tôi. Và xin khách lạ vui lòng đi khỏi chòi tranh xấu xí này.

Nghe có tiếng người, hoàng tử đưa mắt tìm tứ phía, nhưng vẫn chẳng thấy ai cả. Hoàng tử bèn lên tiếng:

- Hỡi người mẹ đứa bé khôi ngô tuấn tú này, hãy vui lòng cho tôi thấy mặt, dù chỉ một đôi chút cũng cam lòng. Nếu nàng từ chối thì tôi sẽ ở trọn đêm nay lại đây, ngày mai tôi sẽ bắt luôn đứa bé đem về.

Nàng Ka Điêng nghe hoàng tử nói vậy bèn từ chỗ nấp bước ra. Hoàng tử hết sức ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà vô cùng bé nhỏ mà lại là mẹ của một đứa bé to lớn như những đứa trẻ con khác. Mãi một lúc sau hoàng tử mới ngẫm nghĩ và nói:

- Nói thật cùng em, ý anh đã quyết, dù có gian lao cực nhọc đến đâu anh cũng cam lòng cùng chung sống với em và đứa trẻ khôi ngô này. Mong em đừng từ chối, biết đâu đấy chẳng là duyên trời định.

Nàng Ka Điêng lấy làm cảm động bởi những lời lẽ chân tình của chàng, nên bằng lòng chấp nhận cuộc kết nghĩa trăm năm. Hai người nên vợ nên chồng từ đó.

Việc hoàng tử lấy một người vợ vô cùng nhỏ bé dần dần đã đến tai vua cha và hoàng hậu, cùng hai người anh.

Một hôm, hai người anh vào tâu vua cha để tìm cách ly gián hoàng tử với nàng Ka Điêng, vì cho rằng Ka Điêng là một yêu quái hiện hình, dùng tà thuật mê hoặc em mình, biết đâu chẳng có ngày nó lại làm đổ triều chính gia phong.

Nghe hai hoàng tử nói có lý, một hôm nhà vua cho gọi cả ba con trai lại, rồi truyền rằng:

- Ta truyền cho các con, nội trong bảy hôm, các con hãy dẫn đến cho ta nhìn mặt ba nàng dâu cùng với lễ vật. Mỗi người con dâu phải mang cho ta một bộ y phục, gồm đầy đủ hia mũ, áo quần, cùng quà bánh. Nếu lễ vật của ai vừa ý ta thì sẽ nhường ngôi, nhưng nếu ai không tuân lệnh thì sẽ bị nghiêm trị không dung thứ.

Hoàng tử út nghe lệnh vua ban khắc khe như vậy thì rất lo sợ. Chàng lấy làm chán nản không muốn trở lại chòi tranh, nhưng lại nhớ đến đứa bé và người vợ, nên đành quay gót trở về.

Nàng Ka Điêng thấy chồng trở về với bộ mặt lo buồn, thì hỏi:

- Hình như chàng có điều gì sầu muộn, chẳng hay tại triều nội có việc gì? Chàng có thể cho em biết được chăng?

Hoàng tử bèn thuật lại cho vợ nghe những điều mà vua cha vừa ban. Nghe xong câu chuyện, nàng Ka Điêng mỉm cười với chồng:

- Xin chàng đừng buồn, em sẽ lo liệu mọi việc chu toàn. Xin chàng chớ bận tâm về những chuyện nhỏ mọn ấy.

Hoàng tử nghe nàng nói mà lòng vẫn hồ nghi, nhưng không còn cách nào khác, nên cũng yên lòng chờ xem.

Sắp đến ngày hẹn mà vẫn chưa thấy vợ sắm sửa được gì, hoàng tử càng sốt ruột. Nàng Ka Điêng thấy chồng không được bình tâm chỉ cười mà không nói gì, nên chàng càng thêm lo lắng.

Đến ngày hẹn, hoàng tử vô cùng bối rối, lo nghĩ. Chàng định nói với vợ về những lo lắng của mình, thì bỗng trong chớp mắt hiện lên một người con gái vô cùng xinh đẹp đứng mỉm cười trước mặt chàng. Nàng Ka Điêng đã hiện nguyên hình. Nàng cười nói với hoàng tử:

- Chàng không nhận ra em ư? Em là Ka Điêng vợ chàng đây. Chúng ta hãy sớm lên đường về kinh kẻo muộn, phiền đến vua cha cùng các anh trông đợi.

Lúc bấy giờ hoàng tử vẫn chưa hế ngạc nhiên, nhưng cũng rất sung sướng. Hai vợ chồng vội vàng sắm sửa lễ vật cùng hành trang để lên đường về kinh. Tại triều nội, đức vua và hoàng hậu ngừ trên ngai vàng, hai bên đủ mặt bá quan văn võ. Nhà vua cho gọi từng người con lên dâng lễ. Đầu tiên là hai vợ chồng anh cả, rồi tiếp đến vợ chồng hoàng tử hai. Cả hai đôi vợ chồng người anh đều dâng mũ, áo, quà bánh, nhưng đều bị vua cha và hoàng hậu loại, vì quà bánh thì không có gì lạ và ngon hơn những loại vua và hoàng hậu đã từng ăn, áo mũ thì cũng không có cái nào vừa cả.

Đến lượt hoàng tử út, đức vua và hoàng hậu vừa trông thấy vợ chàng thì tưởng như có tiên nga giáng thế. Vua cha và hoàng hậu cùng bá quan phải trầm trồ khen ngợi vì sắc đẹp của nàng. Khi nàng Ka Điêng dân quà bánh lên, vừa mở ra, mùi vị đã bốc lên ngào ngạt. Vua cha và hoàng hậu dùng bánh của nàng rất ngon lành. Đến bộ cẩm bào, món đồ quý giá toàn là trân châu, mã não, vua xỏ thử thì thứ nào cũng vừa như in. Dùng thử xong mọi thứ đâu đấy, vua cha hỏi cô con dâu út:

- Con hãy tâu cho cha rõ tên và ý nghĩa của hai loại bánh này?

Nàng Ka Điên cúi đầu thưa:

- Muôn tâu đức phụ hoàng và mẫu hậu, bánh hình tròn màu đỏ gọi là Sakaya làm bằng trứng gà và đường, chưng cách thuỷ, tượng trưng cho thần thái dương hệ, ví như phụ hoàng, thuộc về dương. Còn loại bánh làm bằng nếp hương, giữa có nhân đậu tên là Pay nung tường trưng mặt đất, thuộc âm ví như mẫu hậu. Ý nghĩa của hai loại bánh trên là tỏ lòng kính biếu bậc sinh thành. Kính mong phụ hoàng cùng mẫu hậu nhận sự biết ơn chân thành của chúng con.

Nhà vua cùng hoàng hậu khi nghe vợ hoàn tử út nói vậy lấy làm cảm động, và cùng khen nàng dâu thảo. Nhà vua phán:

- Trẫm nay tuổi già sức yếu. Xét hoàng tử út là người trung can, nghĩa khí, một gươn tốt soi chung toàn dân. Vậy trước đông đủ các mặt các khanh, ta truyền cho hoàn tử út được kế vị ngai vàng. Còn hai loại bánh Sakaya và Pay nung phải truyền khắp bàn dân thiên hạ, để từ nay mỗi khi làm lễ cầu hôn, hoặc giỗ tổ tiên, mọi người đều phải dùng hai loại bánh này.

Truyền lệnh xong thì nhà vua bãi triều. Hôm sau triều đình tổ chức đại lễ tôn hoàng tử út lên làm vua và nàng Ka Điêng lên làm hoàng hậu.

Bàn dân thiên hạ quanh vùng nghe tin cũng tự tổ chức ăn mừng vị tân vương và tân hoàng hậu. Còn hai người anh và hai chị dâu từ lấy hổ thẹn kéo nhau ra về.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có mấy cái sau đây cần lưu ý về chánh tả Việt:

- Tíu: chữ Tíu trong một món ăn gọi là Hủ Tíu.

- Tếu: là cười cũng có nghĩa là hài, nên mới có "Tếu Lâm", và "Niêm hoa vi tếu" là cầm hoa cười nhẹ.

Cho nên mới có chữ Tễu, tức chú Tễu, một nhân vật trong các vỡ rối nước, trong cùng nôi âm tiết Tếu =Tễu= Tều=Têu, (đầu têu, chứ không phải đầu tiêu!)

Chữ "tiếu" thường hay viết là do viết sai chánh tả.

Vài dòng chia sẻ, có gì xin các bác chỉ thêm.

Thiên Đồng

vâng, em cám ơn anh đã chỉ dạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ TÍCH CON CÁ HE

Ngày xưa, có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa thành chánh quả. Sư bụng bảo dạ:

“Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật”. Nghĩ vậy, sư ta mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được giúp đỡ nên đều qua khỏi, và chàng cứ tiếp tục cuộc hành trình.

Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn, hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng gặp một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa một bà cụ già bước xuống sàn. Sư tỏ ngay ý định của mình là xin ngủ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít.

-Ði mau lên! Mau Lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

Sư đáp:

-Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho nghỉ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

Bà cụ bảo:

-Chao ôi! Con ta vốn là Ác Lai hay ăn thịt người. Có đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay y lôi đến một cái hầm đá lớn. Sau khi đẩy vào, bà cụ bảo y phải cố giữ cho thật im lặng để tránh một cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

Trời tối hẳn thì Ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang, hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn nói:

-Có mùi thịt mẹ ạ!

Mẹ hắn đáp:

-Thì chả là thịt mày đem về đây là gì?

-Không phải. Thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

Bà cụ chưa kịp cản thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư bất tỉnh nhân sự từ dưới hầm về nhà mình.

Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy Ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát hỏi:

-Mày đi đâu thế?

Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường, bèn tỉnh táo đáp :

-Tôi đi tìm Phật.

-Tìm để làm gì?

Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, kể lại bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, và niềm mong muốn cuối cùng là làm sao được nhìn mặt Ðức Phật để được thành đạo.

Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con Ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi. Sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên “vô sinh vô diệt”, sẽ sống một đời sống vô cùng sung sướng trên niết bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay Ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

Sáng hôm sau, khi Sư sắp lên đường thì mẹ con Ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho chàng. Họ lại tiễn đưa Sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt Ác Lai hỏi:

-Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

Sư đáp:

-“Tâm tức thị Phật. Phật tức thị tâm”. Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

Sư không ngờ Ác Lai đã rút mũi mác, nhanh như cắt tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ ruột gan đưa cho sư và nói:

-Nhờ Hòa thượng đưa hộ dâng lên Ðức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì Ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ còn biết làm thế nào đây. Cuối cùng Sư ta đành nhìn vào cặp mắt của Ác Lai, gật đầu nhận lời rồi gói bộ lòng của người đáng thương đó rồi quảy quả lên đường.

Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, hiển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng Sư thì chẳng vui một tí nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng trên vai. Nếu chỉ có thế thì không có gì là ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối trong bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

“Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình”. Qua ngày hôm sau, không thể chịu được nữa, Sư bèn vứt bộ lòng Ác Lai xuống biển.

Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

“Còn thiếu một vật nữa mới thành chánh quả”.

Sư rất đỗi ngạc nhiên, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi, Sư thấy Ðức Phật ngự giữa tòa sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ như hai mẹ con Ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình, còn mẹ con Ác Lai nay đã thành chánh quả chỉ là nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng thẹn thò vô kể.

Nhà sư ta sau đó trở về chốn cũ để tìm lại bộ lòng. Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà Ác Lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con Ác Lai và hy vọng gần gũi tòa sen đức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hóa làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he, cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó con nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư, và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn không chịu nghỉ.

Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm cho đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi reo hò thì chúng nó sẽ lặn xuống nổi lên nhiều lần để tỏ thành ý biết ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay