7654321

Danh Từ Phật Giáo

1 bài viết trong chủ đề này

1.Phật

Là chữ viết tắt của phật đà, đây là phiên âm của từ Buddha nghĩa là “người tỉnh thức”. Đây là từ người Ấn Độ khi xưa đã dùng để gọi ngài Gautama.

2.Bồ tát

Là chữ viết tắt của bồ đề tát đóa, đây là phiên âm của từ Bodhisattva

Thời ngài Gautama còn sống thì chưa xuất hiện danh từ này, đến khi phân chia hệ phái,lý thuyết bồ tát đạo xuất hiện thịnh hành mới xuất hiện danh từ "bồ tát".

sau khi lý thuyết bồ tát đạo thịnh hành trong một số tông phái đại thừa thì những người thuộc hệ phái thượng tọa bộ (Theravada) e ngại nó sẽ đe dạo đến quả vị tối thượng là alahan, vì vậy họ đã đưa danh từ này vào trong 3 tạng kinh điển và gán cho nó ý nghĩa mới là: - từ dùng để chỉ đức phật trước khi giác ngộ - nhằm gạt ra ngoài mọi ý nghĩa mà hệ phái đại thừa gán cho danh từ “bồ tát” lúc đó.

3.Tiểu thừa

Đây là danh từ gây nhầm lẫn nhất hiện nay.

Như chúng ta đã biết, ở lần kết tập kinh điển thứ 3 là đã bắt đầu phân chia phe phái, nhưng lúc đó chưa hề xuất hiện 2 danh từ "tiểu thừa" và "đại thừa". Vì vậy không nên lầm lẫn tiểu thừa với hệ phái Thượng tọa bộ (Theravada), tức phật giáo nguyên thủy ngày nay.

Khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là giai đoạn phật giáo bắt đầu phân chia hệ phái rất dữ dội, các hệ phái không thống nhất với nhau về phương pháp tu tập, tư tưởng, giáo lý.... nên xảy ra các cuộc luận chiến. Các hệ phái xuất hiện sau này đã dùng danh từ hīnayāna (tiểu thừa)- nghĩa là "cỗ xe kém cỏi đáng vất đi" để miệt thị và bài bác các hệ phái khác trái quan điểm với họ.

Ngày nay không còn tồn tại một hệ phái nào từng bị gọi là "tiểu thừa" , hội phật giáo thế giới (WFB - World Fellowship of Buddhists) đã quyết định chính thức xóa bỏ danh từ này.

4.Đại thừa

Danh từ này xuất hiện cũng trong giai đoạn khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Trong tài liệu, sách vở chúng ta bắt gặp danh từ này đầu tiên trong bộ kinh “Diệu Pháp liên hoa”. Ngày nay danh từ này được dùng để chỉ hệ thống phật giáo phát triển sau này, phật giáo đại thừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay