Thiên Đồng

Tem Phiếu, Xếp Hàng Thời Bao Cấp

5 bài viết trong chủ đề này

Cái thời ấy đã xa rồi...cũng chỉ hơn 20 năm thôi, nhưng bây giờ kể lại thì dường như nó xa lạ, chuyện lạ không thể tưởng đối với các "ten" hay 8X, 9X biết lên mạng lướt web, chát, dùng điện thoại di động, quẹt Ipad, Galaxie, xem phim 3D 4D... mà còn cảm thấy...lạc hậu.

============================

Tem phiếu, xếp hàng thời bao cấp

Thời kỳ bao cấp (1976 - 1986) đã lùi xa nhưng ký ức về các tờ tem phiếu, về thời ăn bo bo thay cơm vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của những con người thời kỳ đó.

Đối với thế hệ trẻ chúng ta, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này. Những gì chúng ta biết được chỉ là qua lời kể của ông, bà, cha, mẹ hay tìm hiểu trên sách báo… Cùng xem chùm ảnh về cảnh xếp hàng mua lương thực thời bao cấp để có cách nhìn rõ ràng hơn, đa dạng hơn về cuộc sống một thời - cuộc sống mà cha, mẹ ta từng trải qua.

Những kỷ vật còn lưu giữ lại được rõ ràng nhất là các loại tem phiếu:

Posted ImagePosted Image

Tem lương thực được sử dụng khi đi công tác. Với chiếc tem này, ta có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

Posted Image

Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

Posted Image

Phiếu mua thịt. Đây là phiếu có thể sử dụng được tại các cửa hàng bán thực phẩm mậu dịch quốc doanh trên cả nước.

Posted Image

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

Posted Image

Tem mua vải. Tem này có thể dùng để mua vải hoặc mua sản phẩm may mặc.

Posted Image

Phiếu mua vải. Mỗi năm, trung bình một người dân sẽ được mua khoảng 4m vải (tùy vào từng thời kỳ).

Posted Image

Phiếu mua lương thực.

Posted Image

Bìa mua phụ tùng xe đạp.

Tiếp theo là những hình ảnh về các cửa hàng và cảnh xếp hàng, chờ đợi đổi tem phiếu lấy đồ tiêu dùng:

Posted Image

Cửa hàng giày dép.

Posted Image

Cửa hàng tạp hóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Bút bi ngày ấy là một trong những mặt hàng cực hiếm và có phần xa xỉ.

Posted Image

Những chiếc đài bán dẫn được coi là "xa xỉ phẩm" thời bấy giờ.

Posted Image

Các cô mậu dịch viên làm việc với phương châm phục vụ kiểu mẫu.

Posted Image

Xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng.

Posted Image

Cân hàng để phát.

Posted Image

Quầy hàng giờ cao điểm.

Posted Image

Đo vải.

Và thêm cả những kỷ vật không thể nào quên...

Posted Image

Thời bao cấp, mỗi nhà được cấp một cuốn sổ lương thực như thế này, gần giống như sổ hộ khẩu hiện nay.

Posted Image

Sổ đăng ký máy thu thanh, giống như đăng ký xe máy bây giờ.

Posted Image

Bức thư của con trai gửi ba kể chuyện dùng bơ và pho mát giặt quần áo vì cứ ngỡ là xà phòng.

nguồn:http://automatic.vn/detail/kenh14.vn

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

May là ngày đó có cái xe đạp thôi nên mới có bìa mua phụ tùng xe đạp, chứ có cái oto thì chắc Bìa Mua Phụ Tùng Ôtô phải to đúng bằng cái ôtô mới ghi hết được Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chị dâu trong họ hỏi ba tôi.

Cậu ơi con bốc thăm được mấy cái dao lam. Không biết còn dùng nó cạo cái gì cậu nhỉ.

-----

Vợ mình phải sửa lại khai sinh thêm chữ thị mới mua được dây thun luồng quần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ái chà !

Thời nay,mà Bác Thiên Đồng còn sưu tầm được những hình ảnh này thì thật là quý hơn đồ cổ ah.

Nhìn nó em nhớ lại thấy thật " buồn mà cười ". Vì em sinh ra ngay từ đầu thời kỳ này nhưng cũng được trải nghiệm vài năm " đóng thế phụ huynh " xếp hàng (xếp gạch) đong gạo và mua chất đốt.

Nên em xin nêu phụ họa mấy câu ca dao " lời thì thầm mùa xuân " của thời đó mà cõ lẽ những ai đã trải qua đều không thể quên được.

"Tôn Đản là của vua quan.

Nhà Thờ là của trung gian nịnhthần.

Đồng Xuân là của thương nhân ( hoặc Bờ Hồ là của con phe )

. Vỉa hè là của nhân dân anh hùng”

( Các phố Tôn Đản vàNhà Thờ là nơi có các cửa hàng cung cấp cho các cán bộ cao cấp và trung cấp;Đồng Xuân là tên ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội,Bách hóa Bờ Hồ gọi tắt cho bách hóa tổng hợp HN ).

Câu cuối của bài ca dao chiêm nghiệm đến thời này vẫn còn đúng mà vẫn chưa thấy họ đưa bài này vào sách giáo khoa nhỉ.Posted Image

Cảm ơn bác !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay