Thiên Đồng

Trò Chơi Dân Gian Việt Nam

55 bài viết trong chủ đề này

Đánh Khăng

Một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay

Posted Image

Posted Image

Đánh khăng, còn gọi là chơi khăng là một trò chơi dân gian của Việt nam. Đây là trò chơi tập thể ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai và được thấy ở nhiều sắc tộc trên khắp lãnh thổ Việt nam.

Dụng cụ :

Posted Image

Dụng cụ đánh khăng rất đơn giản, bộ khăng chỉ gồm hai thứ là cáicon hay là cọn, có nơi gọi là gà mẹgà con. Cáicon là những thanh gỗ hình trụ có kích thước và trọng lượng phù hợp với người chơi. Cái có độ dài vừa phải tùy theo người chơi và thường từ 30cm đến 40cm, đường kính khoảng 2cm đến 3cm. Con có chiều dài phổ biến trong khoảng từ 1/3 đến 1/2 chiều dài của cái. Dụng cụ đánh khăng thường được làm từ những loại gỗ không quá nhẹ để có thể bay xa nhưng không quá nặng dễ gây nguy hiểm khi chơi. Trẻ em thường kiếm những cành tre đực hay cành cây có đường kính và chiều dài thích hợp và chặt ra làm dụng cụ đánh khăng.

Sân chơi :

Posted Image

Đây là trò chơi tập thể nên sân chơi thường là bãi trống, đường đi...có mặt bằng tương đối phẳng. Sân chơi hình chữ nhật, kích thước linh hoạt và diện tích tùy thuộc số lượng người chơi để có mật độ hợp lý. Một đầu của sân chơi khoét một lỗ nhỏ hình chữ nhật có một cạnh ngắn hơn hướng về phía kia của sân chơi, gọi là . Trẻ em tường dùng chính dụng cụ chơi để khoét trên nền đất, nếu gặp nền sân chơi cứng thì hay dùng một hoặc hai miếng gạch, đá kê song song và sát nhau làm . Chiều rộng của hoặc khoảng trống giữa hai miếng gạch, đá...hơi nhỏ hơn con một chút để có thể đặt con nằm ngang lên trên . Cách một cự ly hợp lý (thường từ 2m đến 3m hoặc quy ước chặt chẽ hơn là 10 lần chiều dài của cái...) kẻ một vạch ngang để làm mốc. Trường hợp sân chơi có không gian quá rộng thì kẻ hai vạch biên dọc từ đến cuối sân để giới hạn chiều rộng. Những chỗ chơi có biên dọc sẵn có như đường đi, sân dài vừa phải rất thuận tiện cho đánh khăng.

Kỹ thuật :

Kỹ thuật đánh

- Khấc: là kỹ thuật một tay cầm cái, tay kia đặt con tiếp xúc với cái sau đó buông tay giữ con ra đồng thời dùng cái hất con lên rồi đánh nhẹ cho con nảy trên không với mục đích càng được nhiều lần càng tốt cho đến khi con bị rơi xuống đất. Mỗi lần cái chạm vào con tính là một lần khấc. Trong kỹ thuật khấc có thể dùng cái đánh vào điểm bất kỳ của con hay yêu cầu cao hơn là chỉ đánh vào đầu mút của nó (nếu đánh theo yêu cầu này thì khi chuẩn bị phải để con theo chiều thẳng đứng, một đầu tiếp xúc với cái).

- Cầy hay còn gọi là dích (ở miền Trung): là kỹ thuật để con nằm ngang trên rồi dùng cái đặt xuống dưới con để hất con bay đi. “Dân ta” hay gọi là con ki lô

- Mắm hay phạt: là kỹ thuật cầm cả cái lẫn con bằng một tay sau đó tung con lên rồi dùng cái đánh con bay đi.

- : là kỹ thuật khó nhất của đánh khăng, con được đặt nằm dọc theo , một đầu (thường là đầu hướng về phía cuối sân), ghếch lên thành ; người chơi dùng cái gõ vào đầu ghếch lên sao cho con nảy lên; trong khi con chưa chạm đất, dùng cái đánh con bay đi. Nếu dùng gạch, đá... làm thì kê con ghếch một đầu lên miếng gạch để thực hiện kỹ thuật này.

Luật chơi

  • Mục tiêu để giành chiến thắng: thực hiện lần lượt các kỹ thuật đánh để giành được càng nhiều điểm càng tốt hoặc đạt số điểm mục tiêu trước đối phương.
  • Trò chơi này dành cho hai người trở lên, có thể chơi theo thể thức từng người thi đấu vòng tròn tính điểm hoặc chia thành hai đội chơi có số lượng người bằng nhau và tính điểm đồng đội bằng cách cộng điểm của các thành viên. Để xác định người chơi hoặc đội chơi được quyền đánh trước, những người tham gia thường thực hiện kỹ thuật khấc, người chơi có số lần khấc nhiều hơn được quyền đánh trước. Nếu chơi đồng đội thì mỗi đội cử ra một đại diện để khấc. Một cách xác định quyền đánh trước khác là thay vì thực hiện kỹ thuật khấc sẽ thực hiện kỹ thuật mắm, người đánh được con bay xa hơn có quyền đánh trước.
  • Thể thức ghi điểm: người chơi khi đến lượt sẽ lần lượt thực hiện các kỹ thuật cầy, mắm cho đến để ghi điểm tích lũy. Khi đánh cầy hoặc , con đặt tại còn ở động tác mắm, người chơi cầm con đứng ở sát vạch ngang làm mốc để đánh. Khi một người tìm cách ghi điểm, đối phương sẽ cố gắng cản phá. Những người cản phá đứng ở phía trên vạch ngang làm mốc theo hướng đánh và bao gồm mọi người chơi còn lại nếu chơi theo thể thức cá nhân vòng tròn tính điểm hoặc toàn đội đối phương nếu chơi đồng đội. Điểm của một cú đánh chỉ có thể được tính khi con thoát khỏi sự cản phá và dừng lại trên mặt đất ở phía trên vạch ngang làm mốc theo hướng đánh. Trường hợp bên cản phá bắt được con khi nó chưa chạm đất thì người đánh không được tính điểm cho lần đánh đó và mất lượt chơi. Trường hợp những người cản phá bắt được con khi con đã chạm đất rồi nảy lên thì người bắt được sẽ thực hiện một cú nhảy ba bước về phía lò, điểm tiếp đất sẽ tính là điểm con dừng lại trên mặt đất (đương nhiên nếu điểm tiếp đất vượt quá vạch ngang làm mốc thì con cũng coi như chưa qua vạch). Sau khi đã thực hiện xong kỹ thuật có thể ghi điểm, người đánh đặt cái nằm ngang trên . Tại điểm con dừng lại trên mặt đất, một trong những người cản phá sẽ dùng con ném về phía cái sao cho nó bật ra khỏi hoặc con dừng lại càng gần càng tốt. Nếu cái không bị ném bật ra khỏi hoặc con dừng lại cách một khoảng dài hơn chiều dài của cái thì cú đánh mới được tính điểm cho người đánh. Trường hợp một trong những người cản phá bắt được con khi nó chưa chạm đất thì điểm lại được tính cho người bắt được. Cách tính điểm như sau:
  • Ở động tác cầymắm: người đánh dùng cái để đo từ đến điểm con dừng trên mặt đất, được bao nhiêu lần thì ghi được bấy nhiêu điểm.
  • Ở động tác : người đánh dùng con để đo từ điểm con dừng lại trên mặt đất về đến , được bao nhiêu lần thì ghi được bấy nhiêu điểm.
Nếu trong bất kỳ lần đánh nào, người thực hiện không ghi được điểm thì phải nhường quyền đánh cho người kế tiếp.

Một số tập quán của trò chơi

Posted Image

- Khi người đánh chuẩn bị thực hiện một cú mắm hay thường hô to một khẩu lệnh có cấu trúc cơ bản là: KTD + SD!, trong đó KTD là kỹ thuật đánh mà người đó chuẩn bị thực hiện (mắm hay ); SD là số điểm mà người đó đã ghi được. Ví dụ một khẩu lệnh đầy đủ là: Mắm 30!, người đánh chỉ bắt đầu thực hiện cú đánh khi những người cản phá đã đồng thanh hô trả lời với hàm ý đã sẵn sàng (như hô bắt hoặc bắt rồi, đón rồi). Khẩu lệnh cơ bản có thể được nối dài thêm như mắm 30, bắt chưa? hay mắm 32, đón chưa?... Nếu người đánh hô nhầm một trong hai thành phần cơ bản của khẩu lệnh có thể bị mất lượt.

- Người ghi được điểm là người tiến hành đo để tính số điểm và cho đỡ tốn thời gian, người đó thường đo khá nhanh theo cách liên tục xoay đầu mút của cái hoặc con trên nền đất. Vì thực hiện đo nhanh như thế, con hoặc cái không tiếp xúc cả chiều dài với mặt đất mà chỉ có đầu mút chạm đất nên dễ xảy ra trường hợp khoảng cách đi qua sau một lần xoay ngắn hơn chiều dài của dụng cụ đo đo đó điểm được tính nhiều hơn thực tế. Kiểu đo này trẻ em gọi là đo chân chó. Để đảm bảo tính công bằng, đối phương sẽ giám sát việc đo và nhắc nhở hoặc yêu cầu đo lại nếu tình huống đo chân chó xảy ra. Một cách thuận tiện hơn là trước khi cuộc chơi bắt đầu, ngoài vạch kẻ ngang làm mốc, người chơi sẽ dùng cái đo một cách cẩn thận rồi kẻ tiếp một số đường song song và cách đều vạch mốc những khoảng tương đương với 5 hoặc 10 lần chiều dài của cái. Khi tính điểm chỉ cần đo đến vạch gần nhất rồi tính toán ra số điểm (điểm sau cú đánh được tính căn cứ vào tỷ lệ giữa chiều dài của cáicon hoặc quy ước một tỷ lệ nào đó cho dễ tính toán).

- Phần thưởng cho bên thắng cuộc: những người thắng cuộc được nhận phần thưởng thỏa thuận từ trước và trong trò chơi này một phần thưởng rất thú vị hay được dùng là những người thua phải cõng những người thắng cuộc trên lưng. Đại diện những người thắng cuộc thực hiện một cú mắm không có cản phá, điểm con dừng lại trên mặt đất cho đến vạch ngang làm mốc chính là quãng đường những người thắng cuộc được cõng. Số lượt mà bên thua phải cõng bên thắng có thể thỏa thuận trước hoặc các đôi cõng nhau xuất phát đồng thời, khi về đến vạch ngang làm mốc, một đại diện bên thắng cầm con ném vào cái lúc này đã được đặt nằm ngang trên , nếu ném trúng thì lượt cõng lại tiếp tục hay bên thắng cuộc thực hiện một động tác mắm khác để xác định quãng đường mới.

Biến thể

Cũng như những trò chơi dân gian khác, đánh khăng có một số biến thể trong luật chơi:

  • Khi người đánh thực hiện xong một động tác có thể ghi điểm, những người cản phá thay vì dùng con ném về phía cái đặt ngang trên sẽ ném về phía sao cho nó dừng lại càng gần càng tốt. Người đánh sẽ cầm cái đứng tại chỗ, sát vạch ngang làm mốc và tìm cách đánh vào con do đối phương ném nhằm đẩy nó ra xa để có thể ghi được nhiều điểm. Tuy nhiên thể thức này thường kèm theo điều kiện đối phương có quyền cản phá và nếu họ bắt được con thì điểm khi đó thuộc về đối phương.
  • Khi thực hiện kỹ thuật , người đánh sau khi đã gõ cho con nảy lên có thể thực hiện động tác khấc không có chuẩn bị rồi mới đánh con bay ra xa. Số điểm (nếu có) sau khi xác định theo cách bình thường sẽ được nhân với số lần khấc để tính cho người đánh hoặc người bắt được con.
  • Trong lần đánh , nếu người cản phá bắt được con khi con chưa chạm đất thì người đánh không những mất lượt chơi mà còn mất toàn bộ số điểm đang có trong lượt chơi đó.
  • Khi đại diện bên thắng cuộc thực hiện kỹ thuật mắm để xác định quãng đường được cõng thì bên kia có quyền cản phá và nếu họ cản phá thành công, quãng đường sẽ bị rút ngắn lại hoặc việc cõng bị hủy bỏ.

Các bài viết khác về đánh khăng

-Về đồ chơi: Gồm "quân cái" dài tầm 30-35 cm (tại sao không chọn dài quá để tí nữa đến phần luật chơi em giải thích tiếp), và "quân con" dài 12-16 cm, cả cái và con to tầm ngón tay cái hoặc ngón chân cái người lớn (sau này theo lý thuyết "Sinh thực khí" thì nó cũng theo nguyên tắc "dùi trống"). Vật liệu thường dùng bằng tre hoặc gỗ (bằng gỗ thì phải nhà thằng nào có bố làm thợ mộc) và không thể thiếu một cái gọi là "lỗ khăng" - lỗ khăng này cũng theo nguyên tắc "Sinh thực khí" chứ không tả loằng ngoằng như cụ Sán. Thường ban đầu chỉ khoét hẹp hẹp - quá trình chơi nó sẽ "doãng" ra là vừaPosted Image. Tiếp đến là tùy theo quy ước với nhau để vạch một đường các "lỗ khăng" là bao xa.

-Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội cử ra một thằng để "khấc" (dùng quân cái tâng quân con lên như kiểu tâng bóng), bên nào khấc được nhiều thì bên ấy chơi trước chứ không ai "oản tù tì" theo kiểu nhà quê thế bao giờPosted Image. Các động tác chơi gồm 3 động tác;

+Đầu tiên là Cầy: Đặt quân con ngang miệng "lỗ khăng", người chơi khom lưng, chùng gối nửa xổm, nửa ngồi, hai tai cầm quân cái căn chính giữa 2 đùi, xiên xiên một góc 45o vào miệng "lỗ khăng" - nhẹ nhàng hay mạnh bạo tùy tính khí người chơi. Bắt đầu chơi thì người chơi miệng hô "lốc (không) cầy, chịu chưa", bên kia (bị chơi) chia quân đứng hàng ngang hay hàng dọc tính từ cái vạch trở đi để đón bắt quân con. Bên chơi hô xong, bên bị chơi đáp "chịu" thì bên chơi dùng hết sức bình sinh, mím môi, nín thở dùng lực từ bàn chân tiếp lên gối, dồn tới mông và hất (cũng có thể gọi là dập) mạnh một cái - lực từ mông sẽ ra chỗ giữa 2 đùi, truyền xuống quân cái và hất quân con đi, có người thì tì cái xuống lỗ là hất một nhát, có người thì nhấp nhấp vài ba nhát mới hất. Bên bị chơi đón nếu bắt được thì người chơi bị loại, không bắt được thì dùng quân con, đứng sát vạch kẻ và ném trúng quân cái người chơi đặt ngang "lỗ khăng" thì người chơi cũng bị loại. Không trúng thì người chơi tiếp tục chuyển sang động tác thứ hai là "Phạt".

Posted Image

+Tiếp đến là động tác "Phạt": Người chơi đứng nghiêng với "lỗ khăng", quân cái nắm trên tay, ngón tay trỏ thò ra quặp lấy quân con, mặt xoay hướng với người bị chơi và hô "lốc phạt, chịu chưa" bên bị chơi hô chịu thì người chơi tung quân con ra rồi vụt quân cái vào quân con. Động tác này thường người bị chơi tìm cách né chứ không mấy khi dám thò tay ra bắt. Trúng tay có khi gãy ngón hoặc giả vào mặt, vào đầu thì cũng biêu đầu mẻ trán. Người bị chơi chỉ nhặt quân con lên rồi đứng sát vạch kẻ và ném tới chỗ người chơi, người chơi lại nhằm quân con đó vụt đi (hình như bọn Mỹ sang ta học mót món này về chế ra món bóng Chày), vụt đến đâu thì người chơi được đo bằng quân cái (vì thế không lên chọn dài quá) từ lỗ khăng đến đó. Tùy theo ban đầu quy ước với nhau bao nhiêu (50, 100, 150,....) là thắng để sang bước tiếp theo. Trong động tác này nếu người chơi vụt hụt trong lần 1 cũng mất quyền chơi, vụt lần do người bị chơi ném trả mà không lên được qua vạch, vọt về đằng sau lỗ khăng hoặc người bị chơi tóm được quân con cũng bị loại.

+Tiếp đến động tác "Gà": cái này cụ Sán kể đúng chi tiết, động tác nhưng không có "hồn sinh thực khí" - đề nghị cụ vào kể lại. Và tất nhiên là lại đo, đủ số quy định thì chuyển sang "khấc" như lúc đầu để xác định món "thưởng" sau này. Khấc được bao nhiêu thì sẽ được "thưởng" bấy nhiêu. Số đo dư được chuyển tiếp sang động tác sau, tức là động tác "Gà" nếu đo đủ từ khi Phạt và "Cầy" nếu đo đủ sau khi Gà. Lúc này nếu người bị chơi bắt được quân con thì cả món thưởng, số dư đều mất hết và người chơi cũng mất lượt (chỗ này hơi giống giống quay phải ô "mất điểm" trong trò chơi "Chiếc nón ký diệu").

-Về món "Thưởng" thì người chơi dùng động tác Phạt, vụt quân con đi đến đâu thì bên bị chơi phải cõng bên chơi số vòng từ quân con đến lỗ khăng bằng số bên chơi khấc được. Trò này trong Hội làng thường có cả trai, cả gái tham gia. Trai thì đóng khố, cởi trần, gái thì váy suông, yếm thắm.

Biến tấu 01:

Một đội chơi, đội còn lại dàn 1 hàng ra phía trước, sau vạch quy định để đón bắt con khăng.

- Gẩy: Đặt con khăng ngang lỗ, dùng mũi quân cái gẩy đi càng xa vạch càng tốt. Bước này dễ bị đội bạn bắt được nhất, vì lực không mạnh.

- Ngoài: Nắm quân cái giơ lên theo chiều thẳng đứng bằng ba ngón giữa, áp út và út, còn ngón trỏ và cái chĩa ra phía trước, đặt con khăng lên hai ngón này rồi tung lên dùng con cái đánh mạnh vào cho bay càng xa càng tốt.

- Trong: Tương tự như ngoài, lúc này con khăng được đặt trên mu bàn tay, rồi cũng làm động tác tung lên oánh cho bay xa.

- Mắm: Cầm con cái bằng ba ngón tay, ngón trỏ và cái giữ con khăng theo chiều chéo với con cái rồi cũng tung lên oánh thật lực.

Trong 4 động tác trên, khi thực hiện xong đều phải đặt con cái nằm ngang lỗ dưới đất, đội bạn sẽ dùng con khăng ném, nếu trúng người chơi sẽ bị out. Trong trường hợp đội bạn bắt được con khăng ngay trên không, lập tức sẽ ném trả lại, người chơi lúc này phải cố gắng dùng con cái đánh trúng con khăng bật ngược lại, nếu không cũng sẽ bị out.

Nếu qua được 4 bước trên, bạn sẽ tới bước sau:

-Nhị: Cũng vẫn cầm cái bằng ba ngón tay, 2 ngón kia thì nắm một đầu con khăng, đặt theo chiều vuông góc với con cái, rồi cũng tung lên oánh cho bay thật xa. Bay xa cỡ nào thì đội bạn phải cõng mình xa chừng đó.

Trong quá trình đánh, nếu đội bạn bắt được con khăng thì người chơi bị out, để cho đồng đội khác đánh, cứ thế cho hết lượt.

Kiểu thứ hai chỉ có 2 bước là Gẩy, và Kề. Kiểu này 2 đội sẽ thoả thuận một con số cụ thể nào đó như cụ Hút đã trình bày.

- Kề: Để con khăng xuống cái lỗ hướng lên trên một góc khoảng 30 độ, đầu nhô lên khỏi mặt đất một chút, dùng con cái đánh nhẹ vào đầu con khăng cho nẩy lên khỏi mặt đất mắm môi mắm lại phang một phát thật mạnh. Khi con khăng rơi xuống đất, người chơi sẽ dùng con cái đo từ lỗ tới điểm rơi (Thường thì ước lượng thôi, chứ ai mà cặm cụi đo như thế, trừ khi 2 bên không thoả thuận được, ví như em đánh đến khoảng cách ấy, em không đo mà ra giá 50 chẳng hạn, nếu đội bạn đồng ý thì chơi tiếp, còn không thì phải đo cho chính xác). Cứ thế hai bên thay nhau chơi, bên nào đạt đến con số ấy trước thì sẽ thắng.

Biến tấu 02

"Ốc vít ốc tán" (ngoài bắc gọi là đánh khăng) hình như có phong phú hơn tí !!!.

Gọi là Ốc vì khi khởi đầu trò chơi, chưa có điểm thì đọc là "ốc" (có nghĩa là zê rô, hay ốc tọt). Ví dụ như người chơi trước khi bắt đầu, thay vì phải hô (báo cho đội bạn chuẩn bị phản ứng) lung tung thì chỉ cần hô: "ốc vít" (zéro, vít nhé) hay "35 tán" (35 điểm, tán nhé).

Đầu tiên: Cầy (chắc đọc trại của Gẩy)

Nấc 2: mắm (cầm con tung lên rồi vụt).

Nấc 3: gà. Chỗ này biến tướng đi nhiều thứ.

Khi đạt tới số điểm qui định thì ngoài chặt gà còn được chặt chó, lợn, voi bằng cách đặt khăng con như gà nhưng phải luồn tay cầm khăng mẹ qua háng.

Có 3 kiểu luồn:

- từ sau ra trước, hệ số nhân 2, gọi là lợn;

- từ trước ra sau, hệ số 3, gọi là chó;

- vòng tay qua 2 chân mà chặt thì gọi là voi, quả này nhân 5, lại đo bằng khăng con.

Khi tới điểm đối phương thua phải cõng thì có 2 cách kiếm số vòng thưởng:

- Khấc khăng: dùng khăng mẹ khấc khăng con, bao nhiêu chạm thì bấy nhiêu vòng.

- Chặt gà: (ai can đảm thì chặt lợn, chó, voi). Khăng không qua vạch thì coi như mất thưởng; nếu bị bắt thì còn bị phạt ngược, kiểu bị chặt tứ quí. Nếu đối phương không bắt được thì ném về lồ, bên chặt gà có quyền bảo vệ lồ; số gậy từ khăng con đến lồ sẽ là số vòng phải cõng.

Kĩ thuật đo khăng cũng là cách chơi ăn gian. Phải ngoáy tay sao cho khăng bước ngắn hơn độ dài của nó thì sẽ được nhiều điểm hơn.

Biến tấu 03:

Các bước chơi gồm có:

Vít: tức "cầy" hay "gẫy" hay "Tậm Tịt'

Tán.

Gà: Giống như các nơi khác cũng gọi là "gà".

Lòn trôn: Hai tay cầm cả quân cái lẫn quân con, luồn tay qua háng vứt quân con qua đầu rồi dùng quân cái tán.

Gác vai: Gác quân cái trên vai, lòn quân con qua háng, vứt qua đầu rồi chụp quân cái và tán.

Đội đầu: Gác quân cái trên đầu.

Xỏ mũi: Gác quân cái ngang lỗ mũi (phải ngửa mặt lên trời)

Hết động tác xỏ mũi mà vẫn còn sống thì quay lại chơi từ đầu băng bước "vít".

Riêng phần phạt thì nếu tán 3 lần, đối phương cõng ko nỗi, ko về tới đích được thì phạt bằng "u", cứ 3 lần tán, đối phương phải vừa chạy vừa "u", bị đứt hơi chỗ nào là cứ nhè chỗ đó mà tán tiếp (khi cõng cũng vậy).

Ở mức Cầy, khi người chơi bên bắt mà bắt được coi như là out. Nếu không bắt được thì bên đánh đặt ngang con "mẹ" khăng trên miệng lồ, bên bắt cử người ném tài nhất dùng con "con" khăng ném vào con mẹ. Nếu ném trúng con mẹ văng ra thì bên đánh cũng thua, hoặc nếu ném con con chui trúng lồ cũng thua. Còn nếu không thì tùy vào độ dài của của đoạn ném không trúng cách lồ mà đo con "mẹ" tính điểm. Điểm lên "hạng" thì thỏa thuận lúc đầu, và đến đủ điểm nhưng phải đủ tất cả lượt người đánh qua thì mới được lên. Khi từ "hạng" O Cầy lên hạng O Mắm thì người đánh chơi như các cụ đã tả. Các tính điểm là ném về Lồ, càng gần Lồ càng tốt. Tính điểm là đo khoảng cách "con khăng" tới Lồ. Khi đã lên tới Gà thì cũng như các cụ đã nêu. Khi chơi có thể quy định chơi có tụt lồ hay không khi người bắt ném "con khăng" về Lồ và người đánh dùng "mẹ khăng" vụt "con khăng" bay đi. Nếu bằng ngang Lồ hặc tiến lên phía trước thì được cộng điểm theo cách đo. Còn tụt Lồ thì bị đo và trừ điểm trong số điểm đã có. Như vậy thì mới có cái kỹ thuật đo và xảy ra cãi nhau của các bên chơi. Khi cộng thì đo sao cho ngắn hơn "mẹ khăng", còn trừ thì sao cho dài hơn "mẹ khăng". Khi đã lên "hạng" Gà thì cũng phải dạt tới một số điểm thì bắt đầu được cõng.

Các cách hô khi chơi:

O cầy bắt chưa -----> bắt

O Mắm bắt chưa -----> bắt

O gà bắt chưa -----> bắt

Hoặc O tí cầy, mắm, gà

Khi bắt được thì mất lượt chơi cũng như mất cả số điểm và quay về chơi từ cầy.

Sưu tầm

Hình như trong bài này chưa nói đến cách tính điểm của trò chơi khăng. Tôi không biết chỗ khác thế nào, nhưng với bọn trẻ con ở Phố Hàng Phèn chúng tôi thời ấy thì cách tính điểm như sau:

1) Cầy: Sau khi đánh con khăng đi thì một đứa ở đám bắt khăng đi nhặt khăng và ném con khăng về lỗ (Hay lồ). Nhà cái cầm cây khăng cái nhắm đón đánh con khăng ngược về một phía nào đó. Có hai tính huống xảy ra:

A 1 - Nhà cái đánh trượt, con khăng bị ném rơi ở một điểm nào đó. Tính từ điểm ấy dùng cái khăng do đến lỗ tính điểm cho nhà khăng. Trường hợp nằm sát lỗ; hoặc gần lỗ mà khoảng cách nhỏ hơn cái khăng thì nhà cái - người đánh khăng - phải nghỉ chơi thằng khác vào thay.

A 2 - Nhà cái đánh trúng con khăng bật ra. Con khăng rơi vào điểm nào thì lấy cái khăng làm đơn vị đo từ điểm rôi của con khăng đến lỗ để tính điểm.

2) Mắm: Tương tự như trên.

3) Gà: Riêng đến gà thì con khăng đánh rơi ở đâu, đo tính điểm từ điểm rơi đến lỗ khăng.

Chơi ăn gian

Trong các trò chơi trẻ con, ngày ấy đã xuất hiện những lối chơi ăn gian. Thường là dẫn đến kết quả có đứa khóc nhè, hay bỏ chơi. Trò chơi khăng này cũng vậy. Nó ăn gian ở chỗ dùng cái khăng đo khoảng cách. Chỉ cần một thằng lớn tham gia trò chơi, nó đo đểu thì số đo sẽ tăng lên, hoặc giảm đi tùy thuộc vào quyền lợi của nó. Nếu nó muốn nhiều điểm thì cũng dùng cái khăng xoay nhưng giật lại, nên đo được nhiều. Nếu nó muốn ít điểm thì cũng xoay cái khăng, nhưng nhích lên một chút thì số đo ít đi.

Từ nhỏ, tôi đã gặp không ít những thằng láu cá này. Nhưng bước vào đời thì quên mất. Bây giờ xem lại bài này mới nhớ ra.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như trong bài này chưa nói đến cách tính điểm của trò chơi khăng. Tôi không biết chỗ khác thế nào, nhưng với bọn trẻ con ở Phố Hàng Phèn chúng tôi thời ấy thì cách tính điểm như sau:

1) Cầy: Sau khi đánh con khăng đi thì một đứa ở đám bắt khăng đi nhặt khăng và ném con khăng về lỗ (Hay lồ). Nhà cái cầm cây khăng cái nhắm đón đánh con khăng ngược về một phía nào đó. Có hai tính huống xảy ra:

A 1 - Nhà cái đánh trượt, con khăng bị ném nằm sát lỗ. thằng cái - người đánh khăng - phải nghỉ chơi thằng khác vào thay.

A 2 - Nhà cái đánh trúng con khăng bật ra. Con khăng rơi vào điểm nào thì lấy cái khăng làm đơn vị đo từ điểm rôi của con khăng đến lỗ để tính điểm.

Hồi bé bọn con chơi thế này: sau khi cầy xong, nhà cái đặt con khăng vuông góc với miệng lồ, bọn bắt khẳng sẽ ném con khẳng về lồ làm sao cho nó chạm cây khăng. Còn phạt thì thực hiện như trên, nếu con khẳng được ném về sát lồ, dùng con khăng để đo, nếu không đủ 1 thân con khăng thì cũng bị mất lượt.

(Con cái là con khăng, con con là con khẳng)

2) Mắm: Tương tự như trên.

3) Gà: Riêng đến gà thì con khăng đánh rơi ở đâu, đo tính điểm từ điểm rơi đến lỗ khăng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Múa rối nước - một sáng tạo độc đáo của người Việt

Posted Image

Trình diễn múa rối nước. (Nguồn: Internet)

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước.

Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc.

Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010-1225).

Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang."

Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống.

Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người.

Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp thôn xóm, được "nuôi lớn" bằng nhiệt huyết của người dân.

Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm sương" như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước.

Về sân khấu


Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước (nhà rối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.


(Nguồn: Internet)

Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.

Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét.

Về con rối

Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao.

Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan.

Posted Image


(Nguồn: sgtt)

Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân không thể bỏ qua.

Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm và gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc con rối.

Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa.

Quân rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.

Về kỹ thuật điểu khiển

Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối.

Posted Image

(Nguồn: sgtt)

Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.

Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm và khả năng sáng tạo để làm ra nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều bất ngờ kỳ diệu.

Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò thao tác bằng cây sào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây. Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời.

Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối." Mặt nước êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện.

Báo nước ngoài từng viết: "Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển." Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật múa rối nước.

Về âm nhạc

Khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn.


(Nguồn: sgtt)

Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người diễn lẫn người xem.

Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động, giúp gắn kết các tiết mục với nhau.

Người Pháp gọi môn nghệ thuật múa rối nước với những con rối duyên dáng là "linh hồn của đồng ruộng Việt Nam" và đánh giá: "Với sáng tạo và khám phá, rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối"./.
Phượng Dung (TTXVN/VietNam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhộn nhịp phố đèn lồng trung thu ở Sài Gòn

Nằm ở trung tâm quận 5, con phố nhỏ Lương Nhữ Học những ngày này trở nên nhộn nhịp với những dãy đèn lồng trung thu rực rỡ màu sắc.

Nơi đây chuyên bán những món đồ chơi truyền thống, đặc biệt là đèn lồng. Những chiếc đèn được cắt, dán cẩn thận từ khung tre, giấy ni lông đủ màu, gắn đèn cầy. Đa phần sản phẩm do các chủ căn hộ trong khu phố tự làm thủ công. Nhưng để phục vụ tối đa nhu cầu của các vị "khách nhí", nhiều chiếc đèn lồng nhập từ Trung Quốc cũng được trưng bày bên cạnh.

Hằng ngày, ngoài tiếng mặc cả của khách mua, tiếng í ới chọn lựa của các bé, con phố còn thêm phần sôi động bởi tiếng nhạc phát ra rả từ những chiếc đèn "tân tiến" có gắn pin.

Dưới đây là một số hình ảnh ở phố đèn lồng tại Sài Gòn

Posted Image
Con phố nhỏ dài chưa đầy 300 mét nhưng san sát nhau những sạp hàng bán đèn lồng trung thu.
Posted Image
Posted Image
Những sản phẩm thủ công truyền thống với khung tre, giấy bóng kính màu, những người thợ nơi đây đã làm đủ loại hình thù các con thú
với nhiều kích cỡ khác nhau.
Posted Image
Posted Image
Bên cạnh những chiếc đèn lồng thủ công, còn có những chiếc đèn giấy của Trung Quốc. Posted Image
Anh Trung, một người dân sinh sống tại đây từ nhiều năm trước cho biết, năm nào đến dịp trung thu, cả gia đình anh cũng tham gia làm
những chiếc đèn lồng.
Posted Image
Ngõ nhỏ nơi anh sinh sống cũng trở thành gian hàng lưu động phục vụ khách hàng "nhí". Posted Image
Ngoài ra, nơi đây còn có những món đồ chơi hình con thú bằng nhựa được gắn pin với đèn nháy và nhạc phát ra. Posted Image
Hay những con lân nhỏ có gắn pin bên trong để biểu diễn. Posted Image
Những thượng đế nhí tha hồ lữa chọn.
Posted Image

Các bé băn khoăn với những chiếc đèn lồng truyền thống. Posted Image
Hoặc cố tìm được một món đồ chơi yêu thích.
Posted Image
Vui vẻ với chiếc đèn lồng hình con thuyền được ba mua tặng.

Đức Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Độc đáo nghệ thuật và trò chơi dân gian thời Trần


Thiên Trường xưa - nay là Nam Định, vùng đất quê hương của các đời vua nhà Trần, là nơi “khai sinh” của nhiều loại hình dân ca, dân vũ độc đáo, đồng thời cũng là mảnh đất có nhiều cuộc thi thể hiện trí thông minh, lòng quả cảm, sức mạnh của con người chiến thắng thiên nhiên và giặc ngoại xâm.


Posted Image


Những loại hình nghệ thuật, trò chơi dân gian đó đều gắn với lịch sử vùng miền, phản ánh quá trình lao động khai phá đất đai của con người, trong đó độc đáo nhất phải kể đến múa bài bông, thi bơi chải và thi đánh cờ người.

Múa bài bông

Hàng năm cứ vào dịp từ tháng Giêng đến tháng Ba và tháng Tám âm lịch, nhân dân các nơi lại nô nức kéo về làng Phương Bông dự hội múa bông, đông nhất là vào dịp mồng 10 tháng 3 âm lịch.

Hội múa bông thực chất là một phần của lễ tưởng niệm Trần Quang Khải, một danh tướng dòng dõi quý tộc thời Trần. Tương truyền, ông cũng chính là người dạy dân làng cách trồng bông, dệt vải và là tác giả của điệu múa bài bông nổi tiếng.

Sau chiến thắng quân Nguyên-Mông, Trần Quang Khải trở về quê cũ Tức Mặc. Ông dạy dân Phương Bông (còn gọi là Hương Bông, thuộc hương Tức Mặc - hành cung Thiên Trường năm xưa, nay là xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc) biết cách trồng bông. Từ đó, Phương Bông trở thành vườn bông của triều đình.

Bài hát, điệu múa bài bông cũng ra đời từ đó. Điệu hát múa này trước kia được biểu diễn trong các dịp khánh lễ ở sân rồng và đặc biệt không thể thiếu trong những ngày ăn mừng chiến thắng. Về sau, múa bài bông trở thành một phần quan trọng trong nghi lễ cúng tế Trần Quang Khải và chỉ có ở làng Phương Bông, do đó nó mang đậm sắc thái địa phương và mang tính dân tộc sâu sắc.

Đình làng Phương Bông đã tôn Trần Quang Khải làm Thành hoàng, coi ông như vị tổ sư nghề ca kỹ.

Để thực hiện múa bài bông, những người tham gia vào đội múa được dân làng tuyển chọn kỹ càng. Họ phải là những cô gái trẻ, đẹp và có giọng hát hay. Trang phục để múa bài bông hết sức rực rỡ, nhiều màu sắc, chủ yếu là áo màu đỏ thắm, thắt lưng bao xanh hoặc đỏ. Trên vai người múa là một cái cần, hai đầu cần là hai cái giỏ buộc dải lụa điều, đầu cần tròn có cuốn giấy màu xanh đỏ theo hình rắn lượn. Trong mỗi giỏ lại đựng đầy hoa tươi (chủ yếu là hoa huệ) được xếp tròn và cao tượng trưng cho bông hoa khi nở rộ, ở giữa mỗi giỏi hoa có một ngọn nến cháy sáng.

Điểm đặc biệt của điệu múa này là số người tham gia múa bao giờ cũng là số chẵn, người múa đứng xếp thành hàng, tạo hình như các ô vuông tượng trưng cho thửa ruộng. Căn cứ vào số người tham gia điệu múa và địa điểm biểu diễn mà người ta chia múa bài bông ra làm ba hạng: Thiên tử, Chư hầu và Đại phu.

Điệu múa, lời ca khúc hát bài bông được diễn diễn tấu trong sự hòa âm từ các nhạc cụ như đàn, sáo, nhị, hồ…; động tác múa mô phỏng theo các động tác lao động như trồng bông, hái bông, quay tơ, dệt vải… được nghệ thuật hóa cao độ.

Do yêu cầu của nội dung bài múa phải sử dụng ánh sáng lung linh từ những ngọn nến như một yếu tố tạo nên vẻ huyền ảo nên người ta chỉ biểu diễn múa bài bông vào ban đêm.

Dưới ánh sáng của những ngọn nến, tiếng đàn, tiếng hát cất lên, hòa quyện trong mùi hương hoa ngây ngất, người múa quần áo rực rỡ, phất phơ dải bao lưng xanh…, tất cả tạo nên một bầu không khí thiêng liêng mà thanh khiết. Những cô gái vừa hát, vừa múa uyển chuyển nhịp nhàng trong tiếng nhạc chừng hai mươi phút, sau đó từng người tiến lên phía trước, quỳ xuống và đặt hai giỏ hoa của mình lên ban thờ. Cứ thế cho tới người cuối cùng và họ kết thúc điệu múa bằng một bản hợp ca ca ngợi vị tướng đã có công giúp dân giúp nước.

Thi bơi chải ở Đệ Nhị

Một trong số các cuộc thi được nhân dân Thiên Trường xưa ưa thích là thi bơi chải trên sông Vĩnh Giang của thôn Đệ Nhị ( hay còn gọi là Đệ Nhì -thuộc hành cung Thiên Trường xưa, nay thuộc xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc).

Sông Vĩnh Giang là con sông chảy quanh co uốn khúc, ôm lấy đồng ruộng, làng mạc, men theo làng Đệ Nhất rồi chảy xuôi xuống
Đệ Nhị, nơi ngã ba sông có đền thờ Đệ Nhị hay còn gọi là đền thờ Thánh Bơi.

Thuyền bơi (chải) được làm bằng gỗ, dài chừng 12m, để mộc không sơn; đầu chải hơi vót, chải có khoang và chia làm tám phách để 16 người ngồi bơi. Người gõ mõ đứng ở giữa chải, người cầm chải đứng cuối, người đứng ở đầu chải cầm sào để đẩy chải khác ra xa chải của mình trong khi bơi.

Trong các cuộc thi bơi, thông thường Lý trưởng của làng đứng ra cầm chải. Nhân dân địa phương quan niệm rằng nếu ông Lý trưởng nào cầm chải thắng trong cuộc thi thì dân làng đó sẽ làm ăn phát đạt trong ba năm liền.

Mỗi hiệp thi có hai chải cùng bơi, chải nào thắng thì được vào thi bơi tiếp với các chải còn lại. Khoảng cách giới hạn trong cuộc thi là từ khúc sông làng Thanh Khê ra đến chợ Viềng. Chải giành chiến thắng là chải bơi nhanh và đẹp nhất sẽ được nhà vua trao giải.

Có một điểm đặc biệt, đó là trong lúc ngoài sông thi bơi thì trong đền cũng diễn ra nghi lễ cầu thánh và lễ tế. Cuộc thi bơi chải ở Đệ Nhị phục vụ hai mục đích, vừa là nghi lễ tế thánh, vừa là trò vui trong ngày hội.

Thi đánh cờ người ở Đệ Tứ

Cũng như múa bài bông, bơi chải, đánh cờ người là một hình thức giải trí, vui chơi được nhân dân Thiên Trường xưa hết sức ưa thích, đặc biệt là trong các dịp lễ hội. Thi đánh cờ người ở Đệ Tứ có những nét rất riêng, từ cách bày quân đến cách đánh đều mang sắc thái, phong tục tập quán của người dân Thiên Trường.

Để chuẩn bị cho cuộc thi, người ta bày quân chia thành hai bên nam và nữ. Tướng cờ bên nam là một cụ ông, tướng cờ bên nữ là một cụ bà, chỗ ngồi của tướng cờ đều được trang trí hết sức lộng lẫy, tướng cờ hai bên đều mặc áo thêu kim tuyến vàng óng ánh.

Phục sức của mỗi quân cờ cũng rất trang trọng, các quân sỹ, tượng, xe, pháo… đều mặc áo màu sặc sỡ không giống nhau để phân biệt quân của hai bên. Trước mặt mỗi quân cờ đều cắm tấm biển có tua rua bay phấp phới, mang tên chính quân cờ đó.

Khi đánh, các quân cờ vẫn ngồi im, người đánh chỉ di chuyển tấm biển trước mặt các quân cờ người. Chính vì thế trông bàn cờ vẫn rất đẹp dù nhìn ở mọi góc độ, hàng ngũ ngay ngắn từ khi bắt đầu tới khi kết thúc mà không hề bị lộn xộn.

Do khoảng đất làm bàn cờ rất rộng nên đòi hỏi người chơi phải có hình dung tốt, quan sát thật nhanh và nắm chắc luật chơi.

Ngoài các trò chơi đã đi vào các câu ca dân gian, ở Nam Định còn vô số những trò chơi khác vẫn còn được lưu lại đến nay trong các dịp lễ hội của nhân dân các vùng như: thi bắt vịt, dệt vải, đấu vật, thổi cơm niêu, bắt trạch trong chum…

Những lễ hội và trò chơi dân gian đã tồn tại, lưu truyền trên mảnh đất Thiên Trường-Vị Hoàng qua nhiều thế hệ, tiềm ẩn bên trong những sinh hoạt dân gian ấy là nội dung lịch sử sống động và sâu sắc, phản ánh đời sống của người dân qua lao động, sản xuất với nhiều sắc thái tinh thần phong phú./.
http://www.tinmoi.vn
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites