Thiên Sứ

Việt Sử 5000 Năm & Vấn Đề Biển Đông

57 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị.
Bài viết này tôi đã viết từ tháng 9. 2008. Một số thành viên chủ chốt của diễn đàn thời ấy đã xem bài viết này và nó chỉ lưu hành nội bộ. Đáng nhẽ ra tôi sẽ không công khai nội dung của nó lên đây. Nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông hiên nay và nội dung bài viết lúc đó cho thấy những phán đoán của tôi đã chính xác cho đến lúc này. Những diễn tiến tiếp theo sẽ ra sao trước sự phức tạp của sự tranh chấp biển Đông hiện nay đã cho tôi thấy cần phải phân tích sâu hơn và hoàn chỉnh bài viết với sự phân tích có tính khách quan và như một lời tiên tri,nhằm mục đích chia sẻ cảm nghĩ của mình với quí vị và anh chị em.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

===================


VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

BẮT ĐẦU TỪ MỘT BÀI VIẾT
Vào đầu tháng 9 . 2008 trên các phương tiện thông tin đại chúng đểu nói tới một kế hoạc tấn công Việt Nam của Trung Quốc và một số báo mang đăng bài phản đối của Việt Nam. Đây chính là tiền đề cho tôi viết bài này. Nội dung bài viết đó như sau:

 

VN phản đối bài viết trên mạng TQ
05 Tháng 9 2008 - Cập nhật 00h14 GMT

20080905000517map203.jpg
Theo 'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam

Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam hiện đang được đăng tải trên một số trang mạng của Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong cho hay Hà Nội đã hai lần triệu tập quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về tài liệu mà, tuy không phải chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác vì xuất hiện với tần suất cao trong thời gian vừa qua.
Bài viết có nêu chi tiết quá trình xâm lược kéo dài 31ngày, khởi đầu bằng năm ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là việc tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.

Kế hoạch xâm lược Việt Nam được đăng trên trang mạng Sina.com và một số trang khác dưới tựa đề ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ viết: “Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
“Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam."
“Từ mọi khía cạnh, Việt Nam là cái xương khó nuốt.”

 


’Có hại cho quan hệ song phương’
Trong một thông cáo gửi tới tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng xác nhận rằng phía Việt Nam đã yêu cầu quan chức Bắc Kinh “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu như vậy vì chúng có hại cho quan hệ song phương”.

 

 

Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”.
Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com.
Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa.
Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”.
Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ.
"Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”.

Đánh Việt Nam?
Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”.
Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng.
“Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.”

 

Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam.
Bài trênSina.com

 


Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong.
Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.
Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.
Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc.
Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’.

 

Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Bắc Kinh Tống Hiểu Quân

 

 

 

QUAN HỆ TRUNG QUỐC & HOA KỲ

Mục đích cuối cùng của tôi là chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học. Bởi vì, "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", đã tập hợp lại, phủ nhận lịch sử văn hóa Việt. Vũ khí của họ là «Pha học». Tôi đã bước vào cuộc chơi thì phải chấp nhận luật chơi: Tức là cũng nhân danh khoa học thực sự để chỉ ra những sai lầm rất căn bản trong lập luận của họ. Khoa học thì tất yếu phi chính trị. Bởi vậy, trước sau như một – quân tử thì không trái lý – tôi tiếp tục nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Đó là lý do tôi không muốn dây dưa về mặt chính trị. Nhưng điều đó, không có nghĩa rằng tôi không có khả năng tư duy chính trị. Thiên Sứ tôi đã chứng minh rằng: «Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ». Tất nhiên nó bao trùm luôn cả chính trị và khả năng tiên tri. Tôi cũng đã thẳng thắn nói rằng: Bản chất của cái trò hề «nhân danh khoa học» phủ nhận giá trị lịch sử văn hiến Việt ấy, chính là một trò chơi chính trị ở tầm mức quốc tế. Những thế lực chính trị quốc tế đã đi đêm với nhau từ 40 năm trước và nạn nhân của nó chính là lịch sử văn hóa Việt trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đến bây giờ, nó nổi lên ở Biển Đông như phần ngọn của tảng băng chìm. Đây chính là bài bình luận chính trị đầu tiên và có thể là duy nhất của tôi về vấn đề Biển Đông với mối quan hệ Trung – Mỹ - trong đó có vấn để lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
Tất nhiên tôi sẽ phân tích như một nhà quan sát khách quan cho mọi diễn biến đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra.


CUỘC ĐỤNG ĐỘ NGÀY 8 – 3 – 2008

Trước khi cuộc đụng độ xảy ra, người Trung Quốc đã có nhã ý chia sẻ gánh nặng an ninh với Hoa Kỳ ở phần phân nửa phía Tây Thái Bình Dương. Nhưng vị đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã từ chối không mấy lịch sự. Và sau đó là cuộc đụng độ đã xảy ra. Vụ việc này khiến có thể một số chính phủ đang đòi quyền lợi ở Biển Đông – vốn là đồng minh cũ của Hoa Kỳ - hy vọng Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ họ trước sự tranh chấp với một quốc gia hùng mạnh cũng đòi quyền lợi ở đây là Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là một trò vụng về của một thủ đoạn chính trị không mấy sắc sảo, hoặc chí ít nó được lợi dụng để thực hiện những âm mưu chính trị.
Nhưng sự kiện tiếp theo liên tiếp xảy ra trong thời gian cực ngắn:

Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - vừa mới đến thăm Việt Nam với những phát biểu hùng hồn về những triển vọng hợp tác – sắp sửa chuyển công tác khác hoặc về vườn; Hãng dầu BP rút khỏi Việt Nam vì lý do kỹ thuật ; Tổng thống Hoa Kỳ - Ngài Obama – đã chứng tỏ một nhã ý hòa giải với Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc – Ngài Hồ Cẩm Đào có nhã ý mời Chủ Tịch nước Việt – Ngài Nguyễn Minh Triết sang thăm Bắc Kinh. Có thể nói trong các quan hệ chính trị quốc tế thì chưa lần nào lại có nhiều hiện tượng liên quan diễn biến nhanh như vậy. Các siêu cường muốn gì ở đây? Tại sao người Trung Quốc lại ngang xương đòi Hoa Kỳ chia đôi Thái Bình Dương. Một chuyện có tầm chiến lược toàn cầu như vậy mà để cho hai người lính với hàm tướng nói chuyên khơi khơi vậy sao ?
Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề này, Thiên Sứ tôi nhắc lại những sự kiện từ 40 năm trước.


RƯỢU MAO ĐÀI NHẬU VỚI LƯỠI CHIM SẺ.
Đấy là tin đồn vỉa hè của các chính trị gia cấp phường ở Việt Nam trong các quán trà 5 xu – tụ điểm của dân chơi Hà Thành thời bấy giờ - mô tả về một tiệc nhậu hoành tráng trong Tử Cấm Thành Pekin do ngài Mao Trạch Đông chiêu đãi Tổng thống Hoa Kỳ - ngài Nixon vào năm 1971. Sau cuộc nhậu này, Đài Loan với quốc hiệu là Trung Hoa Dân quốc, thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia, bị tống cổ khỏi Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Hai mươi năm sau nữa, Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết – gọi tắt là Liên Xô – cũng sụp đổ. Trước khi chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, có một hiện tượng ngoạn mục là Tổng Thống Nixon bị hạ bệ vì vụ Water gate.
Không lật đổ được tổng thống Nixon thì cuộc chiến Việt Nam sẽ còn dây dưa. Bởi vì, vị tổng thống này đã có quá nhiều cam kết - nhưng chỉ bằng miệng (Xin lưu ý điều này) - nhân danh người đứng đầu đất nước Hoa Kỳ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Nhưng những cam kết này không có văn bản chính thức có tính pháp lý. Việc hạ bệ ông Nixon là thủ pháp chính trị đã quảng cáo cho tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật tại Hoa Kỳ. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó chính là Hoa Kỳ cần chấm dứt cuộc chiến tốn kém, vô bổ này một cách nhanh chóng , để những chiến lược quốc tế được thực hiện, nhằm xóa sổ đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ - Liên bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Việt - mà ngài Nixon lại có quá nhiều ràng buộc bởi những lời hứa công khai cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ. Lịch sử sang trang ở Việt Nam. Nước Việt Nam thống nhất với người đồng minh của mình – Liên bang Công Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết – cũng là đối tượng được nhắc nhở đến trong men rượu Mao Đài nhậu với lưỡi chim sẻ.


SÁCH TRẮNG CỦA TOÀ ĐẠI SỨ LIÊN XÔ TẠI HANOI.

Vài năm trước những sự kiện trên, ở Hanoi ầm ĩ về việc bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại sứ quán cả hai nước thi nhau bỏ công quĩ của nhà nước – tức của nhân dân - in sách tố cáo nhau không phải là những người cộng sản chân chính. . Hàng sọt sách, nói theo tiếng Bắc – tiếng miền Nam gọi là « cần xé » - được đặt ở Đại Sứ quán hai nước, bằng tiền của nhân dân. Và nó được phát không cho tất cả những người dân Việt có dịp đi ngang qua đây
Người Trung Quốc có sáng kiến bọc sách của mình trong một cái bao bìa sách bằng ni lông cứng màu đỏ. Những dân chơi sành điệu ở Hanôi bấy giờ phát hiện ra rằng, chỉ cần bỏ cái ruột thì chính cái vỏ bao nilon đó dùng làm ví đựng tiền rất đẹp. Họ rủ nhau đến tòa Đại sứ Trung Quốc để lấy ví đựng tiền. Thế là sách của tòa Đại sứ Trung Quốc được tiêu thụ như tôm. Ít nhất từ cổng tòa đại sứ ra đến vỉa hè bên kia vườn hoa Canh Nông (Bây giờ gọi là vường hoa Lê Nin). Tất nhiên những lực lượng an ninh của Việt Nam cũng có những biện pháp ngăn chặn một cách kín đáo việc tiếp nhận những cuốn sách này. Nội dung các cuốn sách đó, bây giờ chắc chẳng ai buồn nhớ.
Nhưng có một chi tiết đáng chú ý trong một cuốn sách của tòa đại sứ Liên Xô, liên quan đến bài viết này mà tôi được xem vào lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ chi tiết đó, vì nó rất ấn tượng.
Lâu quá rồi, hơn 40 năm đã trôi qua. Ngày ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi có một thói quen dễ ghét là đến chơi nhà bạn bè, sau vài ba câu xã giao thì tôi lục trong tủ sách của nó, xem có cuốn nào hay thì ngồi xem cả buổi. Nếu có đông bạn bè cùng đến chơi thì việc làm của tôi, chúng nó không quan tâm. Thậm chí nó mời tôi ăn cơm là chuyện của nó, còn tôi vừa ăn vừa xem sách là chuyện của tôi. Nhưng nếu chỉ có mình tôi thì cử chỉ lịch sự nhất mà bạn tôi dành cho tôi là – giật lấy cuốn sách không cho tôi xem – «Mày thích tao cho mày mượn đem về. Còn bây giờ mày nói chuyện với tao đã chứ ». Tôi cũng chỉ cười hề hề và vui vẻ cất cuốn sách vào túi, vì bạn tôi đã hứa cho mượn. Nói thế chứ các bạn tôi quí tôi lắm, vì ngoài cái tính xấu ấy ra thì tôi chơi với bạn tôi khá chân tình. Đến bây giờ sau hơn 40 năm xa cách, chúng tôi vẫn dành tình cảm quí mến cho nhau.

Cuốn sách của Tòa Đại sứ Liên Xô tôi đã xem trong hoàn cảnh này. Cuốn sách có đoạn viết – tôi không thể nhớ chính xác nguyên văn - nhưng có nội dung như sau :
« Các đồng chí Trung Quốc đã đi ngược lại nguyện vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Họ đã ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Đông Dương với các thế lực tư bản quốc tế ».

Việt Nam đã thống nhất và không phải là bị quốc tế hóa, đồng thời là một đồng minh của Liên Xô với hiệp ước quân sự bảo vệ và hỗ trợ nhau. Lịch sử đã diễn ra như vậy. Bởi vậy, sau cơn say máu của cuộc chiến, những quốc gia đồng minh - đối thủ của Liên Xô cũ - đã coi Việt Nam như một đối tượng cần xử trí. Việc xóa sổ 5000 năm văn hiến Việt là một đòn chí mạng, rất thâm độc đánh vào ý chí gan góc, bền bỉ và quật cường của dân tộc Việt. Đó cũng là lý do để Thiên Sứ tôi cảnh báo rằng:
Các thế lực chính trị âm mưu toan tính cái gì thì đừng có lấy nền văn hiến Việt làm phương tiện thực hiện thủ đoạn chính trị. Một dân tộc được xác định chính bởi những giá trị văn hóa và lịch sử lập quốc của họ.
Nhưng Liên bang Xô Viết đã sụp đổ. Dân tộc Việt đang phải gồng mình để tồn tại với hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Đến hôm nay thì một loạt những sự kiện đã xảy ra. Các siêu cường đang muốn gì ở đây?


BÁ CHỦ THẾ GIỚI.

Liên Xô đã sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Trung Quốc – một đồng minh rất quan trọng trong việc đối đầu với Liên Xô, nhưng không có một hiệp định có hiệu lực pháp lý trong chiến lược toàn cầu, so với các đồng minh truyền thống khác của Hoa Kỳ - đã mạnh lên về kinh tế vì được hưởng những ưu đãi trong thương mại và nổi lên như một quốc gia siêu cường gây ảnh hướng với thế giới. Đó là lý do mà Trung Quốc muốn chia phần với Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương. Làm gì có một người lính – dù mang quân hàm cấp tướng – sương sương đòi chia đôi cả một Đại Dương như vậy. Quên nhanh! Nói theo lối hàng chợ của bà bán cá chợ Bắc Qua. Nhưng sự đòi hỏi này có nguyên nhân sâu xa từ những thỏa thuận không chính thức trong một chiến lược toàn cầu từ gần 50 năm trước - Khi Liên Xô còn là một siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ.
Cũng vào thời điểm của gần 50 năm trước - vào những năm đầu của thập niên 60, tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: Những lãnh tụ đảng Cộng Sản Trung Quốc mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa, họ không có ý thức quốc tế vô sản. Do đó, mặc dù Hoa Kỳ ký vào hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân với Liên Xô, nhưng Trung Quốc vẫn thành công trong việc thử bom hạt nhân vào năm 1967.

Thực ra, Trung Quốc có tham vọng hạt nhân từ lâu và muốn Liên Xô chia sẻ. Nhưng Liên Xô chẳng ngọng gì thân tặng một anh bạn ngay sát nách của mình thứ vũ khí mà đôi khi do trục trặc kỹ thuật, nó có thể rơi xuống điện Cẩm Linh. Họ lấy lý do tôn trọng hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã ký với Hoa Kỳ để từ chối. Còn với Hoa Kỳ thì việc Trung Quốc có vũ khí hạt nhân không có vấn đề gì. Bởi Trung Quốc bấy giờ chưa thể đem bom hạt nhận giộng xuống nước Mỹ. Tuy vẫn có thể đánh rơi vào những nước chung quanh như Liên Xô chẳng hạn.
Tất nhiên hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được tôn trọng, bởi những chính khách rất nghiêm nghị để tỏ ra chín chắn với những quyết định là cứ từ đúng trở lên. Nhưng chắc chắn nó thiếu một điều khoản là : « Không cho phép tình báo các quốc gia khác ăn cắp bí mật hạt nhân ». Và tất nhiên, những quốc gia cần có vũ khí hạt nhân để gọi là « cân bằng sinh thái» trong hoàn cảnh lịch sử nào đó, vẫn lấy được những bí mật này với những trò ma quái, hoặc làm ngơ của các cơ quan an ninh. Một vài tên gián điệp ngớ ngẩn bị bắt – tùy theo quốc gia dân chủ hay độc tài – mà bản án nặng hay nhẹ. Về mặt lý thuyết thì Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được các chính khách tôn trọng với một vẻ mặt trang nghiêm và tỏ ra đứng đắn, khi khẳng định hiệu lực của nó đến ngày hôm nay. Nhưng trên thực tế, nó vẫn phổ biến đến mức các tổ chức khủng bố loi nhoi cũng có thể làm ra vài quả bom bẩn.
Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và tham vọng ảnh hưởng khu vực và thế giới xuất hiện. Nhưng cái siêu cường Đông phương mới nổi này đã quên mất một điều rất quan trong là : Vai trò lịch sử của họ trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã hết, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ cần thời gian dọn dẹp lại thế giới với tư cách siêu cường số một hành tinh. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc khôn ngoan và khiêm tốn hơn thì lịch sử có thể diễn biến khác đi một tý. Thiên Sứ có thể đoán sai. Nhưng rất tiếc, họ đã bộc lộ tham vọng quá sớm. Bởi vậy, đối tượng tiếp theo cần xử lý của Hoa Kỳ chính là nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại. So với mấy nước đang có tham vọng hạt nhân như Bắc Triều Tiên, Iran thì chính Trung Quốc là nguy cơ hơn nhiều trong việc đe dọa vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Mấy nước kia – với sức mạnh của Hoa Kỳ - cái đá thì thừa, mà cái đấm có thể hơi thiếu. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể biết đến điều này. Nhưng qua cách ứng xử của họ với các quốc gia lân bang, Thiên Sứ tôi có cảm giác họ không quan tâm. Hoặc họ đã mắc những sai lầm có tính chiến lược mà họ cứ tưởng là đúng.


SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC.

Phàm muốn làm bá chủ việc trước tiên phải có một tiềm lực kinh tế và quân sự đủ mạnh. Cái này Trung Quốc có rồi. Nhưng vấn đề tiếp theo là ảnh hưởng đến đâu thì còn tùy theo tiềm lực kinh tế đến đâu. Mấy bá chủ cơm, loi nhoi vài nước lân bang , nhược tiểu thì chỉ cần ảnh hưởng kinh tế là đủ. Nhưng muốn mần ăn lớn thì phải có bảng hiệu. Đất nước Trung Hoa vĩ đại chưa sắm được cái bảng hiệu đúng với tư cách bá chủ châu Á. Người Nhật muốn làm bá chủ ít nhất cũng đưa được học thuyết Đại Đông Á. Ngay đám giang hồ, muốn tập hợp đàn em cũng phải có khẩu hiệu « Sống chết có nhau », huống chi là những vấn đề quốc tế wan trọng như vậy. Không có bảng hiệu thì muốn làm bá chủ chỉ có cách đấm đá, hoặc mua chuộc những kẻ phản bội lại dân tộc của chính họ. Nói theo lý học Đông phương thì phải chính danh cái đã. Bởi vì đây là thế kỷ 21 với thông tin toàn cầu và các mối quan hệ quốc tế đều có ảnh hướng lẫn nhau. Đây không phải thế kỷ thứ XV để những đội quân viễn chinh như Trương Phụ muốn làm mưa làm gió gì thì làm.
Cách đây vài tháng (Tức đầu năm 2008), các trang mạng của Trung Quốc làm ầm ĩ về một kế hoạch tấn công Việt Nam chớp nhoáng. Nếu họ muốn, cũng có thể được trong điều kiên tương quan sức mạnh hai nước. Bước đầu họ có thể chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam, cho là như vậy. Nhưng sau đó sẽ ra sao ? Chắc chắn dân tộc này sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Và cũng giả thiết rất thuận lợi cho Trung Quốc là họ chiếm được đất nước này. Nhưng hành động này sẽ đẩy tất các quốc gia Đông Nam Á và vùng chung quanh Trung Quốc thành đối thủ của họ. Cuộc chiến càng man rợ thì hậu quả sẽ càng khốc liệt với Trung Quốc sau này. Nhưng chỉ với thủ pháp chính trị cơm ấu trĩ đó, cũng đủ để các quốc gia liên quan đến biến Đông cảm thấy cần phải liên kết với Hoa Kỳ.

Thiên Sứ tôi hy vọng Trung Quốc cần tỉnh táo hơn khi nhìn lại tình trạng của các nước láng giềng quanh họ. Họ không có một đồng minh nào đáng tin cậy. Hoa Kỳ chỉ là một đồng minh tạm thời trong việc đối đầu với Liên Bang Xô Viết. Trung Quốc cần nhớ rằng : Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa hề có một văn bản chính thức nào liên quan đến việc an ninh của hai nước, ngoại trừ những văn bản chung chung có tính quốc tế. Những hiệp ước an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ còn có giá hơn.
Thiên Sứ tôi không phải là một chính trị gia, chỉ có tài nói dối vợ để cơm hai bữa, không phải ăn phở. Nên cũng chẳng dám cao giọng với những chính trị gia chuyên nghiệp.
Nhưng vì là người Việt, ông cha tổ tiên ăn cơm đất Việt, sống trong lòng dân tộc Việt, « Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách », nên cũng ráng gõ vài chữ trên blog của mình để thành thật khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng:
Hãy tỏ ra tử tế với Việt Nam và cả các nước láng giếng khác vì quyền lợi lâu dài của chính họ.
Có thể còn nhiều giải pháp khác cho quyền lợi liên quan giữa các bên ở Biển Đông và biên giới, nhưng vẫn chứng tỏ được sự tử tế của các quốc gia lân bang với nhau. Vấn đề là phải nghĩ ra điều đó.


HOA KỲ TRÊN BIỂN ĐÔNG.

Mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là bá chủ thế giới với tư cách là siêu cường số 1. Có thể nói rằng ngay từ khi lập quốc – do tính chất đặc thù của một quốc gia đa văn hóa – nên họ đã hình thành một hình thái ý thức xã hội để liên kết các dân tộc đến từ những nền văn hóa khác nhau trên đất Hoa Kỳ là: Tự do, bình đẳng và bác ái. Trên cơ sở này, pháp luật được coi như cơ sở ràng buộc khách quan với những sinh hoạt xã hội của các thói quen và tập tục từ những nền văn hóa khác nhau.
Vị trí địa lý và những sự kiện lịch sử đã đưa Hoa Kỳ thành một siêu cường của thế giới. Nhưng chính hình thái ý thức xã hội, nhằm tập hợp các dân tộc có văn hóa khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ lại tạo ra một khuôn mẫu có tính toàn cầu - nếu như các quốc gia muốn chung sống hòa bình với nhau trên hành tinh này. Hoa Kỳ đã có sẵn cái bảng hiệu khá hoàn chỉnh với sức mạnh kinh tế và quân sự, để tạo niềm tin trong việc tập hợp các dân tộc trên thế giới dưới sự lãnh đạo của họ. Vấn đề còn lại là những sách lược chính trị để đạt đến mục đích này. Cho đến lúc này, Hoa Kỳ đã thành công với địa vị siêu cường số một hành tinh và tạm thời chưa có đối thủ.
Trong quá trình loại trừ Liên Xô ra khỏi vị trí siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ - trở thành một quốc gia Nga, khiếm tốn về kinh tế với những cây thùy dương thơ mộng bên dòng sông Von ga chảy êm đềm có thể gây cảm hứng cho các hồn thơ – thì một đồng minh bất đắc dĩ của Hoa Kỳ đóng vai trò khá quan trong cho việc này. Đó chính là Trung Quốc.
Nhưng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã cảnh giác với Trung Quốc, một quốc gia đã đối đầu với Hoa Kỳ ngay từ khi chưa trở thành nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Đã hai lần đất nước này có cuộc giao tranh không chính thức với Hoa Kỳ. Lần thứ nhất là loại trừ một đồng minh quan trọng của họ - chính phủ Trung Hoa Dân quốc - ra khỏi lục địa Trung Hoa; lần thứ hai chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Bởi vậy, quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia Trung Mỹ là mối quan hệ của « Dì ghẻ với con chồng ». Đó là lý do để hai quốc gia này chỉ ràng buộc với nhau trên các mối quan hệ có tính quôc tế chung chung, mọi thỏa thuận đều là không chính thức. Chưa hề có một hiệp ước an ninh nào được ký kết giữa hai quốc gia Trung - Mỹ. Liên Xô đã sụp đổ. Nếu như Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ trong các đối sách quốc tế khi dọn dẹp lại thế giới và khiêm tốn, hoặc khôn khéo hơn trong khi thể hiện tham vọng
- như lời khuyên của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình - thì lịch sử có thể đổi chiều.
Nhưng tiếc thay, trong khi Hoa Kỳ xua quân đánh nhau ở Irak và Afganixtan với tham vọng bình định Trung Đông thì người Trung Quốc cứ tưởng đây là cơ hội vàng để lên ngôi bá chủ châu Á. Hoa Kỳ đã nhắc khéo Trung Quốc bằng một quả tên lửa gọi là bắn nhầm vào tòa Đại Sứ Bắc Kinh ở Baghda. Giá như Trung Quốc xín xái điều này, coi như chỗ quen biết lâu năm, có lỡ tay, xầy da một chút cũng không sao - Vấn đề là quan hệ tử tế, mần ăn lâu dài thì mọi việc sẽ khác đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trung Quốc đã chứng tỏ vị thế của mình – một siêu cường có tham vọng lãnh đạo ở Châu Á – qua việc phản đối kịch liệt hành vi của chàng cao bồi Texas chơi xấu hảo hán Lương Sơn Bạc đang giương cao lá cờ «Thế Thiên hành đạo».
Một trong những vị trí chiến lược nền tảng của tham vọng bá chủ này của Trung Quốc chính là Biển Đông. Đây là một ý tưởng chiến lược quân sự cực kỳ cổ điển có từ thế kỷ thứ V BC, mà người Trung Quốc tự hào là một trong nhưng giá trị văn hóa của họ - Binh pháp Tôn Tử - Lợi dụng lúc đối phương không để ý, củng cố lực lượng và phát triển thế lực. Nhưng họ đã quên rằng: Đây là thế kỷ 21. Và Hoa Kỳ đã kịp nhận ra điều này.
Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ lập tức đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Irak, tạm thời hòa hoãn với Iran và đang tìm cách rút khỏi Afganixtan. Hoa Kỳ rút quân vì lo củng cố nền kinh tế suy thoái chăng? Quên nhanh! Ấy là con mẹ hàng cá chợ Bắc Qua bảo thế - Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay có thể nói không ngoa rằng: Chỉ cần đem tặng không những cái xe hơi đã cũ – nhưng còn xịn chán, so với mấy cái xe của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - cũng đủ lũng đoạn một nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Họ tập trung lực lương để giải quyết một nguy cơ tiềm năng đe dọa ngôi bá chủ thế giới. Ai ở đây nhỉ ? Ai mà ghê thế nhỉ ? Việt Nam à? Hay cả khối Asean? Hay Bắc Triều Tiên? Hỏi điều này thì ngay vợ Chí Phèo cũng lắc đầu bẩu không phải. Một chính trị gia cấp phường, chuyện bình luận tình hình thế giới ở quán cóc bán trà trên vỉa hẻ Hà Nội, cũng nhận ra: Nguy cơ tiềm ẩn chống lại Hoa Kỳ với tham vọng bá chủ trong tương lai chính là Trung Quốc. Biển Đông lúc này là chiến trường chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoặc là nó sẽ quyết định một cuộc chiến tranh, hoặc là nó sẽ diễn biến nhân đạo hơn cho sự nhượng bộ của một trong hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chẳng cần phải có một tư duy chính trị sâu sắc lắm, chỉ cần một người có khả năng nói dối vợ đi chơi với bồ nhí cũng đủ thấy rằng : Chuyện tốt đẹp chỉ xảy ra một chiều duy nhất. Đó là chiều khiêm tốn của Trung Hoa vốn có truyền thống lấy như thắng cương. Hoa Kỳ rút quân khỏi Trung Đông và Afganixtan không phải để đến Biển Đông đánh cá với cái tàu thăm dò Đại Dương bị vướng mấy khúc gỗ do Trung Quốc thả xuống cản đường, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đám cá ở đây.


LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN VÀ CUỘC BẦU CỬ Ở HOA KỲ

Khi mà Ngài Obama chưa xuất hiện với vai trò ứng cử viên tổng thống, thì nhóm Lạc Việt độn toán do Thiên Sứ tôi chủ trì đã xác định rằng: Bà Clinton sẽ không thể trở thành Tổng thống ở Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa kỳ trong nhiệm kỳ này sẽ là một người đàn ông cao ráo và đẹp người. Nguyên văn lúc đầu còn có thêm hai chữ « da màu », nhưng sau đó vài ngày Thiên Sứ tôi đã xóa hai từ này, vì lúc đó Thiên Sứ tôi chưa hiểu rõ lắm về Hoa Kỳ. Người đàn ông đó chính là Ngài Obama so với vị ứng cử viên đảng Công Hòa là ông Mc. Cain. Nhưng Thiên Sứ tôi đã khăng khăng Ngài Obama không thể làm tổng th
ống. Thiên Sứ tôi đã giải thích rằng : Đấy là ý muốn chủ quan của tôi.
Nhưng tại sao Hoa Kỳ không chia cho Trung Quốc những chiến lợi phẩm thu được sau thắng lợi trước Liên Xô, chí ít cũng là cái ao cá ở Biển Đông này chứ?

CHIA CHÁC CHIẾN LỢI PHẨM.

Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Trung Quốc được hai mẩu bánh là Hồng Kông và Ma Cao, nằm ngay trên ….đất Trung Hoa và không có Đài Loan. Thế thôi.
Kể ra thì chàng cao bồi Texas – mặc dù trông rất đàn ông, nhưng lại tỏ ra khá keo kiết trong việc chia chác trong cái nhìn đầy nghĩa khí và hào hiệp với tinh thần "trọng nghĩa khinh tài"của anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng ngược lại, với anh chàng cao bồi này thì như thế cũng hơi bị nhiều. Trong cuộc tìm vàng, công lớn nhất chính là những kẻ hùn vốn và bỏ xương máu, chứ không phải người thổ dân dẫn đường đã được trả công sòng phẳng theo thỏa thuận. Luật chơi này đã có từ khi những người da trắng đổ xô đi tìm vàng ở châu Mỹ.
Cuộc chiến sinh tử để quyết định sự thắng bại giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ không có sự tham gia của nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa. Ngay cả Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức là hai đồng minh khá quan trọng cũng không được dự phần.
Cuộc chiến sinh tử quyết định lịch sử chính là cuộc chiến tranh Irak 1991. Mà nếu quí vị để ý thì chỉ những Đồng minh cũ của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II tham gia và không có Đức, Ý, Nhật Bản là những đồng minh sau Thế Chiến. Mặc dù ít nhất Nhật Bản thể hiện lòng tốt muốn đưa quân tham gia.


NỘI DUNG CUỘC HỌP BÍ MẬT VÀ TỐN KÉM NHẤT TRONG LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI

Vào những năm 80, tình báo Hoa Kỳ phát hiện ra rằng: Liên Xô đã kiệt quệ về kinh tế và không có khả năng tiếp tục theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang. Một trò chơi điện tử cấp quốc tế đã diễn ra: Trò “Chiến tranh giữa các vì sao”.
Chỉ có khác là, những người sáng tạo ra trò chơi này không phải các chuyên gia lập trình vi tính và các game thủ loi choi, đam mê đến mức quên cả ăn và bị các bà mẹ khả kính đét mấy roi vào đít.
Chẳng ai dám đét đít và xúc phạm đến các game thủ này. Bởi vì họ là những nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới: Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ngài Bush Cha và Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Ngài Goorbachop. Người Mỹ đã chiếm ưu thế trong trò chơi này. Cuối cùng, hai game thủ hàng đầu trong trò chơi điện tử quốc tế đã thỏa thuận gặp nhau để chấm dứt cuộc chơi.
Một cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại đã diễn ra ở Địa Trung Hải với sự bảo vệ của các hạm đội hàng đầu thế giới. Tất cả các cơ quan tình báo quốc tế với những nhân viên tài ba đi vào lịch sử, đều khóc tiếng Urugoay trong việc tìm kiếm thông tin cuộc họp này. Ngoại trừ trông cậy vào ….thày bói. Tất nhiên phải là những thày bói đẳng cấp. Chứ không phải mấy thầy miệt vườn chuyên xem tình duyên, gia đạo, trúng mấy quẻ cứ làm như nắm hết bí ẩn của vũ trụ.
Sau cuộc họp tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - được tài trợ bằng tiến đóng thuế của người dân khu cu đen Hoa Kỳ và của những người dân đang làm chủ đất nước Liên Xô vĩ đại – là một cuộc chiến đã xảy ra tại Irak giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh chủ chốt với Irak do chính quyền của Tổng thống SD Hussen, có sự hỗ trợ của Liên Xô.
Cuộc chiến này, bắt đầu bằng một câu rất bâng quơ của bà phu nhân Đại Sứ Hoa Kỳ khi say xỉn trong một tiệc chiêu đãi. Bà ta đã phát biểu trong men rượu vang xứ Bordeaux nổi tiếng của nước Pháp, rằng thì là:
Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào một cuộc chiến tranh giữa Irak và Ả Rập
Cooet. Câu nói này đã được các nhân viên tình báo thượng thặng ghi nhận và đến tai người hùng Sadam Hussen. Ông ta xua quân vào Ả Rập Xeut. Ông Hussen dù có nghe nhầm, hoặc hiểu sai câu nói của bà Đại sứ phu nhân thì cũng không thể làm khác đi được. Lịch sử được quyết định từ trước đó.
Hoa Kỳ có lý do chính đáng để dẫn đầu quân đồng minh tấn công Irak và đó là cuộc chiến Irak lần thứ nhất, năm 1991. Chính phủ Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức, lúc ấy có nhã ý đem quân tham gia cuộc chiến và câu chuyện đã không xảy ra. Đây là chỗ người lớn nói chuyện. Trung Quốc lúc ấy chỉ tường thuật một cách khách quan cuộc chiến này với vài cuộn băng video, bán chui khá chạy ở Việt Nam cho các chính khách ấp bình luận sôi nổi về vũ khí hiện đại thời bấy giờ.
Ngay sau cuộc chiến, toàn bộ khối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã sụp đổ.
Đây là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - tất nhiên là theo quẻ Lạc Việt độn toán, do Thiên Sứ thực hiện và giải mật - tạm thời trong Mật thất này.


Trò chơi điện từ “Chiến tranh giữa các vì sao” chấm dứt. Người lớn chơi chán rồi. Bây giờ đến bọn trẻ con đang say sưa bấm, bấm trong các tụ điểm internet. Còn việc chia chác chiến lợi phẩm cuộc chơi vẫn thuộc về người lớn, bởi những chính khách nghiêm túc, uy tín và luôn tỏ ra đứng đắn với phụ nữ. Người Trung Quốc đã muốn biển Đông thuộc phần của mình. Họ đã thể hiện ước mơ bằng cách vẽ ra một đường biên giới trên biển mà dân gian quen gọi là cái lưỡi bò. Nhưng chàng cao bồi quen chăn bò ngày xưa đã thuộc về lịch sử. Theo đà tiến hóa, chàng cao bồi Texas đã biết đến mùi vị của cá thu kho giềng và biết chế biến dầu thô để chay xe hơi thay vì cưỡi ngựa có thể làm thoái hóa cột sống. Bởi vậy, tạm thời anh ta phải rút khỏi Trung Đông để thăm dò luồng cá ở đây.
Biển Đông nước Việt không phải là chiến lợi phẩm được chia phần theo thỏa thuận.
Ngay cả cho rằng ý tưởng quốc tế hóa cách đây 40 năm trước được thực hiện, thì nó cũng không có nghĩa là của riêng Trung Quốc. Trong cái nhìn của chàng cao bồi Texas thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia ủng hộ họ khi phải đối đầu với Liên Xô và sẽ không phải đối tượng cần xử lý tiếp theo, nếu không tỏ ra tham vọng gây ảnh hưởng đến những tài sản kiếm được.
Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là vài con cá với mấy thùng dầu, mà còn là xác định địa vị bá chủ thế giới với những lợi ích kèm theo.


Còn tiếp

22 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến tâm linh?

CUỘC TRANH LUẬN NGHI LỄ TRUNG HOA VÀ HỆ QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.2.4.Cuộc tranh luận nghi lễ Trung Hoa và hệ quả đối với Việt Nam

1.2.4.1. Cuộc tranh luận nghi lễ Trung Hoa

Xin được tóm lược các ý chính:

Trong khi truyền giáo tại Trung Hoa, các linh mục Dòng Tên (SJ) cho phép các giáo hữu tại đây được kính lễ Đức Khổng và người qua đời như nghi thức người Hoa quen thi hành đối với tổ tiên và các triết gia của họ.

Năm 1633, khi linh mục Juan Bautista Moralez Dòng Đa Minh (OP) và linh mục Antonio de Santa Maria Caballero Dòng Phanxicô (OFM) vào tỉnh Phước Kiến thời Đại Minh, chứng kiến các nghi lễ đó thì cho là mê tín dị đoan. Hai linh mục đó phản đối mạnh mẽ, làm nhà cầm quyền tức giận vì hai người đó chống lại phong tục văn hóa trong nước, gây nguy hại cho an ninh trật tự xã hội. Vua Minh trục xuất hai linh mục đó ra khỏi nước. Moralez và Caballero về Roma trình bày với Toà thánh.

Năm 1645 Đức Giáo hoàng Innocentê X ra sắc lệnh cấm người tín hữu thi hành các nghi lễ cúng bái tổ tiên và Đức Khổng Tử.

Năm 1656, (ngày 20-03), Đức Giáo hoàng Alexander VII lại cho phép, dựa theo trình bày của linh mục Martino Martini Dòng Tên.

Năm 1707 (ngày 25-01), Đức Giáo hoàng Clêmentê XI cử Giám mục Carlo Tommaso Maillard de Tournon làm Sứ thần Toà thánh đến Nam Kinh công bố sắc lệnh cấm nhiều điều trong đó cấm làm chủ tế hoặc tham dự lễ tế Đức Khổng, hoặc người quá cố, cấm đặt bài vị trong nhà. Ai không tuân theo lệnh, sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông.

Năm 1715 (ngày 19-03), Đức Giáo hoàng Clêmentê XI công bố Hiến chế Ex illa die buộc mọi thừa sai ở Trung Hoa và ở các nước lân cận phải thề theo mẫu ở cuối sắc lệnh.

Năm 1721 Đức Giáo hoàng Clêmentê XI phái Giám mục Carolo Ambrosio Mezzabarba, Sứ thần Toà thánh, công bố tại Áo môn ngày 4-11 “Tám điều được phép làm (Octo permissiones)”.

Năm 1742 (ngày 11-07), Đức Giáo hoàng Bênêđitô XIV công bố Hiến chế Ex quo singulari providentia cấm tuyệt đối mọi hình thức tôn kính người đã mất, đồng thời đưa ra bản mẫu lời tuyên thệ mới (nguyên văn bản mẫu Lời thề, xin xem Đỗ Quang Chính, Hòa mình vào xã hội Việt Nam, tr. 222). Từ đây trở đi, không ai được viện cớ gì để tranh luận nữa.

(Chi tiết xin xem Phụ lục 3)

Năm 1935 (ngày 5-3) Giám đốc Nha Tôn giáo thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Mãn Châu quốc, trả lời cho Giám mục Gaspais, Đại diện tông toà Thẩm Dương (Shenyang), về các câu hỏi của Giám mục liên quan tới nghi lễ tôn kính Đức Khổng Tử: “Đó chỉ là cách bày tỏ ra bên ngoài lòng tôn kính Đức Khổng, không có tính cách gì là tôn giáo”. Ngày 28-5-1935, Bộ Truyền giáo cho phép thực hành các nghi lễ kính Đức Khổng ở Mãn Châu quốc.

Năm 1932 ( ngày 22-9) Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản khẳng định việc viếng đền Jinja có “mục đích bày tỏ lòng yêu nước và trung thành. ở đây hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa dân sự như Bộ Giáo dục đã công bố ngày 3-8-1932”. Ngày 26-5-1936 Bộ Truyền giáo gửi văn thư cho Khâm sứ Toà thánh tại Nhật, chủ yếu nhắc đến nghĩa vụ người Công giáo yêu Tổ quốc, thì phải tôn trọng các nghi lễ đối với Hoàng gia, người qua đời, miễn là những nghi lễ ấy có tích cách dân sự.

Năm 1939 (ngày 8-12) Bộ Truyền giáo công bố Huấn thị Plane compertum est cho phép người Công giáo Trung Hoa được tham dự các nghi lễ kính Đức Khổng, các nghi lễ công cộng, mặc dù bên ngoài có thể coi là nhuốm màu dị đoan, miễn là thi hành một cách thụ động với ý tưởng duy nhất là để tôn kính theo nghi lễ hoàn toàn dân sự [6, tr.213-242].

Như thế, vấn đề “nghi lễ Trung Hoa” đã được tháo gỡ cách muộn màng nhưng có kết quả tốt đẹp. Điều này nhất định ảnh hưởng đến Giáo hội Việt Nam mà tôi xin trình bày ở phần tiếp theo.

1.2.4.2. Hệ quả đối với Việt Nam

Khi Toà thánh Roma cấm các nghi lễ tôn kính tổ tiên, Khổng Tử và nhiều nghi lễ tương tự ở Trung Hoa, các văn kiện đó cũng cấm luôn các nước chung quanh, vốn chịu ảnh hưởng ít nhiều văn hóa Trung Hoa, như Mãn Châu, Nhật Bản, và cả Việt Nam, mà thời xưa Giáo hội Việt ta quen gọi là cuộc tranh tụng “lễ phép nước Ngô”. Roma không chỉ cấm thờ cúng tổ tiên đã khuất mà cũng giới hạn hình thức hiếu thảo cả khi cha mẹ đang còn sống, vì chỉ tôn thờ duy nhất mỗi Thiên Chúa, còn lại là tôn kính.

a) Huấn dụ năm 1659

Khi ba Giám mục tông toà đầu tiên ở Đàng Ngoài, Đàng Trong và Nam Kinh (Trung Quốc) chuẩn bị lên đường nhận nhiệm sở, Thánh bộ Truyền giáo đã ban bố Huấn dụ năm 1659 (triều Giáo hoàng Alexander VII).

Tư liệu gồm ba phần: trước khi rời châu Âu, trong khi đi đường, tại chính nơi truyền giáo. Có nhiều đoạn không liên quan đến vấn đề chúng ta đang quan tâm, nên chỉ xin trích dẫn những đoạn cần thiết. Huấn dụ căn dặn: “Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ, trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, mà là mang chân lý đức Tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến những nghi lễ tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta gìn giữ và bảo vệ chúng là đàng khác.

Có thể nói, [tính] tự nhiên ai ai cũng cho những cái của mình và nhất là của quê hương xứ sở mình là hơn tất cả, và yêu mến những báu vật đó hơn những cái của ngoại lai: nguyên việc sửa chữa những quốc lệ của [một dân tộc] cũng đủ gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những [phong tục] đã có lâu đời nhất, mà các tiền nhân vẫn có thể nhớ tông tích; càng tệ hại hơn nữa nếu chư huynh huỷ bỏ những [phong tục] đó để đem phong tục của quý quốc mà thay thế vào! Vậy đừng bao giờ đem những tục lệ Âu châu đến đối lập với tục lệ của các dân tộc ấy, trái lại hãy mau mắn làm quen với những thói tục địa phương. Điều gì đáng khen, hãy khâm phục và ca tụng. Điều gì không đáng, hãy khôn khéo đừng phê phán, cũng đừng kết án một cách thiếu suy nghĩ và quá đáng. Với những thói tục thực sự xấu, thì nên chống đối bằng thái độ dè dặt và thinh lặng hơn là bằng lời nói; nhưng dĩ nhiên khi tinh thần người ta đã sẵn sàng chấp nhận chân lý, chư huynh sẽ lợi dụng những cơ hội thuận tiện để từ từ và âm thầm nhổ nó đi” [7, tr.118-134].

“Hội nhập văn hóa” là cụm từ chưa có trong nhân loại thời đó, nhưng Huấn dụ đã đưa ra những ý đúng như ngày nay vẫn gọi là thích nghi, hội nhập. Tiếc thay về sau Roma lại cấm nghi lễ tôn kính tổ tiên và nhiều nghi lễ khác, đi ngược lại với chính Huấn dụ 1659 vô cùng sáng suốt như trên!

B) Các nhà truyền giáo trước và sau Hiến chế Ex illa die (19-3-1715)

Khi các Giáo sĩ Dòng Tên vào truyền giáo ở Việt Nam, các ngài cho phép giáo dân thờ kính Khổng Tử và các tổ tiên đã qua đời, theo phong tục Việt Nam. Năm 1625, các thừa sai ở Hội An nhắn nhủ bổn đạo Kitô hữu Việt:

Đạo Đức Chúa Blời buộc mọi người phải tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, nên phải thi hành nghi lễ cúng vái, trừ ít điều mê tín dị đoan, như đốt vàng mã, hay khi cúng lại tin là tổ tiên về ăn của cúng” [9, tr.116].

Thời kỳ đầu tiên truyền giáo ở Việt Nam, các thừa sai đã chú trọng rất nhiều nếp sống văn hóa gia đình Việt Nam, cụ thể là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Khi giải thích về điều răn thứ bốn cho các dự tòng, linh mục Đắc Lộ đã viết trong quyển Phép giảng tám ngày, xuất bản tại Roma năm 1651: “ấy vậy mà mlời răn thứ bốn trong kinh đức Chúa blời [...] thì dạy ta thảo kính cha mẹ cho nên [...]. Lại sự thảo kính thì hằng có bốn phần, là yêu mến, kính dái, chịu lụy, giúp cho [cha mẹ] mọi sự” [9, tr.115]. Tác giả còn nhấn mạnh tới sự hy sinh cụ thể của cha mẹ đối với con cái trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời đó, nên con cái phải thảo kính cha mẹ: “Ta chịu ơn cha mẹ vì có chịu thai, mà ta ở trong lòng mẹ chín tháng mười ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta, đoạn ba năm bú mớm; có khi thì mẹ cắt [phần ăn] của miệng mình mà cho con ăn; cũng có khi mẹ ăn miếng đắng, mà miếng ngon để dành cho con ăn; lại có khi mẹ nằm chốn ướt, mà chốn ráo để cho con nằm. Cha đẻ con đoạn thì lo việc nuôi nấng [...]. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng có ai chẳng thảo kính, chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng” [6, tr.213-242].

Khi cha mẹ còn sống, ngoài việc tỏ lòng hiếu thảo như thăm viếng, săn sóc, quà bánh... thì ngày mồng Một Tết, người dân, và cả những quan lớn sau khi theo vua chúa đi tế Nam giao về, “ai nếy (nấy) về nhà mà lạy cha mẹ oũ bà oũ vải (ông bà ông vải) bởi vì có mlẽ (lý lẽ) ở tlaõ làõ (trong lòng) mình dẽại (dạy) kính phụ (cha) thứ ba là chức dưới bệy (vậy)”[9, tr.116]. Thầy giảng Bentô Thiện cũng viết bằng chữ quốc ngữ trong tập Lịch sử nước An-nam năm 1659 tại Thăng Long về vấn đề này như sau: “Thói nước Annam, đầu năm, mùng một tháng giêng gọi là ngày Tết, Thiên hạ đi lậy vua đoạn lậy chúa mới lậy ông bà ông vải cha mẹ, cùng Kẻ cả bề trên, quan quyền thì lậy vua chúa, thứ dân thì lậy bụt trước” (ghi theo chính tả ngày nay) [9, tr.116].

Sau Hiến chế Ex illa die năm 1715, tại Đàng Trong, Linh mục G.B. Sanna SJ, giải thích Hiến chế trên một cách rộng rãi, gần như là ngược lại. Ngày 21-2-1717, linh mục công bố tại Huế cho phép giáo hữu được mang cờ gia triệu trong các lễ an táng, chỉ cần viết câu “xin Đức Chúa Trời cứu giúp linh hồn này là X. và dẫn đưa vào thiên đàng”; được lạy cha mẹ sát đất khi các ngài còn sống hay đã qua đời; được giỗ, tức là được dâng cúng, bái lạy cùng các nghi lễ khác quen thi hành trong nước này, vào ngày đầu năm hay những ngày khác [8, tr.197-198].

Còn Giám mục Perez cũng chần chừ công bố Hiến chế. Ngày 10-7-1717, Giám mục Perez ra thư luân lưu buộc giáo hữu tuân theo lệnh Toà Thánh, nhưng ngài không dám đóng mộc vào thư vì sợ chính quyền Đàng Trong cho là đi ngược với phong tục Việt Nam. Thư cũng không đề cập đến việc xử phạt nếu vi phạm. Theo đơn tố cáo của linh mục thừa sai de la Court với Toà thánh thì Giám mục Alexandris (làm Giám mục Đàng Trong từ 1727-1738) đã cho phép cúng Thành hoàng, xem tuồng hát ngoại đạo trong các lễ hội, cúng tiên sư...[8, tr.230]. Roma phải cử Giám mục La Baume làm Kinh lý tông toà đến Đàng Trong để yêu cầu mọi người tuân theo Hiến chế Ex illa die. Giám mục ngã bệnh mất ở Huế (1741). Linh mục Favre, phó Kinh lý tông toà, công bố chín điều ngày 27-5-1741, trong đó có “cấm cúng bái tổ tiên dưới mọi hình thức” [6, tr.495]. Thế nhưng linh mục Martiali, Giám quản Đàng Trong thay thế Giám mục Alexandris, về Roma phản đối. Roma lại phải cử Giám mục Hilario Costa giải quyết. Lúc này đã công bố Hiến chế Ex quo singulari (11-7-1742), cho nên mọi người không còn được phép bàn cãi gì nữa [9, tr.233].

Từ đó trở đi, các thừa sai và linh mục Việt Nam đều tuyên thệ theo bản mẫu Hiến chế. (nguyên văn bản Lời thề ngày 16-8-1750, xin xem Đỗ Quang Chính, Hòa mình vào xã hội Việt Nam, tr. 229).

c) Các nhà truyền giáo sau Hiến chế Ex quo singulari (11-7-1742)

Nói chung, việc tỏ lòng hiếu thảo “bên ngoài” đối với người quá cố, như cúng vái, nhang hương... đã không thực hiện được kể từ ngày công bố Hiến chế Ex quo singulari.

Và cũng từ đó, người Công giáo có sự cách xa với các anh chị em lương dân suốt thời gian dài trong các hình thức tỏ lòng hiếu thảo với người đã khuất, có thể phác hoạ bằng những nét trong thư của cha Lui Huy, Bề trên cả đại diện tông toà coi địa phận Đông gửi cho giáo sĩ và giáo dân địa phận nói về “36 sự rối nước An Nam, Đức Thánh Pha pha đã đoán phi”, trong đó có nhiều “sự rối” về thờ cúng tổ tiên. Điều 6: cấm lạy xác kẻ chết, dù để tượng chịu nạn đấy. Khóc thói vô đạo cũng cấm. Điều 8: các đồ lễ vô đạo lấy mà thờ kẻ chết thì cấm cả như áo trẩm, mũ, gậy ete và cấm đồ lễ trong sách Gia Lễ dạy nữa. Điều 9: cấm đọc văn lễ cùng cắt tóc tang. Điều 32: học trò, đầy tớ, những ngày Tết, mồng năm đến cúng thầy hay Chúa nhà thì lạy ở nơi khác bàn thờ tiên sư, ông bà, ông vải mới nên. Như thế, các nhà truyền giáo dòng Đa Minh nhìn nhận thờ cúng tổ tiên là dối trá, do vậy đã loại tất cả những lễ thức tang ma của người Việt cổ truyền [13, tr.205-207].

Truyền thống khắt khe đó vẫn tiếp tục cho đến trước Huấn thị Plane compertum est (8-12-1939) thể hiện qua Thư chung “ Về các việc dối trá” của Giám mục Phêrô Đông (Pierre Jean Marie Gendreau), đại diện Tông toà coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài (trong thời gian 1892-1935), trong đó cấm nhiều việc mà ngày nay xem là bình thường đối với mọi người dân Việt : cúng Thành hoàng, ăn giỗ với người không có đạo, đi phúng điếu...(xin xem Phụ lục 7).

Tuy Toà thánh đã cấm tuyệt đối mọi bàn cãi, giải thích, thực hành trái với Hiến chế, bằng hình thức chế tài là huyền chức, vạ tuyệt thông, nhưng một vài thừa sai, nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nên đã mạnh dạn trình bày ý kiến mình. Linh mục Louvet từ năm 1873 ở giáo phận Sài Gòn đã cho việc tôn kính tổ tiên chỉ đơn thuần là cử chỉ lịch sự, tuyệt đối chẳng có tính cách tà thần. Linh mục Boisserand ngày 17-8-1789 viết thư gửi linh mục Boiret kể về việc Chúa Nguyễn Ánh phàn nàn với Giám mục Bá Đa Lộc vì hoàng tử Cảnh từ chối bái lạy trước bàn thờ tổ tiên. Giám mục thành thực nói rằng chính ngài cũng bỡ ngỡ không ít, vì Công giáo luôn coi việc bất hiếu với cha mẹ là tội nặng bậc nhất; nhưng đạo dạy việc tôn kính tổ tiên phải được đặt trên nền tảng chân lý, trong khi người không có đạo tin rằng hồn người chết ăn những gì tinh tuý nhất trong các món thịt dâng cúng, để rồi phù hộ cho họ sống lâu, giàu có. Chúa Nguyễn Ánh ngạc nhiên vì nhà chúa coi nghi lễ tôn kính tổ tiên chỉ là chứng cớ tỏ lòng nhớ đến cha mẹ: “Khi ta cử hành những nghi lễ đó, ta tự bảo: nếu tổ tiên còn sống thì ta muốn làm tất cả những gì ích lợi cho các ngài; để tỏ lòng thành của ta, lúc này ta làm như thể tổ tiên ta còn sống; dù biết rõ các ngài chẳng còn sống, và những gì ta làm đây chẳng còn mang lợi ích gì cho các ngài cũng như cho ta, nhưng vì muốn chứng tỏ cho mọi người thấy, ta đã không thể quên tổ tiên được và ta muốn nêu gương cho toàn dân ta về lòng hiếu thảo” [8, tr.203].

Giám mục Bá Đa Lộc cho biết vị tiền nhiệm của ngài là Giám mục Guillaume Piguel (1764-1771) đã phục tùng Hiến chế Ex quo singulari với lòng e ngại và không ngừng kêu trách. Giám mục Piguel và cha đại diện của ngài, cũng như Giám mục Bá Đa Lộc không hề muốn kết án việc bái lạy cha mẹ, tổ tiên đã qua đời, vì theo người Đàng Trong, không làm điều đó là bất hiếu. Sau đó Giám mục Labartette (cai quản Đàng Trong 1799-1823) cũng gửi thư cho Ban Giám đốc Hội thừa sai Paris để bênh vực nghi lễ lạy xác. Giám mục Labartette còn kể linh mục Halbout đã lên tiếng phản đối những ai là nguyên nhân của việc cấm đoán lạy xác, thì có tội trước mặt Thiên Chúa [8, tr.206-211].

Như thế đã có hai ý kiến đối với việc tôn kính tổ tiên cha mẹ: một cực đoan, một ôn hoà. Bên nào cũng có đủ lý do để bảo vệ ý kiến mình. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dầu Hiến chế Ex quo singulari đã cấm tuyệt đối mọi bàn cãi, nhưng vì lương tâm, một số linh mục và Giám mục đã ra sức khẩn khoản xin Toà thánh xét lại. Chỉ đến 1939, việc tôn kính tổ tiên và các nghi lễ khác mới được chấp nhận.

d) Sau Huấn thị Plane compertum est (8-12-1939)

Sau khi Roma tháo gỡ nghi lễ Trung Hoa bằng Huấn thị Plane compertum est (1939), đất nước Việt Nam đang ở trong tình trạng thuộc địa và chiến tranh nên chưa áp dụng được những cởi mở nghi lễ mà Huấn thị cho phép. Phải đợi Công đồng Vatican II thổi luồng gió mới vào Giáo hội, lúc này Hội đồng Giám mục Việt Nam (miền Nam Việt Nam) mới đề nghị xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est. Toà thánh đã chấp thuận ngày 20-10-1964. Ngày 14-6-1965, Hội đồng Giám mục Việt Nam (miền Nam Việt Nam) đã ra thông cáo về việc tôn kính tổ tiên (nguyên văn thông cáo xin xem Văn phòng Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, niên giám 2004, tr.487-489). Trong phần II đề cập đến Thể thức áp dụng Huấn thị “Plane compertum est”, đã phân biệt tôn giáo tín ngưỡng với phong tục dân tộc tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, anh hùng dân tộc (xin xem Phụ lục 4).

Ngày 14-11-1974, trong Hội nghị ở Nha Trang, bảy Giám mục Việt Nam (Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các, Giám mục Giuse Trần Văn Thiện, Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Huy Mai) đã xác định cụ thể hơn vấn đề thờ cúng tổ tiên bằng sáu điểm:

- Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch...

- Việc đốt hương, nhang, đèn, nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ gia tiên và trước giường thờ tổ tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

- Ngày giỗ cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì mê tín dị đoan như đốt vàng mã... và giảm thiểu, canh cải những lễ vật để biểu dương ý nghĩa thành kính biết ơn ông bà như dâng hoa trái, hương đèn...

- Trong hôn lễ, dâu rể được làm “lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên” vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với ông bà.

- Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người qua cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính đối với người đã khuất, cũng như Giáo hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

- Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành hoàng quen gọi là “ Phúc thần” tại đình làng để tỏ lòng tôn kính biết ơn những vị mà theo lịch sử, đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải vì mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Trong trường hợp thi hành các điểm trên đây, sợ có điều gì hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu, khích lệ, thông cảm... Đối với giáo dân, cần giải thích cho hiểu việc tôn kính tổ tiên và các vị anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa phương là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc liên quan đến tín ngưỡng, và chính Chúa cũng truyền “phải thảo kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa. [14, tr.490].

Không phải toàn thể Giáo hội Việt Nam áp dụng thông cáo ngay, bởi vì một số người đã quá quen thuộc với cách trước đây, hiểu biết giáo lý chưa đủ, không thông suốt Giáo hội và xã hội, văn hóa Việt Nam v.v...nên một số người, một số nơi chưa quan tâm đúng mức thông cáo này [9, tr.208]. Tuy nhiên, từ nay người Công giáo Việt Nam lại có thể bày tỏ lòng hiếu thảo theo nếp sống văn hóa chung của đồng bào như cách đây mấy trăm năm.

Tác giả: Cao Kỳ Hương

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi rất cảm hứng nội dung: GIÁO SƯ LƯƠNG KIM ĐỊNH NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG ĐẾN KHO TÀNG MINH TRIẾT VIỆT.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Giám đốc TTNC LHDP

Có lẽ tất cả chúng ta ở đây đều biết đến câu ca dao nổi tiếng của nền văn hóa truyền thống Việt:

“Ta về ta tắm ao ta.

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”.

Đây cũng chính là câu ca dao mà giáo sư Lương Kim Định nhắc tới trong lời tựa cuốn sách của ông : “Triết lý cái Đình”.

Câu ca dao tưởng như rất trực quan, rất bình thường, dân dã ấy, như chỉ là một ngạn ngữ khuyên con người Việt Nam hãy dùng những gì mình có. Vì nó là của ta. Cho nên nó tự do hơn và khoáng đạt hơn khi phải mượn tạm những gì của người khác.

Sâu xa hơn, vì nó là của ta, nên nó là những giá trị đích thực. Nhưng ai cũng biết cái “ao ta” ấy chỉ là một hình tượng cho sự sở hữu của ta. Và chỉ khi nó là của ta thì ta mới có tự do vùng vẫy trong cái “ao ta” ấy, “dù trong, dù đục”. Trong hay đục thì chưa biết. Nhưng đoạn chót của câu ca dao ấy đã khẳng định : “ao nhà vẫn hơn”.

Như vậy, nó đã xác định rằng: “Ao ta” hơn hẳn “ao người”.

Nhưng “ao ta” ở đâu và “ao người” ở đâu? Phải chăng để đi tìm cái “ao ta” ấy người xưa đã muốn nhắc nhở con cháu tìm về cội nguồn? Và cội nguồn của Việt tộc, chính là cái “ao ta” ấy sẽ hơn hẳn “ao người”!?

Một sự tương đồng, nhưng rõ ràng và thẳng thắn hơn với nội dung minh triết sâu xa của câu ca dao trên, chính là bài ca của cô Tấm. Mỗi khi cho cá ăn - tài sản ít ỏi và duy nhất của cô - để chia sẻ tâm tư khi phải sống chung với mụ dì ghẻ độc ác, cô Tấm lại cất tiếng gọi:

Bống bống bang bang.

Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta.

Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

Như vậy, đến bài ca của cô Tấm thì những cái gì của ta, nó không còn mơ hồ giữa “trong” hay “đục”. Mà nó đã là sự khẳng định giá trị đích thực của nền minh triết Việt:

Cũng là cơm. Nhưng cơm của Tấm là “cơm vàng, cơm bạc” là giá trị đích thực chói sáng của nền minh triết Việt. Còn cái giống như thế, cũng là “cơm”, nhưng là “cơm hẩm, cháo hoa nhà người”.

Nhưng những hạt cơm vàng, cơm bạc của cô Tâm từ ngày xửa, ngày xưa ấy, đã rơi vãi đâu đây trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc?

Có cái gì để thay thế phép lạ của Bụt sai khiến đàn chim đến nhặt hết những hạt sạn sỏi trộn chung với thóc , để trả lại một màu vàng óng, nguyên sơ của thúng thóc được tạo ra với bao công sức cần lao của con người?

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tiếp theo

QUYỀN LỢI CỐT LÕI VÀ QUYỀN LỢI CĂN BẢN.
Đối với Hoa Kỳ, một nước sẽ chẳng có kg cá và một giọt dầu nào ở đây cả và tất nhiên sẽ chẳng thể có tư cách gì để tham gia vào các hiệp ước tay đôi, tay ba, hay 6, 7 bên gì đó liên quan đến biển Đông – nếu nó xảy ra. Đơn giản thôi: Hoa Kỳ không có lấy 1 mét bờ biển hoặc vùng lãnh thổ liên quan đến vùng biển này.
Nhưng có điều chắc chắn rằng - đối với Hoa Kỳ - nếu nó càng ít thuộc về Trung Quốc càng tốt. Hoa Kỳ không muốn một đối thủ tiềm năng trong việc giành ngôi bá chủ thế giới chiếm lĩnh vùng biển này. Bởi vậy, điều tất yếu là chàng cao bồi Mỹ sẽ ủng hộ quốc gia nào đó mà mang lại nhiều quyền lợi cho họ trong việc sử dụng biển Đông; hoặc chí ít quốc gia đó sẽ ngăn cản được Trung Quốc trong việc chiểm lĩnh biển Đông.
Quốc gia được lựa chọn sẽ phải là một đất nước mà Hoa Kỳ có thể đồng minh một cách lâu dài, ngay cả khi ngôi bá chủ toàn cầu được xác nhận. Không thể là Indonexia, vốn là một quốc gia Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới, việc hợp tác lâu dài sẽ rất bấp bênh. Đối với Việt Nam - thì cái dân tộc này vừa mới chấm dứt cuộc chiến chưa bao lâu với Hoa Kỳ, mùi thuốc súng vẫn chưa tan hẳn; chất độc màu da cam, người Việt vẫn nhận thấy còn tồn tại đâu đây. Chỉ còn Philipfine vốn là một đồng minh lâu năm và là một quốc gia ít ảnh hưởng bởi Hồi giáo (*). Nhưng đối đế lắm thì Hoa Kỳ thà giành biển Đông cho Việt Nam hơn là Trung Quốc. Đó là lý do mà vị đô đốc hải quân, nhanh chóng về vườn, vì đã cầm đèn chạy trước ô tô. Ông ta không nhớ ra người đồng minh cũ của Hoa Kỳ là Philipfine.
Trước mắt là như vậy. Nhưng đối với Trung Quốc thì nếu không xác định được cái lưỡi bò là của mình thì chí ít nó thuộc về Việt Nam vẫn tốt hơn là một nước thân Hoa Kỳ, như Philipfine.
Một trò chơi mới xuất hiện: Tất cả các nước có quyền lợi ở biển Đông được khuyến cáo nên nộp hồ sơ xác định vùng lãnh hải, để được giải quyết trong hội nghị quốc tế liên quan (**). Đây chỉ là một trò chơi - nhưng là trò chơi của người lớn, nhằm xác định tính chính danh trong tương lai. Nó có thể trở thành giấy lộn bán ve chai, nhưng nó cũng có thể trở thành cái cớ rất sắc sảo để bác bỏ mọi quyền lợi chính đáng vào lúc này và trở thành sai vào lúc khác. Việt Nam nên tham gia vào trò chơi này, gọi là góp thêm phần vui vẻ với hàng xóm láng giềng. Bởi vì, nếu nó có thành trò chơi trẻ con thật sự thì mấy gram giấy không phải là một việc chi tiêu tốn kém. Ngược lại, nếu nó tỏ ra nghiêm túc thì Việt Nam sẽ có lợi to, do sự tranh chấp giữa những chàng cao bồi Texas và hảo hán Lương Sơn Bạc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng căng thẳng thì Việt Nam chính là quốc gia được chọn để dung hòa quyền lợi hai bên trong việc chủ quyền trên biển. Chí ít thì vùng biển sẽ rộng hơn so với đòi hỏi hiện nay của các nước đang tranh chấp.

Chúng ta chỉ cần xem thái độ của Hoa Kỳ với ngài Đô đốc hải quân chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương là biết liền. Việc cách chức ông này còn tùy vào Thượng Nghị viện Hoa Kỳ (***)
Cuộc đối đầu với Trung Quốc và Hoa Kỳ chưa thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng nó là tiềm năng trong tương lai gần, đe dọa ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay bây giờ, nó không còn là cuộc đối đầu giữa các nhà ngoại giao với những cơ sở pháp lý, được hỗ trợ bởi các chuyên gia luật quốc tế với những tập hồ sơ dày cộm. Mặc dù về hình thức vẫn do các nhà ngoại giao thực hiện. Nhưng phải gọi đúng tên của nó là một “cuộc chiến tranh chính trị” và phía cuối con đường này – nếu người ta không tìm ra được một ngả rẽ cho nó thì là một cuộc chiến thật sự với tất cả mọi thứ vũ khí mà con người có thể nghĩ ra. Bởi vì – trong trường hợp này – đây là trận chiến cuối cùng xác định dứt khoát ngôi bá chủ thế giới.
Đây là trường hợp xấu nhất nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc đối đầu này, hoặc chí ít cũng bị giăng miểng – “Chẳng phải đầu, cũng phải tai”. Ấy là các cụ ngày xưa bảo thế!
Vậy vấn đề tiếp theo sẽ phải là tìm một chỗ đứng an toàn cho Việt Nam, nếu như không thể cứu vãn được tình thế, khi cuốc đối đầu giành ngôi bá chủ thế giới xảy ra.


Còn tiếp
================
Chú thích:
* Đến giờ này - 2012 - thì đúng như thế: Philipfine là một đồng minh được Hoa Kỳ ủng hộ ở biển Đông.
** Cuối cùng Việt Nam đã làm hồ sơ về vấn đề này.

*** Phải nói rằng lúc đó Thiên Sứ tôi sẽ rất thất vọng, nếu ngài Đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ bị cách chức. Nhưng may quá! Việc này đã không xảy ra! Ngài Obama tuy trông rất thư sinh, nhưng lại thuận tay trái.
Lúc tôi viết bài này - cuối 2008 - thì cả ba vấn đề trên chưa xảy ra.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tiếp theo

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN.
Nước Việt một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Đây là điều mà các triều đại Trung Hoa trước đây không hề phản đối, kể cả chính quyền của vị lãnh tụ thiên tài, người cầm lái vĩ đại – vầng hồng đỏ rực, đỏ rực nhất trong lòng nhân dân Trung Quốc và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới - là ngài Mao Trạch Đông. Đã có một thời vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, trong các vỉa hè Hanoi, người ta đồn rằng: Mao Chủ Tịch có nhã ý trao lại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cho Việt Nam, nhưng Hồ Chủ Tịch đã từ chối. Lý do để Ngài Hồ Chí Minh từ chối được giải thích rằng: Dân tộc Việt chỉ có mấy chục triệu, nếu sát nhập hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây vào Việt Nam thì dân số lên đến hàng trăm triệu và phần lớn nước Việt sẽ là dân Trung Hoa. Hầu hết những người Việt lớn tuổi hơn tôi một tý – trên 60 - ở Hanoi đều biết tin đồn này. Đấy là vào cái thời Thiên Sứ còn mặc quần giải yểm, đang chơi trò trốn tìm với mấy cô bé hàng xóm, chỉ nghe loáng thoáng người lớn nói chuyện.
Một tin đồn vô thưởng vô phạt, nhưng nó có tác dụng tạo một tâm lý cho những sĩ phu Việt - vốn mặc cảm với những va chạm lịch sử giữa hai dân tộc Hoa Việt trải gần 5000 năm từ thời Hoàng Đế đánh Xuy Vưu - cảm thấy nhẹ lòng vì sự biết điều của chính quyền Trung Quốc xuất phát tình hữu nghị thật sự của một chính thể Trung Quốc mới với dân tộc Việt - chứ không phải là những triều đại phong kiến thối nát.
Nghe cứ như chuyện thần thoại, nhưng không phải là bà kể cho cháu nghe trên võng tre kẽo kẹt, dưới mái nhà tranh êm đềm, mà là của các chính trị gia Trung Hoa an ủi quần chúng Việt, khỏi đau lòng vì những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử thăng trầm của dân Việt, khi họ muốn có một mối quan hệ chính trị với dân tộc này, trước một thế giới rộng hơn so với hàng ngàn năm trước.
Chí ít tin đồn này đã gián tiếp xác nhận một lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử, mà Quảng Đông, Quảng Tây chính là một bộ phận của quốc gia Văn Lang xưa.

Lịch sử Việt chỉ bị xuyên tạc và từ gần 5000 năm văn hiến, xuống còn hơn hai ngàn năm lịch sử với cội nguồn – Thời Hùng Vương – tiêu biểu của nến văn hiến Việt, trở thành một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố - Khi mà các âm mưu chính trị quốc tế nhận ra rằng: Cần phải đánh quỵ dân tộc này bằng đòn chí mạng vào chính niềm tự hào dân tộc của người Việt.
Những nhà khoa học làm việc cho các cơ quan tình báo nước ngoài đã phát hiện ra rằng: Lịch sử Việt có một chỗ hổng khá quan trọng – nhưng lại chính là sức mạnh truyền thống của dân tộc này – đó là Thời Hùng Vương, cội nguồn của dân tộc Việt – chỉ nằm ở phần khuyết sử trong các bộ sử chính thống. Những nhà khoa học Việt, hoặc là bị mua chuộc, hoặc bị tác động do sự kém cỏi về khả năng tư duy, đã mắc bẫy trước những lập luận có tính logic hình thức. Mọi chuyện chỉ bắt đầu từ sau tiệc nhậu lưỡi chim sẻ với rượu Mao Đài ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh.
Đây là một đòn chí mạng, nó bắn vào hai mục tiêu cùng một lúc. Mục tiêu trước mắt và cũng là kết quả muốn có thực sự của nó là:
Phá hoại tính chính thống của chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam.
Bởi vì, do tính chất của những giá trị văn hóa sử truyền thống của một dân tộc, là điều kiện xác định sự tồn tại của dân tộc đó trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới. Nên nó chính là điều kiện xác định tính chính thống của một tầng lớp lãnh đạo, nếu những nhà lãnh đạo dân tộc nào đó, chứng tỏ được sự bảo vệ và gìn giữ những gía trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đó. Đây là điều kiện mặc nhiên.
Điều nhìn thấy rất rõ là khi tất cả các nguyên thủ quốc gia tụ tập ở một nước nào đó, trong các hội nghị quốc tế truyền thống thì đều phải mặc y phục truyền thống của dân tộc đó. Thật là may mắn, hội nghị các nước Asean họp tại Hanoi vài năm trước đây, đã xảy ra trước khi Nguyễn Tiến Đoàn sang Đài Loan ở trần đóng khố và tuyên bố hùng hồn rằng: Đây chính là y phục truyền thống Việt. Chứ nếu không, Thiên Sứ tôi – dù trí tưởng tượng rất phong phú – cũng không thể tưởng tượng nổi, các nguyên thủ quốc gia sẽ ăn mặc như thế nào với quan niệm về y phục truyền thống Việt - như tuyên bố của Nguyễn Tiến Đoàn, vốn được “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới” xác định khi phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt.
Thật là láo xược hết sức! Vậy mà nó lại được các phương tiện truyền thông hê lên mặt báo mới đểu chứ.
Hành động của Nguyễn Tiến Đoàn và việc các tờ báo đăng tải đã gián tiếp xác định rằng: Những y phục dân tộc mà lãnh đạo nhà nước Việt Nam cùng các vị nguyên thủ quốc gia đến Hanoi mặc vào lúc trước là không phản ánh thực tế. Thiên Sứ tôi không giận sôi me lên sao được.
Đây chính là một đòn chí tử về văn hóa, khiến từ nay các nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam dự hội nghị truyền thống sẽ phải suy nghĩ khi họ quan niệm về y phục truyền thống Việt sẽ như thế nào. Đây không phải là lần duy nhất người ta – cố tính hay vô ý - sử dụng văn hóa sử truyền thống Việt làm phương tiện gây ra những hậu quả xáo trộn sự ổn định xã hội của Việt Nam.
Một hiệu ứng kèm theo và là một mục đích lâu dài hơn, là làm sụp đổ ý chí tự hào của dân tộc Việt, khiến dân tộc này thực sự chỉ còn là một dân tộc nhược tiểu về cả văn hóa, lịch sử lẫn sức mạnh kinh tế. Từ đó sẽ không còn là mối đe dọa tiềm năng với những tham vọng bá chủ. Đồng thời với sự xóa sổ nền văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt - Trong một điều kiện lịch sử nào đó - thì dân tộc Việt có khả năng bị xóa sổ và trở thành một dân tộc thiểu số trong một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và chính trị.
Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên – Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khẳng định rằng (Nguyên văn lời của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, có trong bài viết của Ngọc Giao chỉ trích Nguyễn Vũ Tuấn Anh – đăng trên bán Nguyệt San Kiến Thức Ngày Nay):

 

Phải kiên quyết bảo vệ những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, vì đó chính là sự sống còn của dân tộc trong tương lai.

 

Tôi sẽ rất tiếc, nếu không ai nhận ra được điều này.
Vấn đề là: Với bất cứ một thể chế chính trị nào thì việc bảo vệ những giá trị văn hóa sử của một dân tộc, chính là chứng tỏ tính chính thống đại diện cho dân tộc của chế độ chính trị cầm quyền trong lịch sử dân tộc đó.
Do đó, việc phá hoại những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, chính là một phần rất quan trọng thực sự của cái gọi là “âm mưu diễn tiến hòa bình”, nhắm vào thể chế chính trị cầm quyền. Vì mục đích này, nó đã giải thích rằng tại sao những phần tử bất mãn với thể chế cầm quyền hiện nay đã chống đối lại quan điểm của Thiên Sứ trên một số trang web. Mặc dù những luận điểm của Thiên Sứ thực sự chẳng liên quan cái con mẹ hàng sáo gì đến chính trị cả. Nhưng đấy là tầm nhìn của những nhà chính trị cơm, chuyên bàn về sai sót của những nhà lãnh đạo thế giới sau khi nó đã xảy ra, ở những quán trà bên vỉa hè Hanoi, hoặc phố đi bộ ở thủ đô Paris…..
Nếu như đó là những nhà chính trị thực sự sâu sắc, họ đã ủng hộ Thiên Sứ với quan điểm minh chứng khoa học thật sự nền văn hóa sử truyền thống Việt trải 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở miến Nam sông Dương Tử.
Với những thủ đoạn chính trị ở tầm quốc tế, thì những giá trị văn hóa của một dân tộc nào đó, không phải là điều được quan tâm, bởi những mục đích của nó. Nhưng riêng với dân tộc Việt thì là một ngoại lệ, ít nhất trong lúc này – khi nó được đặt vấn đề có tính xác định rằng:
Dân tộc Việt là dân tộc duy nhất nắm những bí ẩn của vũ trụ trong những giá trị văn hóa truyền thống của nó.
Muốn làm bá chủ thế giới thì phải có một hệ tư tưởng phù hợp, mà cái áo Tự Do – Bình đẳng – Bác ái của Tây Phương chỉ là trường hợp riêng của một lý thuyết thống nhất. Nó không đủ sức để khoác lên cả quả Địa Cầu này.
Đây là một bảo bối tinh thần để các siêu cường tranh chấp ngôi bá chú phải cân nhắc khi có ý định hủy diệt văn hóa Việt. Tuy đây là một hy vọng mỏng manh, ngay cả khi nó được chú ý của dư luận - thì có thể nói chí ít nó cũng là ánh lửa của que diêm được bật lên còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối.
Trong điều kiện hiện nay, khi Liên Xô đã sụp đổ. Người Việt không ngả theo một liên minh nào và những nước đồng minh chống Liên Xô trước đây, bắt đầu không vừa lòng nhau vì quyền lợi được chia phần. Mâu thuẫn nổi bật nhất đang hiện rõ ở Biển Đông và các vấn đề mà các chính khứa hàng đầu quốc tế đang tính chân lý thuộc về quan điểm tính đa cực hay đơn cực một cách đứng đắn. Nhưng thực chất của những lý luận logic và khúc triết của các học giả và chính trị gia nghiêm túc đang bàn về tính đơn cực hay đa cực này lại là …quyền lợi được chia sẻ một cách hợp lý theo cách nhìn riêng của từng quốc gia.
Mâu thuẫn này nổi lên ở biến Đông và nó làm cho vị trí của Việt Nam được chú ý.
Anh Quốc – một đồng minh truyền thống số một của Hoa Kỳ bắt đầu tỏ ý quan tâm đến tiềm năng Việt. Tất nhiên tiềm năng đó chỉ có ở truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc này.
Nhưng chính vì vị trí của Việt Nam và vùng tranh chấp ở biển Đông, nên nó rất dễ trở thành nhạy cảm trong việc tranh chấp nơi đây. Và nguy cơ trước mắt chính là ảnh hưởng bởi một cuộc đối đầu quân sự trong tương lai không xa. Hiện tượng nhìn thấy được chính là những cuộc tập trận qui mô lớn kéo dài từ Hoàng Hải đến vịnh Thái Lan xảy ra gần đây (Năm 2008) với thái độ cứng rắn của các nước trong khu vực sẵn sàng đối đầu với chiến tranh.


Kính thưa quí vị quan tâm.
Cho đến ngày hôm nay - 28. 7 . 2012 - những vấn đề cội nguồn Việt sử với gần 5000 năm văn hiến đã tìm thấy một sự tương đồng với những vấn đề được đặt ra ở bài viết của tôi từ năm 2008, là bài viết của ông Đồng - một Việt kiều ở Hoa Kỳ - gửi Thế Trung sau cuộc hội thảo "Tường niệm giáo sư Lương Kim Định". Bài viết này đã được đưa lên diễn đàn ở mục "Hoạt động của trung tâm", topic: "Hội thảo tưởng niệm giáo sư Lương Kim Định", nhưng tôi đưa lại vào topic này để quí vị đối chiếu về những cái nhìn từ những điều kiện xã hội khác nhau về cội nguồn lịch sử Việt tộc.



Thân gửi anh Trung và các bạn,
Tôi đã được đọc sách của GS KĐ từ hồi 19 tuổi từ khi hiện tượng KĐ còn phôi thai. Kiến thức về Hán Văn, khảo cổ, và cổ thư của tôi không đủ để phê bình hay nhận xét đúng sai. Tôi chỉ cảm thấy có điểu mới lạ mặc dầu logic nhiều khi phóng túng.
Gần đây anh Trung có gửi các bài phóng sự về hội thảo chuyên đề sự nghiệp GS KĐ. Qua nhũng lời phê bình xác đáng, tôi nhận thấy là giới chuyên gia nhân văn VN có tầm hiểu biết vượt xa những gì tôi vẫn nghĩ về các hoạt động văn hoá đang được tiến hành trong nước. Tôi rất mừng là còn có những chuyên gia trình độ cao theo đuổi những nghiên cứu khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn.
Không ít người cho rằng GS KĐ là người của chế độ cũ. Động lực chính của công trinh nghiên cứu của GS KĐ biết đâu là để chống cộng. Trước 75, chống cộng tức là chống Tầu nói chung, vì Tầu là người đỡ đầu miền Bắc lúc đó. Nay một hội thảo chuyên đề cho GS KĐ được tổ chức để vinh danh nhân ngày giỗ của ông cho thấy trình độ trưởng thành về phê phán. Ai đúng thì được khen, không để quá khứ hay những nghi ngờ chính trị làm mờ mắt.
Nghiên cứu khoa học thuần tuý rất nhiều khi dựa vào cảm tính, trực giác, hay kiến thức tiền khoa học. Nhiều nghiên cứu gia đã thú nhận là có một định kiến về chiều hướng của kết luận trước khi có đủ dữ kiện chứng minh. Với trực giác, khoa học gia có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức bằng cách loại bỏ những giả thuyết phụ. Tuy nhiên một kết luận được coi là co giá trị khoa học chỉ khi nào nó vượt qua các phê bình về logic và được kiểm nhận hay chứng minh bằng các công ước. Nghiên cứu khoa học nhân văn hay xã hội cũng phải tuân theo các quy luật tương tự.
Công trình nghiên cứu của GHS KĐ có tính cách đột phá và kết luận của ông đi trước thời gian đến 30-40 năm. Tôi tin rằng với số lượng nghiên cứu đò sộ, nếu loại đi những kết quả do phỏng đoán, những gì còn lại vẫn còn đủ để ta xếp hạng ông vào gương mặt lớn trong thế kỷ 20. Điều đáng khâm phục là với những bằng chứng tản mạn khắp trong những tài liệu rời rạc, ông đã dùng trực giác để kết liên chúng thành những hệ thống mà 30-40 năm sau khoa học mới bắt đàu chấp nhận những điểm chính. Thiên tài của GS KĐ là ở chỗ đó.
Quay trở lại giá trị của những công trình nghiên cứu về dân tộc học, tôi có vài giả thử để các bạn cùng suy nghiệm. Nếu các gỉả thuyết sau đây được chứng minh do các công trình nghiên cứu đế chúng ta có thể dậy trong hương trình gíáo khoa tiểu học và trung học trong tương lai, người VN có thể sẽ nhìn dân tộc mình với một tư duy mới:
1) Rằng chúng ta đã có một chữ viết kiểu khoa đẩu, và chữ viết đã tiến lên trình độ tượng thanh để diễn tả các tư tưởng qua 30-40 chữ cái trước khi bị người Hán đô hộ. Chữ khoa đẩu còn đặt nền móng cho chũ Hán vuông sau này. Điều này có thể dẫn đến sự phục hưng của mẫu tự khoa đẩu. Người Do Thái đã phục hưng tử ngữ Hebrew và dạy học tiếng này song song với tiếng hiện đại khi họ tìm ra được chữ viết cổ của họ.
2) Rằng từ Lạc Việt, một hệ thống nhân sinh quan kết chặt các liên lạc giữa trời đất, thiên nhiên và con người, vua tôi, vợ chồng, thày trò…đã lan toả ra vùng Lĩnh Nam, rồi lan đến Bách Việt. Văn minh này đã đươc những người Hoa Hạ sau này chấp nhận và phổ biến khắp châu thổ Hoàng Hà và Sông Dương Tử.
3) Rằng không phải là tình cờ hay may mắn về địa dư mà người Việt còn giữ được những tư tưởng về nguồn cội. Tinh thần độc lập ngày nay đã do cha ông dầy công bảo vệ, vun bồi bằng xương máu và đã tìm mọi cách để truyền lại cho đời sau. Tổ tiên ta đã hiểu biết sâu xa sự quan trọng của truyền thống và lịch sử trong sự hình thành một con người toàn diện.
Một cá nhân sẽ không thể tiến xa nếu người đó không có lòng tự trọng (self-esteem). Một dân tộc không thể tiến bộ nếu không thấy tự hào về nguồn cội. Tất cả các nước tiến bộ trên thế giới đều rất trân trọng bảo về truyền thống dân tộc họ, điển hình là người Anh. Trong lịch sử các nước thực dân, các cuộc thống tri tàn bạo thường bắt đầu bằng tiêu diệt lịch sử và truyền thống. Lịch sử của người Tây Ban Nha tiêu diệt văn hoá bản địa ở Nam Mỹ là một kỳ tích gần đây nhất. Cho đến bây giờ chỉ còn hai ba quyển sách trong hàng vạn quyển là còn tồn tại. Người Nam Mỹ bản địa hầu như không còn nhớ họ là ai, và họ thường hay thụ động, thiếu cầu tiến trong đua tranh nghề nghiệp. Tiêu diệt một con người chỉ cần giết người đó. Để tiêu diệt một dân tộc, cần phải đánh thật mạnh vào lòng tự hào dân tộc họ. Cần phải tiêu diệt ngôn ngữ, bóp méo lịch sử, thay đổi phong tục. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, người Hán tưởng đã thành công trong việc tiêu diệt Lạc Việt. Chúng ta được dạy trong trường chúng ta là con cháu những ngươi bại trận phải trốn về Nam. Chúng ta không có chữ viết và phải nhờ quan thái thú Bắc phương đến dạy mới biết hôn nhân, giáo dục, …Khi chiếm nước ta, việc đầu tiên là họ tich thu sách vở hoặc đốt, sau đó là thay đổi ngôn ngữ và phong tục, và cuối cùng là thay đổi huyết thống.

Sau gần một nghìn năm, dân Việt còn có thể thức dậy và dành lại chủ quyền. Biết được như thế mới thấy sự kỳ diệu của nền văn minh truyền thống Lạc Việt. GS KĐ là một trong những người hiểu sự quyến rũ của nền văn minh đó.
Vài giòng viết để giúp ý với anh Trung. Những đam mê của anh về nguồn cội có thể đã hằn trong tâm thức hay đã nằm trong các chủng tử di truyền. Có người còn gọi đó là cái nghiệp chung của nhiều người VN.
Thư đã quá dài, sẽ viết thêm sau để giúp ý kiến vấn đề kinh tài cho những công tác văn hoá này.

Thân chào,
Đồng

Như vậy, quí vị và các bạn quan tâm cũng thấy rằng: Từ một vị trí khác, những nhà nghiên cứu cũng xác định tầm quan trọng của cội nguồn Việt sử trong tương lai của dân tộc Việt và cũng như của tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng cội nguồn Việt sử ấy đã bị phủ nhận và xuyên tạc của một đám học giả "nhân danh khoa học". Từ năm 1991 - khi Liên Xô sụp đổ - quan điểm "nhân danh khoa học" này, vênh váo lên ngôi. Nhưng nó sớm bộc lộ bản chất phi khoa học của nó ít nhất là không có đối thoại và chỉ có thông tin một chiều trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt trên toàn thế giới có ảnh hưởng tới Việt Nam.
Mặc dù không ít những học giả trong nước và
cả những học giả có tên tuổi ở nước ngoài đã có những luận điểm khoa học chứng minh Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Nhưng hầu như không được nhắc tới chỉ 1 lần trên bất cứ một phương tiện truyền thông nào - cả trong nước và quốc tế, tính đến ngày hôm nay. 28. 7. 2012.
Sự thất sủng của những quan điểm khoa học chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến đã cho thấy tính phi khoa học một cách trắng trợn của quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử. Do đó, k
ết quả của việc phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt của đám học giả "ở trần đóng khố" và sự phổ biến của nó ngay cả trong trường phổ thông, đã chứng tỏ sự thành công của những âm mưu quốc tế trong khu vực và góp phần không nhỏ vào những cái gọi là : Chứng cứ lịch sử của Trung Quốc ở biển Đông.
Bởi vì: Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được công nhận nhân danh một chân lý thì Trung Quốc chẳng có cơ sở lịch sử nào để xác định biển Đông thuộc lãnh thổ của họ, khi mà tất cả vùng nam Dương Tử trước đó của Việt tộc.
Nếu như trước đây, tất cả các phương tiện truyền thống quốc tế đều tung hệ - "nhân danh khoa học" - những quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử vì cuộc đối đầu Xô - Mỹ và Việt Nam lúc ấy là một đồng minh của Liên Xô - thì - nay khi họ đối đầu với Trung Quốc đã "Há miệng mắc quai".
Lối thoát duy nhất của họ trong vấn đề này chính là tính chính danh của việc nhân danh khoa học. Vậy thì nó phải có đối thoại khoa học nghiêm túc giữa hai quan điểm mâu thuẫn về một vấn đề khi chân lý là duy nhất. Bởi vậy, nếu như có một cuộc đối thoại nghiêm túc dù trong nước hay quốc tế - nhân danh khoa học với đầy đủ ý nghĩa của từ này, chứ không phải thứ khoa học nửa mùa cúa đám tư duy "Ở trần đóng khố" - thì cá nhân Thiên Sứ tôi sẽ không từ chối.

Còn tiếp.
BIỀN ĐÔNG VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI

 

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tiếp theo

BIỂN ĐÔNG VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI

Chẳng phải ngẫu nhiên, người Trung Quốc quay ra đồng minh với Hoa Kỳ và góp phần vào việc làm tan rã khối Xô Viết. Chuyện này thì cả thế giới biết rồi, Thiên Sứ tôi nhắc lại chỉ gọi là cho nó mượt câu văn, dễ mở bài mà thôi.

Nhưng vấn đề là tại sao Bắc Kinh lại trở cờ với một người đồng minh của mình như vậy?

Tất nhiên ngoài những lý do mà tôi đã nói ở trên – thực chất nó chỉ là cái cớ - nguyên nhân chính cũng là: Bá chủ thế giới, hoặc chí ít cũng là bá chủ một phần thế giới.

Chúng ta quay trở lại những năm 60 của thế kỷ trước. Lúc ấy nhân loại chưa có khái niệm “hội nhập toàn cầu”và thế giới lúc ấy chia làm hai phe rõ rệt là Liên Xô và Hoa Kỳ. Ngoài ra còn một bộ phận lớn các quốc gia trên thế giới, được gọi là thế giới thứ III, hay còn có tên khác là “Các quốc gia không liên kết”. Một cái thế giới ba dọi. nửa nạc, nửa mỡ và một chút lùng bùng. Trong cái thế giới ấy, người Trung Quốc đã tự cho mình là một quốc gia bảo trợ cho phần còn lại của nó. Hay nói chính xác hơn là họ có tham vọng làm bá chủ thế giới thứ III. Họ đã tổ chức ít nhất một cuộc gặp gỡ các nguyên thủ của những “quốc gia không liên kết” ở Bắc Kinh – nếu tôi nhớ không nhầm thì nó vào khoảng năm 64 đến năm 67 ở thế kỷ trước. Hay nói rõ hơn, họ đã có mưu đồ bá chủ một phần thế giới.

Một lần nữa tôi xin lưu ý quý vị rằng: Vào thời điểm đó nhân loại không có khái niệm hội nhập toàn cầu. Bởi vậy, việc bá chủ một phần thế giới không phải không quan trọng. Đây mới chính là nguyên nhân sâu xa để Bắc Kinh liên kết với Hoa Kỳ và gọi là góp phần vào việc xóa bớt một cực trong thế giới hai cực rưỡi mờ mịt đó vào những năm 60 của thế kỷ trước - với hy vọng liên minh này thì sau khi thành công họ sẽ là bá chủ cái thế giới thứ III khốn khổ còn lại. Tất nhiên Hoa Kỳ ủng hộ nhiệt liệt việc Trung Quốc đã từ bỏ khối này với tư cách một cường quốc thứ 2 sau Liên Xô trong phe Xã hội chủ nghĩa. Hành vi này khiến toàn bộ cấu trúc địa chính trị phía nam Liên Xô thay đổi.

Nhưng thật là một điều buồn khi Bắc Kinh chẳng được gì sau sự sụp đổ của Liên Xô, ngoài Ma Cao và Hồng Kông với những ưu đãi trong việc buôn bán với Hoa Kỳ, như thực tế đã chứng tỏ. Cái thế giới thứ ba ảo ấy biến mất sau Liên Xô sụp đổ. Híc! Bởi vì, cái thế giới thứ III ấy chỉ là một khái niệm ảo, khi thế giới lúc ấy chia làm hai cực và tự thực tế ấy làm xuất hiện những quốc gia không phụ thuộc hẳn vào cực nào rõ rệt. Do đó, người ta gọi nó là thế giới thứ III cho nó tiện. Cho nên khi Liên Xô sụp đổ thì thì khái niệm thế giới thứ III cũng biến mất. Thành kính phân ưu.

Tất nhiên Hoa Kỳ nghiễm nhiên mần cái bá chủ thế giới và nó chưa được Trung Quốc công nhận. Đó cũng là lý do mà Trung Quốc sau đó hậm hực đòi chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ , làm họ ngạc nhiên. Hi!

Về phía Trung Quốc thì họ sẽ tiếp tục phát triển ảnh hưởng của họ với thế giới như thế nào thì chẳng cần phải là chuyên gia phân tích tình hình chính trị thế giới cũng nhận thấy rõ: Chung quanh họ - Bắc giáp Nga, Tây giáp Ấn Độ, Đông giáp Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan. Chẳng có nước nào có vẻ ngon ăn để đem nấu mỳ vằn thắn được cả. Chỉ còn có những nước nhỏ bé xinh xinh ở phía Nam mà trước đây các triều đại phong kiến Trung Hoa trịnh thương gọi là Nam Man thôi. Đây là lý do mà Trung Quốc đã gây hấn ở Biển Đông với sự dựng đứng trắng trợn với cái ranh giới trên biển mà họ vẽ ra, quen gọi là “đường lưỡi bò” Nhưng – cũng như tôi đã viết ở trên – Biển Đông và những nước ở phía Nam Trung Quốc không phải là phần được chia của Trung Quốc.

Mặc dù không được hân hạnh tham gia độ nhậu lịch sử ở Tử Cấm Thành uống rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ, nhưng tôi chắc chắn như vậy. Chẳng cần phải có “bằng chứng khoa học”, phân tích, phân teo cho mất thì giờ, mà chỉ cần nhìn thái độ của Hoa Kỳ cũng thấy rõ điều này. Khi Liên Xô sụp đổ thì ngay cả Trung Quốc cũng chỉ là một bộ phận của thế giới mà Hoa Kỳ tự coi mình là bá chủ. Huống chi là tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Hành vi dự kiến xóa sổ Liên Hiệp Quốc ngay sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 - mà Trung Quốc được coi là một thành viên sáng lập - đã chứng tỏ điều này.Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã kịp nhận ra rằng: Tuy họ trở thành siêu cường số 1 hành tinh và tạm thời không có đối thủ; nhưng chưa phải là bá chủ thế giới một cách chính danh. Cái trật tự thế giới này vẫn còn lộn xộn, chẳng phải quốc gia nào cũng sẵn sàng đi theo cái gậy chỉ huy của Hoa Kỳ. Bởi vậy, Hoa Kỳ cần có thời gian dọn dẹp cái thế giới hậu Xô Viết này. Đó là lý do mà họ chưa muốn xóa sổ Liên Hiệp quốc ngay vào lúc bấy giờ. Và đây cũng là lúc mà Bắc Kinh gọi là "Ẩn mình chờ thời". Họ chưa đủ tiềm lực để đối đầu với Hoa Kỳ.

Ẩn mình chờ thời và sự nôn nóng của Trung Quốc.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc có hạng như ngày nay. Bởi vậy, quan niệm "Ẩn mình chờ thời" lúc ấy cũng chỉ tương tự như "nho còn xanh lắm" mà thôi. Không ẩn thì cũng chẳng làm gì được ai. Nhưng đó là chuyện 20 năm trước. Gần đây, nhờ những ưu đãi trong việc buôn bán với Hoa Kỳ họ đã trở nên giàu có. Kèm theo đó tất nhiên là sự phát triển của khoa học kỹ thuật cố gắng theo kịp các nước tiên tiến. Cũng tên lửa vũ trụ, cũng đưa người lên quỹ đạo và có cả cái tàu sân bay ve chai Thi Lang nữa mới ghê chứ!

Nhưng - tôi không biết với cái nhìn khác thì thế nào - chứ với tôi nếu chỉ có từng ấy thì chưa phải là điều đáng quan tâm, để tôi phải đăng lại trên web lyhocdongphuong.org.vn. Việc đưa người lên quỹ đạo trái Đất thì mấy Cty tư nhân cũng quảng cáo rầm rầm cho những tour du lịch vũ trụ; tàu sân bay thì từ những năm Bảo Đại ở truồng theo đúng nghĩa đen, người ta đã đóng những cái tàu còn to hơn. Các vị cứ để ý mà xem, tôi chưa bao giờ đăng những tin về "tiến bộ khoa học" của Trung Quốc lên trang web này cả. Nhưng với người Trung Quốc thì quả là quan trọng so với những năm 50 định đem thuyền buồm ra tấn công Đài Loan. Và họ cứ tưởng thời cơ của họ đã đến. Nếu như trước đây. tiềm lực của Trung Quốc yếu hơn nhiều so với bây giờ , mà họ đã làm mình làm mẩy với các nước lân bang, thì bây giờ với tư cách là siêu cường thứ 2 trên thế giới, họ cứ tưởng họ muốn làm gì thì làm. Họ mặc cả với Hoa Kỳ đòi chai hia thế giới. Và đã bị từ chối thẳng thừng chỉ bởi một vị đô đốc. Híc! Nếu như vị đô đốc đó bị cách chức thì chắc Thiên Sứ tui chẳng dám viết bài này. Nhưng may quá! Chuyện đó không xảy ra.

Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển khoa học kỹ thuật đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tất cả các siêu cường đều lâm vào suy thoái. Lạy Chúa! Cơ hội bằng vàng! Thời cơ đã đến. Và người Trung Quốc bắt đầu thể hiện vai trò của họ. Đúng là thời cơ đã đến với họ. Nhưng cách thể hiện sự nắm bắt cơ hội này như thế nào để gây ảnh hưởng mạnh nhất với thế giới thì lại là chuyện khác.

Và sai lầm lớn nhất là họ đã thể hiện sức mạnh quân sự của họ. Để đạt mục đích - bất cứ mục đích gì - đều có rất nhiều phương pháp. Việc mần bá chủ thiên hạ không nhất thiết chỉ dùng sức mạnh. Có thể nói rằng: Nếu như người Trung Quốc sử dụng những phương pháp khác tế nhị và khôn ngoan hơn thì lịch sử có thể diễn biến theo chiều hướng khác. Nhưng thật không may cho họ, họ đã sử dụng phương pháp mà tất cả mọi người đều đã biết. Họ đã gây hấn ở biển Đông làm điểm bắt đầu cho sự tiếp tục phát triển những ảnh hưởng của họ với thế giới. Khu vực này có vẻ dễ nuốt nhất so với các nước chung quanh họ. Bởi vậy, nên họ đã chứng tỏ quyết tâm rất cao và tập trung vào đây nhiều nguồn lực và sự chú ý.

Thẳng thắn mà nói thì tất cả các quốc gia này hợp sức lại sẽ tạo ra một sức mạnh ngoại giao, nhưng không phải đối thủ về quân sự với Trung Quốc. Nếu như cái thế giới này ở vào thời điểm cách đây 50 năm trước thì cái thế nó đã khác. Họ có thể - có thể thôi - thực hiện được việc này. Nhưng bây giờ là thế kỷ XXI, thời thế đã thay đổi.

Vấn đề sẽ không đơn giản chỉ là quyền lợi của các nước liên quan trực tiếp đến biển Đông và quyền lợi của Trung Quốc muốn phát triển. Mà là quyền lợi của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh Hoa Kỳ là siêu cường số I và không có đối thủ. Họ không thể để biển Đông duy nhất thuộc về Trung Quốc. Xâm chiếm biển Đông bằng vũ lực hoặc bằng sự tính toán mưu lược - nói tóm lại bằng bất cứ phương tiện nào - thì vấn đề sẽ không chỉ dừng ở xâm phạm quyền lợi của Việt Nam; Philifine...mà là dụng chạm đến quyền lợi của các siêu cường quốc tế.

Đương nhiên khi họ dùng vũ lực thì họ sẽ được các siêu cường đáp lễ bằng vũ lực. Tất nhiên, cho dù biển Đông là mầm mống mà người Trung Quốc khơi mào cho một cuộc chiến. Nhưng cuộc chiến giữa họ và các siêu cường sẽ chẳng bao giờ xảy ra ở đây.

Có thể nói rằng: Người Hán đã phạm sai lầm chiến lược lớn nhất trong lịch sử phát triển của đế chế Hán, tính từ sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở nam Dương Tử. Việc sử dụng sức mạnh của Trung Quốc sẽ khiến cho họ đối đầu với cả thế giới do Hoa Kỳ là siêu cường số 1 ở hành tinh này. Hành vi của họ đang đẩy dần chính đất nước họ vào một cuộc chiến tranh lớn có tính quyết định cho tương lai của nhân loại trên con đường hội nhập toàn cầu.

Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên , tôi nhiều lần phủ nhận tất cả những lời tiên tri của những nhà tiên tri nổi tiếng rằng: "Không có chiến tranh thế giới thứ III - theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra". Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên tôi nhiều lần thể hiện trên diễn đàn rằng: "Quỹ thời gian còn lại - để tránh một cuộc chiến như vậy - của Trung Quốc rất ít. Họ nên dừng lại". Nhưng đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này, thì người Trung Quốc muốn rút lui khỏi biển Đông cũng phải rất bài bản và không dễ dàng gì. Nó đã bắt đầu quá đà. Đúng là :

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi (*)

Cuộc chiến tranh lớn - mà các nhà tiên tri cách đây nhiều thế kỷ hoặc của bà Vanga ...gọi là chiến tranh thế giới thứ III - có xảy ra hay không tùy thuộc vào hành vi của Trung Quốc và sự tỉnh táo của họ.

Tương lai của thế giới thì không thay đổi - Đó là sự hội nhập toàn cầu. Nhưng để dẫn đến tương lai đó lịch sử sẽ diễn biến như thế nào? Chiến tranh hay hòa bình tùy thuộc vào những sự kiện ở biển Đông.

Còn tiếp.

====================

Chú thích: * Trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Cụ Nguyễn Đoàn Tuân - một chuyên gia về Thái Ất với cuốn "Thái Ất thần kinh - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm", đã biên soạn và giải thích nội dung Truyện Kiều với góc nhìn của Lý học. Cụ xác định rằng: Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là một tác phẩm tiên tri. Nhưng cách hành văn của cụ rất phức tạp. Rất tiếc tôi chưa có thời gian biên soan lại.

 

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI VIỆT VẪN DUY TRÌ THÓI QUEN KHÔN NHÀ DẠI CHỢ?

Trần Đăng Khoa

Posted Image

Lời dẫn của Lê Thiếu Nhơn: Nhà thơ Trần Đăng Khoa đặt vấn đề: “Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?”.

Mấy ngày gần đây, trong những chuyện phiếm bên quán nước vỉa hè, hay trên các hãng truyền thông, đều xôn xao những chuyện không lấy gì làm đẹp trong phòng khám, phòng điều trị tư nhân có thày thuốc Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn là đã xảy ra cả chuyện chết người. Nạn nhân là một phụ nữ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng. Một cái chết vu vơ. Chết chỉ vì bị xốc khi truyền nước. Đó là một sơ xuất rất tối thiểu mà ngay cả một trạm xá cấp xã, cấp phường cũng khó vấp phải.

Chúng ta không nghi ngờ nền y học Trung Quốc, đặc biệt là Đông y. Tuy nhiên, những thầy thuốc giỏi, những bác sĩ chuyên gia đích thực của họ đâu có sang ta để hành nghề. Việt Nam không phải là lựa chọn của họ. Làm việc trong mấy phòng khám tư nhân ở ta, có khi chỉ là mấy ông lang băm bán thuốc dạo, hay vài cậu sinh viên non choẹt vừa mới ra trường. Tay nghề không. Thực tiễn không. Kinh nghiệm không. Thế thì tránh sao được chuyện rủi ro, kể cả những cái chết bi thảm, những cái chết vu vơ rất không đáng có.

Điều chúng ta quan tâm, là tại sao những phòng khám tư nhân, với cái giá điều trị ngất ngưởng ở …trên giời mà vẫn có bao nhiêu người nghèo sẵn sàng dồn cơ nghiệp và cả tính mạng của mình vào đấy, để rồi cuối cùng chuốc lấy sự phiền toái, bùng nhùng, cả những cái chết vô cùng thảm khốc? Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ chết vì bệnh. Nhưng những bệnh nhân đáng thương ấy không phải chết vì bệnh tật, mà vì bệnh …sùng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng tốt, cũng sang. Đến cả hàng hóa, vật dụng, hàng xách tay, hàng…ngoài luồng cũng đều …tốt cả. Còn những gì của ta cũng đều rẻ rúng, “hâm đơ”. Hãm. Từ hàng hóa, vật dụng, đến cả …con người. Các Hoa hậu, ca sĩ của ta, chỉ cần có chút nhan sắc, tiếng tăm, phần lớn cũng sắm…chồng ngoại. Thế thì trách gì mấy bác nông dân chân lấm, tay bùn cả tin, dễ bị lừa mị, thế nên chỉ nhức đầu, sổ mũi, hay cắt trĩ, truyền nước…, toàn những bệnh đơn giản, cũng muốn kén bàn tay của bác sĩ ngoại, dù sự kén chọn ấy có phải trả cái giá ngất nghểu ở xứ …cung giăng thì cũng “cứ chơi”. Không đủ tiền thì bán đất cát, nhà cửa. Tính mạng còn chả tiếc thì tiếc gì mấy chuc …triệu bọ. (Xin lưu ý giá cắt trĩ ở phòng khám tư có thầy thuốc Trung Quốc là 20 triệu đồng).

Thật hẩm hiu cho nền y học “nội địa”. Trong khi chúng ta có rất nhiều thày thuốc giỏi, như Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Tôn Thất Bách, Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Lương y Bành Khừu, Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, bác sĩ trẻ Nguyễn Lân Hiếu. Bác sĩ Hiếu là con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng và Thày thuốc Nhân dân, Đại tá hàm Tướng Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Phó Viện trưởng Viện 108 Quân đội. Hiện nay, bác sĩ Lân Hiếu mổ tim thuộc hạng cự phách. Một học giả nước ngoài bảo tôi: “Về y học, chúng tôi chỉ hơn các anh máy móc và điều kiện làm việc thôi. Còn tài năng, kinh nghiệm, và đặc biệt là bàn tay khéo léo, chuẩn xác trong kỹ nghệ mổ xẻ, các bác sĩ của các anh thật đáng kính nể!”.

Thế thì tại sao lại dẫn đến thảm cảnh ấy?

Sùng ngoại. Cả tin. Đa nghi ư? “Người Việt vốn dĩ có tinh thần cảnh giác cao độ. Kinh nghiệm từ những năm chiến tranh với cái giá quá đắt phải trả đã cho họ đức tính ấy”. Giáo sư J. Berke, một nhà Việt Nam học người Đức đã từng có nhận xét về chúng ta như vậy. Ông đã bảy lần sang thăm Việt Nam. Để khám phá Việt Nam, theo ông, chỉ cần có một công cụ, đó là chiếc xe đạp. Mà xe đạp ở xứ này rất sẵn. Chỉ bỏ ra hơn chục dolla là đã có cả một chiếc xe đạp rồi. Đi xe đạp Việt Nam rất hay bị xịt lốp. Nhưng không sao. Xe xịt ở bất cứ chỗ nào thì cứ tạt vào rệ đường. Thế là lập tức ở đó sẽ có ngay một ông thợ bơm vá xe đạp. Mà những ông thợ này rất đặc biệt. Họ không phải người bình thường. Họ là những anh hùng trong những năm chiến tranh. Đó là pho sử sống của cả một thời đại. Nhưng tốt nhất là cứ để họ tự nói. Người Việt sởi lởi lắm. Họ chẳng giũ được cái gì ở trong bụng. Nhưng mà đừng hỏi. Nếu cứ thật thà hỏi, hoặc tỏ ý quan tâm, lập lức họ sẽ nghi ngay mình là một tên gián điệp quốc tế. Với người Việt, tội ác tày trời là tội làm gián điệp. Cứ vu cho cái tội làm gián điệp là mọi việc xử lý rất dễ. Dân Việt nhạy cảm lắm. Cảnh giác lắm, căm gián điệp lắm, nên nhìn đâu cũng thấy địch!

Nhận xét của J. Berke như một chuyện đùa. Nhưng không phải không có những điều khiến ta phải nghĩ ngợi. Một cây bút có tiếng chịu khó tìm tòi, vừa có tác phẩm mới, với giọng điệu hơi lạ, dù chỉ đơn thuần là một cách làm mới mình, để mình không giống với người khác. Vậy mà ông bạn tôi cứ truy hỏi: Cái cậu tác giả ấy là người thế nào? Nó ăn phải bả của địch hay do địch cài cắm?. Tôi bảo: Chả có địch nào chui được vào hàng ngũ của những người từng vào sinh ra tử. Mà cơ quan ấy cũng là mảnh đất lành. Một môi trường trong veo làm sao có chỗ cho cái ác nảy nở. Nếu cậu không tin, cậu cứ cử về đấy vài ba thằng gián điệp. Tớ bảo đảm với cậu chỉ sau mấy tháng, chúng sẽ thành lao động “tiên tiến” hay cá nhân “bốn tốt”!.

Ông bạn tôi bắt đầu cảnh giác. Rồi anh nghi ngờ cả tôi. “Không khéo thằng cha này cũng bị địch tiêm nhiễm rồi cũng nên”.

Bà con mình thế đấy. Có thể cảnh giác, nghi ngờ với cả con cái, anh em ruột thịt trong nhà, nhưng lại nhẹ dạ cả tin với thiên hạ. Mà ai nói gì cũng tin. Các cụ bảo đó là bệnh “Khôn nhà dại chợ”.

Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?

Chưa hết. Hãy nhớ lại chuyện thu gom ốc bươu vàng, rồi thu gom đỉa của thương lái Trung Quốc mấy năm vừa qua, chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt đến mức như thế nào? Từ các tỉnh phía Bắc, phong trào thu mua đỉa đã lan đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhiều người dân Hóc Môn còn đứng ra thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận. Thấy lợi, dễ làm mà giá cao, nhiều hộ dân Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao nhà mình hồ để mang bán cho thương lái Trung Quốc. Ngoài việc “sản xuất” đỉa, “sản xuất” ốc bươu vàng, họ còn đi thu mua của các hộ quanh vùng. Thương lái Trung Quốc mua gì, họ thu gom thứ ấy. Thương lái đặt với số lượng cực lớn rồi đột ngột “mất tích” như phép thần thông của Tôn Hành Giả. Mà đỉa với ốc bươu vàng sinh sản rất nhanh. Trời mưa, đỉa theo nước ùa cả vào nhà dân. Không phải chỉ trẻ con mà người lớn cũng sợ khiếp vía. Theo các nhà Động vật học, “đỉa là loài rất nguy hiểm, do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt một con đỉa lại rất khó khăn, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường. Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được, đỉa tràn ra môi trường, trở thành hiểm họa, giống như hiểm họa ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ những năm trước đây”.

Thật quái quỷ!

Và rồi còn ghê rợn hơn nữa là việc thu gom chè bẩn cũng lại của Thương lái Trung Quốc trong khu vực các tỉnh phía Bắc. Chỉ tính riêng ở Văn Chấn, Yên Bái, có thể nói, người người sản xuất chè. Nhà nhà sản xuất chè. Mỗi hộ gia đình chỉ bỏ ra 4 triệu đồng mua 2 máy vò chè và sàng chè, là đã thành một xưởng sản xuất chè tại gia. Chỉ sau 1 tuần sản xuất chè bẩn, họ đã thu hồi toàn bộ vốn. Còn sau thì lãi. Ở Hàm Yên, Tuyên Quang, còn có chuyện sản xuất chè bằng cách trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn vò, phơi, được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh. Có một điều rất lạ, chè bẩn làm ra bao nhiêu cũng được thương lái Trung Quốc thu gom hết. Họ còn mua với giá cao. Thương lái Trung Quốc còn đến tận nhà hướng dẫn làm chè bẩn rồi bao tiêu trọn gói. Chè bẩn được đóng bao, đóng gói chở đi kìn kìn. Họ mua chè bẩn với số lượng lớn như thế về để làm gì thì chỉ có trời mới biết.

Khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, trước con mắt của bạn bè quốc tế, họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang cùng chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè Việt bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy thì còn có quốc gia nào giám ký kết, đặt mua. Vậy là chỉ sau 6 tháng, toàn bộ ngành chè liêu xiêu và hàng loạt doanh nghiệp gắn với chè đã bị phá sản.

Năm 2007, Tập đoàn Bưu chính viễn thông của chúng ta cũng thiệt hại hàng chục triệu USD khi bị cắt trộm 11 km cáp quang. Nhiều người cứ thắc mắc, không hiểu kẻ cắp cắt trộm cáp quang để làm gì, bởi cái thứ này không thể bán phế liệu được. Sau đó, khi Công an Bà Rịa - Vũng Tàu bắt được "cáp tặc" Nguyễn Thị Bích Phượng, từ lời khai của thị, mọi người mới tá hỏa: Hóa ra thị tổ chức cắt cáp để bán cho thương lái Trung Quốc. Thị cũng không hiểu thương lái Trung Quốc mua hàng đống cáp quang vụn của thị để làm cái quái quỷ gì?

Cũng may, thương lái Trung Quốc chỉ gom thu chè bản, cáp quang, đỉa ốc, móng trâu...Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem bán rồi.

Thật đáng sợ.

Bây giờ thì tất cả đã rõ.

Bà con ta quá nêu cao cảnh giác, toàn cảnh giác nghi ngờ những người ruột thịt trong nhà, rồi ứng xử rất hà khắc, nhưng lại ngờ nghệch, cả tin với người ngoài thiên hạ, cũng vì những lợi ích cỏn con trước mắt, nên bị mấy anh nghịch tặc phá hoại nó lừa. Và lừa rất manh mún, tiểu nhân, nhưng lại rất bài bản, có hệ thống với mọi tính toán kỹ lướng, và rồi hậu quả để lại cho chúng ta thì lại vô cùng nặng nề và không hề manh mún một chút nào.

Ôi! Người anh em Trung Quốc, “môi hở răng lạnh”, người luôn nêu cao “mười sáu chữ vàng” mà lại hiện hình rúm ró như thế được sao? Tôi nói điều này cũng vì rất yêu đất nước anh em Trung Quốc. Đất nước của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn… cùng với nền văn hóa vĩ đại mà tôi hằng ngưỡng mộ từ thuở ấu thơ! Chính vì yêu Đất nước Trung Quốc, nên càng thấy đau đớn, khi những kẻ giả danh Trung Quốc, đã bôi bẩn đất nước đất nước anh em vĩ đại mà chứng ta hằng biết ơn này, nhất là mấy anh Hải tặc đã bịa ra cái đường lưỡi bò, cướp Hoàng Sa, rồi còn hòng thôn tính luôn Trường Sa và cả Biển Đông ngút ngát kia. Trung Quốc là một quốc gia giầu có, hùng mạnh. Sự bật dậy của người anh em thân thiết trong những năm gần đây làm chúng ta mừng vui và hạnh phúc vô cùng. Thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây sẽ là thế kỷ Trung Quốc.

Hàng hóa Trung Quốc, từ đồ tiêu dùng vụn vặt cho đến những mặt hàng cao cấp nhất cũng đã phủ khắp thế giới. Chẳng cần đến Trường Sa, Hoàng Sa và cả Biển Đông, Trung Quốc cũng vẫn là một quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất thế giới, vậy thì việc gì phải vơ váo những thứ không phải của mình. Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó không phải người Việt tự tuyên bố, mà chủ quyền đó đã được chính người Pháp và bạn bè Quốc tế khách quan, xác định từ mấy trăm năm trước. Trong bản đồ địa giới, hải giới của Trung Quốc, từ đời Nhà Thanh và trước nữa cho đến năm 1904 cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưỡi bò ma quỷ. Đấy là những bằng cứ hùng hồn, phủ nhận những trò tháu cáy của những kẻ tiểu nhân, rất không hảo hán. Việc làm đó chẳng biết có thu được lợi lộc gì không, vì trong thời đại ngày nay, cũng không dễ làm được những điều khuất tất ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhưng trước mắt, họ đã tự cô lặp mình trước cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực, cùng thở chung một bầu khí quyển Biển Đông. Và nói như các cụ ta xưa, thì đó cũng chỉ là chuyện : “Khôn nhà dại chợ!”

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tiếp theo

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Vào năm 2008, một họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa đã vẽ bức tranh mang màu sắc chính trị này và đem triển lãm ở New York. Bức tranh vẽ một cô gái Hoa Kỳ xiêm y nghiêm chỉnh, hai tay vừa sửa lại tóc vừa vênh cái bộ mặt đanh đá , liếc xéo cô gái Đài Loan đang ở truồng, ôm cái nón lá có mấy trái táo, đứng ngoài chiếu bạc với vẻ đau khổ tiều tụy. Cô gái Nhật, Trung Hoa và Nga đều "Ở trần đóng khố". Họ đang đánh bạc với hành vi gian lận của cô gái Tàu. Cô gái Nhật thì vẫn cười sởi lởi. Còn cô gái Nga thì nằm vật ra, một chân vẫn gác lên đùi cô gái Hoa Kỳ. Một bức tranh mang màu sắc chính trị thấy rõ. Nhưng nó ngụ ý gì thì không thuộc "phạm trù" tư duy của các nhà bình luận nghệ thuật thuần túy. Thời điểm xuất hiện của bức tranh này vào tháng 3. 2008. Đây cũng chính là năm mà lyhocdongphuong.org.vn xác định với lời tiên tri nổi tiếng: "Vào khoảng tháng 4/5 Việt lịch, các đại gia trên thế giới sụp đổ, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu"(*).

BacKinh2008.jpg

Bức tranh này đã được giới thiệu lễn diễn đàn Lý học Đông phương với việc tìm hiểu nội dung bức tranh vào khoảng đầu năm 2011. Chính tôi đã đặt tên cho bức tranh này là "Canh bạc cuối cùng". Có cái gì đó trùng hợp giữa lời tiên tri về khủng hoảng kinh tế thế giới của tôi và sự trần trụi của các cô gái đại diện cho những siêu cường này. Hình như cũng có cái gì đó liên hệ giữa sự phủ nhận trơ tráo cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến thành "liên minh bộ lạc" với những con bạc trong bức tranh và sự khủng hoảng kinh tế không có lối thoát hiện nay trên toàn thế giới.

Chẳng cần phải có trình độ uyên bác về Lý học, cũng chẳng cần một nhãn quan chính trị sâu sắc; chỉ cần "tư duy nghĩ cũng thường thường bậc trung", cũng đủ thấy đây là "Canh bạc cuối cùng", khi các con bạc đang "ở trần đóng khố" tức là đã hết sạch. Họ chỉ có thể đánh ván cuối cùng thắng thua ngã ngũ. Vì không còn gì để dánh tiếp.

Trong canh bạc này cô gái Đài Loan bị tống cổ ra ngoài chiếu bạc; cô gái Nga ngã vật xuống giường vì đã hết sạch. Cô gái Nhật thì còn hy vọng. Riêng cô gái Tàu thì dấu một con bài phía sau. Phải chăng tác giả muốn thể hiện cô gái Tàu ý thức được đây là canh bạc tháu cáy cuối cùng, nên quyết hơn thua, bất chấp luật chơi và muốn thắng với mọi thủ đoạn?!

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

.

Chân thành xin lỗi - nội dung liên quan đến bài viết này được thực hiện ở phía dưới...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy còn một bức này nữa không biết bức nào là thật

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy còn một bức này nữa không biết bức nào là thật

2008Beijing2.jpg

 

Bức ảnh của vuisong có vẻ thật hơn bức ban đầu gửi lên diễn đàn. Bởi vì nét vẽ chỉnh chu và bố cục các nhân vật chặt chẽ hơn. Nhưng nội dung chính căn bản không thay đổi. Nó vẫn là "Canh bạc cuối cùng".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Chú sẽ lấy bức tranh của vui sống minh họa cho bài viết. Cảm ơn Vuisong.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI NÀY ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN LẠI Ở PHẦN DƯỚI


VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tiếp theo

CANH BẠC CUỐI CÙNG
Vào năm 2008, một họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa đã vẽ bức tranh mang màu sắc chính trị này và đem triển lãm ở New York. Bức tranh vẽ một cô gái Hoa Kỳ xiêm y nghiêm chỉnh, hai tay vừa sửa lại tóc vừa vênh cái bộ mặt đanh đá , liếc xéo cô gái Đài Loan đang ở truồng, ôm cái nón lá có mấy trái táo, đứng ngoài chiếu bạc với vẻ đau khổ tiều tụy. Cô gái Nhật, Trung Hoa và Nga đều "Ở trần đóng khố". Họ đang đánh bạc với hành vi gian lận của cô gái Tàu. Cô gái Nhật thì vẫn cười sởi lởi. Còn cô gái Nga thì nằm vật ra, một chân vẫn gác lên đùi cô gái Hoa Kỳ. Một bức tranh mang màu sắc chính trị thấy rõ. Nhưng nó ngụ ý gì thì không thuộc "phạm trù" tư duy của các nhà bình luận nghệ thuật thuần túy. Thời điểm xuất hiện của bức tranh này vào tháng 3. 2008. Đây cũng chính là năm mà lyhocdongphuong.org.vn xác định với lời tiên tri nổi tiếng: "Vào khoảng tháng 4/5 Việt lịch, các đại gia trên thế giới sụp đổ, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu"(*).

canhbaccuoicung.jpg

Bức tranh tương tự như thế này đã được giới thiệu lễn diễn đàn Lý học Đông phương với việc tìm hiểu nội dung bức tranh vào khoảng đầu năm 2011. Chính tôi đã đặt tên cho bức tranh này là "Canh bạc cuối cùng". Có cái gì đó trùng hợp giữa lời tiên tri về khủng hoảng kinh tế thế giới của tôi và sự trần trụi của các cô gái đại diện cho những siêu cường này. Hình như cũng có cái gì đó liên hệ giữa sự phủ nhận trơ tráo cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến thành "liên minh bộ lạc" với những con bạc trong bức tranh và sự khủng hoảng kinh tế không có lối thoát hiện nay trên toàn thế giới.
Chẳng cần phải có trình độ uyên bác về Lý học, cũng chẳng cần một nhãn quan chính trị sâu sắc; chỉ cần "tư duy nghĩ cũng thường thường bậc trung", cũng đủ thấy đây là "Canh bạc cuối cùng", khi các con bạc đang "ở trần đóng khố" tức là đã hết sạch. Họ chỉ có thể đánh ván cuối cùng thắng thua ngã ngũ. Vì không còn gì để dánh tiếp.
Trong canh bạc này cô gái Đài Loan bị tống cổ ra ngoài chiếu bạc; cô gái Nga ngã vật xuống giường vì đã hết sạch. Cô gái Nhật thì còn hy vọng. Riêng cô gái Tàu thì dấu một con bài phía sau. Phải chăng tác giả muốn thể hiện cô gái Tàu ý thức được đây là canh bạc tháu cáy cuối cùng, nên quyết hơn thua, bất chấp luật chơi và muốn thắng với mọi thủ đoạn?!
Trước đây, tôi đã phân tích bức tranh này và cho rằng: Họa sĩ vẽ còn thiếu một cô gái Ấn Độ. Đến nay trên thực tế "Canh bạc cuối cùng" này cho thấy tôi đã đúng và quả là sự thiếu sót của họa sĩ Gia Nã Đại gốc Tàu: Cô gái Ấn Độ đã tham gia cuộc chơi.
Các bạn thân mến.
Tôi phân tích bức tranh này chỉ cho vui mà thôi. Cũng như trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm vắn hiến, tôi không bao giờ coi việc giải mã những di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể làm bằng chứng khoa học cả. Đám "hầu hết" và "cộng đồng" với tư duy "ở trần đóng khố" sẽ la hét ầm ĩ, gõ phèng phèng lên ngay. Họ không có cơ hội đó, vì Thiên Sứ tôi biết trước điều này. Mặc dù về phía đám tư duy ở trần đóng khố phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn giải mã ầm ầm. Nhưng càng la lối phủ nhận truyền thống Việt càng lộ rõ sự chủ quan, phi lý của mục đích phủ nhận văn hóa truyền thống Việt mà họ đang cố gắng thực hiện. Nó cũng giống như càng cố gắng chiếm biển Đông của Trung Quốc càng lộ rõ sự ngang ngược vô lý của Trung Quốc.
Ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc ào ạt xuống lấn chiếm biển Đông nhắm xácđịnh chủ quyền. Cũng ngày hôm nay, một bức tranh mới về "Canh bạc cuối cùng" xuất hiện khác bức tranh cũ một số chi tiết. Nhưng dù khác một chút bề ngoài thì bản chất vấn đề vẫn không thay đổi. Nhìn bề ngoài thì có vẽ người Trung Quốc đang thắng thế. Họ đang tỉa dần những quốc gia có quyền lợi ở biển Đông và có vẻ như đang sắp đạt mục đích. Nhưng về bản chất của vấn đề thì họ đang lao xuống dốc với tốcđộ ngày càng nhanh trên một cái xe cũ kỹ. Hoa Kỳ chưa dàn trận xong - cô gái trong tranh chưa tỏ ra chú ý vào chiếu bạc - mặc dù đã ngồi trong đó - Cô còn vấn lại tóc, mắng mỏ chu chéo với cô gái Đài Loan tội nghiệp.
Lý học bao giờ cũng phải có một tầm nhìn bao quát, rồi mới xét hiện tượng cục bộ. Chỉ cần chủ quan một chút là sai lệch vấn đề. Các bạn còn nhớ trước hiện tượng động đất ngày 11. 3 . 2011, tôi đã xác định sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở Chấu Á - Thái Bình Dương và tôi đã trừ ra hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Cuối cùng, sau 6 tiếng khi tôi đưa lời dự đoán lên mạng, nó xảy ra đúng ở Nhật Bản. Những kẻ chăm chắm chỉ chực chờ Thiên Sứ sai là la lối chỉ trích mừng quá! Thiên Sứ đoán sai. Hi1.gif! Thành thật mà nói thì lúc đầu Thiên Sứ tôi không hiểu vì sao tôi lại đoán sai. Nhưng sau đó, sau trận động đất tàn phá kinh hoàng đất nước Nhật - mà tôi rất đau xót - thì Trung Quốc nổi lên là siêu cường thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tôi mới hiểu được mình đã sai ở chỗ nào và lý thuyết thống nhất luôn luôn đúng. Kết quả của việc động đất ấy đã đẩy Nhật Bản xuống thành cường quốc thứ ba về kinh tế và đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai. Cho dù sự lên hạng của Trung Quốc không phải tính phát triển đích thực, mà nhờ sự xuống hạng bởi thiên tai của Nhật Bản. Nhưng điều đó đã đẩy cái siêu cường thứ hai đầy kiêu hãnh này là sự lấn lướt các quốc gia láng giềng mạnh mẽ hơn và bất chấp cả chân lý. Những hành vi đó đã xui khiến xuất hiện bức tranh "Canh bạc cuối cùng" với cô gái Hoa Kỳ ngồi trong chiếu bạc và cũng là sự chứng nghiệm nội dung mang tính tiên tri của bức tranh này từ 2008.
Cả cái thế giới khốn khổ này đang khủng khoảng kinh tế với xu hướng "ở trần đóng khố", y như các cô gái trong tranh - trừ Hoa Kỳ. Những nhà chính trị kinh tế học thế giới hiện đại chắc đều nhận thấy rằng: Hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Riêng cuộc khủng hoảng lần này, diễn biến có khác hơn một chút: Thế giới đang chịu ảnh hưởng của một siêu cường không có đối thủ là Hoa Kỳ và cũng coi biển Đông là quyền lợi căn bản.


BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
.

..

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thứ Hai, 06/08/2012 - 08:36

Mỹ-Trung căng thẳng vì Biển Đông

(Dân trí) - Quan hệ Mỹ-Trung hồi cuối tuần đã trở nên căng thẳng sau khi hai nước lên tiếng chỉ trích lẫn nhau liên quan tới vấn đề Biển Đông.

>> Mỹ chỉ trích Trung Quốc thành lập đơn vị đồn trú ở Biển Đông

Posted Image

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhìn từ trên cao.

Trung Quốc hôm qua đã triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối chuyện Washington chỉ trích Trung Quốc thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới ở Biển Đông.

Trong một tuyên bố, Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Zhang Kunsheng đã triệu tập phó đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Robert Wang hôm 4/8 để phản đối.

Động thái trên diễn ra cùng ngày với việc Bắc Kinh công khai chỉ trích Washington sau khi Mỹ nói rằng Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng những hành động gần đây ở Biển Đông.

Trước đó, ngày 3/8, Bộ ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố chỉ trích việc Trung Quốc nâng cấp bộ máy hành chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và thiết lập một đơn vị đồn trú quân đội mới ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Patrik Ventrell nói trong một tuyên bố rằng Washington “quan ngại về những căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông và theo dõi chặt chẽ tình hình”.

Đồng thời, Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao của các nước Đông Nam Á nhằm đàm phán với Trung Quốc về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Tháng trước, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng với một đơn vị đồn trú quân sự. Đây là một hành động mang tính chất leo thang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Việt Nam đã lên án “thành phố Tam Sa” là “vi phạm luật pháp quốc tế”, trong khi Philippines mô tả động thái trên của Bắc Kinh là “không thể chấp nhận được”.

An Bình

Tổng hợp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tiếp theo

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Vào năm 2008, một họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa đã vẽ bức tranh mang màu sắc chính trị này và đem triển lãm ở New York. Bức tranh vẽ một cô gái Hoa Kỳ xiêm y nghiêm chỉnh, hai tay vừa sửa lại tóc vừa vênh cái bộ mặt đanh đá , liếc xéo cô gái Đài Loan đang ở truồng, ôm cái nón lá có mấy trái táo, đứng ngoài chiếu bạc với vẻ đau khổ tiều tụy. Cô gái Nhật, Trung Hoa và Nga đều "Ở trần đóng khố". Họ đang đánh bạc với hành vi gian lận của cô gái Tàu. Cô gái Nhật thì vẫn cười sởi lởi. Còn cô gái Nga thì nằm vật ra, một chân vẫn gác lên đùi cô gái Hoa Kỳ. Một bức tranh mang màu sắc chính trị thấy rõ. Nhưng nó ngụ ý gì thì không thuộc "phạm trù" tư duy của các nhà bình luận nghệ thuật thuần túy. Thời điểm xuất hiện của bức tranh này vào tháng 3. 2008. Đây cũng chính là năm mà lyhocdongphuong.org.vn xác định với lời tiên tri nổi tiếng: "Vào khoảng tháng 4/5 Việt lịch, các đại gia trên thế giới sụp đổ, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu"(*).

Posted Image

Bức tranh tương tự như thế này đã được giới thiệu lễn diễn đàn Lý học Đông phương với việc tìm hiểu nội dung bức tranh vào khoảng đầu năm 2011. Chính tôi đã đặt tên cho bức tranh này là "Canh bạc cuối cùng". Có cái gì đó trùng hợp giữa lời tiên tri về khủng hoảng kinh tế thế giới của tôi và sự trần trụi của các cô gái đại diện cho những siêu cường này. Hình như cũng có cái gì đó liên hệ giữa sự phủ nhận trơ tráo cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến thành "liên minh bộ lạc" với những con bạc trong bức tranh và sự khủng hoảng kinh tế không có lối thoát hiện nay trên toàn thế giới.

Chẳng cần phải có trình độ uyên bác về Lý học, cũng chẳng cần một nhãn quan chính trị sâu sắc; chỉ cần "tư duy nghĩ cũng thường thường bậc trung", cũng đủ thấy đây là "Canh bạc cuối cùng", khi các con bạc đang "ở trần đóng khố" tức là đã hết sạch. Họ chỉ có thể đánh ván cuối cùng thắng thua ngã ngũ. Vì không còn gì để dánh tiếp.

Trong canh bạc này cô gái Đài Loan bị tống cổ ra ngoài chiếu bạc; cô gái Nga ngã vật xuống giường vì đã hết sạch. Cô gái Nhật thì còn hy vọng. Riêng cô gái Tàu thì dấu một con bài phía sau. Phải chăng tác giả muốn thể hiện cô gái Tàu ý thức được đây là canh bạc tháu cáy cuối cùng, nên quyết hơn thua, bất chấp luật chơi và muốn thắng với mọi thủ đoạn?!

Trước đây, tôi đã phân tích bức tranh này và cho rằng: Họa sĩ vẽ còn thiếu một cô gái Ấn Độ. Đến nay trên thực tế "Canh bạc cuối cùng" này cho thấy tôi đã đúng và quả là sự thiếu sót của họa sĩ Gia Nã Đại gốc Tàu: Cô gái Ấn Độ đã tham gia cuộc chơi.

Các bạn thân mến.

Tôi phân tích bức tranh này chỉ cho vui mà thôi. Cũng như trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm vắn hiến, tôi không bao giờ coi việc giải mã những di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể làm bằng chứng khoa học cả. Đám "hầu hết" và "cộng đồng" với tư duy "ở trần đóng khố" sẽ la hét ầm ĩ, gõ phèng phèng lên ngay. Họ không có cơ hội đó, vì Thiên Sứ tôi biết trước điều này. Mặc dù về phía đám tư duy ở trần đóng khố phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn giải mã ầm ầm. Nhưng càng la lối phủ nhận truyền thống Việt càng lộ rõ sự chủ quan, phi lý của mục đích phủ nhận văn hóa truyền thống Việt mà họ đang cố gắng thực hiện. Nó cũng giống như càng cố gắng chiếm biển Đông của Trung Quốc càng lộ rõ sự ngang ngược vô lý của Trung Quốc.

Ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc ào ạt xuống lấn chiếm biển Đông nhắm xácđịnh chủ quyền. Cũng ngày hôm nay, một bức tranh mới về "Canh bạc cuối cùng" xuất hiện khác bức tranh cũ một số chi tiết. Nhưng dù khác một chút bề ngoài thì bản chất vấn đề vẫn không thay đổi. Nhìn bề ngoài thì có vẽ người Trung Quốc đang thắng thế. Họ đang tỉa dần những quốc gia có quyền lợi ở biển Đông và có vẻ như đang sắp đạt mục đích. Nhưng về bản chất của vấn đề thì họ đang lao xuống dốc với tốcđộ ngày càng nhanh trên một cái xe cũ kỹ. Hoa Kỳ chưa dàn trận xong - cô gái trong tranh chưa tỏ ra chú ý vào chiếu bạc - mặc dù đã ngồi trong đó - Cô còn vấn lại tóc, mắng mỏ chu chéo với cô gái Đài Loan tội nghiệp.

Lý học bao giờ cũng phải có một tầm nhìn bao quát, rồi mới xét hiện tượng cục bộ. Chỉ cần chủ quan một chút là sai lệch vấn đề. Các bạn còn nhớ trước hiện tượng động đất ngày 11. 3 . 2011, tôi đã xác định sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở Chấu Á - Thái Bình Dương và tôi đã trừ ra hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Cuối cùng, sau 6 tiếng khi tôi đưa lời dự đoán lên mạng, nó xảy ra đúng ở Nhật Bản. Những kẻ chăm chắm chỉ chực chờ Thiên Sứ sai là la lối chỉ trích mừng quá! Thiên Sứ đoán sai. HiPosted Image! Thành thật mà nói thì lúc đầu Thiên Sứ tôi không hiểu vì sao tôi lại đoán sai. Nhưng sau đó, sau trận động đất tàn phá kinh hoàng đất nước Nhật - mà tôi rất đau xót - thì Trung Quốc nổi lên là siêu cường thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tôi mới hiểu được mình đã sai ở chỗ nào và lý thuyết thống nhất luôn luôn đúng. Kết quả của việc động đất ấy đã đẩy Nhật Bản xuống thành cường quốc thứ ba về kinh tế và đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai. Cho dù sự lên hạng của Trung Quốc không phải tính phát triển đích thực, mà nhờ sự xuống hạng bởi thiên tai của Nhật Bản. Nhưng điều đó đã đẩy cái siêu cường thứ hai đầy kiêu hãnh này là sự lấn lướt các quốc gia láng giềng mạnh mẽ hơn và bất chấp cả chân lý. Những hành vi đó đã xui khiến xuất hiện bức tranh "Canh bạc cuối cùng" với cô gái Hoa Kỳ ngồi trong chiếu bạc và cũng là sự chứng nghiệm nội dung mang tính tiên tri của bức tranh này từ 2008.

Cả cái thế giới khốn khổ này đang khủng khoảng kinh tế với xu hướng "ở trần đóng khố", y như các cô gái trong tranh - trừ Hoa Kỳ. Những nhà chính trị kinh tế học thế giới hiện đại chắc đều nhận thấy rằng: Hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Riêng cuộc khủng hoảng lần này, diễn biến có khác hơn một chút: Thế giới đang chịu ảnh hưởng của một siêu cường không có đối thủ là Hoa Kỳ và cũng coi biển Đông là quyền lợi căn bản.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

.

..

Bài chưa hoàn chỉnh đúng không ạ? Hôm bữa giờ chờ chú viết xong để "ngâm cứu" mà chờ hoài không thấy! Chú Thiên Sứ nếu có thời gian xin viết tiếp đi ạ! Nóng lòng quá! Hihi.... Theo những động thái của Mỹ từ bữa giờ, nào là kế hoạch "Biển-TRời", nào là những bài xã luận của những tờ bào lớn....thì quả thật những gì chú Thiên Sứ viết đang trở thành sự thật. ...
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tiếp theo

CANH BẠC CUỐI CÙNG
Vào năm 2008, một họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa đã vẽ bức tranh mang màu sắc chính trị này và đem triển lãm ở New York. Bức tranh vẽ một cô gái Hoa Kỳ xiêm y nghiêm chỉnh, hai tay vừa sửa lại tóc vừa vênh cái bộ mặt đanh đá , liếc xéo cô gái Đài Loan đang ở truồng, ôm cái nón lá có mấy trái táo, đứng ngoài chiếu bạc với vẻ đau khổ tiều tụy. Cô gái Nhật, Trung Hoa và Nga đều "Ở trần đóng khố". Họ đang đánh bạc với hành vi gian lận của cô gái Tàu. Cô gái Nhật thì vẫn cười sởi lởi. Còn cô gái Nga thì nằm vật ra, một chân vẫn gác lên đùi cô gái Hoa Kỳ. Một bức tranh mang màu sắc chính trị thấy rõ. Nhưng nó ngụ ý gì thì không thuộc "phạm trù" tư duy của các nhà bình luận nghệ thuật thuần túy. Thời điểm xuất hiện của bức tranh này vào tháng 3. 2008. Đây cũng chính là năm mà lyhocdongphuong.org.vn xác định với lời tiên tri nổi tiếng: "Vào khoảng tháng 4/5 Việt lịch, các đại gia trên thế giới sụp đổ, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu"(*).

canhbaccuoicung.jpg

Bức tranh tương tự như thế này đã được giới thiệu lên diễn đàn Lý học Đông phương với việc tìm hiểu nội dung bức tranh vào khoảng đầu năm 2011. Chính tôi đã đặt tên cho bức tranh này là "Canh bạc cuối cùng". Có cái gì đó trùng hợp giữa lời tiên tri về khủng hoảng kinh tế thế giới của tôi và sự trần trụi của các cô gái đại diện cho những siêu cường này. Hình như cũng có cái gì đó liên hệ giữa sự phủ nhận trơ tráo cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến thành "liên minh bộ lạc" với những con bạc trong bức tranh và sự khủng hoảng kinh tế không có lối thoát hiện nay trên toàn thế giới.
Chẳng cần phải có trình độ uyên bác về Lý học, cũng chẳng cần một nhãn quan chính trị sâu sắc; chỉ cần "tư duy nghĩ cũng thường thường bậc trung", cũng đủ thấy đây là "Canh bạc cuối cùng", khi các con bạc đang "ở trần đóng khố" tức là đã hết sạch. Họ chỉ có thể đánh ván cuối cùng thắng thua ngã ngũ. Vì không còn gì để dánh tiếp.
Trong canh bạc này cô gái Đài Loan bị tống cổ ra ngoài chiếu bạc; cô gái Nga ngã vật xuống giường vì đã hết sạch. Cô gái Nhật thì còn hy vọng. Riêng cô gái Tàu thì dấu một con bài phía sau. Phải chăng tác giả muốn thể hiện cô gái Tàu ý thức được đây là canh bạc tháu cáy cuối cùng, nên quyết hơn thua, bất chấp luật chơi và muốn thắng với mọi thủ đoạn?!
Trước đây, tôi đã phân tích bức tranh này và cho rằng: Họa sĩ vẽ còn thiếu một cô gái Ấn Độ. Đến nay trên thực tế "Canh bạc cuối cùng" này cho thấy tôi đã đúng và quả là sự thiếu sót của họa sĩ Gia Nã Đại gốc Tàu: Cô gái Ấn Độ đã tham gia cuộc chơi.
Bức tranh này còn một ý nghĩa nữa là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới - qua hình ảnh các cô gái "ở trần đóng khố" trên bức tranh - là nguyên nhân để có canh bạc tháu cáy cuối cùng này.


Các bạn thân mến.
Tôi phân tích bức tranh này chỉ cho vui mà thôi. Cũng như trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, tôi không bao giờ coi việc giải mã những di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể làm bằng chứng khoa học cả. Đám "hầu hết" và "cộng đồng" với tư duy "ở trần đóng khố" sẽ la hét ầm ĩ, gõ phèng phèng lên ngay. Nhưng họ không có cơ hội đó, vì Thiên Sứ tôi biết trước điều này. Mặc dù về phía đám tư duy ở trần đóng khố phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn giải mã ầm ầm. Nhưng họ càng la lối phủ nhận truyền thống Việt, càng lộ rõ sự chủ quan, phi lý của mục đích phủ nhận văn hóa truyền thống Việt mà họ đang cố gắng thực hiện. Nó cũng giống như càng cố gắng chiếm biển Đông của Trung Quốc càng lộ rõ sự ngang ngược vô lý của Trung Quốc. Nó vô lý đến mức quốc gia Malaixia có lãnh thổ sát biển mà không còn một tấc biển nào. Tất nhiên chẳng có cơ sở lịch sử nào, cũng không có một công ước quốc tế hoặc một giá trị dù chỉ ở mức hợp lý nào, để nước Malaixia không có một lãnh thổ biển cả. Nhưng người Trung quốc cứ trơ tráo vậy đó. Họ cậy có sức mạnh để xác định chân lý thuộc về họ.
Các bạn xem hình bản đồ lưỡi bò của Trung quốc dưới đây với lãnh thổ của Malaisia:
bandosailechcuatrungquoc.jpg


Ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc ào ạt xuống lấn chiếm biển Đông nhắm xácđịnh chủ quyền. Cũng ngày hôm nay, một bức tranh mới về "Canh bạc cuối cùng" xuất hiện khác bức tranh cũ một số chi tiết. Nhưng dù khác một chút bề ngoài thì bản chất vấn đề vẫn không thay đổi. Nhìn bề ngoài thì có vẽ người Trung Quốc đang thắng thế. Họ đang tỉa dần những quốc gia có quyền lợi ở biển Đông và có vẻ như đang sắp đạt mục đích. Nhưng về bản chất của vấn đề thì họ đang lao xuống dốc với tốcđộ ngày càng nhanh trên một cái xe cũ kỹ. Hoa Kỳ chưa dàn trận xong - cô gái trong tranh chưa tỏ ra chú ý vào chiếu bạc - mặc dù đã ngồi trong đó - Cô còn vấn lại tóc, mắng mỏ chu chéo với cô gái Đài Loan tội nghiệp. Cô gái Hoa Kỳ có vẻ không mấy wan tâm đến canh bạc mà cô ta nắm chắc phần thắng. Đây không phải là ý tưởng của tôi, tôi chỉ nhắc lại dưới hình thức diễn đạt khác một nhận xét của một chuyên gia nghiên cứu chiến lược Nga, khi phát biểu rằng: "Trung Quốc sẽ tự sát khi gây chiến với Hoa kỳ".


Giáo sư Yakov Berger, một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Ngiên cứu Viễn Đông – Nga cho rằng:
"Không ai biết về khoản ngân sách thực sự mà Trung Quốc dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ”.

"Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc không thể so sánh được với Mỹ - chiến lược gia người Nga khẳng định. – “Nếu (TQ) tiến hành một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ thì điều đó chẳng khác nào tự sát".

 

http://giaoduc.net.v...oa-Ky/167089.gd
Sai lầm của người Trung Quốc đến mức mà có lần tôi phải đặt một giả thuyết rằng: Họ bị cài gián điệp chiến lược ở cấp hoạch định chiến lược quốc gia. Nhưng một giả thuyết khác có vẻ hợp lý hơn khiến tôi loại trừ giả thuyết này. Đó là họ gây sự ở bên ngoài để ổn định nội bộ. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là một chiến lược sai lầm rất nghiêm trọng của họ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của Trung quốc và sự phát triển của văn minh nhân loại.
Lý học bao giờ cũng phải có một tầm nhìn bao quát, rồi mới xét hiện tượng cục bộ. Chỉ cần chủ quan một chút là sai lệch vấn đề. Các bạn còn nhớ trước hiện tượng động đất ngày 11. 3 . 2011, tôi đã xác định sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở Châu Á - Thái Bình Dương và tôi đã trừ ra hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Cuối cùng, sau 6 tiếng khi tôi đưa lời dự đoán lên mạng, nó xảy ra đúng ở Nhật Bản. Những kẻ chăm chắm chỉ chực chờ Thiên Sứ sai là la lối chỉ trích mừng quá! Thiên Sứ đoán sai. Hi1.gif!
Thành thật mà nói thì lúc đầu Thiên Sứ tôi không hiểu vì sao tôi lại đoán sai. Nhưng sau đó, sau trận động đất tàn phá kinh hoàng đất nước Nhật - mà tôi rất đau xót - thì Trung Quốc nổi lên là siêu cường thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tôi mới hiểu được mình đã sai ở chỗ nào và lý thuyết thống nhất luôn luôn đúng. Kết quả của việc động đất ấy đã đẩy Nhật Bản xuống thành cường quốc thứ ba về kinh tế và đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai. Cho dù sự lên hạng của Trung Quốc không phải tính phát triển đích thực, mà nhờ sự xuống hạng bởi thiên tai của Nhật Bản. Nhưng điều đó đã đẩy cái siêu cường thứ hai đầy kiêu hãnh này là sự lấn lướt các quốc gia láng giềng mạnh mẽ hơn và bất chấp cả chân lý. Những hành vi đó đã xui khiến xuất hiện bức tranh "Canh bạc cuối cùng" với cô gái Hoa Kỳ ngồi trong chiếu bạc và cũng là sự chứng nghiệm nội dung mang tính tiên tri của bức tranh này từ 2008.
Cả cái thế giới khốn khổ này đang khủng khoảng kinh tế với xu hướng "ở trần đóng khố", y như các cô gái trong tranh - trừ Hoa Kỳ. Những nhà chính trị kinh tế học thế giới hiện đại chắc đều nhận thấy rằng: Hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Riêng cuộc khủng hoảng lần này, diễn biến có khác hơn một chút: Thế giới đang chịu ảnh hưởng của một siêu cường không có đối thủ là Hoa Kỳ và cũng coi biển Đông là quyền lợi căn bản.
Hay nói rõ hơn: Sự kiêu hãnh và hung hăng của Trung Quốc với tham vọng bành trướng trắng trợn, đã tự đưa đất nước của họ đối đầu với Hoa kỳ - vốn bá chủ thế giới trên thực tế. Hay nói rõ hơn họ đã tuyên chiến không chính thức với Hoa Kỳ để xác định ngôi vị của họ trên thế giới. Còn biển Đông, biển điếc; tàu cá, tàu kiếc; hải giám hải giếc..... chỉ là cái cớ để Trung Quốc thể hiện điều này. Nó không phải là cái Hoa Kỳ chính thức quan tâm. Cái Hoa Kỳ quan tâm là:
Thế giới sẽ đi về đâu khi xác định ai là bá chủ thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu?
Bởi vậy, một "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn ra. Đây là hành vi mà nhà nghiên cứu chiến lược Nga gọi là hành vi tự sát, nếu Trung Quốc tiến hành chiến tranh với Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do để tôi xác định rằng cuộc chiến dứt điểm sẽ không xảy ra ở biển Đông. Đơn giản vì nó không phải là vùng đất quan trọng trong một cuộc chiến dứt điểm để xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Mặc dù nó là nơi Trung Quốc thể hiện vị trí siêu cường ở một nửa Thái Bình Dương của họ.
Họ có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh dứt điểm cuối cùng này không, khi Liên bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã sụp đổ?


Còn tiếp
Hoa Kỳ - Con hổ giấy hay chính là con Phượng Hoàng lửa?

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chỉ xin góp 3 ý nhỏ khi quan sát bức tranh này thôi ạ:

1. Toàn bộ quần áo của các cô gái này biến đi đâu ạ?

2. Cô bé Đài Loan tuy chỉ mang cái yếm đơn sơ, nhưng là yếm thắm thêu hoa hải đường - quốc hoa của người Hoa. Cô gái TQ cũng có hình hoa hải đường nhưng là hình xăm trên vai, kiểu của kẻ đua đòi hợm hĩnh chứ không phải cách của người quân tử thưởng hoa! Điều này trùng hợp với nhận định của 1 số nhà nghiên cứu nào đó coi Đài Loan mới lưu giữ những giá trị đích thực của Trung Hoa, còn Trung Quốc hiện tại chỉ là bản nháp lem nhem bẩn thỉu!

3. Trong 5 nhân vật, chỉ có cô gái Đài Loan không quần! Nó gợi nhớ đến việc vùng lãnh thổ này bị mất tư cách thành viên LHQ để trao cho Trung Hoa, và cũng theo cách nhìn này, Hoa Kỳ là người làm chủ cuộc chơi, với áo xiêm đầy đủ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chỉ xin góp 3 ý nhỏ khi quan sát bức tranh này thôi ạ:

1. Toàn bộ quần áo của các cô gái này biến đi đâu ạ?

2. Cô bé Đài Loan tuy chỉ mang cái yếm đơn sơ, nhưng là yếm thắm thêu hoa hải đường - quốc hoa của người Hoa. Cô gái TQ cũng có hình hoa hải đường nhưng là hình xăm trên vai, kiểu của kẻ đua đòi hợm hĩnh chứ không phải cách của người quân tử thưởng hoa! Điều này trùng hợp với nhận định của 1 số nhà nghiên cứu nào đó coi Đài Loan mới lưu giữ những giá trị đích thực của Trung Hoa, còn Trung Quốc hiện tại chỉ là bản nháp lem nhem bẩn thỉu!

3. Trong 5 nhân vật, chỉ có cô gái Đài Loan không quần! Nó gợi nhớ đến việc vùng lãnh thổ này bị mất tư cách thành viên LHQ để trao cho Trung Hoa, và cũng theo cách nhìn này, Hoa Kỳ là người làm chủ cuộc chơi, với áo xiêm đầy đủ!

Những vấn đề và hiện tượng Thích Đủ Thứ nhận xét và đặt ra rất sâu sắc. Tuy nhiên, vì mang tính giải mã , nên sẽ có những cái nhìn khác nhau trong một hình tượng. Bởi vậy, tôi cũng chỉ đưa vào cho vui thôi. Mục đích dẫn chuyện thể hiện ý tưởng.

Nếu hình ảnh cô gái Đài Loan được coi là thành viên liên hiệp quốc bị loại khỏi cuộc chơi thì trong canh bạc này phải có cả Anh , Pháp. Cho nên hình tượng cô gái Đài Loan bị loại khỏi cuộc chơi mang tính tiên tri sự kiện sắp xảy ra, chứ không phải là một hình tượng thể hiện quá khứ.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

EU ở đâu trong xung đột Biển Đông?

10/8/2012 06:00

Posted ImageBất chấp những ưu tiên nội tại của mình, EU cũng không thể quên về quan hệ đối tác chiến lược của họ với Nhật và Hàn Quốc.

Biển Đông có eo biển Malacca, là nơi đường vận tải biển đông thứ 2 thế giới đi qua. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó dòng cung cấp tới khu vực này bao gồm dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, than đá và quặng sắt.

Với những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quân đội một số nước đã bắt đầu quá trình hiện đại hóa quân sự, gồm Trung Quốc, Philippines và Malaysia. Nói chung, 6 bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Brunei, một phần hoặc toàn bộ khu vực.

Để có ý niệm về lợi ích của các quốc gia ở khu vực này, một tính toán của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ năm 2006 cho thấy Biển Đông có trữ lượng 26,7 triệu thùng dầu (tương đương với Oman, Quatar, Syria và Yemen cộng lại) và trữ lượng khí tự nhiên khoẳng 7,9 nghìn tỷ khối (tương đương với Ả rập Saudi hoặc Mỹ).

Posted Image

Do giá trị đáng kể của dầu và khí, khả năng căng thẳng ở khu vực này đặc biệt cao, và do đó, khả năng về một cuộc đối đầu về lãnh thổ ở Biển Đông là không thể coi thường.

Với quan hệ thương mại, đầu tư lớn giữa EU và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như triển vọng to lớn trong việc tăng cường quan hệ kinh tế, EU có lợi ích lớn trong vấn đề an ninh ở Đông Á.

Hiện tại, Đông Á là khu vực của bất ổn với rất nhiều căn nguyên từ việc các quốc gia tăng cường trang bị vũ khí quân sự, và bất đồng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan, và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tính toán lợi ích kinh tế của EU ở khu vực này như sau: 18,1% xuất khẩu của EU là tới Đông Á, trong khi toàn châu Á là 21,4%. EU nhập khẩu 30,1% hàng hóa từ Đông Á trong tổng số 34,3% từ châu Á. Không khó để nhận thấy sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa EU và Đông Á đã tạo cơ hội hớn, nhưng cũng rủi ro cao. Do đó, một trong những mục tiêu an ninh trong chính sách đối ngoại của EU là thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa quan đội nhằm tăng ảnh hưởng ở khu vực. Không có gì bí mật việc Trung Quốc đang xây dựng năng lực để đối trọng với sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược của Nhật và Hàn Quốc tại khu vực, bất kì xung đột hay bất ổn ở Đông Á sẽ gây quan ngại lớn. Tuy nhiên, mối quan ngại của EU chủ yếu liên quan đến lợi ích kinh tế tại khu vực và bản sắc của EU với tư cách là một cường quốc chuẩn mực. Bất chấp những nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Á, khả năng EU can thiệp vào vấn đề an ninh vẫn là nghi vẫn khi mà khối này thiếu năng lực để triển khai. Bất chấp điều này, sự đối đầu ở Đông Á sẽ ảnh hưởng lớn tới EU bởi lợi ích của 27 nước ở khu vực, với 18,1% xuất khẩu và 30,1% nhập khẩu.

Mặc dù EU không có vẻ gì sẽ lãnh đạo một cuộc tập trận chung ở Tây TBD, an ninh khu vực vẫn đặc biệt quan trọng với kinh tế EU và thế giới nói chung. Do đó, một khi xung đột xảy ra ở Biển Đông, rất có thể các quốc gia EU sẽ hành động đơn lẻ để duy trì luật pháp và trật tự, hoặc để đảm bảo an toàn hàng hải nhằm bảo vệ lợi ích thương mại ở khu vực này. Đồng thời, với tư cách toàn khối, EU có thể can dự thông qua NATO. Dù sao, cả Anh và Pháp vẫn có thể hành động riêng nếu đó thuộc về lợi ích của họ. Cả Anh và Pháp đều có lực lượng hải quân mạnh, bao gồm cả khả năng hai nước triển khai tàu sân bay.

Trong xung đột Biển Đông, Nhật Bản có thể tham gia trực tiếp khi mà 70% tàu chở dầu của Nhật qua khu vực này. Một cuộc đụng độ có thể buộc các tàu chở dầu của Nhật phải đi đường vòng để tránh bằng cách vòng xung quanh Indonesia qua TBD. Tuy nhiên, phương án này vừa đắt đỏ và tốn nhân công.

Hơn nữa, hai phần ba khí tự nhiên của Hàn Quốc được vận chuyển qua Biển Đông.

Từ lợi ích kinh tế của EU ở Đông Á, an ninh hàng hải đặc biệt quan trọng.

Hiện nay, năng lực quân sự của EU bao gồm 13 nhóm tấn công, là các đơn vị phản ứng nhanh với 1,500 quân mỗi nhóm. Các quốc gia EU thay phiên chịu trách nhiệm chỉ huy các nhóm này, mà 2 trong số đó luôn ở tình trạng sẵn sang từ năm 2007.

Tuy nhiên, lực lượng này chưa bao giờ được triển khai và sẽ khó để nói khủng hoảng nợ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nghiên cứu và phát triển của EU trong lĩnh vực quân sự.

Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách và tập trung vào các vấn đề nội tại, EU có vẻ sẽ tiếp tục đứng trên vai của Mỹ trong việc duy trì nguyên trạng ở khu vực tây TBD.

Hơn nữa, cần nói thêm rằng mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định của EU, Nhật và Hàn Quốc ở Đông Á khác với quan điểm về hòa bình và ổn định của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc tạo dựng nguyên trạng là tầm nhìn chung trong chính sách đối ngoại liên quan đến an ninh của các nước này.

Đến nay vẫn chưa rõ ràng việc EU có hợp tác trong các hoạt động quân sự chung với Nhật hay Hàn Quốc trong tương lai hay không. Nhưng trên khía cạnh kinh tế, quan hệ giữa Eu với Nhật và Hàn là bền vững, và sự hợp tác đáng kể trong những mối quan hệ này đã thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Thông qua Nhật và Hàn Quốc, Eu đã tạo dựng được cánh cổng để vào thị trường rộng lớn ở Đông Á và đóng vai trò như một người chơi trong vấn đề an ninh, dù tại thời điểm này chỉ là rất nhỏ. Bất chấp những vấn đề nội tại hiện nay, EU cũng không thể quên quan hệ đối tác với Nhật và Hàn Quốc.

Thu Hiền (theo theriskyshift)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Tiếp theo

Hoa Kỳ - Con hổ giấy hay chính là con Phượng Hoàng lửa?

S bành trướng bất chấp đạo lý và dựa trên sức mạnh của người Trung Quốc thực chất là lời tuyên chiến với siêu cường số một hành tinh là Hoa Kỳ để xí phần cái quả địa cầu ngày càng bé đi, ít thức ăn; hoặc bá chủ cả quả địa cầu này. Cho nên, Lý học Đông phương xét bản chất của vấn đề là vậy. Biển Đông chỉ là nguyên nhân trực tiếp mà thôi. Đâu phải vì bảo vệ biển Đông mà Hoa Kỳ kéo đến 60% lực lượng Hải, lục, không quân đến đây. Đại để vậy.
Vậy vấn đề còn lại là trong "Canh bạc cuối cùng " này người Trung Quốc có thắng hay không? Hay chí ít làm Hoa Kỳ hao tổn binh sĩ, nản chí mà phải rút lui, nhường cho Trung Quốc phần phía Đông châu Á - Thái Bình Dương hay không? Quyết định vấn đề này là tương quan sức mạnh quân sự hai bên.
Về vấn đề này, tôi nói thẳng nhận xét của tôi: Trung Quốc chẳng là cái đinh gì so với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ cả. Tôi chẳng có tài liệu "mật" về các thứ vũ khí tối tân của cả hai bên. Mà chỉ có sự phân tích và tổng hợp trên cơ sở kiến thức của Lý học Đông phương. Tôi biết rõ điều này từ lâu và thể hiện qua những lời tiên tri, cứ lâu lâu lại chẳng may đúng. Chẳng phải ngẫu nhiên, những lời tiên tri hàng năm của tôi khi nói về khoa học kỹ thuật, hay phát biểu đại loại như: "Xuất hiện những loại vũ khí khiến thay đổi nghệ thuật quân sự"; hay "Xuất hiện những loại vũ khí như truyện khoa học viễn tưởng", hoặc "Xuất hiện những loại vũ khí như trong truyện thần thoại"....Đại để vậy! Và chẳng may cứ từ đúng trở lên. Những cái gì được công bố trên báo mạng mà mọi người đều biết, như: Vũ khí vũ trụ chỉ trong một giờ bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới, hoặc tia lade phá hủy tên lửa...vv....- Xin lỗi! Đó là những thứ có thể đem khoe và bán cho các đồng minh trong tương lai. Còn những thứ không thể đem khoe và thậm chí không hề có trên mạng nội bộ - khiến cho những hacke tài ba phải khóc tiếng Urugoay - thì khác hẳn. Đấy là mới nói đến cái vấn đề "pha học kỹ thụt", còn khả năng hủy diệt thì tôi chưa biết.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi chưa bao giờ tự tay post lên mạng những bài báo nói về những thành tựu khoa học của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nào là tên lửa hủy diệt vệ tinh, khiến Hoa Kỳ phải giật mình thon thót; nào là đưa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của riêng mình (Việc Trung Quốc cố tạo cho riêng mình và không phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong những phương tiện truyền thông vũ trụ, cũng là một chỉ dấu khá quan trọng cho tham vọng bá chủ thế giới của họ); hoặc là đưa người bay lên, bay xuống trong vũ trụ....vv....và ....vv....
Bởi vì, khi đưa lên mạng - hèn gì web lyhocdongphuong.org.vn cũng mang danh nghĩa học thuật - thì chí ít cũng phải là mô tả những thành tựu mới nhất của văn minh nhân loại, hoặc những vấn đề băn khoăn của giới khoa học hàng đầu thế giới, thí dụ như: Vấn đề "có hay không Hạt của Chúa"; vấn đề "có hay không người ngoài hành tinh"; "có hay không Lý thuyết thống nhất vũ trụ"...đại để vậy.
Trang lyhocdongphuong.org. vn - Mặc dù nó là một trang web thuộc loại èo uột, ít được wan tâm- Nhưng chí ít nó được công bố chính danh là trang nghiên cứu học thuật thì nó không thể quảng cáo cho mấy thứ gọi là tiến bộ "pha học kỹ thụt" của Trung Quốc, mà thiên hạ đã có từ lâu được. Chẳng ai lại trình bày những thứ mà con người đã đạt được từ ...nửa thế kỷ trước cả. Nó làm thiên hạ đánh giá thấp giá trị của trang web này. Trang web này vốn đã èo uột sẵn, nay lại bị đánh giá thấp vì đăng tin ca ngơi thành tựu "pha học kỹ thụt" của Trung Quốc nữa thì chắc phải đăng tin hoa hậu sộ hàng để câu khách trở lại. Híc!
Việc đưa người bay vào vũ trụ thì các Cty tư nhân ở những siêu cường đang quảng cáo rầm rầm, chỉ còn thiếu khuyến mãi. Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu thì người ta tư nhân hóa từ lâu rồi. Bởi vậy, toàn những thứ vớ vẩn!
Gần đây nữa, trong dịp Nga và Hoa Kỳ căn me nhau để cắt giảm vũ khí hạt nhân xuống mức thấp nhất, vài tờ báo mạng giật tít , đại để: "Nga Mỹ cắt giảm vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cười thầm". Ý mấy bài báo này muốn cảnh cáo - í lôn - Quảng cáo gián tiếp rằng: Nga Mỹ vì èo uột về kinh tế phải cắt giảm vũ khí hạt nhân, còn Trung Quốc vĩ đại thì mạnh lên, phen này thì cho chúng mày chết! Híc! Xem mấy bài báo này thì người đọc có cảm giác Nga với Mỹ toàn là những thằng ngu cả. Trung Quốc khôn wá! Híc! Nhưng sự thực thì nó ngược lại. Thời buổi khoa học bi wờ, vũ khí hạt nhân chỉ để doa mấy quốc gia hạng hai kiểu Thái Lan, Úc, Singapo...còn với các siêu cường như Nga Mỹ nó thuộc về hàng vũ khí cổ điển. Có chênh nhau vài trăm đơn vị vũ khí chỉ là để giảm thiểu xác xuất rủi ro, chứ nó không phải là vấn đề wan tâm. Tôi tin rằng: Trong hoàn cảnh hiện nay người Mỹ rất vui, nếu tất cả những siêu cường hạt nhân đều có dưới 200 đơn vị đầu đan như nhau kể cả Hoa Kỳ. Tức là Hoa Kỳ và Trung Quốc ngang nhau về đơn vị vũ khí hạt nhân. Tại sao vậy? Bởi vì khi giảm số đầu đan hạt nhân xuống thì rủi ro bị ăn một quả đạn rất thấp, khi mà hệ thống phòng thủ tên lửa từ xa có thể bảo đảm tiêu diệt nó ngay khi mới rời khỏi bệ phóng. Hay nói rõ hơn: Nếu tất cả các siêu cường đều giảm để có số đầu đạn nganh nhau thì thực chất hiệu quả là
bằng không so với Hoa Kỳ với khả năng vô hiệu hóa của hệ thống phòng thủ. Trong trường hợp này thì dù Hoa Kỳ còn 200 đơn vị vũ khí hạt nhân, nhưng lại là tuyệt đối. Đấy là điều giải thích vì sao Nga rất kỵ khi Hoa Kỳ có nhã ý thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở sát cạnh Nga. Việc ca ngợi Trung Quốc mỉm cười khi Nga Mỹ cắt giảm đầu đạn hạt nhân trên một số báo mạng ấy, chỉ là mua vui mà thôi. Do đó, với hơn 200 đơn vị vũ khí hạt nhân của Trung quốc chỉ làm quan ngại những nước hạng hai, còn nó chẳng là cái đinh gì với hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ cả. Liệu có "cơ sở khoa học" nào cho việc nếu chiến tranh Trung Mỹ xảy ra thì Trung Quốc sẽ giộng đủ 200 đơn vị hạt nhân vào Hoa Kỳ không? Thậm chí chỉ cần 5% trong số đầu đạn hạt nhân ấy đạt hiệu quả nổ trên đất Hoa kỳ! Và hậu quả sẽ thế nào nếu sau đó Hoa Kỳ tấn công trở lại với 2% số đầu đạn hiện có là 1500 đơn vị (Tất cả con số đầu đan này chỉ là ước tính. Tính tôi hay đại khái thế).
Ấy là tôi đang nói chuyện chiến tranh của nửa thế kỷ trước, khi người ta làm ra tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và dọa bắn vào đầu nhau. Chưa nói đến những thứ vũ khí hại điện và ít tốn năng lượng khác mà Hoa Kỳ đang sở hữu.
Các nhà khoa học đã tính toán được rằng: Nếu một tảng thiên thạch có đường kính 10 m rơi xuống trái đất với tốc độ vũ trụ sẽ có sức hủy diệt rất lớn. Hình như Hoa Kỳ đã có khả năng gây một hiệu ứng tương tự với một thứ vũ khí vũ trụ kiểu này.
Lạy Chúa! Điều này tôi không chắc chắn lắm , vì chỉ là phỏng đoán. Nhưng chỉ cần với khả năng phòng thủ để không thể đánh được vào Hoa Kỳ với bất cứ thứ vũ khí nào, và sau đó họ chỉ cần chọi đá vào đất nước đối địch, cũng đủ rất phiền. Nhưng rất không may, nếu chiến tranh với Hoa Kỳ thì họ chỉ dùng đá tảng để chọi vào đối phương, khi kho vũ khí của họ không còn gì để bắn.
Đó chính là lý do rất có "cơ sở pha học" - vốn được "hầu hết các nhà khoa học trong nước" Nga ủng hộ và được sự "công nhận của cộng đồng khoa học quốc tế" - khi một chuyên gia chiến lược hàng đầu của nước này phát biểu rằng: "Gây chiến với Hoa kỳ là tự sát!".
Cụm từ" Đế Quốc Mỹ là con hổ giấy " do chính Mao Chủ Tịch vĩ đại khởi xướng. Nhưng ông đã không nói đến điều này nữa khi tiếp tổng thống Nixon ở Tử Cấm thành với rượu Mao Đài và lưỡi chim sẻ.
Đấy mới là khoa học thật sự. Còn cái thứ khoa học phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến là mấy thứ "dở hơi biết bơi". Đó là một âm mưu của vài tay khởi xưởng có học vị và một bọn ngớ ngẩn vỗ tay vì cứ tưởng là đúng; hoặc "theo đóm ăn tàn". Chỉ cần ông cố nội chúng nó bảo "Im!" là câm như hến cả ấy mà. Khoa học gì cái đám dốt nát này.
Bởi vậy, từ lâu tôi không còn quan tâm đến mấy cái luận điểm pha học của đám này.
Người ta bảo Thiên Sứ tui kiêu ngạo. Đúng vậy! Nhưng Thiên Sứ tôi chỉ kiêu ngạo vì khinh bỉ cái đám phủ nhận nền văn hiến Việt thôi. Còn những ai tiếp xúc với tôi thì con người tôi rất bình dân, dưới mức giản dị. Nhất là vì bản chất khiếm tốn , nên hay bị phụ nữ nắm đầu quay như quay dế. Nếu không có bà xã giải cứu thì chắc chết lâu rùi.sad.gif.
Xin lỗi quí vị. Cứ mỗi khi nghĩ đến Việt sử 5000 năm văn hiến bị xâm phạm Thiên Sứ tui muốn lên tăng sông. Nên hơi lạc để một tý.
Nhưng xét về bản chất của vấn đề thì người Trung Quốc muốn thoát khỏi một cuộc đối đầu mà họ nắm phần thua chắc thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải thừa nhận tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ nam Dương tử. Đồng thời phải rút khỏi tất cả những khu vực họ lấn chiếm ở biển Đông, cùng với quốc tế long trọng công nhận quyền sở hữu chính đáng của Việt Nam trên những cứ liệu lịch sử. Nếu họ làm được như vậy thì việc tránh khỏi cuộc chiến trong tương lai gần là điều khả thi. Nhưng mọi chuyện đều chỉ có giới hạn về thời gian.
Theo sự phỏng đoán của tôi, không phải người Trung quốc không nghĩ tới điều này. Nhưng họ có một số e ngại, nếu họ tỏ ra nhu nhược. Tuy nhiên, nếu sự phỏng đoán của tôi là đúng thì sự e ngại của họ là thừa.

Còn tiếp
Việt sử 5000 văn hiến và Biển Đông.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic. Bác Thiên Sứ phân tích hay quá, ngày nào con cũng chực chờ Bác viết bài cứ đọc là mê tít ah. Con luôn ủng hộ Bác, luôn tin những gì Bác làm và luôn tự hào về Sử Việt 5000 năm văn hiến dù có thể phần lớn người dân Việt ko tin (cho đến thời điểm hiện tại) nhưng con sẽ vẫn mãi nằm trong số ít còn lại. Có thể con nói những lời này ở đây là là hơi khiếm nhã nhưng hãy để con nói những lời thành kính này với Bác một lần này thay cho sự khâm phục của con với Bác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic. Bác Thiên Sứ phân tích hay quá, ngày nào con cũng chực chờ Bác viết bài cứ đọc là mê tít ah. Con luôn ủng hộ Bác, luôn tin những gì Bác làm và luôn tự hào về Sử Việt 5000 năm văn hiến dù có thể phần lớn người dân Việt ko tin (cho đến thời điểm hiện tại) nhưng con sẽ vẫn mãi nằm trong số ít còn lại. Có thể con nói những lời này ở đây là là hơi khiếm nhã nhưng hãy để con nói những lời thành kính này với Bác một lần này thay cho sự khâm phục của con với Bác.

Cảm ơn Duyên có lời khen ngợi.

Lâu lâu được một người chia sẻ như Duyên tôi cũng thích lắm. Nhưng Duyên thử lên gu gồ sợt mà xem. Người ta phản đối ầm ầm những luận điểm của tôi về Lý học Đông phương.

Bởi vì cái học thuyết này đã ứng dụng phủ khắp lên mọi lĩnh vực của cuộc sống con người đến nay đã hơn 2000 năm - nếu chỉ tính từ khi Văn Lang sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử. Đến này thì với hơn 2000 năm ấy, cả thế giới mặc định là của Trung Quốc. Khi tôi lật lại vấn đề thì chính vì tính phủ khắp mọi ngóc ngách của đời sống nên ai cũng phản đối tôi được. Mệt mỏi quá!

Lắm lúc tôi cũng nản , muốn biến luôn cho nó rảnh. Nhưng những người như Duyên lại làm tôi mạnh mẽ lên và viết tiếp. Tuy nhiên chẳng biết rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu. Híc!

Bà Vanga nói: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Nó chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiệu diệt".

Trong thế chiến thứ II tàn khốc như vậy và Hít Le có ý đồ tận diệt dân tộc Do Thái , mà cũng không được. Chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt trong thế chiến thứ II. Nay với lời phán của bà Vanga thì cả một dân tộc bị tiêu diệt. Nó khủng khiếp quá! Tôi chỉ muốn nó đến ngay bây giờ và chẳng muốn dân tộc nào bị tiêu diệt cả.

Nhưng đấy chỉ là ý muốn chủ quan của tôi thôi! Híc!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Duyên có lời khen ngợi.

Lâu lâu được một người chia sẻ như Duyên tôi cũng thích lắm. Nhưng Duyên thử lên gu gồ sợt mà xem. Người ta phản đối ầm ầm những luận điểm của tôi về Lý học Đông phương.

Bởi vì cái học thuyết này đã ứng dụng phủ khắp lên mọi lĩnh vực của cuộc sống con người đến nay đã hơn 2000 năm - nếu chỉ tính từ khi Văn Lang sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử. Đến này thì với hơn 2000 năm ấy, cả thế giới mặc định là của Trung Quốc. Khi tôi lật lại vấn đề thì chính vì tính phủ khắp mọi ngóc ngác của đời sống nên ai cũng phản đối tôi được. Mệt mỏi quá!

Lắm lúc tôi cũng nản , muốn biến luôn cho nó rảnh. Nhưng những người như Duyên lại làm tôi mạnh mẽ lên và viết tiếp. Tuy nhiên chẳng biết rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu. Híc!

Bà Vanga nói:. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Nó chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiệu diệt".

Trong thế chiến thứ II tàn khốc như vậy và Hít Le có ý đồ tận diệt dân tộc Do Thái , mà cũng không được. Chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt trong thế chiến thứ II. Nay với lời phán của bà Vanga thì cả một dân tộc bị tiêu diệt. Nó khủng khiếp quá! Tôi chỉ muốn nó đến ngay bây giờ và chẳng muốn dân tộc nào bị tiêu diệt cả.

Nhưng đấy chỉ là ý muốn chủ quan của tôi thôi! Híc!

Bác Thiên Sứ kính mến. Thực ra con cũng có tìm hiểu Lý học nhưng trước đây tiếp xúc với những gì mà Cổ thư chữ Hán để lại con cứ thấy mọi chuyện nó rối tung lên, nói như Bác đã nói là trường phái (Phong thủy) này đá trường phái nọ, rồi những bí ẩn mà người ta ko thể lý giải đc thì đành học thuộc lòng thực sự lúc bấy giờ con cũng thấy mất dần hứng thú với Lý học cho đến một ngày con đủ duyên hạnh ngộ với Diễn đàn Lý Học Đông Phương thì con như đc vỡ ra tất cả và từ đó con chỉ chăm chú tìm hiểu Lý học theo định hướng của Bác và thường xuyên âm thầm theo dõi Diễn đàn và những diễn biến xung quanh Diễn đàn.

Đã có những lần con bực tức dến tía tai khi đọc đc những lời xuyên tạc, bôi nhọ Bác của những kẻ như Bác nói là chỉ số Bo quá cao. Cũng có lần con phản hồi kịch liệt lại bài viết của một người viết trên Common của báo Hải quan, bực quá Bác ah nhưng biết làm sao được, cuộc đời là vậy Bác nhỉ? Con hiểu con người ta khó mà chấp nhận một cái luận điểm mới dù nó có đúng như chân lý mặt trời mọc dăng Đông đi chăng nữa khi len lõi trong tiềm thức, đời sống của người đông phương qua nhiều thế hệ là những gì mà cổ thư chữ Hán đã in hằn dường như thành một "màng chất trơ" mất rồi.

Càng ngày con càng Khâm phục, ngưỡng mộ lòng yêu cội nguồn, quê hương Dân tộc đến cháy rực và khả năng, trình độ cũng như đức tính dản dị, ý chí kiên cường của Bác. Nói thực là con luôn tự hào về Bác và cảm thấy hãnh diện khi được gặp Diễn đàn tìm hiểu Lý học theo con đường của Bác. Con vẫn hay thương kể với bạn bè, người thân con về Bác dù con chỉ đc nhìn thấy Bác qua hình ảnh và ngồi gõ những tâm sự này với Bác hay đọc những bài viết của Bác. Con cũng luôn tự hào và nói với mọi người sự thực về Sử Việt 5000năm Văn hiến bất cứ khi nào con có cơ hội dù họ có tin hay không.

Con cảm ơ Bác đã cho con có cơ hội biết sự thực về lịch sử của Dân tộc, con cảm ơn Bác đã cho con những cảm hứng, động lực và con đường đúng đắn để con tiếp tục niềm đam mê Lý học của mình cũng như những lúc con gặp khó khăn trong cuộc sống khi nghĩ đến Bác con thấy mình mạnh mẽ hẳn lên. Ngay bây giờ đây trước khi con ngồi gõ những dòng chữ này là lúc con đang ngồi nghiền ngẫm, tìm hiểu về Lạc Việt Độn Toán và Phong thủy Lạc Việt.

Dù cho bà Vanga có nói "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Nó chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiệu diệt". Thì những lời bà ấy phán cũng sẽ chẳng bao giờ thành sự thực nếu không có những con người đầy nhiệt huyết như Bác bắn những phát đạn đầu tiên để xua tan đi cái bức màn huyền bí đang bao trùm Lý học đông phương và phá tan đi "màng chất trơ" đã in hằn trong tâm thức, cuộc sống của người phương Đông hàng thiên niên kỷ nay để dọn đường cho một lý thuyết cổ xưa quay lại với nhân loại.

Dù ở thế hệ Bác chưa hoàn thành được con đường đó thì vẫn còn những thế hệ như các anh chị học trò của Bác và những người khác nữa hoàn thành con đường đó. Và con đương đó sẽ chẳng được đắp lên để nhân loại đi về với nền văn minh Văn Lang khi không có Bác khai phá con đường, dìu dắt thế hệ sau tiếp tục công việc.

Con luôn luôn tin tưởng ở Bác, một con người mà con luôn ngưỡng mộ, quý mến, noi gương.

Con chúc Bác luôn khỏe, luôn vui, thân tâm thường lạc.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Duyên thân mến.

Đừng thần tượng ai cả. Nhưng hãy tin rằng: Việt sử trải 5000 năm văn hiến chính là tiền đề của một lý thuyết thống nhất - Một tri thức vượt trội mà nhân loại đang mơ ước và nó đang chi phối tất cả chúng ta. Đó là chân lý khách quan. Còn con người tôi cũng bình thường thôi. Không nên thần tượng . Bởi vì ảnh chụp và thực tế rất khác nhau. Người mẫu rất đẹp trên sân khấu, nhưng khi ôm vào lòng thì mùi mồ hôi khiến ta chán nản. Sự nguy hiểm của thần tượng chính là vì ta gắn con người thần tượng với những giá trị của thần tượng đó. Nhưng trong một giá trị nào đó, con người hay tạo dựng thấn tượng cho mình. Bởi vậy, khi thần tượng sụp đổ thì kéo theo cả những giá trị mà thần tượng đó tạo dựng. Giá trị của Đức Thích Ca chính ở tư duy của Ngài, chứ không phải ở thân xác Ngài.

Đừng chấp! Đức Phật đã dạy như vậy. Hãy là con người tự do. Ít nhất trong tư tưởng.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NỘI DUNG BÀI VIẾT NÀY ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN LẠI Ở DƯỚI.

Bài số 34 của trang này.

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tiếp theo

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ BIỂN ĐÔNG

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tiếp theo

Hoa Kỳ - Con hổ giấy hay chính là con Phượng Hoàng lửa?

Nhưng xét về bản chất của vấn đề thì người Trung Quốc muốn thoát khỏi một cuộc đối đầu mà họ nắm phần thua chắc thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải thừa nhận tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng bên bờ nam Dương tử. Đồng thời phải rút khỏi tất cả những khu vực họ lấn chiếm ở biển Đông, cùng với quốc tế long trọng công nhận quyền sở hữu chính đáng của Việt Nam trên những cứ liệu lịch sử. Nếu họ làm được như vậy thì việc tránh khỏi cuộc chiến trong tương lai gần là điều khả thi. Nhưng mọi chuyện đều chỉ có giới hạn về thời gian.

.

Còn tiếp

Việt sử 5000 văn hiến và Biển Đông.
Cho đến hôm nay thì mọi việc đã quá rõ ràng. Dù tôi không viết những bài viết này, mọi người cũng nhìn thấy rõ những gì đã xảy và đang xảy ra. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho mục đích xác định ngôi vị bá chú thế giới ở phía Tây Thái Bình Dương, mà sự bành trường vô lý của Trung Quốc ở biển Đông chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Những gì mà tôi xác định trong những bài viết thuộc topic này từ 2008 đã chứng nghiệm. Bới vậy bài viết này chỉ có giá trị khi nó phân tích một cách hợp lý và xác định được những gì sẽ xảy ra với khả năng khắc phục của con người.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi gắn liền Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông. Nếu tôi chỉ thể hiện ở đoạn trích dẫn trên thì sẽ rất khó hiểu vì mối liên hệ giữa Việt sử 5000 năm văn hiến và những diễn biến phức tạp ở vùng lãnh hải này. Nó có vẻ không liên quan đến nhau. Nhưng nó liên quan chặt chẽ đấy. Không có vấn đề này thì không có hiện tượng kia.

Đấy là mối liên hệ logic và hoàn toàn khách quan.

Nếu như việc gắn liền Việt sử 5000 năm văn hiến với lý thuyết thống nhất vũ trụ là việc có thể giải thích được. Vì không thể có một lý thuyết từ trên trời rơi xuống. Nó phải có lịch sử của nó. Khi diễn đạt và chứng minh một hệ thống lý thuyết thống nhất sẽ thiếu tính logic, nếu không chứng minh được lịch sử của nó. Lịch sử của nó không phải của Trung quốc. Điều này đã quá rõ ràng. Bởi vậy, tôi phải xác định và chứng minh nó của Việt Nam. Đó là mối liên hệ bắt buộc và hoàn toàn khách quan giữa Việt sử 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Sự phát triển của tri thức khoa học hàng đầu thế giới đã bế tắc. Điều này tôi tin rằng những nhà khoa học hàng đầu, tầm cỡ G.s Trịnh Xuân Thuận trở lên đều có thể nhận thấy điều này. Không có lý thuyết thống nhất thì dù cho thế giới này thống nhất trong một quyền lực toàn cầu dưới bất cứ hình thức nào và sự hội nhập hoàn toàn của nền kinh tế giữa các quốc gia, nó cũng sẽ rối loạn và ...sụp đổ. Điều này giống như trong một quốc gia không có hình thái ý thức xã hội vậy (Luật pháp, đạo đức và những chuẩn mực xã hội khác).

Trạng chết Chúa cũng thăng hà.

Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Việt sử "ở trần đóng khố" thì cái thế giới này cũng te tua, chính bởi mối liên hệ phức tạp của nó. Tôi có thể xác định rằng: Cả một câu chuyện dân gian Việt Nam - Truyện Trạng Quỳnh - chỉ để chuyển tải hai câu ca dao mang màu sắc tiên tri này. Nhưng chuyện này xa xôi quá. Phải đợi đến khi sự hội nhập toàn cầu hoàn tất và xác định nó thống nhất dưới mô hình nào đã.

Vậy thì Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan gì đến biển Đông?

Việt sử và sự liên hệ tới một lý thuyết thống nhất là chuyện mà tôi đã giải thích ở trên. Nó cũng không đụng chạm đến ai. Nó "pha học" và "khách wan". Nói theo ngôn ngữ bình dân hiện đại là nó chẳng làm chết thằng Tây nào. Nhưng việc nó liên quan thế nào đến biển Đông thì là một câu chuyện dễ giải thích hơn nhiều. Nhưng nó lại là cái mà người ta cũng hay nói là "chuyện tế nhị và nhạy cảm".

Chẳng phải ngẫu nhiên mà câu truyện cội nguồn Việt sử thời Hùng Vương - chỉ khoảng 300 năm "ở trần đóng khố", nó lại vênh váo lên ngôi vào đúng dịp Liên bang Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết sụp đổ và nó manh nha có hệ thống từ sau cuộc nhậu ở Tử Cấm thành. Nó nhân danh "pha học", một thứ pha học "rởm", nhưng nó được PR là "cộng đồng pha học thế giới công nhận". Tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước chính thống và quốc tế đều tung hê lên một bản đồng ca một chiều là "Thời Hùng Vương là một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Chỉ một tý "dân chủ" - dù là hình thức và mang nhãn hiệu khoa học với thông tin hai chiều là có một chỗ cho những bài viết phản biện cũng không có trên các phương tiện thông tin trên cái thế giới khốn khổ này. Nói một cách hình ảnh có phần chua chất là: Không có trên "hầu hết những phương tiện thông tin trong nước" và cả "cộng đồng thông tin quốc tế", chí ít một hai bài phản biện sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt - để có một tý gọi là "thông tin hai chiều", một tý gọi là màu mè của tính gọi là "khách wan, pha học"Posted Image.

Gần đây, rộ lên những bài viết trên một số blog và mạng gọi là "lề trái" cũng chẳng thấy ma nào nhắc đến Việt sử 5000 năm văn hiến, ngoại trừ những bài viết thể hiện le lói sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt với vài gương mặt quen thuộc (Chuyện này đã đưa lên topic nào đó trên diễn đàn).

Qua đó, cũng thấy rằng vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến nó tế nhị và nhạy cảm thế nào với các mối liên hệ tương quan.

Tất nhiên, khi tôi viết đến đây thì chắc cũng chưa thuyết phục lắm mối liên hệ giữa Việt sử 5000 năm văn hiến với các vấn đề phức tạp ở biển Đông như thế nào. Nhưng tôi hy vọng rằng những ai xem bài viết này, có thể cảm nhận được điều đó.

. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay