Posted 14 Tháng 7, 2012 Tìm từ nguyên ( 6 ) Học giả Nguyễn Cung Thông nêu, trong Tiếng Việt sử dụng rất nhiểu “từ Hán Việt” ví dụ như Quốc Gia, Tân Lang, Văn Hóa, Lịch Sử, Tân Giang. Tôi dựa QT Lướt, QT Tơi-Rỡi và sử dụng công cụ “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận để xem nhưng từ ấy là gốc Hán hay gốc Việt. Quốc Gia là “từ Hán Việt” ,Tân Lang (cây cau) là từ Hán Việt Chữ QUỐC 國, cách đọc: “古 惑 切 cổ hoặc thiết”, dịch là: lướt “Cổ Hoặc” = Quắc; giải thích: “邦 也 bang dã” , dịch là “bang ạ”. Tức là, như Hứa Thận hướng dẫn cách đọc và giải thích, chữ Quốc 國 thì nó đọc là: Quắc = Quốc và có nghĩa là Bang. Vậy Quốc đâu phải là Nước, Quốc chỉ mới là Bang thôi, tức còn là cấp dưới của Nước, tức là Quốc thì thuộc Nước, hay Quốc là một đơn vị hành chính của Nước. Mà từ ghép “của Nước” trong Tiếng Việt đã lướt “Của Nước” = Quốc. Thời của Hứa Thận cách nay 2000 năm trở về trước, nếu mà trong thư tịch có gặp chữ Trung Quốc 中 國 thì hai chữ đó là ghép theo kiểu Việt và chỉ có nghĩa là Trong Của Nước hay là Trong Nước [ chính lối viết tắt không còn chữ “của” này mà người ta coi Quốc đồng nghĩa Nước. Hán ngữ phát âm chữ Quốc 國 là “cúa” (chữ piyin là “guó”), còn lại bóng dáng chữ “của”, đáng lý phát âm đủ là “của nước” thì bị bỏ mất chữ “nước” vì khó phát âm, nếu người Hán phát âm chữ “nước” họ sẽ phải phát âm thành hai tiếng là “nưa khưa”, Hán không có âm vận “ước” ]. Bởi thời đó chưa có nước Trung Quốc, thời Chu chỉ có hàng trăm Quốc của nhà Chu = Chúa mà thôi. Khi nhà vua phong đất cho một công thần nào đó thì lấy họ của người đó đặt thành tên cho Bang, nên mới có hàng trăm Quốc như Trần Quốc, Trịnh Quốc, Nguyễn Quốc…đó là những Bang nhỏ của Nước, mà tước vị thì là theo thứ bậc là Công 公, Hầu 侯, Bá 伯, Tử 子, Nam 男, những tên “tước” đó là dựa theo từ “Nước” mà đặt ra cái phần thưởng từ Nước cấp cho, gọi lướt là “Từ Nước” = Tước (cũng như nhân xưng ngôi một là lướt “Từ NÔI” = Tôi, đứa con nít cũng vụt lớn lên từ cái nôi và vỗ ngực tự xưng là Tôi) , thứ bậc của “tước” là những từ gốc Việt: CÔNG 公 là Rộng (tức được đất rộng nhất), HẦU 侯 là Hai, BÁ 伯 là Ba (tiếng Triều Châu gọi Ba là “Sa”), các vùng khác diễn biến thành Sa = Sam = Xam (vùng Tày-Thái) = Tam (vùng Hải Nam), Hán ngữ lại phát âm là “xan” (pinyin “san”) vì Hán không có âm vận ngậm môi như am, âm, om…, TỬ 子 là Tư, NAM 男 là Năm, những con chữ nho được dùng chỉ bậc “tước” ở đây chỉ là tá âm, dùng những chữ nho có âm na ná để biểu đạt cái âm tiết Việt, đây là do sử đời sau viết, không phải chữ của thời nhà Chu, thời nhà Chu có lẽ còn dùng loại chữ khoa đẩu ký âm. Những chữ nho dùng để tá âm này không hề mang ý con số, như biểu ý của chúng chỉ rõ, còn nếu hiểu theo biểu ý như Hán tự thì vô lý vì những bậc “tước” là Ông 公, Hậu 侯, Bác 伯, Con 子, Trai 男. Những Bang là “Của Nước” = Quốc ấy còn gọi chung là các Chư Hầu 诸侯 (từ nguyên của Chư Hầu là Thứ Hai, tức là hạng hai so với Nước trung ương là hạng nhất). Còn Bang thì đương nhiên là do rất nhiều Bản Làng ghép lại mà thành, Bang là một từ gốc Việt, do lướt “Bản Làng” = Bang. Bản hay Làng là đơn vị hành chính như nhau, nên từ đôi Bản Làng có nghĩa là rất nhiều đơn vị cấp Thôn. Phong đất ngày xưa viết băng chữ 封Phong = Vòng = Vùng = Vuông = Văn, do lướt “Phát cho một Vòng” = Phong 封, viết bằng hai chữ Thổ ý là nhiều đất và chữ Thốn 寸 là đơn vị đo chiều dài, không hề có một biểu âm nào mà lại gọi là Phong, vậy chỉ có thể là vua chia đất “Phát cho một Vòng” = Phong 封, còn có từ Lân Phong 鄰 封 ghép theo kiểu Hán, nghĩa là Vùng Láng giềng. Đã là Phong tất phải kín như một Phong bánh khảo, nên chữ Phong 封 được nâng ý là “kín” nên mới có từ Việt Hán là Phong Bì , tức cái da để bọc kín, Hán ngữ gọi là Tín Phong, tức cái để bọc kín thư tín, còn không thể có cái khái niệm gọi là “văn hóa phong bì”, đó chỉ là do ngày nay lạm dụng từ Văn Hóa, do không hiểu gốc gác nghĩa đen của từ Văn Hóa là gì. Chữ GIA 家, cách đọc: “ 古 牙 切 cổ nha thiết”, dịch là: lướt “Cổ Nha” = Cả; giải thích: “ 居 也 cư dã”, dịch là: “cư ạ” . Tức là như Hứa Thận hướng dẫn cách đọc và giải thích, chữ Gia 家 thì nó đọc là Cả và có nghĩa là Ở. Nếu Hán ngữ lướt thì là “ Củ 古 Yá 牙” = Cả, không thể thành “Chi-a” (jia) như Hán ngữ phát âm được. Vậy chữ Gia đọc là Cả là hoàn toàn là gốc Việt, vì theo QT Tơi-Rỡi có: Ổ = Ở = Ủ = Ư 于 = Cư 居 = Quê = Cả = Nhà = Gia 家 trong cái nôi khái niệm “nơi trú ngụ của con người”, từ đôi Quê Nhà chỉ nơi con người sinh ra, từ đôi Nhà Ở là chỉ cái vật cho mình trú ngụ. Người Việt nguyên thủy hình dung cái nhà của mình cũng giống như cái vỏ của con Ốc, nên cũng còn gọi nhà ở là Ốc 屋, tiếng Quảng Đông (hệ Việt ngữ) vẫn đọc chữ Ốc 屋 này là “Ốc”; người Việt cũng hình dung cái nhà của mình giống như cái mai con Cua, nên cũng còn gọi nhà ở là Cư 居, tiếng Triều Châu (hệ Mân ngữ) đọc chữ Cư 居 này là “Kua”. Chữ Gia 家 có cái mái trên gọi là bộ Miên 宀, tức do lướt “Mái Hiên” = Miên. Hứa Thận hướng dẫn cách đọc bộ Miên 宀 là lướt “ Vũ 武Diên 延” = Viền; giải thích: “交 覆 深 屋 也 giao phủ thâm ốc dã”, dịch là “che phủ sâu nhà ạ”. Hóa ra thời Hứa Thận cách nay 2000 năm, người Việt cũng còn một từ nữa gọi cái mái nhà là cái “Vỏ Liền” = Viền, vỏ liền tức vỏ lành thì mới không dột. Còn cái “Vỏ Ủ” = Vũ 宇 là Vũ Trụ, cũng có trên là bộ Miên 宀 là cái Vỏ Liền = Viền, dưới là chữ Ủ = Ư于 , cũng là từ gốc Việt mà ra, làm gì có chuyện nó là “từ Hán Việt” được. Vỏ = Mo. Nên từ Mo Nang ( tức là cái mo cau), đã cho thấy là người Việt đã vo từ Pênang nghĩa là cây cau của tiếng Mã Lai thành một tiếng Nang để chỉ cây cau. Hán ngữ phiên âm từ Pênang là “Bin Láng”, viết bằng hai chữ nho Tân 檳 Lang 郎, nên cái từ Tân Lang này thì đúng là từ Hán Việt (do người Hán mượn chữ nho để phiên âm một từ phi Hán, tức là “Hán phiên âm bằng chữ nho Việt” thì gọi là từ Hán Việt). Từ Cau chỉ là từ ra đời sau từ Nang, do người Việt đặt ra, để chỉ cái quả của cây Nang, thứ quả ấy là thứ “Quà trao cho Nhau” = Cau, vì hễ ăn trầu là mời nhau “miếng trầu là đầu câu chuyện”, và buồng cau mớ trầu là trao nhau khi ăn hỏi. Rồi cũng dùng từ Cau, hàm ý hay ho hơn, để gọi cây Nang là cây Cau, chỉ có cái mo của nó thì vẫn còn gọi là mo nang. Từ ghép Quốc Gia là ghép ngược kiểu Hán, có nghĩa là cái nhà của nước, nên trong Tiếng Việt ghép xuôi kiểu Việt là Nhà Nước. Vậy trong Tiếng Việt từ Nhà Nước và từ Quốc Gia đồng nghĩa nhau, đều có nghĩa là “nhà của Nước”, chữ “nhà” ở cụm từ này có nghĩa là một cơ quan. Nhưng “nhà nước”, hoặc “quốc gia” và hay gọi tắt là “quốc”, đều không đồng nghĩa với “Nước”. Do trong Hán ngữ dùng từ Quốc Gia để chỉ Nước, nhiều khi nói tắt chữ Quốc Gia là Quốc, nên người VN dùng cũng hay bị lầm lẫn, và coi từ Quốc Gia như một từ Hán-Việt. Lịch Sử là “từ Hán Việt” : Chữ SỬ 史, theo Hứa Thận, đọc: lướt “ Sơ 疏 Sĩ 士 ” = Sỉ (Tiếng Hán, Tiếng Việt đều phát âm là “sử”); nghĩa: “記 事 者 也,中, 正 也 ký sự giả dã, trung, chính dã”, dịch: là kẻ ghi sự việc ạ, phải trung lập và ghi chính xác ạ. Chữ LỊCH 歷, theo Hứa Thận, đọc: lướt “ Lang Kích 郎 撃 ” = Lịch; nghĩa: “过 也 qua dã”, dịch: đã qua ạ. Theo nghĩa này thì Lịch đúng là một từ gốc Việt, đã trôi qua thì tức là như mặt trời đã lặn dịch đi rồi, mà lướt “Lặn Dịch” = Lịch. Từ ghép Lịch Sử 歷 史 là ghép ngược kiểu Hán, có nghĩa là “kẻ ghi những sự việc đã lặn dịch qua đi, nhưng phải ghi cách trung lập và chính xác”. Theo vậy, như Hứa Thận giải thích, thì nếu ghi sự việc đã qua mà ghi cách theo một chỉ đạo của ai đó thì không thể gọi là Sử được. Văn Hóa là “từ Hán Việt” : Chữ VĂN 文, theo Hứa Thận, đọc: lướt “Vô 無 Phân 分” = Vân; giải thích: “ 錯 畫 也 Thác họa dã. 象 交 文 Tượng Giao, Văn”, ý nói Văn 文 cũng như Giao 交 là sự vẽ sai (của cái hình vuông 口). Chữ Văn 文 này tiếng Triều Châu (hệ Mân ngữ) đọc là Vuông, tiếng Quảng Đông (hệ Việt ngữ) đọc là Mảnh (văn bằng tốt nghiệp thì cũng như là mảnh bằng tốt nghiệp), nghĩa là vuông chữ nho nhỏ. Chữ Văn là một từ gốc Việt. Chữ HÓA 化, theo Hứa Thận, đọc: lướt “Hô 呼 Khoa 跨” = Hóa; nghĩa: “ 教 行 也 giáo hạnh dã ”, dịch: dạy dỗ đức hạnh ạ. Từ Hóa 化 là một từ gốc Việt, như hạt muối có Hòa mới có Hóa, có Hóa mới có Hết (ở trạng thái cũ). Người Việt đã đem cái khái niệm cụ thể nhìn thấy được ấy, nâng ý lên, thành cái vô hình là nói “sự thay đổi tính tình”, như Hứa Thận giải thích “giáo hạnh ạ”. Từ ghép Văn Hóa 文 化 là từ ghép xuôi kiểu Việt, có nghĩa là “lấy chữ mà dạy cho con người trở nên đức hạnh”. Trong Tiếng Việt hay nói “trình độ văn hóa” là nói cái ý này. Tân Giang là “từ Hán Việt”: Chữ TÂN 濱, chữ này trong Thuyết Văn Giải Tự chưa có. Hán ngữ phát âm chữ Tân này là “bin”, đây là chữ giả tá, mượn âm “bin 賓” là phát âm lơ lớ chữ “Bến” của Tiếng Việt, ghép cạnh bộ thủy 氵, để chỉ cái bến tắm 濱, Hán ngữ đổi ngược lại là Tắm Bến, rồi chữ này có khi đọc là Tân ( do âm tiết “tắm”), có khi đọc là “bin” (do âm tiết “bến”). Chữ Tân 濱 này là một từ gốc Việt. Chữ GIANG 江, theo Hứa Thận, đọc: lướt “Cổ 古 Song 雙 ” = Công; nghĩa: Thủy 水. Rõ ràng là chữ Giang 江 là một từ gốc Việt, do QT Tơi-Rỡi: Krông = Dòng = Sông = Công = Kang (tiếng Triều Châu) = Giang = “Chi-ang” (Hán ngữ: jiang). Vùng Hoa Bắc đều gọi Sông là Thủy hoặc Hà, chỉ có vùng Hoa Nam mới gọi Sông là Giang. Từ Tân Giang 濱 江 là một từ gốc Việt, ghép kiểu Việt, nghĩa là Bến Sông. Tóm lại, muốn tìm từ nguyên của Hán ngữ hiện đại thì quay về “cổ Hán ngữ” mà tìm, muốn tìm từ nguyên của “cổ Hán ngữ” thì quay về Tiếng Việt mà tìm, đó là đi vào chiều sâu quá khứ của lịch sử. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2012 Đúng là Hồn Việt ghi dấu trong ngôn ngữ. Theo các nhà nghiên cứu sử nghi ngờ, thì vua Hạ Vũ lấy người con gái ở Đồ Sơn tức Đồ Sơn Thị. Mặt khác, trong tên họ người phụ nữ Việt Nam, hầu hết đều lấy chữ lót là Thị - bác có thể luận giải chữ Thị này không. Chắc chắn, câu chuyện Tấm Cám còn ẩn ý về quả Thị hay chữ lót Thị như trên. Nếu luận giải hợp lý, thỉ chắc chắn nghi ngờ chi tiết cổ sử trên là chính xác. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2012 On 7/14/2012 at 12:07, 'hoangnt' said: Đúng là Hồn Việt ghi dấu trong ngôn ngữ. Theo các nhà nghiên cứu sử nghi ngờ, thì vua Hạ Vũ lấy người con gái ở Đồ Sơn tức Đồ Sơn Thị. Mặt khác, trong tên họ người phụ nữ Việt Nam, hầu hết đều lấy chữ lót là Thị - bác có thể luận giải chữ Thị này không. Chắc chắn, câu chuyện Tấm Cám còn ẩn ý về quả Thị hay chữ lót Thị như trên. Nếu luận giải hợp lý, thỉ chắc chắn nghi ngờ chi tiết cổ sử trên là chính xác. Kính. Chữ Thị: Họ: Thị 氏, Là: Thị 是, Cậy: Thị 恃. QT Tơi-Rỡi: Chị 姐 = Chi 支 = Thị 氏 = Thư 姐 Chỉ kể từ khi có chữ nho thì thời cổ đại chữ Tính 姓 nghĩa là họ nói chung, chữ Thị 氏 chỉ là nói chi họ (điều này đúng với chế độ mẫu hệ, người con gái lớn lên lập ra gia đình riêng, Thị 氏 mới thành ra Chi 支), về sau dùng hỗn độn, Tính 姓 cũng là họ và Thị 氏 cũng là họ, nên Họ Tộc có khi gọi là Tính Tộc, có khi gọi là Thị Tộc. Nhưng chữ Thị 氏 vốn có trước, mang một ý nghĩa kính trọng nên những bậc đế vương, danh nhân, chuyên gia thường được ghép chữ Thị 氏vào, ghép theo kiểu Hán thì đứng sau, ví dụ viết Thần Nông Thị 神 农 氏 (ghép theo kiểu Việt là Thị Thần Nông, bởi chữ Thần Nông đã là vốn ghép theo kiểu Việt, nếu đã là ghép theo kiểu Hán thì là Nông Thần). Thần Nông Thị hay chính xác như Việt là Thị Thần Nông có ý là kính trọng gọi Đức Thần Nông chứ không có nghĩa là họ Thần Nông. Thị Thần Nông thì cũng như là cách gọị “Thị Mầu lên chùa” vậy thôi. Do xã hội Việt cổ đại là mẫu hệ, người đàn bà là chủ đạo trong gia đình, nên trước tên người đàn bà có chữ kính trọng là chữ Thị 氏 đứng trước tên, như Thị Mầu, Thị Nở. Vì chữ Thị 氏 này quá cổ, người ta bị Hán hóa hàng ngàn năm trên đất Hoa Nam nên bị áp đặt coi cái cổ xưa là xấu, nên lại gọi tội nhân đàn bà khi bị đưa ra xét xử là “Thị nọ, Thị kia” ; và cái Hán hóa cũng gây nên thói trọng nam kinh nữ, nên đẻ con một bề là gái thì gọi là “thị mẹt”. Vì chữ Thị 氏 lại đồng âm với chữ Thị 是 (nghĩa là Là = Dạ = Dã 也) nên trong thư tịch cũng hay lấy để dùng thay, ví dụ câu khen “Món nhậu này ngon ngon Là !” cũng sẽ gặp viết “Món … ngon ngon Dã 也”, “M … ngon ngon Thị 是” hoặc “M … ngon ngon Thị 氏”. Thực ra từ nguyên của chữ Thị 氏 là tiếng Chị (chỉ người đàn bà) mà chữ nho viết là chữ Thư 姐(QT Tơi-Rỡi thì Chị = Thị = Thư), nhưng Hán ngữ phát âm chữ Thư 姐 là “Chỉa” (jie), nên khó tìm ra từ nguyên, nếu chịu khó tôn trọng tiếng Thượng Hải thì thấy âm Thượng Hải vẫn đọc chữ Thư 姐 là “Chị”. Trong “cổ Hán ngữ” có một chữ khác thường dùng cũng đọc là Thị 恃 có nghĩa là cậy nhờ (bởi di tích mẫu hệ là nhờ cậy toàn là nhờ cậy Mẹ, tức Chị). Nhiều vùng Việt, trẻ con vẫn gọi Mẹ là Chị, đúng nghĩa với cặp đối nguyên thủy Chị/Cha = Âm/Dương. Dân nông nghiệp Cậy nhất là cậy cái Cây, do họ trồng ra để thu hoạch Quả. Trong chuyện Tấm Cám, bà lão linh cảm được cái Quả ấy có thể Cậy được nên bà không ăn mà cứ để dành trong nhà, quả ấy gọi là quả Cậy hay quả Thị. Trong văn Việt cổ vẫn có gặp từ Thị Cậy, Thị Cạnh và Cầu Cạnh. Tìm từ nguyên mà tìm đến Hán tự cổ thì mới được nửa chừng, tìm tận gốc chắc phải tìm về đến sinh thái nơi cư dân cổ sinh sống. Con Sông Ba gợi liên tưởng đến từ Ông Bà (“cổ Hán ngữ” phát âm chữ Công 公 là “Cung” và chữ Bà 婆 là “Púa”. Hán ngữ hiện đại gọi “ông”, “bà” là “Ye ye”, “Nải nai”). Thời cổ đại mẫu hệ thì Ông như là Con Sông, Bà như là Cái Bờ. Chức năng của Ông là Ông = Chồng = Chống = Chèo. Chức năng của Bà là Bà = Bờ = Ở = Nhờ ( “Con hư tại Mẹ, cháu hư tại Bà” nghĩa là không có Bà có mẹ để mà được Ở, được Nhờ thì con cháu sẽ bị hư hết). Bờ = Cơ = Có = Cố, Bờ = Bến = =Bền = Kiên. Có Bến Bờ rồi mới có Kiên Cố 堅 固, đó là cái logic có sinh thái sinh sống làm nông nghiệp rồi mới có chữ nho là cái xuất hiện sau. Cái nôi khái niệm về người đàn bà và chức năng của nó là như sau: Bà = Gia = Già =(Là=Dạ=Dã=Ạ)= Ả =(Ổ=Ấp=Ủ)= U = Bu = (Vu于) = Vợ = (Ở 于 = Nhờ = Cớ 據 = Có = Cố 固= Cậy = Dậy 教= Dựa = Dĩ 以 = Ỷ 依 = Thị 恃) = Chị 姐 =(Chứa=Chở=Che)= Mẹ =(Đẻ=Dè=E)= Em Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Cảm ơn bác Lãn Miên. Như vậy, người phụ nữ Việt với chữ lót Thị và đạo Mẫu đã mang một ý nghĩa hết sức tôn kính và có gốc từ thuyết Âm dương Ngũ hành, những từ cổ còn sót lại như Thần Nông Thị, Hạ Vũ lấy vợ Đồ Sơn Thị... đã cho ta một mối liên hệ thật cổ xưa. Rõ ràng, nền văn hóa Việt thật nhân bản, tôn trọng vai trò của người phụ nữ, nhưng không đồng nghĩa thời cổ đại với chế độ Mậu hệ vì chế độ quân vương có vua là người nam như chuyện tuyển rể nối ngôi Sơn Tinh - Thủy Tinh. Tra cứu lại cổ sử Trung Quốc, hoàn toàn không xác định được dân tộc Hán là dân tộc nào? còn Hoa Hạ thì càng rối rắm. Có thể Hán là có từ khi Hán Cao tổ Lưu Bang lên làm vua chăng. Lịch sử Trung Quốc là cuộc tranh giành quyền lực liên miên giữa các dân tộc, cho nên đặc trưng chung nhất là không rõ rệt: Hàn ,Sở, Tiệu, Ngụy, Tấn... mênh mông khói lửa. Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2012 Hán Thái Tổ Cao Hoàng Đế, nhưng thường được gọi tắt là: Hán Cao Tổ (chữ Hán chính thể: 漢高祖, latin hóa: HànGāozǔ) (256 TCN [3] – 1 tháng 6 năm 195 TCN) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông họ Lưu tên Bang (劉邦), sử quan đời Hán chép là Lưu Quý vì ông là con thứ ba trong gia đình [4]. Ông ở ngôi Hoàng Đế 8 năm (từ năm 202 TCN đến 195 TCN), nếu tính cả thời gian đầu (từ năm 206 TCN lúc ông mới xưng Vương) thì thời gian ở ngôi tổng cộng là 12 năm. Lưu Bang là một trong vài người sáng lập triều đại trong lịch sử Trung Quốc có xuất thân từ giai cấp nông dân (một ví dụ nổi bật khác là Chu Nguyên Chương, người sáng lập triều đại nhà Minh). Trong giai đoạn đầu, Lưu Bang đã được biết đến với danh hiệu "Bái công", với chữ "Bái" là đề cập đến quê hương của ông. Ông cũng được phong là "Hán vương" bởi Hạng Vũ khi Hạng Vũ chia đế chế Tần thành Mười tám nước. Lưu Bang được biết đến bởi danh hiệu này trước khi trở thành Hoàng đế của Trung Quốc . Lưu Bang được sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Phong thuộc Giang Tô. Tên cha mẹ của ông không được ghi lại trong lịch sử và chỉ được gọi là "Lưu Thái Công" (刘太公) và "Lưu Ẩu" (刘媪 [5]). Người ta nói rằng mẹ ông do mang thai với rồng mà sinh ra Lưu Bang [6]. Đế Nghiêu, người có nguồn gốc từ Hoàng Đế được tuyên bố là tổ tiên của Lưu Bang. Hầu hết các gia đình quý tộc của Trung Quốc đều tuyên bố là có nguồn gốc từ Hoàng Đế [7] Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lưu Bang có mũi cao, râu dài giống rồng và có 72 nốt ruồi trên chân trái [6]. Ông không lo nghĩ đến sản nghiệp, không câu nệ chuyện nhỏ nhặt. Tính tình tuy khá buông thả (Sử ký mô tả là “thích rượu và gái”[8]), song lại thẳng thắn, lôi cuốn, lại biết nhẫn nhục và khoan dung. Lưu Bang từng phải đi phu ở Hàm Dương và trông thấy vua Tần Thủy Hoàng. Sau đó ông làm Đình trưởng ở Tứ Thượng. Từ đó, ông quen biết và thân thiện với những người như Hạ Hầu Anh, Tiêu Hà, Tào Tham. Trong khi uống rượu với bạn bè của mình trong các quán rượu địa phương, họ thường nhận thấy hình bóng của một con rồng trên người Lưu Bang bất cứ khi nào ông say rượu [9]. Các chủ quán rượu cảm thấy Lưu Bang là một người phi thường và thường cho ông uống rượu miễn phí. Một ngày kia, một người đáng kính tên là Lã Công đến huyện Bái. Tại đây Lã Công gặp Lưu Bang – lúc đó mới làm chức đình trưởng. Cho rằng Lưu Bang sẽ làm nên nghiệp lớn, Lã Công bèn gả con gái là Lã Trĩ cho Lưu Bang. Bà sinh được 1 con gái (Lỗ Nguyên Công chúa) và 1 con trai tên là Lưu Doanh. bản đồ Trung Quốc thời chiến quốc khoảng năm 350 TCN Như vậy vùng Giang Tô, quê Hán Cao Tổ thuộc địa lý nước Việt (Câu Tiễn) Share this post Link to post Share on other sites