Posted 20 Tháng 8, 2012 Lâu nay, có rất nhiều người cho rằng, nói về tướng học thì “Nhất thanh, Nhì tướng, Tam hình”, riêng cá nhân tôi không cho rằng điều đó là không chính xác, mặc dù đó có thể là tôn chỉ của một vài trường phái về tướng pháp. Theo hiểu biết và suy luận riêng, tôi cho rằng Thần tướng (hay Thần khí) mới là yếu tố quyết định hàng đầu cho tướng pháp. Theo nguyên lý “Tinh-Khí-Thần” của TTNCLHDP được SP Thiên Sứ phát hiện và phục hồi thì Thần chính là yếu tố chính khi xét đoán mọi sự vận hiện tượng, trong đó “Thần” trong tướng học là một một trường hợp riêng. Riêng cụ Ngô Hùng Diễn – một nhà Tướng học Việt Nam (13/03/1905 - 05/04/1974) nổi tiếng trước giải phóng với nhiều tiên đoán “như thần” cho nhiều người thông qua việc xem tướng, cũng khẳng định rằng: Thần tướng đứng đầu các tướng và có tác động đến thanh tướng và hình tướng. Suy luận sâu hơn, chúng ta dễ nhận thấy rằng khoa xem tướng chủ yếu dựa trên quan sát là chính rồi kết luận chứ không phải đợi đến khi người ta phát âm xem tiếng nói thế nào rồi mới dám khẳng định hoặc kết luận về đối tượng cần luận giải. Có lẽ khái niệm về Thần không phải nhà nghiên cứu lý học/tướng học nào cũng nắm rõ nên mới có trường phái “Nhất thanh, Nhì tướng, Tam hình”. Bàn về Thần trong tướng học, nếu không nói rõ, e rằng nghe khó hiểu và mang tính lý thuyết, tôi mạo muội dẫn chứng một vài ví dụ như sau để quý vị cùng chiêm nghiệm: - Xét về tướng mặt theo lý: mặt thịt, trông nhễ nhại là loại người tham lam vô cùng, thuộc tướng “tiện”. Tuy nhiên nếu mặt thịt mà trông nhẹ thì vẫn có phúc, là “quý” tướng. Mặt thịt mà trông nhẹ là do có Thần khí. Thần khí sung mãn sẽ làm thay đổi tố chất thịt bớt hoặc mất nhễ nhại. Nếu không xét về Thần khí cụ thể trong trường hợp này thì sẽ dễ nhầm lẫn dẫn đến phán đoán không chính xác. - Thần khí còn là yếu tố quyết định mức độ, tiềm năng, nặng nhẹ cuối cùng của hậu quả/thành quả của một luận giải, ví dụ như: + Nếu kết quả luận giải cho một hình tướng là “quý” thì thùy theo Thần, “quý” có thể từ trung bình đến tốt vô cùng, tương tự cho trường hợp “tiện”. + Thần khí được dùng trên màu sắc, âm thanh để báo hiệu chuyện gần hay xa, lành hay dữ. Nếu là “chết” thì còn lâu hay là “chết” ngay, “chết dữ” hay lành. Hoặc duyên lành hay nghiệp dữ sẽ đến trước để thay đổi hậu quả hay thành quả của một luận giải. Tóm lại, theo ý kiến tôi, "Thần" là yếu tố chính cần được đào sâu nghiên cứu trên cơ sở của một người nghiên cứu tướng học chính tông. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites