Hạt gạo làng

Cười Thấm Thía

4 bài viết trong chủ đề này

Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn.Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.

Câu chuyện thứ nhất:

Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình.

Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

********

Câu chuyện thứ hai :

Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt.

Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát",

bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?",

con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

********

Câu chuyện thứ ba:

Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?",

người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm",

người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

********

Câu chuyện thứ tư:

Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi".

Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!".

Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

*********

Câu chuyện thứ năm:

A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự.

Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?".

A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Câu chuyện thứ sáu:

Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao.

Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:

-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!

Ngườicha ôn tồn đáp lại:

-Ngườivừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

*********

Câu chuyện thứ bảy:

Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội.

Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp".

Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói:

"Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám:

Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu.

Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

*********

Câu chuyện thứ chín:

Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh.

Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm.

Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn.

Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua.

Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?".

Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười:

Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: Em không nghe thầy gọi tên à?

Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:

-Dạ,thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

--------------

Câu chuyện thứ mười một

Ở miến Bắc, mùa Đông giá lạnh, rét đậm rét hại làm chết cá, chết cua trên ruộng. Nhưng người nông dân vẫn phải lội ruộng trong nước và bùn lầy tê buốt. Xưa, có người nông dân làm thuê ra đồng nhưng không thể cấy được cây lúa vì quá lạnh, tay chân tê cóng, run lập cập. Người làm thuê về thưa cáo với địa chủ là hôm nay quá lạnh, để mai nếu ấm trời hơn mới xuống ruộng cấy lúa được. Tên địa chủ bắt chước Tây, mặc đồ ấm bên Tây, đi giày Tây, uống rượu Tây, chống ba toong Tây dẫn người nông dân ra ruộng.

Hắn đứng trên bờ, chĩa đầu cây gậy ba toong xuống ruộng nước, rồi nói:

- Hứ, lười nhác thì nói, nước thế này mà lạnh à?

Cũng thân phận con người, nhưng khi người ta giàu sang, lắm tiền, làm ông chủ thì có quyền nói cái gì cũng được, hạch sách bất cứ ai. Không đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà chỉ biết có lợi cho mình.(BVB bổ sung) Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (Sưu tầm)

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÌ THÀO

Chuông điện thoại. Từ đầu dây xa lắc xa lơ nơi rét buốt 13 độ, một tiếng thì thào gọi vào cho chị Ba, tổng giám đốc:

-Chị nghe cho rõ này. Ngày mai đúng 14 giờ ảnh vào.

-Bây giờ làm gì chú Năm? - Chị Ba thì thào.

-Thì đó, như hôm nọ tôi đã nói, trong chuyến đi của ảnh, có lịch dừng ở đơn vị chị 30 phút. Phải khó khăn lắm mới chen lịch vào được. Chị hiểu chứ.

-Dạ hiểu mà, mang ơn chú Năm...

Sau 1 phút, chị Ba nhấc máy thì thào:

-Bác Chín đó hả, này, chuẩn bị kỹ nghe bác Chín, đúng 14 giờ ngày mai ảnh vào.

-Đoàn mấy người chị Ba- Tiếng thì thào của bác Chín.

-Đừng nói cho ai biết nghen, ảnh ghé công ty mình 30 phút đó, này - thì thào- đưa phong bao dày đặc cho báo chí nghen, truyền hình nghen, phải làm tin, đưa tin rầm rộ nghen...

-Dạ....tui hiểu rồi...còn quà cho đoàn thì sao chị Ba?

-Nói bé thôi, phải dồn toàn lực cho việc này.... Nên nhớ một cái chép miệng của ảnh lúc này, tại cuộc viếng thăm này, cứu cả tổng công ty, hiểu chưa bác Chín...

Bác Chín hớt hãi gặp từng vị chức sắc trong tổng công ty, thì thào:

-Chị Ba mới lịnh, mai ảnh vào, ảnh vào, ảnh vào.

Các chức sắc trong tổng thì thào với các trưởng bộ phận:

-Ngày mai ảnh vào, ảnh vào, ảnh vào...

Âm ỉ, quyết liệt, cẳng thẳng, náo nức, bao nhiêu con người thì thào truyền tin, thì thào quán triệt, thì thào bàn bạc, cờ hoa biểu ngữ, quà cáp,dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị, chuẩn bị, chuẩn bị.... trong tinh thần nóng chưa từng có: ảnh vào,ảnh vào, ảnh vào.

Ảnh vào thật.

Ảnh tới Tổng công ty của chị Ba thật.

Tay thư ký thì thào vào tai ảnh khi ảnh chuẩn bị phát biểu:

-Anh khẳng định việc Tổng này đang làm ăn đúng hướng, đáng biểu dương, yêu cầu các cơ quan chức năng tuyệt đối ủng hộ, không ai được làm khó, nếu tổng này cần vốn vay, bất cứ ngân hàng nào cũng phải giải quyết, có gì báo cáo tôi...

Ảnh phát biểu, chúc mừng năm mới, chúc mừng sức khỏe, rồi nói "Tổng này đang làm ăn đúng hướng, đáng biểu dương, yêu cầu các cơ quan chức năng tuyệt đối ủng hộ, không ai được làm khó, nếu tổng này cần vốn vay, bất cứ ngân hàng nào cũng phải giải quyết, có gì báo cáo tôi..."

Vỗ tay rần rần. Vỗ tay như sấm. Chị Ba suýt chết ngất vì vui sướng.

Tổng thoát nạn trong tấc gang nhờ mấy lời của ảnh.

Trên đường sang đơn vị khác, ảnh hỏi thư ký:

-Này. Hồi nãy Tổng ấy là Tổng công ty gì mày? Nó làm ăn được không?

Tay thư ký thì thào:

-Dạ...Trước em không biết, nhưng từ giờ, sau câu phát biểu chỉ đạo của anh, nhất định nó sẽ ăn nên làm ra.

-Vậy đó hả.

Tối,chị Ba gọi cho tay thư ký, thì thào:

-Thanh tra rút hết rồi chú ạ, đội ơn chú. Ngân hàng duyệt vay 500 tỉ.

Tay thư ký thì thào:

-Chị làm gấp cái sổ đỏ khu biệt thự cho em nghen chị.

Chị Ba thì thào:

-Tuần sau có chú ạ, chị mang ơn chú mà, không có chú, không có ảnh vào, chị chết, chị chết, chị chết...

NV. Nguyễn Quang Vinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay