wildlavender

Câu Chuyện Về Chữ Nhẫn.

14 bài viết trong chủ đề này

Câu chuyện về chữ NHẪN.

Posted Image

Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.

Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.

...Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:

Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?

Sư trả lời đầy vẻ tự hào:

- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.

Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:

Thưa Thầy chữ gì đây ạ?

Nhà sư tươi cười trả lời:

- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà .

Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:

Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ ?

- Chữ NHẪN!


Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:

Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?

Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:

- Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!


Lời bàn :
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm( tức là trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao ( tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên

Cách viết chữ nhẫn:
Chữ ĐAO (con dao) ở trên và chữ TÂM (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết thì cũng hay, nếu là lời khuyên con người trong một hoàn cảnh nào đó khi ứng xử. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ Việt, "nhẫn" thái quá thì đi đôi với chữ "nhục".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Theo lời Sư Phụ nói thì từ đó có thể suy ra: Việc đeo nhẫn cưới xuất phát từ phong tục người Việt.

Bởi cái vận đeo tên gọi là "nhẫn", đeo vào ngón tay, tức đeo vào thịt, mà thịt gọi là "nhục". Như vậy sự thâm thúy của tục này là nhắc nhở các đôi phải chịu..."nhẫn nhục". Vậy là đủ 2 chữ nên có căp có đôi, "Nhẫn Nhục". Posted Image

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì không khoái chữ "NHẪN", mà khoái chữ "HỶ XẢ" hơn!

Người thực hành chữ "Nhẫn" vẫn đầy "ứng suất" trong mình. Chỉ "Hỷ xả" mới thực là thanh thản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì không khoái chữ "NHẪN", mà khoái chữ "HỶ XẢ" hơn!

Người thực hành chữ "Nhẫn" vẫn đầy "ứng suất" trong mình. Chỉ "Hỷ xả" mới thực là thanh thản.

Sao cũng được! Tùy duyên thí pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Võ Nguyên Giáp có tự tay viết 1 theo lối phóng khoáng (tôi không gọi là thư pháp) bài thơ này, không biết của bác sáng tác hay không:

CÓ KHI NHẪN ĐỂ YÊU THƯƠNG

CÓ KHI NHẪN ĐỂ TÌM ĐƯỜNG LO TOAN

CÓ KHI NHẪN ĐỂ VẸN TOÀN

CÓ KHI NHẪN ĐỂ TRÁNH TÀN SÁT NHAU

Bài thơ này áp dụng vào hoàn cảnh hiện nay thật xác đáng! Kính chúc bác an lạc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

chữ Nhẫn đã nhiều sách nói đến, nghe thì thấy dễ, ai cũng muốn học chữ Nhẫn. Nhưng thực tế khó học vô cùng Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Câu chuyện về chữ NHẪN.

- NGOÃNH LẠI NHÌN ĐỜI NHƯ GIẤC MỘNG...

- ĐƯỢC MẤT BẠI THÀNH BỔNG CHỐC HOÁ HƯ KHÔNG...

- TẤT BẬT HƠN THUA RỒI CỦNG BỎ...

- THÔNG DONG TỰ TẠI VẬY MÀ VUI...

- MỘT LÚC SỐNG YÊN BIỂN LẶNG...

- LÙI MỘT BƯỚC MỚI THẤY BIỂN RỘNG TRỜI CAO...

Edited by Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thích chữ khiêm hơn chữ nhẫn

Sợ nhất là nhẫn lò so như ông sư kia, lúc bị bung ra thì thật đáng sợ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phẫn Nộ Phật

Nhẫn không nhất thiết là không phẫn nộ. Phẫn nộ cũng là từ bi. Phẫn nộ một cách đầy từ bi. Phẫn nộ trí cũng là độ sanh.

Posted Image

Posted Image
Mahakala

Posted Image

Posted Image
Posted Image
Mahakala

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Chuyện kể: Ông Tử Trương muốn đi xa, đến chào Đức Khổng Tử và xin Ngài một lời khuyên. Đức KhổngTử nói: “Chữ “nhẫn” đứng đầu trăm nết. – Trương Tử hỏi lại: “Làm sao phải nhẫn?”

* Đức Khổng Tử trả lời: “Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại. - Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm. - Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến. – Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang. - Vợ chồng mà nhẫn thì ở được với nhau trọn đời.- Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất. - Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ.”

* Ông Trương Tử hỏi lại: “Nếu bất nhẫn sẽ ra sao? - Đức khổng Tử nói: “Thiên Tử mà bất nhẫn thì nước sẽ trống không. – Chư hầu mà bất nhẫn thì mất mạng. – Quan lại mà bất nhẫn thì sẽ bị hình phạt. – Anh em mà bất nhẫn thì sẽ chia rẽ. - Vợ chồng mà bất nhẫn thì phải xa nhau (ly thân, ly dị). - Tự mình mà bất nhẫn thì không thể tránh được lo lắng.” Trương Tử nói: “Phải lắm ! Phải lắm !

St

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Võ Nguyên Giáp có tự tay viết 1 theo lối phóng khoáng (tôi không gọi là thư pháp) bài thơ này, không biết của bác sáng tác hay không:

CÓ KHI NHẪN ĐỂ YÊU THƯƠNG

CÓ KHI NHẪN ĐỂ TÌM ĐƯỜNG LO TOAN

CÓ KHI NHẪN ĐỂ VẸN TOÀN

CÓ KHI NHẪN ĐỂ TRÁNH TÀN SÁT NHAU

Bài thơ này áp dụng vào hoàn cảnh hiện nay thật xác đáng! Kính chúc bác an lạc!

Xin gửi bác Thích Đủ Thứ !

Người làm Đại Tướng không bao giờ dùng chữ Nhẫn. Tin đồn về việc Đại Tướng viết bài thơ này cũng đã được đính chính lại là không chính xác.

Riêng Mộc Bản, tuy không hiểu nhiều nhưng cũng chia sẻ quan điểm là dùng chữ KIÊN (Kiên định, kiên trì, trung kiên) sẽ hay hơn.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin gửi bác Thích Đủ Thứ !

Người làm Đại Tướng không bao giờ dùng chữ Nhẫn. Tin đồn về việc Đại Tướng viết bài thơ này cũng đã được đính chính lại là không chính xác.

Riêng Mộc Bản, tuy không hiểu nhiều nhưng cũng chia sẻ quan điểm là dùng chữ KIÊN (Kiên định, kiên trì, trung kiên) sẽ hay hơn.

Thân mến!

tính cách của ai hợp chữ nào thì dùng chữ đó thôi, như 1 tiêu chí để phấn đấu, có người thích chữ Tâm, có người thích chữ Nhẫn, có người thích chữ Nhân, có người ko thích chữ nào cả nhưng vẫn sống đẹp, sống tốt,... thế là được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay