Thiên Đồng

Kỳ Lạ Huyền Thiên Trấn Vũ

11 bài viết trong chủ đề này

Kỳ lạ 2 bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở Hà Nội


Nhắc đến Trấn Vũ, người ta nghĩ đến đền Quán Thánh, nơi có pho tượng đồng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ quý giá. Nhưng ít ai biết rằng, ở Ngọc Trì, Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội cũng có một pho như thế với quy mô và kiến trúc mang nhiều nét tương đồng.

Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn

Thần Trấn Vũ có thể coi là hình ảnh giao thoa giữa hai nền văn hóa, vừa mang đậm truyền thuyết dân gian Việt Nam lại pha chút văn hóa Trung Quốc. Trong thần thoại Trung Quốc ghi lại thần Trấn Vũ được Ngọc Hoàng giao cho cai quản phương Bắc, lo việc mưa, gió, có bộ hạ theo hầu là rắn và rùa. Cũng bởi vậy, hình ảnh thần Trấn Vũ thường xuất hiện cùng biểu tượng quy, xà. Còn trong truyền thuyết của Việt Nam, thần Trấn Vũ là vị thần có công giúp An Dương Vương trừ tinh bạch kê quấy rối việc xây dựng thành Cổ Loa.



Posted Image

Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn.

Những người dân trong thôn Ngọc Trì luôn coi bức tượng khổng lồ bằng đồng như một bảo vật. Dân trong làng thuộc làu câu chuyện vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân đi chinh phạt phương Nam có nghỉ chân tại Cự Linh (tên gọi xưa của vùng đất Ngọc Trì). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ hiển linh báo mộng phù trợ nhà vua. Nhân cái tích ấy, sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán. Đền được xây dựng trên thế đất linh với “quy xà hội tụ”. Trước mặt là cánh đồng rộng có gò đất như hình rùa đang phục trước đền. Ôm trọn phía sau ngôi đền là con đê sông Hồng cao uốn lượn.

Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, nếu để ý, phần lớn các khu vực gần đê sông Hồng đều có đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ với mục đích để cầu mưa thuận gió hòa, trị thủy hoặc tiêu thủy. Như vậy, không có sự khác biệt ở hai pho tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thanh hay ở Ngọc Trì. Chỉ khác nhau ở chức năng của vị thánh này khi được thờ ở hai nơi khác nhau. Như ở đền Quán Thánh là để trấn yêu ma, quỷ quái ở kinh toàn, canh giữ toàn bộ phương Bắc. Còn pho đặt ở Ngọc Trì lại chỉ có chức năng trị thủy, diệt thủy quái ở những khu vực thường bị nước lụt hoành hành.

Những trùng hợp kỳ lạ

Khi đền mới dựng, tượng Trấn Vũ tạc bằng gỗ. Nhưng để thờ suốt 292 năm thì hư hại quá nhiều. Đến thời Lê Hiển Tông thì đã không còn khả năng phục chế. Bấy giờ, Vua Lê Hiển Tông thấy pho tượng gỗ không tương xứng so với đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ bèn hạ lệnh cho người khẩn trương quyên đồng của dân chúng gần xa về đúc tượng. Các nghệ nhân đúc đồng lúc bấy giờ phải mất hơn 14 năm miệt mài lao động.



Posted Image

Cùng những bức tượng đất hình thù kỳ lạ.

Cứ mỗi lần đúc xong lại thấy chưa xứng với sự uy nghi bề thế của thần Trấn Vũ, lại một lần nữa đắp đồng cho tượng cao dần lên, to dần lên và ngày càng uy nghiêm, mang hùng thái của một vị tướng canh giữ cõi Bắc. Trên tấm bia “Trấn Vũ điện bi ký” dựng năm 1820 cũng ghi lại: “Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành”.

Việc đúc pho tượng này cũng tồn tại hai thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng, tượng được đúc vào thời Tây Sơn, có thể lúc đầu chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí… Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Lâm Biền qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng cho thấy, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ 19. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện được pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy.

Chẳng hạn như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này phổ biến ở cuối thời nhà Nguyễn chứ không hề có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn. PGS.TS khẳng định, tượng này mang nhiều chi tiết ở các kiểu tượng muộn, ít khả năng có niên đại từ thời Lê như những thông tin trước đây đã từng công bố.

Trải qua bao mưa nắng thời gian, pho tượng vẫn phần lớn bảo toàn được nguyên dạng so với dáng vẻ ban đầu. Tuy nhiên, cũng có những chi tiết đồng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ, phần đồng lộ ra từng mảng nhỏ làm mất đi vẻ hoàn hảo vốn có của bức tượng. Mấy chục năm trước, một số hộ dân trong làng đã quyên góp tiền, sơn lên pho tượng một lớp áo bào, phủ một lớp sơn lên bề mặt tượng để bảo vệ tượng. Cũng từ đấy, pho tượng mới mang dáng vẻ như ngày nay, ngoài lớp áo bào, dưới đầu gối tượng cũng được tô vẽ họa tiết hoa sen cách điệu thành hình hổ phù tạo điểm nhấn tăng sự uy dũng cho pho tượng.

Có một sự trùng hợp kỳ lạ là pho tượng này mang nhiều nét tương đồng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh. Cả hai bức tượng đều được đúc trong tư thế ngồi uy nghiêm trên một bệ gạch cao, đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to, tỏa ra dáng dấp uy nghiêm lạ lùng. Tay trái tượng để trước ngực, đang bắt quyết. Tay phải úp xuống đốc kiếm. Mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Pho tượng Trấn Vũ ở Ngọc Trì rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn. Những con số gần như trùng khớp với pho tượng ở đền Quán Thánh mặc dù hai pho tượng được đúc vào hai giai đoạn khác nhau.

Ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý di tích phường Thạch Bàn cho biết, nếu không sớm có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, di vật vô giá ở đây có thể sẽ vĩnh viễn bị lãng quên theo thời gian.

(Theo An ninh thủ đô)

KỲ BÍ TƯƠNG HUYỀN THIÊN TRẤN VŨ ĐỀN QUÁN THÁNH

Nhắc đến đền Quán Thánh, người ta sẽ nghĩ ngay đến pho tượng đồng quý giá Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng đồng nổi tiếng này chứa đựng nhiều điều kỳ bí cần được giải mã.


Đền Quán Thánh xưa kia được xem là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Tương truyền ngôi đền có từ đời Lý Thái Tổ thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì vậy mà đền có tên là Đền Trấn Võ, Quán Thánh Trấn Võ hay Quán Thánh.

Tương truyền, thánh Trấn Vũ là người có công trị loài hồ ly tinh chuyên quấy nhiễu dân lành. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau đúc lên một bức tượng phác họa hình ảnh của ông bằng đồng đen. Bức tượng được đặt trên tảng đá cẩm thạch với hình ảnh đức Huyền Thiên Trấn Vũ mặt vuông chữ điền nghiêm nghị mà bình thản hiền hậu, hai bàn chân để trần, bàn tay trái đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết giáp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên.

Posted Image

Bức tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ

Rắn và rùa theo truyền thuyết kể lại là hai bộ hạ theo hầu đức Trấn Vũ. Có lẽ vì thế mà rắn – rùa – kiếm đã tạo thành bộ ba biểu trưng cho Huyền Thiên Trấn Vũ.

Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỉ. Khi dựng lên bức tượng này, nhân dân muốn gửi gắm nhiều thông điệp quý giá. Đi tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tồn tại của bức tượng này, chúng ta sẽ dần dần khám phá ra những bí mật ẩn chứa đằng sau những khối đồng, hình dáng, tư thế… của bức tượng.

Hành trình Thông điệp từ cổ vật sẽ cùng quý khán giả đi khám phá và giải mã bí ẩn của bức tượng đồng nổi tiếng này. Đón xem chương trình Thông điệp từ cổ vậtKỳ bí tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đền Quán Thánh trên kênh truyền hình VTV2 vào 21h30 thứ tư hàng tuần hoặc xem tại website: Vietpictures.net (xem tại đây)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRẤN VŨ QUÁN

(Petrotimes) - Bạn đọc: Trong cuốn sách “Thăng Long tụ khí ngàn năm” (NXB Lao động, Hà Nội, 2006), tại mục giới thiệu đền Quán Thánh có nói về việc thờ Huyền Thiên Trấn Vũ (HTTV). Trong bài có nói đây là một vị thần ở phương Bắc và có công lao rất lớn đối với người Việt trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu giúp nhân dân khi hoạn nạn. Và HTTV đã hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Ân… Chúng tôi đọc những thông tin này và thấy ngạc nhiên (cũng có thể từ xưa đến nay chúng tôi chưa được biết). Xin học giả An Chi cho biết quan điểm của ông về việc này? ­­­­­­­­ Lại Lâm (Hai Bà Trưng, Hà Nội)

An Chi: Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (TĐDTVH) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Ngô Đức Thọ chủ biên (NXB Khoa học xã hội - NXB Mũi Cà Mau, 1993) đã viết về Đền Quán Thánh như sau:

Trấn Vũ Quán ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây, đầu đường Quan Thánh (hồi đó chưa đổi Quan thành Quán - AC) quận Ba Đình Hà Nội; thường quen gọi (không chính xác) là Đền Quan Thánh. Quán thờ Trấn Thiên Chân Vũ đại đế, cũng gọi là HTTV đại đế. Tương truyền khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa có tinh gà trắng và quỷ ở vùng núi Thất Diệu hiện ra quấy nhiễu, theo lời cầu khấn của thần Kim Quy, đại đế hiển linh ở núi Xuân Lôi, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, giúp An Dương Vương trừ yêu tà, được An Dương Vương lập đền thờ ở phía bắc thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010) cho rước bài vị thần về thờ mé Tây Bắc hoàng thành. Hiện chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về Quán Trấn Vũ thời Lý Trần và Lê Sơ. Đến năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1677) đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tây vương Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trông coi việc trùng tu quán Trấn Vũ ở địa điểm hiện nay. Triều đình cho đúc tượng thánh Trấn Vũ cao 3,96m, nặng gần 4.000kg bằng đồng đen: mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xõa, không đội mũ, mặc áo đạo sĩ đứng trên lưng rùa, tay chống thanh gươm chung quanh có rắn quấn (…).

Posted Image


Như vậy là ngoài chi tiết “HTTV hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Hán” mà bạn đã nêu, TĐDTVH đã cung cấp thêm chi tiết về việc HTTV trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Rồi bài “Đền Quán Thánh - Một trong bốn của Thăng Long tứ trấn” của trang edu.go.vn ngày 17/2/2011 còn cho biết thêm: HTTV trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông”.

HTTV thực ra vốn là một nhân vật huyền thoại Trung Quốc với nhiều cái tên khác nhau, mà riêng Đạo giáo đại từ điển của Trung Quốc Đạo giáo hiệp hội & Tô Châu Đạo giáo hiệp hội (Hoa Hạ xuất bản xã, in lần 2, 1995) thì ghi nhận dưới cái tên Chân Vũ Đại Đế 真武大. Quyển này cho biết, HTTV cũng gọi là Huyền Vũ, Chân Vũ Đế Quân, Đãng Ma Thiên Tôn. Là vị thần trông coi cõi Bắc, có ảnh hưởng rất lớn trong dân gian (Trung Quốc). Tín ngưỡng về HTTV vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng về tinh tú và động vật thời cổ đại. Các chiêm tinh gia thời xưa chia các chòm sao thành Nhị thập bát tú. Sau thời Chiến Quốc thì dần dần chia thành 4 nhóm, gọi bằng tên của tứ linh là: Đông Phương Thanh Long, Nam Phương Chu Tước, Tây Phương Bạch Hổ, Bắc Phương Huyền Vũ. Sở từ, “Viễn du bổ chú” giải thích: Huyền Vũ chỉ rùa, rắn, ngự ở phương Bắc, cho nên gọi là Huyền; thân có vảy, mai, cho nên gọi là Vũ. Từ đời Hản trở đi, rùa, rắn trở thành biểu trưng cho thần Huyền Vũ của bảy chòm sao phương Bắc, được dân gian thờ phụng. Lúc đầu, sau khi Đạo giáo tiếp nhận tín ngưỡng về Huyền Vũ thì địa vị của thần này không có gì quan trọng. Sách Bảo Phác Tử viết về hình tượng của Lão Tử: “Đằng trước là hai mươi bốn chu tước; đằng sau là bảy mươi hai huyền vũ”. Huyền Vũ như vậy chỉ là thần hộ vệ. Chỉ sau khi tiếp thu thuyết “Bắc phương Hắc đế, thể vi Huyền Vũ” của vĩ thư đời Hán, lại thêm được nhân cách hóa nên Huyền Vũ mới trở thành một vị thần trọng yếu của Đạo giáo. Kinh của Đạo giáo miêu tả: “Huyền Vũ Chân Thần ở phương Bắc, xõa tóc, mặc áo đen, khoác giáp vàng, thắt đai ngọc, chống kiếm, trợn mắt, chân đạp rùa, rắn, đầu tỏa hào quang, hình tượng cực kỳ uy nghi”. Đến đời Tống Chân Tông, vì kỵ huý của ông tổ là Triệu Huyền Lãng 趙玄朗 nên mới đổi Huyền Vũ 玄武 thành Chân Vũ 真武. Sách Nguyên thủy Thiên Tôn thuyết Bắc phương Chân Vũ diệu kinh kể rằng Chân Vũ Thần Quân (tức Huyền Vũ) vốn là thái tử nước Tịnh Lạc, giỏi giang mà dũng mãnh, nguyện tận diệt yêu ma trong thiên hạ, không nắm ngôi vua. Sau được tiên truyền cho phép màu vô cực, vào núi Thái Hòa để tu đến công thành đức mãn, được Ngọc Hoàng phong cho trấn giữ phương Bắc. Đời Tống Chân Tông, ông vua này xuống chiếu phong là Chân Vũ Linh Ứng Chân Quân. Năm Đại Đức thứ 7 (1303) nhà Nguyên, được gia phong là Nguyên Thánh Nhân Uy Huyền Thiên Thượng Đế, trở thành vị thần tối cao của phương Bắc. Đầu đời Minh, Kiến Văn Đế bị chú là Yên vương Chu Đệ cướp ngôi. Tương truyền Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ nên sau khi xưng đế, Đệ đã đặc cách gia phong Chân Vũ là Bắc Cực Trấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế. Nhờ bậc đế vương khởi xướng nên việc tôn thờ Chân Vũ đạt đến mức cực thịnh vào đời Minh. Đền thờ Chân Vũ được xây dựng từ trong triều đình cho đến ngoài dân chúng.

Cứ như trên thì tín ngưỡng về HTTV đã bị phong kiến hóa và Đền Quán Thánh của ta được xây dựng thì cũng là theo cái quỹ đạo đó, sau khi nó đã nổi đình nổi đám ở bên Tàu vào đời Minh. Chứ chuyện Lý Thái Tổ cho rước bài vị HTTV về thờ mé Tây Bắc hoàng thành sau khi dời đô về Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Ngay cả thời Lý Trần (dài ngót 400 năm) và Lê Sơ, ta cũng chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về sự hiện diện của quán Trấn Vũ. Chuyện tương truyền Chu Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ y cướp ngôi của cháu là do y và tay chân của y bịa ra để tăng uy tín cho mình trước bàn dân và bá quan rồi lưu truyền cho đến bây giờ. Đến như những chuyện HTTV hóa thành Thánh Gióng, trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành, trừ rùa thành tinh vào đời Hùng Vương thứ 14, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng v.v… thì chúng tôi cho rằng đó chỉ là những sự bịa đặt, không thực sự liên quan gì đến tín ngưỡng dân gian chân chính của người Việt cổ.

Cuối cùng, xin nói về cái tên “Đền Quán Thánh”. Đây là một kiểu gọi kỳ quái, bao gồm tên của hai loại hình kiến trúc khác hẳn nhau. “Đền” là một khái niệm rộng, chỉ nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh còn “quán” 觀 là một khái niệm hẹp hơn chỉ nơi thờ phụng riêng bên Đạo giáo (ở đây là thờ HTTV) nên ta không thể “chơi” kiểu 2 trong 1 mà gộp thành “đền quán” được. Trong một thời gian dài trước đây, dân gian đã gọi nơi thờ phụng này là “Đền Quan Thánh”. Với cách gọi này, “đền” là từ duy nhất chỉ công trình kiến trúc còn “Quan Thánh” là hai chữ nói tắt từ “Quan Thánh Đế Quân”, tôn hiệu của Quan Vũ, tức Quan Công, cũng là một nhân vật được sùng bái và tôn thờ bên Đạo giáo. Dân gian chỉ nhầm về nhân vật được thờ (từ HTTV thành Quan Thánh [Đế Quân]) nhưng danh ngữ “Đền Quan Thánh” thì hoàn toàn không có vấn đề gì về mặt “đặt câu”. Chỉ mới gần đây, có lẽ nhờ sự can thiệp của nhà trí thức, nhà nghiên cứu nên nó mới biến thành một cách gọi trẹo trọ 2 trong 1 thành “Đền Quán Thánh”.

A.C

(Năng lượng Mới số 141, ra thứ Sáu ngày 27/7/2012)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những pho dị tượng có một không hai


GiadinhNet - Để có được những pho tượng trong thế tấn và mặt mày gồ ghề, gớm giếc, kỳ dị... các nghệ nhân xưa đã phải rất cầu kỳ và thận trọng khi tạo tác.

Nhắc đến Huyền Thiên Trấn Vũ người ta thường nghĩ đến đền Quán Thánh (phố Quán Thánh - Hà Nội) nơi có pho tượng đồng đen hết sức quý giá. Tuy nhiên, ít ai biết được, cách Hà Nội không xa cũng có một ngôi đền mang tên Trấn Vũ có một bức tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ mang những giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo. Ngoài ra, đền Trấn Vũ này còn có một hệ thống tượng đá và tượng đất sét rất lạ kỳ. Posted Image

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ mang nhiều giá trị mỹ thuật độc đáo, được đúc bằng đồng trong 14 năm mới xong. Ảnh: K.T

Thánh "hóa" thành Phật
Trong tâm thức của nhiều người dân Việt, nhất là ở vùng miền Bắc, Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần tối cao, có sức mạnh trừ tà sát quỷ, đẩy lùi quân giặc và giữ bình yên cho muôn dân. Chính vì thế, vị thần này được thờ rất nhiều nơi ở Hà Nội như: đền Quán Thánh (Ba Đình), Huyền Thiên Đại Quán (Thụy Lâm - Đông Anh), Huyền Thiên Cổ Quán (Đồng Xuân), đền Trấn Vũ (Thạch Bàn - Long Biên)... Trong đó, chỉ duy nhất hai đền Quán Thánh và đền Trấn Vũ là có đúc tượng đồng nguyên khối để thờ.
Đền Trấn Vũ còn có tên gọi là đền Cự Linh, tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thôn Ngọc Trì (tên Nôm là xóm Đìa) nay thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Chuyện cũ kể rằng, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) trên đường đem quân Nam chinh, có nghỉ lại Ngọc Trì. Đêm ấy, thánh Trấn Vũ báo mộng phù trợ cho nhà vua đánh thắng giặc. Sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là "Hiển linh Trấn Vũ quán".
Sự tích Huyền Thiên Trấn Vũ thờ tại đền được bia đá năm Mậu Thìn (1928) kể lại rằng: "Huyền Thiên thượng đế vốn là một hóa thân của Ngọc Hoàng thượng đế giáng trần, tu theo đạo Phật và đắc đạo. Ngọc Hoàng thượng đế ra chiếu phong cho Ngài làm Vạn giáo pháp chủ, cai quản Tả ban huyền cai đại tướng, Hữu ban quan thánh đế quân cùng 36 viên thiên tướng tùy tùng giúp việc, lại còn được phong hiệu là Huyền Thiên Thượng Đế Đãng Ma Thiên Tôn Vô Lượng Thọ Phật (Vô Lượng Thọ Phật là danh xưng của đức Phật A Di Đà). Ngọc Hoàng còn ban cho Kim ấn "Vương hư sư tướng", một thanh Thần kiếm "Tam thai Thinh tinh", 500 viên linh đan. Ngọc Hoàng thượng đế ra sắc chỉ phái Ngài xuống trần để thu trừ yêu quái các sơn thủy động.
Lần thứ nhất giáng trần, Ngài thụ giới vào nhà họ lu được đặt tên là Trường Sinh, lên ba tuổi Tam Thanh Thất Bảo Như Lai đưa đến núi Bồng Lai tu hành.
Lần thứ hai, Ngài giáng sinh vào quốc vương nước Ca Đồ. Hoàng hậu đặt tên là Huyền Minh, lên 10 tuổi vào núi Bồng Lai tu hành.
Lần thứ ba, Ngài giáng sinh vào nước Tây Vực. Hoàng hậu lấy tên là Huyền Hoảng, 30 tuổi vào núi tu hành được 3 năm. Sau khi tu hành xong, Ngọc Hoàng thượng đế phong cho là "Kim Quyết Đãng Ma Thiên Tôn", mặc áo long bào đen, nhận "Tam thai diệu kiếm" xuống trần thu trừ 33 động yêu quái. Thiên Tôn tuy đã thành Phật nhưng chưa được chính đẳng, chính giác toàn vẹn, thiên tướng không nghe theo, yêu tinh cũng chưa phục. Ngài tâu với Ngọc Hoàng xin một lần nữa giáng sinh vào nước Tĩnh Lạc. Lần thứ tư, Ngài giáng sinh vào vương quốc Tĩnh Lạc. Hoàng hậu đặt tên là Hoàng Nguyên, năm 14 tuổi vào núi Vũ Đương tu hành, 42 tuổi đắc đạo...".
Từ thời Thục Phán An Dương Vương đến nay, các triều đại đều phong sắc cho Huyền Thiên Trấn Vũ là Thượng đẳng thần, cấp đất đai hương hỏa ở nhiều nơi để phụng thờ. Riêng đền Trấn Vũ, thời vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu chỉ tạc tượng gỗ để thờ nhưng chỉ được 292 năm. Đến thời vua Lê Hiển Tông (hiệu Cảnh Hưng) năm Đinh Mão tức năm thứ 8 (1747), tượng gỗ bị nứt hỏng nên triều đình ra chiếu cho quan viên cùng sắc mục trong thôn Ngọc Trì đúc tượng đồng. Đến đời vua Khải Định thứ nhất năm Bính Thìn (1916), Tiên Chỉ bản thôn là Nguyễn Chinh Cán phụng mệnh cùng Hào mục thuê thợ trau chuốt lại tượng và sơn đen để thành bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ mình vàng áo đen, đặt thờ tại vị trí trung tâm trong hậu cung của đền. Posted Image

Bảng giới thiệu các vị thánh được thờ trong hậu cung.

Posted Image

Ông Mai Hồng Binh - Trưởng ban quản lý đền Trấn Vũ trước cổng đền.


Pho tượng đồng đúc trong 14 năm Cùng với hệ thống tượng độc đáo, đền Trấn Vũ còn lưu giữ được 6 bức hoành phi, 8 câu đối, 5 ngai thờ gỗ, 25 sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn... Với những giá trị văn hóa và mỹ thuật độc đáo, đền Trấn Vũ đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Hàng năm, vào ngày 3/3 và 9/9 âm lịch (là ngày sinh và ngày hóa của thánh Trấn Vũ) đền đều tổ chức lễ hội.

Qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền Trấn Vũ mang kiến trúc chữ "Tam", gồm tiền tế, trung đường và hậu cung. Trong đền hiện còn nhiều di vật cổ như bốn pho tượng đá có niên đại thời Lê Trung hưng, hai bia đá thời Nguyễn và đặc biệt là pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Tượng được đúc trong tư thế ngồi trên một bệ gạch cao 1m, rộng 1,7m, dài 2,9 mét. Riêng tượng cao 3,8m, nặng khoảng 4 tấn. Đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to... Thân tượng nở nang, cân đối, có dáng võ tướng, áo nhiều nếp, để hở phần ngực, diềm áo có trang trí nhiều hoa văn khá cầu kỳ. Tay trái bắt ấn co ngang rồi khép trước ngực, tay phải tỳ lên đốc kiếm, mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Rùa chỉ có nửa thân trước, đầu ngẩng lên, hai chân sải rộng như đang bò. Rắn uốn mình quanh lưỡi kiếm, đầu chúc xuống như bổ vào đầu rùa. Từ đầu gối xuống là mép xiêm áo phủ dày, đây là chỗ có nhiều hoa văn, dạng mây lá cách điệu. Đầu gối tượng có họa tiết hoa sen cách điệu thành hình mặt hổ phù, cánh bắp tay có nhiều hoa văn tổ ong nổi, diềm áo cạnh đó có chạm hoa lá thiêng rồi long mã. Bàn chân khá lớn, dài, để trần, không đi hài.
Pho tượng Trấn Vũ được làm trong 14 năm, tấm bia "Trấn Vũ điện bi ký" dựng năm 1820 ghi: "Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng Tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành". Như vậy, xét về niên đại tượng được đúc trong triều đại Tây Sơn (1788-1801), có lẽ tính từ khi có ý định đúc tượng rồi quyên góp, mua vật liệu, làm khuôn, chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí... Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Đây được xem là pho tượng Trấn Vũ lớn thứ hai hiện có ở Hà Nội và cũng là một tác phẩm tuyệt mỹ của nghề đúc đồng liền khối cổ truyền, trên tượng không thấy có vết gờ nối hoặc vết hàn bịt.
GS Trần Lâm Biền nhận định: "Về nghệ thuật tạc, có thể thấy pho tượng gần như đồng dạng với tượng ở đền Quán Thánh, phần nào đó cũng tương đồng về bố cục với những tượng chùa Huyền Thiên (tuy nhiên, mặt tượng Cự Linh có nét hiền hơn). Tất cả hội lại để nhấn sâu về một nội lực thánh thiện tiềm ẩn, khiến tín đồ tự tâm tin tưởng. Nhìn chung đây là một pho tượng đẹp".
Cũng theo GS Trần Lâm Biền thì qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ XIX. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy. Chẳng hạn, như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này chỉ phổ biến vào cuối thời nhà Nguyễn chứ không có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn. Posted Image

Những pho tượng "Thập nhị sứ quân" mang hình dáng hết sực dị thường, lạ lẫm.

Posted Image

4 pho tượng "Tứ vị linh quan" được đặt ở hai cửa ra vào của hậu cung và trung đường của đền.


Những bức dị tượng có một không hai Ngoài pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ hết sức quý giá thì đền Trấn Vũ còn có một hệ thống tượng đá và đất sét cực kỳ đặc biệt. Bốn pho tượng đá đặt trong nội cung được người dân ở đây gọi là "Tứ vị lực sỹ". Bốn tượng này, mỗi tượng cao khoảng 1,1m, bằng đá nguyên khối.

Ngoài pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ hết sức quý giá thì đền Trấn Vũ còn có một hệ thống tượng đá và đất sét cực kỳ đặc biệt. Bốn pho tượng đá đặt trong nội cung được người dân ở đây gọi là "Tứ vị lực sỹ". Bốn tượng này, mỗi tượng cao khoảng 1,1m, bằng đá nguyên khối. Tượng tạc các vị lực sỹ đứng nghiêm trang, hai tay giữ lấy thanh kiếm ở phía trước ngực, mặt nhìn thẳng. Tượng nguyên thủy không hề sơn vẽ nhưng nay được dân làng quét lên một lớp sơn dày.
Theo ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý đền Trấn Vũ: "Ngày xưa quân lính ra chiến trường cũng mặc đồng phục vua ban chứ không thể không mặc quần áo. Vì vậy, quét sơn lên nghĩa là mặc cho các quan một bộ quần áo đồng phục thống nhất để các quan xông trận cho khí thế. Trong bài khấn vào ngày hội hàng năm bây giờ cách gọi bốn vị này cũng đã thay đổi. Trước gọi là "Tứ vị lực sỹ" giờ đã thay bằng "Tứ vị linh quan", có trách nhiệm trông coi và quản lý trong ngoài cửa đền hay còn gọi là thượng điện và hạ điện".
Hai bên sườn của hậu cung còn có hàng tượng "Thập nhị sứ quân" (gồm 12 pho tượng nhưng nay chỉ còn lại 10 pho, được bài trí đồng đều ở hai bên cánh tả hữu) đắp bằng đất sét nhuyễn trộn với rơm, cao xấp xỉ người thật đều mặc áo thụng. Theo giải thích của nhà đền thì "Thập nhị sứ quân"có nhiệm vụ hầu cận và bảo vệ thân mẫu và thân phụ của thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Nhưng một điều đặc biệt là tất cả các pho tượng này đều có khuôn mặt rất kỳ dị, gớm giếc, có thể khiến người xem hoảng sợ. Có vị có 3 đầu hoặc 3 đầu 8 tay, có vị mặt ếch thân người, có vị mồm nhọn như mỏ chim, có vị cằm chẻ làm đôi...
"Các ngài ở đây đều là con nhà trời được sai xuống trần gian để giúp dân, giúp nước. Khi hòa bình thì lại làm quân tháp tùng và bảo vệ hai vị thân sinh của thánh. Vị có nhiều khuôn mặt và nhiều đầu là vị có công dẹp trừ yêu quái nhiều nhất. Vị này sau mỗi lần bị yêu quái chặt đầu lại mọc ra đầu khác. Tất cả 10 pho tượng này đều được giữ gìn nguyên vẹn từ thời có đền cho đến bây giờ. Bao nhiêu năm qua, dù trải qua không ít trận lũ lụt nhưng tượng vẫn giữ nguyên hình dáng, chưa hề bị sứt mẻ chút nào" - ông Mai Hồng Binh giải thích.
Còn theo GS Trần Lâm Biền thì xét về hình thức, 10 pho tượng này đều đậm chất nghệ thuật dân gian, sản phẩm của tạo hình vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tất cả đều như muốn nhấn đậm sức mạnh thiên thần tiềm ẩn nào đó. Để có được những pho tượng trong thế tấn và mặt mày gồ ghề, gớm giếc, kỳ dị... các nghệ nhân xưa đã phải rất cầu kỳ và thận trọng khi tạo tác.
"Nhìn chung, yếu tố đạo giáo với tư duy liên tưởng mang nhiều đặc tính "phù thủy" đã gợi cho khách hành hương được tiếp cận với một số sản phẩm không bài bản, khiến họ vô cùng thích thú (nhất là với khách du lịch nước ngoài)" - GS Biền nhìn nhận.
Khánh Toàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền Thiên Trấn Vũ - Vị thần trấn phía Bắc

Đền Quán Thánh, có người gọi là Quan Thánh, là một trong “Thăng Long tứ trấn”. Tương truyền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010).

Posted Image

Đền Quán Thánh, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long.

Đền xưa có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế quán, đến năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán, năm 1842 dưới thời vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.

Thánh Trấn Vũ, vị thần được thờ tại đền Quan Thánh mang tính cách vừa là của Việt Nam, vừa là của Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, Huyền Thiên Trấn Vũ là thần coi giữ phương Bắc, từng đầu thai làm con vua nước Tinh Lạc (Trung Quốc), lớn lên bỏ ngôi hoàng tử đến tu luyện trong hang ở Vũ Dương liền trong 42 năm, đã giúp người phương Bắc diệt trừ nhiều quỷ dữ, giúp dân đời Chu chiến thắng thần dịch hạch gây bệnh chết người hàng loạt, được Thượng đế phong là Đại Từ, Đại Bi, cuối cùng được phong là Huyền Thiên Trấn Vũ.

Huyền Thiên Trấn Vũ sau đó sang nước Việt, giúp các vua Hùng ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm. Đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân ở phương Bắc rất hung dữ đem quân xâm lấn đất nước Văn Lang.

Quan quân vua Hùng đánh không nổi. Thần đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Phù Đổng bộ Võ Ninh, sinh ra cậu bé chẳng nói chẳng rằng, nhưng khi nghe tin sứ nhà vua đi truyền rao tìm người tài giỏi, đã tự nhiên bật thành tiếng xin sứ giả tâu lên nhà vua, xin vua cấp cho ngựa sắt nặng một nghìn cân và một cây roi sắt nặng một trăm cân.

Khi nhận được ngựa sắt, roi sắt vua ban, thần đang từ là một cậu bé bỗng vươn lên thành chàng trai cao lớn dẫn đầu mấy vạn quân Nam xông lên đánh cho giặc Ân tan tành, giữ vững bờ cõi giang sơn. Sau khi đánh tan giặc, thần hóa phép ở núi Vệ Linh bay lên trời.

Vua Hùng bèn phong thần là Đổng Thiên Vương và lập cho đền thờ cúng trọng thể.

Theo truyền thuyết đó thì Huyền Thiên Trấn Vũ chính là Đức Thánh Gióng có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân mà nhân dân ta đang thờ cúng ở nhiều nơi.

Cũng theo truyền thuyết vào đời Hùng Vương thứ 14, thần đã giúp nhân dân làng Bồ Đề cạnh sông Hồng trừ diệt con rùa yêu tinh từng tàn hại nhiều dân lành.

Đến thời vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để chống trả quân xâm lược Triệu Đà, có con gà trắng hóa tinh và quỷ ở vùng núi Thất Diệu thường đến quấy phá khiến nhà vua không xây được thành, thần nghe theo lời thỉnh cầu của thần Kim Quy đã giúp vua An Dương Vương trừ hết mọi tà ma, nhờ đó Loa Thành được xây nên vững chắc.

Sau đó một thời gian, thần trở lại phương Bắc đầu thai làm con vua Tùy. Sang đời Đường, thần đã giúp vua Đường tiêu diệt con quỷ dữ thường gieo bệnh giết hại trẻ con Trung Quốc.

Đến thời vua Lê Đại Hành, thần lại xuống đất Lỗ Lâm gần thành Long Đỗ giúp nhân dân trừ quỷ dữ.

Khi bọn tướng nhà Tống là Hầu Nhân Báo và Tôn Toàn Hưng theo lệnh vua Tống đem quân sang cướp nước Đại Cồ Việt, thần đã dâng nước sông Nguyệt Đức (sông Cầu), sông Nhật Đức (sông Thương) lên cao tạo thành hào sâu ngăn cản.

Thần còn hiện thành một vị tướng nhà trời cao 10 trượng, mặc chiến bào màu vàng, tay cầm ngọn giáo bằng vàng đứng trên đầu trước mặt quân Tống.

Quan quân Tống trông thấy thế sợ quá hoảng hốt quay đầu vắt chân lên cổ tháo chạy. Quân Nam nhân cơ hội đó mãnh liệt truy kích quân giặc, giết chết chủ tướng giặc Hầu Nhân Bảo, bảo vệ toàn vẹn non sông.

Sang đời Lý, đời Trần, thần còn xuất hiện nhiều lần giúp nhân dân diệt trừ quỷ dữ./.

(Danh nhân Hà Nội/Vietnam+)

Cao Sơn - Vị thần trấn phía Nam Thăng Long

Thần Cao Sơn được thờ tại đình Kim Liên, một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn phía nam kinh thành Thăng Long.

Posted Image

Cổng mới của đình Kim Liên (ảnh trái) và đình Kim Liên cũ

Hiện nay đình nằm ở cuối phố Kim Hoa, gần ngã tư Kim Liên. Đình có tên là đền Kim Liên hoặc đền Cao Sơn (gọi theo tên làng - theo tên vị thần được thờ).

Văn bản cổ nhất về di tích này (niên hiệu Hồng Thuận 3 - 1510) gọi tên đình là “Cao Sơn đại vương thần từ” (đền thờ thần Cao Sơn đại vương).

Theo tư liệu và công tác khảo sát thực tế, thì hiện nay ít nhất là có tới bốn vị Cao Sơn:

1- Theo thần tích Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh được thờ ở làng Đông Xã nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ thì đó là ba anh em con chú bác ruột. Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn, Cao Sơn tên thật là Nguyễn Hiển và Quý Minh tên thật là Nguyễn Sùng.

Hiển và Sùng là con chú ruột của Tuấn. Họ quê ở động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thành Thủy, tỉnh Phú Thọ) sau được tiên trao cho phép tắc, giúp vua Hùng Vương thứ 18 nhiều phen đánh thắng Thục Phán. Đó là một Cao Sơn còn được coi là ngự ở ngọn núi bên trái của ba ngọn Ba Vì (Tản Viên ở giữa, Cao Sơn bên trái, Quý Minh bên phải).

2- Cao Sơn thứ hai theo thần tích làng Kim Liên thì lại là một trong 50 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Đền thờ chính hiện nay ở huyện Phụng Hóa, nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Theo bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” dựng năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) cho biết khi các bộ tướng của Lê Tương Dực là Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hoàng Dụ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc diệt Lê Uy Mục, đến giữa cánh rừng có một ngôi đền cổ mang bốn chữ “Cao Sơn đại vương”, rất lấy làm kinh ngạc, bèn vào đó khấn cầu được thần phù trợ và trận đó toàn thắng, nên sau đó xây lại đền thờ Cao Sơn.

Sau đó bài vị trôi ra sông Cái, dân làng Kim Liên rước về thờ. Các đời phong Cao Sơn đại vương trấn phía nam kinh thành.

3- Vị Cao Sơn thứ ba được thờ ở làng Lương Nhân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương lại là một vị thần chuyên chữa bệnh đậu mùa cho dân. Trong một lần dân làm lễ cầu hỏi tên thì thần nhập đồng nói tên là Cao Sơn.

4- Một vị Cao Sơn nữa vốn là người Tàu. Thần tích Đình Đại (Bạch Mai - Hà Nội) kể rằng: Thần họ Cao tên Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh người Tàu ở vùng núi Bảo Đài, quận Quảng Nam.

Do bên Tàu loạn lạc, ông Khánh sang nước Nam, ngự ở Trường Yên, lấy vợ người làng Quang Liệt là bà Trần Thị Tố. Ông bà nhân hậu, sinh được một người con trai ngày 16 tháng 3 Kỷ Tị, đặt tên là Hiển. Năm cậu 7 tuổi thì mẹ mất. Làm tang xong, cha đem con về Tàu.

Cậu học thầy Chu Đường, 27 tuổi đi thi đỗ tiến sĩ, bổ châu mục Ích Châu. Lúc đó ở ta Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vua sai Hiển công sang trừ họ Hồ. Công đóng đồn ở Hồng Mai (tức là Bạch Mai, nay là chỗ Đình Đại) và dẹp trừ được họ Hồ.

Sau đó ông lại về Bắc, được vua Tàu phong Cao Sơn đại vương, ông tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi. Thực ra ông Cao Sơn người Tàu không chỉ được thờ ở Bạch Mai mà còn ở một số nơi khác ở nội thành, như đình Đồng Tâm.

Tóm lại có tới bốn ông Cao Sơn - riêng ông Cao Sơn Tàu có tên trùng với ông Cao Sơn em Tản Viên đều là Hiển và ông bố là Cao Khánh ngụ ở Trường Yên tức gần Phụng Hóa, Nho Quan; nơi cũng có đền thờ Cao Sơn.

Sự rối ren đan xen này thật khó giải thích và bóc tách. Có lẽ đó là tính dị biệt của văn học dân gian./.

(Danh nhân Hà Nội/Vietnam+)

Linh Lang - Vị thần trấn phía tây Thăng Long

Linh Lang đại vương là thần hiệu của Hoàng Lang, một hoàng tử thời Lý. Ngài được thờ ở đền Voi Phục, nay tọa lạc tại phường Ngọc Khánh quận Ba Đình, xưa thuộc làng Dịch Vọng, sau gọi là trại Thủ Lệ.

Posted Image

Đền Voi Phục xưa

Posted Image

Đền Voi Phục nay

Posted Image

Ban thờ Linh Lang đại vương

Posted Image

Voi phục

Dân làng này được vua cấp ruộng, miễn sưu thuế, phu phen để chuyên lo hương khói, “giữ lệ”, thờ cúng ngài. Chính vì vậy nơi đây lưu giữ nhiều thần tích về ngài.

Tương truyền ông bà ngoại của ngài là người đất Bồng Lai (nay thuộc Đan Phượng). Ông Nguyễn Thái Công (hay Nguyễn Thực) và bà Dương Thị Triệu (hay Lê Thị Năng) là người tu nhân tích đức, sinh hạ một gái là Nguyễn Thị Hương (hay Nguyễn Thị Hạo) vào 10/2 năm Canh Thìn.

Sau khi cha qua đời, mẹ con bà bèn ra Thị Trại ở cùng một bà dì làm nghề buôn tơ lụa.

Đến khi nàng Nguyễn Thị Hương vừa tròn 19 tuổi, xinh đẹp như tiên, chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn. Một hôm vua Lý Thánh Tông ra ngoại thành du ngoạn. Nhân dân đổ ra đường nghênh đón, Nguyễn Thị Hương cũng tham gia đứng bên đường đón vua.

Lý Thánh Tông nhìn thấy cô gái xinh đẹp bên vệ đường, bỗng đem lòng yêu mến. Nhà vua sai quan đến thăm hỏi và sau đó đem 100 lạng vàng làm sính lễ rước nàng về cung làm cung phi thứ bảy. Nhà vua xây cho nàng một cung điện ở Thị Trại, tức khu vực Thủ Lệ ngày nay.

Đến năm Giáp Thìn, tức năm 1064 sinh hạ hoàng tử Hoàng Lang vào giờ Tí ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Vua ban cho tên là Hoàng Lang, hoàng tử thứ tư.

Đến năm 1076, nhà Tống sai Triệu Tiết, Quách Qùy và 9 tướng Hồng, Châu, Vũ, Nhị, Dư, Tĩnh, Hoàng, Vĩnh, Trịnh mang quân sang xâm chiếm Việt Nam.

Lý Thường Kiệt dẫn quân đánh bại quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay). Thần tích ghi Hoàng Lang đánh giặc Vĩnh Trịnh, có thể là đã giao chiến với cánh quân của hai tướng Vĩnh, Trịnh trong đoàn quân của Triệu Tiết, Quách Quỳ…

Thần tích đã huyền thoại hóa Hoàng Lang như Thánh Gióng, đang còn nằm ngửa mà nghe tiếng sứ giả đến trại rao hỏi cầu hiền đánh giặc bèn ngồi dậy cất tiếng nhận lời đánh giặc, xin vua một con voi, một lá cờ, một cây dáo lớn rồi vươn mình cao 9 thước, nhảy lên mình voi xông trận đánh tan quân thù.

Dân Thị Trại ứng mộ 121 dũng sĩ gồm người các họ Đinh, Nguyễn, Đặng, Trương; trong số đó có hai tướng Lê Công Bảo (hay Công Xứ) và Hoa Công Hoàng nay vẫn có tượng thờ cùng Linh Lang trong đền Voi Phục.

Sau khi chiến thắng quân giặc trở về thì Hoàng Lang được nhà vua ban thưởng. Truyền thuyết ghi ngài ném cây cờ lên trời, hễ cây bay đến đâu thì vua sẽ ban cho được thờ ở đó. Cho nên có 269 nơi có đền thờ Linh Lang. Hiện nay còn thấy được thờ ở Hà Tây, Nam Hà, Nam Định, Thái Bình…

Trong số thần tích hiện nay đã thu thập được thì có 88 văn bản về Linh Lang; Thái Bình 11 bản, Hà Nội 8 bản, Hà Tây 25 bản, Nam Hà 19 bản, Nam Định 6 bản, Hải Dương 2, Bắc Ninh 1, Phúc Yên 2, Bắc Giang 1, Phú Thọ 5, Thanh Hóa 3, Hưng Yên 5. Như vậy cũng phản ánh tính phổ biến của Linh Lang đại vương.

Hoàng Lang mắc bệnh đậu mùa và qua đời ngày 20/7. Truyền thuyết cho ngài hóa ngay sau khi sinh một năm. Tương truyền đền Voi Phục đầu tiên được xây dựng năm 1065, về sau trùng tu nhiều lần. Đến năm 1947 giặc Pháp đã đốt đền cũ. Đền hiện nay vừa mới xây dựng lại.

Hoàng Lang được phong Đô Cảnh thành hoàng quốc vương thiên tử Linh thần đại vương tức Linh Lang đại vương.

Thần hiệu này hàm ý nói Linh Lang là vị thành hoàng của Thủ đô - Đô Cảnh thành hoàng - địa vị ngang hàng vua - Quốc vương thiên tử. Chính vì vậy, đền thờ Linh Lang trở thành một trong Thăng Long tứ trấn.

Lịch sử ngài tuy không được ghi vào chính sử, nhưng nhân dân đã dùng hình thức văn hóa dân gian thiên hóa ngài để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đời đời truyền tụng.

Thần thoại không phải là sử sách, không thể nghiên cứu như tư liệu sử học. Nói chung chỉ có thể khẳng định vào đầu thời Lý có một nhân vật lịch sử có công với dân với nước được nhân dân và nhà nước phong kiến tôn thờ. Hoàng Lang là một nhân vật lịch sử sinh sống vào khoảng năm Giáp Thìn năm 1064.

Nhưng dù thần tích đa dạng như thế nào thì đất phát tích của Linh Lang vẫn là Thăng Long. Linh Lang vẫn là danh tướng đã bảo vệ Thăng Long chống ngoại xâm, có thể trong trận chống quân Tống năm 1076 mà cũng có thể không phải là trong trận đó, là thành hoàng thủ đô Thăng Long.

Vì thế đền Voi Phục đã thành một trấn (trấn phương Tây) trong Thăng Long tứ trấn và là một di tích quan trọng thuộc Thủ đô Hà Nội./.

(Danh nhân Hà Nội/Vietnam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng có khả năng phân tích cái sai của bài viết này không mà đưa lên cho mọi người ngộ nhận về văn hóa Việt vậy?

Từ nay, nhưng bài bốc mùi phủ nhận , hoặc gây ngộ nhận về văn hóa Việt anh chị em Phong thủy Lạc Việt không nên đưa lên đây. Nhưng sai lầm loại này dễ mất lòng mục đích của trang web này .

Riêng bài này cứ để nguyên đây, khi rảnh tôi sẽ chỉ ra cái sai của tác giả.

TRẤN VŨ QUÁN

(Petrotimes) - Bạn đọc: Trong cuốn sách “Thăng Long tụ khí ngàn năm” (NXB Lao động, Hà Nội, 2006), tại mục giới thiệu đền Quán Thánh có nói về việc thờ Huyền Thiên Trấn Vũ (HTTV). Trong bài có nói đây là một vị thần ở phương Bắc và có công lao rất lớn đối với người Việt trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu giúp nhân dân khi hoạn nạn. Và HTTV đã hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Ân… Chúng tôi đọc những thông tin này và thấy ngạc nhiên (cũng có thể từ xưa đến nay chúng tôi chưa được biết). Xin học giả An Chi cho biết quan điểm của ông về việc này? ­­­­­­­­ Lại Lâm (Hai Bà Trưng, Hà Nội)

An Chi: Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (TĐDTVH) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Ngô Đức Thọ chủ biên (NXB Khoa học xã hội - NXB Mũi Cà Mau, 1993) đã viết về Đền Quán Thánh như sau:

Trấn Vũ Quán ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây, đầu đường Quan Thánh (hồi đó chưa đổi Quan thành Quán - AC) quận Ba Đình Hà Nội; thường quen gọi (không chính xác) là Đền Quan Thánh. Quán thờ Trấn Thiên Chân Vũ đại đế, cũng gọi là HTTV đại đế. Tương truyền khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa có tinh gà trắng và quỷ ở vùng núi Thất Diệu hiện ra quấy nhiễu, theo lời cầu khấn của thần Kim Quy, đại đế hiển linh ở núi Xuân Lôi, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, giúp An Dương Vương trừ yêu tà, được An Dương Vương lập đền thờ ở phía bắc thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010) cho rước bài vị thần về thờ mé Tây Bắc hoàng thành. Hiện chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về Quán Trấn Vũ thời Lý Trần và Lê Sơ. Đến năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1677) đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tây vương Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trông coi việc trùng tu quán Trấn Vũ ở địa điểm hiện nay. Triều đình cho đúc tượng thánh Trấn Vũ cao 3,96m, nặng gần 4.000kg bằng đồng đen: mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xõa, không đội mũ, mặc áo đạo sĩ đứng trên lưng rùa, tay chống thanh gươm chung quanh có rắn quấn (…).

Posted Image

Như vậy là ngoài chi tiết “HTTV hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Hán” mà bạn đã nêu, TĐDTVH đã cung cấp thêm chi tiết về việc HTTV trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Rồi bài “Đền Quán Thánh - Một trong bốn của Thăng Long tứ trấn” của trang edu.go.vn ngày 17/2/2011 còn cho biết thêm: HTTV trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông”.

HTTV thực ra vốn là một nhân vật huyền thoại Trung Quốc với nhiều cái tên khác nhau, mà riêng Đạo giáo đại từ điển của Trung Quốc Đạo giáo hiệp hội & Tô Châu Đạo giáo hiệp hội (Hoa Hạ xuất bản xã, in lần 2, 1995) thì ghi nhận dưới cái tên Chân Vũ Đại Đế 真武大. Quyển này cho biết, HTTV cũng gọi là Huyền Vũ, Chân Vũ Đế Quân, Đãng Ma Thiên Tôn. Là vị thần trông coi cõi Bắc, có ảnh hưởng rất lớn trong dân gian (Trung Quốc). Tín ngưỡng về HTTV vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng về tinh tú và động vật thời cổ đại. Các chiêm tinh gia thời xưa chia các chòm sao thành Nhị thập bát tú. Sau thời Chiến Quốc thì dần dần chia thành 4 nhóm, gọi bằng tên của tứ linh là: Đông Phương Thanh Long, Nam Phương Chu Tước, Tây Phương Bạch Hổ, Bắc Phương Huyền Vũ. Sở từ, “Viễn du bổ chú” giải thích: Huyền Vũ chỉ rùa, rắn, ngự ở phương Bắc, cho nên gọi là Huyền; thân có vảy, mai, cho nên gọi là Vũ. Từ đời Hản trở đi, rùa, rắn trở thành biểu trưng cho thần Huyền Vũ của bảy chòm sao phương Bắc, được dân gian thờ phụng. Lúc đầu, sau khi Đạo giáo tiếp nhận tín ngưỡng về Huyền Vũ thì địa vị của thần này không có gì quan trọng. Sách Bảo Phác Tử viết về hình tượng của Lão Tử: “Đằng trước là hai mươi bốn chu tước; đằng sau là bảy mươi hai huyền vũ”. Huyền Vũ như vậy chỉ là thần hộ vệ. Chỉ sau khi tiếp thu thuyết “Bắc phương Hắc đế, thể vi Huyền Vũ” của vĩ thư đời Hán, lại thêm được nhân cách hóa nên Huyền Vũ mới trở thành một vị thần trọng yếu của Đạo giáo. Kinh của Đạo giáo miêu tả: “Huyền Vũ Chân Thần ở phương Bắc, xõa tóc, mặc áo đen, khoác giáp vàng, thắt đai ngọc, chống kiếm, trợn mắt, chân đạp rùa, rắn, đầu tỏa hào quang, hình tượng cực kỳ uy nghi”. Đến đời Tống Chân Tông, vì kỵ huý của ông tổ là Triệu Huyền Lãng 趙玄朗 nên mới đổi Huyền Vũ 玄武 thành Chân Vũ 真武. Sách Nguyên thủy Thiên Tôn thuyết Bắc phương Chân Vũ diệu kinh kể rằng Chân Vũ Thần Quân (tức Huyền Vũ) vốn là thái tử nước Tịnh Lạc, giỏi giang mà dũng mãnh, nguyện tận diệt yêu ma trong thiên hạ, không nắm ngôi vua. Sau được tiên truyền cho phép màu vô cực, vào núi Thái Hòa để tu đến công thành đức mãn, được Ngọc Hoàng phong cho trấn giữ phương Bắc. Đời Tống Chân Tông, ông vua này xuống chiếu phong là Chân Vũ Linh Ứng Chân Quân. Năm Đại Đức thứ 7 (1303) nhà Nguyên, được gia phong là Nguyên Thánh Nhân Uy Huyền Thiên Thượng Đế, trở thành vị thần tối cao của phương Bắc. Đầu đời Minh, Kiến Văn Đế bị chú là Yên vương Chu Đệ cướp ngôi. Tương truyền Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ nên sau khi xưng đế, Đệ đã đặc cách gia phong Chân Vũ là Bắc Cực Trấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế. Nhờ bậc đế vương khởi xướng nên việc tôn thờ Chân Vũ đạt đến mức cực thịnh vào đời Minh. Đền thờ Chân Vũ được xây dựng từ trong triều đình cho đến ngoài dân chúng.

Cứ như trên thì tín ngưỡng về HTTV đã bị phong kiến hóa và Đền Quán Thánh của ta được xây dựng thì cũng là theo cái quỹ đạo đó, sau khi nó đã nổi đình nổi đám ở bên Tàu vào đời Minh. Chứ chuyện Lý Thái Tổ cho rước bài vị HTTV về thờ mé Tây Bắc hoàng thành sau khi dời đô về Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Ngay cả thời Lý Trần (dài ngót 400 năm) và Lê Sơ, ta cũng chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về sự hiện diện của quán Trấn Vũ. Chuyện tương truyền Chu Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ y cướp ngôi của cháu là do y và tay chân của y bịa ra để tăng uy tín cho mình trước bàn dân và bá quan rồi lưu truyền cho đến bây giờ. Đến như những chuyện HTTV hóa thành Thánh Gióng, trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành, trừ rùa thành tinh vào đời Hùng Vương thứ 14, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng v.v… thì chúng tôi cho rằng đó chỉ là những sự bịa đặt, không thực sự liên quan gì đến tín ngưỡng dân gian chân chính của người Việt cổ.

Cuối cùng, xin nói về cái tên “Đền Quán Thánh”. Đây là một kiểu gọi kỳ quái, bao gồm tên của hai loại hình kiến trúc khác hẳn nhau. “Đền” là một khái niệm rộng, chỉ nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh còn “quán” 觀 là một khái niệm hẹp hơn chỉ nơi thờ phụng riêng bên Đạo giáo (ở đây là thờ HTTV) nên ta không thể “chơi” kiểu 2 trong 1 mà gộp thành “đền quán” được. Trong một thời gian dài trước đây, dân gian đã gọi nơi thờ phụng này là “Đền Quan Thánh”. Với cách gọi này, “đền” là từ duy nhất chỉ công trình kiến trúc còn “Quan Thánh” là hai chữ nói tắt từ “Quan Thánh Đế Quân”, tôn hiệu của Quan Vũ, tức Quan Công, cũng là một nhân vật được sùng bái và tôn thờ bên Đạo giáo. Dân gian chỉ nhầm về nhân vật được thờ (từ HTTV thành Quan Thánh [Đế Quân]) nhưng danh ngữ “Đền Quan Thánh” thì hoàn toàn không có vấn đề gì về mặt “đặt câu”. Chỉ mới gần đây, có lẽ nhờ sự can thiệp của nhà trí thức, nhà nghiên cứu nên nó mới biến thành một cách gọi trẹo trọ 2 trong 1 thành “Đền Quán Thánh”.

A.C

(Năng lượng Mới số 141, ra thứ Sáu ngày 27/7/2012)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Nhờ trích nguyên bài thông tin như vậy mà đệ tử mới thấy được những sai lầm của ông An Chi (AC) và những tồn nghi cho những cách giải thích của AC trong bài trả lời của tác giả này.

Có thể khảo qua như sau:

Rỏ ràng câu hỏi của đọc giả là như sau

(Petrotimes) - Bạn đọc: Trong cuốn sách “Thăng Long tụ khí ngàn năm” (NXB Lao động, Hà Nội, 2006), tại mục giới thiệu đền Quán Thánh có nói về việc thờ Huyền Thiên Trấn Vũ (HTTV). Trong bài có nói đây là một vị thần ở phương Bắc và có công lao rất lớn đối với người Việt trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu giúp nhân dân khi hoạn nạn. Và HTTV đã hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Ân… Chúng tôi đọc những thông tin này và thấy ngạc nhiên (cũng có thể từ xưa đến nay chúng tôi chưa được biết). Xin học giả An Chi cho biết quan điểm của ông về việc này? ­­­­­­­­ Lại Lâm (Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Nhưng khi phần trả lời thì ông AC lại nhầm lẫn hay có tình nhầm lẫn hay theo kiến thức của ông ta hay theo chủ trương của ông AC là như sau:

Như vậy là ngoài chi tiết “HTTV hóa thành Thánh Gióng, đánh đuổi giặc Hán” mà bạn đã nêu, TĐDTVH đã cung cấp thêm chi tiết về việc HTTV trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Rồi bài “Đền Quán Thánh - Một trong bốn của Thăng Long tứ trấn” của trang edu.go.vn ngày 17/2/2011 còn cho biết thêm: HTTV trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông”.

THấy được rằng, rỏ ràng ông AC hoặc không đọc kỹ và trích đúng ý trong câu hỏi của đọc giả hoặc do thiếu kém hiểu biết thuộc kiến thức về lịch sử hay huyền thoại, truyền thuyết của dân tộc Việt mà ghi câu trên hoặc có một ý khác về sự thật văn hóa nước nhà. Tóm lại là có điểm tồn nghi.

Đến đoạn sau thì là sự phủ định rõ ràng:

Cứ như trên thì tín ngưỡng về HTTV đã bị phong kiến hóa và Đền Quán Thánh của ta được xây dựng thì cũng là theo cái quỹ đạo đó, sau khi nó đã nổi đình nổi đám ở bên Tàu vào đời Minh. Chứ chuyện Lý Thái Tổ cho rước bài vị HTTV về thờ mé Tây Bắc hoàng thành sau khi dời đô về Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Ngay cả thời Lý Trần (dài ngót 400 năm) và Lê Sơ, ta cũng chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về sự hiện diện của quán Trấn Vũ. Chuyện tương truyền Chu Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ y cướp ngôi của cháu là do y và tay chân của y bịa ra để tăng uy tín cho mình trước bàn dân và bá quan rồi lưu truyền cho đến bây giờ. Đến như những chuyện HTTV hóa thành Thánh Gióng, trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành, trừ rùa thành tinh vào đời Hùng Vương thứ 14, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng v.v… thì chúng tôi cho rằng đó chỉ là những sự bịa đặt, không thực sự liên quan gì đến tín ngưỡng dân gian chân chính của người Việt cổ.

Đến đoạn sau thì là "cưỡng từ đoạt lý" bằng cách giải thích về cụm từ "Đền quán thánh", ông AC biện giải hai từ "đền" và "quán" để phủ nhận cái thực tế đang có và gán cho văn hóa Tàu và gán ông Quan Công (Quan thánh) vào, nhưng thực tế là chả có ông Quan thánh nào trong đó cả.

Cuối cùng, xin nói về cái tên “Đền Quán Thánh”. Đây là một kiểu gọi kỳ quái, bao gồm tên của hai loại hình kiến trúc khác hẳn nhau. “Đền” là một khái niệm rộng, chỉ nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh còn “quán” 觀 là một khái niệm hẹp hơn chỉ nơi thờ phụng riêng bên Đạo giáo (ở đây là thờ HTTV) nên ta không thể “chơi” kiểu 2 trong 1 mà gộp thành “đền quán” được. Trong một thời gian dài trước đây, dân gian đã gọi nơi thờ phụng này là “Đền Quan Thánh”. Với cách gọi này, “đền” là từ duy nhất chỉ công trình kiến trúc còn “Quan Thánh” là hai chữ nói tắt từ “Quan Thánh Đế Quân”, tôn hiệu của Quan Vũ, tức Quan Công, cũng là một nhân vật được sùng bái và tôn thờ bên Đạo giáo. Dân gian chỉ nhầm về nhân vật được thờ (từ HTTV thành Quan Thánh [Đế Quân]) nhưng danh ngữ “Đền Quan Thánh” thì hoàn toàn không có vấn đề gì về mặt “đặt câu”. Chỉ mới gần đây, có lẽ nhờ sự can thiệp của nhà trí thức, nhà nghiên cứu nên nó mới biến thành một cách gọi trẹo trọ 2 trong 1 thành “Đền Quán Thánh”.

A.C

Tóm lại ông An Chi nổi tiến với câu là trích dẫn "I Chan" thì nay thấy rỏ ràng thật sự là y chan sự chủ quan của ông AN Chi.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu theo cách giải thích của ông AC gọi "Đền quán" là sai thì ông AC giải thích sao với một di tích sau đây.

Nếu cứ theo cách giải thích của ông AC như trên thì chắc phải gọi đây là "đền quan đôi" hay "đền quan thánh đôi", dù cho trong đó không có tượng ông Quan thánh?

======================

Đền Quán Đôi nhận bằng công nhận cây di sản

9/7/2012 2:02:47 PM Posted Image

Nhân dịp lễ hội truyền thống năm 2012 và hướng đến kỷ niệm 15 năm thành lập quận Cầu Giấy (1/9/1997 – 1/9/2012), sáng 9/7, ban quản lý di tích danh thắng đền Quán Đôi chính thức nhận bằng công nhận cụm ba cây là cây di sản Việt Nam từ Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam.

Cả ba cây sanh, đa lông, và cây đại hoa trắng được trồng trong khuôn viên đền Quán Đôi, ngôi đền tọa lạc trên bờ sông Tô Lịch, ngõ 1, Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Kết quả điều tra xác định cây đa trước cửa đền trên 150 tuổi, chu vi 6,4 mét, cao 25 mét; cây sanh trên 100 tuổi có chu vi tổng (bao gồm toàn bộ rễ phụ) 34 mét, chu vi thân cây 2 mét, cao 13 mét; cây đại trong đền trên 200 tuổi có chu vi 1,2 mét, cao 10 mét.

Ông Nguyễn Văn Ngoạn, đại diện ban quản lý di tích đền Quán Đôi, cho biết cụm ba cây được công nhận hôm nay là ba cây đầu tiên ở quận Cầu Giấy được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Hiện cả ba cây được ban quản lý, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đặc biệt quan tâm, giữ gìn, chăm sóc, bảo tồn cùng danh lam thắng cảnh của khu di tích.

Theo lịch sử ghi chép, đền Quán Đôi được xây dựng từ thời hậu Lý, thờ hoàng hậu Phương Nương và con là Dũng Vũ Cương Nghị, thống hoàng đế đại vương.

Đền Quán Đôi còn lưu giữ nhiều hiện vật có gí trị như tượng gỗ, chuông đồng, và bốn cây cổ thụ, trong đó có ba cây trên 100 năm tuổi. Đặc biệt hiện tại đền Quán Đôi còn lưu giữ bảo tồn được văn bia cổ có từ thời niên hiệu Bảo Đại thứ 16. Trên văn bia ghi rõ sắc cho xã Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, vốn thờ Dục Bảo Trung Hưng, hậu Lý Nam Đế Hoàng Thái Hậu bảo vệ nước cho chở cho dân có nhiều công đức, đã từng được ban cấp sắc chỉ cho phép dân thờ phụng – phải kính tuân theo.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, đền bị xuống cấp trầm trọng chỉ còn lụp xụp và kệ thờ ngay trên mộ của Mẫu và Hoàng Tử. Năm 2002, ban quản lý di tích đã kêu gọi quý khách thập phương cùng gia quyến góp phần trùng tu lại ngôi đền được khang tranh như ngày nay. Ngày 12/1/2008, đền được UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa thành phố.

Minh Phúc (Theo vfej.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ như trên thì tín ngưỡng về HTTV đã bị phong kiến hóa và Đền Quán Thánh của ta được xây dựng thì cũng là theo cái quỹ đạo đó, sau khi nó đã nổi đình nổi đám ở bên Tàu vào đời Minh. Chứ chuyện Lý Thái Tổ cho rước bài vị HTTV về thờ mé Tây Bắc hoàng thành sau khi dời đô về Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Ngay cả thời Lý Trần (dài ngót 400 năm) và Lê Sơ, ta cũng chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về sự hiện diện của quán Trấn Vũ. Chuyện tương truyền Chu Đệ nhiều lần được Chân Vũ hiện về giúp đỡ y cướp ngôi của cháu là do y và tay chân của y bịa ra để tăng uy tín cho mình trước bàn dân và bá quan rồi lưu truyền cho đến bây giờ. Đến như những chuyện HTTV hóa thành Thánh Gióng, trừ quỷ và tinh gà trắng để giúp An Dương Vương xây thành, trừ rùa thành tinh vào đời Hùng Vương thứ 14, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng v.v… thì chúng tôi cho rằng đó chỉ là những sự bịa đặt, không thực sự liên quan gì đến tín ngưỡng dân gian chân chính của người Việt cổ.

Cho dù truyền thuyết kể lại hay ghi lại việc Thánh Huyền Thiên đầu thai là Thánh Gióng có là sự thật hay không thì truyền thuyết ghi nhận tức dân gian đã ghi nhận rằng người Việt từ cổ xưa đã có tục lập miếu, lập đền (hay đình) thờ thánh, tức người có công với cộng đồng, dân tộc. Vậy cần gì phải đợi đến có Đạo giáo hay có sự ảnh hưởng của đạo giáo...để nói rằng bị (do) ảnh hưởng văn hóa Tàu hay bị "phong kiến hóa"?

Truyền thuyết ghi nhận Thánh Gióng đánh giặc Ân và dân Việt lập đền thờ Thánh thì chí ít thời này cũng ở cái mốc thời gian 1700 hoặc 1500 trc CN, trước cả khi Đạo giáo xuất hiện để có cái gọi là đạo quán.

kiến hóa và Đền Quán Thánh của ta được xây dựng thì cũng là theo cái quỹ đạo đó, sau khi nó đã nổi đình nổi đám ở bên Tàu vào đời Minh. Chứ chuyện Lý Thái Tổ cho rước bài vị HTTV về thờ mé Tây Bắc hoàng thành sau khi dời đô về Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Ngay cả thời Lý Trần (dài ngót 400 năm) và Lê Sơ, ta cũng chưa có tư liệu hoặc di vật nào cho biết về sự hiện diện của quán Trấn Vũ.

Lại đợi khi có tư liệu hay di vật khảo cổ.! Hic

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân gian không có gì sai. Chỉ có các học giả ngày nay mới mờ mắt mà thôi.

Thánh Gióng đánh giặc Ân, Huyền Thiên là con vua Tĩnh Lạc đời Đường. Vậy phải nói ... Thánh Gióng đã đầu thai thành Huyền Thiên mới đúng.

Thực ra mọi chuyện tới nay đã khá rõ:

- Huyền Thiên chính là Lão Tử, thời Đường được phong làm Huyền Nguyên Hoàng Đế, Thái Thượng Lão Quân. Lão Tử cũng là Huyền Thiên, người đã giúp An Dương Vương diệt trừ yêu quái xây thành Cổ Loa. Theo ghi chép về Huyền Thiên thì vị này giúp nhà Chu chữa bệnh dịch hạch. Thần tích Thổ Hà (nơi thờ Lão Tử làm thành hoàng) cũng ghi Lão Tử đã giúp An Dương Vương chữa bệnh dịch trong vùng.

- Lão Tử - Huyền Thiên trong dân gian gọi là ông Đổng. Cụ thể là ở đền Bộ Đầu nay còn chép ông Đổng là Huyền Thiên. Đổng = Đùng, nghĩa là ông khổng lồ. Vì chữ Đổng này mà Huyền Thiên bị gán nhầm vào Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng).

- Thánh Gióng đúng phải gọi là ông Bổng hay Phổng, chỉ sự lớn lên diệu kỳ của thần. Phù Đổng thiết Phổng. Làng Phù Đổng còn có tên là Phù Ủng, thực ra cũng là tên phiên thiết của chữ Phổng / Bổng mà thôi.

Gọi là Đền Quán Thánh không có gì sai. Đền là vì thờ một nhân vật lịch sử rõ ràng: Lão Tử. Quán vì là Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo, thờ Lão Tử tức là thờ Đạo giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây, Hoangnt cũng thống nhất với bác Minh Xuân: Huyền Thiên chính là Lão Tử, thời Đường được phong làm Huyền Nguyên Hoàng Đế, Thái Thượng Lão Quân. Lão Tử cũng là Huyền Thiên, người đã giúp An Dương Vương diệt trừ yêu quái xây thành Cổ Loa. Theo ghi chép về Huyền Thiên thì vị này giúp nhà Chu chữa bệnh dịch hạch. Thần tích Thổ Hà (nơi thờ Lão Tử làm thành hoàng) cũng ghi Lão Tử đã giúp An Dương Vương chữa bệnh dịch trong vùng.

Tuy nhiên, sau khi phân tích toàn bộ dữ liệu văn hoá Việt, bao hàm phong thuỷ toàn khu vực Miền Bắc nước ta, thì có kết luận khác:

Huyền Thiên Trấn Vũ với biểu tượng Rùa Vàng.

Rùa vàng biểu tượng cho Lạc Long Quân.

Thái Thượng Lão Quân cũng thường gọi là Lão Tử nhưng trong Tam Thanh lại ngồi bên phải của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn - do vậy, không phải là Lão Tử mà là Nguyên Minh Nhân, em vua Đế Minh trong gia phả Hùng Vương.

Đặc biệt, con Rùa cũng là biểu tượng Lão Tử, cùng với Hạc biểu tượng Tiên Dung trong Đạo giáo. Hai người biểu tượng cho tình yêu - Ngày hội tình yêu. Lão Tử là Chử Đồng Tử.

Sự chồng lấn biểu tượng rất khó xử lý, vÌ con Rùa là biểu tượng chữ viết hay biểu tượng luân chuyển tri thức, Đạo giáo... vì vậy, mới có câu trong Kinh Dịch:

"MỆT NHỌC Ở CUNG KHẢM"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Thượng Lão Quân cũng thường gọi là Lão Tử nhưng trong Tam Thanh lại ngồi bên phải của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn - do vậy, không phải là Lão Tử mà là Nguyên Minh Nhân, em vua Đế Minh trong gia phả Hùng Vương.

Xin được sửa lại, Thái Thượng Lão Quân là Đế Thừa - thân phụ của vua Đế Minh (cung Thái Thanh).

Để xác định chúng ta phải phân tích các dữ liệu:

kinh sách Đạo giáo.

Truyền thuyết dân gian.

Phong thần truyện.

Tây Du Ký.

Thiên Đường du ký.

Giáng thơ của Thái Thượng Lão Quân trong đạo Cao Đài.

Share this post


Link to post
Share on other sites