Thiên Sứ

2008 - QUA NHỮNG LỜI “TIÊN ĐOÁN”

191 bài viết trong chủ đề này

Bác Thiên Sứ ơi, Liệu Quốc hội Mỹ có thông qua phương án cứu trợ này không ahj ? dự tính thứ 6 này sẽ phải có quyết định cuối cùng. Đây là một trong những vấn đề lớn có tính chất quyết định tới việc giải quyết khủng hoảng.

Cháu Phuthuong

Cái này chú nói rồi! Đây chính là thời điểm đế mấy cái đầu thông minh và tài ba của thế giới quyết định cho tương lai nên kinh tế toàn cầu vào năm tới. Đây là nguyên văn:

Cơ hội phục hồi nền kinh tế thế giới chỉ từ nay đến cuối năm (Âm Lịch). Nếu những cái đầu được coi là tài ba của thế giới không khắc phục được thì nền kinh tế toàn cầu năm 2009 sẽ thực sự là một bức tranh ảm đạm với mưa phùn gió bấc.

:D

Share this post


Link to post
Share on other sites

KIỂM CHỨNG LỜI TIÊN TRI 2008

Kinh tế:

Năm 2008 kinh tế toàn cầu sẽ mất cân đối nghiêm trọng, khả năng khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra, thị trường chứng khoán chao đảo. Mặc dù được khắc phục nhanh chóng, nhưng hậu quả nghiêm trọng. Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn nguy cơ trên bờ vực phá sản hoặc phá sản. Đây là điểm nổi bật nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới năm 2008.

Ngũ tướng phố Wall: 3 gục, 2 ngắc ngoải

05:36' 24/09/2008 (GMT+7)

Nguồn: Vietnamnet.vn

Sau khi 3 "tướng soái" lẫy lừng phố Wall là Merrill Lynch , Lehman Brothers và trước đó là Bear Stearns đã chính thức gục ngã, nay số phận hẩm hiu dường như vẫn đang ám ảnh 2 đại gia còn lại là Goldman Sachs và Morgan Stanley.

Posted Image

Bên ngoài trụ sở của đại gia tài chính Morgan Stanley ở New York. Ảnh Reuters.

Goldman Sachs và Morgan Stanley ...chuyển nghề!

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa bất ngờ cho phép hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Morgan Stanley chuyển đổi sang mô hình tập đoàn ngân hàng để giúp Goldman Sachs và Morgan Stanley thành lập các chi nhánh là ngân hàng thương mại để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Sự thay đổi này là lần tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử trên Phố Wall kể từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của trung tâm tài chính này.

Mục đích của sự chuyển đổi là nhằm tăng cường nguồn vốn cho hai tập đoàn để đối phó với tình hình thanh khoản khó khăn.

Mô hình mới này sẽ đem lại cho họ nguồn vốn lớn từ hoạt động ngân hàng bán lẻ mà không một ngân hàng “thuần” đầu tư nào có được.

Trước khi có quyết định cho phép chuyển đổi mô hình, giới đầu tư lo ngại Goldman Sachs và Morgan Stanley sẽ khó có thể tồn tại ở dạng ngân hàng đầu tư độc lập nữa.

Đã xuất hiện những nguồn tin cho biết, cả hai tập đoàn này có thể bị “nuốt chửng” bởi các ngân hàng thương mại.

Cách đây vài ngày, có tin Morgan Stanley đàm phán sáp nhập với ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ là Wachovia.

Trước khi quyết định của Fed được công bố, đã có nguồn tin cho biết, Morgan Stanley đang tiến hành đàm phán với quỹ lợi ích tối cao của Trung Quốc và các đối tác khác để huy động 30 tỷ USD tiền vốn.

Thương cho 3 "tướng soái" gục ngã

Nhớ lại 3 "tướng soái" gục ngã, không ai không bàng hoàng. Những đại gia phố Wall này trong thời hoàng kim có doanh thu tương đương với một số quốc gia khá phát triển trên thế giới, còn lợi nhuận trong những ngày sáng sủa thì luôn đứng hàng đầu thế giới, với lương của các Sếp có khi lên tới vài chục triệu USD mỗi năm, chưa kể cổ phiếu thưởng...

Vậy mà bây giờ, tất cả đã chìm trong nỗi buồn, nỗi đau và cả hổ thẹn.

Gục ngã với khoản nợ khổng lồ, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ với lịch sử hoạt động 158 năm đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi hai ngân hàng lớn là Barclays (Anh) và Bank of America Corp. (Mỹ) đều từ chối các cuộc đàm phán nhằm mua lại tập đoàn tài chính hàng đầu tại Mỹ này.

Ngay sau đó, đại gia tài chính số 3 nước Mỹ Merrill Lynch đã phải ngậm ngùi đồng ý để Ngân hàng Bank of America Corp. mua lại với giá 50 tỷ USD, một bước đi đợc coi là nhún mình để tránh bị diệt vong như Lehman Brothers.

Đây là những nạn nhân mới nhất của cơn bão tín dụng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ.

Mới trước đó, Fed cũng đã phải bỏ ra 200 tỷ USD để tiếp quản hai hãng cho vay thế chấp lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac. Tháng 3 vừa qua, Fed cũng chi 30 tỉ USD để dàn xếp cho JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns...

Như vậy, với Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị mua lại, sự chuyển đổi mô hình của Goldman Sachs và Morgan Stanley đồng nghĩa với việc Phố Wall không còn ngân hàng đầu tư độc lập nào nữa.

  • Nhật Vy (Theo AP, CNN, AFP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi, Liệu Quốc hội Mỹ có thông qua phương án cứu trợ này không ahj ? dự tính thứ 6 này sẽ phải có quyết định cuối cùng. Đây là một trong những vấn đề lớn có tính chất quyết định tới việc giải quyết khủng hoảng.

Cháu Phuthuong

Phuthuong tự bấm quẻ :D : 19h45, ngày 25/08 năm Mậu tý.

Quẻ : Cảnh - Vô vong

Như vậy, 02 ngày tới QH Mỹ sẽ thông qua phương án cứu trợ ( Cảnh độ số 2). Động thái này sẽ mở ra một triển vọng tươi sáng cho tình huống khủng hoảng của Mỹ hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ có thể phải thay đổi kế hoạch giải cứu tài chính

15:46' 24/09/2008 (GMT+7)

Nguồn: vietnamnet.vn

Kế hoạch giải cứu thị trường tài chính với chi phí lên tới 700 tỷ USD của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson có thể sẽ phải thay đổi do bị các nghị sĩ ở cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà phản đối.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng Mỹ

Posted Image

Kế hoạch giải cứu thị trường tài chính của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson đã vấp phải khá nhiều sự phản đối. (Ảnh: BLB)

Phản đối do chi phí quá lớn

Các nhà lãnh đạo chính phủ và Thượng nghị viện Mỹ hôm qua (23/9) đã cùng nhau bàn về gói giải pháp tốn kém nhất kể từ cuộc Đại suy thoái (1929) do Paulson và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Benbernake đệ trình lên quốc hội hồi cuối tuần trước.

TIN LIÊN QUAN

Không như dự báo trước đó, kế hoạch đã vấp phải khá nhiều sự phản đối. Quốc hội Mỹ đang tìm các giải pháp mới cho gói trợ cứu thị trường tài chính này.

Một khả năng được đề cập tới trong phiên điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện hôm qua là quốc hội sẽ chỉ thông qua một khoản chi phí ban đầu trị giá 150 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu của các định chế tài chính.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer bang New York, lãnh đạo đứng vị trí thứ 3 tại Thượng viện, cho biết Bộ Tài chính không thể sử dụng cả 700 tỷ USD trong khoảng thời gian trước khi Tổng thống Bush hết nhiệm kỳ vào 20/1/2009.

“Tôi biết, chính phủ muốn có càng nhiều tiền ngay càng tốt, nhưng không thể sử dụng tới 700 tỷ USD trong vòng 3 tháng”, Schumer nói với Paulson trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm 23/9.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Paulson thì cho rằng, nếu kế hoạch mà Schumer vừa đề cập được thực thi thì đó sẽ là một “lỗi lầm chết người” bởi vì như thế có nghĩa là chính phủ đã bật tín hiệu sai cho thị trường và quốc hội không cho Bộ Tài chính các công cụ để thực thi công việc của mình.

Hiện tại lãnh đạo cả 2 đảng tại Mỹ đang cùng làm việc để có thể tìm ra một giải pháp nhằm lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ cũng muốn hạn chế các rủi ro bởi đây là lần biểu quyết cho một quyết định can thiệp lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái. Hơn nữa, cuộc họp lần này chỉ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 6 tuần.

Khả năng thông qua: “Không chắc chắn”

Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd và Thượng nghị sĩ Richard Shelby nói với báo chí sau cuộc điều trần: “Còn nhiều vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết trước khi đưa ra quyết định. Việc quốc hội thông qua kế hoạch này trong năm nay là không chắc chắn”.

“Tôi nghĩ Bộ trưởng Tài chính cần nhận ra rằng những gì mà ông ta trình lên không thể dễ dàng thông qua”, ông Dodd nói.

Đã có một làn sóng lo lắng tột độ, nếu không muốn nói là hoàn toàn phản đối, về kế hoạch của Chính phủ Mỹ.

Một cuộc trưng cầu ý kiến được tiến hành bởi Bloomberg/Los Angeles Times cho thấy số người phản đối lên tới 55% so với ủng hộ là 31%. Nhiều người Mỹ cho rằng chính phủ không có trách nhiệm phải cứu các công ty tư nhân bằng đồng tiền của người đóng thuế, ngay cả trong trường hợp sự sụp đổ của những tập đoàn đó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế.

“Sự bất bình ở khu vực trung tâm nước Mỹ đang gia tăng mạnh mẽ về kế hoạch chuyển gần 1.000 tỷ USD của người dân đóng thuế trên cả nước về cho Phố Wall”, một đại diện đảng Cộng hoà của bang Indiana, một bang ở trung tâm phía Tây Mỹ, Mike Pence nói.

Đại biểu bang Maryland, Chris Van Hollen, Chủ tịch Uỷ ban Vận động Quốc hội đảng Dân chủ, hôm qua cho biết “Hiện tại chưa có gì chắc chắn về khả năng đề xuất của chính phủ có thể nhận được đủ sự ủng hộ trong đảng Dân chủ để có thể được quốc hội thông qua”.

Ông Paulson và Ben S. Bernanke sẽ có một cơ hội nữa để bảo vệ kế hoạch của mình trước Uỷ ban các dịch vụ Tài chính Hạ nghị viện vào lúc 2h30 sáng 25/9 giờ Việt Nam.

  • Hà Linh (Theo Bloomberg, Reuters).
LỜI BÀN CỦA THIÊN SỨ

Tại sao không nghĩ cách giãn nợ khó đòi thành nợ có khả năng đòi nhỉ? Thí dụ: nợ tiền nhà phài hoàn tất trong 10 năm, nay dãn thành 15 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI CHO THÍ NGHIỆM LỚN NHẤT THẾ GIỚI

"Mục đích tối thượng của thí nghiệm này là đi tìm "hạt của Chúa", nhưng nó sẽ thất bại".

Nếu lời tiên tri này đúng thì sau đó Thiên Sứ tôi sẽ giải thích vấn đề trên cơ sở nguyên lý học thuật cổ Đông phương. Chúng ta hãy chờ xem, chỉ khoảng vài tuần lễ sau sẽ có kết quả và chắc không lâu sau đó sẽ được công bố.

Thiên Sứ

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây trên Vietnamnet.vn của tiến sĩ Võ Văn Thuận cho thấy tính mơ hồ của cuộc thí nghiệm này. Mặc dù ông ta không khẳng định nó sẽ thất bại.

Tìm hạt bé nhất từ máy gia tốc lớn nhất thế giới

17:31' 22/09/2008 (GMT+7)

Posted Image- LHC, tức Large Hadron Collider (hệ gia tốc đối chùm hadron khổng lồ) là máy gia tốc lớn nhất thế giới từ trước đến nay. TS Võ Văn Thuận, một nhà vật lý tại Viện KH&KT Hạt nhân viết cho VietNamNet về hoạt động ở LHC.

LHC (Large Hadron Collider =hệ gia tốc đối chùm hadron khổng lồ) là máy gia tốc lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Tôi gọi sau đây là hệ máy gia tốc đối chùm. Nó thiết kế theo một kênh tròn đường kính 27 km chạy ngầm dưới đất quanh vùng thành phố Geneva, Thuỵ sĩ, nơi có Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), tại đây có vài nghìn chuyên gia đang làm việc thường xuyên và còn vài nghìn người liên kết từ các viện trường trên toàn thế giới.

Posted Image

LHC thiết kế theo một kênh tròn đường kính 27 km chạy ngầm dưới đất quanh vùng thành phố Geneva, Thuỵ sĩ, nơi có Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu... (Ảnh: CERN)

Trong kênh gia tốc đó có 2 chùm hạt proton (là một loại hạt hadron phổ biến nhất) chạy theo chiều ngược nhau, được gia tốc đến năng lượng cao để khi va chạm 2 proton của 2 chùm với nhau thì có một sự phá vỡ hạt nhân với năng lượng phát sinh cao hơn 14 TeV (=14. 1012 eV). Máy gia tốc cũ trước đây ở CERN và máy TeVatron hiện ở Fermilab chỉ đạt năng lượng nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 1 TeV. Một đặc điểm quan trọng là mật độ chùm hạt proton đối nhau đạt cao hơn các máy gia tốc trước đây, vì vậy hy vọng tìm kiếm các hiện tượng va chạm hiếm (vốn có xác suất thấp) sẽ được cải thiện.

TIN LIÊN QUAN

Tại điểm va chạm, người ta thiết kế lắp đặt thiết bị đo khổng lồ (detector), để khi các tia sinh ra trong cú va chạm khi bay ra thì có thể ghi đo và nhận dạng được chúng, từ đó biết được bản chất và quá trình vật lý xảy ra. Trên chu vi của máy gia tốc đối chùm LHC đang hoặc đã lắp xong 04 hệ đo ATLAS, CMS và LHCb, ALICE.

Lúc tôi đến thăm ATLAS hồi tháng 3/2008 thì họ vẫn đang lắp ráp trong giai đoạn cuối cùng. Mỗi thiết bị như vậy do một tập thể hàng vài trăm nhà vật lý và kỹ sư của nhiều nước cùng hợp tác xây dựng trong 5-10 năm qua. Trong đó lớn nhất là 2 hệ ATLAS và CMS có nhiệm vụ là tìm những phát hiện hoàn toàn mới trước đây chưa biết hoặc chưa có điều kiện để thí nghiệm.

Hai hệ đo này có cấu tạo khác nhau nhưng sẽ cùng phối hợp thí nghiệm song hành để tìm những kết quả giống nhau hoặc liên quan để so sánh đối chứng bổ sung cho nhau, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng tìm được trên LHC là đáng tin cậy. Hệ đo ALICE và LHCb nhỏ hơn, chủ yếu để nghiên cứu bổ sung cho những kết quả đã biết trước đây trên các máy gia tốc năng lượng thấp hơn.

Về chương trình nghiên cứu của CERN thì rất lớn và nội dung đa dạng và phức tạp. Nhưng ưu tiên hàng đầu là các nội dung sau đây:

Tìm hạt Higgs: Đây là một hạt giả thiết, sinh ra trong một cơ chế tương tác qua lại với các hạt cơ bản nguyên thuỷ để các hạt này có khối lượng như chúng ta đã đo được. Nó là sản phẩm của mô hình chuẩn lý thuyết thống nhất của các hạt cơ bản.

Posted Image

Mô hình truy tìm hạt Higgs (Ảnh: CERN)

Tuy nhiên trong phạm vi mô hình này và theo những khuôn khổ hạn chế do các số liệu thực nghiệm qui định, người ta vẫn phải tính toán dựa theo nhiều giả thiết khác nhau nên dự báo khối lượng hạt Higgs cũng không nhất quán. Có lúc, họ hy vọng nó nặng khoảng trên 100 lần khối lượng của hạt proton, nhưng cũng có thể sẽ lên trên 200 lần hoặc hơn nữa. Khác với các máy gia tốc trước đây chưa đủ năng lượng để sinh ra Higgs, trong máy LHC do va đập của 2 proton đạt trên 14 TeV nên bây giờ chúng ta có một khoảng năng lượng rộng hơn, đủ để hy vọng. Song, biết đâu khối lượng Higgs còn lớn hơn thế nhiều thì chắc gì lần này đã thấy được nó ngay cả trên LHC!

Mặt khác cũng có quan điểm cho rằng hạt Higgs chỉ là hạt giả tưởng, như một “công cụ toán học” để dẫn ra khối lượng trong các lý thuyết tính toán trong mô hình chuẩn. Nếu vậy thì chắc chắn sẽ không tìm thấy hạt Higgs, dù có năng lượng cao đến bao nhiêu. Đây là trường hợp mà mô hình chuẩn sẽ bộc lộ giới hạn của nó, giống như định lý cơ học Newton chỉ giới hạn ở vận tốc nhỏ hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng. Vì vậy lý thuyết hạt cơ bản có một lối mở để đi tiếp đến một chân trời mới. Điều đó không kém phần thú vị, nếu không muốn nói là còn thú vị hơn cả việc tìm được Higgs phù hợp với dự đoán của lý thuyết có sẵn !

Thuyết tương đối rộng của Einstein đề xuất lực hấp dẫn là biểu hiện của độ cong không gian và thời gian, nhưng cụ thể khối lượng của các hạt hình thành thế nào thì cũng chỉ có vài giả thuyết khác nhau luận giải, chưa chứng minh thực nghiệm được.

Nếu tìm được hạt Higgs tức là ta đang trả lời một câu hỏi “khối lượng là gì?”, tưởng như dễ hiểu, nhưng thực chất lại chẳng ai trả lời được từ trước đến nay. Đấy là nhiệm vụ ưu tiên số một của hai nhóm thí nghiệm ATLAS và CMS trên hệ gia tốc đối chùm LHC. Nó cũng là hy vọng phát minh có trọng số lớn nhất trong chương trình nghiên cứu trên hệ gia tốc LHC.

Tìm các hạt siêu đối xứng: Đây là các hạt dựa vào một lý thuyết khác táo bạo hơn, đó là thuyết siêu đối xứng. Lý thuyết này coi hai nhóm hạt vốn rất khác nhau là hạt fermion (thí dụ hạt điện tử) và bozon (thí dụ hạt lượng tử ánh sáng) có cùng nguồn gốc cha mẹ. Nếu quả vậy thì cứ mỗi hạt mà ta đã biết đều phải có hạt-“anh chị em sinh đôi” nhưng với tính cách rất khác nhau ! Giả thuyết này cũng rất logic về toán học, nhưng rất đáng ngờ về vật lý.

Posted Image

Bên trong máy gia tốc lớn nhất thế giới (Ảnh: CERN)

Thực sự suốt 30 năm nay, kể từ khi có lý thuyết đó, các thí nghiệm trên máy gia tốc và trong ghi đo tia vũ trụ chưa hề tìm thấy một hạt cùng cặp sinh đôi nào để minh chứng cho ý tưởng đó cả. Nếu lần này trên hệ ATLAS hoặc CMS tìm thấy chỉ một hạt siêu đối xứng, thì đó là phát minh còn bất ngờ hơn là tìm được hạt Higgs. Theo tôi, niềm hy vọng tìm được hạt siêu đối xứng bé nhỏ hơn nhiều so với hy vọng về hạt Higgs. Tuy nhiên đây là quan điểm riêng của tôi, hoàn toàn không có ý muốn làm nhụt chí những đồng nghiệp đang rất nhiệt thành với thuyết siêu đối xứng.

Tìm trạng thái lỗ đen lượng tử: Lỗ đen là một giả thuyết hệ quả từ thuyết tương đối rộng của Einstein. Khi khối lượng tích tụ với mật độ khổng lồ quá một giới hạn nào đó thì sức hút (lực hấp dẫn) sẽ làm cho quá trình nén tiếp tục và tạo ra một điểm không gian đặc biệt, giống như lỗ hút của một máy hút bụi công suất cao, khiến cho tất cả vật chất đi đến gần nó đều bị hút tụt vào trong. Ngay cả lượng tử ánh sáng cũng chịu chung số phận, và ta chỉ có ánh sáng “chiếu” vào trong, mà không có ánh sáng phát ra ngoài. Lý do đó làm cho điểm kỳ dị trở thành tối tăm, không thể nhìn thấy và được mang tên là lỗ đen hoặc hốc đen.

Posted Image

Lỗ đen trong vũ trụ (Ảnh: www.dailygalaxy.com)

Lỗ đen vĩ mô là các đối tượng thiên văn đang được tìm kiếm. Dường như bắt đầu có một số hiện tượng thực nghiệm cho thấy ở các trung tâm thiên hà phải có các lỗ đen khổng lồ, thí dụ trung tâm Ngân Hà của chúng ta có thể có lỗ đen nặng hơn mặt trời vài triệu lần, còn ở trung tâm các hoạt tâm thiên hà (AGN) thì có thể lỗ đen còn nặng hơn mặt trời trên 300 triệu lần. Tuy lỗ đen có vẻ đáng sợ, nhưng thực ra nếu có thật các lỗ đen thì chúng ta vẫn cùng tồn tại với chúng đã bao đời nay.

Đó là vì lực hấp dẫn chỉ mạnh khi đến gần lỗ đen, còn ra xa thì chúng yếu rất nhanh theo tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Rất có thể, sự tồn tại của các lỗ đen là cần thiết để cho vũ trụ cân bằng, thí dụ, với khối lượng khổng lồ của mình, lỗ đen ở trung tâm các thiên hà có thể đóng vai trò như mặt trời hút các hành tinh quanh nó, như vậy lỗ đen giữ cho thiên hà được hình thành, vận hành và tồn tại cân bằng lâu dài.

Các lỗ đen lượng tử do Hawking và nhiều nhà vật lý tính toán và dự báo. Chúng có kích thước vi mô, liên quan đến giả thuyết cho rằng ngoài không gian 3 chiều và thời gian một chiều, trong thế giới vi mô có thể còn nhìn thấy các chiều khác của không gian hoặc thời gian.

Những chiều này thông thường bị “giấu mặt“ hoặc bị “cuộn lại“ trong một kích thước vi mô nhỏ như kích thước của các hạt nhân hay hạt cơ bản. Chỉ ở năng lượng rất cao, chúng mới có thể “xuất đầu lộ diện” trong một thời điểm chớp nhoáng như trong va chạm hai hạt proton năng lượng rất cao trên hệ gia tốc LHC ở CERN. Cụ thể, khi 2 proton ép sát vào nhau, nó giống như khi xảy ra sự nén làm tăng mật độ vật chất hạt nhân vượt trên giới hạn tạo ra lực hút của “lỗ đen”. Tuy nhiên đây chỉ là những lỗ đen mini. Chúng có thể phát sinh, tồn tại và phân rã thành các hạt cơ bản khác.

Thật ra lỗ đen theo hiểu biết lượng tử hiện đại đã không còn “tối tăm” như trước, bởi vì các cặp hạt và phản hạt có thể sinh ra khi có những tác động mạnh tại vùng gần mép biên lỗ đen, khiến cho cùng lúc với phân nửa số hạt trong các cặp này bị hút tụt vào trong thì còn một nửa số hạt này chạy theo hướng ngược lại, tức là phát ra ngoài lỗ đen. Kết quả là chúng ta có thể nhìn thấy những bức xạ phát ra, đồng nghĩa như là lỗ đen đã được “chiếu sáng”. Điều đó cũng tương đương sự phân rã và bức xạ do lỗ đen gây ra, dẫn đến việc các lỗ đen mini này chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn, giống như nhiều loại hạt vi mô hình thành trong các phản ứng hạt nhân ở năng lượng cao.

Nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến hạt quark b trên hệ đo LHCb: Chữ b là bottom=đáy (hoặc beauty=đẹp) là tên đặt cho loại quark thứ 5 trong bảng phân loại. Nó đã được nghiên cứu trong lý thuyết hạt cơ bản theo mô hình chuẩn và được chứng minh trong các thí nghiệm tại các máy gia tốc ở năng lượng thấp hơn. Sắp tới, với năng lượng của hệ gia tốc LHC, chúng ta có thể tăng thêm những bằng chứng thực nghiệm chính xác hơn. Hướng nghiên cứu này chỉ là ưu tiên hạng 2 trong chương trình của CERN trên hệ gia tốc LHC.

Thật ra chương trình này còn nhiều nội dung, nhưng trong khuôn khổ trình bày hôm nay, chúng ta tạm thoả mãn với những thông tin chính đã đề cập.

Chương trình nghiên cứu trên LHC của CERN sẽ kéo dài hàng chục năm. Bởi vì đây là những thí nghiệm rất phức tạp, xác suất có các hiện tượng mới là rất nhỏ, rất khó xử lý số liệu thô để bóc tách những hiệu ứng thật ra khỏi các can nhiễu giả. Như vậy mọi công việc đòi hỏi nhiều thời gian, vừa tinh thông, vừa tỉ mỉ, kiên trì. Mặt khác, chi phí cho dự án gia tốc đối chùm và các hệ đo lên đến gần 10 tỉ USD, đó là một món đầu tư khổng lồ cho khoa học, vì vậy không dễ gì “tiêu” hết chúng trong một thời gian ngắn.

  • TS Võ Văn Thuận (Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi Thiên Sứ tôi có lời tiên tri. Đúng hơn là một lời khuyên với các chính khách Hoa Kỳ, xin quý vị quan tâm xem hết nội dung bài bào này trên Vietnamnet.vn.

Dân Mỹ phản đối kế hoạch giải cứu thị trường tài chính

08:20' 26/09/2008 (GMT+7)

Trong khi chính quyền Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đang mong chờ kế hoạch 700 tỷ USD dược triển khai thì dân chúng Mỹ lại đang phản đối kế hoạch chính phủ và tạo sức ép để các nghị sỹ không thông qua kế hoạch này.

Xin giới thiệu những cảnh tượng để có thể thấy được phần nào động thái mới đối với sự kiện quan trọng đang diễn ra ở Mỹ:

Posted Image

Dân chúng đã tổ chức những cuộc tuần hành qua thị trường phố Wall - trái tim tài chính thế giới - cũng như qua các trung tâm tài chính đầu não của Mỹ để phản đối kế hoạch giải cứu thị trường của chính phủ và tạo sức ép để các nghị sỹ không thông qua kế hoạch này.

Posted Image

Những người biểu tình này mong các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ sẽ không chấp thuận kế hoạch giải cứu thị trường tài chính mà Chính quyền Bush đã đề xuất.

Posted Image

Dân chúng cũng cho rằng kế hoạch của Bộ Tài chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề của các tập đoàn tài chính, trong khi đó không đả động đến việc bảo vệ quyền lợi của người dân Mỹ - những người trực tiếp đóng thuế cho ngân sách Mỹ...

Posted Image

Sở dĩ họ phản đối là vì họ cho rằng nếu cứu các định chế tài chính bằng những đồng tiền đóng thuế của dân thì họ sẽ chịu thiệt thòi và lợi ích từ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính sẽ chỉ nằm trong tay một số nhóm lợi ích mà thôi.

Posted Image

Trong phiên điều trần hôm Thứ Tư ngày 24/9 tại Hạ viện Mỹ, Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đã tiếp tục phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ các nghị sĩ về kế hoạch mà ông và Chính phủ Mỹ đưa ra nhằm giải cứu một danh sách dài khoảng vài chục tập đoàn tài chính tư nhân đang lâm vào khủng hoảng.

Posted Image

Đảng Dân chủ yêu cầu rằng gói giải pháp phải bao gồm các biện pháp để giảm tình trạng tịch thu nhà cửa thế chấp vay nợ của người dân Mỹ.

Posted Image

Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd cũng như các thành viên Quốc hội Mỹ vẫn "đang còn nhiều vấn đề phải làm rõ trước khi có thể thông qua" gói giải cứu thị trường tài chính.

Posted Image

Giới đầu tư đang kỳ vọng Quốc hội Mỹ sẽ chính thức chấp thuận kế hoạch giải cứu thị trường tài chính mà Chính quyền Bush đã đề xuất vì điều đó có thể sẽ giúp chứng khoán toàn cầu thoát khỏi chuỗi ngày ảm đạm hiện nay

Trong lúc này thì cho dù đã điều trần liên tục trong 2 phiên tại Thượng và Hạ viện Mỹ nhưng những vướng mắc lớn trong kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với số tiền mà người dân Mỹ phải trả lên tới 700 tỷ USD vẫn chưa được giải quyết.

  • Nhật Vy (Theo AP, CNN, BBC, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Người Mỹ đã biểu tình phản đối chính phủ Hoa Kỳ đưa giải pháp trọn gói cứu nền kinh tế Mỹ. Các chính khách Mỹ tỏ ra nghi ngờ phương pháp của chính phủ.

Trước đây tôi có dự báo rằng:

Thời gian tháng 9 Âm lịch đến cuối năm Mậu Tý là lúc để các nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới trổ tài kinh bang tế thế - gọi tắt là "kinh thế" - Thế giới năm 2009 lệ thuộc vào họ. Nay trước sự kiện này, tôi thành thật khuyên các chính khách Hoa Kỳ hãy ủng hộ giải pháp của chính phủ và giải pháp này cần bổ sung thêm điều kiện giãn nợ cho nhưng người mua nhà trả góp. Nếu không thực hiện được thì sau đây là lời tiên tri của tôi:

Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ không được cứu trợ với những điều kiện trên thì nền kinh tế toàn cầu sẽ cực kỳ ảm đạm vào năm tới và đây sẽ là nguyên nhân để xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc sau đó có quy mô lớn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Thiên Sứ bảo kê rằng cuộc chiến Iran sẽ không thể xảy ra trước đêm 30 Tết Kỷ Sửu - 2009.

Mỹ "không ủng hộ Israel đánh Iran"

Nguồn: Thanh Niên Online

27/09/2008 1:12

Báo Guardian hôm qua đưa tin, đầu năm nay Israel đã xem xét nghiêm túc khả năng thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran nhưng Tổng thống Mỹ George W.Bush tuyên bố rằng ông không ủng hộ hành động đó. Tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao cấp cao ở châu Âu tiết lộ rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã nói với Thủ tướng Israel Ehud Olmert hồi tháng 5 là ông không muốn thay đổi quan điểm trên trong thời gian còn lại ở Nhà Trắng. Theo các nguồn tin trên, Washington lo ngại các cuộc không kích của Israel có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh toàn diện và không thể phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran. Mỹ cũng xem xét đến khả năng trả đũa của Iran, vốn có thể bao gồm việc tấn công quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng như hoạt động vận tải ở vùng Vịnh. Israel và Mỹ nghi ngờ Iran nỗ lực chế tạo bom hạt nhân nhưng Tehran luôn bác bỏ cáo buộc này.

T.Q

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO VÀ LỜI BÀN CỦA THIÊN SỨ

Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard"

28/09/2008 09:40 (GMT + 7)

Trong những ngày qua, khi cả thế giới "nín thở" quan sát cơn khủng hoảng tài chính ở Mỹ mà bà Drew G.Faust - Hiệu trưởng trường Đại học Harvard gọi là "cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ", trường Harvard đã lên tiếng theo đúng "phong cách Harvard", đó là tổ chức một buổi hội thảo với các giáo sư trong trường để thảo luận xung quanh vấn đề này.

Posted Image

Hiệu trường trường Harvard Drew G.Faust (thứ ba từ trái qua) điều hành cuộc thảo luận tại hội trường Sanders, ĐH Harvard hôm thứ 5 vừa qua

(Ảnh nguồn: thecrimson.com)

Các cuộc thảo luận ở Harvard vốn không phải là hoạt động quá mới mẻ, tuy nhiên, hội thảo lần này có một giá trị và sức nặng rất lớn bởi nó được đích thân bà Hiệu trưởng trường Harvard điều khiển và gửi thư mời đến những người quan tâm. Khán phòng Sanders nơi diễn ra cuộc hội thảo đã chật kín trước khi bắt đầu. Rất nhiều người đã theo dõi cuộc tường thuật trực tiếp trên forum của trường.

Cuộc hội thảo có tựa đề: "Để hiểu cuộc Khủng hoảng Tài chính Mỹ: Hội thảo của các chuyên gia Harvard" (“Understanding the Crisis in the Markets: A Panel of Harvard Experts). Những người tham gia hội thảo gồm có GS. Jay O.Light - Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), giáo sư Robert C.Merton - giáo sư trường Kinh doanh Harvard, người từng đoạt giải Nobel và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng N.Gregory Mankiw và nhiều học giả có uy tín khác.

Nội dung cuộc thảo luận đưa ra cái nhìn về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, kế hoạch giải cứu 700 tỷ đôla và những dự đoán tổng thể về nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

700 tỷ USD chỉ là "muối bỏ biển"

Những người tham gia thảo luận nhất trí rằng hệ thống luật định của các tổ chức tài chính sẽ phải thay đổi đáng kể, đồng thời cũng bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực, cho dù là hữu ý, của sự can thiệp vốn cũng như những thay đổi luật định sắp tới.

Giáo sư trường Kinh doanh Harvard Robert Kaplan cũng chỉ ra những vấn đề "thật sự" ẩn chứa trong nền kinh tế “thật”. Ông cho rằng tầng lớp trung lưu của Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn và bị khủng hoảng trầm trọng vì tài sản của họ là nhà ở đang bị mất giá. Rõ ràng là 700 tỷ USD là không đủ để các ngần hàng cho vay thêm và xây dựng lại tầng lớp trung lưu ở Mỹ.

Giáo sư trường Luật Harvard Elizabeth Warren cho rằng giải pháp lâu dài phải là xây dựng lại tầng lớp trung lưu và chỉnh đốn lại các qui định về phá sản và khoản vay cá nhân, không để cho các ngân hàng tài chính vận hành trong tình trạng thiếu qui định cụ thể.

Posted Image

Cơn lốc khủng hoảng tài chính đang kéo theo nó nhiều hậu quả khôn lường

(Ảnh nguồn: The Economist)

Trước đó, vào ngày 23/9 trong một cuộc thảo luận chỉ giành cho sinh viên của trường Kinh doanh Harvard tại Hội trường Burden, các sinh viên MBA bày tỏ sự lo lắng về triển vọng nghề nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard, GS. Jay Light đã gọi đây là “một thời điểm lịch sử, chìm trong lo lắng và thậm chí hiểm nguy” khi “con tàu đang dần rạn nứt” của các tổ chức tài chính trong 18 tháng qua đột nhiên tăng tốc lao vào cuộc đụng độ thảm khốc.

Ông nhắc lại sự thất bại của hiện tượng bong bóng địa ốc và sự giao thoa của nó với “một hệ thống tài chính mới nhưng chưa qua thử thách”. Đồng thời ông cảnh báo những nguy cơ có thể xảy đến với các hộ gia đình, các ngân hàng đầu tư, và các nhà đầu tư với “nguồn cứu cánh” duy nhất là các nguồn vốn với độ thanh khoản cao.

Ông cũng nói thêm, việc dùng 700 tỷ đôla giải cứu thị trường hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, hiện chưa thể nào định giá được giá trị các khoản nợ một cách chính xác. GS. Light đồng thời là giám đốc Công ty Quản lý Harvard (Harvard Management Company) và Blackstone Group, một công ty đầu tư cổ phần tư nhân, đã đưa ra 3 bước hành động như sau:

Bước thứ nhất tương tự như trong y học, bệnh nhân cần được ổn định và cầm máu, trong trường hợp này là việc bơm 700 tỉ USD vào các tổ chức tài chính đang lâm nạn. Thứ hai, vấn đề cần được chẩn đoán và xử lí. Và cuối cùng, hệ thống tài chính nói chung cần được phục hồi trạng thái cũ, không chỉ đơn giản dưới dạng sửa đổi những bất cập của hệ thống luật định và tiêu chuẩn của vốn, tính minh bạch và khả năng thanh khoản. Nhiệm vụ này sẽ phải mất vài năm mới hoàn thành được

Trong khi đó GS Gregory Mankiw lại đưa ra 3 giải pháp để chọn lựa, đó là: Để cho thị trường tự giải quyết (lấy nguồn vốn từ các quỹ và cá nhân), nhà nước mua lại các tài khaorn và bán khi nào thị trường ổn định trở lại, hoặc là buộc các ngân hàng tự tìm nguồn vốn.

Posted Image

Liệu các nỗ lực hiện nay của CP Mỹ có thực sự cứu vãn được tình thế, và cứu vãn được bao lâu?

Nguồn: The Economist

Giáo sư Nicolas P. Retsinas cũng miêu tả các góc độ của bong bóng địa ốc và cú sốc tài chính nước Mỹ đang đối mặt, trước hiện trạng dư thừa nhà rao bán,cùng với bối cảnh cho vay hết sức hỗn loạn. Ông chỉ ra nghịch cảnh oái ăm hiện nay khi chỉ người vay với chỉ số tín nhiệm cao và trả đủ tiền mặt mới có thể mua nhà. Đây chính là những điều kiện của vài thập kỉ trước, trước khi việc vay cầm cố trở nên thịnh hành như ngày nay. Tất nhiên trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” như thế này, số người mua là quá ít, số người cho vay cũng là quá ít so với lượng nhà rao bán trên thị trường.

Giảng viên lâu năm của Havard là ông Clayton Rose, cựu phó chủ tịch và CEO của J.P. Morgan Chase, vốn là một ngân hàng đầu tư, đã tóm tắt 20 năm nới lỏng luật định của Phố Wall, bồi thêm bởi sự thiếu hụt những sửa đổi cần thiết của cấu trúc. Trong bầu không khí ngột ngạt của cạnh tranh căng thẳng, các ngân hàng đầu tư đã tìm đến những nguồn vốn cao chưa từng có (trong trường hợp của các công ty dẫn đầu là 30 lần so với lượng vốn của họ) hòng tăng thu nhập đầu tư. Cùng lúc đó, giá trị của các đầu tư phức tạp như chứng khoán có cầm cố đảm bảo, vốn phái sinh hay đầu tư cổ phần càng trở nên khó định giá. Ông đưa ra ví dụ về đối thủ của J.P. Morgan là Golden Sachs, tăng lợi nhuận gấp 5 lần nhờ vào chấp nhận tỉ lệ rủi ro rất cao.

Trong khi các ngân hàng và các công ty nắm giữ ngân hàng duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vốn thì các ngân hàng đầu tư thoát khỏi giới hạn đó. Nhưng ông cho rằng các đối thủ đã đặt nhiều niềm tin vào giá trị của các chứng khoán cầm cố, và có những giả thuyết sai lầm về tỉ lệ mặc định, giá trị của chứng khoán hay sự đảm bảo của quỹ thanh khoản khi cần.

Posted Image

Phố Wall vừa trải qua cơn ác mộng, và chuỗi ngày đen tối còn chưa chấm dứt

Nguồn: The Economist

Hiện nay, khi khủng hoảng đã lan ra khắp các tầng lớp của cải, và người cho vay, nó cũng cướp đi nguồn vốn nền kinh tế cần để vận hành. Các ngân hàng chứng kiến sự sát nhập bắt buộc của Bear Stearns vào J.P. Morgan Chase, sự phá sản của Lehman Brothers, sự gia nhập vội vã của Merrill Lynch vào Ngân Hàng Mỹ. Về lâu dài, lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư sẽ giảm, và nền văn hóa cùng với phong cách quản lí của họ cũng sẽ thay đổi.

Cần các biện pháp kiểm soát "rủi ro đạo đức"

Giáo sư McLean, tác giả của cuốn Khi tất cả các cách đều thất bại: Chính phủ là nhà Quản lý Rủi ro cuối cùng, đồng tình rằng khủng hoảng nhà đất là gốc rễ của tất cả các vấn đề hiện nay, và rằng sự yếu kém trong kiến trúc tài chính ngày nay đã tạo nên khủng hoảng lòng tin, gần đến mức gây ra hiện tượng chảy máu ngân hàng khi người ta đổ xô đến ngân hàng để rút tiền ra khỏi ngành công nghiệp với hàng tỉ USD này.

Lo ngại lớn nhất của Moss là hướng giải quyết của bộ phận công cần đi cùng với các biện pháp nhằm kiểm soát “các rủi ro đạo đức”. Vì thế, sự bảo hiểm liên bang có thể khuyến khích các ngân hàng tham gia vào việc cho vay với mức độ rủi ro lớn, do luật định lỏng lẻo. Cứu trợ của liên bang phản tác dụng khi khuyến khích việc phục hồi của các cộng đồng bị bão phá hủy tại chính những địa điểm hay xảy ra bão lụt nhất.

Vì thế Moss địng nghĩa vấn đề theo chiều hướng thành công và không thành công của chính phủ Mỹ trong việc quản lý rủi ro. Cho tới nay, ông cho thấy kế hoạch 700 tỉ USD không đưa ra giải pháp nào trong việc ngăn ngừa hiện tượng chấp nhận rủi ro bất hợp lí của các ngân hàng tái diễn trong tương lai.

Giáo sư Robert Merton của trường ĐH McArthur nhấn mạnh tầm quan trọng của “phân tích chức năng của hệ thống tài chính.” Mặc dù những lo ngại hiện nay tập trung vào tính thanh khoản và thị trường vốn, Merton cho rằng chỉ trong năm ngoái, giá nhà sụt đã gây thất thoát từ 3 đến 4 triệu tỉ USD tài sản, với hi vọng khôi phục lại là rất mong manh. Giá nhà càng giảm thì nguy cơ rủi ro càng tăng cao, đóng dấu sự sụp đổ của các tổ chức tài chính vốn “ôm” nhiều khoản cho vay cầm cố không còn có khả năng hoàn trả.

Posted Image

Trọng tâm của nỗ lực nên là các chức năng tài chính cần thiết, chứ không phải việc cứu vãn một số tổ chức nhất định nào đó.

Nguồn: The Economist

Các đổi mới tài chính và cơ cấu tài chính bị gán cho tội gây ra, hoặc góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện nay, và theo một cách nào đó, nhận định này là đúng. Đổi mới thường bao gồm mức độ rủi ro bới một số ý tưởng có khả năng thất bại, và vượt ra ngoài cấu trúc hiện hành.

Nhưng thay vì siết chặt đổi mới tài chính, ông cho rằng luật định cần nới lỏng để càng nhiều đổi mới đến với lĩnh vực tài chính càng tốt. Đổi mới, theo ông là động lực của phát triển, bởi những nhu cầu tối thiểu như lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu hay phát triển khả năng cung cấp vốn cho phát triển kinh tế vẫn luôn hiện hữu.

Vì thế, ông cho rằng trọng tâm của nỗ lực nên là các chức năng tài chính cần thiết, chứ không phải việc cứu vãn một số tổ chức nhất định nào đó.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính sẽ là khá mong manh. Nhưng giải pháp cho xã hội sẽ không phải là loại bỏ các tổ chức tài chính với các nhân viên được huấn luyện tốt và có định hướng đổi mới. Thay vào đó, hệ thống quản lí và điều chỉnh luật cần nhiều những tài năng hơn nữa để hiểu rõ về sản phẩm họ đang cung cấp – điều mà họ rõ ràng là đã không làm trước đây.

(Còn nữa)

Catherine Trần (Theo Harvard Magazine)

Kính thưa quí vị quan tâm.

Thiên Sứ tôi nhận thấy những lời bàn ra của các vị giáo sư khả kính của Harvarrd thật là vô bổ và rất rách việc. Bản chất của vấn đề không phải chỉ bó hẹp trong những nhận định của các vị này. Nó phức tạp hơn nhiều. Quí vị cho rằng "700 tỷ Dol chỉ như muối bỏ biển", nhưng nó là cần thiết trong lúc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Thiên Sứ bảo kê rằng cuộc chiến Iran sẽ không thể xảy ra trước đêm 30 Tết Kỷ Sửu - 2009.

Kính thưa quí vị.

Dù sự kiện có phần tiến triển cho một bầu không khí chiến tranh như nguồn tin dưới đây thì Thiên Sứ tôi vẫn bảo kê như trên cho "hòa bình Trung Đông" :) . Tuy nhiên giá trị của sự bảo kê này chỉ đến hết giờ Tuất ngày cuối cùng của năm Mậu Tý.

Mỹ chuyển hệ thống radar tối tân cho Israel

13:59' 28/09/2008 (GMT+7)

Tạp chí Defense News vừa đưa tin, cuối tuần này Mỹ đã chuyển cho Israel một hệ thống radar mới, tối tân giúp cảnh báo sớm trong trường hợp nước này bị tên lửa của Iran tấn công.

Posted Image

Radar X-bank đặt trên biển đang được xây dựng (Ảnh JPost)

Theo nguồn tin trên, Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) đã chuyển hệ thống trên sang Israel bằng một đội máy bay gồm 12 chiếc. Những máy bay này vận chuyển hệ thống radar X-bank và các kỹ thuật viên hỗ trợ.

Máy bay và đội nhân viên đã hạ cánh tại căn cứ không quân Nevatim, sa mạc Negev.

Công ty Raytheon chế tạo hệ thống radar trên cho biết, nó có thể phát hiện ra một vật thể chỉ bằng quả bóng chày từ cách xa 4.700km.

Hệ thống radar tối tân mà Mỹ chuyển cho Israel có thể phát hiện được tên lửa đạn đạo ngay sau khi nó rời bệ phóng.

Thiết bị an ninh hiện đại trên sẽ cho phép tên lửa Arrow của Israel gặp tên lửa đạn đạo Shahab-3 của Iran ở giữa đường. Nó giúp cảnh báo sớm về tên lửa đang tới nhanh gấp 6 lần hệ thống radar Green Pine hiện nay của Israel.

Việc triển khai hệ thống radar trên ở Israel được quyết định khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barack đang ở Mỹ trong chuyến thăm gần đây.

Theo tạp chí Defense News, hệ thống radar X-band sẽ được kết nối với trạm chiến thuật hỗn hợp mặt đất của Mỹ (JTAGS) - nơi chuyên thu nhận và xử lý những dữ liệu báo trước nguy hiểm được truyền từ các vệ tinh thuộc hệ thống hỗ trợ quốc phòng của Mỹ.

  • Hoài Linh (Theo AP, Jpost)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Người Mỹ đã biểu tình phản đối chính phủ Hoa Kỳ đưa giải pháp trọn gói cứu nền kinh tế Mỹ. Các chính khách Mỹ tỏ ra nghi ngờ phương pháp của chính phủ.

Trước đây tôi có dự báo rằng:

Thời gian tháng 9 Âm lịch đến cuối năm Mậu Tý là lúc để các nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới trổ tài kinh bang tế thế - gọi tắt là "kinh thế" - Thế giới năm 2009 lệ thuộc vào họ. Nay trước sự kiện này, tôi thành thật khuyên các chính khách Hoa Kỳ hãy ủng hộ giải pháp của chính phủ và giải pháp này cần bổ sung thêm điều kiện giãn nợ cho nhưng người mua nhà trả góp. Nếu không thực hiện được thì sau đây là lời tiên tri của tôi:

Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ không được cứu trợ với những điều kiện trên thì nền kinh tế toàn cầu sẽ cực kỳ ảm đạm vào năm tới và đây sẽ là nguyên nhân để xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc sau đó có quy mô lớn.

Nguồn tin dưới đây khiến cho Thiên Sứ tôi yên tâm đi uống bia tối nay. Tuy uống bia nhưng còn chút băn khoăn là: Những người không có khả năng chi trả đúng thời hạn chưa được giãn nợ. Hoặc chí ít là Thiên Sứ tôi chưa thấy điều đó.

Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đồng thuận giải cứu thị trường

13:18' 28/09/2008 (GMT+7)

Lãnh đạo Quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Bush hôm nay (28/9) đã đi tới một thoả thuận sơ bộ về gói cứu trợ thị trường tài chính, vốn đang nguy khốn và sự sụp đổ của nó sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái trầm trọng.

Posted Image

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đưa ra thông báo về thoả thuận sơ bộ (Ảnh BBC)Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã công bố thoả thuận giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD ngay sau lúc nửa đêm (trưa 28/9 giờ VN). Tuy nhiên, bà Pelosi cho biết, mọi việc vẫn cần phải được chính thức hoá trên giấy tờ.

"Chúng tôi còn nhiều việc phải hoàn thành nhưng tôi cho rằng tất cả đều đã nhất trí", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, người cũng tham gia cuộc thương thuyết tại đồi Capitol cho biết.

Thượng nghị sĩ Judd Gregg, trưởng nhóm đảng Cộng hoà tại Thượng viện, có mặt tại cuộc họp cho hay, Hạ viện có thể bỏ phiếu về thoả thuận trên vào chủ nhật (thứ 2 giờ VN) và Thượng viện sẽ làm nhiệm vụ của mình vào một ngày sau đó.

Trong cuộc họp muộn đêm qua, các lãnh đạo đảng Cộng hoà và Dân chủ đã cố gắng nhất trí về việc mua các khoản nợ xấu, những món nợ làm đóng băng thị trường tài chính.

Các nhà thương thuyết muốn thoả thuận sơ bộ sẽ trấn an thị trường trước khi nó mở cửa vào thứ hai.

Thoả thuận đề xuất chính phủ sẽ chi 700 tỷ USD để mua những khoản nợ liên quan tới thế chấp từ các ngân hàng Mỹ và các nhà đầu tư, mượn tiền mặt từ thị trường tiền. Ngoài ra, thoả thuận còn trao quyền giám sát kế hoạch hai năm này cho Bộ trưởng Tài chính.

Bản kế hoạch giải cứu thị trường tài chính, khá ngắn gọn trong vòng 800 từ, trong đó gồm các điểm căn bản:

  • Cho quyền Bộ Tài chính dùng đến 700 tỷ USD để mua chứng khoán liên quan đến địa ốc từ bất kỳ tổ chức tài chính nào của Mỹ.

  • Nâng hạn mức nợ quốc gia từ 10,6 ngàn tỷ USD lên 11,3 ngàn tỷ USD.

  • Bộ trưởng Tài chính được toàn quyền mua, giữ, và bán tài sản theo bất cứ hình thức nào. Trong đó, gồm cả việc vượt trên các quy chế thông thường về mua bán của Chính phủ, để thuê các công ty tư nhân thực hiện.

  • Chính phủ được quyền chỉ định các tổ chức tài chính vào vai trò "cơ quan tài chính của Chính phủ" và yêu cầu các tổ chức đó thực thi các "nhiệm vụ thích hợp" được giao.

  • Trong ba tháng đầu tiên và đều đặn mỗi sáu tháng, Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các quyền được trao nói trên.

  • Hướng dẫn cho Bộ trưởng Tài chính về việc cân bằng giữa ổn định thị trường và bảo vệ người đóng thuế.

  • Kế hoạch sẽ hết hạn trong vòng 2 năm.
  • Hoài Linh (Theo BBC, AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIÁ VÀNG TIẾP TỤC GIẢM, GIAO DỊCH ẢM ĐẠM10:35' 29/09/2008 (GMT+7)

Posted Image - Giá vàng thế giới giảm khá mạnh đầu phiên giao dịch sáng 29/9 sau khi chính phủ và các lãnh đạo quốc hội Mỹ vừa đạt được thoả thuận mới về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính. Các các nhà đầu tư đẩy mạnh bán vàng ra và chuyển sang chứng khoán. Trong nước, giá vàng giảm 100.000-120.000 đồng/lượng. Giá dầu giảm xuống 105 USD/thùng.

Posted Image Việc chính phủ và quốc hội Mỹ thống nhất về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính với tổng chi phí 700 tỷ USD đã khiến giá vàng, giá dầu giảm. (Ảnh: NYT)

Trên sàn New York, vào 10h00 sáng 29/9 (giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm gần 1% so với giá đóng cửa phiên liền trước xuống 875,50 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 giảm xuống 879,50 USD/ounce.

TIN LIÊN QUAN

Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng 11 trên sàn New York cũng giảm hơn 1 USD xuống 105,80 USD/thùng.

Trong nước, giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng 18 triệu đồng/lượng. Giá trong nước hiện cao hơn giá thế giới 60.000 đồng/lượng.

Giao dịch tại các cửa hàng vàng tại Hà Nội trong hai phiên cuối tuần rất ảm đạm.

Giá vàng PNJ-DAB của PNJ Phú Nhuận Hà Nội vào lúc 9h00 sáng 29/9 đang được giao dịch ở mức 17,74 triệu (mua) và 17,86 triệu đồng/lượng (bán) so với 17,86 triệu đồng/lượng (mua) và 17,96 triệu đồng/lượng (bán) vào cuối giờ chiều 28/9.

Khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra tại các cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội sáng 29/9 được duy trì ở mức 120.000 đồng/lượng.

Theo các chuyên gia, giá vàng thế giới giảm là do các nhà đầu tư đang hy vọng quốc hội Mỹ sẽ phê duyệt gói trợ cứu 700 tỷ USD vào đầu tháng 10 sau khi chính phủ và lãnh đạo quốc hội nước này đã thoả thuận được một bản kế hoạch mới. Theo đó, tình hình bất ổn trên thị trường tài chính có thể sẽ bớt căng thẳng.

  • Hà Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về kế hoạch giải cứu thị trường

07:43' 29/09/2008 (GMT+7)

Các lãnh đạo hai viện của Mỹ và Nhà Trắng đã nhất trí về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính 700 tỉ USD. Kế hoạch này còn nhận được sự ủng hộ của cả hai ứng cử viên Tổng thống và Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua trong hôm nay (29/9).

Posted Image

Các lãnh đạo quốc hội Mỹ trả lời báo giới về cuộc thương thuyết với chính phủ về kế hoạch giải cứu thị trường (Ảnh Reuters)

Gói giải cứu thị trường cho phép chính quyền Washington có quyền lớn hơn trong việc sử dụng nguồn tiền của những người đóng thuế để cứu các tổ chức tài chính đang có nguy cơ sụp đổ.

Tổng thống Mỹ Bush cho rằng, việc bỏ phiếu là một sự khó khăn với các nghị sĩ, nhưng ông tin rằng, Quốc hội sẽ thông qua. "Không có kế hoạch giải cứu này, cái giá với nền kinh tế Mỹ có thế thực sự thảm khốc”, Nhà Trắng đưa ra phát biểu của ông Bush như vậy.

Nếu Quốc hội Mỹ tiến hành bỏ phiếu thông qua kế hoạch giải cứu thị trường, thì đây sẽ là sự can thiệp tài chính lớn nhất của chính phủ Mỹ kể từ khi cuộc Đại suy thoái xảy ra.

Theo đó, chính phủ Mỹ có thể có ngay 250 tỉ USD, nếu tổng thống xác nhận cần thiết thì sẽ có thêm 100 tỉ USD khác, 350 tỉ USD còn lại đến tuỳ theo các thời điểm thích hợp.

Hai ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà John McCain và Thượng nghị sĩ Dân chủ Barack Obama đã hoan nghênh kết quả khả quan của gói giải cứu thị trường. Hai người nhấn mạnh rằng, kế hoạch là điều sống còn để cứu nguy cho nền kinh tế bất ổn của Mỹ.

Một số nhà phân tích tin rằng, kế hoạch giải cứu sẽ khiến thị trường phố Wall có những hỗ trợ trong tuần này, nhưng nó không thể cứu được toàn bộ thị trường thế chấp.

  • Kỳ Thư (Theo AP, THX)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thông tin trên:

Một số nhà phân tích tin rằng, kế hoạch giải cứu sẽ khiến thị trường phố Wall có những hỗ trợ trong tuần này, nhưng nó không thể cứu được toàn bộ thị trường thế chấp.

Cái này Thiên Sứ nói rồi:

Thời gian tháng 9 Âm lịch đến cuối năm Mậu Tý là lúc để các nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới trổ tài kinh bang tế thế - gọi tắt là "kinh thế" - Thế giới năm 2009 lệ thuộc vào họ. Nay trước sự kiện này, tôi thành thật khuyên các chính khách Hoa Kỳ hãy ủng hộ giải pháp của chính phủ và -

giải pháp này cần bổ sung thêm điều kiện giãn nợ cho nhưng người mua nhà trả góp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạ viện Hoa Kỳ bác kế hoạch cứu thị trường

Nguồn: BBC

Trích

Posted ImagePosted Image

Đây được coi là khoản ứng cứu thị trường lớn nhất kể từ những năm 30.

Trong diễn biến gây sốc, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch ứng cứu khẩn cấp thị trường tài chính trị giá 700 tỷ đôla.

Sau mấy ngày tranh cãi căng thẳng, dân biểu hai đảng tại Mỹ soạn xong dự luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp 2008, cho phép chính phủ bỏ ra tới 700 tỷ đô la để hồi phục thị trường tài chính.

Bác kế hoạch

Tổng thống Bush kêu gọi dân biểu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ phiếu thông qua một cách nhanh chóng kế hoạch cứu giúp khu vực tài chính, hiện đang bị suy sụp bởi cuộc khủng hoảng tín dụng.

Nhưng trong buổi bỏ phiếu chiều thứ Hai (29/9) giờ Washington, Hạ viện đã bác kế hoạch.

Chỉ số Dow Jones sụt gần 500 điểm khi nghe tin này.

Các dân biểu của đảng Cộng hòa chống lại kế hoạch, cùng một số người của Dân chủ, đã kết hợp để đánh bại dự luật, với tỉ lệ phiếu 228 / 205.

Lời bàn của Thiên Sứ:

Híc! Nếu như trong kế hoạch trọn gói của chính phủ Hoa Kỳ có phần để ý đến người nợ tiền - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - thì không có chuyện này. Nhưng hy vọng rằng chuyện này chỉ là giật gân chơi thôi! Nước Mỹ chắc không muốn tự sát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hạ viện Hoa Kỳ bác kế hoạch cứu thị trường

Nguồn: BBC

Trích

Posted ImagePosted Image

Đây được coi là khoản ứng cứu thị trường lớn nhất kể từ những năm 30.

Trong diễn biến gây sốc, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch ứng cứu khẩn cấp thị trường tài chính trị giá 700 tỷ đôla.

Sau mấy ngày tranh cãi căng thẳng, dân biểu hai đảng tại Mỹ soạn xong dự luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp 2008, cho phép chính phủ bỏ ra tới 700 tỷ đô la để hồi phục thị trường tài chính.

Bác kế hoạch

Tổng thống Bush kêu gọi dân biểu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ phiếu thông qua một cách nhanh chóng kế hoạch cứu giúp khu vực tài chính, hiện đang bị suy sụp bởi cuộc khủng hoảng tín dụng.

Nhưng trong buổi bỏ phiếu chiều thứ Hai (29/9) giờ Washington, Hạ viện đã bác kế hoạch.

Chỉ số Dow Jones sụt gần 500 điểm khi nghe tin này.

Các dân biểu của đảng Cộng hòa chống lại kế hoạch, cùng một số người của Dân chủ, đã kết hợp để đánh bại dự luật, với tỉ lệ phiếu 228 / 205.

Lời bàn của Thiên Sứ:

Híc! Nếu như trong kế hoạch trọn gói của chính phủ Hoa Kỳ có phần để ý đến người nợ tiền - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - thì không có chuyện này. Nhưng hy vọng rằng chuyện này chỉ là giật gân chơi thôi! Nước Mỹ chắc không muốn tự sát.

chú Thiên Sứ à , cháu đang tự hỏi không biết có phải ở bên đó người ta không có những người tiên tri về chuyện tương lai hay bên quá coi trọng khoa học kỹ thuật mà không quan tâm đến sự huyền diệu của những phương pháp huyền bí như :Lạc Việt Độn Toán của chú chẳng hạn nếu họ biết quan tâm đến lợi ích mà những phương pháp đó đem lại thì chắc hẳn mọi chuyện sẽ ko còn nhiều tranh cãi và họ sẽ có một sự định hướng đúng đắn hơn nhiều phải không chú

Share this post


Link to post
Share on other sites

chú Thiên Sứ à , cháu đang tự hỏi không biết có phải ở bên đó người ta không có những người tiên tri về chuyện tương lai hay bên quá coi trọng khoa học kỹ thuật mà không quan tâm đến sự huyền diệu của những phương pháp huyền bí như :Lạc Việt Độn Toán của chú chẳng hạn nếu họ biết quan tâm đến lợi ích mà những phương pháp đó đem lại thì chắc hẳn mọi chuyện sẽ ko còn nhiều tranh cãi và họ sẽ có một sự định hướng đúng đắn hơn nhiều phải không chú

Lạc Việt độn toán của chú cũng như tất cả các môn dự báo Đông phương khác - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - rất khoa học đấy chứ. Chẳng có gì huyền bì cả. Chỉ vì tri thức của khoa học hiện nay chưa đủ tầm để nhận thức nó thôi.

Chú thí dụ thế này:

Lôi tiên không phải nhà nghiên cứu Toán Lý. Nay có một nhà nghiên cứu Toán lý, căn cứ vào khồi lượng thuộc nổ, năng lượng của khối thuốc nổ, trọng lượng của viên đạn, cấu trúc của súng và cho biết điểm rơi của viên đạn và họ đoán đúng. Lúc ấy, Loitien cũng sẽ không hiểu tại sao nhà Toán lý đó vạch vẽ một hồi với các ký hiệu khó hiểu và lẩm nhẩm những cái gì đó bí ẩn và sau đó chỉ tay vào một điểm nào đó để viên đạn rơi vào đấy. Viên đan như nghe theo ông ta và rơi đúng chỗ đó. Về hình thức thì cả hai đều như nhau - tức là đều huyền bí với điều kiện Loitien không biết. Nhưng sở dĩ Loitien không coi việc dự báo điểm rơi của viên đạn là huyền bí vì tri thức Toán Lý cao cấp đang là tri thức phổ biến, nên những thuật ngữ và khái niệm của nó - nếu không phải là Loitien thì người khác - có thể hiểu được. Còn thuyết Âm Dương Ngũ hành với thuật ngữ và khái niệm của nó vì tính thất truyền, nên khó hiểu với tri thực hiện đại mà thôi. Nhưng nó giống nhau ở khả năng tiên tri. Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiến tri. Các nhà khoa học hàng đầu đã xác quyết như vậy. Vấn đề là phương pháp tiên tri khác nhau vì xuất phát từ những khái niệm và tri thức của những nền văn minh khác nhau mà thôi. Nhưng chân lý chỉ có một. Sự thể hiện khả năng tiên tri đến từng hành vi của con người đã cho thấy khả năng tri thức rất cao cấp của người xưa, của một nền văn minh cổ đại đã tồn tại trên Địa cầu.

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại.

Nhà tiên tri người Bungari - Vanga

Chú nói rõ hơn và bổ sung cho lời tiên tri của bà Vanga:

Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử sẽ quay trở lại với nhân loại.

Bà Vanga có nói đền điều kiện không mấy tốt đẹp của nhân loại trước khi lý thuyết này quay trở lại. Nhưng chú cho rằng sẽ không đến nỗi tồi tệ như thế, nếu con người quan tâm sớm hơn đến Lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời bàn của Thiên Sứ:

Híc! Nếu như trong kế hoạch trọn gói của chính phủ Hoa Kỳ có phần để ý đến người nợ tiền - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - thì không có chuyện này. Nhưng hy vọng rằng chuyện này chỉ là giật gân chơi thôi! Nước Mỹ chắc không muốn tự sát.

Và đây là kết quả :

Hạ viện Mỹ thông qua gói giải cứu 700 tỷ USD

(CafeF) - Cách đây ít phút, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD.

> Giá vàng, dầu, USD sau khi kế hoạch 700 tỷ thành công

Kết quả bỏ phiếu như sau: số phiếu thuận – phiếu chống là 262 – 171. Bản kế hoạch này cuối cùng đã được thông qua sau 4 ngày bị Hạ Viện từ chối với số phiếu chống áp đảo.

Kết quả thất bại của bản kế hoạch này ngày 29/09 đã khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 778 điểm. Đây là lần can thiệp lớn nhất của chính phủ từ New Deal của tổng thống Franklin Roosevelt.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã đồng ý chấp thuận gói giải cứu - vốn được Tổng thống Mỹ Bush và Bộ trưởng Bộ Tài chính ủng hộ - sau khi được Thượng viện Mỹ "gật đầu" vào hôm thứ tư tuần này.

Gói giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD sẽ cho phép chính phủ mua lại những khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính đang ở trong tình trạng khó khăn.

Những người ủng hộ kế hoạch giải cứu cho biết, nếu 700 tỷ USD hoạt động hiệu quả sẽ giúp thị trường tín dụng đang bị đóng băng ấm dần lên và sẽ giúp ngăn chặn suy thoái.

Sau khi Hạ viện Mỹ từ chối kế hoạch ban đầu vào hôm thứ hai, Thượng viện Mỹ đã đồng ý thông qua gói giải cứu nhờ một số điều khoản được bổ sung như: nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi cho mỗi tài khoản cá nhân từ 100.000 USD lên 250.000 USD, giảm một số loại thuế đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế hoạch đã lôi kéo được sự đồng tình của các Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm lúc mở cửa thị trường với hy vọng gói giải cứu sẽ được Hạ viện chấp thuận hiện vẫn đang tiếp tục đi lên sau khi nhận được thông tin tích cực. Trong khi đó, đồng USD đã giảm giá so với đồng euro. Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô hiện cũng đang đi xuống.

Chi tiết bản kế hoạch như sau:

Bộ Tài Chính sẽ mua lại chứng khoán và khoản nợ xấu liên quan đến thị trường thế chấp bất động sản dưới chuẩn. Bộ Tài Chính sẽ nhận ngay 250 tỷ USD để tiến hành việc này.

Bộ Tài Chính sẽ phải bồi hoàn thiệt hại cho người đóng thuế từ chương trình sau 5 năm. Bộ Tài Chính sẽ nắm cổ phần tại các công ty bán lại tài sản cho chính phủ.

Bộ Tài Chính phải lập nên một chương trình bảo hiểm để đảm bảo tài sản của các công ty, trong đó bao gồm chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp được mua trước ngày 14/03/2008.

Có hai ban giám sát. Ban thứ nhất có tên ban ổn định tài chính (Financial Stability Board) bao gồm chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy Ban chứng khoán và Ngoại hối (the Securities and Exchange Commission), người đứng đầu của Cơ quan tài chính nhà đất Liên Bang (Federal Home Finance Agency), đại diện của Cơ quan phát triển nhà ở và đô thị (the Housing and Urban Development) và Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ.

Ban ổn định tài chính (Financial Stability Board) sẽ phải báo cáo lên ban thứ hai bao gồm 5 đại diện được đề cử bởi nghị sỹ thuộc cả hai Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa trong Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện.

Mức lương thưởng của giám đốc điều hành các công ty bán lại tài sản cho chính phủ sẽ bị giới hạn. Một điều khoản dự phòng như sau: Bất kỳ mức thưởng nào giành cho giám đốc điều hành sẽ phải được hoàn trả nếu sau đó thanh tra phát hiện ra công bố lợi nhuận có điểm sai sót.

Nâng trần bảo hiểm của liên bang đối với các khoản tiền tiết kiệm của người dân từ 100.000 USD hiện nay lên 250.000 USD để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) sẽ được vay tiền từ Bộ Tài Chính trong trường hợp cần ứng cứu khẩn cấp đối với các ngân hàng.

Các quy định về kế toán mới. Theo đó các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng và tiết kiệm phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản của họ, trong đó có các cổ phiếu và chứng khoán liên quan tới thế chấp, cho phù hợp với mức giá của thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng giấu giếm thua lỗ khá phổ biến như trong thời gian vừa qua.

Mở rộng tín dụng thuế cho việc nghiên cứu và phát triển, mở rộng tín thuế trẻ em để bảo vệ hàng triệu gia đình, ngoài ra là hỗ trợ thuế cho nạn nhân của bão lụt và thảm họa thiên nhiên.

Mở rộng chương trình ưu đãi thuế năng lượng tái sinh đối với các cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm việc chiết khấu giá mua các tấm pin nhiên liệu mặt trời. Chương trình cắt giảm thuế này có trị giá 17 tỷ USD.

Người Mỹ sẽ chưa phải đóng khoản thuế ATM (Alternative Minimum Tax) trong thời hạn 1 năm nữa. Nhiều người Mỹ gọi đây là khoản thuế thu nhập của người giàu. Có khoảng 24 triệu hộ gia đình Mỹ phải đóng khoản thuế này.

Khánh Hoa, Ngọc Diệp

Theo CNN, CNBC,Bloomberg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên sứ ơi, trong nội dung bản kế hoạch này cháu chưa thấy đề cập nhiều tới người nợ tiền, quan trọng nhất là tầng lớp trung lưu của Mỹ, tầng lớp chiếm tỷ trọng lớn trong dân số.

Hichic, Thị trường phản ứng cũng không mấy tích cực khi hạ viện thông qua kế hoạch, như vậy sẽ phải có giải pháp mạnh tay hơn, với số tiền lớn hơn phải không ah ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên sứ ơi, trong nội dung bản kế hoạch này cháu chưa thấy đề cập nhiều tới người nợ tiền, quan trọng nhất là tầng lớp trung lưu của Mỹ, tầng lớp chiếm tỷ trọng lớn trong dân số.

Hichic, Thị trường phản ứng cũng không mấy tích cực khi hạ viện thông qua kế hoạch, như vậy sẽ phải có giải pháp mạnh tay hơn, với số tiền lớn hơn phải không ah ?

Mới thông qua thôi mà, tiền đã về đến nơi đâu :) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhớ lại khủng hoảng kinh tế

Mark Broad

Phóng viên Kinh doanh BBC Posted Image

Posted ImagePosted Image

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 đã dẫn tới cuộc Đại Suy thoái khiến hàng triệu người khốn khổ

"Sau khi thị trường sụp đổ, tôi là một trong số ít người còn có việc làm trong công ty,'' ông Russell Bickell nói.

Vụ sụp đổ ông nói tới xảy ra cách đây gần 80 năm và dẫn tới cuộc Đại Suy thoái hồi năm 1929.

Giờ đã gần 97 tuổi và vẫn là chuyên gia tư vấn tài chính, ông Bickell thấy nhiều sự tương đồng giữa cuộc khủng hoảng hiện nay và những hỗn loạn hồi năm 1929.

''Khi đó người ta vay mượn nhiều ngay trước khi thị trường sụp đổ, cũng giống như hôm nay, ai cũng đang vô cùng hạnh phúc,'' ông nói.

''Người ta đang kiếm rất nhiều tiền nhưng bỗng nhiên mọi thứ thay đổi.''

Khi 17 tuổi, ông Bickell bắt đầu làm việc tại một công ty môi giới chứng khoán tại thị trấn Reading ở Pennsylvania.

Khi Phố Wall chứng kiến cú rơi tự do tài chính ngày 24 tháng Mười năm 1929 ông được thăng chức trong lúc công ty của ông bắt đầu sa thải người.

Posted ImagePosted Image Tôi nhớ hai người ở chỗ tôi sống tự tử vì hậu qủa của thị trường sụp đổ.

Posted Image

Russell Bickell

Ông Bickell đã chứng kiến hậu quả của cơn khủng hoảng, tiếp tục được thăng chức và vào giữa thập niên 30 đã trở thành nhà môi giới chuyên nghiệp.

Nhưng trong những năm khó khăn, ông Bickell nói làm việc trong ngành tài chính không không đủ để nuôi gia đình.

''Sau khi thị trường đóng cửa và vào cuối tuần, tôi làm thêm ở các cửa hàng bán giày dép,'' ông Bickell nói.

''Vì tôi sống cùng bố mẹ, hai việc của tôi kiếm đủ tiền để đóng góp vào chi tiêu của cả nhà.''

Sỡ hãi và tự tử

Từ ngày 29 tháng Mười tới ngày 13 tháng Mười Một năm 1929 khi giá chứng khoán xuống mức thấp nhất, hơn 30 tỷ đã bốc hơi khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ.

Posted ImageHậu qủa suy thoái

Posted Image

13 triệu người thất nghiệp

Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932

Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932

Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.

Khi giá chứng khoán giảm mạnh, các nhà đầu tư bỏ nhiều tiền vào chứng khoán nhận thấy mức lỗ khủng khiếp của họ và phát hoảng.

Đối với nhiều nhà đầu tư và môi giới chứng khoán, tình thế quá sức chịu đựng.

Nhiều tin đồn về chuyện người ta nhảy khỏi cửa sổ văn phòng tự tử bắt đầu lan ra.

Mặc dù nhiều lời đồn đại đã phóng đại câu chuyện nhưng thực tế đã có người tự tử để thoát khỏi nỗi đau tài chính.

Và dù cách xa trung tâm tài chính New York, vùng quê Reading của ông cũng không vì thế mà thoát nạn.

''Tôi nhớ hai người ở chỗ tôi sống tự tử vì hậu qủa của thị trường sụp đổ,'' ông nói.

Khi sự trì trệ và sụp đổ lan ra các ngành khác ở Hoa Kỳ, số người thất nghiệp lên tới 13 triệu và các biển ''Không Cần Người'' bắt đầu xuất hiện khắp nơi.

Ông Bickell và các đồng nghiệp phải nghỉ phép bắt buộc vì công ty của họ gặp vấn đề.

''Chuyện thường xảy ra là cứ một tháng chúng tôi lại nghỉ phép không lương một tuần,'' ông Bickell nói.

Khủng hoảng Wall Street II?

Giống như những tháng cuối của năm 1929, mấy tuần qua nền móng của hệ thống tài chính Hoa Kỳ đã lung lay vì những quyết định mà một số ngân hàng lớn của Wall Street đưa ra.

Posted ImagePosted Image

Tít báo ''Phố Wall hoảng sợ khi chứng khoán sụp đổ' hồi năm 1929

Và sau gần 80 năm làm trong ngành tài chính, ông Bickell lại chứng kiến những cơn gió của một trận bão kinh tế khác.

Hiện ông đang làm việc cho một chi nhánh của Ngân hàng Wachovia ở Wyomissing gần nhà và ông lại thấy những hiện tượng của cuộc khủng hoảng 1929 lặp lại.

Giống nhiều ngân hàng khác sau cuộc Đại Suy thoái, ngân hàng ông đang làm mới đây phải đồng ý để đối thủ cạnh tranh Wells Fargo mua lại để có thể tồn tại.

Ngồi tại bàn làm việc của ông, ông Bickell đùa rằng những kinh nghiệm của ông từ năm 1929 là tài sản vô giá cho các nhà tài phiệt giữa lúc khủng hoảng như hiện nay.

"Tôi hơi bực là người ta không hỏi ý kiến tôi về vụ sát nhập mới nhất này, nhưng mà dù sao thì tháng sau tôi cũng 97 tuổi rồi.''

Nguồn: BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ah ! Đọc bài này cháu liên tưởng tới việc thả chim phóng sinh trong mục phong thủy của diễn đàn mình, những chú chim bị nhốt bay tứ tung và tuyệt vọng, khí âm và uất khí tụ lại, điều này cũng giống như những vụ phá sản liên tiếp của các định chế, ngân hàng lớn của Mỹ và cả sát nhập, mua lại nữa ( Co cụm - Âm), dân chúng mất việc làm, mất nhà cửa mọi thứ thật tồi tệ.

Cả thế giới đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng xuất phát từ Mỹ, những chú chim đang bay tứ tung tìm đường thoát thân, máu đã nhuộn đỏ trên các thị trường chúng khoán. Những thứ thích hợp thì sẽ tồn tại còn những thứ không thích hợp thì sẽ nổ tung giống như khi ta mở cửa lồng vậy chỉ khác là người mở cửa lồng là chính phủ Mỹ.

Cháu lờ mờ hiểu ra điều bác nói: Vong quốc chi đạo

Có phải 02 việc này cùng một nguyên tắc phải không Bác ?

Cháu Phuthuong

Share this post


Link to post
Share on other sites

máu đã nhuộm đỏ trên các thị trường chúng khoán.

Bạn PhuThuong dùng từ khéo thật !

CM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu lờ mờ hiểu ra điều bác nói: Vong quốc chi đạo

Có phải 02 việc này cùng một nguyên tắc phải không Bác ?

Cháu Phuthuong

Trong học thuật cổ Đông phương có nói tới ba phương pháp trị quốc:

1 - Vương đạo - dùng đức trị.

2 - Bá đạo - dùng pháp, kỹ trị. Bởi vậy khi bị quân Pháp nhòm ngó , các cụ còn chê phương Tây là Bá đạo thấp kém so với các cụ theo Vương đạo. Đến khi mất nước các cụ mới kịp tỉnh ra và nhớ câu: "Quân tử tủy thời biến dịch".

3 - Vong quốc chi đạo thường dùng trong chiến tranh.

Trước đây khi sụt giá đồng dol, tôi đã nghĩ tới người Mỹ trúng mánh đậm khi tài sản Dol của các nước mất giá. Nhưng tôi cũng cảnh báo nếu Hoa Kỳ đi quá đà thì sẽ rất nguy hiểm. Hình như họ đã đi quá đà. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm còn thời gian để phanh. Theo tôi thì việc đầu tiên là ngay lập tức giãn nợ cho người nghèo. Nhất là trong lĩnh vực nhà đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites