Thiên Đồng

Viết Chữ Đẹp Như Đánh Máy

8 bài viết trong chủ đề này

Đối với tôi, đây là một chuyện bình thường, không có gì phải sốt, phải trầm trọng. Năm tôi còn là sinh viên, hoạt động đoàn hội rất nhiệt huyết, tôi đã đứng ra tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho toàn trường đại học, tên chủ đề là "Cây Bút Vàng". Ngày đó tôi thật ngạc nhiên khi có đến không dưới 5 người viết chữ như vừa in máy ra. Trong đó có một tay bút nữ tham dự cuộc thi với cả hai thể loại chữ Latin và tượng hình, gồm các loại chữ Việt, Anh, Hàn và Trung Quốc. Tất cả các thầy giám khảo đều đồng ý cô sinh viên này xứng đáng ôm trọn giải nhất của cả hai bảng Latin và tượng hình. Nhưng cô nàng này đã từ chối tất cả giải vì lý do...cô nàng liên tục 3 năm giải nhất cuộc thi viết chữ Tàu ở trường nào đó. Chúng tôi đành xếp cô sinh viên này nhất bảng chữ Latin chừa giải cho bảng còn lại, nhưng sau đó cô nàng cũng không thèm đến nhận bằng khen và giải. Thiệt là chịu chơi!

Những bài thi đa số được viết rất đẹp. Thằng bạn tôi lanh tay, cuỗm lấy bảng chính, rồi đi phô tô cho mọi người trong ban tổ chức cuộc thi để làm kỷ niệm. Bài gốc hắn cuỗm luôn không đưa ra. Tôi tiếc đã chậm tay hơn hắn.

Dẫu sao tôi cũng còn bảng phôt tô, tôi sẽ lục lại, rồi đưa lên đây để các đọc giả thưởng lãm.

Thiên Đồng

=======================

Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy

Đặng Thuỷ Anh - lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc khiến cư dân mạng phát sốt bởi những nét chữ viết bằng tay đẹp như đánh máy.

Cư dân mạng đang truyền nhau một bài thi “vở sạch chữ đẹp" của cậu bé Đặng Thuỷ Anh, học sinh lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Với những nét thanh nét đậm, chữ đều, bài văn “Trống đồng Đông Sơn” của cậu bé khiến nhiều người trầm trồ bởi nét chữ đẹp như đánh máy. Nhiều người phải thốt lên rằng: "Con trai viết chữ đẹp quá trời, đẹp như đánh máy, không tì vết".

Posted Image

Bài thi của Thuỷ Anh đạt giải nhất cuộc thi Viết chữ đẹp cấp quốc gia năm học 2005-2006.

Với bài văn "Trống đồng Đông Sơn", Đặng Thuỷ Anh đã đạt giải nhất cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp quốc gia năm 2005 - 2006. Cùng năm đó, cậu bé cũng được giải của báo Công an Nhân dân về viết chữ đẹp. Hiện tại, Thuỷ Anh đã lớn hơn rất nhiều nhưng chữ của cậu vẫn đẹp như vậy. Thuỷ Anh đang chuẩn bị thi vào lớp 10, dự định của cậu là thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Vĩnh Phúc.

Được biết, bố mẹ của Thuỷ Anh đều là giáo viên dạy cấp 3. Ngay từ nhỏ, Thuỷ Anh đã được bố mẹ rèn luyện tính tự lập và tự giác học tập nên những trong 9 năm học, cậu bé luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là cậu bé này viết chữ đẹp thiệt, chữ rất đều, nét lên mãnh, nét xuống đậm --> rất chuẩn, tất cả các chữ trong bài viết này so sánh từng chữ tại những vị trí khác nhau thì rất giống nhau như đánh máy thật . Điều này chứng tỏ cậu bé này từ nhỏ phải rèn luyện viết chữ rất kỹ càng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối với tôi, đây là một chuyện bình thường, không có gì phải sốt, phải trầm trọng. Năm tôi còn là sinh viên, hoạt động đoàn hội rất nhiệt huyết, tôi đã đứng ra tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho toàn trường đại học, tên chủ đề là "Cây Bút Vàng". Ngày đó tôi thật ngạc nhiên khi có đến không dưới 5 người viết chữ như vừa in máy ra. Trong đó có một tay bút nữ tham dự cuộc thi với cả hai thể loại chữ Latin và tượng hình, gồm các loại chữ Việt, Anh, Hàn và Trung Quốc. Tất cả các thầy giám khảo đều đồng ý cô sinh viên này xứng đáng ôm trọn giải nhất của cả hai bảng Latin và tượng hình. Nhưng cô nàng này đã từ chối tất cả giải vì lý do...cô nàng liên tục 3 năm giải nhất cuộc thi viết chữ Tàu ở trường nào đó. Chúng tôi đành xếp cô sinh viên này nhất bảng chữ Latin chừa giải cho bảng còn lại, nhưng sau đó cô nàng cũng không thèm đến nhận bằng khen và giải. Thiệt là chịu chơi!

Những bài thi đa số được viết rất đẹp. Thằng bạn tôi lanh tay, cuỗm lấy bảng chính, rồi đi phô tô cho mọi người trong ban tổ chức cuộc thi để làm kỷ niệm. Bài gốc hắn cuỗm luôn không đưa ra. Tôi tiếc đã chậm tay hơn hắn.

Dẫu sao tôi cũng còn bảng phôt tô, tôi sẽ lục lại, rồi đưa lên đây để các đọc giả thưởng lãm.

Thiên Đồng

t

Thời của anh là sinh viên, còn bài báo là học sinh lớp 4. Thiên hạ nhiều người giỏi, việc gì phải đi so sánh chi cho mệt!

Share this post


Link to post
Share on other sites

he he

Phải công nhận là viết chữ đẹp, cực đẹp luôn,đẹp giống hệt chữ viết nhận xét của cô giáo luôn Posted Image

he he

Share this post


Link to post
Share on other sites

he he

Phải công nhận là viết chữ đẹp, cực đẹp luôn,đẹp giống hệt chữ viết nhận xét của cô giáo luôn Posted Image

he he

Cũng giống cái chữ đóng dấu của hiệu trưởng đó anh :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông lão dưới đây cũng là người viết chữ đẹp. Nhưng so độ đẹp, điêu luyện thì chú bé Đặng Thủy Anh viết đẹp hơn. Vì vậy, trong sự nhận xét thì tuổi tác, học vấn... không phải là vấn đề phải xét thêm. Chỉ xét trên phương diện cái đẹp, mỹ thuật mà thôi. Rỏ ràng là đâu phải lớn hơn, tuổi tác nhiều hơn là đẹp hơn hay có thể là làm được tất?!

Thiên Đồng

==================

Tài hoa của ông lão 'một ngón'

Nhìn nét chữ mềm mại đều tăm tắp, hay bức tranh có hồn mà ông vẽ, không ai ngờ được ông chỉ có một ngón tay trên mỗi bàn tay. Ông già tài hoa ấy là Nguyễn Tiến Thiểu ở Duy Tiên, Hà Nam.

Năm nay đã ngoài 73 tuổi, nhưng ông Thiểu (thôn Đông Lý, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vẫn không biết vì sao gia đình mình lại bị hiện tượng lạ lùng này. Từ thời bố mẹ, ông bà của ông đều bình thường. Đến đời ông, nhà có 6 người con thì ông và người em trai thứ 3 đều có “tứ chi lạ”. Mỗi bàn tay, bàn chân chỉ có một ngón.

* Bàn tay khéo léo của người đàn ông 'một ngón'

Ông Thiểu lớn lên, lấy vợ sinh con thì căn bệnh lạ ấy lại di truyền sang các thế hệ sau. 2 trong số 7 người con của ông dị tật y hệt cha, và hai người con của em trai cũng bị chứng “một ngón” tương tự.

“Khi biết gia đình tôi bị 'thiếu tứ chi', người dân quanh đây bắt đầu đồn thổi, một đồn mười, mười đồn trăm nghĩ là gia đình ấy sống không hẳn hoi nên trời phạt. Chúng tôi cũng không biết nguyên do từ đâu mà lại có dị chứng lạ này”, ông Thiểu tâm sự.

Đã nhiều lần các đoàn khoa học về gia đình ông để nghiên cứu và khẳng định đây không phải là do chất độc màu da cam vì các em gái của ông sinh con cái đều bình thường khỏe mạnh, nhưng vẫn không ai kết luận được đâu là căn nguyên của chứng “một ngón”.

Posted Image

Nét chữ của ông đến người lành lặn còn phải "ngả mũ bái phục". Ảnh: Văn Định.

Bỏ đằng sau những mặc cảm tật nguyền, ông Thiểu tự hào về hai ngón tay của mình có thể làm tất cả mọi việc từ việc cầm bút, rót nước, đạp xe, đi xe máy, tưới cây, may vá... một cách linh hoạt.

Ông luôn ý niệm câu nói của nhà văn Nguyễn Khải: “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có ranh giới, chỉ cần có sức mạnh thì sẽ vượt qua ranh giới ấy”.

Có lẽ vì thế mà niềm say mê, sự cố gắng trong học tập luôn rực cháy trong ông. Tốt nghiệp khoa Trung Văn trường Ngoại Ngữ Hà Nội, ông từng làm phiên dịch tiếng Trung một thời gian dài cho nhiều đoàn công tác. Sau đó ông giảng dạy trường Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội).

“Quãng thời gian đi dạy học, hồi đó học sinh thấy thầy bị dị tật như vậy thì cũng hơi e ngại, nhưng nhờ chút tài lẻ viết, vẽ đẹp, cộng với khoản kể chuyện, giao tiếp tốt tôi được các em học sinh và các bạn đồng nghiệp rất quý”, ông kể lại.

Một thời gian sau, ông theo học ở Học Viện Ngân Hàng, rồi chuyển về ngân hàng tỉnh công tác đến 1992 thì về hưu.

Người ta thường nói, trời không lấy không của ai cái gì bao giờ, được cái này thì mất cái nọ. Ông tự hào là người viết chữ đẹp nhất vùng. Trong một thời gian dài, không biết đã có bao nhiêu giấy khen, bằng khen ở tỉnh rồi cả huyện hầu hết do một tay ông viết. Nhưng ông vui nhất là chuyện từng tự cắt, vẽ trang trí phông đám cưới cho hơn 200 đôi bạn trẻ là bạn bè, dân làng. Bức ảnh cưới của ông với người vợ đầu tiên treo trên tường cũng do chính tay ông tự vẽ.

"Người tay chân không lành lặn như tôi mà vinh dự được trang trí, cắt phông đám cưới, góp phần xe duyên cho hạnh phúc của rất nhiều đôi bạn trẻ, tôi vui lắm. Giờ bà con nhờ viết chữ nho, chữ Hán trang trí nhà cửa, câu đối tôi đều có thể làm giúp được”, ông Thiểu cười chia sẻ.

Lúc "ngứa nghề" ông còn nhận lời đi dạy tiếng Trung cho các lớp xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Khi rảnh rỗi ông lại chăm chút cho vườn cây cảnh, mới đây có người phục tài còn đưa ông lên tận Tuyên Quang nhờ ông uốn, tạo thế cho cây.

Posted Image

Bức tranh sơn dầu do ông tự vẽ kỷ niệm đám cưới với người vợ đầu. Ảnh: Văn Định.

Các con lớn của ông giờ đã xây dựng gia đình và có công ăn việc làm ổn định, Hương - cô con gái dị tật giống ông - cũng tự trang trải kiếm sống bằng nghề may tại một xưởng may dành cho người khuyết tật trên Hà Nội. Còn Đạt (người con út, sinh năm 2000) tuy tay, chân cũng giống cha nhưng sớm bộc lộ tài năng di truyền vẽ đẹp, học giỏi.

Đến nay, khi đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng trông ông Thiểu vẫn khỏe khoắn và hoạt bát, mọi việc trong nhà ông đều có thể làm được, từ sửa xe đạp cho cậu con út đi học, cắt tỉa cây cảnh và làm thơ, là thành viên trong câu lạc bộ thơ người cao tuổi. Thậm chí ông còn biết may vá rất khéo léo từ đôi tay thiếu hụt của mình. Vì may đẹp nên rất nhiều bà con trong thôn có áo bị rách, hay thay khóa đều sang mượn ông làm rất tỉ mỉ.

Ông Nguyễn Đình Bảng, trưởng thôn Hoàng Lý cho biết: “Mặc dù ông Thiểu bị dị tật nhưng những gì ông đã làm và đang làm khiến nhiều người dân trong thôn phải thầm khâm phục. Đó không phải việc làm giản đơn mà người như ông nếu không có niềm say mê, quyết tâm khó có thể làm được”.

Văn Định

Và đây, một bằng chứng để không cần phải sốt do báo chí giựt gân, khi còn có nhiều trẻ viết được chữ đẹp như in.

Thiên Đồng

==============================

Lớp luyện chữ đẹp giữa phố cổ Hà Nội

Với khả năng viết chữ đẹp, thầy giáo trẻ Dương Thanh Tuấn ngày ngày dạy và luyện cho hơn trăm học viên đủ mọi lứa tuổi trong căn phòng nhỏ 40 m2 ở phố cổ Hà thành.

Posted Image

Sinh năm 1979, anh Dương Thanh Tuấn đã trải qua 12 năm làm công việc luyện chữ đẹp cho mọi người tại căn phòng nhỏ chỉ 40 m2 của mình tại phố Hàng Mành (Hà Nội).

Posted Image

Mỗi ngày có hơn 100 học viên, chia làm 6 ca, từ sáng tới tối. Đông nhất là các bạn trẻ, sinh viên sư phạm, giáo viên tiểu học hoặc các em nhỏ ở độ tuổi lớp 1 hoặc mẫu giáo lớn.

Posted Image

Thầy Tuấn kể, từng có một học viên 78 tuổi theo học. Để luyện tốt chữ cần dùng bút máy ngòi sắt do không bị trơn trượt, từ đó viết các nét thanh, nét đậm theo kiểu đưa nhẹ, kéo mạnh một cách chính xác, dễ tạo nên những vần chữ đẹp hơn.

Posted Image

Gia đình có truyền thống 3 đời hành nghề luyện chữ đẹp. Anh Tuấn vốn là cháu cụ Dương Khả, nổi tiếng những năm 40 về viết chữ. Người thầy thế hệ 7x này từng tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, cũng từng lên giảng đường dạy học, tuy nhiên chỉ được ít thời gian, năm 2000 anh quyết định về nhà nối dõi nghề truyền thống của gia đình. Posted Image

Bé Đào Khánh Trang (7 tuổi) dù đau một bên mắt vẫn cố gắng đến lớp luyện chữ. Với chi phí 800.000 đồng/khóa (12 buổi), có người chỉ hai buổi đã viết đẹp ngay, nhưng có người học mãi không thành công đành bỏ cuộc giữa chừng.

Posted Image

Với người lớn tuổi việc tiếp thu cách thức viết sao cho đẹp khá dễ, nhưng với trẻ em thì vất vả. Posted Image

Nhiều lần thầy Tuấn phải cầm tay các em hướng dẫn đặt từng đường bút, điểm xuất phát của từng nét chữ trên vở ô ly. Posted Image

Chị Đào Thị Nhuyễn, giáo viên tiểu học An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) lặn lội từ quê lên Hà Nội học một khóa để về luyện chữ cho học sinh. Posted Image

Thày Tuấn rèn cho học viên từng cách mở nắp bút, tư thế ngồi, vẽ mẫu từ trong vở cho đến trên bảng. Với mỗi lứa tuổi, anh có một giáo án, phương pháp truyền đạt riêng. Posted Image

Anh bảo, viết chữ đẹp là phải làm sao không đứt rời mạch, không nhấc bút giữa chừng, đảm bảo bút nghiêng đủ 15 độ so với dòng kẻ dọc Posted Image

Mỗi khi thầy viết, học trò chăm chú nhìn theo từng đường nét, nhiều người nhìn chữ mà như bị mê hoặc và trầm trồ "Ôi, đẹp quá"! Posted Image

Thành quả sau những ngày được rèn luyện của một học viên. Anh Tuấn rất khen ngợi những nét chữ này, luôn mang ra làm mẫu.

Hoàng Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát sốt với cậu bé viết chữ đẹp như đánh máy

Đặng Thuỷ Anh - lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc khiến cư dân mạng phát sốt bởi những nét chữ viết bằng tay đẹp như đánh máy.

Posted Image

Công nhận là cháu nó viết chữ đẹp, đáng tặng 10 điểm

Còn bản thân yeuphunu viết chữ thì ít người đọc được.

Có người hỏi là yeuphunu viết cái gì vậy, mà xem không được.

yeuphunu trả lời là viết như vậy mới là bí mật để cho kẻ địch (Trung quốc) xem không hiểu. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay