wildlavender

Cá Có Biết Đau Không?

22 bài viết trong chủ đề này

CÁ CÓ BIẾT ĐAU KHÔNG?

Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái đau của con người.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm thuốc morphine, một loại thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác. Sau đó họ cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem chúng có những cảm giác như thế nào.Kết quả là cả hai nhóm cá đều có những phản ứng giống nhau, chúng dãy dụa, quằn quại, máu đỏ chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra.

Trong khi đó, nhóm cá được tiêm thuốc giả đã có những hành động cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo lắng,” ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học Purdue University đã cho biết như vậy."Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian School of Veterinary Science nhận định sau đó. "Cùng với những gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luận rằng loài cá nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó."

Ông nói thêm.Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters and crabs) cũng có những cảm giác đau đớn tương tự. Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.

Posted ImagePosted Image

Nghiên cứu mới này đặt ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá ẩm thực biển. Trong các nhà hàng sang trọng cũng như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua đang còn sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại để mặc cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận của những con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn ngon cho một số người. Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không mấy văn minh của loài người. Trước đây họ dựa vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá cho rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành động của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự vô nhân đạo của nghành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu chúng ta có còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng trong dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?

Xin cầu chúc mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.

Tâm Linh

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra điều này Đức Phật đã dạy lâu rồi - "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính", Tức khả năng nhận thức. Không chỉ có cá mà là muôn loài sinh vật đều có cảm giác đau đớn, hạnh phúc. Bởi vậy Phật giáo kiêng sát sinh đến tận sâu bọ là vậy - Mùa An cư kiết hạ là một thí dụ: Các tăng ni, sư sãi ở trong chùa, kiêng đi ra ngoài sợ dẫm phải côn trùng sinh sôi , nảy nở trong mùa này.

Lý học Đông phương cũng xác định rằng: "Vạn vật đồng nhất thể".

Nhưng vì cách diễn đạt theo ngôn ngữ Phật giáo và ngôn ngữ Lý học không phải là ngôn ngữ hiện đại. Nên việc Đức Phật kêu gọi ăn chay, không sát sinh có vẻ như là một tín ngưỡng, chứ không phải là một sự cảm thông với muôn loài do hiểu biết.

Nhưng "chân lý chỉ có một". Nên khi tri thức khoa học hiện đại càng phát triển thì con người ở Kỷ nguyên này sẽ càng thấy chia sẻ cảm thông được với muôn loài. Bài viết trên là một thí dụ.

Lúc ấy, con người sẽ thấy một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên chính là cuộc sống gần với chân lý nhất.

Đây là lời tiên tri của tôi:

Nhanh thì vài năm nữa, muộn không quá 100 năm sau, nền khoa học kỹ thuật của con người sẽ tạo ra được những phương tiện mà từ đó con người có thể hiểu được "tiếng nói" của một số sinh vật.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tưởng như Clip này được quay tại một đất nước nào đó, nhưng ngay tại VN giữa thành phố hà nội và thực khách là người hà nội, có lẽ họ suy nghĩ đây là cách thưởng thức 1 món ăn tươi chín nhất! Tiếc thay họ không cảm nhận được sự đau đớn của con cá, đôi mắt bi thương môi ngáp như mếu tất cả sự chịu đựng đó của 1 sinh vật sẽ dồn nén lan tỏa xuống toàn thân của nó tạo thành nguồn uất khí rất độc khi ta đưa vào cơ thể của chính mình! âu cũng là nghiệp quả!

Comment : Trên bàn tiệc, món cá được trình bày cầu kỳ, đẹp mắt và sống động như đang bơi. Tuy nhiên, điều khiến thực khách ngỡ ngàng chính là những hình ảnh ghê sợ hay đúng hơn là "dã man" của món ăn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ, Cô Wild

Đương nhiên là tất cả sự sống trên đời từ động vật đến các loài sinh vật, thực vật đều có sự sống, có giao tiếp riêng của từng loài, có cảm giác sinh tồn và đau đớn.... như vậy thì con người sẽ ăn gì để sống ạ? nếu ăn thì vẫn phải chấp nhận sự hy sinh của một vài loài khác ví như cây, cỏ, lúa gạo, rau cỏ .....

Vẫn biết là tư bi hỷ sả, không sát sinh nhưng nếu còn ăn còn sống thì vẫn còn sát sinh, vẫn mang tội rồi ạ

Nam mô a di đà phật.

Thiện tai, thiện tai!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ, Cô Wild

Đương nhiên là tất cả sự sống trên đời từ động vật đến các loài sinh vật, thực vật đều có sự sống, có giao tiếp riêng của từng loài, có cảm giác sinh tồn và đau đớn.... như vậy thì con người sẽ ăn gì để sống ạ? nếu ăn thì vẫn phải chấp nhận sự hy sinh của một vài loài khác ví như cây, cỏ, lúa gạo, rau cỏ .....

Vẫn biết là tư bi hỷ sả, không sát sinh nhưng nếu còn ăn còn sống thì vẫn còn sát sinh, vẫn mang tội rồi ạ

Nam mô a di đà phật.

Thiện tai, thiện tai!!

Đạo Phật nguyên thủy chủ trương thực dưỡng, không câu nệ ăn chay hay ăn mặn miễn là ăn đủ, không dư để sinh tồn và tu tập cũng như thực hành đạo. Họ chứng minh có hệ thống đạo Phật thời kỳ Phật tổ cụ thể Ngài Như Lai không có câu nào khuyến khích ăn chay, Ngài chỉ nói đại khái thích ăn gì thì ăn chay mặc đều dùng được ( tìm hiểu thêm ở trang web Phat Giáo Nguyên Thủy ).

Tuy nhiên hành động sát sinh, giết chóc để lấy thân xác động vật làm thức ăn thì tuyệt đối cấm. Nhà sư tu theo Phật giáo Nguyên Thủy có thể ra siêu thị mua 1 con gà cấp đông về ăn nhưng tuyệt đối không được bắt 1 con gà cắt cổ nó, nhổ lông nấu nướng rồi ăn. Đại khái như vậy, thoạt nghe có vẽ mâu thuẫn ( ăn thịt tức tạo nhu cầu cho người giết thịt, tức tạo nghiệp rồi) nhưng khi nghe họ lý giải thì cũng họ cũng có cái lý của vấn đề.

Như vậy Phạm Hùng cứ ra siêu thị mua gà ăn, suốt đời đừng bao giờ giết con gà nào hết thì theo Phật giáo nguyên thủy là không phạm tội :P ...à quên cũng không được gợi ý người khác giết gà cho mình ăn ( vd về quê cứ ngó trân trân con gà mái dầu, nuốt nước miếng ừng ực, miệng nhóp nhép liên hồi cho đến khi gia chủ ngại quá, bấm bụng mần thịt con gà đó đãi mình ...thì không được nhá)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo Phật nguyên thủy chủ trương thực dưỡng, không câu nệ ăn chay hay ăn mặn miễn là ăn đủ, không dư để sinh tồn và tu tập cũng như thực hành đạo. Họ chứng minh có hệ thống đạo Phật thời kỳ Phật tổ cụ thể Ngài Như Lai không có câu nào khuyến khích ăn chay, Ngài chỉ nói đại khái thích ăn gì thì ăn chay mặc đều dùng được ( tìm hiểu thêm ở trang web Phat Giáo Nguyên Thủy ).

Tuy nhiên hành động sát sinh, giết chóc để lấy thân xác động vật làm thức ăn thì tuyệt đối cấm. Nhà sư tu theo Phật giáo Nguyên Thủy có thể ra siêu thị mua 1 con gà cấp đông về ăn nhưng tuyệt đối không được bắt 1 con gà cắt cổ nó, nhổ lông nấu nướng rồi ăn. Đại khái như vậy, thoạt nghe có vẽ mâu thuẫn ( ăn thịt tức tạo nhu cầu cho người giết thịt, tức tạo nghiệp rồi) nhưng khi nghe họ lý giải thì cũng họ cũng có cái lý của vấn đề.

Như vậy Phạm Hùng cứ ra siêu thị mua gà ăn, suốt đời đừng bao giờ giết con gà nào hết thì theo Phật giáo nguyên thủy là không phạm tội :P ...à quên cũng không được gợi ý người khác giết gà cho mình ăn ( vd về quê cứ ngó trân trân con gà mái dầu, nuốt nước miếng ừng ực, miệng nhóp nhép liên hồi cho đến khi gia chủ ngại quá, bấm bụng mần thịt con gà đó đãi mình ...thì không được nhá)

Hi hi... bạn phải tìm hiểu thêm Phật giáo đi, đọc kinh Phật (chứ ko đọc trang web), rồi tại sao có Tiểu Thừa, có Đại Thừa và có Phật Thừa.. Không thì ra siêu thị mua gà ăn vẫn tạo nghiệp nhiều lắm... :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi hi... bạn phải tìm hiểu thêm Phật giáo đi, đọc kinh Phật (chứ ko đọc trang web), rồi tại sao có Tiểu Thừa, có Đại Thừa và có Phật Thừa.. Không thì ra siêu thị mua gà ăn vẫn tạo nghiệp nhiều lắm... :)

Bạn này đọc nhiều thế không biết có Ngộ được không nhỉ! Nghiệp là gì nhỉ? Sao mà giải nghiệp đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài dòng tâm sự...

Thú thực là ngày trước TP thích nghề bếp lắm, đến giờ vẫn vậy, hì... Nghĩ rằng nếu được sống lại lần nữa chắc cũng quyết theo nghiệp nhà bếp. Lý do à ? Vâng, rất đơn giản... Chẳng qua nó phù hợp với cách sống của mình, chẳng hạn, đi trễ về sớm nè, hi.., ăn mặc lè phè nữa chứ... hi... (nhưng lương bổng cao)nói chung, rất phù hợp với phong cách của TP,...

Thế nhưng, chỉ vì một vài điều kiện đầu tiên cần phải hiểu và "ok" là... "phải biết và thực hành giết mổ..." (mà chắc không phải vậy đâu) khiến niềm đam mê của mình không thể làm được...Hi...

Cũng xin nói thẳng là : dù gì thì TP vẫn còn đủ "sam sân si" nhiều lắm... Thích nhậu hải sản, thịt nướng,.... và cả... chân dài....

Vài lời ong bướm...

A di đà Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hi hi... bạn phải tìm hiểu thêm Phật giáo đi, đọc kinh Phật (chứ ko đọc trang web), rồi tại sao có Tiểu Thừa, có Đại Thừa và có Phật Thừa.. Không thì ra siêu thị mua gà ăn vẫn tạo nghiệp nhiều lắm... :)

Ơ thế thì ăn gì đây trời, mình nghĩ cái gì cũng có thể ăn, nhưng có điều đừng quá đáng, nếu giết động vật để ăn thịt, thì cố gắng giết nhanh chóng, kết thúc nhanh chóng, tránh hành hạ tạo ra cái chết dần dần, ăn uống giết chóc không nên giết tràn lan, mà dùng không hết, tính toán vừa phải, đặc biệt khởi niệm lòng từ bị sót thương tới con vật bị mình giết chết, không nên lạnh lùng quá, vô cảm quá

Xem phim thượng đế cũng phải cười, cái bộ tộc sống giữa sa mạc, mỗi lần họ giết 1 con vật, họ dùng thuốc mê thấm ở đầu mũi tên, làm cho con vật ngủ, sau đó ngồi tâm sự với con vật là nhà tao ko còn gì ăn, mượn tạm mày nhé, xin lỗi nhé, sau đó mới giết, tránh cho con vật bị đau đơn (do con vật bị dính thuốc mê, nên có thể ko bị đau đớn quá), đó chỉ là 1 bộ tộc nguyên thủy thôi, nhưng những hành động đó mang đầy tính nhân văn, từ bi và nhân đạo

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có Phật nào dạy bắt gà, vịt, ngỗng... để mà giết thịt làm thức ăn cả. Tuy nhiên bên Nam Tông vẫn được phép ăn mặn ( không được giêt). Trước khi ăn, họ có thần chú tịnh hóa thức ăn hay sao đó. Mình gặp mấy lần rồi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại là đừng ăn gì hết, không uống gì hết và nín thở luôn. Bởi vì mỗi làm thở vô ra là hằng vạn con vi trùng, vi khuẩn, vi sinh cũng...toi hết. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại là đừng ăn gì hết, không uống gì hết và nín thở luôn. Bởi vì mỗi làm thở vô ra là hằng vạn con vi trùng, vi khuẩn, vi sinh cũng...toi hết. Posted Image

Ối trời!...

Thiên Bồng không thể một ngày không ăn gì hết...

Vậy sau này...Thiên Bồng sẽ...."về đâu em hỡi"

Thiết nghĩ...

Như người xưa nói..."Trời đất có tính hiếu sinh"...

Phật lại có câu "Đời là bể khổ"...

Có mặt trên đời...ai không "tham sống"...

Có mặt trền đời...ai không "khổ đau"

Vì ta là "chúng sinh" mà...

Cá...hay vạn vật...cũng là "chúng sinh"...

Thì với ta...khác chỗ nào...?

Nhưng số phận thì mỗi "vật" mỗi khác...

Heo, bò, gà...là vật nuôi của người...

Số phận nó...là thức ăn cho người...

Đó là "nghiệp"...nên đành thôi...

Còn chim trời, cá nước...lại khác...

"Đặc sản th" từ rừng cũng vậy...

Vốn dĩ không là thức ăn cho người...

Nhưng "trên đường phát triển"...

Từ mơ ước "ăn no mặc ấm" đã thành hiện thực...

Con người lại mơ "ăn ngon mặc đẹp" và phải "khác người"...

Và từ đó...thông qua những hành động "khác người"...

Con ngươi lại gây thêm "Nghiệp"...

Đã là "con người" mà muốn "khác người"...

Thì chẳng biết... "giống con gì...?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gì, ai chứng tỏ là khác người nào?Phân tích xem khác người ở chổ nào? Tại sao? Viết bằng văn bản đàng hoàng chứ không phải viết ngắt ngắt kỳ dị như vậy. Như vậy mới là khác người đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn này đọc nhiều thế không biết có Ngộ được không nhỉ! Nghiệp là gì nhỉ? Sao mà giải nghiệp đây.

Hi hi... mình đọc chưa được nhiều, chưa ngộ được gì. Tuy nhiên mình thấy mọi người ít đọc Kinh Phật mà thường đọc nhiều về các bài giảng hoặc luận. Kinh Phật mình thấy dễ đọc, dễ hiểu nhưng mọi người hình như ngại đọc thì phải. Kinh Phật chính là lời phật nói ra, mình đọc rồi có thể đọc thêm các phần giảng kinh, rồi thực hành. Chưa đọc bộ Kinh nào mà chỉ đọc những bài luận giảng thì sẽ chỉ nhìn đạo Phật qua lăng kính của người khác và cũng rất thiếu cơ sở trong lý thuyết đạo Phật. Các bậc thánh tăng cũng chỉ trích dẫn Kinh Phật chứ cũng không thêm và không bớt một lời.

Nghiệp là gì thì bạn có thể google ra, Kinh Phật thì cũng down miễn phí. Giải nghiệp thì có rất nhiều cách, đọc trì tụng Kinh, Chú (ví dụ Chú Đại Bi), niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát... Chỉ những bậc Thánh tăng mới nhìn thấy nghiệp. Nếu ai cũng nhìn thấy nghiệp hết thì chắc sợ vãi, ngồi tu hành miên mật, chả còn thời gian lên mạng thế này, hi hi..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ơ thế thì ăn gì đây trời, mình nghĩ cái gì cũng có thể ăn, nhưng có điều đừng quá đáng, nếu giết động vật để ăn thịt, thì cố gắng giết nhanh chóng, kết thúc nhanh chóng, tránh hành hạ tạo ra cái chết dần dần, ăn uống giết chóc không nên giết tràn lan, mà dùng không hết, tính toán vừa phải, đặc biệt khởi niệm lòng từ bị sót thương tới con vật bị mình giết chết, không nên lạnh lùng quá, vô cảm quá

Xem phim thượng đế cũng phải cười, cái bộ tộc sống giữa sa mạc, mỗi lần họ giết 1 con vật, họ dùng thuốc mê thấm ở đầu mũi tên, làm cho con vật ngủ, sau đó ngồi tâm sự với con vật là nhà tao ko còn gì ăn, mượn tạm mày nhé, xin lỗi nhé, sau đó mới giết, tránh cho con vật bị đau đơn (do con vật bị dính thuốc mê, nên có thể ko bị đau đớn quá), đó chỉ là 1 bộ tộc nguyên thủy thôi, nhưng những hành động đó mang đầy tính nhân văn, từ bi và nhân đạo

Bạn ăn gì tùy bạn quyết định, không ai quyết thay bạn được. Tuy nhiên, ví dụ đơn giản, nghiệp như 1 thùng nước của bạn, bạn có thể chọn tích thêm nước hoặc đổ bớt nước đi. Nếu tích ngày càng nhiều thì đến lúc nghiệp trổ quả (Những điều không may mắn, tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo, mất tiền, vấn đề con cái...xảy ra đối với mình và những người trong dòng họ) thì sẽ mệt lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại là đừng ăn gì hết, không uống gì hết và nín thở luôn. Bởi vì mỗi làm thở vô ra là hằng vạn con vi trùng, vi khuẩn, vi sinh cũng...toi hết. Posted Image

Bạn này hỏi hay lắm. Tuy nhiên vấn đề này đã cũ, các bậc thánh tăng đã giải thích, bạn tìm trên google là có. Điều quan trọng là nếu bạn công nhận có nhân quả, có nghiệp duyên, và muốn giải nghiệp và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi thì bạn phải tự chọn hành động cho mình. Đạo Phật cần nhất là thực hành. Bạn trì chú Đại Bi mỗi ngày 108 biến trong vòng 3 năm liên tục rồi sẽ có cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn, :)!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi hi... mình đọc chưa được nhiều, chưa ngộ được gì. Tuy nhiên mình thấy mọi người ít đọc Kinh Phật mà thường đọc nhiều về các bài giảng hoặc luận. Kinh Phật mình thấy dễ đọc, dễ hiểu nhưng mọi người hình như ngại đọc thì phải. Kinh Phật chính là lời phật nói ra, mình đọc rồi có thể đọc thêm các phần giảng kinh, rồi thực hành. Chưa đọc bộ Kinh nào mà chỉ đọc những bài luận giảng thì sẽ chỉ nhìn đạo Phật qua lăng kính của người khác và cũng rất thiếu cơ sở trong lý thuyết đạo Phật. Các bậc thánh tăng cũng chỉ trích dẫn Kinh Phật chứ cũng không thêm và không bớt một lời.

Nghiệp là gì thì bạn có thể google ra, Kinh Phật thì cũng down miễn phí. Giải nghiệp thì có rất nhiều cách, đọc trì tụng Kinh, Chú (ví dụ Chú Đại Bi), niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát... Chỉ những bậc Thánh tăng mới nhìn thấy nghiệp. Nếu ai cũng nhìn thấy nghiệp hết thì chắc sợ vãi, ngồi tu hành miên mật, chả còn thời gian lên mạng thế này, hi hi..

Vậy chỉ nên nói ra để cùng chia sẻ, cùng Tu Tập mà tiến bộ, không lại làm một số người hiểu Đạo Phật dưới cách nhìn của bạn đó.

Con người có thể hiểu Nhân Quả thông qua tìm hiểu quy luật tự nhiên, chưa hiểu nó thì đừng mong vượt lên nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn ăn gì tùy bạn quyết định, không ai quyết thay bạn được. Tuy nhiên, ví dụ đơn giản, nghiệp như 1 thùng nước của bạn, bạn có thể chọn tích thêm nước hoặc đổ bớt nước đi. Nếu tích ngày càng nhiều thì đến lúc nghiệp trổ quả (Những điều không may mắn, tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo, mất tiền, vấn đề con cái...xảy ra đối với mình và những người trong dòng họ) thì sẽ mệt lắm.

Ông này nói vớ va vớ vẩn, mình nghĩ mình đang nghe 1 con vẹt nói, chứng minh những điều vừa nói thử coi

Thử tìm giúp trên thế gian này 1 người luôn gặp may mắn và không bao giờ gặp xui xẻo, tại nạn, bệnh tật, mất tiền, vấn đề con cái, ... đối với mình và dòng họ, tìm giúp hộ cái

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn này hỏi hay lắm. Tuy nhiên vấn đề này đã cũ, các bậc thánh tăng đã giải thích, bạn tìm trên google là có. Điều quan trọng là nếu bạn công nhận có nhân quả, có nghiệp duyên, và muốn giải nghiệp và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi thì bạn phải tự chọn hành động cho mình. Đạo Phật cần nhất là thực hành. Bạn trì chú Đại Bi mỗi ngày 108 biến trong vòng 3 năm liên tục rồi sẽ có cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn, :)!

Chú xịn thì đọc 1 biến là ứng thôi hà. Mà cảm ứng đạo thì nhất thiết phải đọc chú chăng? Đâu phải chỉ có đọc chú thì mới cảm ứng đạo chứ nhỉ?

Ông này nói vớ va vớ vẩn, mình nghĩ mình đang nghe 1 con vẹt nói, chứng minh những điều vừa nói thử coi

Thử tìm giúp trên thế gian này 1 người luôn gặp may mắn và không bao giờ gặp xui xẻo, tại nạn, bệnh tật, mất tiền, vấn đề con cái, ... đối với mình và dòng họ, tìm giúp hộ cái

Kể cho vi tiểu bảo nghe một chuyện. Lâu rồi truyền hình có chiếu về thế giới động vật, kể về một con khỉ golila cái và con khỉ con. Con khỉ mẹ bị bệnh và trong một lần nhảy qua suối thì nó bị tai nạn chết. Con khỉ con tới khều mẹ mãi mà mẹ nó không dậy. Hình như nó cảm nhận hay biết được mẹ nó không bao giờ dậy nữa nên nó buồn. Nò bèn trèo lên một cây cao, trên đó có một tổ. Nó nằm ở đó không ăn không uống. Bầy đàn nó di chuyển đi nơi khác, gọi nó mãi, nó chỉ quay lại nhìn mà không đi theo. Cuối cùng nó chết trên cây trong cái tổ đó sau những ngày không ăn uống.

Loài khỉ suốt đời ăn hoa quả lá cây (cũng có khi và có con nó ăn mối), vậy mà nó cũng bị già, bị tai nạn xui xẻo và bị chết.

Ăn chay thành phật hay nghiệp nhẹ thì nghiệp con khỉ nhẹ hơn. Cả đất nước Ấn Độ đều hầu hết không ăn thịt, vậy là dân Ấn nên tiên thánh phật trước và nghiệp nhẹ nhất thế giới!Posted Image

Cái xứ Tây Tạng mà ai cũng biết , nỗi tiếng là miền đất phật, các Lạt ma tái sinh, ấy vậy cả xứ ấy kể cả Lạt ma cũng đều ăn thịt trâu Giác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một nhúm muối nhỏ bỏ vào chén nước nhỏ thì nước trong chén sẽ bị mặn, không thể uống được, nhưng nếu đem nhúm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì nước sông Hằng không bị mặn. Cũng ví như người có tu tập tâm, có giới đức, có tâm quảng đại như sông Hằng thì một nghiệp ác nhỏ không thể làm người ấy đau khổ (Tăng Chi I).

Nghiệp và Phúc nằm cả trong câu so sánh này của Đức Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiệp và Phúc nằm cả trong câu so sánh này của Đức Phật.

Câu này hay quá. Mình giờ mới được đọc. Cám ơn bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay