Lê Bá Trung

Truyền thuyết Tỳ Hưu, Con vật Linh thiên

2 bài viết trong chủ đề này

Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt con lân đực nhưng lại có một sừng và có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc; đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Nói cách khác, vàng bạc chỉ có vào mà không có ra.

  • Chuyện kỳ hươu xưa
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, cuộc sống không chỉ vua mà gia đình vua ngày càng sung túc. Sau đó, vua cho tạc tượng linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con kỳ hươu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con kỳ hươu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con kỳ hươu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng.

Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con kỳ hươu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”. Muốn tạc tượng phải gọi thợ khắc ngọc. Và, thế là thợ khắc ngọc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng kỳ hươu để trong nhà, cầu may. Tiêu Tuấn Kiệt, hướng dẫn viên du lịch của Công ty Du lịch quốc tế Cảng Trung Lữ, đơn vị đối ứng tại Bắc Kinh của Công ty Du lịch lữ hành Saigontourist, đã kể nhiều câu chuyện rất hấp dẫn liên quan đến các danh thắng mà chúng tôi đến thăm, trong đó có chuyện liên quan đến Hòa Thân, một nhân vật lẫy lừng về mưu mẹo, gian thâm và cực giàu trong lịch sử nhà Thanh và con kỳ hươu linh nghiệm.

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu. Đến khi Hòa Thân bị giết; quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong núi đá giả đó là con kỳ hươu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ.

Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con kỳ hươu. Mà con kỳ hươu của Hòa Thân to hơn kỳ hươu của vua. Ngọc tạc con kỳ hươu là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con kỳ hươu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con kỳ hươu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua. Sau khi tịch thu con kỳ hươu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

  • Chuyện kỳ hươu bây giờ
Bắt đầu câu chuyện kỳ hươu thời nay, Tuấn Kiệt chỉ vào những bức ảnh treo ở Tài môn nói: “Ở Việt Nam cũng có những con kỳ hươu đặt ở nhiều nơi. Ví dụ như trong Diamond Plaza. Chủ khu mua sắm trên đã làm thêm một khách sạn mới cạnh khu An Đông sau khi đặt tượng hai con kỳ hươu ở Diamond đấy. Tại khách sạn mới chủ đặt hai con kỳ hươu to hơn con trước”. “Với những kỳ tích hấp dẫn ấy nên Saigontourist mong khách mình ngày một khá hơn, và trong tour có dẫn khách đến Tài môn để “thỉnh” kỳ hươu mang tài lộc về nhà” (không ai nói đi “mua” kỳ hươu mà nói “thỉnh” kỳ hươu vì đó là linh vật).

Các tour du lịch sang Trung Quốc ai cũng muốn tìm cho mình một con kỳ hươu để mang may mắn về nhà. Kỳ hươu ở Tài môn làm bằng các loại ngọc. Vì sao kỳ hươu phải làm bằng ngọc mới linh? Tiêu Tuấn Kiệt nói: “Chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Ai chẳng muốn mình sang giàu”. À ra thế. Phải tốn tiền “thỉnh” nhiều con kỳ hươu ở nhiều nơi tôi mới “ngộ” ra cách chọn kỳ hươu mà chắc chắn ít người biết. Con kỳ hươu không chỉ mang tiền bạc vào nhà mà còn giúp công danh tấn tới và sự bình an lâu dài.

Trước tiên, con kỳ hươu là linh vật không có hậu môn, nhưng thỉnh thoảng người bán vẫn đục một lỗ nhỏ ở vị trí hậu môn của vài con kỳ hươu và trộn chung vào số những con kỳ hưu bán. Như thế có nghĩa là, người ấy có thể làm ăn khá, nhưng không giữ của được. Họ không chỉ khiếm khuyết ấy cho người mua bao giờ, bởi theo họ đó là duyên của người chọn mua, và đâu phải cứ ai muốn giàu là được giàu. Còn muốn công danh tấn tới thì người mua phải chọn con kỳ hươu có sừng, có cánh, mông nhỏng cao, thuôn. Muốn cầu sức khỏe, bình an thì đó là con kỳ hươu có râu, mông thuôn và không có cánh (để sức khỏe và bình an không bay đi mất). Tuyệt nhất và tròn trịa nhất đó là con kỳ hươu phải có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng (không cần sừng dài như công danh, nhưng phải có sừng) và có cánh. Người ta bảo, thỉnh kỳ hươu ở Tài môn mới linh nghiệm, do vậy, giá một con kỳ hươu ở Tài môn không hề rẻ và để vào được Tài môn “thỉnh” hướng dẫn viên phải “xin lịch” trước với ban quản lý Tài môn. Bạn muốn thử vận may của mình? Cứ thử một lần đến Tài môn “thỉnh” con vật đầy huyền thoại ấy xem sao.

Lại có truyền thuyết cho rằng, Kỳ Hươu là con út của Diêm Vương. Tuy không ỷ thần, cậy thế, nhưng cậu ta lại phải tật ăn nhiều, ăn bao nhiêu cũng được và, chỉ thích ăn... tiền (ăn thật, ăn vô bụng luôn chứ không phải tham ô ăn hối lộ như các quan tham đâu nhá). Ăn xong lại phóng uế tùm lum. Có một lần Diêm Vương được Ngọc Hoàng gọi về "họp". Nghe vậy, Kỳ Hươu xin đi theo. Biết chỗ nhược của con, Diêm Vương đồng ý với điều kiện lên trên ấy ăn xong phải tìm chỗ... ị đàng hoàng.

Đã hứa, nhưng trước cảnh tiền rừng, bạc biển của thiên đường, Kỳ Hươu mải mê ăn, quên tất cả. Đến mức ngay giữa sân chầu mà anh chàng cũng... tới luôn. Biết chuyện, Ngọc Hoàng giận lắm, nhưng nhìn nét mặt thông minh của cậu út, nhất là xét công trạng của Diêm Vương, thay vì tống xuống 9 tầng âm phủ làm dòi bọ; ngài đã tha, vẫn tiếp tục cho ăn như thường, ăn bao nhiêu cũng được, nhưng lại không được... ị. Chất thải của cơ thể chỉ bài tiết một phần rất nhỏ qua da. Nói nôm na, "vào" thì vô tư, nhưng "ra" thì hạn chế đến mức thấp nhất. Có lẽ vì thế, Kỳ Hươu còn được gọi là Bì Hươu

Tỳ hưu có cánh ( thuộc danh mục Con vật linh thiêng)

Posted Image

Truyền thuyết về Kỳ Hươu - Tản mạn Phong thủy, Lịch sử

Ở Trung Quốc , người ta rất quan trọng phong thủy, có thể thấy ở bất kì công trình xây dựng này. Trung Quốc có 3 linh vật rất được sùng bái, có tác dụng đem lại tài vật , bảo vệ gia trạch , trấn trạch cho những nơi nào phong thủy không tốt, hóa giải mọi điều bất lợi.

Đó là 3 linh thú : Sư tử, Kỳ Lân, Kỳ Hươu. Đến đây mọi người thấy rằng đã nhìn thấy rất nhiều tượng đôi sư tử đá tại nhiều công trinh của Trung Quốc từ cổ chí kim đúng không

Sư tử đá thì ai cũng biết và nhìn thấy rồi nên không bàn đến. Còn Kỳ Lân thì tượng trưng cho người quân tử, vì vậy hợp với giới quan chức, làm chính trị.

Xin nói nhiều đến Kỳ Hươu : Là linh thú thứ 3, đây là 1 con vật trong truyền thuyết ( ở VN gọi là Tỳ Hưu hoặc Thiên Lộc ), con thú này chỉ ăn tiền, vàng bạc châu báu, nhưng lại không có hậu môn nên chỉ kiếm tiền và tích lũy, không hề thải ra, vì vậy nên cực kì hợp với người làm kinh doanh, buôn bán, và nó rất hung dữ nên dùng để trấn trạch trừ tà . Nếu đến Bắc Kinh, mọi người nên đến tham quan Ngân hàng Trung Quốc, ở đây là một ví dụ về phong thủy, trấn trạch và đặt kỳ hươu.

Ở Lầu Đức Thắng Môn ( lầu phong thủy ) Bắc Kinh có đặt một con Kỳ Hươu bằng đá trắng, có niên thọ gần 600 năm rồi, trong lịch sử, mỗi lần hoàng đế Mãn Thanh duyệt binh ra trận đều ở đến thỉnh kỳ hươu bảo hộ ( cờ xuất trận của Hoàng đế Mãn Thanh có thêu hình Kỳ Hươu ở đuôi cờ. trong lịch sử 600 năm của Kỳ hươu tại lầu Đức Thắng môn, có 2 sự kiện lớn : vua Sùng Chinh mất nhà Minh về tay nhà Thanh do bị gián điệp của Mãn Châu lừa xoay ngược lại hướng của Kỳ Hươu. Năm 1989 trong quá trình trùng tu lầu Đức Thắng, do sơ ý nên công nhân đã làm đổ con Kỳ Hươu này và bị mẻ 1 miếng lớn ở cánh, và năm 89 đã xảy ra 1 biến cố chính trị rúng động toàn nước Trung Hoa, đó là biến cố Thiên An Môn.

Kỳ Hươu có 1 đặc điểm, đó là luôn luôn hướng ra cửa, đuôi hướng vào trong thì mới chiêu tài, trấn trạch được, còn ngược lại sẽ đem tai họa đến nhà. Các cassino tại macao và 1 số cassino trên thế giới đều đến thỉnh kì hươu đem về trấn , có lẽ vì thế nên có ai đem được tiền từ đấy về đâu. 1 Khách sạn lớn tại Sài Gòn đã thỉnh 1 đôi Kỳ Hươu lớn về đặt tại KS trị giá > 3 tỷ đồng, và luôn thuê 2 vệ sỹ để bảo vệ không cho ai được sờ vào, vì nếu ai sờ vào Kỳ Hươu của bạn, có nghĩa là người ta sẽ đem mất lộc của bạn do Kỳ Hươu đam lại đi mất.

Kỳ Hươu luôn phải chế tác bằng vật liệu quý như ngọc, vàng. Nếu chế tạo bằng vật liệu rẻ tiền thì sẽ phản tác dung. sau khi chế tác xong, người ta phải đưa Kỳ Hươu vào lầu phong thủy đặt tối thiểu 5 năm để tích tụ tinh hoa của trời đất, đủ hạn kỳ thì mới có thể làm lễ khai quang điểm nhãn cho nó, sau đó chúng ta mới có thể thỉnh về được, còn không thì cũng chỉ là 1 vật lưu niêm thông thường. Sau khi tích tụ đủ linh khí, con kỳ Hươu sẽ được khắc chữ " Vân " vào dưới bụng.

Nhờ cơ duyên, em đã thỉnh được 1 đôi kỳ Hươu, 1 con bằng bạch ngọc em để ở nhà để trấn trạch ( nhà em cũng phạm phong thủy- mệnh hợp Đông tứ trạch mà nhà em lại hướng Tây tứ trạch ), 1 con bằng bích ngọc em đặt tại phòng làm việc công ty, nói thật các bác tin không, từ hôm em thỉnh về đặt tại Cty & nhà riêng, em thấy mọi công việc đều tốt lên rất nhiều.

Em up hình con Kỳ Hươu bằng bích ngọc lên cho mọi người xem nhé.

Nếu ai không tin về lĩnh vực này thì hãy coi như đọc một mẩu chuyện mà thôi, còn ai muốn tìm hiểu, em sẽ rất vui được chia sẻ ạ

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Mỗi nơi đặt tên nó 1 khác, theo khẩu âm ở địa phương. Ngày xưa thời còn chế độ phong kiến, con Kỳ hươu đặc biệt được yêu chuộng vào thời Minh và Thanh. Nó là con vật biểu tượng cho giai cấp vua quan. Nếu dân thường mà thỉnh Kỳ hươu thì sẽ phạm vào tội diệt tộc. Các triều đại nhà Thanh, vì cấm dân chúng sử dụng kỳ hươu để trấn trạch, sợ ảnh hưởng đến long mạch đế vương của mình nên đã đổi tên là Thao Thiết ( đấy là em phiên âm ra tiếng Việt chứ chữ Hán của em 1 chữ không cần bẻ đôi em cũng ứ biết nó là chữ gì :rolleyes: ) Và như thế sau một vài trăm năm, dân chúng đã quên đi con Kỳ hươu này, vì vậy vào những triều đại cuối cùng của nhà Thanh, kỳ hươu chỉ xuất hiện trong Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, và trong phủ của Hòa Thân ( Cúng Vương Phủ ) mà thôi. Còn trong dân gian chỉ còn lại các hình ảnh sư tử đá và kỳ lân mà thôi. Có lẽ vào triều đại Mãn Thanh, hình tượng Kỳ Hươu chỉ đứng sau hình tượng Rồng của hoàng đế mà thôi. Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh ( hồi đó còn là Mãn Châu - tộc Nữ Chân dòng Đại Kim ) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Kỳ Hươu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Kỳ Hươu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.

Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Kỳ hươu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Kỳ Hươu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến , và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành ( cũng là 1 anh hùng áo vải ), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng kỳ hươu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ ( 8 đạo quân thân vương ) đều có thêu hiệu kỳ hươu , bởi vì Kỳ hươu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc ( ước gì các "bô lão " VN có kỳ hươu nhỉ - hihi ) Rất tiếc là con kỳ hươu 600 năm đó không thể chụp ảnh -

Sau khi Hòa Thân chết đi, phủ Hòa Thân được Từ Hi thái hậu tặng cho Cúng Thân vương ( thưởng cho lòng trung thành của ông này trong cuộc dẹp biến cố chính trị ). Sau khi phát hiện ra kho tàng trong 1 hòn giả sơn trong Cúng vương phủ này, Từ hy đã khai quật và phát hiện ra 1 kho tàng bảo vật lớn hơn cả quốc khố của Hòa Thân, trong đó có 1 đôi Kỳ Hươu trấn giữ, từ đấy đôi Kỳ Hươu này lọt vào tay Từ Hy. Các bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao Kỳ hươu trấn giữ mà Hòa Thân sau này vẫn bị xử tội chết - như vậy thì linh nghiệm ở đâu. Xin thưa với tội lớn tày trời, tham ô tài sản lớn hơn cả quốc khố, vậy mà cuối đời sau khi Càn Long băng hà mới bị xử tội chết 1 mình, gia tộc vẫn bình an, thử hổi có phải là phúc trạch lớn đến nhường nào. Với thời bấy giờ, tội này phải diệt tộc rồi, âu cũng là có phước trong họa vậy.

Lan man sang sử Tàu nhiều quá, có bác nào thích nói chuyện về sử Ta không vậy, 1 lịch sử cũng oai hùng lắm, kể từ thời Lĩnh Nam Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Có người Trung Quốc hỏi em : Trụ đồng Mã Viện đặt tại đâu và để làm gì ( vì trong sử Trung Quôc đoạn sử này cũng mơ hồ lắm ) có bác nào trả lời giúp em với.

Hê hê bác có biết VN ta là đất địa linh nhân kiệt không, văn hóa VN có thua TQ bao giờ đâu. lịch sử VN ta oai Hùng lắm đấy, kỳ hươu thấm vào đâu. Thời An Dương Vương có ngài Lý Thân, là người được cử sang Tàu, giúp Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành, ngài là lưỡng quốc đại tướng quân giúp Tần Thủy Hoàng dẹp tan quân Hung Nô, về sau ngài về nước và mất, TTH phải cho người dựng tượng ngài bằng đồng, đặt lên VLTT, quân Hung Nô tưởng ngài còn sống, không dám xâm phạm Trung Nguyên. Thời Hai Bà Trưng lại càng oai hùng, khởi nghĩa đánh chiếm lại >60 thành trì, xưng là Trưng Vương, lãnh thổ VN kéo dài đến tận Hồ Động Đình ( nơi quốc tổ Lạc Long làm đám cưới với Quốc mẫu Âu Cơ ). Về sau vua Hán Quang Vũ cử Mã Viện ( là tướng tài bậc nhất thời đấy ) đánh dẹp, mà Mã Viện phải dùng đến tận thủ đoạn hạ lưu , cho quân lính cởi truồng đối trận với lực lượng nữ binh của hai Bà nên mới thắng lợi được, và dựng lên trụ đồng Mã Viện, khắc 5 chữ lên đó " Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ", 1 hình thức trấn yểm để nước Nam không còn sản sinh nữ hào kiệt được nữa ( trụ đồng tượng trưng cho sinh thực khí đàn ông, lại cắm lên huyệt âm tượng đàn bà, hòng trấn yểm - ngày nay trụ đồng Mã Viện đặt ở đâu vẫn là điều nghi vấn cho những người yêu thích sử học. Thời Anh hùng Tiêu Sơn nhà Lý, đã từng xua quân đánh tan kho lương thảo của quân Nam Tống tích trữ trong 10 năm, đập tan chiến lược trữ lương chiếm nước ta của tể tướng Tống Vương An Thạch. Đến đời Trần, thái Sư Trần Thủ Độ, trong cuộc kháng Nguyên thứ nhất, đã đập tan sự kiêu hùng của đoàn Lôi Kỵ Mông Cổ ( trong lịch sử lần đầu tiên Lôi Kỵ Mông Cổ không còn đất dụng võ là tại VN ) và thời An Dương Vương , Cao Cảnh Hầu Cao Lỗ đã phát minh ra Nỏ thần ( liên châu tiễn ), và đời nhà Trần, hậu duệ của ngài đã phát minh ra Lôi Tiễn ( tiền đề cho tên lửa thời nay ), mà về sau, nhà Nguyên đã học hỏi và trang bị cho đoàn Lôi Kỵ vô địch của mình - từ đó Lôi Kỵ Mông Cổ lại càng đáng sợ hơn, vậy mà cuộc xâm lăng lần 2, lần 3 vẫn bị Tiết chế Quốc Công Hưng Đạo Vương đập tan, thử hỏi có oai hùng không bác. Thoát Hoan vì muốn thoát chết, thoát khỏi lôi tiễn, phải chui vào ống đồng chạy trốn. Đời Lê, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đập tan đoàn quân hùng mạnh của nhà Minh, sau khi chiến thắng đã thả toàn bộ tù binh về nước, thử hỏi trong lịch sử các nước khác có nước nào làm nổi điều này không. lại nói Quang Trung đại đế, ngài là người duy nhất trong lịch sử dám cử sứ sang TQ gặp vua Càn Long & đưa ra 2 điều kiên : 1. Đòi cưới công chúa con Càn Long. 2. Đòi lại cố thổ VN bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây. Lần cử sứ sang TQ này thực ra là 1 cử chỉ gây hấn của ngài, để có cớ đem quân lên Phương Bắc tranh hùng. Trong lúc sứ đoàn đang tại TQ thì ngài băng hà, thật đáng tiếc làm sao. Người thời đấy vẫn thường nói rằng nếu Quang Trung sống thọ thêm 10 năm nữa, e rằng nước Nam ta sẽ có người làm vua xứ Bắc, tiếc thay. Cuộc đời binh nghiệp của ngài nổi tiếng với 2 chiến dịch Rạch gam - Sài mut ( không biết viết đúng chưa ) đập tan viện binh Xiêm La do Gia Long dẫn về, và cuộc hành binh thần tốc tiêu diệt 30 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống dẫn về.

Lý Công Uẩn vốn là nhà sư trên núi Tiêu Sơn, vì vậy nên ngoại sử gọi là triều đại Tiêu Sơn, cũng như nhà Trần gọi là Đông A, vì triết tự theo chữ Hán thì Đông A ghép lại là chữ Trần, triều đại Lĩnh Nam là thời Hai Bà Trưng. Cũng như vậy, nhà Đại Minh do Chu Nguyên Chương sáng lập, họ Chu này vốn là 1 giáo đồ của Minh Giáo Ba Tư, sau cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, để ghi nhớ công ơn Minh Giáo và giáo chúng, họ Chu đã lấy quốc hiệu lạ Đại Minh. Điều này là lịch sử ghi nhận chứ không phải do em đọc Cô Gái Đồ Long của Kim Dung đâu nha. Còn về quốc hiệu của Đại Thanh, theo 1 anh TQ nói lại : sau khi Mông Cổ thôn tính xong Đại Kim quốc, có 1 bộ phận người Kim trốn thoát được , từ đó sản sinh ra bộ tộc Nữ Chân. Đến thời Minh mạt, bộ tộc này dã tâm thôn tính Trung thổ, nên đã nguyên cứu rất kỹ về văn hóa, binh lực, phong thủy Trung Quốc. Nhờ đó họ giỏi về văn hóa Trung Quốc lắm. Đại Minh vốn thoát thai Minh Giáo, theo ngũ hành thì là Hỏa ( Thánh hỏa lệnh Cô gái Đồ Long đó ) , còn Nữ Chân thì thoát thai từ Đại Kim, về ngũ hành Hỏa khắc Kim, không thể thôn tính được, vì thế bộ tộc Nữ Chân mới lấy hiệu là Đại Thanh, có nghĩa là nước, Thủy khác Hỏa. Bây giờ mọi ngượi đã hiểu bất cứ điều gì, người Trung Hoa đều suy xét đến tính lợi hại, sinh khắc của nó, cho dù là cái tên. Cũng như em mệnh hỏa, mà chạy xe xanh ----> hỏng suốt, hichic

Đây là Đức Thắng Môn - Lầu Phong Thủy

Posted Image

Đôi sư tử đá và kỳ lân tại Di Hòa Viên

Posted Image

Posted Image

Đôi kỳ hươu đặt tại nhà hàng tại Bắc Kinh, luôn luôn hướng ra cổng để chiêu tài, gọi khách

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

em chào anh!

em la một thành viên mới của diễn đàn. Thực sự em rất tìm hiểu về vấn đề này, vây anh có thể cho em nick của anh để em có thể nhờ anhchỉ bảo thêm có được ko vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites