Posted 17 Tháng 8, 2012 Vào khu vực khắc nghiệt nhất vũ trụ 18/08/2012 3:03 Được trang bị áo giáp công nghệ cao, cặp vệ tinh song sinh của NASA đã sẵn sàng cho hành trình đến Vành đai Van Allen. Vệ tinh đôi RBSP sẽ đảm nhận một trong những sứ mệnh không gian khó nuốt nhất - Ảnh: NASA Phác thảo Vành đai Van Allen NASA đang chuẩn bị triển khai 2 tàu thăm dò Vành đai bão bức xạ (RBSP) cho sứ mệnh tìm hiểu những môi trường khắc nghiệt của các hạt điện tích vần vũ xung quanh hành tinh của chúng ta. Để chống chọi được sự tổn hại từ những đợt tấn công dày đặc và liên tục, các vệ tinh đã được trang bị lớp lá chắn mỏng nhưng chất lượng cao, với hy vọng có thể sống sót trong lúc thi hành nhiệm vụ. Theo NASA, bộ đôi RBSP trị giá 670 triệu USD dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Atlas V tại căn cứ không quân Mũi Canaveral vào ngày 23.8. Chúng sẽ di chuyển theo 2 quỹ đạo khác nhau, nhưng xuyên qua các vành đai bức xạ Van Allen, khu vực chứa đầy hạt proton và electron xuất phát từ mặt trời và bị từ trường trái đất tóm lại, theo Barry Mauk, chuyên gia về dự án RBSP tại Phòng Thí nghiệm vật lý ứng dụng ở Maryland (APL). Quản lý dự án RBSP Rick Fitzgerald thừa nhận đây là một trong những sứ mệnh khó khăn nhất mà ông từng đảm nhiệm. Bên cạnh việc phải bảo vệ tàu du hành bằng cách bọc giáp đặc biệt dày 8,5 mm, các chuyên gia phải chú ý thiết kế tàu để chúng đạt được trạng thái cân bằng phức tạp, cho phép vừa giảm bớt các đòn bắn phá của bức xạ nhưng vẫn điều khiển được các thiết bị đo đạc. Cả hai vệ tinh đều mang theo 5 loại thiết bị bên trong khung 8 cạnh, với bề ngang khoảng 1,8 m, chiều dài 90 cm và nặng tổng cộng 670 kg/tàu. Các chuyên gia đã quyết định phóng 2 thay vì 1 tàu, với mục tiêu thí nghiệm tại 2 nơi khác nhau trong cùng thời điểm để xác định liệu một sự thay đổi của lượng bức xạ sẽ dẫn đến thay đổi theo thời gian hay không gian, theo trang Space.com. Vành đai Van Allen được chuyên gia không gian James Van Allen người Mỹ phát hiện vào năm 1958, nhưng cho đến nay đây vẫn là khu vực chứa đầy bí ẩn. Giới chuyên gia không thể nào đoán được chuyện gì diễn ra trong vùng hoạt động này. RBSP sẽ lập bản đồ về mật độ của các hạt mang điện tích chạy dọc theo các vành đai, vốn chia ra thành 2 phần: vành đai ngoài và vành đai trong. Vành đai trong thường mở rộng từ 1.600 đến 13.000 km bên trên trái đất. Sau khoảng lặng, vành đai ngoài xuất hiện từ khoảng cách 19.000 đến 40.000 km. Trong thời gian bão mặt trời nổi lên, các vành đai có thể giãn nở hết cỡ, theo chuyên gia Mona Kessel cũng thuộc chương trình RBSP tại trụ sở chính của NASA ở Washington. Khi chúng nở rộng, các vệ tinh quay xung quanh trái đất có thể hư hại, thậm chí các phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế cũng gặp nguy hiểm. Và nhiệm vụ của RBSP là phải phân tích được cơ chế phức tạp của Vành đai Van Allen. Hạo Nhiên ====================== Chỗ Dương khí vượng nhất là hai cực của Địa cầu. Chỗ Âm khí mạnh nhất là khoảng không gian giữa trục Đông Tây và mặt phẳng Hoàng Đạo. Có thể vì thế mà trục Đông Tây bị coi là trục Tuyệt mạng chăng? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites