Trần Phương

Tượng Thánh Gióng

1 bài viết trong chủ đề này

Nguồn : http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/03/775086/

Xin đừng biến Thánh Gióng thành chú bé cưỡi ngựa chơi

Posted Image

Tại chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) hiện đang trưng bày ảnh mẫu tượng đài Thánh Gióng của ông Kim Xuân để lấy ý kiến nhân dân. Về vấn đề này, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của Tiến sĩ Đỗ Văn Khang. TS. Khang có đề cập tới 2 vấn đề, đó là linh huyệt và mẫu tượng. Ở đây, chúng tôi xin không đề cập tới vấn đề linh huyệt mà chỉ xin nêu những ý kiến về mẫu tượng.

Theo TS. Đỗ Văn Khang, mẫu tượng của ông Kim Xuân biến Thánh thành chú bé cưỡi ngựa chơi, chứng tỏ tác giả chưa đọc kỹ truyện Thánh Gióng và cũng chưa hề nghiên cứu các nguyên tắc tả Thánh, tả Chúa, tả Phật của thế giới, đó là, tất cả các vị Chúa, vị Phật, vị Thánh tuy lúc mới sinh đều là trẻ con, nhưng để thành Chúa, thành Phật, thành Thánh, các Ngài đều đã hóa thân thành người lớn cả rồi.

Posted ImageMẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân.

Bài học kinh nghiệm

TS. Khang đã đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho điều này. Chúa Giêsu do bà Maria sinh ra, nhưng khi đã trưởng thành Giêsu đến sông Gioócđăng tắm gội xong mới hiển Chúa.

Ngài Thích Ca Mâu Ni vốn là thế tử của Tịnh Phạn Vương, nước Ca Tỳ La Vệ. Khi lớn khôn, Ngài lên tu ở núi Tuyết. 6 năm sau, thấy cách tu ép xác không đúng, Ngài xuống sông Ni Liên Kiền tắm gội, rồi vào góc cây Bồ Đề ngồi 49 ngày sau mới hiển Phật.

Posted Image

Tượng David ở Quảng trường Florence. Nguồn: khampha24h.comĐa-vit chỉ là một cậu bé chăn cừu, được trao sứ mệnh giết tên tướng giặc Gôliát rất hung bạo không ai địch nổi. Đến trước tên giặc, cậu đã được Chúa cấp cho sức mạnh khổng lồ, chỉ có cái ná bằng da dê mà cậu ném được viên đá trúng trán Gô-li-at khiến hắn vỡ đầu, ngã ngựa; cậu còn kịp thời lao đến cướp gươm của hắn, giết chết hắn.

Khi dựng tượng Đa-vit, nhà điêu khắc vĩ đại Mikenlăng đã không tạc Đa-vit là trẻ con mà là một thanh niên cường tráng, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ của nhân dân thành Florence (Italia). Tượng thể hiện Đa-vit là người khổng lồ của thời Phục hưng (thế kỷ thứ XVI). Cho đến nay, đã qua 5 thế kỷ mà tượng vẫn sừng sững đứng ở Quảng trường Florence.

Thánh Gióng lúc 3 tuổi vẫn còn là trẻ con, nhưng muốn giúp dân giết giặc, ngài đã "vươn vai thành người to lớn" (xin xem tự tích Thánh Gióng trong SGK tiểu học). Đánh tan giặc, cứ thế ngài thúc ngựa sắt bay về trời.

Thánh cưỡi bàn bay?

Mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân lại biến vị anh hùng cứu nước, một vị tướng dũng mãnh đi đầu xông pha đánh giặc thành một chú bé có trái đào phất phơ bay trước gió. Chú cưỡi ngựa thường (còn gọi là ngựa trần, mắt thịt), tay trái cầm ngọn tre non đang thúc vào bụng ngựa. Như vậy, loại ngựa ăn cỏ lại đang bị đau, liệu có phi được không?

Dân gian ta có câu: "Tay chiêu đập niêu không vỡ". Thánh trong mẫu tượng cầm tre tay trái mà lại là đoạn tre non, sao có thể đánh giặc được!

Lại nữa, tượng Thánh không đủ chân, ngựa chỉ có hơn một nửa, Ngài và ngựa lại bị chìm trong một cái khung giống chiếc bàn, không rõ tác giả cách điệu cái gì?

Xem ảnh mẫu tượng ở chùa Phúc Khánh vừa qua, tôi thấy có Phật tử nói vui: "Trong truyện cổ tích hay có cảnh thảm bay, chiếu bay, cưỡi chổi bay; ngày nay, người ta còn định cho Thánh cưỡi bàn bay"!

Posted ImageTác phẩm biểu hiện Hoàng đế Napoleon. Ảnh: conmemora.com

Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, bất cứ một bức tượng đài nào, trong đó đặc biệt là tượng Thánh cũng phải thể hiện được 3 điều: quá khứ - hiện tại - tương lai.

Xét về quá khứ, ở làng Phù Đổng có anh hùng lúc ba tuổi, nghe thấy sứ giả chiêu hiền để đánh giặc, chú đã "vươn vai thành người to lớn". Ngài đã cưỡi ngựa sắt, cầm gậy sắt đánh giặc. Như vậy, trong truyền thuyết, Ngài phải là người khổng lồ mới đủ sức cầm gậy sắt, điều ngựa sắt mới đủ tài đánh giặc đến nỗi gậy sắt gẫy, sau đó, ngài dùng tay nhổ bật nhiều khóm tre đằng ngà quất tiếp vào lũ giặc. Giặc tan, Ngài mới thúc ngựa về trời. Vậy, quá khứ của ta rất vĩ đại, mà lại anh hùng, tầm vóc khổng lồ.

Còn về hiện tại và tương lai, chúng ta phải gắn kết chặt hai điều này với nhau: Hiện tại, dân tộc ta phải vươn lên với tốc độ không phải "phi mã" mà là tốc độ tên lửa vũ trụ mới đuổi kịp các nước trong khu vực. Cho nên, về mặt tinh thần, tâm linh, chúng ta phải thể hiện thật rõ trong các công trình nghệ thuật về ý nguyện siêu tốc, bứt phá vươn lên của dân tộc.

Tác phẩm nghệ thuật có vai trò rất lớn trong bồi đắp lý tưởng chính trị xã hội và thẩm mỹ. Vì thế, tượng Thánh Gióng định dựng ở Sóc Sơn là dựng cho cả nước chứ không của riêng Hà Nội. Tượng của Ngài phải oai phong, lẫm liệt, dáng vút thẳng vươn tới tầm cao mới nói được khát vọng của người Việt Nam hiện đại nên ngựa và Ngài phải lên trời ở thế thẳng đứng. Vì vậy, toàn bộ mẫu tượng của ông Kim Xuân đều không đạt.

Xét toàn cục, nếu ta chưa chọn được mẫu tượng mới, dân ta đã có tượng Thánh Gióng để ngắm ở Ngã Sáu Phù Đổng Thiên Vương TP.HCM, chúng ta không nên vội vàng đúc tượng mới. Nếu cần, ta có thể phát động các nghệ sĩ cả nước. Nếu có lập hội đồng để xét mẫu tượng, ngoài các nhà điêu khắc, nên mới nhà khoa học nắm chắc lý luận cơ bản về Nghệ thuật học đặt tượng đài trong đô thị.

  • TS. Đỗ Văn Khang

Và sau đây là ý kiến bạn đọc, từ nguồn :

http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/03/775881/

Tranh luận của bạn đọc về mẫu tượng đài Thánh GióngPosted Image -

Tranh luận xung quanh mẫu tượng đài Thánh Gióng của tác giả Kim Xuân, nhiều độc giả cho rằng, cần phải nghiên cứu cẩn trọng vì đây là hình ảnh vị Thánh của dân gian. Tượng phải thể hiện hình ảnh người thanh niên cường tráng mang tư thế oai phong của người chiến thắng và ý nguyện vươn tới tầm cao mới của dân tộc Việt Nam.

Posted ImageMẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân.

Tượng đài Thánh Gióng phải được thẩm định kỹ

Tôi tán đồng với ý kiến của Tiến sĩ Đỗ Văn Khang, chúng ta có quá nhiều tượng đài các danh nhân mà họ cứ hao hao giống nhau. Dựng tượng đài Thánh Gióng nên hết sức cẩn trọng vì đây là vị Thánh của dân gian. Le Ha, Hòa Bình, email: Bkav2006@...

Tôi hoàn toàn nhất trí với TS. Đỗ Văn Khang, nhận xét đánh giá về mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân, tôi muốn nói thêm, để hình ảnh Thánh Gióng - vị anh hùng giải phóng dân tộc đi vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, đòi hỏi Nhà nước phải thực sự quan tâm đến vấn đề này. Nhất là trong thời kỳ hội nhập với cơ chế thị trường, vấn đề này thường hay bị lãng quên hoặc bị coi nhẹ. Mong muốn rằng những vấn đề về lịch sử sẽ được đầu tư nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nguyễn Gia Lượng, Công đoàn ngành giáo dục Hà Giang, email: luong_cdgdhg@...

Tôi rất đồng tình với ý kiến của TS Đỗ Văn Khang, phải nghiên cứu tổng hợp và xây dựng tượng đài Thánh Gióng thể hiện ý chí, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam, nhất là hình tượng bỗng hoá anh hùng của Phù Đổng Thiên Vương chứ không thể là "chú Thánh Gióng" nữa đâu. Rất mong được xem xét lại. Nguyễn Hoài Nam, Trần Hưng Đạo, Đông Hà, Quảng Trị, email: nguyenhoainamsts@...

Đọc bài viết của TS. Khang, tôi rất tâm đắc. Tôi là người không am hiểu nghệ thuật nhưng tôi rất muốn những tác phẩm tầm cỡ quốc gia, khu vực phải được thẩm định kỹ. Tuyệt đối không để mắc sai lầm như tượng "Chiến sỹ Điện Biên". Nguyễn Văn Dũng, Nhân Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN, email: Dungthanhhn@...

Cám ơn TS, ông phân tích quá hay và xin bổ sung: "con ngựa Thánh Gióng cưỡi còn phun lửa". Hiện nay, các sách lịch sử nhiều khi viết về Thánh Gióng lại hay viết cộc lốc: "Gióng...", như vậy là không tôn trọng ngài vì ngài đã được phong Thánh, phải viết đầy đủ là "Thánh Gióng". Bùi Minh Tâm, email: tambm@...

Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này. Muốn làm tượng đài, ta nên phát động cuộc thi và mời hội đồng thẩm định là những nhà khoa học có sư nghiên cứu sâu sắc về tượng đài. Vũ Quốc Cường, Hải Phòng, email: Vuquoccuong2012@...

Tôi hoàn toàn đồng tình với các ý kiến của TS. Đỗ Văn Khang. Tượng Thánh Gióng phải thể hiện hình ảnh người thanh niên cường tráng mang tư thế oai phong của người chiến thắng và ý nguyện vươn tới tầm cao mới của dân tộc Việt Nam. Bức tượng của ông Kim Xuân không đạt, thậm chí còn mang tính chất mỉa mai Thánh Gióng. Cần phát động cuộc thi toàn quốc để tìm mẫu tượng đài xứng tầm của nó. Trần Thị Lệ Hằng, email: Hangle59@...

Anh hùng xuất chúng tuổi thiếu niên

Nói như TS. Khang cũng đúng, nhưng nếu khắc họa hình ảnh Thánh Gióng là một chàng thanh niên khôi vĩ thì chỉ đúng về cốt truyện, mà không nói lên được cái gọi là "anh hùng xuất chúng thiếu niên". Hơn nữa, truyện kể cũng chỉ là hư cấu. Tại sao chúng ta không được tự hào vì trong lịch sử dân tộc từng có một chú bé cầm tre đánh giặc, mà cứ phải nhất nhất là một thanh niên đánh giặc. Thanh niên đánh giặc thì có gì mà lạ, nhưng chú bé cưỡi ngựa đánh tan tác quân thù thì rất hiếm. Nếu tôi là người nước ngoài, liệu tôi có chú ý tới bức tượng chàng trai cưỡi ngựa không. Chắc chắn là không thu hút bằng hình ảnh một chú bé tóc trái đào. Đan Tâm, Hà Nội, email: amontelaut@...

Ho ten: LÊ VÂN

Dia chi: Hà nội

Email: levan47@yahoo.com.vn

Đừng theo vết phim Lý Công Uẩn

Hãy có nhiều tượng đài Thánh Gióng theo cảm nhận của nghệ sĩ ở khía cạnh"Sức mạnh Phù đổng", "Tuổi trẻ tài cao", "Giặc đến nhà trẻ thơ cũng đánh"...chứ đừng dẫm vào vết xe của Phim Lý Công Uẩn rằng chỉ chọn một phim, đầu tư thật nhiều tiền, các loạihội đồng thẩm dịnh cố vấn ra đời để rồi mãi không ra được tác phẩm, nghệ sĩ thì cãi nhau vì cái khoản đầu tư lớn quá. Sinh con đàn thì dễ nuôi chứ con độc thì...dễ hư!Giả sử chỉ tập trung vào một tượng đài thánh Gióng thì chỉ cãi nhau hoài vì ông được chọn, ông không, hôi đồng cũng người vào người không được mời, thế là cãi nhau ỏm tỏm cho mà xem.Nếu 200 tỷ đầu tư cho 10 phim , 20 phim kỷ niệm 1000 ngàn năm Thăng long chắc chắn có nhiều phim có giá trị chứ đầu tư cho 1 phim thì chưa làm đã cãi nhau và để rồi xem phim thế nào! Các tượng đài, công trình nghệ thuật kỷ niệm của ta thường đầu tư không tiếc tiền cho MỘT TÁC PHẨM dễ sinh tiêu cực lắm và cái khoản đầu tư khổng lồ sẽ giết sáng tạo của nghệ sĩ vì bao nhiêu chất xám phải lo sao có được đầu tư, "chiến đấu" với đồng nghiệp ra sao...Thánh Gióng cần được nhìn theo nhiều goc cạnh chủ đề, làm sao một tác phẩm có thể nói hết.Ngay Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng cần có nhiều tượng đài về NGƯỜI chứ làm sao có thể chỉ có một tượng đài mẫu dựng khắp mọi miền đất nước.

Tượng đài cũng là một trong những tác phẩm VHNT, khác chăng là phải đầu tư nhiều tiền bạc thôi.Trước hết, hãy nhìn nó như một tác phẩm và trên đời này làm gì có tác phẩm nào nói hết được những phẩm chất của nhân vật. Sao chỉ có một tượng Thánh Gióng để chọn lựa trong khi giả dụ thi thơ sáng tác về Thánh gióng chẳng hạn lại chỉ chọn một bài hay nhất để phổ biến thì ai cũng thấy nực cười. Nếu tôi là nhà điêu khắc, tôi có thể dựng tượng Thánh Gióng lúc ăn cơm , xung quanh là bà con đang khát vọng vào em để thể hiện chủ đề dân tộc ta luôn tin vào lớp trẻ, gửi gắm niềm tin vào thế hệ sau. còn bạn nếu là nhà điêu khắc lại thể hiện ngài ở góc độ khác như lúc là tráng sĩ nhổ búi tre quật vào kẻ thù chẳng hạn, người khác thích thể hiện Ngài cầm gậy sắt. Mỗi tác phẩm có tư tưởng chủ đề khác nhau miễn là một tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Và hãy động viên, hãy để nghệ sĩ sáng tạo. Cứ ngồi mà bàn Thánh Gióng phải thế này thế nọ trong một tác phẩm duy nhất thì chỉ làm nghèo đi hình tượng đẹp đẽ của dân tộc được lưu truyền trong dân gian mà thôi.

HTK

Email: kienht10@yahoo.com

Thêm cái "thần" của Thánh Gióng

Thánh Gióng ra trận với khí thế và sự dũng mãnh phi thường nhất. Thể hiện ý chí của một dân tộc gửi vào trong đó. Từ "cậu bé" Gióng khôi ngô tuấn tú, đến con ngựa, áo giáp, ..và đặc biệt với sức mạnh của mình trong tay gom cả bụi tre làng, bụi tre vừa được nhổ còn dính đầy rễ tre, chứ không chỉ đơn điệu một cây gậy tre yếu ớt. Tuy nhiên, tỷ lệ của bụi tre cũng được lựa chọn đảm bảo tỷ lệ hài hòa vừa có tính "tả thực" và vừa "thần hóa". Vì Thánh Gióng ra trận có cảm giác rất tự nhiên của một cậu bé nhưng mang sức mạnh của cả một dân tộc. Điều đó sẽ tăng cái "thần" của Gióng. Bụi tre được Thánh Gióng nhổ và giang rộng trên cánh tay của cậu, hoàn toàn ngẫu hứng.

Lê Xuân Chín

Dia chi: Số3/47 Kỳ đồng Hải phòng

Email: lexuanchin9@yahoo.com.vn

Tôn trọng hình tượng chân thực của "Thánh Gióng"

Thánh Gióng là một trong 4 vị thánh "Tứ bất tử " của người Việt, nên khi dựng tượng đài cần tôn trọng lịch sử. Đừng học theo các hình tượng của các nhân vật của những bộ phim chưởng mà mô phỏng hình tượng, làm xa rời tính thực tế và sự tôn nghiêm của Thánh Gióng

Phạm Văn Tạo

Dia chi: Phù Linh - Sóc Sơn - Hà Nội

Email: saokhoatrietk49@yahoo.com

: Đừng là Cậu bé Gióng hãy là Thánh Gióng!

Tôi là một người con của Sóc Sơn! Tôi cũng có bất ngờ khi nhìn bức tượng đang được lấy ý kiến! Vẫn biết mỗi nghệ sĩ có một phong cách sáng tạo và ý tưởng riêng của mình, song thiết nghĩ nếu đơn thuần Thánh Gióng chỉ là Cậu bé Gióng thì quả thật không ổn! Suy cho cùng, dù khi sứ giả đến Gióng vẫn chỉ là Cậu bé, nhưng rồi Cậu bé ấy đã vươn mình lớn dậy rồi đấy thây! Vậy, phải chăng, đó là sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc từ yếu đến lúc trưởng thành, cũng giống như quá trình trường kỳ kháng chiến, ta yếu hơn ta phải tích luỹ rồi mới lớn lên và mong "thay đổi về chất được chứ"! Vậy thì, không nên để lại hình tượng Cậu bé Gióng mà hãy trước tiên là Chàng Gióng mang trong mình sức mạnh của cả dân tộc không chịu khuất phục trước ngoại bang, mang trong mình cả sức mạnh và niềm tin chiến thắng của dân tộc! Tượng đài Thánh Gióng nằm trong một quần thể di tích đang được tôn tạo và sẽ là một điểm nhấn của cả quần thể, đừng nên để nó trở thành một điểm nhấn mang tính phản cảm! Để có được điều này thì dĩ nhiên là vai trò của những người sáng tạo nghệ thuật! Còn chúng tôi dù không hiểu biết về nghệ thuật và ý tưởng sáng tạo nhưng thiết nghĩ nhân dân mới là những nhà thẩm định có đầy đủ tư cách nhất!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay