lethuy

Con Ngỗ Ngịch Từ Những Năm Tháng Trong Bụng Mẹ.

7 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Cách đây vài hôm, tôi có qua nhà cô ruột chơi. Cô tôi là người rất sùng đạo Phật, chăm chỉ đi chùa, hành đức, ăn chay và tụng kinh niệm Phật hằng đêm.

Cứ đến những ngày ăn chay, tôi lại sang ăn cơm cùng cô và nghe cô nói chuyện, và thỉnh thoảng cô đọc kinh cho nghe. Cô tôi tính hay nói to miệng, la mắng càu nhàu con cháu, nhưng tâm địa rất tốt, rất thương con cháu, nhưng đường con cháu thì vô cùng lận đận. Sinh ra 2 đứa con trai, và vô cùng ngỗ nghịch, không thể dạy nổi. Chúng ngỗ ngịch đến mức, mẹ bệnh, bảo đấm lưng cho mẹ, chúng bảo bận đi chơi với bạn gái. Chúng đem trái cây về nhà, mẹ chúng lấy vài trái, chúng bảo tặng bạn gái, đừng có động vào. Thật sự, tôi nghe mà ngán ngẩm. Đôi lúc tôi bực quá, xỉ vả chúng, nhưng chúng chỉ cười sằn sặt như trêu đùa.

Từ nhỏ đến lớn, mẹ chúng chăm chút chúng từ thứ một, nhưng không có cưng chiều. Đến nỗi, chúng ngồi học, cô tôi ngồi canh chừng, rồi dò bài. Cơm nấu bưng lên dọn đến tận răng, thiếu miếng tương, miêng ớt, chúng la lên 1 cái là cô tôi tất bật đi lấy, thế mà đến già, bệnh tật, tự chịu, con cái không đỡ đần gì.

Nhưng được cái số làm ăn của cô tôi khá tốt, mọi thứ đề thuận lợi, tính cô tôi cũng không tham, và tiết kiệm đúng cách, cái gì cần tiết kiệm thì tiết kiệm, tuy vậy với con cái cháu chắt thì không tiếc một cái gì. Nhưng đường con cái thì đúng là lận đận, nghịch tử và phá gia chi tử.

Tôi vẫn thường bảo, số cô không nhờ được con cái. Cô tôi bảo rằng, tụi nó không làm tao tức chết là mừng rồi, chứ nhờ gì.

Rồi cô đọc tôi nghe một đoạn kinh Phật, tôi không nhớ chính xác ghi gì, nhưng đại ý nói rằng: con ngỗ nghịch đã biểu hiện ngay từ trong bụng mẹ, trong quá trình mang thai, nó làm người mẹ mệt lên mệt xuống, trong quá trình sinh nở, cũng sống dở chết dở vì sinh khó, chứ chẳng dễ dàng gì. Tôi không biết điều đó có đúng không?

Rồi cô tôi tiếp tục kể: Ngày cô tôi mang thai, cô tôi nghén từ lúc cấn thai đến lúc sinh. Người phù nề, chảy máu cam, nôn mửa đủ 9 tháng 10 ngày, không ăn uống được. Người sưng tấy, đi đứng không được, thường xuyên bị xuất huyết và ngất lên ngất xuống, khi sinh thì thập tử nhất sinh, cấp cứu liên tục, nguy cơ mất cả mẹ lẫn con. Những ngày mang thai là những ngày tháng như sống trong điện ngục, tệ hơn cả chết. Cứ nghĩ đến là cô tôi rùng mình không dám sinh, nhưng gia đình bên nội thúc ép liên tục, làm khó phải sinh nhiều, vì nhà có 1 đứa cháu duy nhất, nên cố gắng sinh thêm.

Nghe cô tôi kể, mà tôi chỉ có nổi da gà. Thật sự là những gì cô tôi kể, làm tác động đến tôi quá lớn. Có lẽ vì vậy, cô tôi thường xuyên đi lễ Phật cầu an, mong nhẹ bớt cái nghiệp đang mang. Cô tôi bảo rằng, đó là nghiệp, ko mong tránh khỏi, chỉ mong làm nhẹ bớt.

Đến giờ, tôi vẫn tự hỏi rằng: đoạn kinh Phật dạy đó, nói về điều đó có đúng hay không? Tính cách của con cái, bộc lộ qua những dấu hiệu trong thời gian đang còn trong bụng mẹ?

Edited by lethuy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không cần tới Kinh Phật, xét theo Luận Tuổi Lạc Việt thì tương tác giữa mẹ và con đã hình thành từ khi mang thai, biểu hiện qua sự thay đổi bề ngoài của mẹ, ốm nghén, mệt mỏi... tất cả là tương tác theo lý âm dương và ngũ hành sinh khắc thừa vũ. Ngoài ra việc mang thai của mẹ còn do nhiều ảnh hưởng khác, trong Phong Thủy cũng hạn chế thay đổi chỗ ở hay sửa nhà khi mang thai cũng là vậy. Không có gì là khó giải thích cả.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lethuy thân mến !

Trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, có ghi như vầy :

"Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần toàn vẹn, mới đến ngày sinh, nếu là con hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ, nếu là con bạc, giãy giụa bãi bơi, khiến cho lòng mẹ, buốt nhói từng hồi, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao, đâm vào gan ruột, đau đớn vô cùng, nói sao cho xiết..."

Bạn đừng quá lo lắng.

Mỗi người đều phải thọ lãnh nghiệp quả do nhân đã gieo từ vô lượng kiếp. Tuy nhiên, mình có thể tu tập, sửa đổi để cải tạo vận mệnh, giảm bớt những điều xấu.

Bạn có thể tham khảo "Phương pháp cải tạo vận mệnh" (hay còn gọi là "Liễu Phàm tứ huấn"), và cuốn "Chuyển họa thành phúc" để hiểu rõ hơn.

Đây là đường link --> http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/17876-phuong-phap-cai-tao-van-menh-va-lieu-sanh-thoat-tu-hay-cuu-do-trung-am-than/

Chúc bạn thân tâm an lạc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ nhỏ đến lớn, mẹ chúng chăm chút chúng từ thứ một, nhưng không có cưng chiều. Đến nỗi, chúng ngồi học, cô tôi ngồi canh chừng, rồi dò bài. Cơm nấu bưng lên dọn đến tận răng, thiếu miếng tương, miêng ớt, chúng la lên 1 cái là cô tôi tất bật đi lấy, thế mà đến già, bệnh tật, tự chịu, con cái không đỡ đần gì.

Tôi vẫn thường bảo, số cô không nhờ được con cái. Cô tôi bảo rằng, tụi nó không làm tao tức chết là mừng rồi, chứ nhờ gì.

Như vậy mà không phải là cưng chiều ư? Theo tôi đây kết quả này là do cách giáo giục con cái ngay từ nhỏ, cứ hy sinh cho con một cách vô điều kiện, khiến chúng nó coi việc đó là đương nhiên và không cần đáp trả, đó cũng là phần lớn sai lầm trong cách dạy con của các bà mẹ Việt. Giáo giục trẻ phải như bác Lãn Miên kìa, dạy con chữ hiếu từ những ngày còn thơ ấy .....

Biết lễ nghĩa, biết quan tâm,

Tình người, nhân bản, là bằng đầu tiên

.......

vài lời góp nhặt, có gì ko phải mong mọi người bỏ quá

WB<br style="mso-special-character:line-break">

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Như vậy mà không phải là cưng chiều ư? Theo tôi đây kết quả này là do cách giáo giục con cái ngay từ nhỏ, cứ hy sinh cho con một cách vô điều kiện, khiến chúng nó coi việc đó là đương nhiên và không cần đáp trả, đó cũng là phần lớn sai lầm trong cách dạy con của các bà mẹ Việt. Giáo giục trẻ phải như bác Lãn Miên kìa, dạy con chữ hiếu từ những ngày còn thơ ấy .....

Biết lễ nghĩa, biết quan tâm,

Tình người, nhân bản, là bằng đầu tiên

.......

vài lời góp nhặt, có gì ko phải mong mọi người bỏ quá

WB<br style="mso-special-character:line-break">

Đó chỉ là cách giáo dục sai thôi, chứ không phải cưng chiều muốn gì được nấy, chỉ không để chúng lao động, không biết cách chỉ chúng nhận ra những giá trị đúng đắn từ đạo nghĩa hay vật chất mà thôi

Nên người ta vẫn bảo nuôi con dễ, dạy con khó. Thời nay, giáo dục con cái không còn do cha mẹ nữa, mà xã hội tương tác vào tính cách con cái quá nhiều. cha mẹ muốn tạo một môi trường tốt cho nó cũng khó. Nhưng ngày xưa, con cháu ít được ba mẹ dày công dạy dỗ lắm, họ đều dành tất cả thời gian để kiếm miếng ăn sống đủ qua ngày, nhưng môi trường ngày ấy quá giản đơn, nên suy nghĩ con người cũng giản đơn đi nhiều.

Edited by lethuy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách đây vài hôm, tôi có qua nhà cô ruột chơi. Cô tôi là người rất sùng đạo Phật, chăm chỉ đi chùa, hành đức, ăn chay và tụng kinh niệm Phật hằng đêm.

Cứ đến những ngày ăn chay, tôi lại sang ăn cơm cùng cô và nghe cô nói chuyện, và thỉnh thoảng cô đọc kinh cho nghe. Cô tôi tính hay nói to miệng, la mắng càu nhàu con cháu, nhưng tâm địa rất tốt, rất thương con cháu, nhưng đường con cháu thì vô cùng lận đận. Sinh ra 2 đứa con trai, và vô cùng ngỗ nghịch, không thể dạy nổi. Chúng ngỗ ngịch đến mức, mẹ bệnh, bảo đấm lưng cho mẹ, chúng bảo bận đi chơi với bạn gái. Chúng đem trái cây về nhà, mẹ chúng lấy vài trái, chúng bảo tặng bạn gái, đừng có động vào. Thật sự, tôi nghe mà ngán ngẩm. Đôi lúc tôi bực quá, xỉ vả chúng, nhưng chúng chỉ cười sằn sặt như trêu đùa.

Từ nhỏ đến lớn, mẹ chúng chăm chút chúng từ thứ một, nhưng không có cưng chiều. Đến nỗi, chúng ngồi học, cô tôi ngồi canh chừng, rồi dò bài. Cơm nấu bưng lên dọn đến tận răng, thiếu miếng tương, miêng ớt, chúng la lên 1 cái là cô tôi tất bật đi lấy, thế mà đến già, bệnh tật, tự chịu, con cái không đỡ đần gì.

Nhưng được cái số làm ăn của cô tôi khá tốt, mọi thứ đề thuận lợi, tính cô tôi cũng không tham, và tiết kiệm đúng cách, cái gì cần tiết kiệm thì tiết kiệm, tuy vậy với con cái cháu chắt thì không tiếc một cái gì. Nhưng đường con cái thì đúng là lận đận, nghịch tử và phá gia chi tử.

Tôi vẫn thường bảo, số cô không nhờ được con cái. Cô tôi bảo rằng, tụi nó không làm tao tức chết là mừng rồi, chứ nhờ gì.

Rồi cô đọc tôi nghe một đoạn kinh Phật, tôi không nhớ chính xác ghi gì, nhưng đại ý nói rằng: con ngỗ nghịch đã biểu hiện ngay từ trong bụng mẹ, trong quá trình mang thai, nó làm người mẹ mệt lên mệt xuống, trong quá trình sinh nở, cũng sống dở chết dở vì sinh khó, chứ chẳng dễ dàng gì. Tôi không biết điều đó có đúng không?

Rồi cô tôi tiếp tục kể: Ngày cô tôi mang thai, cô tôi nghén từ lúc cấn thai đến lúc sinh. Người phù nề, chảy máu cam, nôn mửa đủ 9 tháng 10 ngày, không ăn uống được. Người sưng tấy, đi đứng không được, thường xuyên bị xuất huyết và ngất lên ngất xuống, khi sinh thì thập tử nhất sinh, cấp cứu liên tục, nguy cơ mất cả mẹ lẫn con. Những ngày mang thai là những ngày tháng như sống trong điện ngục, tệ hơn cả chết. Cứ nghĩ đến là cô tôi rùng mình không dám sinh, nhưng gia đình bên nội thúc ép liên tục, làm khó phải sinh nhiều, vì nhà có 1 đứa cháu duy nhất, nên cố gắng sinh thêm.

Nghe cô tôi kể, mà tôi chỉ có nổi da gà. Thật sự là những gì cô tôi kể, làm tác động đến tôi quá lớn. Có lẽ vì vậy, cô tôi thường xuyên đi lễ Phật cầu an, mong nhẹ bớt cái nghiệp đang mang. Cô tôi bảo rằng, đó là nghiệp, ko mong tránh khỏi, chỉ mong làm nhẹ bớt.

Đến giờ, tôi vẫn tự hỏi rằng: đoạn kinh Phật dạy đó, nói về điều đó có đúng hay không? Tính cách của con cái, bộc lộ qua những dấu hiệu trong thời gian đang còn trong bụng mẹ?

Những điều trong Phật học nói này BW chưa từng đọc, nhưng theo BW thì điều đó có lẽ đúng. Đó cũng là những lý do mà vì sao khoa học hiện đại khuyên nên cho con nghe nhạc giao hưởng từ trong bụng mẹ. Bởi vì quá trình hình thành một đứa bé trong bụng đến tháng thứ 5 thứ 6 đã hoàn chỉnh các hệ thần kinh và bắt đầu có cảm nhận tác động từ bên ngoài.

Còn theo Lý Học Đông Phương trong vấn đề Luận Tuổi với môn Luận Tuổi Lạc Việt thì ngay từ khi cấn bầu đã bắt đầu xảy ra tương tác. Điều này BW đã từng trải nghiệm rất rõ ràng với những bạn bè xung quanh khi vợ bắt đầu mang thai.

Đối với môn Tử Vi thì trong diễn đàn này đã từng có thảo luận liên quan, BW không nhớ rõ nhưng nói về hiện tượng ngày nay trước khi sinh có nhiều bố mẹ hay đi chọn ngày giờ tốt để mổ và sinh con để con mình được tốt. Nhưng có điều nhiều người không hiểu rằng thực chất số phận tương ứng với lá số Tử Vi thực chất được hình thành từ khi tinh trùng bắt đầu gặp trứng và phát triển thành phôi thai. Việc đi xem thầy để chọn ngày giờ tốt mà mổ thực chất cũng chỉ thuộc phạm trù vận động của các quy luật đó mà thôi.

Tuy nhiên, dù gì thì đó cũng là những cơ sở ban đầu thôi. Để có được đứa con ngoan ngoãn hiền lành và giỏi giang thì còn phụ thuộc vào quá trình uốn nắn và dạy dỗ. Những quá trình trước khi ra đời có thể xem giống như một cái hạt, hạt thì cũng có hạt tốt hạt xấu. Khi gieo mầm phát triển thành một cây tốt hay không cũng còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và quá trình chăm bón. Do đó cũng đừng vì cái suy nghĩ là nó hư hay ngoan là từ trong bụng mẹ mà bỏ qua quá trình nuôi dạy về sau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, dù gì thì đó cũng là những cơ sở ban đầu thôi. Để có được đứa con ngoan ngoãn hiền lành và giỏi giang thì còn phụ thuộc vào quá trình uốn nắn và dạy dỗ. Những quá trình trước khi ra đời có thể xem giống như một cái hạt, hạt thì cũng có hạt tốt hạt xấu. Khi gieo mầm phát triển thành một cây tốt hay không cũng còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và quá trình chăm bón. Do đó cũng đừng vì cái suy nghĩ là nó hư hay ngoan là từ trong bụng mẹ mà bỏ qua quá trình nuôi dạy về sau.

Thực ra dạy con là một vấn đề rất quan trọng, cho dù tính cách tự nhiên bẩm sinh của nó như thế nào. Để minh xác vấn đề này, tôi cần xác định một tiền đề sau:

Xấu tốt do con người, thiên nhiên không định hướng xấu tốt, mà chỉ định hướng hành vi.

Thí dụ, một người nữ khi còn trong bụng mẹ đã định hướng là một người đàn bà sau này sẽ khỏe mạnh và có tính dục rất mạnh mẽ. Tất nhiên đó là sự định hướng hành vi của tạo hóa. Nhưng tính dục mạnh mẽ này sẽ là xấu hay tốt thì nó lệ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh môi trường để quyết định. Sự thỏa mãn của người nữ này khi lớn lên sẽ mang hành vi phi đạo đức hay được coi là đạo đức, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của họ.

Bởi vậy, sự giáo dục ngay từ nhỏ theo một định hướng tốt sẽ làm hạn chế. Thí dụ: Người nữ này tìm được người đàn ông phù hợp với nhu cầu của họ, thì họ sẽ trở thành người vợ đảm đang, xốc vác. Hoặc họ sẽ lao vào các cuộc thác loạn.

Hoặc một thí dụ khác: Một bào thai nam đã xác định hành vi là năng động, táo bạo, liều lĩnh. Nhưng lớn lên tính cách đó cũng có thể trở thành trang nam nhi "giữa đường thấy sự bất bằng không tha"; hoặc thành tướng cướp. Tất nhiên tùy theo môi trường sống và sự giáo dục.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay