wildlavender

Có Ma Hay Không ?

42 bài viết trong chủ đề này

CÓ MA HAY KHÔNG ?

Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho ta, vì trong số chúng ta đây, có thể có người chưa hề « gặp Ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy Ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh, muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma đó có thật hay không.

Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về Ma như thế nào. Tôi xin trình bày bài viết ngắn này thành hai phần. Một phần nặng về định nghĩa và lý thuyết dựa theo Kinh điển, một phần « bàn rộng » và « tán rộng » những gì đã ghi trong Kinh sách. Dù sao, đây cũng là một bài viết ngắn, dưới hình thức một bài báo, không có chủ đích giải quyết hết vấn đề và thật sự ra cũng khó rứt bỏ hay đuổi bỏ con Ma ra khỏi đầu chúng ta lắm.

1. Phần thứ nhất : Định nghĩa về Ma

Ma là gì ? Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là Dud, tiếng Nhật là Hajun, tiếng Hán là Mo, nhưng người Trung hoa thường âm từ tiếng Phạn và gọi là Ma-la, vần r không có trong tiếng Trung hoa nên người Trung hoa thường gọi là Ma-la thay vì là Ma-ra. Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới « thấy » Ma.

Kinh sách định nghĩa chữ Ma (Mâra) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinh ranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả.

Trong Phổ diệu Kinh (Latitavistara), bộ Kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Thích Ca Mâu Ni đạt được Giác ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, Ma dẫn ba con ma nữ đến quyến rũ Ngài, lại đưa ma quân đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Ma đòi Phật phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng nhận Phật đã đạt được Giác ngộ. Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài.Ma liền biến mất như bị phù phép vậy.

Như vừa kể trên đây, ta có ma nữ, ma quân…vì thế ta cũng có Ma vương. Ma vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra. Ma vương là Vua các loài Thiên ma, ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoá Tự-tại thiên (Paranirmitavasavartin), tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục giới, tức là cảnh giới thấp nhất trong Tam giới. Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị Bồ-tát. Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần, tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương. Vậy theo Kinh sách, có bao nhiêu thứ Ma tất cả ? Thật ra Ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được phân loại ra làm bốn thứ Ma. Cách phân loại lại khác biệt nhau giữa Thừa Kinh điển (Sûtrayâna) và Kim cương thừa (Vajrayâna). Vì thế cộng lại có đến tám thứ Ma (Bát ma).

Theo Thừa Kinh điển (Sûtrayâna) bốn loại Ma (Tứ ma) là :

1. Ma của cấu hợp (Skandhamâra) : đó là thứ ma quái làm cơ sở cho khổ đau và cái chết mà ta phải gánh chịu trong cõi luân hồi. Con ma đó gọi là « con ma của cái chết ». Kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma, Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma.

2. Ma của dục vọng (Klésamâra) : bao gồm những dục vọng, ham muốn, thèm khát, đẩy ta vào những hành vi tiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau của cõi luân hồi. Đó là « con ma gây ra cái chết », kinh sách gốc Hán gọi là Phiền não ma.

3. Ma của thần chết (Mrtyumâra) : đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợp của mọi hiện tượng, tức là hiện tượng Vô thường. Con ma này có tên là « con ma vô thường », kinh sách tiếng Hán gọi là Tử ma.

4. Ma của những con trời (Devaputramâra) : bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám níu vào ảo giác của những vật thể bên ngoài, cản trở sự tu học. Đó là « con ma bấn loạn », kinh sách tiếng Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên tử ma, gọi tắt là Thiên ma, tức thần thánh tay sai của Thiên-hóa Tự tại vương.

Theo Kim cương thừa (Vajrayâna) bốn thứ Ma lại được định nghĩa như sau :

1. Ma xiềng xích (tiếng Tây tạng : thogs-bcas-kyi bdud) : con Ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, binh tật và chướng ngại bên ngoài. Đây là con Ma của sự bám níu và ghét bỏ đối với những vật thể và hiện tượng chung quanh. Kinh sách tiếng Hán gọi là Phiền não ma.

2. Ma thả lỏng (tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó là ba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu và thứ yếu, những tư tưởng hay tư duy bấn loạn chưa được khắc phục, xâm chiếm tâm thức ta và gây ra khổ đau. Kinh sách gốc tiếng Hán gọi là Tâm ma.

3. Ma khánh hỷ (tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó là con ma đội lốt hân hoan, vui thích, con ma của sự tự mãn, tự đại, thỏa mản với chính mình, xem mình là đặc biệt hơn cả mọi người, bám níu vào những « kết quả » và « kinh nghiệm » thiền định của mình, cho đấy là đúng và trở nên hãnh diện. Kinh gốc tiếng Hán gọi là Thiện căn ma.

4. Ma kiêu căng (tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đó là ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu. Đấy là bản chất căn bản của con ma mang tên là cái « tôi », cái « ngã ». Kinh gốc tiếng Hán gọi là Tam muội ma.

Có sách còn phân chia ra làm mười thứ Ma (Thập ma), như vậy ngoài tám thứ ma đã kể trên còn có :

Thiện trí thức ma : tức là những kẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng tham tiếc đạo lý ấy mà giữ nguyên cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác.

Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước làm che lấp mất chính đạo.

Đã nói đến danh từ và định nghĩa thì cũng mạn phép người đọc kể ra cho hết :

Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành.

Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ.

Ma duyên : còn gọi là ác duyên, tức là những xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.

Ma đàn : là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tại nạn mà bố thí. Chữ này nghịch nghĩa với chữ Phật đàn, tức là bố thí mà không biết là đã bố thí, không biết bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.

Ma đạo : đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.

Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động những hành vị xấu hay hung ác.

Ma nghiệp : nghiệp ác.

Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma vương ở cõi Phạm vương, gọi tắt là Ma Phạm. ChữMa vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự tại vương, còn Ma Phạm hay Phạm vươnghay Phạm thiên vương là Chúa tể của cõi Ta-bà này, quyền lực của Ma Phạm vượt lên đến chỗ cao nhất trong cõi Sắc giới, cai quản và điều hành cả thế giới này. Kinh điển còn gọi « Ngài » là Ngọc Hoàng Thượng đế.

Ma thiền : phép thiền định tà ma, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo. Ma thuật : nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phản khoa học.

Ma sự : chữ này rắc rối lắm, đại cương là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu học và con đường chánh Pháp. Kẻ thực thi ma sự, là những kẻ chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống thích nghi. Ma sự cũng là việc làm của những người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục.Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền mà ngủ gục, bám vào những cảnh hiện ra khi thiền, cảm thấy bấn loạn, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền. Người xuất gia mà thực thi ma sự tức là còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, xu nịnh những hàng cư sĩ hay người lui tới chùa có của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…

2. Phần thứ hai : Bàn về Ma

Trên đây là những gì Kinh sách nói về Ma, định nghĩa và phân loại về Ma. Dựa trên đó ta thử phân tích, tổng kết, tìm hiểu thêm về Ma, xem Ma ra sao, Ma thật sự là cái gì ? Tiếp theo, ta rút tỉa từ những phân tích ấy, từ những hiểu biết ấy để ứng dụng vào cách cư xử và thái độ của ta đối với Ma.

Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả Ấn độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị một thần đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm vừa nói trên đây. Tên của Ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là Chủ nhân ông của thế giới vật chất và hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của người Chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

Ma không những tượng trưng cho dục vọng hiển hiện như vừa kể mà còn tượng trương cho những thèm khát tiềm ẩn bên trong ta, không bộc lộ ra ngoài, chúng thuộc về bản năng, phát sinh từ những tâm thức có thể rất tinh khiết, từ những nghiệp sâu kín và những cấu hợp của thân xác. Con Ma này nằm trong thịt da của ta, trong tâm thức ta, trong sự vận hành của cơ thể ta.

Ma còn mang một cái tên nữa mà ít Kinh sách nói đến, đó là con ma Ái dục (Kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nôm na là tình yêu. Con ma Ái dục ấy là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn « canh chừng » và « chăm lo » cho ta. Con Ma đó hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng. Con ma đó hiến dâng cho những hình tướng biến động do chính nó tạo ra, mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.

Vấn đề mấu chốt và gay go là Ma không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ mà nó đã tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, tham bao nhiêu nó cũng cho, « yêu » hay « bám níu » bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Nhưng hậu quả của những ảo giác ấy do nó đem tặng cho ta chỉ là khổ đau mà thôi. Điều này Ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là Ngũ uẩn quen dần với với những lạc thú ấy, lệ thuộc vào những lạc thú ấy và bị kích động bởi những lạc thú ấy. Ma vừa là kẻ sáng tạo và đồng thời cũng là kẻ phá hoại là như thế đó.

Khi nhìn Ma dưới khía cạnh này, ta sẽ hiểu ngay là ma ở đâu. Ma ngự trị chính trong đầu của ta.Ma nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác Ma không nằm bên ngoài ta, không có ta thì cũng không có Ma. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát nhục dục, chán nản, buồn bực, đói khát, bám níu, tham lam, chiếm giữ, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự kiêu, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái « tôi » của chính mình v.v. và v.v. Tất cả những thứ này được Kinh sách phân ra làm tám thứ hay mười thứ ma : Uẩn ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên ma, Tâm ma, Thiện căn ma, Tam muội ma…như đã đề cập trong phần thứ nhất của bài viết.

Để tránh cách nói tổng quát, siêu hình của giới trí thức hay học giả, ta thử đưa ra một vài ví dụ thực tiễn hơn của những con người bình dị như chúng ta đây. Chẳng hạn khi ta bước vào một căn phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con Ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt,… và cười với ta. Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con Ma, ta sẽ không thấy khi ta đến gần. Vì đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu hay do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn « không dám » tiến đến gần, ta cứ bật đèn lên, thì con Ma cũng biến mất. Nhưng nếu ngược lại, ta hét lên một tiếng, « vắt giò lên cổ » mà chạy, thì nhất định con Ma sẽ đuổi theo, và nhất định ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn được, vì chính ta cõng mà chạy. Nó ở trong đầu của ta, trong thân xác đang nổi da gà của ta. Tệ hơn nữa, có thể ta lại đem chuyện « thấy ma » ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể như thật với người khác, tức là ta giới thiệu con Ma mà ta thấy cho một người thứ hai. Người này có thể vừa thích thú vừa sợ sệt mà đón rước , đem cất giữ vào trong đầu. Người này lại kể cho người thứ ba, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Mỗi lần như vậy thì con ma mà ta thấy lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng, người nghe sau cùng lại vô tình kể lại cho ta nghe về con ma này, có thể ta còn sợ nó hơn cả con ma ta từng thấy « thật » trước đây.

Phật có đưa ra một ví dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Nhưng nhìn kỹ thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta. Con Ma cũng ở trong đầu ta là như vậy.

Khi ta ngủ mê, ta thường chiêm bao « thấy ma ». Ta hét lên hay la ú ớ…Giật mình thức dậy, ta không thấy ma. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ tiềm thức ta, từ nơia-lại-da-thức (âlayavijnâna) của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn và tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta.

Tóm lại, và cũng xin lập lại, con Ma nằm trong tâm thức ta, trong tâm trí ta và trong tâm linh ta. Tại sao ? Vì Ma được sinh ra từ những tư tưởng của ta. Nó chính là Chủ nhân ông của mọi tư tưởng. Chính nó, xuyên qua quá trình vận hành của ngũ uẩn (skanha), đã làm phát sinh ra tư tưởng của chính ta. Những tư tưởng đó gồm có dục vọng và thèm khát, lôi theo những hành vi nhắm vào mục đích làm thoả mãn những thèm khát và dục vọng đó. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, Ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái tôi, cái ngã của ta, và tùy theo từng người, nó dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái hay hét lên the thé…, mục đích để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái ngã.

Ma là cái ngã đang thống trị ta, làm cho ta tham lam, ích kỷ, xúi dục ta, nịnh hót ta, biến ta thành đốn mạt, nói dối và quỷ quyệt. Ma không phải chỉ biết doạ nạt suông mà thôi. Những hành vi của Ma làm phát sinh ra Thế giới luân hồi (Samsara). Thế giới luân hồi nằm trong sự kiềm tỏa của Ma, và Ma lại nằm trong tâm thức của ta. Vì thế có thể nói Ma chính là một hình thức của Vô minh hay một cách nói để so sánh với Vô minh. Chính Ma đã tung hoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê, lầm lẫn và khổ đau. ChínhMa kích động để ta tạo nghiệp.

Chu kỳ của sự sống là cách vận hành của bánh xe luân hồi do Ma tạo ra, và đó cũng là sự vận chuyển của cái ngã. « Tỉnh thức » hay « Giác ngộ » tức là nhận thức được quá trình đó, sự vận chuyển đó là không thật, chúng chỉ là ảo giác, chỉ là Ma, chỉ là Vô minh mà thôi.

Tóm lại và để kết luận, ta không thể đuổi con Ma ra khỏi phòng, ta cũng không thể chạy trốn nó được, mà ta phải đuổi con Ma ra khỏi đầu ta. Ta không thể dùng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổiMa. Ta phải đuổi Ma bằng cách tu tập, bằng cách khắc phục Vô minh, đem đến cho ta một tâm linh minh mẫn, an bình, trong sáng và rạng rỡ, không còn bóng dáng một con Ma nào cả.

Hoang Phong

=======================================

Ma ma Phật Phật chính do ta

Ma Phật khác nhau chổ chánh tà

Luận giãi càng nhiều Ma càng dử

Để yên tự nó bốc hơi ra !

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật đơn giản khi chúng ta đang đặt câu hỏi: Có ma hay không?

Thì ma đã/đang tồn tại rồi. :)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy nói như thế, ma từ tam mà ra thì cũng không đúng?

Từ xưa đến nay, biết bao lần con người cố gắng kết nối với thế giới tâm linh, không phải không có thành công, mà rất nhiều.

Vậy những trường hợp lên đồng, những sự kiện trùng hợp đến không thể không tin, hay những câu chuyện của Phan Thị Bích Hằng thì sao, giải thích gì về điều này.

Chỉ là muốn nghe sự giải thích hợp lý thôi, nếu ma phát sinh từ tâm, thì ko thể nào tâm có thể tưởng tượng một cách chính xác như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ma ma Phật Phật chính do ta

Ma Phật khác nhau chổ chánh tà

Luận giãi càng nhiều Ma càng dử

Để yên tự nó bốc hơi ra !

Chân thành cảm ơn wildlavender!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Có Phật thì dĩ nhiên phải có Ma. Nếu không có Ma mà chỉ có Phật thì vô lý. Nếu chỉ có Phật không thôi hay chỉ có Ma không thôi thì lý thuyết Âm Dương Ngủ Hành sẽ sụp đổ và bỏ xó. Bởi vì lý nhị nguyên trong lý thuyết đó bị sai, bị phá vở do chỉ có một cực Âm mà không có Dương, hay chỉ một cực Dương mà không có Âm. Vô lý!

Vậy thì, có Phật thì phải có Ma, có Ma tức là phải có Phật. Hoặc Không có Phật để nói đến Ma, không có Ma để nói đến Phật, chả có khỉ gì cả!

Thiên Đồng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy nói như thế, ma từ tam mà ra thì cũng không đúng?

Từ xưa đến nay, biết bao lần con người cố gắng kết nối với thế giới tâm linh, không phải không có thành công, mà rất nhiều.

Vậy những trường hợp lên đồng, những sự kiện trùng hợp đến không thể không tin, hay những câu chuyện của Phan Thị Bích Hằng thì sao, giải thích gì về điều này.

Chỉ là muốn nghe sự giải thích hợp lý thôi, nếu ma phát sinh từ tâm, thì ko thể nào tâm có thể tưởng tượng một cách chính xác như vậy.

lethuy cần hiểu thế nào là Lý Học thì mới có thể giải thích được. Nếu theo cách mà lethuy đang hiểu vậy thì ma từ đâu mà ra? Khi loài người chưa tồn tại thì ma có tồn tại hay không? Hay ở thời kỳ khủng long thì là những con ma khủng long, thằn lằn bay...? Hay là những con ma cây, ma cỏ...? Rồi ma cũng theo sự tiến hóa của sinh vật mà từ đó cũng dần sinh ra?

Lúc thế giới chưa phát triển như bây giờ thì ở đâu ra để đầu thai ra hơn 7 tỉ người hiện nay? Từ những con ma cây, ma khủng long, ma ngựa, ma heo, ma gà,... ma vi sinh vật, ma virus, ma vi khuẩn... đủ các thứ ma đầu thai thành?

Share this post


Link to post
Share on other sites

lethuy cần hiểu thế nào là Lý Học thì mới có thể giải thích được. Nếu theo cách mà lethuy đang hiểu vậy thì ma từ đâu mà ra? Khi loài người chưa tồn tại thì ma có tồn tại hay không? Hay ở thời kỳ khủng long thì là những con ma khủng long, thằn lằn bay...? Hay là những con ma cây, ma cỏ...? Rồi ma cũng theo sự tiến hóa của sinh vật mà từ đó cũng dần sinh ra?

Lúc thế giới chưa phát triển như bây giờ thì ở đâu ra để đầu thai ra hơn 7 tỉ người hiện nay? Từ những con ma cây, ma khủng long, ma ngựa, ma heo, ma gà,... ma vi sinh vật, ma virus, ma vi khuẩn... đủ các thứ ma đầu thai thành?

Vậy sao anh biết không có ma, khủng long, vi khuẩn, mèo, gà vịt, chúng sẽ ngồi kể cho anh, hay ghi chép để lại đời sau cho anh nghe sao?

Từ khi con người xuất hiện, họ ý thức được có ma, và họ ghi chép, tìm hiểu, nghiên cứu vì khả năng suy nghĩ của họ ngày càng cao.

Thời con người còn hoang sơ, ma xuất hiện, thì họ cũng không đủ nhận thức được sự tồn tại của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy sao anh biết không có ma, khủng long, vi khuẩn, mèo, gà vịt, chúng sẽ ngồi kể cho anh, hay ghi chép để lại đời sau cho anh nghe sao?

Từ khi con người xuất hiện, họ ý thức được có ma, và họ ghi chép, tìm hiểu, nghiên cứu vì khả năng suy nghĩ của họ ngày càng cao.

Thời con người còn hoang sơ, ma xuất hiện, thì họ cũng không đủ nhận thức được sự tồn tại của nó.

Trên thế giới này có bao nhiêu người nhận thức được sự tồn tại của lethuy? Những người không nhận thức được phải chăng vì họ không đủ nhận thức? lethuy đang tồn tại dưới cái nickname lethuy trên diendan.lyhocdongphuong.org.vn hay là một con người nào đó?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không tử nói: "Chuyện quỷ thần... kính nhi viễn chi"

Chuyện ma cỏ...nên tin mà không nên bàn vậy...

Như Sư phụ nói "khí tụ thành hình, hình nào khí đó" ...

Mọi vật đều do "tương tác" mà ra...

Và "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu"...

Vậy thì kẻ thấy người không đều do "tần số" riêng của từng người thôi.

Van sự tùy duyên...(câu này của huynh HGL).

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Vô Thức nghĩ thì Ma là 1 ý nghĩ xấu 1 điều kì dị mà con người tạo ra và phải nhận lại những giá trị tương đồng của những sự việc đó!

Có lẽ Ma xuất hiện được khi có sự bắt đầu hình thành cái tâm xấu trong mỗi con người chúng ta!

Nếu coi phim Tây Du Ký mới thì ta có thể thấy ngay cả Phật Tổ Như Lai cũng có 1 hình Ảnh Phản Diện là Phật Tổ Thiên Không(Không Biết mình viết có đúng tên không)

Điều Này Kết luận rằng Sự Hình Thành Ma Có lẽ là giữa Mặt Tốt Và Mặt Xấu!

Nên Cô wildavender mới Chốt lại là:

Tóm lại và để kết luận, ta không thể đuổi con Ma ra khỏi phòng, ta cũng không thể chạy trốn nó được, mà ta phải đuổi con Ma ra khỏi đầu ta. Ta không thể dùng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổiMa. Ta phải đuổi Ma bằng cách tu tập, bằng cách khắc phục Vô minh, đem đến cho ta một tâm linh minh mẫn, an bình, trong sáng và rạng rỡ, không còn bóng dáng một con Ma nào cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật đơn giản khi chúng ta đang đặt câu hỏi: Có ma hay không?

Thì ma đã/đang tồn tại rồi. :)

Ma, có 1 con ma rồi đó Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đối với trình độ và nhận thức có hạn thì chúng ta đang nghĩ ma là do con người chết đi và vong hồn của chúng ta trở thành ma.

Còn cái bài viết này đang nói đến nguồn gốc của Ma từ đâu có.

Đây là 2 vấn đề khác nhau, lethuy gọp lại làm một để hỏi và anh AnhNguyen thì cũng đang cố giải thích.

Tạm thời ở bài viết này chúng ta đang có một kiến thức là Ma do tâm sinh, Ma chính là những điều tiêu cực do chúng ta tạo ra nó.

Mình rất đồng tình với cách nói của anh Thien Dong va anh Vô Thức.

Theo kiến thức và suy nghĩ còn nông cạn của mình thì Ma do tâm sinh.

Chúng ta đang lầm tường con người chết đi vong hồn đó sẽ là ma, điều này theo mình là hoàn toàn không đúng, vong hồn không tốt sẽ thành MA (do tâm họ không tốn), vong hồn thánh thiện thì họ vẫn là vong hôn và nhanh chóng trở lên cõi phù hợp với họ.

Lethuy: Nếu 1 vong hồn vừa thoát xác và họ đã trở thành "tiên" thì vong hồn đó có còn là ma hay không? :D

Vong hồn là 1 trạng thái khác của sắc tướng của chúng ta.

.

Theo mình bất cứ ai cũng có Ma trong người mình, cả Bồ Tát cũng không ngoại lệ.

Edited by Lưu Quang Vũ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của anh đưa ra nhiều dẫn viện nhưng mà em thấy nó "hoạt hình" quá, 1 người mới trong lĩnh vực này rất có thể sẽ bỏ qua ngay và dè bỉu vớ vẩn làm gì có những chuyện hài hước vậy nào là Ma nọ ma kia. Lại viện dẫn Phật như 1 quý ngài nào đó dạy bảo thì lại càng không thực tế chút nào vì Phật thực sự đâu có tồn tại như ai đó giảng dạy cho ta cái gì viện dẫn vậy càng làm cho thế giới tâm linh trở thành điều mê tín dị hoặc. Chúng ta hãy thử hình dung những người đang mang danh là phật hay là thần thánh, họ rất có thể là những Ma hay Quỷ, họ cũng đang sử dụng những điều dạy bảo để mê hoặc tín đồ, họ cũng đang thỏa mãn bản ngã của họ, hòng được sự kính ngưỡng và đồ thờ cúng như những thế lực làm đẩy lùi thế giới tâm linh từ xưa dẫn đến ngày hôm nay là 1 thế giới duy vật, 1 thế giới quá lùi và lạc hậu nếu xét theo góc độ tâm linh.

1 thế giới tâm linh vô cùng sinh động đang khách quan tồn tại, trong thế giới đó cũng có những đa dạng " sinh vật " là những linh hồn loại tiến hóa cao ( như là thiên thần ) loại tiến hóa thấp ( mà ta gọi là Ma, Quỷ ). Thế nhưng không có chuyện linh hồn thú vật tiến hóa thành người và ngược lại đâu. 1 linh hồn trì trệ không tiến hóa được thì nó vẫn mãi là thế, cứ mãi phải đầu thai vào kiếp người để học đi học lại những bài học trong sự khổ đau trong kiếp đời.

Tất cả những linh hồn ( thuộc nhóm người ) được sinh ra từ thời nguyên thủy thiên khởi được mô tả ban đầu như những "đốm tàn lửa" sinh ra từ " Thượng đế ", với 1 số lượng nhất định là bao nhiêu thì không thống kê được, lúc sinh ra tất cả đều giống nhau trải qua nhiều thời kỳ tiến hóa thì như ngày nay chúng bắt đầu có sự khác nhau. Số lượng người chỉ là 1 phần của số lượng " đóm tàn lửa" này, rất nhiều linh hồn họ sống trên những hành tinh khác sao hỏa, sao kim, sao Mộc, .....mỗi linh hồn đeo đuổi 1 mục tiêu riêng nhằm làm cho mình hoàn thiện để tiến hóa. Mục đích cuối là được trở về với " Thượng đế", hòa mình vào " Chân ngã ". Vì được sinh ra từ " Thượng đế ", lúc mới đầu chúng ý thức rất rõ về thượng đế không như chúng ta bây giờ. Trong chúng ta đều là những hạt nhân của thượng đế vì vậy dù đã bị đẩy xa tới thời duy vật nhưng mỗi chúng ta đều có thiên hướng về thượng đề, về 1 ký ức nào đó. Nhưng khổ thay khi vào kiếp người rồi thì toàn bộ ký ức xa xưa đều bị nhốt kín vào tiềm thức và không thể nào nhớ lại được. Đến khi chết đi, linh hồn bắt đầu nhớ lại tất cả và rất nhiều đau khổ và hối tiếc vì đã quên đi mục đích của nó khi đầu thai vào kiếp người...

Đôi dòng cảm nhận và tư tưởng!

Thực sự diễn đàn là nơi để giao lưu tư tưởng gặp nhau vì thế em rất muốn chúng ta gõ bằng tay, viết nhanh viết bằng suy nghĩ không viện dẫn không trừu tượng hóa khái niệm, cởi mở tự do. Anh Mod duyệt bài cho em Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ma, có 1 con ma rồi đó Posted Image

Vậy là anh yeuphunua vừa nhìn thấy ma. Posted Image

Đối với trình độ và nhận thức có hạn thì chúng ta đang nghĩ ma là do con người chết đi và vong hồn của chúng ta trở thành ma.

Còn cái bài viết này đang nói đến nguồn gốc của Ma từ đâu có.

Đây là 2 vấn đề khác nhau, lethuy gọp lại làm một để hỏi và anh AnhNguyen thì cũng đang cố giải thích.

Tạm thời ở bài viết này chúng ta đang có một kiến thức là Ma do tâm sinh, Ma chính là những điều tiêu cực do chúng ta tạo ra nó.

Mình rất đồng tình với cách nói của anh Thien Dong va anh Vô Thức.

Theo kiến thức và suy nghĩ còn nông cạn của mình thì Ma do tâm sinh.

Chúng ta đang lầm tường con người chết đi vong hồn đó sẽ là ma, điều này theo mình là hoàn toàn không đúng, vong hồn không tốt sẽ thành MA (do tâm họ không tốn), vong hồn thánh thiện thì họ vẫn là vong hôn và nhanh chóng trở lên cõi phù hợp với họ.

Lethuy: Nếu 1 vong hồn vừa thoát xác và họ đã trở thành "tiên" thì vong hồn đó có còn là ma hay không? :D

Vong hồn là 1 trạng thái khác của sắc tướng của chúng ta.

.

Theo mình bất cứ ai cũng có Ma trong người mình, cả Bồ Tát cũng không ngoại lệ.

Không phải là đang cố giải thích mà đang dẫn dắt từ cái sự đang hiểu của lethuy. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

lethuy cần hiểu thế nào là Lý Học thì mới có thể giải thích được. Nếu theo cách mà lethuy đang hiểu vậy thì ma từ đâu mà ra? Khi loài người chưa tồn tại thì ma có tồn tại hay không? Hay ở thời kỳ khủng long thì là những con ma khủng long, thằn lằn bay...? Hay là những con ma cây, ma cỏ...? Rồi ma cũng theo sự tiến hóa của sinh vật mà từ đó cũng dần sinh ra?

Lúc thế giới chưa phát triển như bây giờ thì ở đâu ra để đầu thai ra hơn 7 tỉ người hiện nay? Từ những con ma cây, ma khủng long, ma ngựa, ma heo, ma gà,... ma vi sinh vật, ma virus, ma vi khuẩn... đủ các thứ ma đầu thai thành?

Nếu theo lý thuyết về sự hình thành trái đất, trái đất tách ra từ 1 khối vật chất nóng đỏ của mặt trời! Lúc đó, hẳn không có sinh vật, cũng không có ma quỷ hay thiên thần nào trên trái đất đúng không? Theo thời gian, khi sự sống hình thành do các yếu tố tương tác giữa không khí, nước, lửa, tia lửa điện (sét) ... và không loại trừ các yếu tố đến từ ngoài trái đất (các thiên thạch), sự sống dần được hình thành. Vậy trạng thái từ không đến có đó, linh hồn, thiên thần, hay ma quỷ ở đâu ra?

Tôi nghĩ mọi yếu tố từ tâm mà ra cả! Tâm chưa sáng thì ma quỷ có chỗ trú ngụ! Tâm đã sáng rồi thì chẳng ma quỷ nào có thể tác động được!

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy sao anh biết không có ma, khủng long, vi khuẩn, mèo, gà vịt, chúng sẽ ngồi kể cho anh, hay ghi chép để lại đời sau cho anh nghe sao?

Từ khi con người xuất hiện, họ ý thức được có ma, và họ ghi chép, tìm hiểu, nghiên cứu vì khả năng suy nghĩ của họ ngày càng cao.

Thời con người còn hoang sơ, ma xuất hiện, thì họ cũng không đủ nhận thức được sự tồn tại của nó.

Le thuy thân mến.

Cái mà bạn nói là "linh hồn", còn ma mà Phật giáo quan niệm thì còn nhiều thứ khác nữa.

Những hiện tượng như bà Phan thị bích Hằng thì cũng chưa ai tìm hiểu hay chưng minh đc cơ chế tồn tại như thế nào cả. Người ta chỉ hiểu nôm na là "cỏi âm" còn trần gian chúng ta gọi là cõi dương vậy thì là sự phân biệt 2 cõi. Ma là do con người ta quan niệm thôi.

Thân mến, vài lời chia sẽ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu theo lý thuyết về sự hình thành trái đất, trái đất tách ra từ 1 khối vật chất nóng đỏ của mặt trời! Lúc đó, hẳn không có sinh vật, cũng không có ma quỷ hay thiên thần nào trên trái đất đúng không? Theo thời gian, khi sự sống hình thành do các yếu tố tương tác giữa không khí, nước, lửa, tia lửa điện (sét) ... và không loại trừ các yếu tố đến từ ngoài trái đất (các thiên thạch), sự sống dần được hình thành. Vậy trạng thái từ không đến có đó, linh hồn, thiên thần, hay ma quỷ ở đâu ra?

Tôi nghĩ mọi yếu tố từ tâm mà ra cả! Tâm chưa sáng thì ma quỷ có chỗ trú ngụ! Tâm đã sáng rồi thì chẳng ma quỷ nào có thể tác động được!

Trân trọng!

Đồng ý với thichduthu về sự tiến hóa của vật chất. Nhưng khai niệm "ma" lại là một vấn đề được đặt ra ngay trong giai đoạn hình thành sự tồn tại của sinh vật sống có ý thức, cụ thể là con người - tức là một giai đoạn của sự tiến hóa. Công nhận quá trình tiến hóa của vật chất như TDT nói, không có nghĩa là phủ nhận khái niệm "ma". Hay nói cách khác là chưa đủ cơ sở để phủ nhân khaúi niệm "ma" đã tồn tại từ thời cổ sử. Trong Dịch có đoạn viết :" Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa" - tức là nói đến một dạng tồn tại sau khi chết - "hồn". Ở đây tôi muốn nói đến từ "Ma', không hẳn xuất phát từ khái niệm của Phật giáo. Các nền văn hóa cổ xưa khác đều có nói đến một khái niệm tương tự như "ma', khi họ chưa hề tiếp xúc với Phật giáo. Ngay trong Kinh Dịch - như tôi đã dẫn ở trên - cũng nói đến một dạng tồin tại sau khi chết, gọi là "hồn".

Có lẽ chúng ta nên bàn về một đề tài rộng hơn: "Sau khi chết, thể xác tiêu tan, thì còn những thực tế nào sẽ tồn tại liên quan đến con người sống trước đó?". Phật gọi trạng thái này là "a lại gia thức". Tôi được một vị đại đức giải thích: A lại gia thức là kết tinh những nghiệp mà người sống tạo ra; không nhất thiết nó giống hệt người sống về ngoại hình như chúng ta tưởng tượng một cách phổ biến về "ma".Nhưng giới ngoại cảm thì miêu tả 'ma" hiện hình y như người còn sống. Tôi thì cho rằng - nếu quả thật có ma như giới ngoại cảm miêu tả - thì tôi cho rằng - giả thiết "a lại gia thức" đúng - thì đó là một sự tương tác với ý thức của nhà ngoại cảm, khiến cho họ cảm nhận được những đặc tính của dạng tồn tại gọi là "a lại gia thức" đó.

Vần đề là người ta quan niệm nó như thế nào. Hiện tượng là khách quan, cách giải thích sẽ quyết định tính khoa học hay mê tín dị đoan.

Thế giới này người ta có thể giải thích với những nhận thức trực quan - qua những giác quan, hay qua những phương tiên khoa học, kỹ thuật hỗ trợ các giác quan; hoặc giải thích nó bằng một hệ thống lý luận của một lý thuyết. Nếu quả là có lý thuyết đó thì chính là thuyết ADNH, tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho Khải Tâm xin comment vài điều nho nhỏ :

Ma trong kinh sách nói được hiểu như sau:

1. Trường phái 1 chấp nhận quan điểm 4 loại Ma (theo bác Hoang Phong chủ thread) nói là từ tâm mà ra

2. Trường phái 2, chỉ có 3 loại ma từ tâm ra (ma của cấu hợp, ma của dục vọng, ma của thần chết). Còn lại thiên ma là nằm ngoài tâm, như là những người theo trường phái Nguyên Thủy

Còn ma trong dân gian hay xã hội nói không thuộc ma trong kinh điển hoặc nếu có thì chỉ bao gồm loại Thiên Ma và các loại thuộc cảnh giới khác nhau. Trong kinh sách Đức Phật nói có 6 loại cảnh giới (loài Trời, loài Người, loài A Tu La, loài xúc sanh, loài địa ngục, loài ngạ quỷ). Tùy theo tâm thức của người sắp chết và điều kiện của nghiệp lực, trong đó cận tử nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp khi người đó sắp lìa hơi thở cuối cùng. Ở đây cũng chia ra 2 trường phái:

1. Trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy:

Người vừa chết lập tức tái sinh theo nghiệp thức của họ hay còn gọi là tâm nghiệp vào 1 trong 6 cảnh giới nếu người đó chưa giải thoát tại thời điểm chết.

2. Trường phái Đại Thừa, Kim Cang Thừa:

Người vừa chết sẽ tồn tại ở một trạng thái thân trung ấm, sau khi thân trung ấm kết thúc sẽ tái sanh 1 trong 6 cõi như trên. Đặc biệt trường phái Kim Cang Thừa lý giải khá kĩ về điều này xin tìm đọc "Tử Thư Tây Tạng", họ lý giải thân trung ấm và tại sao rơi vào các cõi khác nhau sau khi thân trung ấm kết thúc.

Trở lại vấn đề, ma trong dân gian thuộc về loài địa ngục và loại ngạ quỷ, ngoài ra còn có thân trung ấm (theo Đại Thừa và Kim Cang Thừa). Loài nào cũng có thức ăn cho loài đó, loài địa ngục, loài ngạ quỷ và thân trung ấm họ không còn thân hữu cơ chỉ còn ở dạng tâm thức do vậy thức ăn của họ cũng không có hình tướng hay họ sống bằng tâm thức của loài người và súc sanh nơi mà cõi giới gần với họ nhất. Vì mức năng lượng của họ gần bằng mức năng lượng hoạt động của cảnh giới người và súc sanh. Chính vì khế hợp nhân duyên và nhân quả cũng như tâm thức của người còn sống với loài ngạ quỷ, địa ngục mà đôi lúc mình gặp ma. Tại thời điểm đó mức năng lượng của hai bên là ngang bằng nhau "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" do vậy thấy nhau là vậy. Loài ngạ quỷ, địa ngục oán khí (trược khí) họ rất lớn do vậy mức hoạt động năng lượng họ rất thấp, để "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" với họ thì người sống phải có đời sống ô trược, xấu ác hoặc tâm thức chất chứa quá nhiều oán khí, sân hận, tham ái, si mê. Tam độc tham - sân - si là thức ăn cơ bản của loại ngạ quỷ, địa ngục và thân trung ấm, là người sống không tu tập thì chắc chắn tam độc sẽ nặng hơn người có tu tập. Ở trường hợp khế cơ khế thời, tức mức năng lượng đủ thấp (xấu và nặng) lập tức loài này sẽ "bu" xung quanh để "ăn"...

Để hiểu được và kinh qua vấn đề này Khải Tâm thiết nghĩ phải có kiến thức nền về Phật Học cũng như trải nghiệm bản thân. Mong các bạn chịu khó tìm hiểu.

Thân!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tầm chương trích cú thì ai cũng làm được, hiểu được thực tại của sự việc mới là vấn đề?

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT HIỆN TƯỢNG GẦN GIỐNG

Tắt thở rồi sống lại, cụ bà 'biến' thành… người khác

http://giaoduc.net.vn

Thứ tư 12/09/2012 15:14

Bật dậy sau hơn 11 giờ “tắt thở”, cụ Sương trở thành người "hồn Trương Ba, da hàng thịt".

Câu chuyện có thật này xảy ra đối với cụ bà Trần Thị Sương, ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành (Tây Ninh) cách đây 40 năm. Thỉnh thoảng vẫn có một số nhà khoa học đến tìm hiểu câu chuyện “kỳ lạ" này nhưng vẫn chưa ai lý giải về căn nguyên của sự việc này.

Nếu như chuyện cụ bà Nguyễn Thị Dí "sống dậy khi pháp y đang... khám nghiệm tử thi" hay chuyện lạ về “Người đàn ông chết đi sống lại, phán chính xác ngày chết sau đó” là sự việc kỳ lạ về những trường hợpchết đi sống lại đầy kỳ bí, thì câu chuyện của cụ Sương còn khiến nhiều người ngạc nhiên gấp bội phần.

Cụ Sương, năm nay 90 tuổi nhưng vẫn nhớ như in "chuyện lạ" xảy ra với mình cách cách đây 40 năm.

Cụ Sương kể, hôm đó, khi đi làm đồng về, thấy người hơi mệt, cụ lên phòng riêng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, cụ thấy trong người rất khó chịu. Cụ cố gắng gọi người nhà, nhưng không ai nghe thấy.

“Lúc đó, tôi cảm tưởng máu trong người đặc lại, tim đập loạn nhịp, hơi thở nặng nhọc, lưỡi cứng lại không thể cử động. Tôi còn ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu mà cả đời chưa bao giờ trải qua cảm giác đó”, cụ Sương kể.

Posted Image

Cụ Trần Thị Sương kể lại toàn bộ sự việc rất chi tiết

Đến giờ cơm, con cụ vào gọi thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát, mềm oặt. Tưởng cụ bị cảm lạnh, các con tiến hành xông rượu nhưng xông mãi, thân cụ vẫn cứng đờ. Lúc này, mọi người trong nhà đều cho rằng cụ Sương đã chết. Các con cụ gào khóc, căn nhà tràn ngập không khí tang tóc. 11 tiếng sau đó, gia đình, người dân tụ tập, làm lễ nhập quan cho cụ.

Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài, người nhà bỗng thấy mắt cụ he hé mở, tiếng thở nhẹ nhàng được phát ra... Cụ Sương ngồi bật dậy, mặt đầm đìa mồ hôi, ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy dân làng hoảng sợ, định bỏ chạy, cụ giơ tay trấn an: “Tao có chết đâu mà tụi bay bỏ chạy” rồi điềm tĩnh bước ra khỏi quan tài, cười xuề xòa trước sự ngạc nhiên đến lạnh người của con cháu, dân làng.

Posted Image

Theo lời cụ Sương thì những giây phút sống lại đã thay đổi hoàn toàn tâm tính của mình

Chuyện cụ Sương "hồi sinh" li kỳ khiến những người có mặt, cũng như người dân làng Trương Hòa không thể tin vào mắt mình. Bởi từ thuở cha sinh mẹ đẻ, người ta chưa từng chứng kiến người "chết đi sống lại".

“Con cái và người thân rất hạnh phúc khi thấy cụ Sương từ cõi chết trở về. Lúc đầu ai cũng hoài nghi, mãi đến sau này mới dám tin”.

Posted Image

Sau này, cụ tham gia nhiều hơn các hoạt động từ thiện

Mọi ngạc nhiên vẫn chưa dừng lại ở đây, bởi sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Không ai còn nhận ra người đàn bà bần nông thuở nào lại có nhiều biểu hiện, sở thích khác lạ. Bản thân cụ cũng thừa nhận "mình không còn là mình nữa".

Cụ bảo, điều lạ nhất là căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng mình mấy chục năm qua bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Vì thế có những sự kiện xảy ra dù rất lâu, cụ đều kể vanh vách, không thiếu bất cứ chi tiết nào. Thêm một điều nữa, ngày trước cụ viết chữ xấu không đọc nổi, nhưng sau lần "chết hụt" đó, nét chữ viết cụ rất đẹp.

Và sau đó, việc làm của cụ còn “lạ” hơn gấp trăm phần. Đời sống cá nhân của cụ trước và sau khi chết đi sống lại có thể nói là hai trạng thái trái ngược nhau. Nếp sống thường nhật của cụ được thay đổi hoàn toàn.

Theo lời cụ, mình được "tái sinh" là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: "Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người". Thực hư những lời dặn dò này có hay không chỉ mình cụ Sương biết. Nhưng thực tế từ lúc sống lại, tâm tính của cụ thay đổi nhiều hơn. Trước đây, công việc chính của cụ là bám ruộng, chồng mất nên một mình cặm cụi kiếm sống nuôi con. Sau lần "tỉnh giấc", những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu.

Posted Image

Những thay đổi sau lần "chết đi sống lại" của cụ Sương tạo ra nhiều sự tò mò, hiếu kỳ. Một số đoàn khoa học của nước ngoài từng đến tìm hiểu nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng

"Cụ ấy không còn là chính mình nữa. Dân làng, con cháu lúc đầu thấy làm lạ lắm. Cụ cởi mở, hay trò chuyện. Thậm chí, cứ gặp kẻ xấu nào, cụ đều mượn lời hay ý đẹp khuyên răn, hướng thiện cho họ"- một người hàng xóm cho biết.

Hằng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện. Dân làng chỉ thấy cụ suốt ngày tìm đến những mảnh đời bất hạnh, những trường hợp có hoàn cảnh éo le giúp đỡ. Thậm chí cụ còn vận động nhiều người cùng tham gia vào công việc thiện nguyện của mình.

Giờ, tuổi đã ngoài 90, nhưng cụ vẫn giữ nguyên ý niệm mình phải đảm nhận trọng trách cõi âm tào giao phó. Với suy nghĩ đó, có bao nhiêu tiền con cháu cho, cụ đều dành dụm, gom lại rồi tiếp tục tìm đến các mảnh đời bất hạnh. Tính ra đến nay, hơn 1000 gia đình nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được cụ giúp đỡ, vượt qua khó khăn mặc dù cuộc sống của cụ hiện tại rất nghèo khó.

“Nếu không có số mệnh thì tôi đã thành người thiên cổ, cỏ phủ rêu xanh rồi. Giờ mình sống được thì phải hoàn thành được việc thiện”, cụ Sương nói.

Posted Image

Cụ bảo, ước nguyện lớn nhất lúc này là...được chết

Nhiều người khi đọc cuốn hồi ký kể về giây phút thoát chết do chính cụ viết có cảm giác "bán tín bán nghi" vì những câu chuyện bà kể lại đậm chất tâm linh, huyễn hoặc, có phần mê tín.

"Nếu là người bình thường ai cũng cho rằng mình tự bịa chuyện, thêu dệt lên các chi tiết li kỳ, khơi dậy tính tò mò cho người khác, nhưng chỉ có bản thân mới hiểu rõ được hết nguồn cơn", cụ Sương chia sẻ.

Về cái chết, các chuyên gia y học cho rằng, có hai hình thái cơ bản, gồm chết lâm sàng và chết thực sự. Chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người. Chết lâm sàng là tim ngừng đập, phổi ngừng thở, huyết áp không đo được nhưng não vẫn còn hoạt động. Rồi sau từ 5 đến 8 phút, nếu não bộ vẫn không được cung cấp ôxy, thì não chết. Lúc đó, mới gọi là... chết thật! Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được ghi nhận là chết lâm sàng nhưng thật ra, tim vẫn còn đập - mà đập với tần suất cực thấp - có khi chỉ 7 hoặc 10 nhịp/phút thay vì 60 hoặc 80 nhịp/phút, và phổi vẫn còn chức năng hô hấp - dĩ nhiên là cũng với tần suất cực thấp.

Chính vì thế, ở những miền quê, hoặc những nơi thiếu thốn thiết bị y tế, thân nhân người quá cố, hàng xóm láng giềng không thể biết được rằng người đó vẫn còn sống, mà họ chỉ cảm nhận qua các biểu hiện bên ngoài như cơ thể lạnh, sờ không thấy tim đập, đặt tờ giấy bản lên mặt không thấy phập phồng, rồi đi đến kết luận rằng... đã chết! Chả thế mà đã xảy ra một số trường hợp lúc bốc mả, người bốc phát hiện có các vết cào cấu bên trong quan tài, hoặc bộ xương nằm ở các tư thế rất lạ, chứng tỏ không ít tử thi sau khi chôn xuống đất, đã sống lại.

Vì thế, có thể khẳng định tất cả những trường hợp "chết đi sống lại" đều là chết lâm sàng, còn những trường hợp chết thực thể là cái chết đã được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác. Một số nước còn có quy định sau khi người quá cố qua đời được 6 tiếng, phải tiến hành làm lại các xét nghiệm để đề phòng trường hợp bị... chôn oan!

(Nguồn: CAND)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các linh hồn đã được sinh ra từ thời nguyên thủy thiên khởi cùng với tất cả những gì còn lại của vũ trụ. Tất cả các vật chất tồn tại mà ta biết được hợp lại thành thể xác của " Thượng đế " , tất cả những linh hồn của chúng ta hợp lại thành linh hồn của " Thượng đế ". Thượng đế không là ai cả mà là tất cả. Khi hòa nhập bản ngã với " chân ngã" tức là thượng đế sẽ không còn bất cứ câu hỏi gì nữa, không còn phân biệt cảm giác với kinh nghiệm nữa vì tất cả đã hòa là 1, không có sự phân biệt nào giữa ta với vật, giữa ta với người.

Anh em mình ngồi đây đang gõ chữ cứ nghĩ lý thuyết hình thành này nọ trong khi những linh hồn đã tồn tại từ rất lâu rồi, nó đang bay ở trên sao Mộc, hay đang trong quỹ đạo nóng rực lửa của 1 Siêu tân tinh, hay thậm chí đang ở trên 1 sao Nơ tron và có khi cả trong lỗ đen Posted Image

Anh em mình cứ nghĩ linh hồn người như cái dạng ngày này 2 mắt cao 1m7 2 tay 2 chân đứng thẳng ...thực ra rất ngây ngô, linh hồn mang hình dạng của tư tưởng của sự rung động bởi chính nó vì thế nó có thể là bất cứ hình gì. Trong thế giới tâm linh, linh hồn có thể biến ra những hình dạng như con sông, ngọn núi, thảm cỏ đó chính là những dục vọng hay khao khát của họ mà họ đã từng đc thấy lúc còn sống. Những linh hồn đã tồn tại ở dạng người khổng lồ có 3 mắt trán to Posted Image trong quá khứ, hay dạng người ngày nay đó là do quá trình tác động phức tạp của cả tâm linh và thế giới vật chất mà thành và những nguyên lý hay tương tác thế nào ra sao thì đến nay ngay cả những thiền sư những người đã có thể bước sang cái thế giới ấy họ cũng đang nghiên cứu, hoặc họ có thể đã hiểu và thực hiện phép thuật nhưng spirit chưa tìm thấy ở đâu họ lý giải những điều đó, đó vẫn là điều mà chúng ta chưa hiểu được, chưa được biết, chưa được tiết lộ, hay không thể hiểu biết.

Việc 1 số người ngoại cảm họ đã thấy cảm nhận được 1 số linh hồn là chuyện hết sức bình thường, tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận xét 2 chiều rằng khả năng của họ là có hạn, bản thân thế giới tâm linh là rất rộng lớn và còn phức tạp hơn thế giới vật chất nhiều cho nên với những khả năng của họ ví dụ như Bích hằng có thể khai mở giác quan thấy được ở tầng rung động 6 hoặc 7 của cái thế giới đó chẳng hạn thì vẫn còn nhiều tầng lớp khác họ không biết và chưa được tới, cho nên việc hiểu biết thế giới này chỉ có thể dựa vào những " cao nhân " mà họ có sự suy xét thấu đáo, họ có khả năng tới được nhiều miền đất và họ có cuộc sống được cho là tiến hóa hơn hẳn chúng ta rồi, bản chất những linh hồn của họ là những dạng đã tiến hóa rất cao rồi nay đầu thai vào kiếp người để thực hiện nốt 1 số phần việc nào đó thôi, những trường hợp này là rất hiếm hoi.

Nói chung là em mù tịt Dịch cân kinh hay Đại lực kim cang chưởng của chị Khai tâm Thiếu Lâm Posted Image mà e thiết nghĩ nếu chúng ta tin hoàn toàn vào những điều chúng ta được nghe kể, đọc được mà không suy xét không ưu tư gì cả thì đó là 1 niềm tin mù quáng, có phải thế không? (mê tín). Còn nếu 1 việc chúng ta nghe xong đọc thấy chúng ta bác bỏ nó đi ngay bởi thành kiến phán xét cá nhân thì cũng không hay ho gì bởi rất có thể chúng ta đã đánh rơi mất 1 sự thật khách quan rồi thì sao. Thế cho nên là thế giới tâm linh này thật là 1 đề tài cực kỳ thú vị mà chúng ta sẽ còn phải tiếp tục mỗi người 1 câu chuyện và góc nhìn. Điều mà em trông đợi đó là những hình ảnh tưởng tượng của mỗi người về cái thế giới đó nó như thế nào, có những hiện tượng gì, có những điều gì .....Anh mod duyệt bài cho em nhé Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào các bác!

Cháu tiếp tục bàn về Ma nhé!

Luân hồi thì linh hồn sẽ qua bao nhiêu cửa, để tiếp tục trả nghiệp chướng?

Phật tổ cũng trải qua bao nhiêu kiếp để trở thành người?

Ngày xưa có bao nhiêu loài để đề luân hồi : từ cây cỏ, nấm đến những động vật?

Bao nhiêu linh hồn được đầu thai, Đâu phải muốn đầu thai là dễ.

Edited by Thiên Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với thichduthu về sự tiến hóa của vật chất. Nhưng khai niệm "ma" lại là một vấn đề được đặt ra ngay trong giai đoạn hình thành sự tồn tại của sinh vật sống có ý thức, cụ thể là con người - tức là một giai đoạn của sự tiến hóa. Công nhận quá trình tiến hóa của vật chất như TDT nói, không có nghĩa là phủ nhận khái niệm "ma". Hay nói cách khác là chưa đủ cơ sở để phủ nhân khaúi niệm "ma" đã tồn tại từ thời cổ sử. Trong Dịch có đoạn viết :" Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa" - tức là nói đến một dạng tồn tại sau khi chết - "hồn". Ở đây tôi muốn nói đến từ "Ma', không hẳn xuất phát từ khái niệm của Phật giáo. Các nền văn hóa cổ xưa khác đều có nói đến một khái niệm tương tự như "ma', khi họ chưa hề tiếp xúc với Phật giáo. Ngay trong Kinh Dịch - như tôi đã dẫn ở trên - cũng nói đến một dạng tồin tại sau khi chết, gọi là "hồn".

Có lẽ chúng ta nên bàn về một đề tài rộng hơn: "Sau khi chết, thể xác tiêu tan, thì còn những thực tế nào sẽ tồn tại liên quan đến con người sống trước đó?". Phật gọi trạng thái này là "a lại gia thức". Tôi được một vị đại đức giải thích: A lại gia thức là kết tinh những nghiệp mà người sống tạo ra; không nhất thiết nó giống hệt người sống về ngoại hình như chúng ta tưởng tượng một cách phổ biến về "ma".Nhưng giới ngoại cảm thì miêu tả 'ma" hiện hình y như người còn sống. Tôi thì cho rằng - nếu quả thật có ma như giới ngoại cảm miêu tả - thì tôi cho rằng - giả thiết "a lại gia thức" đúng - thì đó là một sự tương tác với ý thức của nhà ngoại cảm, khiến cho họ cảm nhận được những đặc tính của dạng tồn tại gọi là "a lại gia thức" đó.

Vần đề là người ta quan niệm nó như thế nào. Hiện tượng là khách quan, cách giải thích sẽ quyết định tính khoa học hay mê tín dị đoan.

Thế giới này người ta có thể giải thích với những nhận thức trực quan - qua những giác quan, hay qua những phương tiên khoa học, kỹ thuật hỗ trợ các giác quan; hoặc giải thích nó bằng một hệ thống lý luận của một lý thuyết. Nếu quả là có lý thuyết đó thì chính là thuyết ADNH, tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt.

BW cũng hiểu về tính chất của ma theo hướng này, nhưng bài viết của sư phụ giúp BW sáng tỏ hơn so với cách hiểu có phần mơ hồ trước đây. BW mạn phép có vài lời bình loạn thêm:

Theo BW thấy thì hiện nay nhiều người đang lẫn lộn và quy chung giữa hồn (trạng thái tồn tại sau cái chết) - hay A lại gia thức và ma. Nếu kết hợp thêm cách định nghĩa về ma trong phật giáo hay các tài liệu ở bài đầu tiên thì hồn không hẳn hồn nào cũng là ma, mà không hẳn là ma nào cũng là hồn. Tức hồn có hồn là ma có hồn không là ma. Mà ma cũng tồn tại với nhiều hình thức như ma của dục vọng, ma của cấu hợp,... theo cách hiểu của đa phần nhiều người hiện tại là những hiện hình gây ra những tương tác tiêu cực đối với "người thấy ma" thấy bị quấy phá, hay bị ám ảnh, những thứ gây sợ hãi... Ở đây xin phép bỏ qua sự nhầm lẫn hay đánh đồng đó mà về bản chất với cái mà mọi người cần quan tâm lại chính là trạng thái tồn tại sau cái chết và nó có tương tác như thế nào như cách SP Thiên Sứ mở rộng (giải thích một hiện tượng khách quan).

Ở đây BW xin mạn phép giải thích theo cách hiểu và ngôn ngữ của mình để giải thích hiện tượng người "nhìn thấy ma". Trước hết chúng ta đặt ra vấn đề so sánh giữa việc ta nhìn thấy một người sống và một người chết. Thông thường hàng ngày chúng ta nhìn thấy rất nhiều người, biết đâu trong đó cũng có ma (người đã chết) mà ta không biết (làm sao biết được khi đó là người lạ hoắc lướt qua mà mình không hề chạm vào?), trong trường hợp đó cũng chẳng qua là ta đang nghĩ đó là người sống. Nếu vô tình mà chạm mà như chạm vào hư không chắc có lẽ ai cũng phải giật mình Posted Image mà chết ngất. Posted Image

Bây giờ xét về việc chúng ta đang nhìn thấy người sống "thật". Khi ta nhìn thấy người sống thì nó là hệ quả của quá trình xử lý não bộ với những tín hiệu thu nhận được từ mắt (bởi sự lan truyền ánh sáng?! - tạm dùng theo cách hiểu của khoa học hiện đại) rồi qua các dây thần kinh. Đến đây BW xin phép tạm thời chia ra làm những giai đoạn tương tác và xử lý tín hiệu thông tin như sau:

(1) Người -> (2) ánh sáng phản chiếu -> (3) mắt (xử lý và chuyển thành loại tín hiệu thông tin để lan truyền được qua dây thần kinh) -> (4) dây thần kinh (phương tiện vận chuyển thông tin) -> (5) não bộ (phương tiện xử lý thông tin) -> (6) kết quả hình ảnh.

Như vậy cũng có thể nhận thấy rằng giả định bằng cách nào đó chúng ta chỉ cần cung cấp tín hiệu (về hình người) phù hợp với sự vận chuyển của dây thần kinh (phương tiện vận chuyển) đến trực tiếp (4) dây thần kinh để truyền đi hoặc (5) não bộ thì não bộ vẫn có thể xử lý và cho chúng ta thấy được hình người.

Quá trình này cũng có thể ví giống như việc truyền tải thông tin từ các máy tính với nhau qua mạng Internet. Các dữ liệu trong máy tính được thể hiện từ mã nhị phân. Để truyền từ máy này sang máy khác thông qua mạng Internet thì phải qua (1) modem xử lý chuyển đổi thành tần số sóng điện từ qua dây cáp rồi lại đến (2) modem chuyển ngược lại để máy tính kia nhận được. Và như vậy về nguyên tắc chúng ta chỉ cần truyền vào dây cáp hoặc (2) modem những tần số sóng điện từ tương tự thì qua đến máy kia cũng có thể nhận được và chuyển thành mã nhị phân rồi hiển thị lên màn hình kết quả tương tự.

Vậy phải chăng việc một người nhìn thấy người chết cũng là một dạng tương tự như thế khi não bộ bắt được các tín hiệu từ các linh hồn?

Nói đến đây BW sực nhớ đến bộ phim Ma Trận (phần 1) khi con người sáng tạo ra những cỗ máy mà khi chụp một cái mũ vào đầu, người đó sẽ rơi vào một thế giới "ảo" được lập trình. Ví dụ như biến người đội mũ trong thế giới "ảo" đó trở thành một người rất giỏi võ thuật và anh ta có khả năng đánh đấm rất đẹp mắt mà ở ngoài đời "thực" không làm được, và trong thế giới "ảo" đó thậm chí là nếu bạn chết trong đó thì ở ngoài cũng chết theo. Trong phim đó có đoạn đối thoại mà BW nhớ rất rõ vì tâm đắc, nhân vật Neo sau khi được đưa vào thế giới "ảo" trong sự ngỡ ngàng đã thốt lên:

- Đây là đâu? Hãy đưa tôi về thế giới thực.

- Thực là gì? - một nhân vật khác hỏi. Ở đây có khác gì cái thế giới mà anh cho là thực khi anh đều có thể cảm nhận được mọi thứ từ những cảm xúc cho đến cảm giác (nóng, lạnh, đau đớn...).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tâm ma thì chắc là có rùi.

Còn ma cỏ thì tiếp tục.Tại sao ma lại hiện hình một hình dạng nào đó để chúng ta biết đó là ma? Họ làm như thế dụng ý gì?

Nếu họ không cố tình làm vậy để ta biết là có họ.

Cũng nghe nói nhưng chưa biết: Nghe nói mấy người canh mồ mã nói lại rùi ai cũng truyền miệng nhau rằng: đêm sau ngày kéo cửa mã ngay mộ sẽ có người khóc, vậy có ai tin không?

Còn nghe điều này nữa: Người mới chết không biết mình chết, cũng giống như là ma trận đang lạc bước vào nơi chốn khác.

Đưa ra nhiều lí lẽ để nói về Ma, Ai mà có thấy nói lại thì chưa chắc tin Posted Image

Vậy biết là chi ma cỏ, biết Con ma tham là con khó vượt.

Edited by Thiên Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haizz xu hướng chung của tư duy con người là cứ cố gắng định nghĩa , sau đó cố gắng giải thích hình dung cái không biết được đó theo những cách mà người ta biết được. Nếu 1 cái gì đó " không biết được" liệu có thể tìm thấy trong cái " biết được" không? Cái biết được ở đây là tập hợp những kiến thức quá khứ và toàn bộ những thứ gắn kết với nó, liệu chúng ta đang định nghĩa tức là đang ở trong cái tâm thức biết được có thể nào tìm ra cái không biết được không? Do vậy spirit ko bao giờ muốn trừu tượng hóa khái niệm, vì sao ư? vì phải chăng việc trừu tượng hóa, việc xét nét, cân nhắc kỹ lưỡng là 1 hành động của bản ngã? Bản ngã liệu với tính cách của nó có xu hướng bánh trướng mở rộng, nhưng lại chỉ loanh quanh luẩn quẩn trong cái mớ biết được, cùng với sự nhẩy múa của xúc cảm liệu có thể nào tìm thấy chân ngã ? Từ ngữ danh hiệu chỉ là những hạn từ, tự nó không bao giờ thể hiện được thực tế vô cùng sống động. Thức tế cho thấy trong khi sáng tạo người ta gần như không hề có ý thức ( tức là tâm thức không ở trong cái biết được)

Anh BW đưa ra 1 hình ảnh spirit cho là rất thú vị, đúng vậy liệu có khi nào 1 linh hồn chúng ta có thể thấy họ như vậy, nếu vô tình chạm vào rồi mới giật mình nhận ra đúng là chết ngất thật Posted Image

Theo mô tả của các thiền sư thì đúng là cũng có thể có những trường hợp rất đặc biệt, những linh hồn ở tầng 6 loại mà có những rung động rất gần với chúng ta, trong 1 số hoàn cảnh đặc biệt chúng ta có thể " nhìn thấy " nhưng sự nhìn thấy này không phải bằng mắt thường mà cũng giống như những nhà ngoại cảm, họ nhìn bằng giác quan của thể vía. Giác quan của thể vía gần như bị trói chặt trong thể xác rồi, chỉ có những thiền sư bằng thiền định mà khai mở được, hoặc 1 số người đặc biệt họ tự nhiên khai mở được, hoặc trong 1 số hoàn cảnh đặc biệt như trang thái vô thức nhất thời , hay mơ khi đó giác quan thể vía có thể đc khai mở, điều này giải thích 1 số hiện tượng như khi ngủ mơ ta thấy những cảnh giới những người thậm chí ma, quỷ hình thù quái dị mà ta chưa từng gặp bao giờ. 1 số là do khai mở phần tiềm thức nghĩa là đó là những quá khứ mà ta đã trải qua ở thế giới tâm linh trong 1 tiền kiếp , 1 số thứ lại là ta đang nhìn thấy thực ( sợ quá đi mất, e phải ra đóng cửa sổ :d)

Haizz, ngay cả trong thế giới tâm linh thì sự hiểu biết và truyền đạt đến cho chúng ta cũng vô cùng đa dạng và thậm chí mâu thuẫn nhau đủ để thấy rằng thế giới tâm linh là đa dạng như thế nào. Ví dụ Hamud trong " Hành trình về phương đông" đưa 1 cái que đan và sau 1 lúc thì " con Ma nghịch ngợm " của ông đan thành 1 chiếc áo, trong khi 1 thiền sư khác lại nói rằng những vong linh khi sống ra sao khi chết vẫn vậy, họ chả thông minh hơn gì, hay có phép thuật gì, họ không thể tương tác đến chúng ta theo cái nghĩa không thể làm gì mà tác động như là xô đẩy cầm ném....tuy nhiên việc họ có thể tác động đến thể vía của chúng ta là điều hoàn toàn có ( thể vía chính là phần tư tưởng, xúc cảm) bởi vì chính họ được cấu tạo như vậy và trong 1 số trường hợp do sự rung động thích hợp mà có thể nhập vào thể xác và đó là hiện tượng lên đồng hay viết chữ ở phương tây.

Những vong linh này đa phần ở tầng 6,7 rất gần với người, do họ vẫn còn thèm muốn dục vọng. Khi nhập xác họ cũng huyên thuyên tự xưng mình là đấng này đấng nọ để thỏa mãn dục vọng của bản ngã rồi đưa ra những chỉ dẫn này nọ. 1 ví dụ tôi được chứng kiến là cô bạn mẹ tôi, cũng có bố đã mất, khi nhập đồng về và tự xưng mình ở dưới là " Thiên bảo ngọc hoàng" Posted Image. Lúc đó mà tôi nói rằng đó là vong linh, đó là tầng 6,7 , đó là sự rung động thể vía hay đại loại gì đó để giải thích thì liệu có được không? Người dân mình có 1 niềm tin đã từ lâu ko cần giải thích như vậy rồi, họ tin " sái cổ" thờ phụng đốt vàng, làm lễ rắc gạo và nhiều thứ khác.....dần dần đã trở thành 1 văn hóa ko thể từ bỏ được.

Bây giờ thử hình dung, 1 vong linh đã tiến hóa, đã giác ngộ và siêu thoát thành 1 vị " thiên thần" nghĩa là họ đã từ bỏ được hầu hết dục niệm ở cuộc sống. Liệu chúng ta có những bài kinh bài giảng mà nếu ta niệm chú 1000 lần rồi các vị đó sẽ " hài long" hay sẽ " cảm thấy thỏa mãn" không Posted Image? hay là họ đã siêu thoát rồi nay chúng ta lại đưa ra sự cúng lễ, sự kính ngưỡng để làm mê muội, quyến rũ tinh thần mê mẩn họ khiến họ " cảm động" vì chúng ta và tụt lùi sự tiến hóa của họPosted Image. Phải chăng chúng ta chính là những thế lực Ma quỷ ghê rợn nhất.

Theo các thiền sư việc cầu nguyện thực tâm cho người đã khuất lại mang 1 ý nghĩa khác, giúp những vong linh mới này được bình an và nhanh chóng hồi tỉnh để được siêu thoát. Thế nhưng, giờ đây nếu ta cầm que hương và " thực tâm" cầu xin đấng này đấng kia liệu hành động đó là gì và sẽ dẫn đến đâu?

Từ nhỏ spirit xem bộ phim Ung chính vương và ông này có nói 1 câu giờ spirit vẫn thấy rất ấn tượng. " Người đang cầm nén hương quỳ lạy trước tượng Phật, phải chăng đang quỳ lạy chính mình ". Theo tư tưởng chúng ta đều sinh ra từ 1 nguồn như nhau và đều mang trong mình hạt nhân của " Phật" thì quả thật câu nói này hàm ý 1 sự giác ngộ rất cao từ thời đó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay