Trần Phương

Hai Bà Trưng Đánh Giặc Nào?

17 bài viết trong chủ đề này

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

Theo Trần Cao Duyên (Thanh Niên)

--------------------

Có chuyện này nữa sao ? B)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Theo Trần Cao Duyên (Thanh Niên)

--------------------

Có chuyện này nữa sao ? B)

Tệ quá vậy Posted Image, làm sao dám ngẩng cao đầu với con cháu sau này

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tệ quá vậy Posted Image, làm sao dám ngẩng cao đầu với con cháu sau này

Đọc bài của Bác Trần Phương mà tôi cũng thấy bức xúc quá, buồn cho lịch sử nước nhà :(. Đây là một sự cố ý hay vô tình ??? Có khi vài chục năm nữa khi con cháu chúng ta hỏi ông bà cô chú bác là thời đại Hồ chí Minh chúng ta đã đánh thắng đế quốc nào cũng nên. Buồn cho sử nước nhà haizzzzzzzzzzzzz

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ có Trung Quốc sợ Việt Nam chứ Việt Nam thì chẳng bao giờ sợ Trung Quốc cả! Bằng chứng ư? Bọn chúng chung cuộc vẫn toàn thua từ xưa đến giờ!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

Theo Trần Cao Duyên (Thanh Niên)

--------------------

Có chuyện này nữa sao ? Posted Image

Theo quan điểm "chính thống", dựa trên các bằng chứng "khảo cổ", "logic học" và "tư duy mẹ con bê", các nhà "khoa học" đã "chứng minh" rằng (và điều này đã được "cộng đồng khoa học quốc tế" công nhận):

- 18 đời Hùng Vương chỉ khoảng 4-500 năm (18 ông vua x 25 năm trị vì/ông)

- Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai.

- Dân thời Hùng Vương chỉ "ở trần đóng khố"

- Liên minh 15 bộ lạc thời Hùng Vương là "lỏng lẻo" (nên không thể gọi là một "quốc gia" đúng nghĩa)

Chỉ đến khi "chính quốc" loạn lạc, Ngô Quyền khởi binh giảnh chính quyền "cấp quận" rồi thành lập nước Việt đến nay qua bao đời Đinh, Lê, Lý. Trần...đã hơn 1.000 năm.

Thì thời Hai Bà Trưng "khởi nghĩa" chỉ là để chống lại bọn "tham quan, ô lại" hà khắc mà thôi (nói theo bi giờ là làm loạn) thì giặc "xâm lược" là ai...!?

Nên "các nhà làm SGK" sao dám chỉ mặt đặt tên "quân xâm lược" được..

Cái này gọi là "há miệng mắc quai" nên không thể "há miệng" chăng...?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây ạ, chuyện đục bỏ tấm bia vì "dám" nhắc tới Trung quốc đây ạ.

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản hồi chính thức của tác giả cuốn sách về giặc của Hai Bà đây ạ. May quá !

==

Tác giả sách giải thích: Hai Bà Trưng đánh giặc nào

Sau khi bài viết 'Hai Bà Trưng đánh giặc nào' được đăng tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã gửi tới VietNamNet bài viết: "Về bài tập đọc "Hai Bà Trưng": Đừng suy diễn, nặng lời". Dưới đây là nội dung bài viết.

VietNamNet ngày 4/9/2012 có đăng bài của một bạn đọc ký tên Trần Cao Duyên chỉ trích nặng nề SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” trong bài tập đọc Hai Bà Trưng “không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược là giặc Hán (Trung Quốc)”. Vậy, sự thật như thế nào?

Chỉ cần giở thêm vài trang quyển “Tiếng Việt 3, tập hai” đã có thể thấy nhận xét của bạn Trần Cao Duyên có thật khách quan không và có đúng là tác giả SGK không dám gọi tên các loại giặc từ nước láng giềng phương Bắc ra không (thời phong kiến nước này chưa có tên gọi là Trung Quốc).

Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta".

Cũng ở trang 17 còn có một bài tập yêu cầu học sinh nói về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước mà các em biết, trong đó có nêu tên các danh nhân Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh. Mười hai trong mười ba vị được nhắc tên là những anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc.

Như vậy, đâu có phải tác giả sợ, không dám hé răng gọi đến tên bọn xâm lược!

Còn bài “Hai Bà Trưng” trong SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” chỉ là một truyện kể. Nó có tên các nhân vật lịch sử: bên ta là hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bên địch là Tô Định - không phải một kẻ vô danh tiểu tốt mà là một viên thái thú có tên trong sử sách Việt Nam, Trung Hoa. Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi). Thời các con tôi học tiểu học vào những năm 80 của thế kỷ trước, SGK của các cháu vẫn trích 10 dòng thơ “Đại Nam quốc sử diễn ca” về Hai Bà Trưng làm bài tập đọc:

“Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.”

Ai cũng biết sau 10 dòng này còn 10 dòng nữa, trong đó có những dòng chỉ đích danh nhà Hán: “Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công” nhưng SGK không dạy, có lẽ vì bài đã dài mà ý cũng đã đủ.

Lúc các con tôi học tiểu học, cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc vừa kết thúc, nhân dân ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải chống chọi với bao khó khăn của thời cấm vận. Nhưng không hề có ai vì căm thù quân xâm lược mà cực đoan đến mức lên án SGK chỉ dạy cho các cháu bé có 10 dòng thơ đầu.

Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài. Những bài học đầu tiên chỉ gieo những hạt đầu tiên. Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học. Ví dụ, về Hai Bà Trưng, chỉ sau 1 năm, SGK “Lịch sử và Địa lý lớp 4” sẽ dạy các cháu đầy đủ hơn: “Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo.” Còn đối với những cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4 được thì thầy cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này.

Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

(Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87255/tac-gia-sach-giai-thich--hai-ba-trung-danh-giac-nao.html)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hú vía! Thiên Sứ bây giờ mới biết mình uống nhầm thuốc chuột. Liều quá!

Thiên Sứ thật thà quá, nên bị bọn giả khoa học nó lừa! Cứ tưởng là khoa học thật!

Không lẽ Thiên Sứ tôi chửi thề - phạm nôị quy diễn đàn học thuật - bị cách chức "giám đốc TTNC LHDP" thì ....chết! Đúng là "ngụy biện" tầm "giáo sư, tiến sĩ" lận.

Bởi vì, nếu đã nói là vì không mang nội dung lịch sử - vì là sách đọc tiếng Việt - không phải sách sử. Nên không cần thiết phải đưa quân Hán tàn bạo xâm lược vào đây!

Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi).

Vậy thì cần gì phải lấy đề tài lịch sử để dạy tiếng Việt. Cứ lấy mị nó chuyện Hoa Hậu sộ hàng bị ném đá được đăng báo cũng quá đủ dạy tiếng Việt thời hiện đại. Còn đã lấy đề tài lịch sử để dạy tiếng Việt thì phải cho nó đủ nội dung.

Đây đâu phải hiện tượng cá biệt, mà thanh minh với thanh nga?

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”

Thứ bảy 08/09/2012 06:00

(GDVN) - "Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm 'Bảo vệ Tổ quốc'. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào... Trung Quốc thì càng không có gì phải sợ".

LTS: Sau khi thông tin về sách Tiếng Việt 3 (tập 2) có bài tập đọc kể chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc, nhưng không nói rõ giặc nào, nhiều độc giả gửi thư về Báo Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm, trong đó có những ý kiến cho rằng “tác giả sợ thế lực Trung Quốc”. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên của cuốn sách.

- Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3 đã được giữ như vậy nhiều năm qua, nhưng cho tới giờ lại có ý kiến cho rằng “không nói rõ đánh giặc nào là một thiếu sót”, mà phải chăng vì tác giả e sợ điều gì đó?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Năm 2001, tôi bắt đầu tham gia bộ sách Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học cùng với các đồng nghiệp. Sau đó, sách được dạy thử nghiệm 3 năm, cho tới năm 2004 sách lớp 3 mới được triển khai dạy trên toàn quốc.

Xét về yếu tố lịch sử, vào thời điểm chúng tôi hoàn thành cuốn sách, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không có gì căng thẳng tới mức phải e dè. Hơn nữa, chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc là giá trị lịch sử từ hàng nghìn đời trước. Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào.

Khi chúng tôi viết sách, không có ai yêu cầu tôi phải tránh né Trung Quốc, mà nếu có yêu cầu như vậy thì tôi cũng chẳng nghe. Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc. Trên thực tế, ngay sau bài tập đọc Hai Bà Trưng có hàng loạt bài chính tả, bài tập nói chuyện đánh giặc Nguyên, giặc Minh.

Posted Image

Nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

- Vậy GS giải thích thế nào về chi tiết không nhắc tên giặc Hán trong bài tập đọc ấy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Từ một truyện dài tới 33 trang của tác giả Văn Lang, tôi phải co lại chỉ còn khoảng 250 chữ để dạy trong 1,5 tiết, vì yêu cầu đặt ra với sách tiếng Việt lớp 3 là vậy. Trong không gian ngôn ngữ ngắn ngủi như vậy, lại phải giữ được giọng văn của tác giả, đó chính là cái khó. Điều này thì các thầy cô giáo từng tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ thấu hiểu.

Học sinh lớp 3 chưa học lịch sử. Cho tới lớp 4, học sinh được học lịch sử và sách viết rất rõ: “Đầu thế kỷ thứ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ…”.

Nếu đây là bài học trong sách Lịch sử dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu rõ hoàn cảnh bị nhà Hán đô hộ thì rõ ràng là một thiếu sót quá lớn, nhưng đây chỉ là bài tập đọc trong sách Tiếng Việt, nhằm rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Vì thế, tôi đã cân nhắc và để câu đầu là: “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”. Cũng không nói rõ thời điểm xảy ra sự kiện này vào năm nào, thế kỷ thứ mấy, và cũng không có chữ “công nguyên”… vì học sinh lớp 3 chưa hiểu được những điều ấy. Kể cả có thực hiện yêu cầu tích hợp thì cũng chỉ có thể thực hiện được ở một mức độ nhất định thôi, nhằm tránh quá tải cho trẻ.

Thêm một điểm nữa cần lưu ý là bài tập đọc (khác với các bài tập chính tả, từ ngữ, ngữ pháp) phải giải thích những từ ngữ khó và kiến thức mới. Không thể dồn ép quá nhiều kiến thức vào một bài được. Dung lượng bài và các câu hỏi rất vừa phải, nhẹ nhàng. Thí dụ, với bài dạy 1 tiết ở sách Tiếng Việt lớp 3 thì chúng tôi chỉ cấu tạo bài tập đọc trên dưới 150 chữ, và bài ấy không được phép vượt quá 3 câu hỏi; còn với bài 2 tiết thì không được quá 250 chữ, và không được vượt quá 4 câu hỏi (mỗi câu hỏi chỉ trên dưới 10 chữ).

Posted Image

GS Nguyễn Minh Thuyết: Viết sách giáo khoa như làm dâu trăm họ.

- Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau. Chỉ 6 tháng sau bài tập đọc này học sinh đã học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách Lịch sử lớp 4. Những câu chuyện về lòng yêu nước chúng tôi dạy trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ là những hạt gieo lượt đầu. Còn về từ ngữ, thú thật là tôi chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ, mặc dù nói như thế là đúng sự thật lịch sử và đúng tiếng Việt. Nhà văn, nhà báo có thể sáng tạo ra những cách nói mới, nhưng viết sách giáo khoa thì phải dùng những từ ngữ phổ biến, chứ không thể thích là sáng tạo ra một từ mới được.

Vì sao SGK không nói rõ Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Những “hạt sạn to đùng” trong sách Toán lớp 6

Sách giáo khoa lịch sử: Vừa thừa, vừa thiếu

- Nội dung của các cuốn sách dựa trên quy chuẩn nào, thưa GS?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt là là chương trình Tiếng Việt. Căn cứ vào quy định về mục tiêu, nội dung chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (ví dụ, học sinh lớp 3 phải đọc với tốc độ bao nhiêu chữ/1 phút, biết ngừng nghỉ như thế nào, biết đặt và trả lời câu hỏi như thế nào v.v…), tập thể tác giả phải cụ thể hoá thành những quy định, quy ước thích hợp với từng lớp. Những quy định, quy ước này còn phải dựa trển kiến thức tâm lý, sư phạm và sự trải nghiệm của các tác giả. Nếu bạn đọc để ý sẽ thấy các tác giả rất cân nhắc trong việc lựa chọn tác phẩm để giữ gìn sự trong sáng của tâm hồn con trẻ.

Nếu viết sách mà cứ đưa lấy được, không lưu tâm đến tâm lý, khả năng tiếp nhận của các em học sinh thì khó đạt yêu cầu. Ví dụ ở sách Tiếng Việt lớp 2 , tập 2, trang 130 có dạy bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, bắt đầu từ “Chú bé loắt choắt/Cái xắc xinh xinh”… rồi kết thúc ở câu “Đương quê vắng vẻ/Lúa trổ đòng đòng/Ca lô chú bé/Nhấp nhô trên đồng”.

Vì sao lại dừng ở đó? Giáo dục tinh thần yêu nước, chống xâm lược để bảo vệ quê hương là yêu cầu rất quan trọng. Nhưng cũng phải làm sao để tránh cho trẻ bị tổn thương tinh thần khi còn quá bé, do đó tôi đã bỏ đoạn nói về cái chết của chú bé liên lạc: “Bỗng lòe chớp đỏ/Thôi rồi Lượm ơi!/Chú đồng chí nhỏ/Một dòng máu tươi! …”. Vả lại, đối với lớp 2, bài thơ đến đấy cũng đã dài.

Viết sách giáo khoa là làm dâu trăm họ, rất dễ bị săm soi, nhiều khi gặp phải những tình huống giống như con dâu phải chịu đựng một bà mẹ chồng khó tính. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa, tôi chẳng e sợ thế lực nào, Trung Quốc thì càng không có gì phải sợ.

- Vậy GS có bình luận gì về những động thái của Trung Quốc tại khu vực biển Đông thời gian qua, đặc biệt là những gây hấn trên khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã nhiều lần lên tiếng trên báo chí về việc này. Nay chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Từ hơn một năm nay, Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách thô bạo. Họ tuỳ tiện mời thầu các ô dầu khí, trong đó có cả khu vực thuộc lãnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam; lập thành phố Tam Sa, lập quân đồn trú; xua hàng ngàn tàu cá kèm theo tàu quân sự đánh bắt cá ở vùng biển chung, thậm chí là ở cả vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam v.v…

Đó là chuỗi hành động tiếp tục những hành động xâm lược từ trước đến nay. Đầu năm 1974, họ trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tới năm 1988, lại lợi dụng tình hình khó khăn của ta để chiếm một số đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa. Họ nã súng vào các chiến sĩ của ta, khi mà trên tay, trên thân mình chiến sĩ ta chỉ có lá cờ Tổ quốc. Đó là những hành động dã man, nhưng cũng hết sức đê hèn, không thể nào tha thứ được.

Tôi cho rằng, lúc này chúng ta cần tỉnh táo, khôn ngoan, nhưng tuyệt đối không được để mất chủ quyền, mất lãnh thổ, nói như các cụ thời xưa thì “một tấc đất cũng không được để mất”. Để đối phó với Trung Quốc, ta phải kết hợp nhiều biện pháp: một mặt tiếp tục đàm phán hòa bình, một mặt phải mài sắc cảnh giác, tăng cường tiềm lực quốc phòng, cố kết lòng dân, liên kết với các nước có chủ quyền liên quan, tranh thủ sự ủng hộ từ công luận quốc tế và cả từ những người yêu công lý, hoà bình ở Trung Quốc.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

GS Nguyễn Minh Thuyết là Giảng viên cao cấp thuộc Khoa Ngôn ngữ học ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn (DDHQG Hà Nội) từ 1990-2003.

Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII; là Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Ông từng nói "Làm Đại biểu Quốc hội là một công việc dễ va chạm", và là người có nhiều chất vấn thẳng thắn làm "nóng" Quốc hội, đề cập thẳng vào nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, nổi tiếng với nhiều câu hỏi gai góc và quyết "truy" tới cùng vấn đề.

=========================

Thì ra là cụ cựu nghị sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Nghe đồn rằng cụ Thuyết là một người thẳng thắn, đưa ra nhiều ý kiến phản biện xã hội rất sâu sắc. Thảo nào, nghe cái tên quen quen.

Nhưng xem, nghe thì cũng biết vậy, tôi ít quan tấm đến các vấn đề chính trị, xã hội, mà chỉ quan tâm đến những diễn biến để chứng nghiệm những khả năng dự báo, liên quan đến các hệ luận của Lý học. Bởi vậy tất cả những nhân vật chính trị, xã hội...tôi chỉ nhớ mang máng.

Tuy nhiên, có một điều Thiên Sứ tôi quan sát thấy rằng:

Việt sử 5000 năm văn hiến làm như là một vùng cấm rất hệ trọng hay sao, mà tất cả những người được coi là thẳng thắn như giáo sư Thuyết - không nhắc đến một chữ "giặc Hán" trong bài giảng của mình - cho đến tất cả lề trái, lề phải, ngoài lề....đều né tránh luận điểm này. Tất nhiên, ngoài những kẻ trơ tráo, ngay cả những người tự nhận mình là "chính nhân quân tử", nhân danh đủ mọi thứ tốt đẹp trên đời, cũng không một ai dám mạnh dạn lên tiếng về Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý. Hoặc chí ít là một giả thuyết cần được nghiên cứu nghiêm túc.

Nhưng chê bai, tìm cách ngăn cản....thì nhiều. Cũng may mà Thiên Sứ chưa bị đi theo Ngài Phạm Huy Thông.

Không một ai đủ dũng cảm lên tiếng đặt vấn đề tính chân lý của Việt sử 5000 văn hiến.

Bởi vậy, lề trái, lề phải hay ngoài lề; chính nhân quân tử hay "ve chai, lông vịt, đồ nát bán"; thiên tài hay những kẻ ngu dốt chỉ nhìn thái độ của họ về cội nguồn Việt sử là biết bản chất của vấn đề.

Tôi không cần họ ủng hộ cá nhân tôi, nhưng chí ít cũng phải nghĩ đến tổ tiên của họ chứ nhỉ?

Hồ Chủ Tịch nói: "Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội". Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói - đại ý: Việt sử 5000 năm văn hiến có ý nghĩa sống còn với tương lai của dân tộc.

Việt sử 5000 năm văn hiến chính là tiên đề của mọi tiên đề. Tất nhiên đây không phải vấn đề thuần túy chính trị.Mà là - tôi nhắc lại - "Tiên đề của mọi tiên đề"

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thì ra là cụ cựu nghị sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Nghe đồn rằng cụ Thuyết là một người thẳng thắn, đưa ra nhiều ý kiến phản biện xã hội rất sâu sắc. Thảo nào, nghe cái tên quen quen.

Nhưng xem, nghe thì cũng biết vậy, tôi ít quan tấm đến các vấn đề chính trị, xã hội, mà chỉ quan tâm đến những diễn biến để chứng nghiệm những khả năng dự báo, liên quan đến các hệ luận của Lý học. Bởi vậy tất cả những nhân vật chính trị, xã hội...tôi chỉ nhớ mang máng.

Tuy nhiên, có một điều Thiên Sứ tôi quan sát thấy rằng:

Việt sử 5000 năm văn hiến làm như là một vùng cấm rất hệ trọng hay sao, mà tất cả những người được coi là thẳng thắn như giáo sư Thuyết - không nhắc đến một chữ "giặc Hán" trong bài giảng của mình - cho đến tất cả lề trái, lề phải, ngoài lề....đều né tránh luận điểm này. Tất nhiên, ngoài những kẻ trơ tráo, ngay cả những người tự nhận mình là "chính nhân quân tử", nhân danh đủ mọi thứ tốt đẹp trên đời, cũng không một ai dám mạnh dạn lên tiếng về Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý. Hoặc chí ít là một giả thuyết cần được nghiên cứu nghiêm túc.

Nhưng chê bai, tìm cách ngăn cản....thì nhiều. Cũng may mà Thiên Sứ chưa bị đi theo Ngài Phạm Huy Thông.

Không một ai đủ dũng cảm lên tiếng đặt vấn đề tính chân lý của Việt sử 5000 văn hiến.

Bởi vậy, lề trái, lề phải hay ngoài lề; chính nhân quân tử hay "ve chai, lông vịt, đồ nát bán"; thiên tài hay những kẻ ngu dốt chỉ nhìn thái độ của họ về cội nguồn Việt sử là biết bản chất của vấn đề.

Tôi không cần họ ủng hộ cá nhân tôi, nhưng chí ít cũng phải nghĩ đến tổ tiên của họ chứ nhỉ?

Hồ Chủ Tịch nói: "Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội". Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói - đại ý: có ý nghĩa sống còn với tương lai của dân tộc.

Việt sử 5000 năm văn hiến chính là tiên đề của mọi tiên đề. Tất nhiên đây không phải vấn đề thuần túy chính trị.Mà là - tôi nhắc lại - "Tiên đề của mọi tiên đề"

Bác Thiên Sứ nói "chuẩn khỏi cần chỉnh" luôn ạ Posted Image

Giặc Hán, giặc Hán, giặc Hán...la to vậy có sao không nhỉ Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Việt sử 5000 năm văn hiến muôn năm, muôn năm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Ủa, sự thật rành rành ở ngay trước mắt, mà sao "Thiên hạ ai ai cũng biết, chỉ còn vài người...không chịu biết"

Trong khi hầu hết cả đất nước Trung Quốc đang ủng hộ cái gọi là "Đường lưỡi bò", "Thành phố Tam Sa", thì 1 vài người dân của họ đã dám đứng lên nói sự thật, phản đối những luận điệu rởm ấy...Vậy ra mình không được dũng cảm bằng 1 số ít người ta rồi...Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm "chính thống", dựa trên các bằng chứng "khảo cổ", "logic học" và "tư duy mẹ con bê", các nhà "khoa học" đã "chứng minh" rằng (và điều này đã được "cộng đồng khoa học quốc tế" công nhận):

- 18 đời Hùng Vương chỉ khoảng 4-500 năm (18 ông vua x 25 năm trị vì/ông)

- Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai.

- Dân thời Hùng Vương chỉ "ở trần đóng khố"

- Liên minh 15 bộ lạc thời Hùng Vương là "lỏng lẻo" (nên không thể gọi là một "quốc gia" đúng nghĩa)

Chỉ đến khi "chính quốc" loạn lạc, Ngô Quyền khởi binh giảnh chính quyền "cấp quận" rồi thành lập nước Việt đến nay qua bao đời Đinh, Lê, Lý. Trần...đã hơn 1.000 năm.

Thì thời Hai Bà Trưng "khởi nghĩa" chỉ là để chống lại bọn "tham quan, ô lại" hà khắc mà thôi (nói theo bi giờ là làm loạn) thì giặc "xâm lược" là ai...!?

Nên "các nhà làm SGK" sao dám chỉ mặt đặt tên "quân xâm lược" được..

Cái này gọi là "há miệng mắc quai" nên không thể "há miệng" chăng...?

Nguyên nhân gần gũi là ở chỗ này!
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao không gọi giặc lạ, cho quen?

Posted ImageKhông khó lý giải nỗi bức xúc này, vì nó xới lại một vấn đề lịch sử, nhưng thực chất đang trở thành thời sự.

>> Nhà có điều kiện, tội gì!/ Dễ 'dự báo' như... thi hoa hậu/ Tranh luận ghế nóng giám khảo và chuyện 'ngồi nhầm'/ Xin lỗi, chúng tôi đều... không chọn bạn!

1. Sau gần hai thiên niên kỷ, con cháu bà Trưng, bà Triệu lại khơi lên câu hỏi tưởng đã xưa như Trái đất: Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Nỗi bức xúc bắt nguồn từ một bài tập đọc trong sách giáo khoa lớp 3 viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) mà không nêu đích danh kẻ xâm lược.

Không khó lý giải nỗi bức xúc này, vì nó xới lại một vấn đề lịch sử, nhưng thực chất đang trở thành thời sự. Đằng sau đó là nỗi bức xúc về những điều dù biết rành rành mà nhiều khi không được gọi chính danh.

Chẳng hạn, ai cũng hiểu những cái lạ đứng đằng sau cái quen đến nhẵn mặt là gì, ấy vậy mà vẫn cứ phải coi là lạ. Hay có những người, sự vật, hàng hóa biết rõ đến từ đâu, vẫn cứ phải gọi chung là từ "nước ngoài".

Đó chỉ là vài ví dụ rất nhỏ trong vô số những chuyện hiểu nhưng phải chịu cảnh không thể "trắng đen sòng phẳng" ra được.

Bức xúc, nhưng cũng lại đâm... mừng. Mừng vì nếu thực câu hỏi Hai Bà Trưng đánh giặc nào được khơi mào từ một đứa trẻ lớp 3, thì đúng là "con cháu chúng ta giỏi thật" và cũng thật tràn đầy tinh thần phản biện. Lâu nay chúng ta luôn lo lắng bọn trẻ lơi là với lịch sử, và mắc "bệnh" học gạo, chỉ biết cắm đầu "tụng" suông để kiếm điểm cao.

Hàng ngàn điểm không lịch sử trong các kỳ thi cấp quốc gia và tình trạng dân ta không rõ sử ta đủ làm cơ sở cho những nỗi lo lắng đó. Nhưng có vẻ, không hẳn bọn trẻ quay lưng với lịch sử nói chung, mà là quay lưng với cách dạy lịch sử "lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít"[1].

Chúng ta kêu gọi học sinh phải yêu sử để yêu nước mình. Nhưng có một thực tế như vị một giáo sư uy tín ngành sử từng chỉ ra là: "Chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các thế hệ người Việt Nam... Thế mà có cả một thời gian dài, vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là "nhạy cảm" để rồi lịch sử không có lấy một dòng nào."[2]

Posted Image

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Ảnh minh họa

2. Để bọn trẻ được mạnh dạn phản biện và nói lên ý kiến, người lớn sẽ phải đối mặt với nguy cơ để lộ nhiều hạn chế của chính bản thân. Bởi bọn trẻ vốn chứa trong mình "vô thiên lủng" những câu hỏi vì sao và nhận thức đang ngày càng trở nên già trước tuổi.

Dẫu vậy, người lớn vẫn rất cần vượt qua nỗi sợ "bị hỏi" để tạo cơ hội cho bọn trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình. Có như vậy, chúng ta mới gây dựng được một thế hệ những công dân, trí thức phản biện tự tin và biết trăn trở trước những vấn đề của thời cuộc, dân tộc.

Có lẽ là một tín hiệu đáng mừng, khi năm học vừa qua, một sở giáo dục, đã vượt qua nỗi lo lắng, để hướng tới xây dựng một môi trường "được hỏi" cho học sinh[3]. Đó là Sở GD-ĐT Vĩnh Long với đề án "Hình thành tính minh bạch cho học sinh tiểu học", vừa được thí điểm ở tám trường tiểu học trong năm học 2011 - 2012, và sẽ mở rộng ra toàn tỉnh trong năm học mới này.

Thông qua việc thực hiện bảng thông tin "Điều em muốn nói", hộp thư "Em mong muốn gì ở người lớn", đề án muốn khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những điều chưa hài lòng về những sự việc xung quanh, đồng thời thẳng thắn nêu lên những nguyện vọng với cha mẹ, thầy cô.

Sau một năm học, đã có hơn 2.000 ý kiến đưa lên bảng thông tin và gửi về hộp thư. Những ý kiến ban đầu có thể rất đơn giản, như muốn cô giao ít bài tập hơn, siêu thị trường bán nhiều đồ chơi hơn, v.v...

Nhưng dần dần, chắc chắn các em sẽ có thói quen để quan tâm đến những vấn đề lớn và mang tính xã hội rộng hơn, như tại sao phải tổ chức thi tốt nghiệp trong khi gần như 100% đều đỗ, tại sao học sinh nào cũng được dạy phải trung thực, nhưng lớn lên chuyện mua bằng cấp, đạo văn lại thành phổ biến, v.v...

Và biết đâu, chúng chẳng là sự khơi mào ban đầu cho những ý tưởng "đại phẫu toàn diện" cho giáo dục sau này?

Posted Image

Tạo cho trẻ cơ hội được mạnh dạn nói lên ý kiến

3. Trong khi phải trả lời vô vàn câu hỏi của bọn trẻ, người lớn cũng đồng thời đang phải xử lý rất nhiều vấn đề của chính mình. Chẳng hạn, trong tuần qua người lớn vừa phải trăn trở với chuyện mối quan hệ giữa Ví nhà nước và Túi nhân dân.

Vấn đề này trở nên nóng khi mới đây một bản báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 đã cho thấy mức thuế, phí chiếm đến 26,3% trong tổng thu ngân sách của nước ta, đứng đầu trong khu vực, vượt xa tỷ lệ 12-17% tại các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.

Với niềm tự hào "được" đóng thuế, phí cao ngất ngưởng đến thế, chúng ta hẳn hoàn toàn có quyền kỳ vọng nhà nước - người đại diện phân bổ số tiền này - sẽ sử dụng chúng hiệu quả. Nhưng cũng chính bản báo cáo kinh tế này đã chỉ ra, thuế, phí bổ đầu dân ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với tốc độ và tỷ trọng chi tiêu công. Bên cạnh đó, đầu tư công được đánh giá là lớn, dàn trải và kém hiệu quả[4].

Có người ví đóng thuế/ phí như vậy chẳng khác nào... khoan thủng sức dân. Trong khi đó, những công dân đóng thuế thường lại rất mù mờ về vai trò của mình. Một ví dụ dễ thấy là một số cá nhân, gia đình khi nhận được các chính sách phúc lợi, thường rất chân thành "cảm ơn nhà nước". Chẳng thấy mấy ai ý thức "cảm ơn chính tôi cũng như các đồng bào nộp thuế khác".

Một sự mù mờ nữa mà các công dân này cũng mắc phải là chuyện những đồng tiền thuế, phí đó được sử dụng ra sao. Và cuối cùng, dù là những người còng lưng làm ra tiền để nộp thuế, họ lại chẳng có mấy tiếng nói trong giai đoạn "nghiệm thu" hiệu quả sử dụng tiền.

Posted Image

Nguồn: Tuổi trẻ

4. Một trong các mặt hàng người dân đang phải đóng mức thuế cao ngất ngưởng chính là xăng. Hóa ra, mức thuế chúng ta phải đóng để sử dụng loại năng lượng phục vụ cho nhu cầu đi lại thiết yếu hàng ngày này lại thuộc hàng "tiêu thụ đặc biệt", nghĩa là xăng cũng bị coi là "hàng xa xỉ" như rượu, thuốc lá... Chưa hết, dù "móc hầu bao" đóng mức thuế ngất ngưởng như vậy, chúng ta cũng chỉ biết "cắn răn chịu đựng" mỗi lần giá xăng lên. Vì đến như một vị chuyên gia kinh tế dày dặn kinh nghiệm cũng còn phải thốt lên: "Tại sao việc minh bạch thông tin về cơ sở hình thành giá xăng dầu lại khó đến thế? Khó đến nỗi nhà nước hứa với nhân dân mà mãi vẫn không thực hiện được"[5].

Cái sự minh bạch đó truân chuyên đến vậy, nên hẳn rất có lý khi mới đây một vị bộ trưởng đã phát biểu: "Công khai phí giá xăng, dân sẽ sướng".

Và người dân sẽ còn được sung sướng đến mức nào khi được công khai thêm cả các loại thuế, phí khác như phí điện, nước, y tế...

Giờ thì, câu hỏi còn lại, như cách nói lái thông dụng hiện nay, là "Làm sương cho sáo" (tức Làm sao cho sướng). Trong lúc chờ đợi có câu trả lời, chúng ta hãy tạm thời tận hưởng niềm sung sướng được đi trên những con đường cao tốc vào loại đắt đỏ hàng đầu thế giới, thậm chí đắt hơn cả Mỹ.

[1] Mượn chữ của bài báo "Bài học nửa vời", Thanh Niên, 4/9/2012.

[2] BáoDân trí: Sự lệch lạc của môn lịch sử, 29/8/2012.

[3] Báo Tuổi trẻ: Thưa thầy, chúng em có ý kiến!, 3/9/2012.

[4] Tuổi trẻ: Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót, 4/9/2012.

[5] Thanh niên: Thôi đừng hỏi nữa dân ơi, 15/8/2012.

Hải Tâm

==========================

Đọc xong bài này, chợt nhớ đến ông Phò Giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lan, người vốn được coi là góp phần wan trọng trong việc sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp 1992 - Từ "Việt sử hơn 4000 năm" xuống còn "mấy ngàn năm" lịch sử, mở đầu về mặt pháp lý cho đám tư duy "ở trần đóng khố" trong "hầu hết" và "cộng đồng" phủ nhận công khai truyền thống văn hóa sử Việt. Ông ta cũng dõng dạc tuyên bố trong chương trình TV: "Đường lên đỉnh Olympia" rằng: Hai Bà Trưng là Vương , chứ không phải là "vua". Tuyên bố công khai của hẳn giáo sư tiến sĩ, làm thằng học sinh lớp 4 trượt , khi thằng bé dám công khai trên truyền hình với quan điểm lịch sử truyền thống (chắc do bố nó dạy): "Hai bà Trưng là vua nữ đầu tiên của Việt Nam".

Bởi vậy, việc cụ giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết đi gam lờ trong sách giáo khoa của cụ viết về Hai Bà Trưng, không có gì là lạ. Tất nhiên, nếu hỏi cụ "Có sợ Trung Quốc không" thì cụ trả lời gọn lỏn"Không!". Việc đếch gì phải sợ! Phải không cụ. Nhưng viết ra thì không dám!

Cụ nại lý do, lý trấu là - hẳn với chình độ giáo sư của cụ - cụ đã thu nhỏ nội dung liên quan của tác giả khác vốn gần 7500 chữ, xuống còn có vài trăm chữ để ấn vào sách giáo khoa, nên nó không có chỗ để vào đấy thêm một chữ "Hán".

Hi!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau. Chỉ 6 tháng sau bài tập đọc này học sinh đã học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách Lịch sử lớp 4. Những câu chuyện về lòng yêu nước chúng tôi dạy trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ là những hạt gieo lượt đầu. Còn về từ ngữ, thú thật là tôi chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ, mặc dù nói như thế là đúng sự thật lịch sử và đúng tiếng Việt. Nhà văn, nhà báo có thể sáng tạo ra những cách nói mới, nhưng viết sách giáo khoa thì phải dùng những từ ngữ phổ biến, chứ không thể thích là sáng tạo ra một từ mới được.

Viết vào hai từ : “giặc Hán” thì là "sáng tạo ra một từ mới" hay sao?

"chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ,", trời ạ! Chưa nghe, chưa thấy ai nói viết! Ông Thuyết là con dân nước Việt thật sao? Bao nhiểu kiến thức từ vựng Ông Nguyễn Minh Thuyết học được cho tới nay không tồn tại trong đầu ông 2 chữ “giặc Hán”? Và ông thật sư không nghe, không thấy ai nói viết?

Trời ơi...

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết vào hai từ : “giặc Hán” thì là "sáng tạo ra một từ mới" hay sao?

"chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ,", trời ạ! Chưa nghe, chưa thấy ai nói viết! Ông Thuyết là con dân nước Việt thật sao? Bao nhiểu kiến thức từ vựng Ông Nguyễn Minh Thuyết học được cho tới nay không tồn tại trong đầu ông 2 chữ “giặc Hán”? Và ông thật sư không nghe, không thấy ai nói viết?

Trời ơi...

Thiên Đồng

Zh.wikipedia

Năm 40 (Đông Hán Quang Vũ Đế, Kiến Vũ niên 16) Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa công thủ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố v.v. . Man, Di hưởng ứng rầm rầm. Thái thú Hán triều là Tô Định tháo chạy khỏi Nam Hải quận. Hai Bà Trưng tổng cộng nắm giữ được 65 thành trì, rất nhiều quân nhân Lạc Việt thuận tùng Hai Bà, Trưng Trắc được tôn làm Trưng Vương, sử gọi là Trưng triều, phạm vi hoạt động nam tới Trung bộ Việt Nam, bắc tới Khâm Châu, Bắc Hải, Phòng Thành thuộc Quảng Tây v.v.

《 Hậu Hán thư, quyển 24 , Mã Viện liệt truyện và quyển 86, Nam man tây nam di liệt truyện 》 đều có ghi về chiến trận của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán xâm lược, và ghi là Hai Bà tử trận, nhưng không có ghi chuyện Mã Viện trồng cột đồng chia ranh giới đất Hán. Mãi đến thời Đường có Lý Diên Thọ soạn viết cuốn 《 Nam sử 》 mới ghi “Mã Viện sở thực nhị đồng trụ, biểu Hán gia giới sở dã 馬 援 所 植 二 銅 柱,表 漢 家 界 處 也 Mã Viện từng trồng hai cột đồng để ghi ranh đất nhà Hán” . 《 Tân Đường thư 》 lại ghi Mã Viện trồng năm cột đồng. Về sau các sách của VN như 《 Việt sử lược 越 史 略 》,《 Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 》, 《 Khâm Định Việt sử thông giám cương mục 欽 定 越 史 通 鑑 綱 目》 đều có ghi chuyện Mã Viện trồng cột đồng. Cuốn 《 Việt điện u linh tập 粵 甸 幽 靈 集 》 truy xưng Bà Trưng là Trưng Thánh Vương 徵 聖 王. Có đến mấy chục vị nữ tướng của Hai Bà được tôn thờ làm Thành Hoàng ở các làng VN. Ngày 14-03-1959 (nhằm ngày Giỗ Hai Bà 6 tháng Hai âm lịch) VNDCCH phát hành bộ tem Hai Bà Trưng gồm hai tem hình Hai Bà cưỡi voi thống soái nghĩa quân. Cùng ngày, VNCH phát hành bộ tem Hai Bà gồm bốn tem hình Hai Bà cưỡi voi đánh trận.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Zh.wikipedia

Năm 40 (Đông Hán Quang Vũ Đế, Kiến Vũ niên 16) Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa công thủ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố v.v. . Man, Di hưởng ứng rầm rầm. Thái thú Hán triều là Tô Định tháo chạy khỏi Nam Hải quận. Hai Bà Trưng tổng cộng nắm giữ được 65 thành trì, rất nhiều quân nhân Lạc Việt thuận tùng Hai Bà, Trưng Trắc được tôn làm Trưng Vương, sử gọi là Trưng triều, phạm vi hoạt động nam tới Trung bộ Việt Nam, bắc tới Khâm Châu, Bắc Hải, Phòng Thành thuộc Quảng Tây v.v.

《 Hậu Hán thư, quyển 24 , Mã Viện liệt truyện và quyển 86, Nam man tây nam di liệt truyện 》 đều có ghi về chiến trận của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán xâm lược, và ghi là Hai Bà tử trận, nhưng không có ghi chuyện Mã Viện trồng cột đồng chia ranh giới đất Hán. Mãi đến thời Đường có Lý Diên Thọ soạn viết cuốn 《 Nam sử 》 mới ghi “Mã Viện sở thực nhị đồng trụ, biểu Hán gia giới sở dã 馬 援 所 植 二 銅 柱,表 漢 家 界 處 也 Mã Viện từng trồng hai cột đồng để ghi ranh đất nhà Hán” . 《 Tân Đường thư 》 lại ghi Mã Viện trồng năm cột đồng. Về sau các sách của VN như 《 Việt sử lược 越 史 略 》,《 Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 》, 《 Khâm Định Việt sử thông giám cương mục 欽 定 越 史 通 鑑 綱 目》 đều có ghi chuyện Mã Viện trồng cột đồng. Cuốn 《 Việt điện u linh tập 粵 甸 幽 靈 集 》 truy xưng Bà Trưng là Trưng Thánh Vương 徵 聖 王. Có đến mấy chục vị nữ tướng của Hai Bà được tôn thờ làm Thành Hoàng ở các làng VN. Ngày 14-03-1959 (nhằm ngày Giỗ Hai Bà 6 tháng Hai âm lịch) VNDCCH phát hành bộ tem Hai Bà Trưng gồm hai tem hình Hai Bà cưỡi voi thống soái nghĩa quân. Cùng ngày, VNCH phát hành bộ tem Hai Bà gồm bốn tem hình Hai Bà cưỡi voi đánh trận.

Bởi vậy, lề trái, lề phải hay ngoài lề; chính nhân quân tử hay "ve chai, lông vịt, đồ nát bán"; thiên tài hay những kẻ ngu dốt chỉ nhìn thái độ của họ về cội nguồn Việt sử là biết bản chất của vấn đề.

Để xem thế nào? Cá nhân Thiên Sứ tôi sẽ ủng hộ những ai có sự công bằng với Việt sử 5000 năm văn hiến.

Tôi chỉ nhân danh cá nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả sách giải thích: Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Sau khi bài viết 'Hai Bà Trưng đánh giặc nào' được đăng tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã gửi tới VietNamNet bài viết: "Về bài tập đọc "Hai Bà Trưng": Đừng suy diễn, nặng lời". Dưới đây là nội dung bài viết.

VietNamNet ngày 4/9/2012 có đăng bài của một bạn đọc ký tên Trần Cao Duyên chỉ trích nặng nề SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” trong bài tập đọc Hai Bà Trưng “không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược là giặc Hán (Trung Quốc)”. Vậy, sự thật như thế nào?

Chỉ cần giở thêm vài trang quyển “Tiếng Việt 3, tập hai” đã có thể thấy nhận xét của bạn Trần Cao Duyên có thật khách quan không và có đúng là tác giả SGK không dám gọi tên các loại giặc từ nước láng giềng phương Bắc ra không (thời phong kiến nước này chưa có tên gọi là Trung Quốc).

Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta".

Cũng ở trang 17 còn có một bài tập yêu cầu học sinh nói về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước mà các em biết, trong đó có nêu tên các danh nhân Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh. Mười hai trong mười ba vị được nhắc tên là những anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc.

Như vậy, đâu có phải tác giả sợ, không dám hé răng gọi đến tên bọn xâm lược!

Còn bài “Hai Bà Trưng” trong SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” chỉ là một truyện kể. Nó có tên các nhân vật lịch sử: bên ta là hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bên địch là Tô Định - không phải một kẻ vô danh tiểu tốt mà là một viên thái thú có tên trong sử sách Việt Nam, Trung Hoa. Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi). Thời các con tôi học tiểu học vào những năm 80 của thế kỷ trước, SGK của các cháu vẫn trích 10 dòng thơ “Đại Nam quốc sử diễn ca” về Hai Bà Trưng làm bài tập đọc:

“Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.”

Ai cũng biết sau 10 dòng này còn 10 dòng nữa, trong đó có những dòng chỉ đích danh nhà Hán: “Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công” nhưng SGK không dạy, có lẽ vì bài đã dài mà ý cũng đã đủ.

Lúc các con tôi học tiểu học, cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc vừa kết thúc, nhân dân ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải chống chọi với bao khó khăn của thời cấm vận. Nhưng không hề có ai vì căm thù quân xâm lược mà cực đoan đến mức lên án SGK chỉ dạy cho các cháu bé có 10 dòng thơ đầu.

Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài. Những bài học đầu tiên chỉ gieo những hạt đầu tiên. Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học. Ví dụ, về Hai Bà Trưng, chỉ sau 1 năm, SGK “Lịch sử và Địa lý lớp 4” sẽ dạy các cháu đầy đủ hơn: “Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo.” Còn đối với những cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4 được thì thầy cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này.

Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Thuyết nền trả lời thẳng vì sao ông không có một chữ giặc Hán trong bài viết, chứ không nên lan man.

Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

Lịch sử dân tộc mà ông coi là chuyện nhỏ thì theo ông việc nào lớn?

Tác giả sách giải thích: Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Sau khi bài viết 'Hai Bà Trưng đánh giặc nào' được đăng tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã gửi tới VietNamNet bài viết: "Về bài tập đọc "Hai Bà Trưng": Đừng suy diễn, nặng lời". Dưới đây là nội dung bài viết.

VietNamNet ngày 4/9/2012 có đăng bài của một bạn đọc ký tên Trần Cao Duyên chỉ trích nặng nề SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” trong bài tập đọc Hai Bà Trưng “không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược là giặc Hán (Trung Quốc)”. Vậy, sự thật như thế nào?

Chỉ cần giở thêm vài trang quyển “Tiếng Việt 3, tập hai” đã có thể thấy nhận xét của bạn Trần Cao Duyên có thật khách quan không và có đúng là tác giả SGK không dám gọi tên các loại giặc từ nước láng giềng phương Bắc ra không (thời phong kiến nước này chưa có tên gọi là Trung Quốc).

Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta".

Cũng ở trang 17 còn có một bài tập yêu cầu học sinh nói về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước mà các em biết, trong đó có nêu tên các danh nhân Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí (Lý Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh. Mười hai trong mười ba vị được nhắc tên là những anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc.

Như vậy, đâu có phải tác giả sợ, không dám hé răng gọi đến tên bọn xâm lược!

Còn bài “Hai Bà Trưng” trong SGK “Tiếng Việt 3, tập hai” chỉ là một truyện kể. Nó có tên các nhân vật lịch sử: bên ta là hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bên địch là Tô Định - không phải một kẻ vô danh tiểu tốt mà là một viên thái thú có tên trong sử sách Việt Nam, Trung Hoa. Nhưng môn Tiếng Việt không phải môn Lịch sử. Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia, nhất là đối với học sinh lớp 3 (mới 8, 9 tuổi). Thời các con tôi học tiểu học vào những năm 80 của thế kỷ trước, SGK của các cháu vẫn trích 10 dòng thơ “Đại Nam quốc sử diễn ca” về Hai Bà Trưng làm bài tập đọc:

“Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.”

Ai cũng biết sau 10 dòng này còn 10 dòng nữa, trong đó có những dòng chỉ đích danh nhà Hán: “Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công” nhưng SGK không dạy, có lẽ vì bài đã dài mà ý cũng đã đủ.

Lúc các con tôi học tiểu học, cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc vừa kết thúc, nhân dân ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải chống chọi với bao khó khăn của thời cấm vận. Nhưng không hề có ai vì căm thù quân xâm lược mà cực đoan đến mức lên án SGK chỉ dạy cho các cháu bé có 10 dòng thơ đầu.

Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài. Những bài học đầu tiên chỉ gieo những hạt đầu tiên. Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học. Ví dụ, về Hai Bà Trưng, chỉ sau 1 năm, SGK “Lịch sử và Địa lý lớp 4” sẽ dạy các cháu đầy đủ hơn: “Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo.” Còn đối với những cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4 được thì thầy cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này.

Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất của sự việc.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay