Thiên Đồng

Hình Ảnh Việt Nam Thời Pháp Thuộc

4 bài viết trong chủ đề này

Ba miền Việt Nam thời Pháp thuộc

Dưới thời Pháp thuộc (1887 - 1945), đất nước ta bị chia cắt ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine), coi như ba nước khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa, coi như lãnh thổ của Pháp; Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, nghĩa là về danh nghĩa vẫn còn là đất của vua Nam nhưng phải đặt dưới sự che chở, bao bọc của Pháp.
Chúng ta cùng ngược dòng lịch sử ngắm nhìn những bức ảnh ghi lại các địa danh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để hiểu hơn về thời kỳ đó của dân tộc, hiểu và biết ơn hơn về sự cố gắng, nỗ lực của ông, cha ta nhằm đạt mục tiêu cuối cùng: thống nhất đất nước từ Bắc tới Nam.


Từ Bắc Kỳ...


Posted Image


Phố Paul - Bert thời xưa, nay là phố Tràng Tiền.




Posted Image

Nhà Đấu xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). Đây là nơi chuyên tổ chức triển lãm và hội chợ.



Posted Image

Trụ sở Nhà Tài chính Đông Dương, hiện nay là trụ sở Bộ Ngoại giao.


Posted Image

Ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) thời xưa.


Posted Image

Bưu điện Hà Nội.


Posted Image

Rạp chiếu bóng Les Varietes cạnh đền thờ bà Kiệu, được lợp bê tông. Đây là rạp nhỏ, chật, mùa hè nóng như lò bát quái nhưng giá vé rẻ nên thu hút được khách khá đông. Sau này, nó bị dỡ bỏ để xây tượng "Cảm tử cho Tổ quốc Quyết sinh".


Posted Image

Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ (Bắc Bộ Phủ) - nay là Nhà khách Chính phủ.


Posted Image

Vườn hoa Con Cóc - đối diện với Nhà khách Chính phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

... tới Trung Kỳ...

Posted Image

Đại Nội ở Huế.

Posted Image

Ga Huế.

Posted Image

Trạm cứu thương ở Quảng Ngãi.

Posted Image

Vịnh Nha Trang.

Posted Image

Phòng Thương mại và Nông nghiệp ở Đà Lạt.

Posted Image

Ga Đà Lạt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

... đến Nam Kỳ

Posted Image

Dinh Thống đốc Nam Kỳ, sau này là Dinh Gia Long.

Posted Image

Chợ Bến Thành thời xưa.

Posted Image

Kho bạc Sài Gòn trên đường Nguyễn Huệ.

Posted Image

Chợ cũ Sài Gòn.

Posted Image

Nhà thờ Đức Bà.

Posted Image

Tòa án Sài Gòn thời xưa.

Posted Image

Quảng trường trước Nhà hát Thành phố.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Hà Nội 100 năm trước

Qua ống kính của Leon Busy, một trung úy quân đội Pháp, Hà Nội ở thế kỷ 20 trong khi nhà giàu quần là áo lượt thì dân nghèo thiếu ăn thiếu mặc. Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội

Posted ImageNăm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu. Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.

Posted ImageLeon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.

Posted ImageTrong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.

Posted ImageMột ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.

Posted ImageQuần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.

Posted ImageBốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của phật tử tới chùa.

Posted ImageNgười ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.

Posted ImageLeon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.

Posted ImageÔng đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.

Posted ImageNhững người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.

Posted ImageNgười đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.

Posted ImageNghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề "làm mới" chăn bông rất phát đạt.

Phan Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay