wildlavender

Tìm Hiểu Về Cái Chết

4 bài viết trong chủ đề này

I-MỞ ĐẦU

Nói về cái Chết là một điều không hấp dẫn và không dễ chút nào:-Không hấp dẫn vì ai cũng tránh né vấn đề này,ai cũng dội khi nghe chữ “Chết”.-Không dễ chút nào vì người trình bày đề tài chưa chết rồi trở về kể lại hoặc nếu có chết trong các kiếp trước thì đã phải ăn “cháo lú” nên quên mất rồi. Chính vì những lý do trên,tôi xin phép được sưu tầm những sách hoặc bài liên quan đến cái Chết từ những nhà tu hành,đặc biệt là từ các vị Lạtma Tây Tạng cũng như từ các nhà khoa học rồi sắp xếp lại để quý bạn đỡ mất thời gian nghiên cứu.

Chắc chắn phần trình bày này còn thiếu sót,rất mong sự góp ý của các bạn.Vậy chúng ta thử đặt và trả lời một số câu hỏi sau đây:

1/ Ai phải chết? Mọi người đều phải chết,không chừa bất kỳ ai:Dù người giàu có nhất hay người nghèo khổ nhất thế giới,dù người cao sang quyền uy hay người hạ tiện cùng đinh nhất thế gian ,dù người hiền lành nhất hay là người độc ác nhất trên trái đất này…

2/Tại sao phải chết? Vì có sinh thì phải có tử .

3/Khi nào chết? Bất kỳ lúc nào,thường không biết trước được.Ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ hoặc là một cụ già trên 100 tuổi.

4/ Chết thế nào? Nhẹ nhàng hoặc khổ sở,từ từ hoặc đột ngột…

5/ Chết có phải là hết không? Không phải ,vì thân xác như một bộ quần áo sau bao năm sử dụng đã bị hư nát,nay cần được thay bằng một bộ quần áo mới.Chính vì thế mà có câu ngạn ngữ Tây Tạng: “Mọi người đều chết nhưng chẳng ai chết cả”.

Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã lỗi thời, và câu hỏi Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này : quá trình của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá trình của sự sinh , và hướng chúng ta vào việc tu tập.

II-ĐẠI CƯƠNGA-ẢO TƯỞNG LỚN (Sogyal Rinpoche)

Sau khi thầy tôi chết,tôi được gần gũi thầy Dudjom Rinpoche,một trong những thiền sư,hành giả Mật giáo và Yoga vĩ đại nhất của thời cận đại.Một ngày nọ,khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy để ngắm cảnh miền quê,họ đi ngang qua một khu nghĩa trang dài vừa mới được sơn quét và trang trí hoa tươi.Bà vợ thầy nói:“Rinpoche,ngài hãy xem mọi thứ ở phương Tây thật ngăn nắp,sạch sẽ làm sao!Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch sẽ”.Thầy Dudjom Rinpoche nói:“Ồ,đúng thế,đây quả thật là một xứ văn minh.Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết.Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ”. Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy,tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thật trống rỗng,vô vị làm sao,khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục.Khi sống kiểu ấy,chúng ta vô tình tự biến mình thành những cái xác sống,như thầy Dudjom Rinpoche đã nói. Nhưng đây là kiểu sống của phần đông chúng ta,chúng ta sống theo một kế hoạch đã định.Nhỏ thì được giáo dục,lớn lên kiếm việc làm,rồi gặp một người nào đó,kết hôn và có con.Chúng ta mua một cái nhà,ráng làm ăn phát đạt,rồi mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm một chiếc xe hơi đời mới nhất .Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu . Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp chẳng phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghỉ hè tới hoặc mời ai vào dịp lễ Giáng Sinh.Cuộc đời của ta thật đơn điệu,tầm thường,lặp đi lặp lại.Ta phí một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế . Nhịp địêu đời sống của chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thời giờ để nghĩ đến cái chết.Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về Vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc,của cải,tiện nghi chỉ để tự biến mình thành nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy .Chẳng bao lâu,mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt.Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất,một giải pháp hữu hiệu tạm thời. Cứ thế, đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn bệnh hay một tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.Cũng không hẳn là ta dành nhiều thời gian suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải về hưu , để thấy không biết mình phải làm gì cả vì họ càng ngày càng già và tiến gần đến cái chết.Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế ,thực tế ở phương Tây có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi,chính là một ảo tưởng lớn,nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay.Không ai bàn tới sự chết và đời sau vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là sự “tiến bộ” của ta trên đời này. Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống thì tại sao chúng ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ ? Ít nhất ta cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ ! Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta từng tuyên bố thì tại sao ta không tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm túc:Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?Chung quy,chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài,không được giải thích .

B-CÁI CHẾT TỚI BẤT NGỜ

Nhiều người như cố quên về cái chết, cho cái Chết là đáng sợ, không dám nhắc tới. Nhưng cũng có người lại làm ra vẻ thản nhiên bất cần, coi thường sự chết bằng cách biểu lộ qua lời nói: “Ôi! Ai rồi cũng chết cả, vậy thì lo sợ, nghĩ ngợi làm chi cho mệt! Cứ để cho nó tới”. Thật sự thì lời nói đó chỉ là để khỏa lấp về sự chết, chối bỏ sự chết, vì không muốn nghe chữ chết mà thôi .Nhưng khi sự chết đến gần với họ thì sự lo âu khủng khiếp không còn làm họ thản nhiên nữa và khi đó vì không có chuẩn bị trước nên sự ra đi của họ về thế giới bên kia lại chất chứa nhiều đau khổ và sai lầm .Có người còn cho rằng Chết là hết, là không còn gì nữa . Vì thế họ sống vội vã, cố hưởng được những gì họ có trong cuộc đời hiện tại mà họ đang sống chớ không cần nghĩ đến tương lai, hậu quả của đời sau ra sao . Như vậy họ sống chỉ là để hưởng thụ, nặng về vật chất mà coi nhẹ hay không nghĩ đến phần tâm linh .Sự chết quả thật là rất quan trọng, nếu mỗi người tự suy nghĩ về cái giờ phút cuối ấy thì thật sự là không đơn giản. Khi biết được vấn đề này một cách sâu xa tế nhị và quan trọng thì ngoài sự chuẩn bị cái chết cho riêng mình, ta còn nên giúp người khác biết chuẩn bị cho họ được an lành khi cái chết đến với họ .Sống trên thế gian này hầu hết mọi người đều lăn xả vào làm việc để kiếm tiền rồi hưởng thụ và nô lệ cho vật chất trong khi cái chết là cái thực tế đang chờ đợi thì lại không bao giờ để tâm tới. Ðó chính là cái sai lầm ghê gớm mà mọi con người đã và đang phạm phải mà không biết.

C- TẠI SAO PHẢI CHUẨN BỊ CÁI CHẾT ?

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện v...v.Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả. Đó là chuẩn bị lúc lâm chung!Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết. Nhưng chính vì mọi người ai cũng phải Chết nên cũng phải chuẩn bị , mà nên chuẩn bị kỷ hơn, vì thật sự Chết không phải là đơn giản như những điều ta chuẩn bị trên đời. Lý do: - Khi Chết, ta ra đi chỉ một mình đơn độc.- Ở ngưỡng cửa Tử Sinh, vì không chuẩn bi trước nên ta sẽ bơ vơ, ngơ ngác, lo sợ, mơ hồ không biết làm gì và tới đâu.- Rời khỏi thế gian rồi, ta sẽ đi vào những Cõi giới khác mà ta không biết xấu tốt ra sao? Tâm thức ta lúc ấy vô cùng bấn loạn, sợ sệt kinh hãi, hoang mang. Vì thế khi sống, ta cần biết rõ khi Chết sẽ ra sao và chuẩn bị trước để lúc lâm chung, tâm thức ta đủ sáng suốt để nhận định đâu là Cửa tới Cõi An lành hầu chuyển đổi một kiếp đời mới khá tốt đẹp hơn. Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất.Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định.Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước : ngày mai hay cái chết.Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất.Nếu điều xấu nhất không xảy ra thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta một cách bất ngờ.Ðại sư Sogyal Rinpoche đã khuyên mọi người là nên nói một cách tế nhị, khéo léo sự thật về cái chết cho thân nhân sắp qua đời biết khi căn bệnh họ đã tới hồi nguy kịch .Ðiều ấy có lợi vì giúp họ “kịp dọn mình, chuẩn bị tinh thần cho một tình huống phải đến . Nhờ thế mà dần dần họ sẽ cảm thấy yên tâm và cũng từ đó họ bắt đầu sửa đổi thái độ, tâm linh với mọi người, với gia đình, với những ân oán, nợ nần, những gì cần giải quyết v…v… cho tốt đẹp. Né tránh Cái Chết sẽ không giúp giải quyết nó mà thực ra có thể làm vấn đề tệ hại hơn.Một số người nhận xét rằng thực hành Phật giáo dường như nhấn mạnh tới sự đau khổ và tính chất bi quan.Tôi cho rằng điều này thật sai lầm. Thực hành Phật giáo thực sự cố gắng để chúng ta có được một sự an lạc vĩnh cửu là điều không thể suy lường nổi đối với một tâm trí bình thường và tiệt trừ những đau khổ một lần cho mãi mãi.

III-CHẾT LÀ GÌ ?A-CHẾT LÂM SÀNG (theo Y Học) Khi mũi hết thở,tim ngưng đập ,mất ý thức,đồng tử không phản xạ với ánh sáng khi chiếu vào.

B-CHẾT THẬT SỰ (theo Đạo Phật) Theo Đạo Phật,Chết thật sự là khi thần thức rời bỏ thể xác để vào cõi Trung giới,tức là nơi tạm trú của những vong linh chờ đi tái sinh .

1/Phật giáo Nguyên thủy không chấp nhận sự hiện hữu của thể dạng trung gian (antarabhava). Dòng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) trực tiếp chuyển tải nghiệp của một cá thể từ cái chết sang sự sinh (thụ thai) không có sự gián đoạn nào tức không trải qua một thể dạng trung gian nào cả.Sự « chuyển tiếp » giữa thể dạng hiện hữu trước sang thể dạng hiện hữu tiếp theo sau xảy ra rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc của « một chớp mắt hay một tia chớp ».

Tóm lại Phật giáo Nguyên thủy không quan tâm đến những gì xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Có thể đây là một sự thiếu sót, vì khi quan sát và theo dõi diễn tiến của một cái chết bình thường, người ta thấy quá trình đó không xảy ra đột ngột như một « tia chớp », và đối với sự sinh thì các điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng, noãn cầu và dòng tiếp nối liên tục của tri thức kết hợp với nhau không xảy ra trong « chớp mắt ».

2/Phật giáo Đại Thừa: Ngài Thế thân (Vasubandu - thế kỷ thứ III-IV) nêu lên khái niệm về thể dạng trung gian xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Thể dạng này tượng trưng bởi một sinh linh cấu tạo bằng « khí » và « tri thức » (consciouness), mang hình hài của cá thể mà nó sắp tái sinh và « sống » được bảy ngày. Sinh linh trong thể dạng trung gian ấy có thể nhận biết được các sinh linh cùng một thể loại với nó. Sau bảy ngày thì nguyên nhân của nghiệp bắt đầu « chín », sinh linh ở thể dạng trung gian trên đây sẽ chuyển sang thể dạng tái sinh trong những điều kiện phù hợp với nghiệp của nó.Tóm lại trên một khía cạnh nào đó có thể hiểu A-lại-da thứcdòng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) của một cá thể, vận hành xuyên qua thể dạng trung gian. Tan-tra thừa « mô tả » các cơ sở chuyển tải trên đây dưới hình thức các « khí » cực kỳ tinh tế.

Thời điểm khi xảy ra sự sinh (thụ thai) đánh dấu sự chấm dứt của thể dạng trung gian và xác định sự thâm nhập của tri thức vào phôi vừa được hình thành. Cũng bắt đầu từ thời điểm trên đây phôi hàm chứa một tri thức mới, tượng trưng cho quả phát sinh từ nghiệp trong các kiếp trước.

Thông thường thể dạng trung gian kéo dài 7 ngày, tối đa 49 ngày sau khi chết. Tuy nhiên theo sự tin tưởng của một số tông phái Phật giáo Nhật bản thời gian này có thể lên đến 77 ngày.

3/Theo Phật giáo Tây Tạng) Khái niệm về thể dạng trung gian được Tan-tra thừa và nhất là Tối thượng du-già Tan-tra nghiên cứu, tu tập và quảng bá rộng rãi. Tan-tra thừa sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích và thiền định để tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến quá trình của cái chết và sự sinh để ứng dụng vào việc tu tập. Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc từ thô thiển đến tinh tế và cực tinh tế.

Cái Chết theo Tử Thư Tây Tạng là khoảng thời gian kéo dài từ lúc một người tắt thở cho đến khi đương sự theo nghiệp để tái sinh vào một trong 6 đường là Trời,người,thần,súc sinh,ngạ quỷ và địa ngục .Hiểu theo nghĩa này,chết thường có các giai đoạn là lâm chung,tứ đại tan rã,pháp tính và tái sinh .

3-1/LÂM CHUNG kéo dài từ lúc một người thân của chúng ta ngưng thở,cho đến khi thần thức người ấy bỏ lại thể xác,vào Trung giới hóa thành vong linh hay hương linh.Theo người Trung Hoa,giai đoạn này thường nằm trong khoảng 8 giờ .Nhưng người Tây Tạng lại nói,nó có thể kéo dài tới 3 ngày rưỡi hay 4 ngày :Khi hơi thở ngưng lại,khí dương từ đỉnh đầu đi xuống và khí âm từ dưới huyệt Đan điền đi lên để hợp thành nguyên khí ở huyệt Gíap Tích,ngang tim .Bấy giờ,người chết thấy một vầng ánh sáng trong ,rực rỡ gọi là tịch quang của Pháp thân .Khi ánh sáng này biến đi,người ấy sẽ rơi vào bóng tối cận tử và nhìn thấy tịch quang của Pháp thân lần thứ 2 ,trước khi thần thức thoát khỏi thể xác .Nếu người chết không lợi dụng cơ hội này để thoát ly sinh tử thì sẽ lạc vào cõi Trung giới,hóa thành hương linh,mang thân Trung ấm .Thân này có khả năng xuyên qua tường và di chuyển đồng bộ với tư tưởng của hương linh .Từ lúc mang thân Trung ấm,hương linh lại bị nghiệp lực chi phối và thường phải trải qua 2 giai đoạn là Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Tái sinh .

Theo Đại đức Rinpoche thì nếu người sắp qua đời đã nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái thì điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đã từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách bình an tốt đẹp . Khi bạn đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra những gì về cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh tình họ... thì đó là những cảm nghĩ riêng tư của họ. Hãy để cho họ thổ lộ những gì mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó. Không những là không cản trở mà còn khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ một cách ân cần đầy tình cảm ...khi họ nói ra: Có vậy họ sẽ có được cảm giác là khi ra đi họ không cô đơn.

Phần lớn người sắp qua đời đã thường tha thứ những gì mà người khác đã gây hại cho họ, kể cả kẻ thù mà lúc còn sống họ rất căm giận. Ngay cả nợ nầnhọ cũng nhớ và muốn giải quyết dứt khoát.Ở phút lâm chung, con người tự nhiên tốt lành hơn, cởi mở hơn, thánh thiện hơn, tất cả như buông xả nên họ dễ dàng tha thứ. Ngay cả tử tội,trước khi thọ hình cũng thường tỏ ra ăn năn hối cải những lỗi lầm mà mình đã phạm phải. Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì dù người sắp lìa đời đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận, hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ thì chắc chắn sẽ phần nào chuyển hoá được nghiệp xấu. Điều luôn luôn cần lưu ý là người sắp qua đời sẽ ra đi một mình nên phút tiễn đưa cần có thân nhân bè bạn để lúc qua đời khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng.Vì thế sự lẻ loi đơn độc là điều bất hạnh nhất của người sắp mất.

Đừng bao giờ thuyết giảng giáo lý của riêng bạn cho người sắp lìa đời, nhất là khi người ấy không cùng tín ngưỡng với bạn.

Điều quan trọng cần nói là bạn bè, người thân khi kề cận bên người sắp qua đời thì đừng bịn rịn, khóc lóc, níu kéo người sắp mất. Nếu ta cứ tạo mối thương cảm day dứt thì người sắp qua đời sẽ đau buồn vô cùng khiến họ khó nhắm mắt ; đó chính là điều vô cùng tai hại. Cần nhớ kỹ rằng khi gần tới phút lâm chung, họ cần phải được an ổn tâm hồn, buông xả tất cả, không còn gì vướng bận vào giai đoạn quan trọng đó.

3-2/SỰ TAN RÃ CỦA TỨ ÐẠI Chết chính là sự hủy hoại của cơ thể. Theo các Kinh sách cổ Đông phương thì thân xác và tâm thức hình thành là do sự liên kết của 5 Thể hay 5 Đại - Đó là Đất, Nước, Gió, Lửa và khoảng Không.- Đất tạo nên thịt, xương và cả khứu giác để nhận biết các mùi.- Nước tạo nên máu huyết, chất nhờn, chất lỏng trong cơ thể và luôn cả vị giác để nhận biết cay, chua đắng mặn, ngọt, bùi.- Gió tạo nên hơi thở, hình thể và cả xúc giác để cảm nhận khi tiếp xúc, sờ mó, va chạm. - Lửa tạo nên hơi ấm, màu sắc và thị giác để nhìn ngắm, xác định hình thể sắc màu. - Khoảng Không tạo ra thính giác giúp nghe và phân biệt các âm thanh . Khoảng Không còn tạo ra những xoang bào, những khoảng trống, khoảng hở ở bên trong cơ thể.Khi chết thì những tan rã của các Thể hay các Đại diễn ra rất nhanh và người sắp chết lúc ấy cũng sẽ trải qua những xáo trộn biến chuyển trong cơ thể và cả tinh thần rất nhanh.a/Trước hết thì Thể Đất tan rã nên cơ thể hầu như không còn sức mạnh nữa, khi đó người sắp chết cảm thấy cơ thể nặng nề kỳ lạ và như bị té chúi xuống, không tự mình nhấc người lên được. Da bắt đầu có màu tái xanh, má hóp và trên răng hiện ra những điểm màu đen. Khi đó hai mắt như bị kép sụp xuống, thấy mờ mờ, miệng bắt đầu nói những lời tối nghĩa, mơ hồ, tâm thần suy sụp.

b/Tiếp đến Thể Nước bắt đầu tan rã với dấu hiệu nước mắt, nước mũi ,nước miếng chảy ra mà ta không thể cản được.Mắt miệng, cổ họng khô và lưỡi như cứng lại và khát nước vô cùng. Hai lỗ mũi như lún vào trong,tay chân co giật, run rẩy, tâm thần mờ mịt như bồng bềnh. Khi đó từ cơ thể tỏa ra mùi khó chịu , đó là mùi tử khí. Điều này cũng dễ hiểu vì cơ thể con người thật sự là một khối dơ dáy như nhận định của các vị Chân sư quán triệt cái thân ô trọc và thấy rõ “cái cơ thể của con người” là như vậy .Nó tích chứa biết bao cái xấu xa, bất toàn và xú uế nhưng nhờ các cơ phận của cơ thể giữ chúng lại bên trong nên mọi người không thấy , chỉ thỉnh thoảng thấy qua mồ hôi, hơi thở hay phân giải, nước tiểu. Nhưng khi các đại bắt đầu tan rã thì các cơ phận của cơ thể cũng không còn khả năng cầm giữ các thứ đó nữa mà phân rã hay tuôn ra khiến tỏa mùi khó chịu. Những người làm việc ở bệnh viện thường cho biết là họ đã từng cảm nhận những mùi hôi tỏa ra trong phòng người sắp qua đời hay vừa mới qua đời. Ở giai đoạn tan rã của thể Nước thì qua một số người đã có lần chết đi sống lại nhiều khi nhớ và mô tả lúc này họ như bị chìm sâu trong lòng biển lớn hay bị khối nước ào ạt cuốn đi.

c/Tiếp theo là giai đoạn Thể Lửa tan rã dần, nên cơ thể lạnh, tái, mắt mũi miệng, cổ khô rát. Hơi thở lạnh. Lúc này không thấy rõ sự vật, tâm trí mờ tối không nhận rõ ra bất cứ ai cũng như không nhớ được ai. Họ thấy những đám khói mờ bốc lên.

d/Khi Gió bắt đầu tan rã thì bản thân người sắp mất cảm thấy khó thở, nhiều người vào giai đoạn này thường bảo thân nhân mở các cửa ra vì họ ngộp thở. Vì là gió đang tan rã nên thoát ra từ bên trong cơ thể qua cổ họng khiến ta thở hổn hển. Nhưng không có sức hít vào. Ðôi mắt lúc bấy giờ trợn ngược vì các dây cơ trong mắt không còn tạo thế cân bằng nữa. Cả cơ thể trở nên cứng đờ. Tâm thức lúc ấy mờ mịt tối tăm, không còn khả năng nhận biết những gì xảy ra chung quanh. Khi ấy các ảo giác bắt đầu hiện ra. Tùy theo nghiệp thiện, ác ta gây ra lúc còn sống mà ta sẽ trông thấy những hình như tương ứng, ta cũng thấy lại tất cả quãng đời của ta như một cuốn phim chiếu ngược . Lúc này các hình ảnh và sự kiện như cuồng phong, bão tố vì Thể Gió đang đi giai đoạn tan rã. Đây là lúc máu rút về Tim . Hơi thở cuối cùng hắt ra. Chỉ còn một chút hơi ấm ở tim. Sự sống chấm dứt.

Tuy nhiên theo các Lạt Ma Tây Tạng, nhất là những ghi chép trong Tử Thư thì lúc này thật sự vẫn chưa chết vì tâm thức còn có thể nghe, nhận biết những gì về chung quanh . Do đó mới có lời căn dặn rằng, thân nhân người mới chết không nên gây huyên náo, khóc lóc kể lễ hay làm những điều gì có thể gây đau khổ, buồn phiền, thất vọng cho người vừa mới qua đời . Lúc này là lúc mà thân nhân nên thay phiên nhau tụng kinh, đọc kinh cầu nguyện ít nhất là trong vòng 49 ngày.

Khi Chết, cái thân xác thì nằm bất động, chỉ có phần như sương khói là Thần thức thoát ra khỏi cơ thể. Theo tài liệu trong Tử thư thì lúc bấy giờ người Chết đang ở trong cõi Trung ấm, chưa nhận thức được là mình đã thực sự chết rồi mà cứ nghĩ là mình đang còn sống bình thường. Giai đoạn này quả thật là phức tạp, khó khăn. Vì cứ nghĩ là mình còn sống tự nhiên nên vẫn đi lại cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn, hàng xóm láng giềng. Nhưng có điều là không ai trông thấy họ dù họ làm đủ mọi cách như xô đẩy, cản đường, kêu gọi... họ vẫn không thể làm cho bất cứ ai thấy được họ. Họ cũng thấy gia đình, bà con nói về họ, nhắc nhở họ. Lý do lúc bấy giờ họ không còn cái thân vật chất, vật lý và hoá học như trước đây nữa.Rồi khi họ thấy trong nhà bày biện bàn thờ khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn đặt lên đó nữa thì họ rất phân vân tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân vật vã khóc lóc khiến dần dần họ hiểu ra rằng mình đã chết .Mặc dầu vậy, họ vẫn trong tình trạng mơ hồ phân vân không nhận định hoàn toàn rõ rệt tình huống của họ lúc ấy.

Sự phân vân mê mờ của người đã mất không biết rõ tình trạng, hoàn cảnh của mình như vậy rất tai hại vì trong vòng 49 ngày nếu tâm thức họ cứ mơ mơ màng màng không rõ rệt thì họ lại càng khó phản ứng thích hợp thuận lợi với những gì đang chờ đợi họ bên kia của tử. Do đó các vị Đại sư thường căn dặn các đệ tử khi ở cạnh người sắp qua đời hãy tế nhị cho họ biết rõ là họ sẽ phải từ giã cõi thế gian , đó là điều mà bất cứ ai cũng đều phải trải qua không sớm thì muộn . Biết được chắc chắn như thế thì họ sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ý thức là mình đã thực sự chết rồi. Điều đó sẽ giúp họ đối phó với những tình huống bất ngờ sẽ xuất hiện khi họ ở vào giai đoạn Trung ấm, giai đoạn mà những gì xuất hiện thường sẽ rất lạ lùng, hiếm thấy khi họ còn đang sống như: ánh sáng lạ toả ra chiếu vào họ, và cả âm thanh nữa: Về ánh sáng thì có nhiều loại ánh sáng đủ mọi cấp độ sáng tối và màu sắc khác nhau. Lúc bấy giờ họ nên tránh xa loại ánh sáng nào, nên vào với ánh sáng nào... Chính lúc này là lúc quan trọng, phải biết rõ, âm thanh nào nên tới, ánh sáng nào nên lìa xa..để khỏi đi vào 6 đường lục đạo xấu xa tai hại do tâm thức mơ hồ lầm lạc.

3-3/PHÁP TÍNH(giai đoạn Trung ấm Pháp tính) kéo dài 14 ngày kể từ khi thần thức của người chết vào Trung giới với thân trung ấm.Đây là lúc chư Phật và Thánh Chúng hiện đến tiếp dẫn .Nhưng chỉ những vong linh nào có duyên mới nhận ra các Ngài và được các Ngài cứu độ :a/Từ ngày 1 đến ngày 5,có 5 phương Phật là Đại Nhật,A Súc,Bảo Sinh,Di Đà và Bất Không lần lượt xuất hiện,phóng quang chiếu soi vong linh .b/Trong ngày thứ 6,cả năm vị Phật nói trên đều đồng thời thị hiện phóng quang chiếu soi vong linh .c/Trong ngày thứ 7,có 42 thiện thần (thần ôn hòa)từ trái tim và yết hầu của vong linh xuất ra,phóng quang chiếu soi thân nó .Theo Tử thư Tây Tạng,những vị thần này đều là hóa thân của Trời Đại Hắc (Mahakala).d/Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14,có 58 hung thần (thần phẫn nộ)chia thành 7 nhóm từ trong đầu của vong linh tuần tự xuất ra ,phóng quang chiếu soi thân nó. Theo Tử thư Tây Tạng ,những vị thần này đều là hóa thân của vua Diêm Vương (Yamaraja).

Cũng theo Tử thư Tây Tạng ,trong lúc chư Phật và Thánh chúng phóng quang chiếu soi,nếu vong linh nào khi sống đã tu tập và thấy Tánh,mới có thể hợp nhất vào Trí quang của Chư Phật hay sắc thân của Thánh Chúng,thì liền thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi .

Trên đây là quan niệm của Mật Tông,còn theo những người thanh tu-tịnh nghiệp thì “Chư Phật và Thánh Chúng phóng quang không phải chỉ để chiếu soi mà là để tiếp dẫn thần thức của người niệm Phật”.

3-4/TÁI SINH bắt đầu từ tuần lễ thứ 3,khi Chư Phật và Thánh Chúng đều đã biến đi. Giai đoạn này có thể dài hay ngắn,tùy theo tâm trạng và nghiệp báo của mỗi vong linh .Có những vong linh không qua giai đoạn này vì họ đã vãng sinh hoặc tái sinh trước đó .Có những vong linh chỉ ghé qua vài giờ .Nhưng cũng có những vong linh phải lưu lại tới 49 ngày hay lâu hơn.Thân trung ấm của con người có hình người bằng đứa bé 8 tuổi lành lặn hoàn toàn nhưng nếu người ấy bị đọa vào loài thú thì thân ấy sẽ chuyển thành thân thú trước khi tái sinh .

IV-CHẾT RỒI SẼ VỀ ĐÂU ?

A-ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TU Kẻ phàm phu chủ trương không tu hành ,sống hưởng thụ cho bản thân và gia đình nên không màng đến hậu quả.Đến lúc chết,phải theo nghiệp báo mà tái sinh vào một trong 6 đường là:Trời,người,thần,súc sinh,ngạ quỷ và địa ngục .Người ta chia nghiệp ra 4 loại sau đây:

1/Cực trọng nghiệp gồm 5 nghiệp rất nặng là giết cha,giết mẹ,giết Alahán,chia rẽ chư tang và phá hủy tượng Phật .Những nghiệp này có thể thay đổi số mạng người đó khiến họ chết non hay bị đọa vào địa ngục.Những người phạm cực trọng nghiệp mà không sám hối thì sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục,đến khi mãn hạn liền bị chuyển kiếp sinh vào ác đạo để trả nợ xưa .

2/Cận tử nghiệp là ý (tư tưởng),khẩu(lời nói),thân (hành động) của một người lúc hấp hối .Nếu thân-khẩu-ý trong sạch thì người đó tái sinh vào 3 đường thiện còn nếu thân-khẩu -ý bất tịnh thì người đó sẽ sinh vào 3 đường ác.

3/Tập quán nghiệp gồm những thói quen và nhất là những đam mê của chúng ta ở trong đời này.a/Trường hợp người chuyển thân làm chó để giữ gia tài mà ông đã chôn dưới gầm giường nhưng chưa kịp nói cho vợ và con trước khi chết .

b/Một nhà sư già được người quen tặng cho mấy đọt mía liền đem trồng ngoài vườn .Một thời gian sau,đọt mía ấy mọc thành một cụm mía xum xuê,tươi tốt khiến nhà sư ưa thích nên hàng ngày tưới, bón,ngắm,bỏ bê công việc tu hành .Khi chết đi,nhà sư tái sinh làm con sâu mía .

4/Tích lũy nghiệp là những nghiệp đã tạo từ trước tới nay mà chưa hề sám hối nên vẫn còn tồn trữ trong Tạng tâm dưới dạng chủng tử .

Những người không có tâm nguyện hay một thói quen đặc biệt nào thì sẽ theo tích lũy nghiệp để tái sinh .Quy luật chi phối việc tái sinh trong trường hợp này rất phức tạp .Nhưng chúng ta có thể nói một cách tổng quát và ngắn gọn rằng:a/Nếu là người siêng làm việc thiện thì sẽ thăng lên cõi trời .b/Nếu là người nhẫn nại ,hiền lương thì sẽ trở lại nhân gian .c/Nếu là người nóng giận ưa gây gổ thì sẽ lạc vào cõi Thần Atula .d/Nếu là người si mê,trộm cắp,dâm dục thì sẽ bị đọa làm súc sinh .e/Nếu là người tham lam,bỏn sẻn,ích kỷ sẽ biến thành ngạ quỷ .f/Nếu là người ganh tị,độc ác,lừa đảo thì sẽ bị đọa vào địa ngục .

B-ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ TU HÀNH

1/Người tu mà chưa đắc Đạo thì vẫn phải theo nghiệp thọ sinh như người phàm phu .Chỉ khác là nghiệp của họ thường là thiện nên phần lớn,họ đều được tái sinh vào cõi Trời hay cõi người .

2/Còn đối với người tu hành đã đắc Đạo,có 2 trường hợp xẩy ra:

a/Những người tu hành đã đắc Đạo nhưng phát nguyện trở lại cõi Ta Bà để độ sinh thì sẽ theo nguyện lực tái sinh như trường hợp của các vị Lạtma Tây Tạng .

b/Những người tu hành đã đắc Đạo nhưng không muốn trở lại cõi Ta Bà thì sẽ được giải thoát theo pháp môn mình chon.Có rất nhiều pháp môn nhưng tựu chung là 3 pháp môn chính:Thiền,Tịnh và Mật .

-b1/Người tu Thiền sẽ nhập vào cõi Niết Bàn .

-b2/Người tu Tịnh sẽ sinh vào cõi Cực Lạc .

-b3/Người tu Mật Tông,tụng chú sẽ nhập vào tịch quang của Pháp Thân vào lúc lâm chung .Khi người đó tắt thở và trước lúc thần thức rời bỏ xác ,tịch quang này chỉ hiện ra có 2 lần,mỗi lần vài phút nên khó mà nhập được vào .Nếu không được thì phải chuyển hướng,hợp nhất với Bổn tôn hay một trong các vị Thánh hiện đến tiếp dẫn ở giai đoạn Trung âm Pháp Tính .Còn như sợ tự mình không làm được việc đó thì phải nhờ một vị Thầy có thiên nhãn theo dõi và nhắc nhở rằng mình hiện đang đối diện với vị thánh nào và phải xử trí ra sao?

V-ĐẠO PHẬT CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO NGƯỜI SẮP LÌA ĐỜI ?

Để trả lời câu hỏi này,chúng ta phải biết rõ quan niệm sống và chết của Phật giáo .

A-QUAN NIÊM SỐNG VÀ CHẾT TRONG ĐẠO PHẬT Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạn hay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyên nhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cái nhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối với sự sống và cái chết của từng cá thể.Đạo Phật nhấn mạnh luật nhân quả có thể được phát biểu đại khái như sau:“Tất cả mọi sự,mọi vật đều có nguyên nhân của nó”.Tuy nhiên,một mình nhân không đủ để gây ra quả mà cần phải có nhiều duyên hỗ trợ .Trợ duyên giúp việc gây quả gọi là thuận duyên,ngược lại chướng duyên ngăn việc gây quả gọi là nghịch duyên .Nói một cách khác:Có quả tất có nhân nhưng có nhân chưa chắc sẽ có quả !Vì việc gây quả không phải chỉ tùy thuộc vào nhân mà ngược lại còn phải nhờ thuận duyên nữa.Áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống,Đạo Phật đưa ra thuyết Nghiệp báo nghĩa là

“Trồng dưa thì được dưa,trồng đậu thì được đậu”hay là “ở hiền thì gặp lành,làm ác thì gặp ác”.Nghiệp không phải chỉ là việc làm không thôi mà nó bao gồm tất cả tư tưởng,lời nói,hành động có ý thức của chúng ta.

Những nghiệp này vốn là nhân được lưu trữ ở trong Tạng thức dưới dạng chủng tử hay hạt giống .Chỉ cần có đủ cơ duyên thì những nhân này sẽ thành quả .Qủacủa nghiệp gọi là nghiệp quả hay nghiệp báo .

Nghiệp báo có 2 loại:1/Chính báo là thần thức của chúng ta .

2/Y báo là hoàn cảnh sống của chúng ta

Quá trình tạo nghiệp và chịu quả báo nói trên thông qua 3 thời là quá khứ,hiện tại,vị lại .Do đó,chết không phải là hết .Khi chết,chỉ có hình hài tan rã,còn Tạng thức (Alạida thức) sẽ theo thần thức tái sinh vào một trong 6 cõi luân hồi tùy theo nghiệp báo .

Khác với thuyết Định mệnh theo đó,con người hoàn toàn bất lực trước sự an bài của Tạo Hóa,thuyết nghiệp báo tôn trọng quyền tự do của con người trong việc kiến tạo tương lai của mình .Thực vậy,tuy làm ác nhưng nếu cá nhân đó biết ăn năn,sám hối,làm các việc thiện,phóng sinh,bố thí nghĩa là tạo nghịch duyên ngăn không cho ác nhân kết thành quả khổ hoặc ít ra cũng làm giảm nhẹ nghiệp quả.Nếu người đó mới qua đời,chúng ta có thể thỉnh các tăng ni hoặc ban hộ niệm tụng kinh,niệm phật,trì chú thì người đã quá vãng có thể chuyển hóa phần nào được nghiệp chướng .Đây là quan niệm rất độc đáo của Phật giáo về nhân sinh .

B- ĐẠO PHẬT CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO NGƯỜI SẮP LÌA ĐỜI ? Theo Đạo Phật,chết không phải là hết như đã trình bày ở phần trên mà chỉ là cơ hội để giải thoát (theo Tử thư Tây Tạng) hoặc làm lại cuộc đời trong một kiếp khác nên Đạo Phật mới khuyên chúng ta sám hối lỗi lầm và tịnh tu 3 nghiệp .Ba nghiệp là nghiệp của Thân,Khẩu,Ý mà quan trọng nhất là Ý vì từ nghiệp của Ý mới kéo theo nghiệp của Khẩu và nghiệp củaThân.Ngoài ra,nghiệp quá khứ không quan trọng bằng nghiệp hiện tại vì nghiệp quá khứ đã xẩy ra rồi,ta không sửa được mà chỉ có thể sám hối,còn nghiệp hiện tại thì ta có thể chủ động được .Do đó,người sắp lìa đời cần phải đặc biệt lưu ý đến những gì mình nghĩ,nhớ,ao ước,nói và làm .Cận tử nghiệp này sẽ ưu tiên quyết định nơi mà người đó sẽ tái sinh .Theo Tử thư Tây Tạng,việc thần thức rời bỏ thể xác được khởi sự vào lúc người đó rơi vào bóng tối cận tử và có cảm giác như đang bay rất nhanh trong một hang tối với tiếng gió rít bên tai.Khi gió ngưng bặt và bóng tối tan đi thì thần thức,giống như con rắn vừa lột xác,có thể quan sát cái thân mà nó bỏ lại,để ra đi.Thần thức lúc đó bay lượn quanh xác mình,rất tỉnh táo và biết hết mọi chuyện xẩy ra mặc dù không còn ngũ quan nữa .Chính lúc này,thân nhân đừng nên than khóc,nhất là để nước mắt rơi trên xác khiến thần thức càng quyến luyến đau khổ hơn .Thần thức thấy được mọi người,nghe rõ ràng họ nói nhưng thân nhân thì không thấy hoặc nghe họ được. Đây là thời gian rất tốt để trợ niệm và thường nằm trong khoảng 8 giờ đầu kể từ khi người đó tắt thở.Người Tây Tạng thường trợ niệm trong 3 ngày rưỡi hay 4 ngày.Trong điều kiện ở Việt Nam,chúng ta nên làm như người Tây Tạng nhưng còn ở ngoại quốc,xác chết phải để trong phòng lạnh của nhà quàn nên chúng ta cố gắng trợ niệm trong 8 giờ trước rồi 3-4 ngày sau,khi làm lễ phát tang và cầu siêu,chúng ta mời quý Thầy,bà con và bạn bè tới trợ niệm và cử hành tang lễ.Khi an táng xong xuôi,chúng ta liền rước vong linh lên chùa để cầu siêu trong 7 tuần liền,mỗi tuần một lần .

Trợ niệm và Cầu Siêu rất khác nhau:-Trợ niệm gồm 2 việc chính;Một là nhắc nhở người sắp chết ,đang chết hay mới chết phải lo niệm Phật cầu sinh Cực Lạc và hai là niệm Phật hiệu để hối họ niệm theo .-Cầu siêu là chúng ta có thể hoặc dùng tên mình hoặc thay vong linh,cúng dường,sám hối,tụng kinh,niệm Phật hay trì chú .Rồi đem phúc đức tạo được hồi hướng cầu cho vong linh vãng sinh Cực Lạc,hóa sinh lên Trời hay tái sinh làm người .

VI-KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ CẬN TỬ.

A-KINH NGHIỆM CẬN TỬ (NDE=NEAR DEATH EXPERIENCE)Từ lâu, điều bí ẩn về sự tồn tại mối liên hệ giữa con người và những thế giới khác đã trở thành một đề tài hấp dẫn giới khoa học.Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có hay không sự tồn tại ranh giới giữa sự sống và cái chết, hay điều gì sẽ xảy ra với ý thức của con người khi chết đi? Các nhà khoa học đã phát hiện ra những câu chuyện thú vị về các trường hợp bệnh nhân từng trải qua hiện tượng có tên gọi khoa học là “cận tử”.Nghiên cứu về các trường hợp cận tử trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tại Trường đại học Southampton (Anh) đã tập hợp được nhiều tài liệu giá trị phục vụ việc nghiên cứu khoa học về trạng thái cận tử. Nghiên cứu hơn 1.500 bệnh nhân bị mắc bệnh tim trong vòng 3 năm, mục đích của các nhà khoa học ngoài việc tìm cách điều trị, còn nhằm tìm hiểu về hiện tượng gì sẽ xảy ra khi trong cơ thể con người không còn hoạt động của tim và não. Công trình nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm của hàng loạt các trung tâm khác nhau tại Mỹ, bao gồm các trung tâm nghiên cứu thuộc các bệnh viện ở Cambridge, Birmingham và Swansea… Tại nơi điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim trong các trung tâm này, hàng loạt thiết bị máy ghi hình, máy chụp ảnh tự động được lắp đặt nhằm theo dõi những hiện tượng xảy ra đối với bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Những bệnh nhân trải qua hiện tượng cận tử sẽ kể lại với các bác sĩ những sự việc mà họ đã nhìn thấy trong khi ý thức rời khỏi cơ thể họ (khi xảy ra những sự việc này, bệnh nhân hoàn toàn ở trong trạng thái hôn mê).Sau đó, những sự việc này được đem so sánh với những hình ảnh đã được ghi lại bằng các thiết bị ghi hình và máy chụp ảnh tự động.Theo TS. Sam Parnia , người đứng đầu chương trình nghiên cứu về ý thức con người của Mỹ, thì việc bố trí một cuộc theo dõi và so sánh nêu trên sẽ giúp loại bỏ giả thuyết cho rằng cái chết chỉ là một hiện tượng đơn lẻ. Ông cho biết: Chết không phải là một khoảnh khắc đặc biệt, thay vào đó, nó là một quá trình bắt đầu từ khi tim ngừng đập, phổi ngừng hoạt động, hoạt động chức năng não dần bị suy giảm và ý thức rời khỏi cơ thể con người. Quá trình này nhìn từ khía cạnh sinh học, thì tương tự như khi người ta rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Nó có thể diễn ra và kết thúc trong vòng một vài giây cho tới một giờ hoặc hơn thế. Tuy nhiên, trong khi diễn ra cái chết, dưới sự can thiệp của các thiết bị y tế, quá trình này bị cản trở, nhịp tim được phục hồi lại bình thường và quá trình diễn ra cái chết kết thúc, bệnh nhân sống lại. Trong số hơn 1.500 bệnh nhân được theo dõi nêu trên, các bác sĩ cho biết có 10-20% số bệnh nhân từng trải qua hiện tượng tim bị ngừng đập và chết lâm sàng vẫn duy trì được nhận thức tỉnh táo. Trong khi chết lâm sàng, họ vẫn nhận biết được chi tiết các sự việc đã diễn ra xung quanh nơi giường bệnh của mình.Heather Sloan – một y tá làm việc tại Southampton (Anh) cho biết: Cô từng bị rơi vào trạng thái cận tử bí ẩn khi bị một cơn sốc do chảy máu nội tạng. Điều cuối cùng mà cô nhớ được là việc cô được đưa vào bệnh viện.Sau đó, cô nhận thấy mình đang đứng cạnh giường của một bệnh nhân.Theo thói quen nghề nghiệp, Sloan bắt đầu tiến hành các thao tác kiểm tra nhiệt độ và huyết áp cho bệnh nhân.Song cô bất ngờ nhận ra rằng bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh đó lại chính là cơ thể của mình.Cô Heather cũng kể lại rằng: Khi ấy cô có cảm giác như mình đang từ từ bay lên không trung. Phía trên đầu là hàng trăm người đang đứng đợi cô, họ nói cho cô biết rằng cô đã bị mất đứa con nằm trong bụng mình.Y tá Heather bất chợt nhận ra rằng mình đang bị chết.Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, Heather đột ngột thoát khỏi tình trạng cận tử.Cô dường như quay trở lại với thể xác của chính mình và tỉnh lại. Khi tỉnh lại, các y tá kể lại cho Heather biết là cô vừa bị mất đứa con chưa kịp chào đời, điều mà trên thực tế, cô đã biết trước trong lúc rơi vào trạng thái cận tử. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã giúp y tá Heather Sloan hiểu được cảm giác khi ý thức rời khỏi cơ thể cô là một hiện tượng khoa học. Việc người bệnh thường nhìn thấy mình bị rơi vào một đường hầm tối đen và vầng sáng ở cuối đường hầm hay gặp lại những người thân đã quá cố đôi khi chỉ là một ảo giác. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì đây vẫn còn là một vấn đề khó lý giải.Trường hợp của Gary Williams – một bệnh nhân người Anh là một ví dụ khác về hiện tượng cận tử xảy ra trong bệnh viện. Gary kể lại rằng anh phải trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm vì mắc bệnh tim. Các bác sĩ đã bơm vào cơ thể anh một loại thuốc kháng sinh mà Gary vốn bị dị ứng với nó. Mặc dù trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật, bản thân Gary đã được gây mê và không biết gì, song ngay sau khi hiện tượng dị ứng với kháng sinh xảy ra, anh bỗng nhận thấy dường như anh đang lơ lửng và đang từ từ bay lên không trung, thoát khỏi cơ thể đang nằm bất động của mình. Bệnh nhân cũng cho biết, khi đó anh nhìn thấy chị gái mình đang ở bên cạnh giường bệnh và cầu xin các bác sĩ điều gì đó.Ngay sau đó Gary nhìn thấy các bác sĩ tiến hành tiêm cho mình.Anh bỗng nhiên có cảm giác như mình bắt đầu hạ thấp xuống và quay trở lại với cơ thể đang nằm yên bất động trên giường bệnh.Ngay sau khi tỉnh lại, Gary đã kể lại toàn bộ câu chuyện của mình cho các bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho anh, và các bác sĩ khẳng định rằng hiện tượng mà anh gặp phải chính là một dạng cận tử.Trong trường hợp của một bệnh nhân khác sống tại Paris (Pháp), một phụ nữ có tên là Mulholland kể lại rằng bà đã từng chết và cảm nhận thấy cái chết của mình khi tim ngừng đập. Bà thấy mình đang rời khỏi thân thể và từ từ bay lên trần nhà. Trong lúc ấy, mặc dù các bác sĩ khẳng định là cơ thể bệnh nhân đã được gây mê và không hề nhận biết được gì, song khi bà Mulholland kể lại cho họ nghe những gì bà đã nhìn thấy trong phòng phẫu thuật của mình và những gì các bác sĩ đã thao tác trong quá trình tiến hành phẫu thuật cho bà, thì họ vô cùng ngạc nhiên. Bà Mulholland cũng cho biết: Khi đang dần bay lên không trung, bà đã ra sức để với xuống, chỉ vì không muốn xa rời chồng và con gái, nên bà đã cố không để mình rời khỏi cơ thể đang nằm bên dưới. Sau ca phẫu thuật, bà Mulholland đã tỉnh dậy và biết rằng mình đã rơi vào trạng thái cận tử.Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, bà không thể vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và đã chết thực sự.Trong một số trường hợp khác, tác giả của cuộc gặp gỡ và nói chuyện với nhiều trường hợp bệnh nhân từng trải qua hiện tượng cận tử, y tá Shirley Learthart kể lại rằng: Trong suốt 10 năm phục vụ trong các bệnh viện của Anh, bà đã từng tiếp xúc, nói chuyện và nghe rất nhiều câu chuyện từ những bệnh nhân khác nhau bị rơi vào cận tử. Họ không quen biết nhau, song tất cả những câu chuyện mà họ kể về tình trạng họ từng trải qua thì đều có một nội dung khá tương tự nhau. Trong thời gian trải qua cận tử, họ hầu như đều bị rơi vào một đường hầm tối đen với duy nhất một nguồn ánh sáng chói chang ở phía cuối đường hầm. Họ đang tiến về phía ánh sáng ấy, thì bỗng nhiên, như bị kéo trở lại và sau đó thấy mình tỉnh lại.Qua các trường hợp thực tế đã xảy ra, hiện tượng cận tử ít nhiều đã được chứng minh về sự tồn tại của nó.Đó là sự tồn tại của ranh giới giữa sự sống và cái chết. Và theo như nhận xét của nhiều nhà khoa học, điều này cũng minh chứng cho giả thuyết: Chết không có nghĩa là “chấm dứt” tất cả, con người chỉ chuyển đổi sang một dạng trạng thái khác, một trạng thái hữu thức, song vô hình mà khoa học vẫn đang tiếp tục đi tìm lời giải đáp.

B-SỰ THAM GIA CỦA KHOA HỌC VÀO CÕI CHẾT Năm 1928, bác sĩ George Ritchie, giáo sư môn tâm thần học tại Đại học Y khoa Virginia, Hoa-kỳ, cho xuất bản cuốn Return from Tomorrow (Trở về từ ngày mai), trong đó, ông kể lại chi tiết những cảnh tượng mà ông đã trải qua trong một cơn chết đi sống lại hồi còn trai trẻ.Bấy giờ, Thế chiến I (1914-1918) đang diễn ra ác liệt ở Âu châu.Ritchie đang thụ huấn quân sự tại Camps Barkeley thuộc Bang Texas. Do nhu cầu quân đội, ông được cử đi học ngành thuốc tại Đại học Virginia. Chuẩn bị nhập trường thì Ritchie bỗng mắc chứng sưng phổi cấp tính. Bấy giờ, thần dược Penicillin chưa ra đời, cơn bệnh diễn tiến nguy kịch, và đêm nọ, y tá trực đã báo cáo với bác sĩ rằng bệnh binh Ritchie đang lên cơn hấp hối. Bác sĩ khám nghiệm thì thấy con bệnh đã chết, liền ra lệnh cho y tá lập thủ tục khai tử để chuyển xuống nhà xác. Khi người y tá lo xong thủ tục và trở lại phòng Ritchie thì chợt nhận ra có dấu hiệu hồi sinh, vì vị trí bàn tay thay đổi so với khi trước, liền vội vã báo cáo. Việc đưa xuống nhà xác tạm đình chỉ, bệnh binh được tiếp tục cứu chữa và theo dõi. Ba ngày sau, Ritchie mới hồi tỉnh rồi dần dần bình phục.Y sĩ trưởng Camps Barkeley, bác sĩ Donald Francis xác nhận đây quả thật là một trường hợp hy hữu trong đời làm thầy thuốc của ông.Đối với Ritchie, cũng hy hữu không kém. Sự việc chết đi sống lại chỉ diễn ra trong vòng 9 phút ,thời gian người y tá trực đi làm thủ tục, nhưng là 9 phút đầy ý nghĩa vì ông đã trải qua một kinh nghiệm hiếm có trên đời: kinh nghiệm về cái chết. Theo ông kể lại, bấy giờ là vào khoảng nửa đêm, ông thấy mình đang ở trong một căn phòng nhỏ. Sực nhớ là phải đón chuyến xe bus để nhập trường cho đúng ngày, bèn vội vã đi tìm quần áo để cho vào túi xách. Tìm mãi chẳng thấy đâu, Ritchie nghĩ rằng có thể quần áo để dưới gầm giường nên đi đến bên giường để tìm, cũng chẳng thấy gì cả, nhưng lại thấy trên giường có một thanh niên tóc nâu hớt ngắn đang nằm, không để ý là ai. Ông bỏ ra ngoài phòng, gặp một người trung sĩ ở hành lang, bèn lên tiếng nhờ chỉ giúp quần áo để đâu. Anh chàng này dường như không nghe câu hỏi mà cũng không trông thấy Ritchie, cứ lẳng lặng xồng xộc tiến đến, suýt nữa đâm sầm vào người, nếu Rithchie không nhanh chân tránh kịp.Ý nghĩ đến trường thôi thúc, ông cảm thấy cần phải lên đường, thế là tự nhiên đã thấy ở ngoài khu vực căn cứ và đang bay về hướng Richmond. Đến một nơi nọ, thấy bên dưới có một con sông rộng, vắt ngang là một cây cầu cao và dài, bên kia cầu là một thành phố lạ. Không biết đây là đâu, Ritchie nghĩ nên dừng chân để hỏi thăm đường.Vừa móng lên ý nghĩ đó thì đã thấy mình ở dưới mặt đất, chỗ có hai con đường chạy song song. Thấy có ánh sáng lấp lánh phát ra từ bảng hiệu của một ngôi nhà lợp ngói đỏ, Ritchie tiến về phía đó. Tới gần, mới biết đó là bảng quảng cáo bia Pabst Blue Ribbon treo ở cửa sổ, còn bảng hiệu thì đề hai chữ Cafe. Thấy có người đang trên đường tiến vào quán, Ritchie tiến đến và lịch sự hỏi "Xin cho biết đây là thành phố nào?".Nhưng, thật là ngạc nhiên, anh ta dường như chẳng nghe mà cũng chẳng thấy Ritchie, cứ lầm lũi mà đi. Tưởng anh ta điếc, ông tiến đến bên cạnh, lấy tay vỗ vào vai và lập lại câu hỏi. Lần này lại càng ngạc nhiên hơn, vì tay như đập vào khoảng không, và hai người gần nhau cho tới nổi ông thấy được cả sợi râu chưa cạo trên má, vậy mà anh ta vẫn tỏ ra không hay biết gì cả!Ritchie bỏ đi hỏi đường ở một người khác, nhưng lần này cuộc đối thoại câm điếc cũng lại tái diễn. Một cảm giác cô đơn chợt đến với Ritchie. Thấy rằng việc đi Richmond có vẻ vô ích quá, vì dường như chẳng có ai biết sự hiện diện của ông cả, nên quyết định hãy trở về chốn cũ, nơi có nhiều người quen. Ông nghĩ rằng mình đã chết và muốn hồi sinh, nhưng giữa đêm tối mịt mùng như thế này, làm sao tìm ra cái xác của mình giữa 5,000 tân binh lúc nhúc trong các phòng? Sực nhớ bàn tay trái có đeo chiếc nhẫn Phi Gamma Delta, Ritchie cứ theo đó mà tìm và quả thật đã nhận ra được. Ông cố gắng lật tấm vải che để nhập xác hồi sinh nhưng không thể nào làm được, bèn ngồi thừ bên giường với tâm trạng buồn bã. Lúc đó, tự nhiên trong phòng sáng rực lên một cách lạ kỳ, như "có cả triệu ngọn đèn hàn cùng bật lên một lúc", dù Ritchie biết chắc rằng trong phòng chỉ có mỗi một ngọn đèn 15 watts. Và rồi có người vào phòng, một người có vẻ lạ lùng, khác thường, như bằng ánh sáng. Ông không thấy rõ mặt, và người đó hẳn là chưa bao giờ quen biết, nhưng tự nhiên ông cảm thấy từ nơi người-ánh-sáng ấy toát ra một năng lực diệu kỳ, đem lại cho ông một cảm giác an lạc, thư thái, như được che chở trong tình thương yêu, đùm bọc. Bằng cách nào đó, người ấy đã cho Ritchie thấy lại toàn bộ cuộc đời đã qua, và hỏi "Con đã làm những gì trong cuộc đời của con?".

Rồi người đó dẫn Ritchie đi xem những cảnh giới lạ lùng, gây cho ông một ấn tượng sâu xa, nên khi kể lại, ông đã gọi đó là "một chuyến du lịch học hỏi" (an education tour).. Chẳng hạn, ở một nơi nọ, ông thấy những người đam mê sắc dục đang đau khổ vì thèm muốn nhưng bất lực; những người nghiện rượu không thể nào đưa tay lấy được ly rượu đang để ở trước mặt, đành thèm thuồng đứng nhìn kẻ khác uống rượu ngon lành. Rồi lại thấy cảnh những người tự tử vì tuyệt vọng, nhưng chết rồi mà tuyệt vọng vẫn còn nguyên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn về sự sống bên trong người chết

Sự phát hiện của Tiến sĩ Honglin Zhou là vô cùng quan trọng cho bước đi song hành của khoa học và Phật giáo. Giúp cho con người hiểu rõ hơn về nguyên lý sống, chết, và hỗ trợ thi thể ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Bởi vừa dứt hơi thở, nhưng chưa thật chết hẳn, thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những diễn biến quan trọng nằm ở cấp độ tế bào. Mỗi tế bào có một màng bao bọc khá chặt ở bên ngoài để lọc các phân tử không cần thiết cho các chức năng hay sự tồn tại của nó. Khi một tế bào sắp chết, màng bao bọc bắt đầu suy yếu. Tùy thuộc vào từng trạng thái của tế bào chết, một trong ba điều sẽ xảy ra: nó sẽ gửi tín hiệu “hãy tiêu diệt tôi” tới một tế bào làm nhiệm vụ bảo dưỡng để tế bào này “ăn” và tái chế vật chất bên trong nó; nó sẽ tự hủy; nó vỡ tan và phun vật chất ra môi trường xung quanh, gây viêm nhiễm và làm tổn thương mô hơn nữa. Nếu tính toàn vẹn của màng bao ngoài bị phá vỡ, số phận của tế bào sẽ chấm dứt.

Khi oxy, dưỡng chất mà tế bào nhận từ máu bị cắt đột ngột, tế bào vẫn có thể duy trì sự tồn tại trong màng của nó trong thời gian khá dài. Sự sống vẫn tồn tại vài ngày sau khi con người rơi vào trạng thái vô thức.[1].

Sự phát hiện của Tiến sĩ Honglin Zhou là vô cùng quan trọng cho bước đi song hành của khoa học và Phật giáo. Giúp cho con người hiểu rõ hơn về nguyên lý sống, chết, và hỗ trợ thi thể ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Bởi vừa dứt hơi thở, nhưng chưa thật chết hẳn, thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác.

Dân Việt mình có câu rất hay “một nhà có việc trăm nhà đều quan tâm lo lắng giúp đỡ”. Vì thế, nên khi hay tin người bạn thân của mình bệnh nặng, thì bạn bè thường hay thăm hỏi. Do đó, hãy thể hiện sự thướng mến của mình trong giờ phút quan trọng bằng cách cùng hiệp lực với những người khác niệm Phật. Nếu không quen niệm, thì chúng ta cũng không nên nói những chuyện gì khác gây ồn ào uyên náo. Vì người đang nằm đó vẫn còn biết mọi chuyện đang xãy ra quanh mình. Họ đang khao khát cần sự giúp đỡ của chúng ta, như người sắp chết đuối mong chúng ta cứu vớt họ vậy!

Kinh Báo Hiếu dạy: “cứu đảo huyền” cứu cái khổ của người đang bị treo ngược. Vậy mà có những nơi lúc đang cần thanh tịnh và phước báu thì lại mổ trâu heo gà vịt để thiết đãi thân tộc bạn bè. Thậm chí vừa rồi ở Hải Phòng phát văn bản báo tang đến các doanh nghiệp, kèm theo chức vụ và mộc đỏ nơi mình đang phục vụ?

Thử đặt câu hỏi chúng ta đang giúp ai? Tổ chức lình đình chè cháo no say, nhằm làm hài lòng người đến phúng viếng. Hóa ra chúng ta đang vận dụng tình thế người đang nằm đó để khoe với thiên hạ “tôi” hiếu thảo, hoặc thể hiện đẳng cấp qua tang lễ, cách làm đó hoàn toàn không có giá trị về tâm linh.

Tham khảo cách tổ chức lễ tang ở Ấn, chúng ta thấy họ dành tất cả những gì thiêng liêng nhất cho người đang nằm đó. Khi hay tin buồn, người thân đến vái chào nhau qua loa đồng thời nói năng rất khẽ, rồi tự tìm cho mình một chỗ ngồi dùng tràng hạt hoặc ngồi tĩnh lặng, phút giây đó nếu nhận cuộc điện thoại, tự thân bước ra ngoài xa.

Thời gian khoảng 2 giờ chờ làm sạch thi thể. Tất cả những người có mặt theo sự khởi xướng của một người lớn tuổi chấp tay tụng một thời kinh khoảng 20 phút. Sau đó đưa thi thể đi hỏa táng.

Không tổ chức ăn uống hay đàn ca xướng hát trong thời gian tổ chức tang lễ. Sau 49 ngày mới làm cơm thiết đãi, nhưng hoàn toàn chay lạt. Tuyệt đối không có rượu chè say sưa. Cách làm đó của người dân Ấn theo đạo Hindu đã làm và duy trì trên 3.000 năm qua. Đáng để chúng ta quan tâm.

Còn những ai có hữu duyên với Phật pháp thì nên tổ chức cho một sự ra đi của người thân nhẹ nhàn trang nghiêm thanh tịnh theo lời chư Tổ dạy:

a) Trong lúc hộ niệm cho người bệnh hấp hối sắp lâm chung. Tối kỵ nhứt là gây xáo trộn khóc than trong giờ phút nầy. Những ai không dằn lòng được xúc động, thì tốt hơn hết là nên mời họ bước ra ngoài, đừng để bệnh nhơn nghe tiếng khóc than.

B) Thái độ và cung cách, nhứt là lời nói đối với người bệnh phải hiền hòa dịu ngọt, nên khuyến nhắc người bệnh nhớ niệm Phật và cần gợi lại những công hạnh mà người bệnh đã thực hiện.

c) Tùy trường hợp, hoàn cảnh nơi bệnh nhơn nằm, mà linh động niệm Phật to tiếng hoặc nhỏ tiếng, tốt hơn hết là chỉ niệm Phật cho bệnh nhơn vừa đủ nghe. Phải niệm chậm rãi và từng chữ cho thật rõ ràng.

d) Trong phòng bệnh, ngoài tiếng niệm Phật ra, tuyệt đối phải giữ yên lặng, không được nói chuyện ồn ào làm loạn tâm người bệnh.

e) Khi người bệnh đã thật sự tắt thở, cứ để như vậy mà chí thành niệm Phật liên tục, không nên sửa làm động đậy thi thể, ít nhứt là 2 tiếng đồng hồ. Vì mới tắt thở, thần thức chưa rời khỏi xác thân. Ý thức cảm thọ khổ đau, hoặc sinh lòng quyến luyến, đó sẽ là điểm khởi đầu cho sự hình thành ở tương lai, đối với Phật giáo Tây Tạng gọi là chuyển di tâm thức, gọi với cách nào cũng được bởi “tâm sinh muôn pháp sinh”.

Quan điểm trên, những người trong thân quyến đóng vai trò khá quan trọng. Đồng thời có sự gia trì của đạo tràng niệm Phật, lực gia trì của chư tăng nếu có quả là tuyệt vời. Hãy thật sự thương người thân của mình và hãy làm những đều cần thiết trong giờ phút quyết định cuộc đời vui hay khổ cho đời sống kế tiếp.

10.04.2012

Lệ Thọ

daophatngaynay.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

vấn đề mà chị Wild đặt ra

Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?”

chỉ có ý nghĩa khi có sự tồn tại của một linh hồn bất biến. Xu hướng này một phần giống với tư tưởng Ấn độ giáo khi cho rằng trong mỗi chúng ta có tồn tại một tiểu ngã, được hình thành từ đại ngã và sẽ trở về với đại ngã. Nhưng ở đây- theo tư tưởng Mật giáo Tây tạng- có nâng cấp hơn một chút là tiểu ngã có thể được thăng hoa nhờ tu tập để trở thanh siêu ngã (Phật, Bồ tát), và tồn tại mãi mãi trong cảnh giới an lạc !?

Có lẽ chúng ta nên xem kỹ lại nhữmg lời gốc Phật dạy (chỉ có trong kinh Nguyên thủy), những lời chân xác nhất, thiết thực nhất có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề hiện tại và chấm dứt mọi sự tìm cầu ngay trong kiếp này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra đó là câu hỏi mà Đạt ma sư tổ tìm được trong 1 cái túi vải của 1 sư tổ: Trước khi sinh ra ai là ta, khi sinh ra rồi ta là ai

Vì câu hỏi này mà Đạt ma sư tổ đã bỏ tước vị hoàng tử kế vị để đi tu

Sau khi tu đắc đạo, lúc này có người hỏi ông là : khi chết đi, ông là ai ?

Đạt ma đã trả lời : ta không biết, vì ta chưa chếtPosted Image

Trong 1 cuộc hội thoại khi vũ vương hỏi : Bây giờ ông là ai ? Đạt ma trả lời : ta không biết Posted Image

Vì thế người ta nói ông đã chứng đạo đạt đến vô ngãPosted Image

Khi được hỏi về điều gì sau khi chết : Phật Thích ca im lặng không trả lời

Thiền là trạng thái không biết được ta ko dùng nó để tìm hiểu như thế thì để tìm hiểu được chết đi như thế nào có mỗi 2 cách:

- Chết

- Có người chết rồi quay lại kể cho nghe

Nhưng mà theo như những bài về cận tử ở trên chúng ta thấy là Cận tử cũng chỉ là cận tử, cận tử chưa phải là chết, đằng sau và tiếp theo nó sẽ có diễn biến ra sao chúng ta không thể biết.

Thế là giờ chỉ có mỗi Thiền là dùng được, cái này gặp những vấn đề trở ngại, khó như là việc phân tích giấc mơ mà lại còn ko phải giấc mơ của mình, người mà đi làm cái việc đó, sử dụng những kết quả từ nó đem vào 1 ngành khoa học mới " Phân tâm học" thì chắc mọi người đều biết ông đã khó khăn như thế nào ( Sigmund Freud )

Spirit tạm định nghĩa Thiền là như sau : Thiền là việc dừng lại hoạt động hữu thức + X ( X biến thiên). Ở đây có các khả năng:

- trạng thái "đại bác bắn bên tai không biết", trạng thái mê đần, não cực kỳ trì trệ không còn khả năng phản ứng trước bất cứ gì, chết giả.

- trạng thái trong Mơ, rất đơn giản khi không nghĩ gì nữa thì Mơ xuất hiện, ngủ ngày Posted Image. Đây là những giấc mơ với hình ảnh biến dạng, giấc mơ hình ảnh không biến dạng nhưng đa phần ngủ ngày là những giấc mơ không biến dạng.

- Trạng thái của Phật : Dừng lại toàn bộ hoạt động hữu thức mà lại không là Mơ, vẫn đang cảm nhận hiện thực hoàn toàn không những vậy cảm nhận được đầy đủ trọn vẹn nhất, mẫn cảm cao nhất.

Về những giấc mơ

Mỗi tế bào nào của chúng ta hoạt động giống như đèn tắt/bật nghĩa là nó chỉ biết hoạt động có logic, mang tính nhân quả phản xạ trước tác, kể cả sự tưởng tượng, trừu tượng cũng không nằm ngoài hoạt động này. Thế nhưng giấc mơ thì hoạt động của nó lại khác hẳn. Tự do liên tưởng đây chính là bí ẩn lớn nhất, không ai có thể tạo ra được 1 cái gì mà có tính tự do liên tưởng như thế của bộ não.

Giấc mơ có thể đến từ những trạng thái của cơ thể ( răng sâu đang nhức nhối trực nhổ sẽ là những hàng học sinh xếp hàng, hành lang lâu đài sẽ đường ruột ....nhiều bệnh có thể chẩn đoản dựa vào giấc mơ), đến từ tác động bên ngoài như chuông đồng hồ reo bên ngoài làm bên trong mơ thấy làm vỡ cốc chẳng hạn, đến từ trạng thái tinh thần ví dụ như lo âu, buồn phiền nhiều, mong ước suy nghĩ nhiều ...

Và điều khó hiểu quan trọng nhất đó là những giấc mơ về thế giới bên kia và tương lai đã trở thành hiện thực

Có những cái trở thành sự thật nhưng tất cả vẫn chỉ là giấc mơ. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy thế giới tâm linh trong những giấc mơ của ngay cả các thiền sư cũng khác nhau, người Ấn mơ thấy khác, người trung quốc mơ thấy khác, người tây tạng mơ thấy khác....

Người bảo các vong linh không thấy được ta như ta thấy ta, chỉ thấy phần vía của ta, trong thế giới của người khác thì lại đầy đủ trọn vẹn.

Và giấc mơ rốt cùng vẫn chỉ là mơPosted Image. Giấc mơ có thể có những phát minh của Tesla hay tương lai Vanga nhưng bản chất vẫn là mơPosted Image

Chết đi rồi Spirit tin rằng mỗi người sẽ có 1 giấc mơ, riêng có và độc nhất không giống như bất kỳ mô tả nào và tất nhiên nó tương đương nhân quả nghiệp báo. 1 giấc mơ sẽ chìm vào sâu giấc ngủ mà không biết khi mở mắt ra sẽ ra sao chỉ vậy thôi.

Cái anh mà cận tử bay lên gần chết rồi nhìn thấy chị gái đã khuất như đang van xin các bác sỹ, và cái anh mà chạy đi đến bến xe bus đó đó thực ra đang mơ thôiPosted Image

Chốt lại vẫn là không biếtPosted Image, lải nhải cafe nãy giờ mong mọi người thông cảm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay