Mục Đồng

Một Tài Liệu Chữ Việt Cổ Không Rõ Tựa Đề

1 bài viết trong chủ đề này

Đây có là một phần tài liệu tìm được ở Trung Tâm, phần tài liệu này được Sư Phụ Thiên Sứ tìm được trong một dịp tình cờ, nay đánh máy lại phổ biến lên cho các bậc học giả, nghiên cứu và cho ý kiến, nếu có bậc học giả nào có được bản hoàn chỉnh và muốn công bố cho mọi người biết xin liên hệ với TT NC Lý Học Đông Phương.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Posted Image

THUYẾT MINH



1.CHỮ KHOA-ĐẨU TỪ THỜI HỒNG-BÀNG:

Kể từ đời Hồng-Bàng (-2879 trước Công-nguyên), đã có chữ khoa-đẩu. Sách Kim Cổ Kì Quan có kể chuyện rằng vào thời vua Đường Minh-Hoàng (713-756) có man-sứ dâng sớ bằng chữ khoa-đẩu, thứ chữ này có hình dạng như con nòng-nọc ( khoa đẩu=con nòng-nọc). Bấy giờ, trăm quan đại-thần không ai đọc được, chỉ có Lí Bạch là đọc được tờ sớ của man-sứ, bởi vì mẹ Lí Bạch là người Tây-vực (bấy giờ thường được gọi là man-bà).

Từ năm 1599 ( Lê Thế-Tông),Quang-Hưng (năm 22), Trịnh Tùng thế-tập tước vương, lấy tước là An-Bình Vương.Tùng bí mật dùng riêng chữ khoa-đẩu để chép gia-phả và các tài-liệu giữ kín trong nội-phủ. Từ khi Trịnh Sâm và Trịnh Cán mất năm 1782, Trịnh Khải tự sát 1786, Trịnh Bồng bỏ chạy trốn mất biệt, không còn tung-tích gì nữa, thì coi như nhà Trịnh mất hẳn. Hiện nay, có người họ Trịnh còn giữ lại được gia-phả của Trịnh-phủ, mà lại nói rằng gốc từ bà Chúa Chè. Như vậy có thể là hậu-duệ của Trịnh Bồng còn giữ được gia-phả họ Trịnh, bởi vì Trịnh Sâm ắt phải dặn Tuyên-Phi (Đặng Thị Huệ) nhận Bồng làm con nuôi, đề phòng trường-hợp Cán không sống lâu. Do đó hậu-duệ của Trịnh-Bồng ắt phải thờ bà Chúa Chè coi như tổ-mẫu.

Chữ khoa-đẩu phát-xuất từ thời Hồng-Bàng,trước cả đời Nghiêu Thuấn và chữ khoa-đẩu Trịnh-gia đều thuộc loại chữ phiên-âm và đều có đuôi nòng-nọc như nhau, mà chúng tôi sẽ mặc-ước gọi là:

CHỮ KHOA-ĐẨU HỒNG-BÀNG (kí-hiệuKD-HB)

Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh Posted Image viết bằng chữ KD-HBlà: Posted Image



2.CHỮ NÔM TỪ THỜI LÝ-TRẦN:

Chữ nôm là một thứ chữ quốc-ngữ, gồm có một số hán-tự đọc theo quốc- âm và một số chữ biến-chế từ chữ Hán để đọc các thổ-âm.

Thí-dụ: Câu “Phong-Trần mài một lưỡi gươm

Những phường giá áo túi cơm sá gì”.

Viếttheo chữ nôm như sau đây:

Posted Image

___ ___ mài ___ lưỡi gươm

Posted Image

Những ___ ___ áo túi cơm sá gì

Trong câu đó, các chữ không phiên-âm là chữ Hán, các chữ có phiên-âm là chữ nôm.

Muốn sử-dụng được chữ nôm thì cũng phải tinh-thông chữ Hán.

Từ thế kỉ 12, chúng ta đã biết dùng chữ nôm, sau đây là những niên-kỉ sớm nhứt:

Năm 1209, niên-hiệu thứ 5 đời vua Lý Cao-Tông dựng bia Báo-ân khắc bằng chữ nôm (Yên Lãng, Vĩnh Phú).

Năm 1282, niên-hiệu Thiệu-bảo thứ 4,đời vua Trần Nhân-Tông, Hàn Thuyên làm văn-tế đuổi cá sấu. Sử chép: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú quốc-ngữ, trong Phi-sa tập có nhiều thơ quốc-âm vân vân . ..

Chữ nôm cùng với chữ Hán suy-tàn dần dần từ khi bãi-bỏ khoa-cử bằng chữ Hán, tức là sau khóa thi hội cuối cùng ( Kỉ Mùi 1919).

3.CHỮ ĐẮC LỘ VÀ VẦN ĐẮC LỘ:

Khi giáo-sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Hội-An vào tháng 12 năm 1624 thì kể từ 1625 một thứ chữ quốc-ngữ mới xuất hiện, dần dần hình-thành do việc truyền-giáo. Chữ quốc-ngữ này được xây-dựng từ những phần-tử của bốn thứ chữ Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào. Chúng ta sẽ mặc-ước gọi thứ chữ ấy là:

CHỮ ĐẮC LỘ (ký hiệu DR)

Đồng thời, giáo-sĩ Đắc Lộ cũng dùng một cách ráp vần riêng mà chúng ta sẽ là:

CÁCH RÁP VẦN ĐẮC LỘ (kí-hiệu RV-DR)

Chữ Đắc Lộ tuy được khai-sáng từ năm1625, nhưng thực ra chỉ được thịnh-hành từ năm 1921 (Tân Dậu) bởi vì năm Khải-Định thứ 6, mới bắt đầu qui-định chương-trình mới cho Quốc-tử-giám bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ quốc-ngữ và chữ Pháp.

4.BẰNG-CÔNG DỰ-TRÙ ĐẶT RA CHỮ MỚI:

Năm Bính-Ngọ (1786), vua Lê Hiển-Tông (niên hiệu Cảnh-Hưng 47) mời Hữu Chỉnh ra Thăng-Long để giúp vua Lê.

Bấy giờ chúa Trịnh đã dùng chữ khoa-đẩu trong vương-phủ từ hai thế-kỷ trước (-187 năm từ năm Trịnh Tùng đượcban tước An-Bình Vương).

Bằng-công bèn luận về chữ khoa-đẩu:Chữ khoa-đẩu vốn là chữ của nước ta từ thời Hồng-Bàng. Vần khoa-đẩu vốn rất hợp-lí và thích-hợp với truyền thống ngàn xưa. Tuy-nhiên biểu tượng chữ khoa-đẩu không được toàn- thiện, hình khoa-đẩu là hình con nòng-nọc cụp đuôi xuống là biểu-tượng hèn-hạ cam phận cố-thủ trong một nước nhược-tiểu. Bởi thế chữ khoa-đẩu không thể dùng làm thư-pháp cho một bậc bá-vương. Vậy ta truyền cho các bồi-thần và con cháu đời sau chớ nên dùng chữ khoa-đẩu để tránh vết xe cũ đưa tới nô-lệ và diệt-vong.

Vào thời đó (cuối đời Cảnh-Hưng) thì chữ Đắc Lộ đã được biết trên 160 năm từ đời Lê Thần-Tông (niên-hiệu Vĩnh-Tộ thứ7).

Bằng-công bèn luận về chữ Đắc-Lộ:Chữ Đắc Lộ là những chữ cũ sẵn có, lấy từ các nước văn-hóa suy tàn (Hi-La-Tây Ban-Bồ Đào . . . ). Giáo-sĩ Đắc Lộ chưa từng thiết-trí các chữ ấy bao giờ. Thêm nữa, chữ Đắc Lộ có những khiếm khuyết quá nhiều và vần mà giáo-sĩ đà dùng nhiều khi không được hợp-lí, và không phù-hợp với vần truyền-thống tự ngàn xưa. Bởi thế, chữ Đắc-Lộ cũng không thể dùng cho một sự-nghiệp lâu dài. Vậy ta truyền cho các bồi-thân và con cháu đời sau không nên dùng chữ Đắc Lộ, để tránh vết xe củ đưa tới suy-vong.

Bằng-công bèn luận giềng mối cho thứ chữ ngày sau:

Muốn thiết-trí một thứ chữ mới dùng để làm cơ sở cho một quốc-gia giàu mạnh thì trước hết bộ chữ phải có biểu-tượng cát-tường, âm dương ngũ-hành phải đầy đủ, không được khuyết-phạp, hình-thế thăng-bằng và hòa-hợp,đường nét cương-kiện và súc-tích.

Hành kim, càng mạnh và càng nhiều thì nước càng giàu, nhưng đừng để cho các đường nét cắt phá nhau.

Hành mộc càng sung-túc phồn-vinh thì nhân-lực càng mạnh ,việckiến-thiết càng dễ-dàng.

Hành thủy đừng cho phân-tán, mà cần qui-tụ và được chế-ngự thì việc kinh-doanh càng phát-triển.

Hành hỏa càng mạnh thì học-thuật càng rộng, văn-minh càng cao.

Hành thổ càng vượng thì lòng người càng trung-hậu và tín-thực, biết giữ-gìn căn-bản.

Nếu nhà Lê còn cơ-hội hưng-phấn thì ta nhất định đặt ra chữ mới để tương-lai nước nhà được vinh-quang sán-lạn,không còn lệ-thuộc các nước lớn, ắt gần đây bước lên hang bá-chủ.

5.CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG:

Bởi vì chữ khoa-đẩu Hồng-Bàng, còn được gọi là hoành-đẩu, xem không được đẹp lắm nên Bằng-công đặt ra thứ chữ phi-đẩu, viết từ dưới lên trên, đơn-giản hơn và đẹp hơn, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là

CHỮ PHI-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệu PD-CB)

Thí-du, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết bằng chữ PD-CB tức là cột đứng ở bên mặt trên đây.

Posted Image


6.VẦN CÔN-BẰNG:

Trong chữ phi-đẩu Côn-Bằng, Bằng-công đã dùng một phép ráp vần khác hẳn cách ráp vần của Đắc Lộ, mà chúng ta sẽ mặc-ước gọi là:

CÁCH RÁP VẦN CÔN-BẰNG (Kí hiệu RV-CB)

Thí dụ, danh-từ sau đây:

ráp vần theo Đắc-Lộ là: LƯỠI GƯƠM

ráp vần theo Côn-Bằng là: LƯAI GƯAM

7.HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG:

Tiên-sinh Nguyễn Hữu Lâm vốn là hậu-duệ xa của tiên-tổ Bằng-công nên hiểu rành chữ phi-đẩu Côn-Bằng và quen dùng cách ráp vần Côn-Bằng. Đến năm Kỉ Mùi (1919), tiên-sinh vào được tam trường, nhưng lại không ra làm quan, bèn bỏ Hán-học, đổi qua học chữ quốc-ngữ Đắc Lộ và chữ Pháp.

Bởi vì từng chịu ảnh-hưởng Hán-học và lí-học á-đông nên tiên-sinh chú-ý chữ nghiên-cứu lại vấn-đề hình-thành của chữ Đắc Lộ. Về mặt lí-thuyết thì tiên-sinh không thừa-nhận cách ráp vần của Đắc Lộ là hoàn toàn hợp-lí, mà cũng không thừa-nhận phần lớn các chữ Đắc Lộ đã mang quá nhiều khiếm- khuyết. Do đó tiên-sinh đã dùng lí-học, và nói rõ hơn đã dùng Chu-dịch, Thái-huyền và chỉ-số Lưu-Cơ để thiết-trí một chữ quốc-ngữ mới mà tiên-sinh gọi là

CHỮ HOÀNH-ĐẨU CÔN-BẰNG (kí hiệuHD-CB)

Thí-dụ, tước-hiệu Bằng-Lĩnh viết chữ Hoành-đẩu Côn-Bằng như sau:
Posted Image



8.HỌC-THUYẾT BIỂU-TƯỢNG (PHENOMENOLOGY) CỦA HUSSERL:

Từ khi tiếp-thu những khái-niệm sơ-đẳng về hoc-thuyết biểu-tượng (phenomenology) của triết-gia Đức Edmond Husserl (1859-1938), chúng tôi càng tin-tưởng vào chủ-trương của tiên-sinh Hữu Lâm cho rằng biểu-tượng, hơn là bản-chất, đã chi-phối mọi thành-bại trên đời. Nói rõ hơn, ngũ-quan và trực-giác có thể giúp chúng ta tiên-liệu được tương-lai. Nhiều khi sự-viêc thực là mỉa-mai và chua-chát khi phải thừa-nhận rằngchỉ cần ngửi một chương-trình hay kế-hoạch, cũng đủ biết kết-cuộc sẽ ra sao!

Bây giờ nếu chúng ta hạn-chế vấn-đề mà chỉ xét riêng chữ quốc-ngữ thì những chữ cái đang sử-dụng cho tên họ một cá-nhân, bảng hiệu một cửa hàng, thương-hiệu một công-ty, quốc-danh của một nước, v.v… có thể giúp chúng ta dự-kiến về tương-lai của cá-nhân hay tập-thể liên-hệ.

Có gì đau-đớn cho bằng khi chúng ta thấy tên họ hay bảng hiệu của một người thân mà lại phạm vào một chữ cái có khuyết-điểm lớn lao, cho nên hậu-vận của người ấy không thể thăng-tấn thêm mãi.

9.LÍ-DO TẠI VÌ SAO NGƯỜI VIẾT BÀI THUYẾT-MINH NÀY KHÔNG NÓI RÕ HẾT NGỌN-NGÀNH GỐC RỄ:

Khi Bằng-công luận về chữ Đắc Lộ (đã được sử-dụng 160 năm về trước) ngài không nói rõ là những chữ nào có những khuyết-điểm nào, đó là vì ngài cảm thấy bất-tiện không nói ra được, sợ rằng xúc-phạm tới cá-nhân nào đó hay tập-thể nào đó.

Đằng khác, khi luận về ngũ-hành, Bằng-công không nói rõ là chữ nào thuộc về hành nào, đó là vì ngài không dám bộc-lộ tất cả chân-lí, nếu bộc-lộ hết như thế tức là “vạch áo cho người xem lưng”. Ngài chỉ luận khái-quát về ngũ-hành để cho người dựng nước ngày sau biết cách thiết-trí chữ mới.

Bây giờ khi xét những tiếng đồng-âm giữa chữ Côn-Bằng và chữ Đắc-Lộ, thì tiên-sinh N.H. Lâm có những khuynh hướng như sau:

- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phân-tán bằng một chữ Côn-Bằng có tánh qui tụ;

- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh luân-lưu vô-định bằng một chữ Côn-Bằng có tánh trung-kiên, bền-vững;

- Thay một chữ Đắc Lộ có ngũ hành vô-ích bằng một chữ Côn-Bằng có ngũ-hành hữu-dụng;

- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh nhu-nhược hơn bằng một chữ Côn-Bằng có tánh hùng-cường hơn;

- Thay một chữ Đắc Lộ có tánh phá-hoại bằng một chữ Côn-Bằng có tánh xây-dựng

- Thay một chữ Đắc Lộ bất lợi thành một chữ Côn-Bằng ích lợi, vân vân …

10.CHỮ O CÓ CHƯNG VUÔNG:

Từ ngày Bằng-công thua trận tại Thanh-quyết, chịu khổ-hình bốn ngựa phanh thây tại Thăng-Long (Đinh Mùi 1787),Bái đình hầu Nguyễn Hữu Du chết trận, vì chánh-nghĩa nhà Lê;

Từ ngày bà Hoàng-phi nhịn ăn để chết theo chồng khi quan-tài vua Lê Chiêu-Thống được đưa về nước;

Từ ngày giáo-thụ Cao Bá Quát bị hành-quyết vì khởi-nghĩa theo Lê Duy Cự.

Từ ngày các vong-thần nhà Lê đều tuẫn-tiết,thì các trung-thần, nghĩa-sĩ theo nhà Lê không còn được ai nhắc-nhở tới nữa.

Từ khi văn-sĩ Yukio Mishima không nhận giải văn-học Nobel 1967, nhường vinh-dự đó cho văn-sĩ Yasunari Kawabata, rồi đến cuối năm 1970 tự mổ bụng tự sát theo nghi-lễ truyền-thống võ-sĩ-đạo, để phản đối tinh-thần hiếu-lợi cực-đoan của người Nhật-bổn ngày nay, bỏ quên mất tinh-thần trượng nghĩa khinh-tài thuở xưa, đến nỗi mọi việc trên đời biến thành thương-mãi tất cả …

Chúng ta không biết hoc giả Nguyễn Hữu Lâm có giữ vững lập trường dùng chữ O có chưng vuông của bộ chữ Côn-Bằng, chống lại nối chữ O tròn vình, có tánh thương mãi cực đoan của bộ chữ Đắc Lộ ?



NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỔ HỌC HỒNG-BÀNG


-HỒNG THỊ PHƯƠNG DANH


-LÊ XUÂN TÙNG


-LÊ XUÂN MAI


Sưu tầm và thuyết minh.



2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay