VIETHA

Phát Hiện Siêu Trái Đất Mới

2 bài viết trong chủ đề này

Một siêu Trái đất mới vừa được phát hiện trong khu vực có thể tồn tại sự sống quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163.

Sử dụng kính thiên văn HARPS tại Đài quan sát European Southern Observatory, một nhóm các nhà thiên văn học châu Âu đến từ Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và Bỉ, đã phát hiện thấy một một hành tinh khổng lồ mới quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 – nằm trong chòm sao Dorado cách Trái đất 49 năm ánh sáng.

Hành tinh mới phát hiện được đặt tên là Gliese 163c, có khối lượng lớn gấp 6,9 lần so với Trái đất và quỹ đạo 1 vòng quay quanh ngôi sao mẹ là 26 ngày. Trong khi đó, bán kính của Gliese 163c lớn hơn bán kính của Trái đất từ 1,8 đến 2,4 lần, tùy thuộc hành tinh này cấu tạo chủ yếu từ đá hay nước.

Hành tinh Gliese 163c nhận trung bình 40% ánh sáng từ ngôi sao mẹ nhiều hơn so lượng ánh sáng Trái đất nhận từ Mặt trời. Điều này, khiến hành tinh mới nóng hơn nhiều so với Trái đất của chúng ta.

Posted ImageẢnh mô phỏng và ảnh quan sát qua kính thiên văn của siêu Trái đất Gliese 163c

“Chúng tôi không biết các đặc tính của bầu khí quyển quanh hành tinh Gliese 163c, nhưng nếu giả định hành tinh này có bầu khí quyển tương tự Trái đất, nhiệt độ trên bề mặt của nó khoảng 60 độ C”, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Phần lớn sinh vật sống phức tạp trên Trái đất – như cây, động vật và thậm chí con người – không thể sống sót ở nhiệt độ trên 50 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ cao như thế này có thể chịu đựng được bởi rất nhiều tổ chức sống khác nhau.

Trong công bố mới nhất của mình, nhóm các nhà thiên văn học cũng phát hiện một hành lớn hơn quay quanh ngôi sao lùn Gliese 163c và được đặt tên là Gliese 163b. Nhưng hành tinh này không được coi là siêu Trái đất vì nó nằm quá gần ngôi sao mẹ không đủ điều kiện thuận lợi để sự sống phát triển.

Theo Khampha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đám mây xoắn khổng lồ trong vũ trụ

Một nhóm chuyên gia thiên văn tại Nhật Bản phát hiện đám mây phân tử khổng lồ có hình dạng giống chiếc đuôi xoắn ở trung tâm dải Ngân Hà.

Posted ImageĐám mây xoắn có hình dạng khổng lồ ở giữa dải Ngân Hà. Ảnh: Đại học Keio.

Shinji Matsumura – một nghiên cứu sinh tiến sĩ của khoa Vật lý thuộc Đại học Keio tại Nhật Bản – cùng các đồng nghiệp phát hiện hai đám mây khổng lồ ở trung tâm của dải Ngân Hà nhờ kính thiên văn radio của Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản. Chúng cách hệ Mặt Trời khoảng 30.000 năm ánh sáng và xoay theo hai quỹ đạo khá gần nhau. Một trong hai đám mây có dạng xoắn giống đuôi lợn. Quỹ đạo của nó và đám mây kia giao nhau ở phần cuối của “đuôi”, Science Daily đưa tin.

Trước đây giới thiên văn từng phát hiện hai đám mây xoắn khổng lồ ở trung tâm dải Ngân Hà, song đám mây mà nhóm nghiên cứu của Đại học Keio tìm ra có cấu trúc xoắn rõ rệt hơn hai đám mây kia. Nó là một manh mối quan trọng đối với nỗ lực nghiên cứu đặc tính và chuyển động của những đám mây khí trong vành đai vật chất của thiên hà cũng như cấu trúc của các trường điện từ.

“Mật độ các chất khí trong đám mây lớn dần theo thời gian. Một ngày nào đó trong tương lai, chúng sẽ cô đặc thành một ngôi sao”, Matsumura nhận định.

(theo vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay