Thiên Sứ

2008 - QUA NHỮNG LỜI “TIÊN ĐOÁN”

191 bài viết trong chủ đề này

Bão số 9 đang di chuyển vào đất liền

08/11/2008 0:20

Posted Image

Bản đồ dự báo bão số 9 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư chiều 7.11)

Sáng qua, áp thấp nhiệt đới đã vào biển Đông, đến chiều thì mạnh lên thành bão - cơn bão số 9 tại VN, có tên quốc tế là Maysak. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư chiều 7.11 cho biết, hồi 16 giờ cùng ngày bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật trên cấp 8, di chuyển theo hướng giữa tây và tây - tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Dự báo đến 16 giờ ngày 8.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ vĩ bắc; 114,3 độ kinh đông và sẽ mạnh lên cấp 8, cấp 9 (62-88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Trong 24-48 giờ tới, bão số 9 có khả năng di chuyển chậm lại và lệch dần về phía tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ ngày 9.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ vĩ bắc; 113,2 độ kinh đông; mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Trong 48-72 giờ tới, bão có khả năng di chuyển theo hướng giữa tây và tây - tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ ngày 10.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,0 độ vĩ bắc; 112,2 độ kinh đông; mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Trung Bộ và khu vực bắc biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Ở các tỉnh Trung Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo: từ chiều 8.11, các tỉnh Nam Bộ chiều tối có mưa rào và giông trên diện rộng, phía bắc miền Đông và ven biển ĐBSCL có nơi mưa vừa, mưa to.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP.HCM chiều qua đã yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, liên lạc với tàu thuyền, đặc biệt là tàu đánh bắt xa bờ.

Mai Vọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy yếu nhanh, bão số 9 sớm tan trên biển

12:02' 10/11/2008 (GMT+7)

Posted Image - Trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho biết, do bị tác động bởi đợt không khí lạnh tăng cường từ phía Bắc, bão số 9 sau khi đột ngột chuyển hướng hình nút thắt nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đến 12/11 chỉ còn là vùng áp thấp.

Posted Image

Các tỉnh ven biển Việt Nam may mắn thoát nạn bão số 9 (ảnh KTTV).

Theo Trung tâm Dự báo KTTV, hồi 7h sáng ngày 10/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông.

Áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440 km về phía Đông Đông Nam, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Nam và Nam Đông Nam mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến sáng mai (11/11), áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (phía bắc quần đảo Trường Sa) khoảng 300 km về phía Đông Đông Bắc.

TIN LIÊN QUAN

Sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục chuyển hướng, sang giữa Nam và Nam Tây Nam và suy yếu thành vùng áp thấp. Đến sáng 12/11, vùng áp thấp này cách đảo Song Tử Tây (phía bắc quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía Đông Nam và suy yếu dần.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Bão số 9 là cơn bão có hướng đi lắt léo, diễn biến phức tạp. Đầu tiên, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi chuyển sang hướng Tây Bắc, tiếp đó là hướng Bắc, Bắc Đông Bắc rồi đột ngột quay lại hướng Nam, tạo thành một vòng thắt nút.

Tuy nhiên, bão đã suy yếu nhanh hơn do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường từ phía Bắc. Đây có thể nguyên nhân khiến nó có thể sớm tan đi trên biển Đông, nhưng trước đó, nó cũng gây ra những cơn mưa to dọc ven biển Trung, một số nơi có mưa to đến rất to như vùng Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế (100-200mm), Quảng Ngãi (50-100mm).

Ban chỉ đạo PCLB TƯ chiều 9/11 tiếp tục có công điện yêu cầu các tỉnh, thành từ Thanh Hoá đến Cà Mau, Kiên Giang vẫn phải duy trì trực ban để theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức nắm thông tin về tàu, thuyền trên biển và thông báo tin áp thấp nhiệt đới, hướng di chuyển để phòng tránh kịp thời.

Đến 6 giờ ngày 10/11, Bộ tham mưu, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và các địa phương đã kêu gọi được 28.104 tàu/156.283 ngư dân đang hoạt động trên các vùng biển. Trong đó, khu vực quần đảo Trường Sa 68 tàu/666 ngư dân.

H.L.Y

Thảo dân Thiên Sứ xin kính cần tạ ơn tổ tiên phù hộ lời cầu nguyện:

Từ nay đến Tết toàn cõi Việt Nam không có mưa lớn kéo dài.

Hì! Khí tượng thủy văn trung ương cần phải bổ sung thêm trang bị máy móc hiện đại, cử chuyên gia đi nước ngoài để nghiên cứu thêm. Thiên Sứ ủng hộ dự án đầu tư phát triển Khí tượng thủy văn Trung Ương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cầu xin anh linh tổ tiên phù hộ. Quê tôi vẫn yên bình.

Nếu như dự báo khí tượng thủy văn đúng: Sẽ có mưa lớn trong hai ngày mùng 7 và 8 tháng 11 - 2008 thì sẽ chẳng có cảnh yên bình này

Hà Nội đón gió lạnh đầu mùa

Nguồn VnExpress

Những luồng gió lạnh đầu mùa đã ùa về Hà Nội, người lớn tìm chút nắng xua tan giá lạnh, trẻ em khoác lên mình khăn áo mùa đông. VnExpress ghi lại những hình ảnh này trong sáng 10/11.

Posted Image

Sáng ra đường nắng và lạnh.

Posted Image

Thời trang đầu đông xuống phố.

Posted Image

Một khe hở tạo nên chùm nắng xua tan giá lạnh buổi sáng.

Posted ImagePosted Image

Bé bắt đầu với khăn quàng cổ, mũ trùm đầu.

Posted Image

Kéo khóa lên cho ấm.

Posted Image

Lạnh hết cả cổ.

Posted Image

Học sinh đi học, tay đút túi áo.

Posted Image

Hai cụ già, người khua tay thể dục, người khoanh tay cho khỏi lạnh.

Posted ImagePosted Image

Ông, bà đi bách bộ cũng làm ấm áp hơn.

Posted Image

Dù cực nhọc, giọt mồ hôi vẫn không lăn trên má chị nông dân đẩy xe chở gỗ.

Posted Image

Chén trà đàm đạo trong nắng đông.

Posted Image

Bé Bi ở phố Nguyễn Đình Chiểu nằm trong chăn ấm say giấc nồng đến 9h sáng.

Hoàng Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ có thể phải thay đổi kế hoạch giải cứu tài chính

LỜI BÀN CỦA THIÊN SỨ

Tại sao không nghĩ cách giãn nợ khó đòi thành nợ có khả năng đòi nhỉ? Thí dụ: nợ tiền nhà phài hoàn tất trong 10 năm, nay dãn thành 15 năm.

Thứ 4, 12/11/2008, 07:58

"Đại kế hoạch" để ổn định thị trường nhà đất Mỹ

Posted Image

(CafeF) - Chính phủ Mỹ đã công bố một chương trình mới để chuyển đổi các khoản thế chấp và ổn định thị trường nhà đất đầy biến động. Tuy nhiên kế hoạch này cũng dừng việc hỗ trợ tài chính trực tiếp của chính phủ đối với chủ sỡ hữu nhà ở đang gặp nhiều khó khăn.

Tâm điểm của kế hoạch này là hai tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn sở hữu khoảng 31 triệu khoản nợ thế chấp với tổng trị giá 5 nghìn tỷ USD. Chính phủ Mỹ đã tiếp quản hai tập đoàn này vào tháng 9/2008 do họ thua lỗ ngày một nhiều với danh mục đầu tư thế chấp.

Chủ sở hửu nhà ở tham gia vào chương trình này đáp ứng những yếu tố sau: họ trả nợ khoản chi phí mua nhà chậm hơn so với thời hạn 90 ngày hoặc hơn, họ nợ 90% giá trị hiện tại căn nhà của họ, họ vẫn đang sống tại căn nhà và chưa nộp đơn phá sản.

Khoản chi trả tiền nhà hàng tháng của họ sẽ được điều chỉnh thông qua lãi suất thấp hơn hoặc thời gian chi trả dài hơn, mục đích là giúp khoản chi trả tiền nhà hàng tháng rơi xuống dưới 38% thu nhập gia đình hàng tháng. Lãi suất sẽ thấp hơn trong thời hạn 5 năm và sau đó tăng với một mức độ nhất định và được báo trước. Thời hạn của khoản vay có thể kéo dài đến 40 năm.

Các quan chức cho biết tiêu chuẩn giành cho việc điều chỉnh khoản vay phải theo sát thay đổi trong quá trình chi trả. Tiêu chuẩn này sẽ giành cho khoản vay thuộc sở hữu của Fannie và Freddie, tuy nhiên theo các quan chức, họ hi vọng chương trình này sẽ được áp dụng trên toàn nước Mỹ.

Hiện chưa có ước tính cụ thể về việc Fannie hay Freddie sở hữu bao nhiêu khoản nợ phù hợp để tham gia vào chương trình mới này. Fannie trong tuần này công bố họ có khoảng 1,7% các khoản nợ trễ hạn từ 90 ngày trở lên. Theo con số của Fannie, họ đang nắm khoảng 18 triệu khoản nợ thế chấp, vậy tương đương 300 nghìn khoản thế chấp là phù hợp cho chương trình hỗ trợ trên.

Freddie cho đến nay chưa công bố kết quả kinh doanh quý 3 tuy nhiên đến cuối quý 2, Freddie có khoảng 115 nghìn khoản nợ quá hạn tương đương 1% tổng số các khoản nợ tập đoàn này đang nắm giữ. Con số này sẽ cao hơn khi tập đoàn thông báo kết quả kinh doanh quý 3 vào tuần này. Phần lớn chương trình chuyển đổi thế chấp đưa ra bởi các ngân hàng cho đến nay đều có điểm chung: chủ sở hữu nhà ở chi trả khoảng 34 đến 40% thu nhập hàng tháng của họ để chi trả cho khoản tiền nhà hàng tháng nhờ vào việc lãi suất thấp, thời gian chi trả dài hơn. Ngân hàng và các công ty cho vay thế chấp cũng rất muốn giảm tỷ lệ thu hồi nhà ở bởi trên thị trường hiện nay, nguồn cung nhà ở đã quá nhiều và không có người mua. Tỷ lệ nhà ở thu hồi càng cao, giá nhà đất sẽ càng hạ và dẫn đến lại có thêm nhà bị thu hồi. Theo Moody's Economy.com, ngay cả khi chương trình mới này được áp dụng, 1,6 triệu người Mỹ sẽ vẫn mất nhà ở trong năm nay do bị thu hồi nhà hoặc lý do khác và sẽ có thêm 1,9 triệu người mất nhà ở trong năm 2009. Hàng loạt ngân hàng Mỹ như Citigroup, JPMorgan Chase, và Bank of America trong thời gian qua đã tiến hành chuyển đổi các khoản vay thế chấp. Citigroup, ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ tính theo giá trị thị trường, dùng 20 tỷ USD giúp những người mua nhà vay tiền để giúp họ tránh khỏi bị tịch biên tài sản do không có đủ tiền trả nợ, đồng thời gia hạn cho các khoản vay liên quan đến việc mua nhà. Ngân hàng này ước tính, trong 6 tháng tới, họ sẽ hỗ trợ khoảng 500.000 người.

Citigroup đã mất tiền liên tục 6 quý do những khoản thế chấp bất động sản. Ngân hàng này đã cơ cấu lại khoảng 120 nghìn khoản nợ, trong đó bao gồm cả việc nới lỏng một số điều khoản trong nửa đầu năm 2008

Trong tháng 7, giá nhà đất Mỹ trong 20 khu vực thành thị của Mỹ giảm với tốc độ kỷ lục và doanh số bán nhà trong tháng 8 thấp hơn 32% so với đỉnh cao thiết lập vào tháng 9/2005. Chương trình của JP Morgan cụ thể sẽ là hỗ trợ 400 nghìn gia đình với tổng số khoản vay trị giá 70 tỷ USD trong vòng 2 năm. Hiện nay, đã có 250 nghìn gia đình được hỗ trợ với tổng số các khoản thế chấp là 40 tỷ USD trong chương trình chuyển đổi khoản vay hiện tại.

Bank of America công bố hai kế hoạch trong năm nay để giúp giảm khoản chi trả của khách hàng giảm11 tỷ USD.

Ngọc Diệp

Theo CNN, Bloomberg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phú Thương đã tìm những lời dự báo của tôi và so sánh chứng nghiệm.

Qua những hiện tượng dự báo và hiệu quả của nó trên khắp mọi lĩnh vực của nền Lý học Đông phương. Gồm: Thái Ất, Dịch học, Tử Vi, Lạc Việt độn toán..... Từ Thiên tại, Dịch bệnh, chiến tranh, các vấn đề kinh tế xã hội và đến từng thân phận con người. Một lần nữa chúng ta lại nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại tìm kiếm

Một lý thuyết lý giải từ sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến các thiên hà khổng lồ và mọi hiện tương bao quanh con người.

Sự vận động để giải cứu nền kinh tế Hoa Kỳ - ảnh hường đến thế giới - cũng phải thuận theo tự nhiên mới hóa giải được.

Bởi vậy việc giãn nợ nhà đất là tính tất yếu của giải pháp được coi là đúng theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành:

Nông nghiệp và nhà đất là nền tảng kinh tế quốc gia. Đấy là nguyên lý căn bản. Vì thổ thuộc Trung Cung. Với các quốc gia đất chật người đông như Singapo chẳng hạn, nền nông nghiệp không phát trển thì dân của họ phải no cái đã. Tức là phải bảo đảm tính ổn định lương thực vốn là sản phẩm của nông nghiệp. Nông Nghiệp là Âm thổ - Nhà Đất thuộc Dương thổ.

Hoa Kỳ đã có giải pháp đúng. Hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ ổn định trong năm tới. Hy vọng thôi, còn chờ những lời dự báo của các cao thủ. Bởi vì mới chỉ một yếu tố rất cần được khởi động. Còn nhiều râu ria khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phú Thương đã tìm những lời dự báo của tôi và so sánh chứng nghiệm.

Qua những hiện tượng dự báo và hiệu quả của nó trên khắp mọi lĩnh vực của nền Lý học Đông phương. Gồm: Thái Ất, Dịch học, Tử Vi, Lạc Việt độn toán..... Từ Thiên tại, Dịch bệnh, chiến tranh, các vấn đề kinh tế xã hội và đến từng thân phận con người. Một lần nữa chúng ta lại nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại tìm kiếm

Một lý thuyết lý giải từ sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến các thiên hà khổng lồ và mọi hiện tương bao quanh con người.

Sự vận động để giải cứu nền kinh tế Hoa Kỳ - ảnh hường đến thế giới - cũng phải thuận theo tự nhiên mới hóa giải được.

Bởi vậy việc giãn nợ nhà đất là tính tất yếu của giải pháp được coi là đúng theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành:

Nông nghiệp và nhà đất là nền tảng kinh tế quốc gia. Đấy là nguyên lý căn bản. Vì thổ thuộc Trung Cung. Với các quốc gia đất chật người đông như Singapo chẳng hạn, nền nông nghiệp không phát trển thì dân của họ phải no cái đã. Tức là phải bảo đảm tính ổn định lương thực vốn là sản phẩm của nông nghiệp. Nông Nghiệp là Âm thổ - Nhà Đất thuộc Dương thổ.

Hoa Kỳ đã có giải pháp đúng. Hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ ổn định trong năm tới. Hy vọng thôi, còn chờ những lời dự báo của các cao thủ. Bởi vì mới chỉ một yếu tố rất cần được khởi động. Còn nhiều râu ria khác.

Chú Thiên sứ, các ACE thân mến!

Không biết nền kinh tế thế giới từ nay đến cuối năm còn gặp những sóng gió gì nữa khi mà thỉnh thoảng lại có những thông tin không vui:......

Thay đổi kế hoạch 700 tỷ USD: Canh bạc lớn của Paulson

Posted Image

Đột ngột thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD, có vẻ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đang chơi một canh bạc lớn.

Ngỡ ngàng

Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã đưa ra quyết định thay đổi kế hoạch giải ngân gói 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu tháng 10/2008.

Theo kế hoạch, Bộ Tài chính Mỹ sẽ duy trì khoản 250 tỷ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay.

Kế hoạch này làm giới đầu tư ngỡ ngàng. Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Tài chính đã bội tín khi “bỏ mặc” các khoản nợ xấu liên quan đến các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản (MBS) và nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO).

Thị trường chứng khoán Mỹ đã ngay lập tức sụt giảm hơn 4%, và nhiều bình luận đã được đưa ra hoặc chỉ trích ông Paulson, hoặc hoài nghi về sự thành công của kế hoạch này.

Đối với ông Paulson, khi trả lời câu hỏi, “ông có thấy hối tiếc khi đưa ra quyết định thay đổi này không?”, vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ nói: “Tôi sẽ không hối tiếc khi đưa ra quyết định này, quyết định thay đổi là dựa trên điều kiện thực tế”.

Hai nguyên nhân thay đổi

Nguyên nhân thứ nhất: Do không thể khai thông hoạt động mua bán MBS/CDO

Một số ý kiến trong giới phân tích nhận định, sự thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD của ông Paulson không phải không có lý do, khi mà các định chế tài chính Mỹ đang nắm các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản như MBS, CDO, nhưng không chịu bán ra khối nợ xấu này.

Vì khi thị trường bất động sản đi xuống, các MBS/CDO được định mức tín nhiệm rất thấp nên khi đánh giá lại giá trị các tài sản đó, bảng cân đối kế toán của các tập đoàn “dính” MBS/CDO bị thâm thủng nặng, do giá trị của các loại tài sản này đã xuống quá thấp, thậm chí không thể định giá nổi vì trên thị trường giao dịch, khối tài sản này gần như đóng băng.

Khi các tài sản bị đóng băng, trên thị trường liên ngân hàng cũng tê liệt vì không ai tin ai nên không cho nhau vay tiền, để giải quyết vấn đề này, Cục Dự trữ Liên bang (FED) buộc phải tăng mạnh các khoản cho vay hàng trăm tỷ USD với thời hạn 28 ngày và 84 ngày cho các định chế tài chính.

Tuy nhiên về lâu dài, các khoản vay này cũng đáo hạn, nên để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng này thì cần phải làm cho thị trường mua bán MBS/CDO có tính thanh khoản. Khi đó, các định chế tài chính sẽ có thể thu về tiền mặt dù chấp nhận lỗ nặng từ mảng đầu tư này.

Ban đầu, Bộ trưởng Paulson định dùng khoản tiền trong số 700 tỷ để khơi thông tính thanh khoản của hoạt động mua bán MBS/CDO. Kế hoạch mua của ông là mua cao hơn giá thị trường, ví dụ giá 1 MBS là 10 USD (giản 90% giá trị) trên mệnh giá 100 USD, ông có thể mua với giá 30 USD, qua đó đẩy giá các MBS/CDO lên.

Như vậy người bán từ mức lỗ 90 USD nay nếu bán với giá 30 USD sẽ có thể gỡ được thêm 20 USD (20%), và khi tất cả các tổ chức nắm giữ MBS/CDO đánh giá lại giá trị thị trường thì bản cân đối kế toán sẽ tốt hơn cho mảng đầu tư này, đồng tính thanh khoản trên thị trường sẽ tốt lên.

Nhưng kế hoạch mua lại các khoản nợ xấu của Paulson lại không thể thực thi nổi khi có ít tổ chức bán các khoản nợ xấu này. Bởi khi các MBS/CDO xuống còn 10 USD (giảm 90%), thì tất cả cùng lỗ nặng, nên khi có kế hoạch 700 tỷ được công bố, họ cho rằng thị trường này đã đến đáy do được một khoản tiền trong số 700 tỷ USD làm điểm hỗ trợ vững chắc.

Khi Bộ Tài chính chào mua với giá cao hơn 10 USD, không ai bán ra và nhìn nhau và hy vọng các định chế tài chính khác cũng sẽ mua vào, đẩy giá MBS/CDO lên cao hơn 30 USD. Khi đó họ mới bán ra để sao cho mình là người lỗ ít nhất.

Và khi ai cũng nghĩ như vậy thì không ai bán ra và hậu quả là kế hoạch của ông Paulson nhằm khơi thông tính thanh khoản các khoản nợ xấu đi vào ngõ cụt.

Nguyên nhân thứ hai: Do kỳ vọng bất động sản sẽ “ấm” lại

Trong ngày 12/11, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một "đại kế hoạch" để giúp những người vay tiền mua nhà tránh khỏi bị tịch biên tài sản. Kế hoạch này khiến thị trường bất động sản sẽ có thể “ấm” trở lại.

Và các chứng khoán có đảm bảo bằng các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản sẽ được định mức tín nhiệm cao hơn, qua đó nâng giá trị của nó lên.

Khi đó giới đầu cơ sẽ tăng mạnh mua vào các MBS/CDO làm thị trường này tự phục hồi mà không cần số tiền trong số 700 tỷ USD như kế hoạch làm điểm hỗ trợ nữa. Hơn nữa, nếu lượng MBS/CDO cung với số lượng lớn thì cả gói 700 tỷ đó cũng không hứng nổi khoảng gần 10.000 tỷ USD giá trị MBS/CDO mà các định chế tài chính đang nắm giữ.

Chiến thắng kép, hay thất bại được báo trước?

Giới phân tích đang thận trọng dõi theo kế hoạch của Paulson, nhưng rõ ràng vị cựu CEO của Goldman Sachs cũng có lý của mình khi đưa ra quyết định đó.

Tuyên bố của ông sẽ làm cho các định chế tài chính bừng tỉnh, vì điểm hỗ trợ của họ không còn. Họ buộc phải vận động để thoát khỏi “cục nợ” đó. Nếu như vậy, có thể sẽ có thêm một số tổ chức phá sản do nắm quá nhiều MBS/CDO mà không cân đối từ các nguồn khác để bù vào.

Có thể giá MBS/CDO còn xuống thấp hơn, nhưng khi đó sẽ có thể hấp dẫn giới đầu cơ mạo hiểm gom vào, đặc biệt là có hai điểm hỗ trợ gồm thị trường bất động sản có thể ấm hơn và hai là giá MBS/CDO đã xuống mức hấp dẫn. Nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để thị trường này có tính thanh khoản.

Việc bơm tiền cho hệ thống tín dụng phục vụ tiêu dùng qua hệ thống thẻ cũng có lý của Paulson vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tiêu dùng của dân Mỹ. Việc nở rộ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đã giúp nhiều người Mỹ vay tiền tiêu dùng, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

Khi người dân vay khá nhiều tiền để tiêu dùng, nhưng do kinh tế đi xuống - thu nhập giảm, nhiều người vay tiền khó có khả năng trả được nợ... các tổ chức tín dụng cũng đang nâng mức chuẩn cho vay và định mức cho vay tiêu dùng. Do vậy, chính sách giãn nợ và hỗ trợ thị trường này cũng rất cần thiết, thậm chí là vấn đề cấp bách.

Nếu không bơm tiền vào thị trường này thì dễ dẫn tới hoạt động tiêu dùng suy giảm và qua đó làm giảm tăng trưởng nền kinh tế (tiêu dùng chiếm 2/3 giá trị GDP của Mỹ).

Tiếp theo, muốn cứu ngành công nghiệp ôtô thì không chỉ có cho các nhà sản xuất ôtô vay lãi suất thấp để họ “tự bơi” trong khốn khó vì 25 tỷ đã được giải ngân và ngành công nghiệp này cũng đang cầu viện thêm ít nhất 25 tỷ USD nữa.

Mấu chốt là nhu cầu mua xe đã giảm ngay tại Mỹ, riêng trong tháng 10/2008, General Motors giảm 45% lượng bán, Ford giảm 30,2% và Chrysler giảm 34,9%, so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, việc bơm tiền để kích thích tiêu dùng ôtô sẽ là một biện pháp quan trọng và toàn diện hơn để giải cứu ngành công nghiệp này.

Việc thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ đang là đề tài tranh cãi ngay trong giới phân tích. Và đang làm xáo trộn tâm lý, cũng như gia tăng hoài nghi của nhà đầu tư về tính khả thi của kế hoạch mới.

Nhưng cũng rất có thể, việc thay đổi này sẽ khiến cho các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản được mua bán bình thường, giúp nâng giá trị của MBS/CDO được tăng lên và qua đó tránh cho các định chế tài chính đang nắm số tài sản này bị lỗ nặng. Nếu thị trường này ổn định thì có thể niềm tin sẽ trở lại. Ngoài ra, một phần tiền trong 700 tỷ USD sẽ kích thích tiêu dùng, giúp ngành ôtô bớt khốn khó.

Nói cách khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ hoặc sẽ vang danh, hoặc có thể sẽ là người bị “đổ tội” nhiều nhất khi phe Dân chủ chính thức lên nắm quyền.

(14/11/2008)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau, nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định.Sẽ có sự va chạm (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia).

Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi!

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau, nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định.Sẽ có sự va chạm (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia).

Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi!

Kính!

Thanhphúc đưa dự báo này vào topic: "Lời tiên tri 2009" và cho biết đã toán được quẻ gì. Tôi sẽ tham gia cùng Thanh Phúc. Chưa biết quẻ gì, nhưng có vẻ hợp lý trong tương quan giữa các sự kiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Sư phụ: Con toán được Quẻ THƯƠNG - LƯU NIÊN và Quẻ ĐỖ - TỐC HỶ ạ! Mong Sư phụ chỉ dạy và bổ sung thêm ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cường quốc đối mặt với nguy cơ đổ vỡ mới

17:21' 16/11/2008 (GMT+7)

Trong lúc thị trường tài chính vẫn đang ngổn ngang thì lại thêm một đòn nặng nề giáng vào các nền kinh tế hàng đầu thế giới, khi các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc công nghiệp đã bắt đầu ngấm đòn.

Hiện có nhiều dự báo về các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc và đáng lưu ý là các dự báo không loại trừ khả năng sụp đổ của công nghiệp ôtô và một khi ngành công nghiệp ôtô sụp đổ sẽ làm đổ vỡ nền kinh tế.

Khủng hoảng nghiêm trọng từ trái tim công nghiệp ôtô...

General Motors - cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp ôtô Mỹ - đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất trong lịch sử 100 năm của mình, thậm chí nguy cơ phá sản là rất lớn.

Posted Image

Trụ sở của GM ở Detroit, Mỹ. Ảnh Reuters.

Trong quý 3 vừa qua, GM đã thua lỗ 2,5 tỉ USD và lượng tiền mặt dự trữ của ông lớn này đã giảm đáng kể từ trên 21 tỉ xuống còn 15 tỉ USD. Hiện tại, GM chỉ còn một lượng tiền mặt đủ dùng cho đến thời điểm giữa năm 2009.

Nếu không được hỗ trợ về mặt tài chính thì việc GM có tên trong danh sách những công ty bị phá sản sẽ không có gì lạ. Nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ General Motors phá sản là một thảm hoạ đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Mặc dù chính phủ Mỹ đã thông qua khoản hỗ trợ 25 tỉ USD cho ngành công nghiệp ôtô nước này nhưng đến thời điểm hiện tại tiền vẫn chưa chảy vào túi các nhà sản xuất ôtô.

Trung tâm nghiên cứu ô tô tại Ann Arbor, bang Michigan (Mỹ), vừa công bố một báo cáo cảnh báo rằng nếu các tập đoàn sản xuất ô tô ở Detroit (Mỹ) thu hẹp hơn nữa sản xuất hoặc bị sụp đổ, đồng nghĩa với gần 3 triệu việc làm bị mất đi, thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị giáng một đòn nặng nề.

Nếu cả 3 tập đoàn ô tô, gồm General Motor, Ford Motor và Chrysler LLC ở Detroit ngừng hoạt động thì Mỹ sẽ mất 2,95 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ngay trong năm đầu tiên. Chính phủ liên bang và các chính quyền bang sẽ mất ít nhất 156,4 triệu USD thuế trong 3 năm đầu. Còn nếu các tập đoàn này cắt giảm 50% sản lượng và việc làm để thích ứng với tình hình khó khăn hiện nay thì 2,46 triệu người sẽ bị mất việc ngay lập tức và nguồn thu thuế bị thiệt hại 108 tỷ USD trong vòng 3 năm.

Những khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nghiên cứu trên cũng cho rằng, chính phủ của Tổng thống mới đắc cử Barack Obama cần hành động kiên quyết để tăng cường trợ giúp tài chính cho ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Posted Image

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chrysler Group’s Tom LaSorda (trái), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc General Motors Rick Wagoner (giữa) và Tổng giám đốc Ford Alan Mulally (phải). Ảnh AP.

... sang tận bên kia bờ đại dương

Nhìn sang đối tác thân quen nhất của Mỹ bên kia bờ đại dương, ở Nhật, ngành sản xuất ôtô gặp khó khăn và cũng đang tác động tới cả nền kinh tế...

Lợi nhuận của 6 trong số 8 hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã sụt giảm trong 6 tháng đầu tài khóa 2008. Dự kiến, trong 6 tháng còn lại, tình hình còn khó khăn hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và đồng yên cao giá. Ngoại trừ Fujitsu, 7 công ty còn lại đều đã điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh.

Việc ngành công nghiệp ô tô, đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản, gặp khó khăn đã tác động mạnh tới cả nền kinh tế này. Hàng loạt các công ty sản xuất vật liệu và linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản cũng bị vướng vào vòng khó khăn, có thể dẫn tới việc cắt giảm lao động trên diện rộng.

Giám đốc một công ty sản xuất phanh ô tô tại tỉnh Aichi cho biết Toyota gặp khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt công ty khốn đốn. Nỗ lực giảm giá thành cũng chỉ có hạn, nếu với giá thành hiện nay mà thị trường không phục hồi thì công ty này có thể phải đóng cửa.

Khủng hoảng tài chính khiến thị trường ô tô Bắc Mỹ gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Từ giữa năm 2008, xuất khẩu của Toyota vào thị trường Mỹ giảm.

Posted Image

Công nghiệp ôtô Nhật cũng gặp khó. Ảnh Serious Wheels.

Hệ luỵ của nó là số đơn đặt hàng của Toyota đối với các công ty cung ứng vật liệu và linh kiện giảm từ 20-30%. Số đơn đặt hàng giảm quá mạnh và nhanh khiến các công ty con không kịp điều chỉnh nhân sự, dẫn tới thua lỗ.

Tác động của ngành công nghiệp ô tô tới ngành sản xuất thép và kính là dễ nhận thấy nhất. 4 công ty cán thép lớn nhất Nhật Bản đã phải tuyên bố giảm sản lượng thép thô. Quy mô giảm sản lượng thép lần này có thể lên tới 1,8 triệu tấn.

Quá trình cơ cấu nhân sự, cắt giảm nhân viên bắt đầu được tiến hành mạnh hơn, đặc biệt là đối với những nhân viên không chính thức. Từ cuối tháng 6/08, Toyota đã ngừng ký mới hợp đồng với những lao động có thời hạn. Dự kiến đến tháng 3/09, số lao động hợp đồng có thời hạn của Toyota sẽ chỉ còn 3.000 người, giảm 60% so với 8.800 người hồi tháng 3/08.

Tình trạng cắt giảm lao động cũng đã diễn ra tại Nissan, trong khi Matsuda đang tính toán kế hoạch cắt giảm nhân lực. Công ty Denso, nhà cung cấp linh kiện lớn nhất cho ngành công nghịêp ô tô, cũng đã cắt giảm 10% lao động trong thời gian từ tháng 4-9/08.

Như vậy, ngoài mối lo về việc thị trường tài chính vẫn đang ngổn ngang thì việc các ngành công nghiệp chủ chốt của các cường quốc công nghiệp đã bắt đầu ngấm đòn lại đang là một nguy cơ đáng sợ nữa, có thể giáng thêm một đòn nặng nề vào các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

  • Nhật Vy (Theo Times, NewsWeeks, BusinessWeeks)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vốn cho bất động sản tăng dè dặt

11:17' 16/11/2008 (GMT+7)

Posted Image - Trong 3 quý đầu năm, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, nay có cơ hội hồi phục khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất cơ bản (LSCB) và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên dù đã mở cửa tín dụng nhưng đa số ngân hàng vẫn thận trọng khi giải ngân BĐS.

Nợ xấu do thị trường trầm lắng, dự án không được giải ngân

Theo đánh giá của một số ngân hàng thì cho vay BĐS là lĩnh vực tín dụng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2008 do giá cả vật liệu tăng, lãi suất (LS) cho vay cao, vốn vay bị hạn chế, thậm chí ngừng hẳn. Trong khi đó thị trường “đóng băng”, giao dịch ít, giá cả đến nay vẫn ở mức cao không phù hợp với khả năng tài chính của nhiều khách hàng. Lĩnh vực này vẫn còn những khó khăn, cần được tháo gỡ kịp thời.

Theo Sở Giao dịch ngân hàng Vietcombank thì nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của các khách hàng BĐS trong thời gian qua chủ yếu là do thị trường trầm lắng. Trên thực tế các khoản vay thế chấp BĐS thường có giá trị lớn, các nguồn thu nhập của khách như lương, cho thuê nhà đất, các thu nhập khác chỉ đủ để chứng minh nguồn trả lãi và một phần nợ gốc, nguồn trả nợ gốc thường được chứng minh từ nguồn chuyển nhượng nhà đất khác.

Do đó nguồn trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn từ diễn biến của thị trường. Khi thị trường nhà, đất trầm lắng khó khăn cho khách hàng đồng thời ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ gốc của NH, bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Việc cung ứng vốn để thi công, xây lắp nhiều dự án đang gặp khó khăn. Một số dự án đang thực hiện nhưng không được giải ngân dẫn đến khó khăn cho các nhà thầu trong việc đảm bảo tiến độ thi công cũng như thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ ngân hàng. Các ngân hàng phải gia hạn nợ cho nhiều khách hàng (Ví dụ một số công ty cổ phần có hợp đồng thực hiện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa được thanh toán vì các ngân hàng tạm dừng việc giải ngân cho EVN để đàm phán lãi suất).

Posted Image Thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều dự án không được giải ngân. Ảnh: KM

Nhiều khách hàng nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực XDCB đã có phiếu giá nghiệm thu thanh toán nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán, dẫn đến các nhà thầu bị ảnh hưởng trong việc thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng, trong khi đó các khách hàng này thường được duyệt hạn mức cho vay, vì vậy các khoản vay mới có thể không được giải ngân do đã sử dụng hết hạn mức vay. Bên cạnh đó các NHTM cũng đánh giá là LS tiền vay trong thời gian qua quá cao so thu nhập và dự tính của khách hàng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng tiêu dùng hạn chế cũng ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, làm giảm tổng dư nợ của ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng tăng cao.

Khách hàng đề nghị thu xếp trả nợ dần

Theo đánh giá của nhiều Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Hà Nội thì nợ xấu trong lĩnh vực BĐS tuy có nguy cơ tăng nhưng không đến độ nguy hiểm vì những nguyên nhân: Tài sản thế chấp của các ngân hàng phần lớn là nhà đất trong nội thành, nằm ở vị trí 1 hoặc 2 nên tương đối dễ chuyển nhượng; ngân hàng chủ yếu định giá theo khung giá của UBND TP Hà Nội và cho vay tối đa bằng giá trị định giá, hoặc nhân hệ số k của từng ngân hàng (tối đa bằng 3 lần khung giá) và cho vay 50%-70%/giá trị định giá nên độ rủi ro không cao; Khi cho vay vốn, các ngân hàng đã thực hiện đầy đủ thủ tục về công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm; Hầu hết dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS là bằng VND, do đó tránh được rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, ngân hàng nào cũng áp dụng LS thả nổi (điều chỉnh 6 tháng 1 lần) đối với các khoản cho vay trung, dài hạn nên đã hạn chế được rủi ro về biến động lãi suất…

Một số khách hàng đã thực hiện đầu tư BĐS hiện tài sản có rất nhiều nhưng tính thanh khoản kém nên bị đọng vốn nhiều và phải chịu lãi vay cao vì vậy gặp nhiều khó khăn. Khối DN trong ngành XD do giá cả vật liệu tăng cao, việc huy động vốn khó khăn, nguồn thanh toán bị chậm (một số nguồn vốn ngừng giải ngân).

Tuy nhiên, các ngân hàng đều cho biết hầu hết khách hàng có thiện chí trong việc trả nợ. Khó khăn hiện tại là nhất thời. Đa số khách hàng vẫn chấp nhận trả nợ lãi và lãi quá hạn, đồng thời khách hàng cũng mong muốn ngân hàng cùng hợp tác trong việc tháo gỡ khó khăn bằng cách để khách hàng thu xếp trả nợ dần.

Hầu hết ngân hàng tại Hà Nội đều khẳng định là có khả năng thu hồi nợ các khoản nợ xấu trong lĩnh vực BĐS, nhưng cần có thời gian. Khó khăn lớn nhất ở đây là một số khoản cho vay từ năm 2005 khi thị trường BĐS sôi động nên một số ngân hàng đã nhận thế chấp đối với tài sản ở vị trí 3,4 và một số vùng ngoại thành. Khi giá nhà đất giảm thấp, một số ít khách hàng nợ xấu và lại có tài sản đảm bảo nằm ở vị trí không thuận lợi dẫn đến ngân hàng có khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu, nhưng số nợ này chiếm tỷ trọng rất ít. Bên cạnh đó ngân hàng đang lo trong tương lai một số dự án khi hoàn thành có thể sẽ không bán hoặc cho thuê như dự diến ban đầu, làm ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Cho vay BĐS tăng dè dặt

Các tổ chức tín dụng vẫn cho rằng trong thời điểm hiện tại, nền kinh tế vẫn còn khó khăn, thị trường BĐS đang trầm lắng, dự án trong lĩnh vực BĐS hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, thời điểm này việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không thuận lợi. Rủi ro các khoản vay này đang có nguy cơ gia tăng. Hoạt động cho vay đối với lĩnh vực BĐS đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì khung pháp lý đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới với hàng loạt các ngân hàng phá sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến nhiều dự án trong nước bị ngưng trệ, chậm tiến độ. Vì vậy, nợ xấu đối với các khoản vay BĐS sẽ có xu hướng tăng, khả năng thu hồi nợ đến hạn của các tổ chức tín dụng sẽ gặp khó khăn.

Posted Image

Thời gian tới các ngân hàng sẽ tiếp tục tái cho vay lĩnh vực BĐS.

Nhưng đại diện một số Hiệp hội DN đang kiến nghị Chính phủ và ngân hàng nên ưu tiên cho lĩnh vực BĐS vì lĩnh vực này thu hút 50% tổng chi phí xã hội. Việc thực hiện các dự án BĐS kéo theo các lĩnh vực SX-KD khác (nguyên vật liệu XD, nội thất, giao thông vận tải...). Thời điểm này nên tăng dư nợ cho Chương trình phát triển nhà ở của Nhà nước. Các nhà thầu lớn sẽ kéo theo các nhà thầu nhỏ và DN, hộ gia đình gia công, một lượng lớn nhân công sẽ được huy động vào đây sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế...

Từ những diễn biến hiện nay có thể dự đoán trong thời gian tới các ngân hàng sẽ tiếp tục tái cho vay lĩnh vực BĐS, nhưng trước hết tập trung chủ yếu ở hai mảng: tài trợ cho vay mua nhà để ở và cho vay dự án đầu tư XD nhà ở có hiệu quả. Nhiều DN BĐS đang nhắm đến những cá nhân, hộ gia đình thực sự mua nhà để ở, đất xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên số người có đủ 100% vốn tự có để trả tiền mua là không nhiều, muốn tăng lượng cầu ở đối tượng này vẫn cần có việc tăng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng đang nhắm đến đối tượng này vì khả năng thanh toán của khách hàng cao và có thể kiểm soát được. Vừa qua NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các ngành nghề chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính cũng là một thuận lợi để các ngân hàng giãn các khoản nợ vay BĐS đến hạn và tính toán đến việc cho vay lại lĩnh vực BĐS.

Mặc dù vậy thì tín dụng BĐS sẽ tăng khá dè dặt trong những tháng còn lại của năm 2008 cho đến cuối năm 2009, đặc biệt là vốn cho vay trung và dài hạn cho dù DN cũng như cá nhân có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn ổn định, trung và dài hạn để tiến hành đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh hay mua sắm nhà ở. Tuy nhiên thị trường vẫn đang và sẽ thiếu nghiêm trọng nguồn vốn có tính ổn định như vậy để đáp ứng nhu cầu.

  • Trịnh Ngọc Lan
Nhời bàn của Sư Thiến:

Trước khi bàn phải xủi một wẻ rồi mới bàn.

Giờ Dần. Ngày 20 tháng 10. Mậu Tý.

Quẻ Sinh Đại An.

Đúng là chuyện Thổ Mộc - Nhà đất. Rất ứng với việc nhật trình nói về vấn đề vốn bắt đầu ấm lên và tất nhiện thị trường nhà đất cũng ấm lên. Theo dự báo từ đầu năm. Nhưng với quẻ này thì phải đầu xuân mới tăng thật sự.

Nhưng cái zdấn đề kèm theo là quẻ Thương Lưu Niên.

Lạy Chúa!

Mặc dù Sư Thiến tui nhiều lần nói rằng: Thị trường nhà đất cũng như nông nghiệp theo lý học Đông phương là thuộc Trung Cung - hành Thổ sẽ tác động và quyết định ko nhỏ tới nền kinh tế nói chung trên thế giới. Nhưng đấy chỉ là nguyên lý chúng , chứ không phải biện pháp cụ tỷ. Biện pháp cụ tỷ sẽ có tác dụng tốt hay xấu. Thí dụ: Sư Thiên tui đem tiền đi cất nhà cao tầng cho thuê làm văn phòng ở Sahara, hoặc nhà nghỉ cao cấp ở rừng Chàm U Minh Hạ chẳng hạn thì tất đây sẽ là luật tương thừa của Lý học Đông phương. Lúc ấy đừng bào Lý học Đông phương dở, mà tại chưa hiểu hết nhẽ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viễn cảnh kinh tế thế giới năm 2009 có khả năng sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2008 ...

....................................................

Thứ ba, 18/11/2008, 16:12 GMT+7

G20 thất bại trong việc tìm giải pháp chung cho suy thoái

Cuộc họp của nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu (G20) kết thúc hôm 17/11 mà không tìm ra giải pháp chung xoa dịu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tình hình còn trở nên đáng lo hơn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết cần thêm 100 tỷ đôla để chống khủng hoảng.

Kết quả cuộc gặp trên chỉ dừng lại ở việc đồng ý với một số bước để khắc phục khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ các nước vẫn sẽ phải "mạnh ai nấy làm" trong việc xử lý các khó khăn riêng của mình. Việc không có một kế hoạch chung giữa các nước đã phủ mây đen lên thị trường chứng khoán thế giới. Các chỉ số chính tại Mỹ, châu Âu, và châu Á đồng loạt xuống dốc vào hôm qua. Dầu cũng hạ giá 3,5% với nỗi lo nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới sụt giảm do tăng trưởng trì trệ.

Trong phát biểu sau cuộc họp, G20 cam kết sẽ áp dụng những quy tắc kế toán ngặt nghèo hơn, xem xét lại các khoản đền bù cũng như cần có sự hợp tác lớn hơn nữa giữa nhà giám sát kinh tế các nước. Giám đốc Điều hành IMF, ông Dominique Strauss-Kahn cho biết tổ chức này cần ít nhất 100 tỷ đôla nữa trong 6 tháng tới để giúp các quốc gia "sống sót" sau khủng hoảng.

Posted Image

Ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hảnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 15/11 tại Washington. Ảnh: Reuters.

Một loạt thông tin công bố cũng như dự báo trong cuộc họp đều bất lợi. Lãnh đạo tại cộng đồng chung châu Âu thừa nhận kinh tế khu vực đang suy thoái sau hai quý liên tiếp không tăng trưởng. Theo dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp của các nước thuộc liên hiệp Anh sẽ là 9% vào năm 2010. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết kinh tế nước này sẽ giảm 0,5% trong quý IV.

Bộ Tài chính Mỹ vào hôm qua cho biết đã hoàn thành việc mua lai chứng khoán của 21 ngân hàng, tổng giá trị khoảng 33,56 tỷ đôla. Theo dự đoán của các nhà phân tích, cuộc suy thoái sẽ còn kéo dài tới 14 tháng nữa, từ đó sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp 7,7% trong năm nay lên cao hơn.

Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, đây sẽ là giai đoạn kinh tế Mỹ gặp khó khăn dài nhất kể từ năm 1982, khi xảy kinh tế suy thoái kéo dài 16 tháng. Trước tình hình trên, Chính phủ dự định sẽ đưa ra một gói giải pháp lần hai, trước đó kế hoạch bơm 700 tỷ đôla vào thị trường tài chính đã được thông qua.

Tình hình tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng không khả quan hơn. Các số liệu mới đây chỉ ra nước này rơi vào suy thoái lần đầu tiên sau 7 năm, GDP giảm 0,1% trong quý III. Hoạt động xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Nhật, chịu ảnh hưởng lớn do nhu cầu tiêu dùng giảm do khó khăn kinh tế. Bộ Trưởng Kinh tế Nhật, ông Minister Kaoru Yosano, nói: "Chúng ta cần ý thức là tình hình kinh tế còn có thể tồi tệ hơn khi tại Mỹ và Châu Âu, khủng hoảng tài trở nên chính trầm trọng, nỗi lo kinh tế suy thoái gia tăng, và thị trường chứng khoán sụt giảm".

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cảnh báo, rủi ro suy thoái kinh tế đang gia tăng. Ngoài ra, kinh tế sụt giảm cũng tác động xấu tới xuất khẩu của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Ông Simon Wardell, nhà phân tích tại hãng Tư vấn Kinh tế Global Insight, nói: "Triển vọng kinh tế là đáng lo ngại và trong ngắn hạn không có giải pháp nào được đưa ra".

Xuân Hòa (Theo AFP)

.................

Triển vọng kinh tế năm 2009 ?

Kinh - Vô vong

Nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái, sẽ có nhiều biến cố bất ngờ xảy ra, sự sụp đổ và lo sợ sẽ vượt xa so với tư duy thông thường của con người hay khủng hoảng sẽ rất nghiêm trọng.

Giải pháp nào cho khủng hoảng kinh tế thế giới ?

Khai - Đại An

Hoa kỳ là trung tâm và là xuất phát điểm của cuộc khủng hoảng này, do đó sự hồi phục của kinh tế Mỹ sẽ là mấu chốt giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Mỹ ổn thì thế giới sẽ thoát khỏi khủng hoảng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2008

Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn trên thế giới có nguy cơ phá sản hoặc phá sản.

Vì sao Tập đoàn truyền thông Tribune phá sản?

Nguồn: Vietnamnet.vn

17:59' 10/12/2008 (GMT+7)

Một trong những hãng truyền thông hàng đầu tại Mỹ, Tribune Company, đã đệ đơn xin phá sản. Sự kiện này đã gây ra chấn động trong giới báo chí.

Posted Image

Tòa soạn của tờ Chicago Tribune. (Ảnh: NYT)

Cú sốc với giới truyền thông

Tribune, tập đoàn sở hữu tới 23 đài truyền hình trên khắp nước Mỹ cùng những tờ báo lớn như Los Angeles Times và Chicago Tribune, đã sụp đổ bởi lượng người đọc sụt giảm mạnh và những quyết định kinh doanh tồi.

Nhà báo chính trị Mỹ, Giám đốc điều hành Trung tâm Dart, ông Bruce Shapiro nói rằng, những gì diễn ra với Tribune là dấu hiệu đáng lo lắng cho tương lai báo chí ở Mỹ. "Đó là cột mốc vô cùng quan trọng cho những gì về một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong truyền thông Mỹ", ông nói.

"Tập đoàn Tribune Company sở hữu hai trong số các tờ báo quan trọng nhất nước Mỹ, Los Angeles Times và Chicago Tribune. Công ty này có tới 23 đài truyền hình và 12 tờ báo, vì thế, cuộc khủng hoảng của Tribune Company thực sự sẽ ảnh hưởng tới độc giả cũng như giới báo chí", ông Shapiro nói.

Theo ông, quản lý kém và sụt giảm lượng người đọc đã góp phần đưa Tribune tới chỗ phá sản.

"Bản thân Tribune đã lâm vào khủng hoảng, nó được tỉ phú bất động sản Samuel Zell mua lại cách đây một năm, Zell tự ném mình vào đống nợ nần, và không giải quyết nổi vấn đề", Shapiron đánh giá.

"Đây là một kiểu tiêu biểu trong kinh doanh tin tức, và có rất nhiều hoài nghi về khả năng quản lý báo chí của Zell. Cùng thời điểm ấy, là sự sụt giảm lượng độc giả và quảng cáo trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nói chung. Một số tờ báo lớn không hình dung ra được cạnh tranh thế nào trong môi trường mới", ông nói.

Theo Bruce Shapiro, mặc dù nhiều tờ báo Mỹ đã nỗ lực cạnh tranh trong kỷ nguyên truyền thông mới, nhưng lợi nhuận từ mô hình này đang là điều cần được xem xét lại. "Tôi nghĩ các công ty truyền thông đã làm rất nhiều, có những cải cách lớn như ở New York Times và một phần trong các báo của Tribune.

Bảo vệ phá sản cho phép các công ty tái cơ cấu và thoát khỏi nợ nần hoặc tìm người mua lại. Hoài nghi của tôi là ở chỗ, rốt cuộc ai sẽ làm việc này. Thị trường tín dụng khủng hoảng tới mức thậm chí có người đưa ra quyết định điên rồ là mua lại công ty truyền thông lớn cũng sẽ phải trải qua thời khắc khó khăn để kiếm tiền thực hiện ý định của mình".

Shapiro khẳng định, rất nhiều chủ bút các tờ báo lớn tại Mỹ đang theo dõi sát sao tình hình của Tribune. "Không ít người đã toát mồ hôi và tự hỏi rằng, liệu tờ báo của họ có tiếp bước Tribune?", ông nói.

Lời hứa của ông chủ

Posted Image

Tribune sở hữu những tờ báo lớn như Los Angeles Times và Chicago Tribune. (Ảnh: Reuters)

Zell cam kết có đủ tiền để tiếp tục hoạt động của 12 tờ báo, 23 đài truyền hình, và những hoạt động truyền thông khác. Tập đoàn Tribune cũng khẳng định việc đệ đơn phá sản không ảnh hưởng tới tiền lương, phúc lợi nhân viên hay số tiền đảm bảo hưu trí của họ.

Trên thực tế, tập đoàn này đã không ít lần cắt giảm nhân viên và các sản phẩm truyền thông trong nỗ lực trụ vững trước gánh nặng nợ nần. Vào tháng 5, Tribune đã bán một trong những tờ báo sinh lời nhất của mình là Newsday, cho Cablevision với giá 650 triệu USD.

Tribune đang phải đối mặt với hơn 900 triệu USD tiền trả lãi trong năm tới và 512 triệu USD chi phí cơ bản phải trả trong tháng 6.

Việc Tribune đệ đơn xin phá sản, cho phép công ty này tiếp tục hoạt động trong khi đàm phán với các nhà cho vay để cố gắng giảm bớt lãi suất vay cũng như khả năng nợ đọng.

Theo Rick Edmonds - nhà phân tích kinh doanh truyền thông tại Học viện Poynter- gánh nặng lớn mang tên Tribune không phải là "điềm báo" cho công nghiệp báo chí. "Ông ấy đã mang vào mình số nợ khổng lồ lại đúng vào thời điểm không thích hợp", Rick nói về Zell.

Một số nguồn tin cho hay, hôm 5/12, Zell đã có cuộc họp với những chủ cho vay lớn gồm Merrill Lynch, JPMorgan Chase, Bank of America, Deutsche Bank và Citigroup.

Trong thông báo gửi tới nhân viên của Tribune, Zell nhấn mạnh, ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế Mỹ nói chung "đang thực sự gặp bão", bởi vậy "rất khó khăn để các ngân hàng hỗ trợ khoản nợ cho chúng ta". Zell cũng cố thuyết phục nhân viên rằng: "Việc đệ đơn phá sản và tái cơ cấu sẽ tập trung vào các khoản nợ, chứ không phải hoạt động trong công ty".

Nhưng sự phá sản - động thái hiếm có của một công ty truyền thông lớn - sẽ khiến người ta hoài nghi về tương lai của một tập đoàn từng đạt doanh thu 4 tỉ USD/năm với hàng nghìn nhân viên trải khắp nước Mỹ.

Zell nắm quyền kiểm soát Tribune từ 10/12/2007 và xây dựng đội ngũ quản lý giống như ông - không hề có nền tảng báo chí. Họ từng thề sẽ xốc lại và phát triển công ty. Nhưng kết quả là Tribune lại càng lún sâu vào vũng bùn nợ đọng. Công ty này kiếm lời 37,1 triệu USD trong quý 3 so với mức 216,8 triệu USD cùng kỳ năm trước, lỗ 26,2 triệu USD trong kinh doanh báo chí.

Tại tòa soạn báo Los Angeles Times, từ phá sản đã không gây nhiều ngạc nhiên. "Tôi nghĩ mọi người đã chán nản về những định hướng hay chỉ dẫn vừa qua", Mitchell Landsberg, một phóng viên, nói. "Tình cảm giữa nhân viên và Sam Zell đã xói mòn".

  • Kỳ Thư (Theo Nytimes, ABC news, Businessweek)

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI 2008

Kinh tế: Năm 2008 kinh tế toàn cầu sẽ mất cân đối nghiêm trọng, khả năng khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra, thị trường chứng khoán chao đảo. Mặc dù được khắc phục nhanh chóng, nhưng hậu quả nghiêm trọng. Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn nguy cơ trên bờ vực phá sản hoặc phá sản. Đây là điểm nổi bật nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới năm 2008.

10 vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới năm 2008

Nguồn VnEconomy

21/12/2008 09:16 (GMT+7)

Posted Image

Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á - Ảnh: AFP.

Có lẽ, chưa năm nào thế giới lại chứng kiến sự thay đổi quá lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu như năm nay. Từ nước Mỹ, bóng đen khủng hoảng tài chính lan rộng khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực và cho tới giờ vẫn chưa có hồi kết. Khi 2008 sắp qua, VnEconomy xin cùng độc giả điểm lại những vấn đề nổi bật của nền kinh tế toàn cầu năm nay, do Ban Biên tập của báo bình chọn.

1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Đây là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng này được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ. Số lượng các khoản vay loại này phát triển bùng nổ trong thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc ở Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngân hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở. Tuy nhiên, điều đáng nói là rủi ro của hoạt động vay nợ này không chỉ được giới hạn giữa người đi vay và các ngân hàng. Danh mục nợ này được các ngân hàng thương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư, để rồi các ngân hàng đầu tư sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitization) các khoản nợ địa ốc thành các loại chứng khoán (mortgage-backed securities – MBS), bán cho các nhà đầu tư khăp thế giới. Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu và vỡ nợ tăng theo, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng khoán MBS nói trên. Tới lúc này, tai nạn xuất hiện theo kiểu hiệu ứng domino, từ người mua nhà, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, tới các nhà đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc… cùng điêu đứng. Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là “nguồn nhựa sống” của nền kinh tế - đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới. Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu tới nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng 240.000 việc làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD.

2. Ba nền kinh tế lớn nhât thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh

Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Đây là lần đầu tiên, Mỹ, Nhật và châu Âu cùng suy thoái từ năm 1945 tới nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3% trong cả năm 2009, trong đó dự kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%, tăng trưởng tại Eurozone là âm 0,5%. Suy thoái tại các nền kinh tế lớn - đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các nền kinh tế đang nổi lên - kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay. Cũng theo WB, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo 2,5% cho năm nay và mức tăng 4% trong năm 2006. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất của kinh tế toàn cầu từ năm 1982 - năm kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,3% - tới nay. Về kinh tế các nước đang phát triển, WB cho rằng, mức tăng trưởng của năm tới sẽ là 4,5%.

3. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng

Là tâm điểm của khủng hoảng, nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ nhất trong ngành tài chính - ngân hàng. Trước hết, phải kể tới sự “biến mất” của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của Phố Wall. Cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của con phố tài chính này đều trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008: Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Kế đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ. Tính tới ngày 15/12 vừa qua, số ngân hàng thương mại của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm 2007. Trong số này, phải kể tới những tên tuổi lớn như Washington Mutual, Wachovia, IndyMac…Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế lớn ở châu Á hầu như không có ngân hàng nào bị đóng cửa trong năm qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, tại Hồng Kông, do tin đồn thất thiệt, người dân đã đổ xô đi rút tiền gửi ở Ngân hàng Bank of East Asia (BAE).

4. Năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế

Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến chính phủ các nước không thể không can thiệp. Nhiều “đại gia” tài chính của nước Mỹ và châu Âu có lẽ đã đổ vỡ nếu không có sự can thiệp kịp thời của chính phủ. Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup. Tại châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland…Nói về các kế hoạch giải cứu quy mô lớn của Mỹ, cần nhắc tới kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để “phá băng” thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa ốc khỏi mất nhà… Hiện Chính phủ Mỹ cũng đang tìm biện pháp để cứu ngành công nghiệp xe hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ.Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng; nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình. Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ. Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ hiện đang có ý định đưa ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Gần đây nhất, hôm 12/12, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD.

5. Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế giới

Ở nửa đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát. Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10. Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007. Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm xuống còn 2,1% trong tháng 11 – mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ mức 3,2% trong tháng 10. Tại Trung Quốc – nền kinh tế hồi đầu năm còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là “giảm nhiệt” tăng trưởng – lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10. Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu nhiều tác động nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính. Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, Giá lương thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu. Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm phát cũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực giảm, dẫn tới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, dẫn tới nguồn cung eo hẹp.

6. Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử

Những biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng. Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...Đáng chú ý, các quốc gia không chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt giảm lãi suất hôm 8/10 do FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn biến khủng hoảng căng thẳng. Cùng với việc hạ lãi suất, các nước cũng liên tục bơm tiền với khối lượng lớn vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để tăng cường tính thanh khoản cho thị trường. Hiện chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên, số tiền mà Mỹ cam kết tới thời điểm này để vực dậy kinh tế và hỗ trợ ngành tài chính đã lên tới con số xấp xỉ 7.000 tỷ USD.

7. Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc

Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá. Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài. Tuy nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu – một hàn thử biểu của sức khỏe kinh tế - đã “đánh mất” hơn 70% so với mức đỉnh nói trên. Tựu chung, chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày 18/12 này. Sự thay đổi quá nhanh chóng của bộ mặt và viễn cảnh kinh tế thế giới, từ tích cực sang tiêu cực, là lý do chính dẫn tới sự tụt dốc này.

8. Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu

Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD. Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%.

9. Bầu cử tổng thống Mỹ, cả thế giới đặt hy vọng vào chính sách kinh tế của ông Barack Obama.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 này được xem là một cuộc bầu cử lịch sử trên nhiều phương diện như tính chất căng thẳng, mức độ tốn kém, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu… và đặc biệt việc là nước Mỹ đã bỏ phiếu để chọn vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử của mình. Là người được lựa chọn trong bối cảnh đất nước đối mặt nhiều khó khăn chồng chất, ông Obama lãnh sứ mệnh phải tạo ra những thay đổi. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của ông là vực dậy nền kinh tế Mỹ khỏi thời kỳ suy thoái tồi tệ hiện nay và đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác chống khủng hoảng trên phạm vi quốc tế. Phải tới ngày 20/1/2009 tới, ông Obama mới chính thức nhậm chức, việc ông có thể thực hiện được sứ mệnh của mình tới đâu còn phải chờ xem. Tuy nhiên, cả nước Mỹ và thế giới đang cùng đặt hy vọng vào vị Tổng thống Mỹ thứ 44 này, nhất là chính sách kinh tế của ông.

10. Những vụ scandal tài chính và doanh nghiệp lớn

Ngày 11/12, cả thế giới chấn động khi các nhà chức trách Mỹ bắt giữ cựu Chủ tịch Thị trường Chứng khoán Nasdaq Mỹ, đồng thời là một nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại của nước này, ông Bernard Madoff. Ông Chủ tịch công ty chứng khoán Bernard L. Madoff Investment Securities LLC này đã dùng những thủ đoạn tinh vi để thu hút vốn của các nhà đầu tư, để rồi thua lỗ tới 50 tỷ USD. Danh sách “nạn nhân” của ông “trùm lừa” này trải dài từ Mỹ, sang châu Âu và cả châu Á. Trong số những “nạn nhân” lớn nhất trong vụ này phải kể tới công ty quản lý tài sản Fairfield Greenwich Group của Mỹ với thiệt hại 7,3 tỷ USD, ngân hàng Banco Santander với mức thiệt hại 3,6 tỷ USD, công ty kế toán và tư vấn tài chính Ascot Partners với thiệt hại 1,8 tỷ USD…Nhiều khả năng, đây sẽ là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử Phố Wall, và nếu bị kết án, mức hình phạt đối với ông Madoff sẽ là 20 năm tù giam, cộng với 5 triệu USD tiền phạt. Ngoài vụ Madoff, một vụ bê bối khác cần phải kể tới trong năm qua là vụ Chủ tịch tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, ông Lee Kun Hee – vị doanh nhân quyền lực nhất nước này – phải từ chức vì bị buộc tội trốn thuế. Mức hình phạt dành cho ông Lee là 3 năm tù treo và khoản tiền phạt 109 triệu USD.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số dấu mốc đáng nhớ của khủng hoảng kinh tế 2008

15:06' 27/12/2008 (GMT+7)

Khủng hoảng tài chính đang ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng nền kinh tế, trong đó có cả Việt Nam.

Posted Image

Bảng chỉ đường Phố Wall ở New York. Ảnh Economists.

Mỹ chính thức thừa nhận nền kinh tế đang suy thoái

"Nước Mỹ lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007", tuyên bố trên được đưa ra hôm 1/12 bởi các nhà kinh tế thuộc Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) và được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận.

Nhà Trắng đã chính thức thừa nhận kết luận của NBER và cho biết đang cố đẩy nhanh quá trình hồi phục kinh tế bằng cách cải thiện thị trường tài chính, tín dụng, và nhà đất.

Theo số liệu chính thức từ chính phủ, GDP thụt lùi 0,2% trong quý IV/2007 nhưng tăng 0,8% trong quý I/2008 và 2,8% trong 4 tháng tiếp theo. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa đi xuống 0,5% trong quý III/2008.

Tuy nhiên, NBER cho biết việc xác định suy thoái không chỉ được dựa trên GDP mà còn nhiều chỉ báo kinh tế khác. Một trong những yếu tố quan trọng khác được tính đến là thị trường việc làm, vốn sụt giảm liên tiếp từ tháng 12 năm ngoái. Số liệu hàng tháng về thu nhập, sản xuất, bán lẻ đều cũng được nghiên cứu.

Trước khi tuyên bố chính thức được đưa ra, nhiều chuyên gia đã nhận định nước Mỹ rơi vào suy thoái. Ông Michael Fowkes, Nhà Phân tích tại Investor"s Observer, cho biết: "Nỗi sợ suy thoái giờ đã trở thành hiện thực. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là tình trạng này sẽ tồi tệ tới mức nào và kéo dài trong bao lâu".

Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt. Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ.

Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay.

Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ.

15 nước EU rơi vào suy thoái

Liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua.

Số liệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở mức âm 0,2% trong quý ba, sau khi đã xuống dốc với tốc độ tương tự trong quý hai. GDP giảm trong hai quý liên tiếp là một minh chứng rõ ràng cho thấy kinh tế rơi vào suy thoái.

Thông tin chính thức phát đi từ cơ quan chức năng EU là đòn trời giáng với giới đầu tư sau 9 năm thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu.

"Không phải chờ cho tới khi số liệu GDP quý ba được công bố người ta mới nghĩ EU rơi vào suy thoái. Những số liệu và nghiên cứu gần đây cho thấy GDP trong quý tư thậm chí còn tồi tệ hơn vì cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng để lại hậu quả nặng nề", ông Howard Archer, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Global Insight bình luận.

Không khí tại Đức, đầu tàu kinh tế của cả khu vực, ảm đạm nhất. GDP quý ba ở đây giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý hai. Tây Ban Nha, Italy cũng gia nhập câu lạc bộ suy thoái. Riêng Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong eurozone, tăng nhẹ 0,1%.

Tình hình tồi tệ cũng đe dọa các nước ngoài khu vực đồng tiền chung. Tại Anh, GDP quý ba đã giảm 0,5%, lần đầu tiên sau mười sáu năm qua. Ngân hàng Trung ương Anh quốc cho biết nước này đang đứng trước nguy cơ thiểu phát.

Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua

Cơ quan thống kê nhà nước Italia (ISTAT) ngày 16/11 khẳng định nền kinh tế Italia đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên kể từ năm 2005 và là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ cuối năm 1992.

Theo ISTAT, tăng trưởng GDP của Italia trong quý III/08 đã giảm 0,5% so với quý II và giảm 0,9% so với cùng kì năm ngoái. Trong quý II, tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới này cũng giảm 0,4% so với quý I.

Do GDP giảm trong 2 quý liên tục, nền kinh tế Italia đang chìm trong một cuộc "suy thoái kĩ thuật" và gần như chắc chắn tăng trưởng trong cả năm 2008 sẽ ở mức âm, lần đầu tiên kể từ 16 năm nay. Những dự đoán lạc quan nhất của ISTAT trong năm 2009 cho thấy, tăng trưởng GDP của Italia tiếp tục ở mức âm -0,6% thậm chí -0,7%, đồng thời là mức tăng trưởng thấp nhất trong các quốc gia thuộc khối G8.

Hiệp hội giới chủ công nghiệp Italia (Confindustria) -cơ quan đại diện cho giới chủ Italia- nhận định, nước này cần thực hiện các biện pháp để giảm suy thoái, trong đó có việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, xóa bỏ các loại thuế đánh vào lợi tức tái đầu tư và tiến hành các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng.

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Italia (Codacons) thì cho rằng nền kinh tế Italia suy thoái không phải do khủng hoảng về thị trường vốn, mà chủ yếu là do sự khủng hoảng của các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do đó, việc chính phủ cứu vớt các doanh nghiệp là điều vô ích, bởi cách tốt nhất là giúp đỡ người tiêu dùng để tăng sức mua trên thị trường.

Theo các nhà phân tích, cuộc suy thoái kinh tế lần này có khả năng nghiêm trọng tương đương với cuộc đại suy thoái xảy ra trong 2 năm 1993-1994, khi tăng trưởng GDP đạt mức âm trong 6 tháng liên tiếp.

Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga

Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh và 2 tháng qua, chính phủ đã phải chi 57,5 tỷ USD giữ giá đồng tiền này.

Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm dứt.

Trong khi đó, do những biến động về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm khoảng 97,6 tỷ USD trong 2 tháng qua.

Trước tình hình dự trữ ngoại tệ sụt giảm, ông Ignatyev cho biết Nga quyết định cắt giảm các khoản đầu tư mua trái phiếu của các công ty cho vay thế chấp đang khó khăn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong 2 tháng (tính từ 1/11), từ 65,6 tỷ USD xuống còn 20,9 tỷ USD.

Trước đó, các quan chức Nga hồi tháng 7 tiết lộ nước này đã đầu tư khoảng 100 tỷ USD mua trái phiếu của các công ty Mỹ, một phần trong số này nằm trong tài sản của các công ty Fannie Mae và Freddie Mac.

Theo giới phân tích, tình trạng tài chính khó khăn nói trên của Nga có thể cản trở mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn của nước này.

Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, chỉ còn chưa đầy 40 USD/thùng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga A. Kudrin vừa thừa nhận rằng, giá dầu giảm cũng có nghĩa là dự trữ tài chính của Nga có thể cạn kiệt trong năm tới.

Ông A. Dvokorvik, cố vấn kinh tế của Chính phủ Nga nhận định rằng, đồng Rúp Nga có thể sẽ mất giá hơn nữa. Theo giới phân tích, khi mức giá dầu trung bình thấp hơn 70 USD/thùng trong vòng vài tháng thì ngân sách của Nga sẽ thâm hụt ngay trong hai tháng đầu năm 2009 và buộc chính phủ nước này phải điều chỉnh chương trình phát triển kinh tế.

Tổng thống Nga D.Medvedev cho biết chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay.

Posted Image

Tổng thống Nga D.Medvedev cho biết chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Ảnh AP.

Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái

Các số liệu thống kê công bố cho thấy, kinh tế Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất ở châu Á - đã chính thức rơi vào suy thoái. Đây là lần suy thoái đầu tiên của nền kinh tế này trong 7 năm trở lại đây.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý 3 vừa qua, GDP của Nhật tăng trưởng âm 0,1% so với quý trước, sau khi đã tăng trưởng âm 0,3% trong quý 2. Từ đầu năm tới nay, GDP của Nhật đã sụt giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo định nghĩa mang tính kỹ thuật, một nền kinh tế bị coi là suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.

Theo giới quan sát, việc kinh tế Nhật rơi vào suy thoái không phải là một sự kiện gây bất ngờ. Trước đó, khủng hoảng tài chính đã “lái” kinh tế Nhật tới bờ vực suy thoái.

Sự chao đảo của thị trường tài chính quốc tế đã khiến giới đầu tư “carry trade” ồ ạt rút vốn khỏi những thị trường có lãi suất cao để chuyển về các đồng tiền có lãi suất thấp mà họ vay trước đó để đầu tư. Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

Mặt khác, những đồng tiền có lãi suất thấp cũng được giới đầu tư coi là các “vịnh tránh bão” an toàn trong thời điểm khủng hoảng.

Điều này khiến các đồng tiền có lãi suất thấp - trong đó có Yên Nhật và USD - tăng giá mạnh.

Sự lên giá của Yên Nhật, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thế giới, đã làm khó các nhà xuất khẩu như Canon, Toyota… - vốn là đầu tàu chính của kinh tế Nhật Bản. Các công ty Nhật gặp khó, kéo theo việc cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công và sự chao đảo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật, khiến tình hình kinh tế nước này thêm tồi tệ.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng âm 0,1% trong năm nay, so với các mức tăng trưởng âm 0,9% và âm 0,5% ở Mỹ và châu Âu.

Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái

Ngày 21/11, Bộ Công thương Singapore công bố Tổng sản phẩm nội địa quý 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quý 2. Nước này chính thức rơi vào suy thoái.

Báo cáo chính thức của Bộ Công thương Singapore (MTI) được gửi đến các cơ quan truyền thông ngay khi bắt đầu ngày làm việc và không gây ra nhiều bất ngờ. GDP của Singapore trong quý 2 giảm đã 5,3% so với quý 1. Và hồi tháng 10, MTI đã dự đoán GDP quý 3 sẽ giảm chừng 6,3% so với quý 2. Với mức giảm tăng trưởng của GDP trong hai quý liên tiếp, việc công bố suy thoái chỉ là vấn đề thời gian. So với cùng kỳ năm 2007, GDP quý 3 năm nay giảm 0,6%.

Những biến động kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã khiến mọi dự đoán tăng trưởng công khai của các nhà kinh tế nước này trở nên thiếu chính xác. MTI hôm qua cũng điều chỉnh dự đoán tăng trưởng năm 2008 là 2,5%, giảm 0,5% so với dự đoán hồi tháng 10, và chỉ bằng 1/3 mức tăng trưởng năm 2007. Đây là lần thứ tư trong năm MTI hạ dần con số này. Tương tự, dự đoán tăng trưởng GDP cho năm 2009 được rút xuống còn -1% đến 2%, bởi “nền kinh tế đang đối diện với một sự suy giảm diện rộng trong năm 2009”, báo cáo của MTI nhận định.

Ngay sau khi MTI công bố suy thoái, Bộ Tài chính lập tức ra thông báo sẽ dành thêm 2,3 tỷ SGD (1,5 tỷ USD) cho vay trong một năm đối với doanh nghiệp nhỏ bắt đầu từ ngày 1/12 tới. Với nguồn hỗ trợ đó, dự kiến 124.000 lao động có thể được hưởng lợi nhờ hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục được duy trì. Bộ trưởng Tài chính Tharman Shanmugaratnam cũng khẳng định, Chính phủ không có kế hoạch giảm thuế giá trị gia tăng trên hàng hóa và dịch vụ. Mức thuế này hiện tại là 7%, được tăng lên từ mức 5% hồi tháng 7/2007 và đã bị nhiều chỉ trích từ công chúng.

Bộ Tài chính nước này cũng nói rằng, kế hoạch tài chính năm 2009 sẽ được công bố vào ngày 22/1 tới, tức sớm hơn 1 tháng theo kế hoạch thường niên, nhằm định hướng sớm các chính sách kinh tế cho năm tới, bởi theo nhận định của Thủ tướng Lý Hiển Long, nền kinh tế Singapore sẽ phải đối phó với mức tăng trưởng thấp trong nhiều năm tới.

Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc

Một thống kê cho thấy, đã có hơn 65.000 nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa từ đầu năm đến nay và con số này hiện nay vẫn chưa có dấu hiện dừng lại khi các đơn đặt hàng xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm.

Posted Image

Trung Quốc mở rộng giao thương láng giềng bằng Nhân dân tệ nhằm giúp các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh Reuters.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc Yin Weimin cho biết, trong hoàn cảnh hiện nay thì vấn đề công ăn việc làm của người lao động là mối lo hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc.

Ông Yin cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất.

Cũng theo ông Yin thì thị trường việc làm sẽ còn tiếp tục co lại trong thời gian tới, mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những lao động nhập cư ngoại tỉnh, với con số lên đến khoảng 150 triệu người.

Khu vực sản xuất vẫn chiếm 14% lượng hàng may mặc, đồ chơi và dày da nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong năm ngoái đã bị suy giảm một cách nhanh chóng chỉ trong vài tháng gần đây.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% để bảo đảm ổn định thị trường việc làm.Ba quý đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9%, sau khi tăng đến 11,9% hồi năm ngoái trong khi con số tăng trưởng được dự báo còn tiếp tục giảm nữa trong thời gian tới.

Theo Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội thì con số thất nghiệp hiện nay ở Trung Quốc là 8,3 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp 10 tháng đầu năm là 4%, trong khi chính phủ dự báo tỷ lệ thất nghiệp cả năm là 4,5%.

Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 2008

Tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Standard & Poor"s (S&P) cho biết tổng cộng 85 tập đoàn và công ty đã tuyên bố phá sản trong năm 2008 (tính đến hết ngày 11/11), tăng mạnh so với 22 vụ năm 2007 và 30 vụ năm 2006.

Mỹ chiếm tới 70 trong trong tổng số 85 tập đoàn và công ty nói trên, tiếp theo là châu Âu (5), châu Á (4), Canađa (3), Mêhicô (2) và Nga (1). Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia có số công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức "B-" nhiều nhất (biểu thị tình trạng nền kinh tế có yếu tố đầu cơ) và có tới 75% trong số 207 tập đoàn và công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức thấp nhất trên toàn cầu.

Tổng số nợ của 207 công ty nói trên, chủ yếu thuộc các lĩnh vực như truyền thông, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vào khoảng 417,38 tỷ USD. Tỷ lệ vỡ nợ do đầu cơ ở Mỹ đã tăng trong tháng thứ 10 liên tiếp, lên 2,86% trong tháng 10/08, so với 2,68% trong tháng 9/08.

Trong khi tỷ lệ vỡ nợ ở châu Âu tăng từ mức 1,00% trong tháng 9/08 lên 1,01% trong tháng 10/08, thì con số này ở những nền kinh tế mới nổi cũng tăng từ mức 0,17% lên 0,82% trong cùng kỳ. S&P dự đoán tỷ lệ vỡ nợ ở Mỹ sẽ tăng lên mức trung bình 7,6% trong vòng 12 tháng tới.

Năm vụ tuyên bố vỡ nợ gần đây nhất bao gồm tập đoàn Masonite International Inc có trụ sở tại Canađa, tập đoàn sản xuất chất ethanol VeraSun Energy Corp có trụ sở ở Mỹ nộp đơn xin phá sản vào ngày 31/10, tập đoàn Hawaiian Telcom Communications, nhà sản xuất thịt gà Pilgrim"s Pride lớn nhất của Mỹ và tập đoàn American Media Operations.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)
Nguồn Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI NĂM 2008

Kỹ thuật quân sự

Hoa Kỳ sẽ trình làng một phát minh mới liên quan đến kỹ thuật quân sự, mở đầu một bước ngoặt mới trong chiến tranh hiện đại. Thứ vũ khí này làm cho con người phải thay đổi tư duy về chiến tranh và nghệ thuật quân sự.

Chứng nghiệm

Thanh niên Online:

Kẻ hủy diệt

10/01/2009 20:05

Posted Image

Cảnh thử nghiệm MKV-L - Ảnh: engadget.com Trung tuần tháng 12.2008, tại Mỹ người ta đã giới thiệu một loại robot mà nhiều người cho rằng khá giống loại người máy "tìm và diệt" trong bộ phim Kẻ hủy diệt (Terminator). Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (Missile Defense Agency - MDA) đã trình chiếu đoạn video về việc thử nghiệm loại vũ khí nêu trên tại phòng thí nghiệm của căn cứ không quân tại Edwards, California.

Đây là loại robot có tên The Multiple Kill Vehicle (MKV-L). Nó tự động cất cánh theo phương thẳng đứng bằng các tên lửa đẩy, sau đó treo mình trong không gian, bay và bắt đầu nã đạn.

Theo lời đại diện MDA, loại robot này là một trong những phát minh mới nhất trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa mà đích ngắm là tiêu diệt tên lửa đạn đạo. Trong tương lai phía Mỹ dự tính sẽ phóng MKV-L lên vũ trụ. Nếu quả đúng như vậy thì "kẻ hủy diệt" sẽ bay và tìm diệt các loại tên lửa.

Tuy thử nghiệm diễn ra trên mặt đất, nhưng qua đoạn video, người xem thấy MKV-L đang từ trên không "rơi" xuống mặt đất, rồi lại dễ dàng lao lên không trung. Nó có thể bay tới bay lui, xoay chuyển nhanh, rất cơ động. Loại robot này không chỉ sử dụng trong vũ trụ mà còn có thể là vũ khí lợi hại khi tham gia các chiến dịch tại mặt đất. Đơn vị sáng chế ra MKV-L là hãng Lockheed Martin Space Systems Company. Hiện MKV-L vẫn là vũ khí bí mật, nên các thông số kỹ thuật của nó vẫn chưa được tiết lộ.

Cũng trong khoảng thời gian này, Lầu Năm Góc còn thử nghiệm một loại vũ khí bí mật khác được gọi là "những quả cầu rốc-két" (Rocket Balls). Loại vũ khí này do kỹ sư Kevin Mahaffy chế tạo. Rocket Balls sử dụng nhiên liệu nén, rỗng ở bên trong và có những lỗ hổng trên thân. Nếu như đốt cháy từ bên trong, thì từ những lỗ hổng trên thân sẽ phun lửa rất mạnh. Khi đó Rocket Balls sẽ bay, nhảy loạn xạ và đốt cháy các vật xung quanh bằng nhiệt độ cao khủng khiếp.

Rocket Balls được sản xuất nhằm tiêu diệt các lô cốt xây ngầm dưới mặt đất hoặc các loại hầm bê tông kiên cố. Nếu như thả loại vũ khí này vào trong các lô cốt, chỉ trong vòng vài phút sẽ không còn ai sống sót!

Bảo Quyên (Theo Sự thật thanh niên)

Share this post


Link to post
Share on other sites