Thiên Sứ

Minh Triết Của Chiếc Bàn Xoay Kỳ Lạ 200 Năm Tuổi.

19 bài viết trong chủ đề này

Chiếc bàn xoay kỳ lạ 200 tuổi

Thứ bảy, 11/8/2012, 09:57 GMT+7

Khi mọi người cùng đặt ngửa bàn tay xuống mặt bàn, chưa tới 3 phút, lại nghe tiếng rắc... rắc... dưới gầm bàn, rồi mặt bàn đột nhiên "trở mình" rùng rùng quay ngược chiều kim đồng hồ...

Đến đất Tam Thành (Phú Ninh, Quảng Nam) hỏi lão nghệ nhân có tay nghề tài hoa làm ra những chiếc bàn gỗ có "công năng" kỳ lạ, ai cũng biết là ông Đinh Thẩm (93 tuổi), nghệ nhân duy nhất của làng mộc Văn Hà chế tác được bàn xoay.

Trong ngôi nhà rường cổ, lão nghệ nhân tai đã nghễnh ngãng, song kể chuyện rất hóm hỉnh. Nghe hỏi về việc mới phục chế thành công chiếc bàn gỗ cổ tự xoay, ông Thẩm cười móm mém, rồi thủng thỉnh: "Mới chi mà mới? Tính ra cũng đã 2 năm có dư rồi. Hồi đó, mấy anh làm văn hóa tỉnh chở lên cho tui coi hai chiếc bàn gỗ mặt tròn đã bị hư, đường nét chạm khắc khá tinh xảo đúng là đồ mộc của người làng Văn Hà đóng xưa kia nên tui nhận lời. Sửa sao cho đặt tay lên mặt bàn thì mặt bàn tự xoay tròn. Sửa xong, dưới tỉnh cho ôtô lên chở đi triển lãm".

Theo ông Thẩm, ở làng Văn Hà từ xưa thợ mộc đã biết đóng bàn gỗ tự xoay. Nhưng theo thời gian, những chiếc bàn cũng dần dần biến mất, người làm được loại bàn này lần lượt theo nhau về với trời, đất. Giờ cả làng chỉ còn độc một cái bàn gỗ cổ, áng chừng đã hơn 200 năm để tại nhà ông Trần Ngọc Tuấn, "đệ tử ruột" của lão nghệ nhân Đinh Thẩm.

Ông Tuấn cho hay, chiếc bàn là bảo vật gia truyền từ đời các cụ Tổ của dòng tộc nên rất quý. Ông đặt chiếc bàn trên gác, ngay bên bàn thờ gia tiên và không bao giờ cho bất cứ người lạ nào đến xem bàn, chứ chưa nói đến chuyện sờ vào. May mà có "sư phụ" Đinh Thẩm nên ông Tuấn mới chịu phá lệ...

Posted Image

Ông Đinh Thẩm và khách cùng trải nghiệm với chiếc bàn cổ tự xoay tại nhà ông Tuấn. Ảnh: ANTG.

Chiếc bàn cao chừng 80 cm, thân là trục gỗ tròn được tiện theo hình bình hoa, đáy bình gắn 3 chân lượn sóng tiếp đất; còn miệng bình là miếng gỗ vuông được gắn 12 trụ nhỏ tiện hình bình hoa. Và trên 12 trụ nhỏ này cũng là miếng gỗ hình vuông khớp nối khéo léo vào mặt bàn hình tròn, đường kính 70 cm, dày khoảng 2 cm...

Theo năm tháng, nước gỗ mặt bàn đã nhạt màu, Ông Tuấn cho hay, mặt bàn làm bằng gỗ mít vườn, song chân và thân bàn là gỗ chuồn. Nếu không có "công năng" đặc biệt, chiếc bàn này cũng giống mọi chiếc bàn khác, dù có được chạm trổ khéo léo và có tuổi hàng trăm năm...

Trước khi "thực nghiệm" làm cho chiếc bàn xoay, ông Tuấn yêu cầu mọi người tháo giày, bỏ dép ra rồi đứng sát vào bàn. Nếu úp bàn tay xuống mặt bàn, hướng tâm chú ý vào chiếc bàn thì nó sẽ tự quay theo chiều kim đồng hồ. Ngửa bàn tay, nó sẽ quay ngược lại.

Không khí trong nhà im phăng phắc, một phút... hai phút... ba phút trôi qua... dưới mặt bàn, chỗ khớp nhau giữa miếng gỗ hình vuông nằm trên 12 trụ tiện nhỏ dáng bình hoa, phát ra âm thanh rắc... rắc.... Và mặt bàn rùng rùng chuyển động tròn và tốc độ mỗi lúc tăng lên. Khi mọi người đã bỏ hẳn tay ra, theo quán tính, mặt bàn vẫn xoay một lúc rồi mới dừng hẳn.

Khi mọi người cùng đặt ngửa bàn tay xuống mặt bàn, chưa tới 3 phút, lại nghe tiếng rắc... rắc... dưới gầm bàn, rồi mặt bàn đột nhiên "trở mình" rùng rùng quay ngược chiều kim đồng hồ... Nhóm khách ngạc nhiên mò mẫm từng góc cạnh chiếc bàn, cố tìm bằng được "bí mật" ẩn giấu nào đó bên trong nhưng tuyệt nhiên không có gì đặc biệt cả. Chiếc bàn được làm hoàn toàn bằng gỗ, khớp nối cũng rất đơn giản, không có mảnh nhỏ kim loại nào...

Để thuyết phục hơn, ông Tuấn cho một người khách vào thực nghiệm. Với những động tác úp, ngửa bàn tay, mặt bàn vẫn quay ngược, quay xuôi nhưng tốc độ quay giảm đi... Theo lời chủ nhân chiếc bàn, ông là con trai trưởng nên mới được cất giữ vật gia bảo này và chỉ dùng vào dịp nhà có đám giỗ, đám chạp. Rất nhiều người hay tin, tới gặp ông để hỏi mua chiếc bàn với giá cao; trong đó một "đại gia" ở TP HCM ra ngã giá gần 200 triệu đồng nhưng ông Tuấn không bán...

Posted Image

Chiếc bàn nhìn rất đơn giản nhưng phải chế tác theo một kỹ thuật, bí quyết rất riêng của người thợ Văn Hà mới có "công năng" đặc biệt để tự xoay tới, xoay lui. Ảnh: ANTG.

Theo lời lão nghệ nhân Đinh Thẩm, cùng với làng mộc Kim Bồng (Hội An), làng mộc Văn Hà là một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông từng nghe ông cố kể rằng, vị Tổ nghề mộc Văn Hà có gốc Thanh - Nghệ - Tĩnh di cư vào lập làng từ thời Vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV).

Uống cạn bát nước chè xanh, lão nghệ nhân Đinh Thẩm trầm ngâm rằng, chưa tròn 17 tuổi ông đã nối nghiệp cha theo học nghề mộc từ những người thợ giỏi của Văn Hà. Nói về chiếc bàn gỗ tự xoay, ông Thẩm khẳng định, chỉ có thợ làng Văn Hà ngày xưa mới làm được. Bản thân ông cũng đã làm 4 - 5 chiếc bàn như thế.

"Ngày xưa chỉ có nhà giàu mới mua nổi chiếc bàn xoay của thợ mộc Văn Hà vì giá mỗi chiếc bàn cao lắm. Có những chiếc bàn giá tính bằng cả con trâu, hoặc mấy trăm ang lúa...", ông lão nheo mắt nhìn ra vườn cây xanh mát như hồi tưởng lại thời "hoàng kim" của người thợ mộc Văn Hà. Ông giải thích, lúc đầu thợ mộc Văn Hà chỉ nghĩ ra việc chế tác chiếc bàn tròn để dùng trong thờ cúng, về kỹ thuật, kích thước hầu như đều như nhau. Bàn được làm bằng gỗ mít, loại mít vườn lâu năm.

Bản thân lão nghệ nhân Đinh Thẩm cũng không biết rõ, ai là người đầu tiên chế tác được chiếc bàn xoay. Tuy nhiên, đã nhiều đời nay, khi muốn làm bàn xoay người thợ buộc phải chọn gỗ mít hàng trăm năm tuổi, có ròng (lõi) vàng rực, đem xẻ ra phơi phóng cho thật kỹ, thật khô mới đưa vào chế tác. Đặc biệt, phải chọn những tấm gỗ không bị sâu, không bị mắt, không nứt, không vặn thớ...

Đầu tiên, người thợ làm bộ chân bàn, có 3 chân lượn sóng đặt gắn với trụ chính đỡ mặt bàn theo thế chân kiềng. Quan trọng nhất vẫn là bộ trục có 12 trụ tiện hình bình hoa nhỏ gắn khớp với mặt bàn, buộc người thợ phải chế tác theo một kỹ thuật nhất định. Đây cũng là bí quyết rất riêng chỉ có người thợ Văn Hà mới biết và làm thành thạo. Còn mặt bàn hình tròn, gỗ có thể liền tấm, hoặc có thể ghép hai miếng với nhau, song tuyệt đối không được cong vênh.

Ông Thẩm kể rằng, năm 2010, khi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam nhờ ông sửa chữa, phục chế lại hai chiếc bàn tròn tự xoay để mang đi hội chợ triển lãm sản phẩm độc đáo làng nghề truyền thống Quảng Nam, nhiều người đến với ý định đặt ông làm cho một chiếc bàn mới. Nhưng, bây giờ gỗ mít loại lớn rất hiếm, hơn nữa sức khỏe ông đã yếu, không thể một mình cưa xẻ, chạm khắc.

Rồi ông lão thở dài: "Làng mộc Văn Hà ngày nay đã mai một dần. Số người nắm được kỹ thuật, bí quyết nghề mộc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Làng cũng có chục hộ làm nghề mộc, nhưng bây giờ người ta phụ thuộc vào máy móc, hơn nữa chỉ làm những sản phẩm không cần tay nghề cao, không cần cầu kỳ, tinh xảo...".

Đầu năm 2012, ông được chính quyền huyện Phú Ninh mời truyền dạy nghề mộc truyền thống cho thanh thiếu niên. Lớp học của dự án có 10 người, song chỉ còn 4 người chịu khó học, nắm bắt được những kiến thức sơ đẳng... Điều này khiến lão nghệ nhân Đinh Thẩm khi nhắc tới nghề mộc làng Văn Hà là đôi mắt lại rưng rưng bởi có thể mai này những "bí quyết" chế tác độc đáo của tiền nhân làng nghề truyền thống này cũng sẽ không còn.

An ninh Thế giới

===================

Thông tin về chiếc bản xoay kỳ lạ này cũng đã lai rai trên mặt báo, từ vài năm nay. Cũng có ý kiến của dăm ba nhà khoa học bán ra tán vào cứ như đúng rồi về chiếc bàn xoay này. Nhưng cho đến nay, nói thì nói vậy chứ các nhà khoa học chưa làm cho những người quan tâm cảm thấy thỏa đáng. Bởi vậy, Thiên Sứ tôi chẳng quản tài hèn cũng vào đây gõ bậy vài lời. Miễn bình luận trực tiếp vào nhận xét của Thiên Sứ tôi. Mặc dù các bạn có thể có ý kiến riêng của mình về chiếc bản xoay này.

Cá nhân tôi nhận thấy rằng: Vấn đề đầu tiên cấn xác định là nghệ thuật và trình độ nghề Mộc của tryền thống văn hiến Việt đã đạt đến tuyệt đỉnh. Điều này xác định rằng: Nền văn minh Họa Hạ không thể là bậc thày truyền dạy nghề Mộc cho người Việt , mà chỉ là sự tiếp thu những giá trị khoa học kỹ thuật vượt trội của người Việt ,một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Nghề mộc ở Trung Hoa từ 2000 năm nay, không thể đạt đến sự tinh xảo để chế tạo được chiếc bản xoay này. Không thể lý giải rằng: sau khi tiếp thu tinh hoa nghề Mộc của văn hóa Hán thì các nghệ nhân Việt đã cải tiến và phát huy. Nên đã phát minh ra cái bàn xoay kỳ lạ này. Đấy là cách phản biện duy nhất của đám tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" - phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt - với chỉ số Bo cao ngất ngưởng, tương đương bắng cấp của họ. Bởi vì, kỹ thuật và sự hiểu biết để làm ra chiếc bản kỳ diệu này không thuộc về kỹ năng của ngành Mộc thuần túy. Nó không liên quan đến ngành Mộc và ngành Mộc chỉ là điều kiện thể hiện tri thức siêu việt trong việc thực hiện chiếc bàn này. Cũng tương tự như anh thợ hàn trong việc làm chiếc bệ phóng tên lửa bằng sắt vậy. Bệ phóng tên lửa liên quan đến anh thợ hàn chỉ là điều kiện thể hiện tri thức vật lý cao cấp hiện nay trong việc chế tạo cái tên lửa.

Vậy tri thức thể hiện trong chiếc bàn kỳ lạ của truyền thống văn hiến Việt nói lên điều gì?

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ!

Trước đây có lần đi du lịch ở Đà Lạt, con cũng bắt gặp 1 chiếc bàn xoay trong một ngôi chùa gì đó (con không nhớ tên) mà khi đặt tay gần sát với mặt bàn (không chạm mặt bàn) và xoay quanh thì mặt bàn cũng xoay theo. Cái này con từng thử và mặt bàn cũng xoay. Như vậy thì bàn xoay này có thể nằm rải rác ở nhiều nơi ở Việt Nam, có thể nó là những hiện vật còn sót lại đã thể hiện "nghệ thuật và trình độ nghề Mộc của truyền thống văn hiến Việt đã đạt đến tuyệt đỉnh"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ!

Trước đây có lần đi du lịch ở Đà Lạt, con cũng bắt gặp 1 chiếc bàn xoay trong một ngôi chùa gì đó (con không nhớ tên) mà khi đặt tay gần sát với mặt bàn (không chạm mặt bàn) và xoay quanh thì mặt bàn cũng xoay theo. Cái này con từng thử và mặt bàn cũng xoay. Như vậy thì bàn xoay này có thể nằm rải rác ở nhiều nơi ở Việt Nam, có thể nó là những hiện vật còn sót lại đã thể hiện "nghệ thuật và trình độ nghề Mộc của truyền thống văn hiến Việt đã đạt đến tuyệt đỉnh"

Chưa đâu, còn một loại bàn nữa - tôi không biết tên thật gọi là gì. Nhưng mẹ tôi kể - Dưỡng Mẫu - trước năm 45 nhà tôi (hoặc họ hàng rất gần nhà tôi - tôi không nhớ vì lúc đó tôi còn bé quá) có một cái bàn hình tam giác, gọi trong nhà là cái bàn "lộc cộc". Cái bàn này theo mẹ tôi mô tả nó có mặt bàn hình tam giác và ba chân. Khi cần hỏi điều gì chỉ cần ba người đặt tay lên ba góc bàn. Cái bản chỉ trả lời theo kiểu "được" hay "không được", "có" hay "không có". Khi đặt câu hỏi thường là : "Nếu có (Hoặc được) thì bàn nhấc chân phía bàn tay của người này, không có (Hoặc không được) thì bàn nhấc một trong hai chân còn lại . Sau khi mọi người đặt tay lên ba cạnh bàn và được hỏi, cái bàn nhấc chân này, chân kia kêu lộc cộc (Nên gọi là bàn lộc cộc) . Lộc cộc như thế một lúc thì nó dừng lại với một chân bàn nhấc lên trả lời câu hỏi. Sau cuộc chiến 1946, tản cư, nhà tôi mất chiếc bàn này.

Điều này còn hấp dẫn hơn nhiều với cái bàn xoay kia. Vì nó có dấu hiệu tương thích với ý thức con người . Còn trả lời đúng sai tính sau.

Hình như gấn đây báo chí cũng có nói đến cái bàn này. Tôi ko chắc chắn lắm vì không quan tâm vào lúc đó. Nhưng tôi tin cái bàn lộc cộc này hoàn toàn đã hiện hữu.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay đó bác,

Em tìm được video về chiếc bàn xoay gửi bác

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự huyền bí của Lý học Đông phương là:

Về hiện tượng có thể kiểm chứng. Nhưng không giải thích được vì sao?

Minh triết của chiếc bàn xoay này là: Một lực rất nhẹ, gần bằng 0, nhưng có thể tác động để di chuyển một vật khá nặng là cái mặt bàn bằng gỗ.

Giáo sư Trinh Xuân thuận nói - Đại ý:

Khởi nguyên vũ trụ này bắt đầu bằng một năng lượng vô cùng nhỏ.(*)

==================

* Tham khảo tư liệu của Votruoc - đã đăng tải trên diễn đàn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự huyền bí của Lý học Đông phương là:

Về hiện tượng có thể kiểm chứng. Nhưng không giải thích được vì sao?

Minh triết của chiếc bàn xoay này là: Một lực rất nhẹ, gần bằng 0, nhưng có thể tác động để di chuyển một vật khá nặng là cái mặt bàn bằng gỗ.

Giáo sư Trinh Xuân thuận nói - Đại ý:

Khởi nguyên vũ trụ này bắt đầu bằng một năng lượng vô cùng nhỏ.(*)

==================

* Tham khảo tư liệu của Votruoc - đã đăng tải trên diễn đàn.

Có lẽ rằng điều đó đúng.

Nhưng liệu vũ trụ này là duy nhất hay chúng ta còn nhiều vũ trụ khác.

Vậy thì tất cả đều chỉ là một năng lượng nhỏ thôi sao.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ rằng điều đó đúng.

Nhưng liệu vũ trụ này là duy nhất hay chúng ta còn nhiều vũ trụ khác.

Vậy thì tất cả đều chỉ là một năng lượng nhỏ thôi sao.

Anh hãy suy ngẫm cho kỹ đi. Thế giới này có thể có hai vũ trụ trở lên không?
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật”

04/09/2012 3:35

Ông là người cuối cùng của làng mộc Văn Hà nức tiếng một thời (xã Tam Thành, H.Phú Ninh, Quảng Nam) nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay.

Chúng tôi gọi đó là “chiếc bàn ma thuật” bởi chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên mặt bàn, trong một thời gian ngắn, mặt chiếc bàn tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần một cách kỳ bí. Câu chuyện về chiếc bàn này có nhiều “dị bản”, tuy nhiên chỉ ông - người làm ra nó - kể mới thực sự chính xác.

Chiếc bàn tự hành

Tên khai sinh là Đinh Thạch nhưng người dân địa phương thường gọi ông là Thẩm, một lão thợ mộc giàu kinh nghiệm, thầy của không biết bao thế hệ thợ mộc thành danh. Ông năm nay đã 93 tuổi nhưng tay đục, tay cưa vẫn rắn rỏi. Nói về “chiếc bàn ma thuật”, ông bỗng hào hứng bởi khi lùi về quá khứ, ông được gặp lại mình của thời trai trẻ. Thời mà tự tay mình, ông có thể làm ra những bàn có mặt tự thân nó có thể quay được mà đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng.

Chiếc bàn tự xoay khởi nguyên tại làng mộc Văn Hà. Và chỉ có người Văn Hà mới biết cách làm nên những chiếc bàn đó. Nhưng trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời điểm những năm 30 thế kỷ trước, người Văn Hà cũng không còn nhớ cách làm chiếc bàn này. Năm đó ông Thẩm hơn 20 tuổi, đã có 3 năm tuổi nghề. Bàn tay ông khéo léo đến mức chạm trổ hình thù thế nào trên gỗ cũng y như thật. Thế nên ông được cha và các bác cho đi theo dựng nhà gỗ cho người ta tại H.Tiên Phước (Quảng Nam). Như một sự tình cờ thiên định, ông được một ông lão cho xem chiếc bàn này.

“Hồi đó, tôi được nhiều người kể về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi khắp làng cũng không thấy. Nhiều người bảo những chiếc bàn tại H.Tiên Phước là do thợ mộc làng tôi làm ra nhưng hỏi cách làm thì không ai biết. Mãi đến khi tôi được một cụ ông cho xem, tôi mới hình dung được cách làm như thế nào. Làm được bàn và để bàn tự xoay phải có một bí quyết”, ông Thẩm nói.

Mày mò tự làm với tâm niệm, ngôi làng nơi khai sinh chiếc bàn thì ít ra cũng có một cái để “nói chuyện với con cháu”, ông Thẩm ngày đêm nghiên cứu. Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. Ông Thẩm phải tháo ra đóng lại thì chiếc bàn mới có thể tự quay.

“Bí quyết rồi một ngày tôi sẽ tiết lộ. Còn vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, ông Thẩm cho biết.

Theo ông Thẩm, “chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng ông thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.Từ phát hiện tình cờ

Hiện tại làng Văn Hà chỉ còn một chiếc bàn tại nhà anh Trần Ngọc Tuấn (39 tuổi). Đã nhiều người đến xem chiếc bàn tự xoay và ngỏ ý mua nhưng anh quyết không bán. Anh Tuấn cho biết: “Chiếc bàn có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ bằng gỗ mun”.

Theo ông Thẩm, khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này.

Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Vậy nên, hôm chúng tôi đến, vợ anh Tuấn là chị Nguyễn Thị Thôi (35 tuổi) đã nhờ thêm 3 đứa cháu trai đến cùng đặt tay vào mặt bàn để bàn tự quay nhanh hơn.

Sắp xếp mọi thứ, ba người cùng úp tay vào mặt bàn. Quả nhiên, sau khoảng ba phút, phía dưới mặt bàn bắt đầu phát tiếng kêu rắc rắc, rồi dần xoay theo chiều kim đồng hồ. Điều khiến những người chứng kiến kinh ngạc là mặc dù chiếc bàn đã rất cũ và giữa khớp nối này khá chắc, có vẻ như đã lâu chưa được xoay nhưng khi úp hờ bàn tay thì mặt bàn lại tự chuyển động. Khi rút bàn tay ra, mặt bàn dừng lại đột ngột. Tiếp tục theo sự hướng dẫn của ông Thẩm, chúng tôi đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Và cũng chỉ sau ba phút, mặt bàn lại tự xoay, lần này theo chiều ngược kim đồng hồ.

Hỏi về nguyên tắc tự xoay của chiếc bàn, ông Thẩm thật bụng: “Tôi cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tôi có bí quyết để làm chiếc bàn nhưng để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì tôi chưa làm được”. Ông Thẩm năm nay tuổi cũng đã cao và chỉ còn ông nắm giữ bí quyết làm chiếc bàn này. Tuy nhiên, chị Thôi (vợ anh Tuấn) tâm sự, ông sẽ truyền lại bí mật này cho chồng chị.

Hoàng Sơn

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI Nguyễn Đình SơnCó lần tôi lên Lâm Đồng và cũng gặp 2 chiếc bàn trong một ngôi chùa nào đó không nhớ rõ, nhưng 2 chiếc bàn này quay không phải giống như bài viết, mà là theo sự điều khiển của lý trí con người, tức là lúc đặt sấp bàn tay lên mặt bàn, khi muốn quay theo chiều kim đồng hồ thì ta chỉ cần nghĩ quay phải còn khi muốn quay ngược chiều kim đồng hồ thì ta suy nghĩ là quay trái (không giống đặt sấp tay và ngửa tay như bài viết) là mặt bàn sẽ quay.hotewaBàn này ở Đà Lạt có 2-3 cái thì phải, mình đã thử rồi, bàn còn có thể xoay theo suy nghĩ nữa, nếu áp tay vào bàn và nghĩ "bên trái" thì bàn sẽ xoay trái, nếu nghĩ bên phải thì bàn sẽ "xoay phải". Lúc đầu thì mình không tin cứ tưởng người thử chung xoay nhưng khi một mình làm thử thì thật sự kinh ngạc. Cha ông ta giỏi thật.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người lật tẩy sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí

(VTC News) - Trong những năm gần đây, báo chí liên tục có những bài viết về hiện tượng chiếc bàn tự quay kỳ lạ ở miền Trung và Tây Nguyên. Những chiếc bàn quay này khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng

Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.

Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam.

Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.

Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia.

0784.JPG

Mặt chiếc bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn.

Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.

Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt.

Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.

Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.

images702603P1250783.JPG

images702603P1250783.JPG

Mặc dưới bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.

Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu.

Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay.

Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc.

images702604P1250779_1.JPG

Chiếc bàn tự quay? Ảnh Khắc Lịch

Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.

Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.

Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.

Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.

Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ.

DSC05884.JPG

Khi mọi người đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" thì chiếc bàn tự quay. Ảnh Vũ Thế Khanh

Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay".

Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.

Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.

Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.

DSC05882.JPG

Ngăn cách mặt bàn và bàn tay bằng quả cầu, thì mặt bàn không quay được nữa. Ảnh Vũ Thế Khanh

Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.

Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".

Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:

“Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).

Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".

Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”.

DSC03035.JPG

Ông Vũ Thế Khanh đã làm sáng tỏ sự thật về chiếc bàn quay

Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.

Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.

Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.

Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn".

Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.

Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.

Thông Tuệ

---------------------------------------

Một cách lý giải sơ sài

Share this post


Link to post
Share on other sites

---------------------------------------

Một cách lý giải sơ sài

Không đâu! Ông "Dzãnh thấy Khu" (Dzũ thế Khanh) này đúng đó...

"Khoa học" CM rằng:

Định lý 1 Newton: (lớp 7): "Một vật nếu không có lực tác động thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi"

Theo Lý học Việt: Một vật muổn chuyển động thì phải có "khí" muốn có "khí" thì phải có "tương tác". Cái này ổng chơi "tương tác" gián tiếp qua "quả cầu" thì lúc đó, dù "trường sinh học" của người chơi có tương tác phát sinh "lực" thì bị cái "quả cầu" làm cho "cân bằng" rồi (Tổng lực bằng 0).

Xin lỗi chú Khu nhá...nếu làm theo cách chú mà cái bàn quay được thì Thiên Bồng này khỏi cần làm thế...chỉ cần "trừng mắt" nhìn vào nó và kiu "xoay" thì đố cha nó dám ngừng.

Với lại...cái gọi là "tự kỷ ám thị" đó "khoa học" hiện tại "chứng minh" dựa trên cơ sở nào? Cơ chế nào phát sinh ra nó mà "kẻ có, người không" ? hay chỉ mới "thừa nhận" là nó "hiện hữu" và đang tiếp tục "nghiên cứu" trên tinh thần "khoa học"?.

Dùng cái chưa chứng minh được để chứng minh cái chưa minh được và cho nó là "Khoa học".

Thiên Bồng xin "phóng khố trường xá" (tuột quần lạy dài) giáo sư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người lật tẩy sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí

(VTC News) - Trong những năm gần đây, báo chí liên tục có những bài viết về hiện tượng chiếc bàn tự quay kỳ lạ ở miền Trung và Tây Nguyên. Những chiếc bàn quay này khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng

Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.

Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam.

Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.

Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia.

0784.JPG

Mặt chiếc bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn.

Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.

Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt.

Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.

Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.

images702603P1250783.JPG

images702603P1250783.JPG

Mặc dưới bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.

Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu.

Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay.

Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc.

images702604P1250779_1.JPG

Chiếc bàn tự quay? Ảnh Khắc Lịch

Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.

Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.

Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.

Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.

Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ.

DSC05884.JPG

Khi mọi người đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" thì chiếc bàn tự quay. Ảnh Vũ Thế Khanh

Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay".

Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.

Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.

Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.

DSC05882.JPG

Ngăn cách mặt bàn và bàn tay bằng quả cầu, thì mặt bàn không quay được nữa. Ảnh Vũ Thế Khanh

Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.

Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".

Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:

“Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).

Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".

Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”. -->vói giải thích này thì ông tiến sỉ giải thích sao về chiếc bàn ở Đà Lạt khi tay không chạm vào mặt bàn

DSC03035.JPG

Ông Vũ Thế Khanh đã làm sáng tỏ sự thật về chiếc bàn quay

Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.

Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.

Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.

Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn".

Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.

Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.

Chỉ một thí nghiệm trong 1,2 lần rồi kết luận liệu có quá vội vàng?

Thông Tuệ

---------------------------------------

Một cách lý giải sơ sài

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay! Khoa học thật tuyệt vời. Theo tôi thì chỉ cần trét keo vào kẽ bàn thì bố nó cũng không quay được. Cần gì phải đặt quả cầu làm cho thí nghiệm khoa học trở nên phức tạp..

Vấn đề ở đây là: Chỉ đặt nhẹ tay lên chiếc bàn và sự quay của cái bàn là với một lực rất nhẹ, làm cho cái bàn quay được. Mà bình thường với một lực nhẹ đó không làm quay được chiếc mạt bàn. Còn đặt quả cầu lên thì lực bị triệt tiêu. nên nó không quay.

Mà cần gì phải đặt quả cầu. Chỉ cần đặt một khối vuông có khối lượng bằng một quả cầu trên mép bàn nó cũng không quay. Không tin thử xem.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.

Cứ theo như ông Vũ thế khanh thì cái quạt máy đang chạy vù vù thì cũng là...mọi người bị tự kỷ hết nên mới thấy nó quay. Còn khoa học chứng minh là cúp điện rồi thì nó không thể quay nữa. Hoặc chèn cái cây ngang cánh quạt rồi bật điện, bị chèn nên quạt không quay thì ô hô lên. Úi A khoa học vạn tuế, chèn cái cây vô nên quạt không quay, quạt quay do tự kỷ mà quay, Úi A!!!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề cần nghiên cứu và cũng là tính minh triết của cái bàn xoay này là:

Với một lực rất nhỏ - chỉ cần đặt nhẹ tay lên chiếc bàn và nghĩ đến nó xoay - tức là sự tác động rất không đáng kể - mà chiếc mặt bàn vẫn xoay. Nếu bình thường với một trọng lượng như chiếc mặt bàn gỗ kia, muốn để nó xoay được cần phải tác động một lực cụ thể tương đương trọng lương của nó tạo ra lực ma sát với cấu trúc liên quan. Thí dụ như những chiếc mặt bàn xoay ở những nhà hàng cao cấp, chúng ta muốn xoay phải có một lực tác động lớn hơn lực ma sát do trọng lượng của mặt bàn với các cấu trúc liên quan.

Còn tất nhiên, nếu không có lực tác động thì chiếc mặt bàn đứng im. Bởi vậy, khi ông VTK triệt tiêu lực tác động thì tất nhiên cái bàn không xoay. Vấn đề cần tìm hiểu là: Tại sao với một lực tác động rất nhỏ - chỉ đặt nhẹ bàn tay lên - làm nó xoay, chứ không phải là không có lực tác động thì nó không xoay.

Ông Vũ Thế Khanh đã làm một động tác thừa. Nhưng tiếc thay, nó lại được coi là sự phát hiện của khoa học với những điều còn huyền bí.

Nhưng thôi. Tôi cũng không còn gì để nói thêm nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không đâu! Ông "Dzãnh thấy Khu" (Dzũ thế Khanh) này đúng đó...

"Khoa học" CM rằng:

Định lý 1 Newton: (lớp 7): "Một vật nếu không có lực tác động thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi"

Theo Lý học Việt: Một vật muổn chuyển động thì phải có "khí" muốn có "khí" thì phải có "tương tác". Cái này ổng chơi "tương tác" gián tiếp qua "quả cầu" thì lúc đó, dù "trường sinh học" của người chơi có tương tác phát sinh "lực" thì bị cái "quả cầu" làm cho "cân bằng" rồi (Tổng lực bằng 0).

Xin lỗi chú Khu nhá...nếu làm theo cách chú mà cái bàn quay được thì Thiên Bồng này khỏi cần làm thế...chỉ cần "trừng mắt" nhìn vào nó và kiu "xoay" thì đố cha nó dám ngừng.

Với lại...cái gọi là "tự kỷ ám thị" đó "khoa học" hiện tại "chứng minh" dựa trên cơ sở nào? Cơ chế nào phát sinh ra nó mà "kẻ có, người không" ? hay chỉ mới "thừa nhận" là nó "hiện hữu" và đang tiếp tục "nghiên cứu" trên tinh thần "khoa học"?.

Dùng cái chưa chứng minh được để chứng minh cái chưa minh được và cho nó là "Khoa học".

Thiên Bồng xin "phóng khố trường xá" (tuột quần lạy dài) giáo sư.

Suy nghĩ kỹ thì thấy tiến sĩ Khanh thật đa tài...

"Dị nhân" của những "dị nhân"...

Chàng "nhúng mũi" vô chuyện gì thì "ánh sáng khoa học" soi mói tới đó (ý lộn...soi rọi)...

Từ vụ "dị nhân đuổi mưa" đến vụ "phan thị bích hằng" rồi nay là vụ "bàn xoay"...

Nhiều nhiều nữa...không rảnh để lục lọi...

Nền "khoa học Việt Nam" nhờ những con người như thế mà "phục hưng" chăng ?

Tiến sĩ nào đó...nói nền "Khoa học VN" đang tuyệt tự...cần rút lại lời phát biểu chăng ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, ông này bị bế khí....., mệt....

Suy nghĩ kỹ thì thấy tiến sĩ Khanh thật đa tài...

"Dị nhân" của những "dị nhân"...

Chàng "nhúng mũi" vô chuyện gì thì "ánh sáng khoa học" soi mói tới đó (ý lộn...soi rọi)...

Từ vụ "dị nhân đuổi mưa" đến vụ "phan thị bích hằng" rồi nay là vụ "bàn xoay"...

Nhiều nhiều nữa...không rảnh để lục lọi...

Nền "khoa học Việt Nam" nhờ những con người như thế mà "phục hưng" chăng ?

Tiến sĩ nào đó...nói nền "Khoa học VN" đang tuyệt tự...cần rút lại lời phát biểu chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lũy Tre viết: "Chỉ một thí nghiệm trong 1,2 lần rồi kết luận liệu có quá vội vàng?"

Tôi đồng ý điểm này vì có nhiều lý do:

1a. "... khi muốn làm bàn xoay người thợ buộc phải chọn gỗ mít hàng trăm năm tuổi, có ròng (lõi) vàng rực, đem xẻ ra phơi phóng cho thật kỹ, thật khô mới đưa vào chế tác. Đặc biệt, phải chọn những tấm gỗ không bị sâu, không bị mắt, không nứt, không vặn thớ..."

1b. "...Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. ..."

1c. "...Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít ..."

Tại sao những loại gỗ khác lại không được? Trong gổ mít lâu năm có từ trường hay năng lượng gì đó phát ra chăng?

2. "... Nếu úp bàn tay xuống mặt bàn, hướng tâm chú ý vào chiếc bàn thì nó sẽ tự quay theo chiều kim đồng hồ. Ngửa bàn tay, nó sẽ quay ngược lại. ..."

Như vậy, nếu ta để một bàn tay úp, một bàn tay ngửa thì chiếc bàn sẽ không xoay hoặc cùng úp hay ngửa nhưng lại để chéo tay thì chiếc bàn có xoay hay không??

3. "...Không phải ai cũng một mình điều khiển được bàn xoay. Theo chủ nhân của 3 chiếc bàn xoay thì số người như thế không ít, nhưng đa số phải 2 người mới điều khiển được bàn xoay. Hơn 40 nam nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Hàn Quốc học thuộc Trường Đại học Đà Lạt không ai một mình điều khiển được bàn xoay...." http://vietbao.vn/Xa...n/65088554/157/

Tại sao một mình lại khó cho chiếc bàn xoay, có phải lực tác động ít nên cần đến nhiều người?

Theo tôi nghĩ, thì tay chân con người thường run rẩy không vững như ta tưởng nên sẽ xẩy ra hiện tượng đưa đẩy. Do đó, nó sẽ góp không ít phần vào việc di động mặt bàn vốn có rất ít lực ma sát để giữ cho mặt bàn khó quay hay di chuyển. Vì thế, nếu một lực mạnh hơn đè xuống mặt bàn sẽ tạo nên sự ma sát lớn làm cho trục mặt bàn xoay phải kẹt và khó mà xoay được. Tất nhiên, tôi chưa có dịp tham quan hay thử nghiệm nên chỉ là một vài dòng đóng góp cho đề tài mà không tự cho là đúng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với lập luận của anh Auco.

Tôi nghĩ đấy mới là những ý tưởng nghiên cứu khoa học thật sự - đi tìm bản chất của cấu trúc sự vật tạo nên hiện tượng.

Đó mới là phương pháp nghiên cứu khoa học thật sự. Còn cách mà ông VTK làm chỉ là xác định rằng : Nếu không có lực tác động thì chiếc bàn không xoay, bằng một phương pháp khác (Đặt quả cầu trên mặt bàn và dưới bàn tay). Có nhiều phương pháp để làm chiếc bàn không xoay theo cách của nó và phương pháp của ông Khanh không phải là duy nhất.

Tuy nhiên, vấn đề lại là: Tại sao chiếc mặt bàn gỗ xoay được theo cách của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hãy suy ngẫm cho kỹ đi. Thế giới này có thể có hai vũ trụ trở lên không?

Giống như một chiếc TV, bạn bật kênh và chọn tần số tương ứng để bắt kênh của tần số đó, bạn có thể chọn kênh ABC hoặc CNN nếu có tần số thích hợp.

Vậy vũ trụ song song cũng như vậy, vũ trụ cũng như nguyên tử có tính chất sóng, mỗi vũ trụ có tần số nhất định, vậy bạn có thể bước vào vũ trụ đó nếu tạo được tần số tương ứng.

Em nghe qua bài phát biểu của David Icke từ 1991 và 17 năm sau, nhà khoa học đầu nghành về vật lý Micho Kaku cũng nêu lên điều tương tự

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Iy1esLeAVv4

Vậy có rất nhiều vũ trụ tồn tại song song, mỗi vũ trụ là một trải nghiệm cho mỗi người với những kinh nghiệm khác nhau.

http://humansarefree.com/2012/10/david-icke-explaining-in-1991-parallel.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay