Thiên Đồng

Ai Cập

7 bài viết trong chủ đề này

Thể thao thời Ai Cập cổ đại

Thật ngạc nhiên là những môn thể thao - giải trí của con người ngày nay lại xuất hiện từ trước đó rất lâu, trong cuộc sống thường ngày của người Ai Cập cổ đại. Những hình vẽ khắc trên đá trong các lăng mộ là bằng chứng cho thấy, họ đã tập luyện đấu vật, cử tạ, nhảy xa, bơi lội, chèo thuyền, bắn tên, câu cá, điền kinh và thậm chí cả bóng đá.


Posted Image

Vua, hoàng tử, các quan thần đều khuyến khích người dân tham gia những môn thể thao, tạo mọi điều kiện cần thiết để họ cảm thấy hứng thú với chúng. Sử sách ghi chép lại đã cho thấy: từ hàng ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã đặt ra các quy tắc, luật lệ thống nhất cho mỗi trò chơi; có cả trọng tài, giải thưởng cho người chiến thắng. Cả người chiến thắng lẫn thua cuộc đều được nhiệt liệt hoan nghênh. Người chiến thắng được tung hô vì sự tỏa sáng của bản thân, còn người thua cuộc được chào đón vì tinh thần thể thao.
Posted Image

Người Ai Cập cổ đại tại các vùng nông thôn đã chơi một trò chơi tương tự như Hockey ngày nay. Người chơi giữ cây cọ dài với phần đầu uốn cong như gậy khúc côn cầu. Quả bóng khúc côn cầu được làm bằng dây cói với hai miếng da hình bán nguyệt và được nhuộm màu.
Posted Image

Bản vẽ phác họa của môn thể thao này được tìm thấy trên ngôi mộ Saqqara khoảng hơn 5.000 tuổi. Quả bóng được làm bằng da, nhồi với cỏ khô, dây cói và chỉ, sử dụng trong một trận đấu. Có 4 người tham gia chơi bóng và chia thành 2 đội. Mỗi đội sẽ ném 1 quả bóng tại cùng một thời gian. Người chơi có thể đỡ bóng bằng chân hoặc tay mình trong khi họ đang ngồi trên lưng của đồng đội.


Posted Image

Người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra nhiều môn thể thao, một số để giải trí nhưng cũng có vài môn phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe và làm cho thân hình trở nên cân đối hơn. Những hình ảnh này có từ năm 2000 TCN, đó là một bài thể dục với các động tác gập người về phía sau cho đến khi chạm bàn tay xuống đất, để lộ cơ thể linh hoạt. Đây cũng là một trong các bài tập phổ biến nhất hiện nay.
Posted Image

Trò chơi ném lao của người Ai Cập cổ đại liên quan đến săn bắn. Các thợ săn/ người chơi sẽ bắt con mồi bằng cách ném lao, bất chấp tốc độ của con mồi như nào.

Posted Image

Câu cá là một trong những trò giải trí được cả giới hoàng tộc, quan lại lẫn dân thường chọn lựa. Người Ai Cập cổ đại sử dụng nhiều loại cần câu, móc câu khác nhau để thực hiện thú vui “tao nhã” của mình.
Posted Image

Boxing (đấm bốc) là môn thể thao được người dân Ai Cập xưa rất yêu thích, nó được thực hiện dưới dạng một cuộc thi có tổ chức, có sự theo dõi, đánh giá của hoàng tử và các Pharaoh. Bức tranh này mô tả hình ảnh hai vận động viên đang thi đấu, nó rất giống với hình ảnh môn quyền Anh của chúng ta ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cử tạ là một trong những môn thể thao được phát minh bởi người Ai Cập cổ đại. Người thi đấu phải cố gắng sử dụng sức lực của mình để nâng một bao cát nặng bằng tay và giữ nó ở vị trí gần như thẳng đứng. Các vận động viên cử tạ phải giữ bao cát ấy trong một thời gian nhất định, quy tắc này vẫn được áp dụng cho cử tạ ngày nay.

Posted Image

Cưỡi ngựa với người Ai Cập không hẳn chỉ là để sử dụng cho chiến đấu. Người Ai Cập cổ đại đã tổ chức rất nhiều cuộc đua ngựa cho thanh thiếu niên. Họ ngồi trên lưng ngựa không yên và phải hoàn toàn kiểm soát con ngựa đua của mình.

Posted Image

Thật ngạc nhiên là trò nhảy cao của người Ai Cập xưa lại gần giống với một trò chơi dân gian của Việt Nam. Hai người ngồi đối diện nhau với 2 chân duỗi dài, bàn chân xếp lên nhau. Họ sẽ đặt bàn tay của mình lên chân như một rào cản, người chơi sẽ phải nhảy qua mà không được chạm vào. Các tư thế tiếp tục thay đổi để nâng cao độ khó.

Posted Image

Người Ai Cập cổ đại tự hào về con sông Nile hùng vĩ và rộng lớn của mình, thế nên bơi lội như là một môn thể thao mà họ có thể gắn mình với dòng sông. Trong hoàng cung và các gia đình quý tộc đều có bể bơi. Người dân thì chọn bất cứ nơi nào có dòng nước tĩnh để rèn luyện và thể hiện kĩ năng bơi lội của mình.

Posted Image

Chèo thuyền là một trong những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh. Các cầu thủ trong đội phải có sự kết hợp hài hòa giữa động tác chèo thuyền với sự chỉ huy của đội trưởng - những người giữ bánh lái. Đội trưởng kiểm soát hoạt động của họ thông qua âm thanh mái chèo chạm vào mặt nước, chỉ huy cho thuyền tiến lên phía trước đều đặn và nhanh chóng. Phương pháp này chính là kĩ năng cơ bản trong đua thuyền ngày nay.

Posted Image

Bắn cung là môn thể thao nổi tiếng ở Ai Cập thời xưa và luôn được ghi lại trên những phiến đá tại các đền thờ cổ đại với kĩ năng ngắm chính xác vào mục tiêu và sức mạnh khi kéo cung. Những cuộc thi bắn cung rất phổ biến vào khoảng 2.000 năm trước, vua Amenhotep II tự hào rằng, ông có thể bắn tên xuyên qua bảng mục tiêu bằng đồng dày với bốn mũi tên. Sau đó, ông treo thưởng cho bất cứ ai có thể làm được như vậy.

Posted Image

Đây là môn thể dục nhịp điệu của người Ai Cập cổ đại xưa, hình ảnh này cho thấy 4 người thực hiện các động tác thể dục nhịp điệu ở những vị trí khác nhau. Các động tác này đều gần giống với các động tác của bài thể dục nhịp điệu ngày nay.

Posted Image

Đây là hình ảnh minh họa cho trò chơi kéo co của người Ai Cập cổ đại. Hai đội xếp thành hàng dài đối diện nhau. Hai vận động viên đầu tiên của mỗi đội nắm tay và kéo nhau trong khi các thành viên khác ôm chặt lưng của người phía trước, cố gắng kéo đối phương tiến sang vạch của mình. Hiện nay, môn thể thao này vẫn được luyện tập ở các vùng nông thôn Ai Cập.

http://automatic.vn

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao khi vẽ bàn tay người nắm chặt lại, người Ai Cập lại vẽ ngón cái thẳng và dài nhô ra nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn các biểu tượng Ai Cập cổ đại

Dù luôn có một bức màn bí mật bao quanh niềm tin tôn giáo của người Ai Cập, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng người Ai Cập cổ đại luôn bị ám ảnh bởi các ngôi sao. Những vị thần đứng đầu được đồng nhất với các ngôi sao sáng nhất. Các kim tự tháp được trang trí với các ngôi sao và được mô phỏng theo nguyên mẫu của bầu trời. Mục đích duy nhất của họ là hy vọng sau khi chết sẽ được về cõi vĩnh hằng, được về với thần mặt trời và các ngôi sao bất diệt. Rõ ràng, niềm tin tôn giáo của người Ai Cập là rất khó nắm bắt, và mọi chuyện sẽ sáng tỏ chỉ đến khi chúng ta có được những hiểu biết sâu hơn về niềm tin tôn giáo liên quan đến các ngôi sao của họ.

1. Horus

Trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ, mặt trời được đồng nhất với thần Horus, mặt trăng với thần Thoth, chòm Orion với thần Osiris, sao Sirius với thần Isis, và các ngôi sao xuất hiện ở chân trời được coi là những ngôi sao bất diệt. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc phân tích tục thờ cúng thần Horus

Posted Image

Các vị thần đã xuất hiện ngay từ bình minh của lịch sử Ai Cập. Horus là một trong số đó và vị thần này xuất hiện mọi nơi trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Bản thân Pharaoh cũng được cho là hiện thân của thần nên niềm tin phản ánh trong cái tên Horus được tạo ra bởi những người trị vì đầu tiên từ triều đại đầu tiên. Horus được coi là một vị thần hoàn hảo mặc dù không có sự nhất trí về nguồn gốc của vị thần này. Horus là vị thần hội tụ được mọi quyền lực. Câu hỏi được đặt ra: đâu là thực thể vũ trụ có thể giải thích tốt nhất cho những quyền năng của Horus trong tôn giáo Ai Cập?

Một cuộc khảo sát trong giới học thuật về vấn đề này cho thấy nhiều người quan niệm rằng Horus được đồng nhất với mặt trời. Trong khi đó, các nhà Ai Cập học hàng đầu đã phát triển những luận cứ rằng vị thần này được đồng nhất với sao Kim, với ngôi sao Sirius và với bầu trời rộng lớn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những lý giải trên là không chính xác và không đúng hướng khi chúng phản ánh phương pháp tiếp cận còn nhiều khiếm khuyết đối với tín ngưỡng về các ngôi sao của người Ai Cập, đó là việc cố gán những miêu tả cổ đại về các thực thể vũ trụ nổi bật với sự xuất hiện của hệ mặt trời hiện nay. Phương pháp luận sai lầm cùng với lối suy nghĩ không rõ ràng trong giới Ai Cập học hiện đại được thể hiện trong phát biểu của Rudolf Anthes: “ Horus là một ngôi sao và cũng là mặt trời, cũng có thể là mặt trăng. Dường như vị thần này là thực thể vũ trụ hiển hiện rõ ràng cả ngày lẫn đêm”.

Hoạt động thờ cúng thần Horus đã có từ thời Tiền triều đại (điều này được ghi lại trong ngôi mộ của Abydos, 3200 trước CN). Những người cai trị vương triều Naqada I đã thờ cúng vị thần đầu chim Ó này trước cả khi thống nhất Ai Cập.

Các vị thần đã xuất hiện ngay từ bình minh của lịch sử Ai Cập. Horus là một trong số đó và vị thần này xuất hiện mọi nơi trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Bản thân Pharaoh cũng được cho là hiện thân của thần nên niềm tin phản ánh trong cái tên Horus được tạo ra bởi những người trị vì đầu tiên từ triều đại đầu tiên. Horus được coi là một vị thần hoàn hảo mặc dù không có sự nhất trí về nguồn gốc của vị thần này. Horus là vị thần hội tụ được mọi quyền lực. Câu hỏi được đặt ra: đâu là thực thể vũ trụ có thể giải thích tốt nhất cho những quyền năng của Horus trong tôn giáo Ai Cập?

Posted Image

Một cuộc khảo sát trong giới học thuật về vấn đề này cho thấy nhiều người quan niệm rằng Horus được đồng nhất với mặt trời. Trong khi đó, các nhà Ai Cập học hàng đầu đã phát triển những luận cứ rằng vị thần này được đồng nhất với sao Kim, với ngôi sao Sirius và với bầu trời rộng lớn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những lý giải trên là không chính xác và không đúng hướng khi chúng phản ánh phương pháp tiếp cận còn nhiều khiếm khuyết đối với tín ngưỡng về các ngôi sao của người Ai Cập, đó là việc cố gán những miêu tả cổ đại về các thực thể vũ trụ nổi bật với sự xuất hiện của hệ mặt trời hiện nay. Phương pháp luận sai lầm cùng với lối suy nghĩ không rõ ràng trong giới Ai Cập học hiện đại được thể hiện trong phát biểu của Rudolf Anthes: “ Horus là một ngôi sao và cũng là mặt trời, cũng có thể là mặt trăng. Dường như vị thần này là thực thể vũ trụ hiển hiện rõ ràng cả ngày lẫn đêm”.

Hoạt động thờ cúng thần Horus đã có từ thời Tiền triều đại (điều này được ghi lại trong ngôi mộ của Abydos, 3200 trước CN). Những người cai trị vương triều Naqada I đã thờ cúng vị thần đầu chim Ó này trước cả khi thống nhất Ai Cập.


Posted Image

Dựa vào bằng chứng về những cái tên này, có thể thấy rằng Horus ngay từ đầu đã được xem như một ngôi sao đầy quyền lực, ngôi sao nổi bật nhất trên bầu trời. Tuy nhiên, những cái tên trên là chưa đủ để chỉ ra chính xác thực thể vũ trụ mà Horus đại diện trong giai đoạn này. Bên cạnh việc Horus được xem như có nguồn gốc từ một ngôi sao, còn có những bằng chứng về việc vị thần này được coi trọng như một chiến binh quyền năng cũng từ rất sớm. Điều này xuất hiện trong văn tự về một lời thần chú của Nữ hoàng Neith trong Kim tự tháp của chính bà: “Bay tới bầu trời giữa những ngôi sao, những ngôi sao sẽ ẩn nấp và sợ hãi trước Người, vì Người là Horus của Duat… Người sẽ tấn công và quét sạch chúng tại chiếc hồ, tại địa ngục. Người sẽ đứng trước các ngôi sao bất diệt và ngồi trên chiếc ngai mà cái chết không thể chạm tới.”

Tên của các vị Pharaoh đầu tiên cũng phần nào nói đến sự can đảm của một chiến binh mà Horus mang trong mình. Cái tên Horus của vài vị vua thuộc vương triều thứ I thể hiện sự thống trị về uy quyền của Horus, cùng với đó là sự phản ánh quyền lực của nhà vua trong giai đoạn xây dựng đất nước. Những cái tên như “Chiến binh Horus” (Aha), “Horus hùng mạnh” (Djer) hay “Cánh tay đưa lên của Horus” (Qaa) gợi nhớ tới những biểu tượng mang tính chiến tranh trong những công trình kiến trúc có từ thời dựng nước. Bằng chứng này kết hợp với tên của các lãnh địa thời tiền triều đã cho thấy ngôi sao Horus được hình tượng như một chiến binh dũng mãnh. Những thông tin bổ sung liên quan đến ngôi sao thần thánh Horus được tìm thấy trong những văn tự của kim tự tháp được viết từ khoảng 500 năm sau ( 2300 trước CN). Theo đó, Horus không được xem như thần mặt trời. Trong các bài hát ca tụng vị thần này, Horus được phân biệt rõ ràng với thần mặt trời Re. Chẳng hạn như trong đoạn văn tự sau, Horus (được xem như vị vua đã chết) cầu xin được lên thiên đường để tụ hội với thần Re : “Thần mặt trời Re triệu hồi Người về bầu trời như một Jackal, như người cai quản của hai Enneads, và như Người Horus; thần Re có thể đặt Người là ngôi sao buổi sớm giữa cõi vĩnh hằng”...

Horus được gắn với ngôi sao buổi sớm và được miêu tả như “con trai” của thần mặt trời nên vị thần này xuất hiện để đại diện cho một thực thể vũ trụ đặc trưng, có thể là một ngôi sao hay một hành tinh.

Để làm rõ nguồn gốc của tập tục thờ cúng Horus, việc nhận biết thực thể vũ trụ được gọi là “Ngôi sao buổi sớm” là cần thiết dù đây không phải là một vấn đề đơn giản nếu chỉ dựa vào những văn tự Ai Cập. Những văn tự đầu tiên được ghi trong Kim tự tháp và các quan tài không bao giờ miêu tả ngôi sao của thần theo một cách nhất định hay như trong thiên văn học khi mà việc nhận diện vị thần này với một ngôi sao nào đó là xác định. Thay vào đó, Horus được đưa lên thiên đường để cai quản các ngôi sao bất diệt ở thế giới bên kia. Nhiều người cho rằng sao Kim chính là ngôi sao được nhắc đến trong cụm từ “Ngôi sao buổi sớm”. Horus vì thế được gắn với sao Kim.

Chúa tể của địa ngục

Những tên gọi khác nhau của Horus cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về đặc tính sao của vị thần này. Một tên gọi phổ biến của vị thần này là Duat, nghĩa là “địa ngục”. Tên gọi Duat được rút ra từ một từ có nghĩa là “bình minh”. Nguồn gốc một tên gọi khác của Horus là Neter Dua có nghĩa là “Ngôi sao buổi sớm”. Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Duat cho thấy việc đồng nhất Horus như một ngôi sao bình minh không thực sự liên quan đến vai trò chúa tể địa ngục của vị thần này. Tuy nhiên, trong một đoạn văn tự được khắc trong Kim tự tháp, mối liên hệ giữa Ngôi sao buổi sớm và Duat lại được thể hiện khá rõ ràng: “Ngôi sao của buổi bình minh, Horus của địa ngục, Vị thần Ó, con chim được bầu trời tạo ra..”

2. Đầu và thân của vua Seti I

Posted Image

Hàng nghìn năm trước, những người Ai Cập cổ đại đã xây dựng những đền thờ nguy nga cho các vị thần họ tôn thờ và những kim tự tháp đồ sộ để lưu giữ xác ướp của các vị vua, những người được tin rằng có liên hệ với các vị thần và được ban cho sức mạnh phép thuật và tinh thần lớn lao.

Mũ đội đầu được dệt (hay còn được gọi là nemes) và râu giả là những đặc điểm thần thánh của các vị thần, đã chỉ ra rằng bức điêu khắc dưới đây là của một Pharaoh. Trên thực tế, tên của Seti I được khắc trên nemes và vòng tròn oval phía sau bức tượng. Bức tượng miêu tả một vị vua trẻ (mặc dù ông ta già hơn tại thời điểm được điêu khắc), đẹp trai, nam tính với một nét mặt điềm tĩnh. Một trong những vị Pharaoh vĩ đại của Ai Cập, Seti là một nhà lãnh đạo quân sự thành công và là người bảo trợ của nghệ thuật. Vị vua này đã tiến hành các cuộc chiến chống lại người Hittites, người Phoenician, người Syria và người Libya. Chiến tranh kết thúc với việc biên giới của Ai Cập được mở rộng tới tận Bắc Phi và vùng Cận Đông. Seti I cho khôi phục các ngồi đền bị quên lãng, trong số đó có một ngôi đền ở Abydos để vinh danh vị thần Osiris và ngôi mộ huy hoàng của chính vị vua này tại Thung lũng các vị vua ở Thebes.

3. Quan tài của vua Horankh

Quan tài Ai Cập thời cổ đại lưu giữ xác của một người và Ka (linh hồn) của người đó trong chuyến đi tới cõi vĩnh hằng. Những trang trí bên trong và bên ngoài là để đảm bảo cho sự “tồn tại” của người đã chết. Những hình trang trí đó bao gồm thức ăn, đồ uống, người hầu, một cặp mắt để nhìn mặt trời mọc, những câu thần chú và những hình khác phản ánh niềm tin tôn giáo và các hoạt động xã hội.

Posted Image

Các quan tài hình người, được đưa ra trong triều đại thứ XII (1985-1795 trước CN) bắt chước hình dạng của một người được bọc trong một tấm vải và sẽ là vật thay thế cho những thi thể trong trường hợp những cái xác bị mất hoặc bị hủy. Quan tài Dallas có khắc tên của vua Horankh trên đó. Đầu của quan tài được trạm khắc một cách tự nhiên trong khi những màu sắc và râu lại mang ý nghĩa biểu tượng: khuôn mặt màu xanh và bộ râu được tết ngược là những đặc trưng của thần Osiris, chúa tể của địa ngục và là vị thần của sự hồi sinh. Sự dâng hiến của vua Horankh tới thần Osiris còn được khắc trên đế của bức tượng.

Vua Horankh sống vào khoảng vương triều thứ XXV (747-656 trước CN), cũng được biết đến như triều đại Khushite hay Nubian. Nubia được đặt dọc sông Nile giữa Aswan ở phía Nam Ai Cập và Khartoum ở phía bắc Sudan. Những người Nubian cổ đại ở đó đã phát triển những vương quốc độc lập và hùng mạnh bắt đầu từ khoảng năm 3100 trước CN và cạnh tranh với Ai Cập trong việc sử dụng sông Nile như một con đường thương mại và trong việc chiếm đất. Khi Ai Cập chiếm Nubian, người Nubian đã tận dụng việc Ai Cập bị chia cắt trong năm 747 trước CN và thống trị nó trong vòng một trăm năm.

Phía bên ngoài của quan tài này không có những trang trí hoa văn gợi nhớ đến những quan tài thời kỳ Trung vương quốc (2055-1650 trước CN) và làm rõ việc người Nubian đã học theo những mẫu hình quan tài cổ từ các triều đại trước đó như thế nào.

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông
Trần Anh Đức
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thật ngạc nhiên là trò nhảy cao của người Ai Cập xưa lại gần giống với một trò chơi dân gian của Việt Nam. Hai người ngồi đối diện nhau với 2 chân duỗi dài, bàn chân xếp lên nhau. Họ sẽ đặt bàn tay của mình lên chân như một rào cản, người chơi sẽ phải nhảy qua mà không được chạm vào. Các tư thế tiếp tục thay đổi để nâng cao độ khó.

Không phải chỉ gần giống mà là giống hệt trò chơi của trẻ em Việt - gọi là trò" Trồng nụ, trồng hoa". Một hành vi giải trí rất chi tiết trong cuộc sống, nhưng lại giống hệt nhau. Lịch sử Ai Cập được hiểu là cách đây 6000 năm. Vậy tại sao nó lại có thể liên hệ với một nền văn minh Việt cổ và lưu truyền đến tận bây giờ ở Việt Nam? Chính tôi hồi nhỏ cũng chơi trò này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thú chơi xưa của người Việt

Thứ hai 16/01/2012 15:00

Bằng chứng sớm nhất về các trò chơi của người Việt còn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn. Giữa nhà sàn, có cảnh đôi nam nữ đang ngồi đối diện, hai chân hai tay co lại và chồng lên nhau.

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng đấy là trò “trồng nụ trồng hoa” mà cách đây ít lâu còn tồn tại ở nhiều làng quê. Nhiều hình tượng được khắc họa trên trống cũng có thể là miêu tả ngày hội với đoàn người hóa trang đội mũ lông chim, rồi từng đoàn thuyền nối đuôi nhau như cảnh hội mùa hay hội đua thuyền. Ngay cả trống đồng được phát hiện nhiều như thế, cũng là bằng chứng của ngày hội đúc trống mà sử sách cũng từng ghi lại: đúc được trống thì mời cả làng đến vui chơi, trai gái cầm thoa vàng, thoa bạc để đánh trống rồi trao lại cho chủ nhân. Thú chơi thời này còn in dấu lên tượng tròn như tượng hai người cõng nhau nhảy múa, bước thấp bước cao, tượng người thổi khèn.

Posted Image

n

Người Việt có nhiều thú chơi nhất có lẽ là vào dịp Tết. Khi đó cũng là dịp nông nhàn. Tết chính là ngày hội lớn nhất trong năm. Rồi những ngày hội làng vào dịp Giêng, Hai rước Thành hoàng làng kỷ niệm các thần thánh cũng có mà nhân thần cũng có. Một số ngày hội lớn nữa trong thời xưa mà nay không còn, nhưng được ghi chép trong sách “Đại Việt Sử Ký toàn thư” (còn gọi là “Toàn Thư”). Đó là hội đèn Quảng Chiếu ở Long Trì, kinh đô Thăng Long vào năm Canh Tý, 1120 và Bính Ngọ, 1126 dưới triều vua Lý Nhân Tông, kéo dài tới 7 ngày đêm, đại xá cho cả các tội nhân. Văn bia chùa Đọi còn mô tả không khí ngày hội: “Hai bên nghìn đèn nhấp nháy, bốn mặt rực rỡ vàng son. Có thể gọi là hơn xa chế độ xưa nay, vượt hẳn sinh thành tạo hoá. Dồn thú vui của thiên hạ, đêm trở thành ngày. Thoả tâm mục của thế gian, già nay trẻ lại”. Thưởng ngoạn hội đèn đầu Xuân quả là một thú chơi thanh tao bậc nhất, có lẽ còn hơn cả thú ngắm đèn trong đêm Trung thu sau này.
Một ngày hội nữa cũng mang tầm quốc gia, đó là sinh nhật vua Lý. Vào năm 1123, tổ chức sinh nhật ở cửa Quảng Phúc phía tây Hoàng thành có hát chèo, kèn sáo ca múa tưng bừng, có cả nhà hát múa lưu động có bánh xe đẩy đi, trên xe có vũ nữ múa hát.

Thời Lý sùng đạo Phật, nên những dịp khánh thành tượng Phật đều mở hội lớn. Ví như năm 1036, tháng Giêng mở hội Long Trì khánh thành tượng Phật Đại Nguyện. Thư tịch còn ghi lại, vào thời Trần, vua ngự trên lầu Đại Hưng, tức ở khu vực Cửa Nam, Hà Nội ngày nay để xem hoàng tử và nội thị ném quả Tú Cầu vào ngày mùng ba Tết. Đấy chính là tục ném còn của đồng bào miền núi được ảnh xạ vào một thú chơi cung đình.

Posted Image
Đấu vật, chụp năm 1911.

Cũng do “Toàn Thư” ghi lại năm 1117, mà ta biết được có những trò chơi của người Việt xưa rất phổ biến, nhưng chiếu vua ban ra là phải cấm như trò “Tàng Câu”. Đó là trò chơi tìm vật giấu trong nắm tay, tương tự như trò chơi “tay nào có tay nào không”. Cũng vậy, qua nguồn thư tịch mà ta biết được những trò chơi mà người Việt rất thích là chọi gà (ghi trong “Hịch tướng sĩ”), bắn nỏ, chơi cầu.

Bên cạnh những thú đi xem hội mang tầm cỡ quốc gia ở kinh đô, thì người Việt mở hội cấp làng xã quanh năm. Mà hội nào cũng có nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đánh cờ người, đấu vật, múa sư tử, chơi đèn kéo quân, chọi gà, đánh tổ tôm tam cúc, thả diều, xem hát tuồng, chèo, quan họ, xin chữ Nho đầu Xuân...

Cái thú vị của các hội làng là thường mang dáng vẻ riêng, tích chuyện riêng và cũng có những trò chơi mang sắc thái cội nguồn.


Tại vùng đất Tổ Phú Thọ, thường diễn ra những trò độc như trò “Nõ Nường” ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Dân làng làm một mô hình dương vật và âm vật rất to, rồi cử trai làng và gái làng cầm lấy đâm vào nhau thể hiện sự giao phối, sinh sôi nảy nở, có cội nguồn từ tục sinh thực khí thời Hùng Vương mà rõ nét là tượng các cặp nam nữ đang giao hoan trên thạp đồng Đào Thịnh. Trong trò diễn “đập trâu, chém lợn” ở xã Xuân Quang, huyện Tam Thanh, lại phảng phất tục lệ đâm trâu ở Tây Nguyên và hình ảnh lễ đâm trâu bò có trên trống đồng.


Quanh vùng Thăng Long xưa cũng có nhiều hội làng và trò diễn quanh năm, trong đó có một số lễ hội tập trung vào dịp Tết với những trò chơi truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc.

Sau dịp Tết và mùa Xuân, các hội cũng ít đi cùng với các trò chơi dân gian.

Các thú chơi của người Việt trong hội hè và văn hóa dân gian được chắt lọc nghìn đời từ vốn di sản phi vật thể, lại được bổ sung bằng một kho tàng di sản vật thể quý giá. Đó là hàng trăm tác phẩm tạo hình bằng gốm sứ, bằng chạm khắc trên gỗ trong các công trình kiến trúc tôn giáo, tầm cỡ quốc gia có, mà tầm cỡ làng xã cũng có. Bổ sung vào đó lại là nhiều bức ảnh kịp ghi những khoảnh khắc của các thú chơi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi mà nghệ thuật chụp ảnh mới chập chững bước chân vào xã hội Việt.

Posted Image
Chèo thuyền, đình Phù Lưu, Bắc Ninh đầu thế kỷ 17.

Chúng ta có thể thấy một trong những thú chơi thanh cao của người Việt là thưởng thức âm nhạc và múa. Trên các thành bậc bằng đá ở tháp Chương Sơn hay trên chân cột tháp Long Đọi có khắc hình các vũ nữ Apsara đang múa dâng hoa, chứng tỏ vào thời Lý, người Việt rất hâm mộ các điệu múa ảnh hưởng văn minh Ấn Độ thông qua kênh văn hóa Chăm. Hình ảnh 10 nhạc sĩ trong dàn nhạc được khắc trên đá tảng chùa Phật Tích. Người thì cầm trống cơm, người thì cầm nhị, sáo, tiêu, đàn tỳ bà, phách... Cũng hình tượng nghệ sĩ múa dâng hoa còn thấy được chạm khắc ở chùa Thái Lạc, thời Trần. Tại đây còn thấy được mảng chạm một người đàn ông gẩy đàn tranh ở giữa hai người phụ nữ chơi đàn tỳ bà và đàn tam.

Qua các mảng chạm khắc của thời Lê Mạc và Lê Trung Hưng, các thú chơi của người Việt được thể hiện hết sức phong phú trong đình và chùa. Đình Tây Đằng có cảnh làm xiếc, đấu thú, trai gái tình tự ôm cổ nhau, chèo thuyền uống rượu. Một số thú chơi khác cũng được khắc chạm như đấu võ, đấu vật, săn thú, chọi gà, chơi cờ, chèo thuyền, uống rượu, đá cầu, hút thuốc lào với điếu bát, múa và chơi nhạc dân dã. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là người Việt vào thời này cũng rất... sexy, khi chạm cả cảnh người phụ nữ khỏa thân hay giao hợp nam nữ. Đó là cảnh 3 cô gái tắm truồng trong hồ sen trên gạch trang trí của đền Sấu Giá. Tại đền Đệ Tam thì có cảnh ba cô gái khỏa thân tay che phần kín bên dưới, trong lúc người đàn ông áo thụng dài nắm tay cô gái, tay kia thì bóp vú.

Mạnh bạo hơn nữa là bức chạm tại đình Diềm miêu tả cảnh một người đàn ông thò tay sờ phần dưới cô gái hoặc đình Phù Lão có cảnh người đàn bà nằm ngửa, váy cuộn lên ngực, hai chân co quắp lấy lưng người đàn ông nằm trên. Tại bia chùa Ông, chùa Thổ Hà, chùa Tứ Liên thì có bức chạm chân dung khỏa thân của một cô gái. Các hoạt cảnh này cũng nói lên một nét phồn thực nào đó trong thú chơi của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, suy cho cùng cũng là cầu mong cho mùa màng tốt tươi.

Vào thời Nguyễn thì mảng chạm khắc dân dã đầy sức sống dường như không còn tồn tại, mà thay vào đó lại thấy các thú chơi tao nhã như cảnh uống rượu, chơi cờ, câu cá thể hiện ở chạm khắc gỗ cũng như vẽ trên gốm sứ.

Với các nguồn tài liệu nói về thú chơi của người Việt, chúng ta càng thấy rằng cha ông ta có một cuộc sống tinh thần hết sức phong phú, lạc quan yêu đời của một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và đã để lại cho con cháu một kho di sản vô giá và đầy bản sắc.

Trịnh Sinh
============================
Trò chơi chèo thuyền của người Việt cũng giống cheo thuyền của Ai Cập và trên trống đồng cũng như bích họa Ai Cập cũng thể hiện hình thuyền.
Thiên Đồng


Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai quật chữ viết "ngoằn ngoèo" từ 5.000 năm trước

Có bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa những kí hiệu ngoằn ngoèo, hình mũi tên và có khi là giống cả... giun dế của thời cổ đại chưa?

Bạn biết không, trong khi tiếng nói đã có tuổi đời hàng trăm nghìn năm thì chữ viết chỉ mới ra đời từ vài nghìn năm trước thôi.

Cách đây khoảng 5.000 năm tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà (khu vực nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates, nay là nước Iraq), dân tộc Sumer đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết đầu tiên của nhân loại. Sau đó, chữ viết lần lượt xuất hiện tại Ai Cập cổ đại. Đến khoảng năm 1.500 TCN, người Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng chữ viết.

Posted Image
Chữ viết của người cổ đại trên chiếc bình gốm.

Theo nhiều tài liệu, chữ viết bắt đầu xuất hiện khi con người chuyển từ đời sống săn bắn du mục sang định cư, tiến hành các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Việc phân chia ruộng đất cũng như ghi chép, đong đếm lượng sản phẩm làm ra yêu cầu con người phải biết lưu trữ thông tin một cách có hệ thống. Và câu trả lời cho vấn đề này chính là chữ viết.

Trong báo cáo của nhiều nhà sử học, các quan tư tế tại Ur (một thành phố quan trọng trong nền văn minh Lưỡng Hà cổ) đã sử dụng các biểu đồ để theo dõi lượng hàng hoá xuất ra - nhập vào thành phố.

Posted Image
Chữ hình nêm được ra đời trong nền văn minh Lưỡng Hà.

Sau đó, các hình vẽ dần dần được quy ước thành các kí hiệu. Chẳng hạn, thay vì vẽ hình một con dê, người Sumer đã dùng các hình mũi tên nhọn để biểu thị hàng hoá. Do vậy, các nhà khảo cổ gọi chữ viết của người Lưỡng Hà là “chữ hình nêm”. Sau đó, hệ thống chữ viết này tiếp tục hoàn thiện, các kí hiệu bắt đầu biểu thị cho âm tiết.

Posted Image

Một thời gian ngắn sau, người Ai Cập cổ đã phát triển một hệ thống chữ tượng hình độc lập với văn minh Lưỡng Hà. Chữ viết nhanh chóng được truyền bá khắp vùng Địa Trung Hải. Nhờ chữ viết, các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ, góp phần giúp công việc quản lý của chính quyền trở nên đơn giản hơn. Chữ viết đã góp phần quan trọng xây dựng nên những nền văn minh cổ đại.

Posted Image
Posted Image

Posted Image
Cho đến bây giờ, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể dịch hết thuật chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại.

Người Trung Quốc và Maya cổ đại ở châu Mỹ cũng sáng tạo ra hệ thống chữ tượng hình riêng của họ. Bên cạnh đó, người Hy Lạp cổ đại lại phát triển bảng chữ cái tượng thanh với những kí tự như anpha, beta, gamma. Đây là tiền đề của bảng chữ cái A, B, C… thông dụng ngày nay.

Posted Image
Kí tự cổ của người Maya khắc trên đá.

Tuy vậy ở thời cổ đại, số lượng người biết chữ rất ít. Những người biết chữ thường là quý tộc và tăng lữ, hai giai cấp nắm những địa vị cao trong xã hội. Phải mãi đến thế kỉ 19 và 20, chữ viết mới trở nên phổ biến và thông dụng với hầu hết mọi người trên thế giới.

Posted Image
Theo ước tính tổng thể, có khoảng 6.909 ngôn ngữ đang hiện hành trên toàn thế giới. Trong đó, tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng nhiều nhất với khoảng 845 triệu người, sau đó là tiếng Tây Ban Nha với 329 triệu. Thật ngạc nhiên khi tiếng Anh, “ngôn ngữ kinh doanh chính thống” chỉ xếp thứ 3 với 328 triệu người.

Hiện nay, tỉ lệ biết chữ vẫn là một thước đo phản ánh sự phát triển kinh tế - văn hoá của một quốc gia. Theo điều tra, cứ 5 người trên thế giới thì vẫn còn 1 người không biết chữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites