thanhdc

"lộ" Sai Sót Mới Tại Ck Đường Lên Đỉnh Olympia 2012?

4 bài viết trong chủ đề này

"Lộ" sai sót mới tại CK Đường lên đỉnh Olympia 2012?

Tiếp sau câu hỏi được BTC thừa nhận "thiếu chặt chẽ", nghi ngờ có những sai sót mới trong câu hỏi của trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2012” lại nổi lên...

>> Sai đề Olympia: Hứa “rút kinh nghiệm”, BTC không hủy kết quả CK

Tiếng Latinh hay tiếng Ý?

Theo phản ánh của độc giả, rất có thể có thêm những sai sót mới trong trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2012”. Ở câu hỏi đầu tiên của phần thi Vượt chướng ngại vật, MC Tùng Chi đưa gợi ý về từ hàng ngang thứ 5 gồm 6 chữ cái: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng gì?".

Hai bạn Ngọc Khánh và Lê Phương đều đưa câu trả lời là "Italia", trong khi Thái Hoàng có đáp án là "Tiếng Ý". Đáp án cuối cùng cho vòng chướng ngại vật: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng La Tinh".

Theo phản ánh của độc giả, đáp án là “tiếng Ý” hay tiếng Italia có thể chấp nhận được. "Latinh là ngôn ngữ viết, không ai sử dụng để nói cả. Nếu vậy thì không thể coi Latinh là ngôn ngữ chính xác của Vatican được", một độc giả phân tích.

Posted Image

Câu hỏi gây tranh cãi khiến "Đường lên đỉnh Olympia 2012" chưa thể yên.

Xung quanh nghi vấn sai sót mới trong câu hỏi của chương trình Chung kết “Đường lên đỉnh Olympia”, PV đã liên lạc với PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN) để tìm hiểu cụ thể.

PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn giải thích: “Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang và lãnh thổ (được qui định trong hiến pháp hoặc luật ngôn ngữ) và là ngôn ngữ được dùng trong các cơ chế hành pháp (văn bản hành chính, pháp luật) của một quốc gia".

Đối với trường hợp tiếng Anh ở Mỹ thì Hiến pháp Mỹ không qui định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng trên thực tế tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ chính thức.

Theo cách hiểu về ngôn ngữ chính thức trên đây thì có sự khác biệt về ngôn ngữ chính thức ở thành Vatican (Vatican city) và Tòa thánh Vatican (Holy See, nằm trong Vatican city).

Ở thành Vatican, luật không qui định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Ý (Italiano) được dùng chủ yếu trong giao dịch hành chính (và giao tiếp hàng ngày) nên được coi như ngôn ngữ chính thức.

Ở Tòa thánh Vatican, ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các văn bản quan trọng nhất (tôn giáo, hành chính) là tiếng Latin nên có thể coi đây là ngôn ngữ chính thức, còn ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vẫn là tiếng Ý.

Vì vậy, câu hỏi “ngôn ngữ chính thức của Vatican là gì?" là một câu hỏi mơ hồ, có thể hiểu theo 2 cách: hỏi về ngôn ngữ chính thức của thành Vatican hoặc hỏi về ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican.

Và vì vậy cả hai câu câu trả lời - tiếng Ý/Italiano (ngôn ngữ chính thức của thành Vatican) và tiếng Latinh (ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican) đều đúng cả.

Posted Image

Các ô hàng ngang phần thi Vượt chướng ngại vật được mở.

“Tiếng Việt” hay “Tiếng Việt hiện đại”?

Từ dữ liệu là tiếng Latinh và 6 thanh điệu ở hai ô hàng ngang, thí sinh Thái Hoàng đưa ra đáp án ô bí ẩn chương trình là “Tiếng Việt” và nhận được 80 điểm của phần thi này.

Tuy nhiên, TS Phan Quốc Linh ( từ CH Bulgaria) lại cho rằng rừ khóa "Tiếng Việt hiện đại “mới là đáp án đúng cho phần thi này

Sau đây là phần phân tích của TS Linh.

“Bằng vào những từ khóa trong hàng ngang của phần thi Vượt chướng ngại vật, MC giải thích rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Latinh. Đây là nhận thức sai lầm về tiếng Việt, do vậy, từ khóa cũng sai nốt, đồng nghĩa là phần thi này cũng không còn giá trị.

Các câu hỏi các từ hàng ngang trong phần thi Vượt chướng ngại vật đều cho thấy mối liên hệ và quan hệ đến những biểu trưng của “Tiếng Việt hiện đại” mà không thể nói là “Tiếng Việt” chung chung được.Vì sao?

Ngôn ngữ gồm hai bộ phận: ngôn ngữ nói (tiếng nói) và ngôn ngữ viết (ngôn ngữ ký tự). Tiếng Việt (tiếng nói) thuộc hệ Nam-Á,nhóm Môn-Khmer, nhánh Việt-Mường.

Trong quá trình phát triển lâu đời, tiếng Việt trải qua quá trình sử dụng ký tự thuộc các ngữ hệ khác nhau, đầu tiên là chữ Hán, chữ Nôm, và về sau này (vào đầu thế kỷ 19) cho đến ngày nay, là chữ cái Latinh.

Chỉ mới điểm qua vài nét hết sức sơ lược về lịch sử phát triển của tiếng Việt, cũng đã cho thấy rằng việc BTC đã “ngắt đoạn” tiếng Việt chỉ là từ khi sử dụng ký tự Latinh, là không thỏa đáng.

Lý do chúng tôi gọi đây là “Tiếng Việt hiện đại”, cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì việc sử dụng ký tự La tinh để ghi lại tiếng nói trong tiếng Việt cũng đồng thời với thời kỳ Việt nam giao lưu với thế giới hiện đại, đòi hỏi ngôn ngữ cũng phải thích ứng theo.

Như vậy, có thể coi ngôn ngữ tiếng Việt trước đó là đã cũ, lỗi thời, việc thay bằng ký tự La tinh, thể hiện một bước phát triển mới, xét trong tiến trình phát triển nội tại của chính nó (tiếng Việt).

Nếu gọi là “Chữ Quốc ngữ”, theo cách gọi chính thống, e rằng chỉ mới nói đến tiếng Việt theo quan niệm hành chính sự vụ, nghĩa là phải chờ đến lúc tiếng Việt (với ký tự chữ cái La tinh) được công nhận chính thức, được sử dụng rộng rãi, đại trà.

Gọi là "Tiếng Việt hiện đại” chúng tôi có chủ ý muốn khẳng định sự hiện diện của ký tự La tinh đúng như nó xuất hiện ở tiếng nước ta ngay từ buổi đầu”

Tuy nhiên, theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn: “Các dữ kiện về tiếng Việt được đưa ra (qua các ô hàng ngang) bao gồm cả dữ kiện đồng đại (hiện đại) và lịch đại (lịch sử)”.

Trong đó, dữ kiện đồng đại bao gồm: (dùng chữ hệ) Latinh; 29 (chữ cái); 6 (thanh điệu); (từ đơn dài nhất là) NGHIÊNG. Bên cạnh đó, dữ kiện lịch đại bao gồm: (dùng) chữ Nôm, Hán.

Dữ kiện đồng đại và lịch đại bao gồm: (thuộc nhánh) Việt Mường; (thuộc ngữ hệ) Nam Á

Vì vậy đáp án “Tiếng Việt” là đúng vì nó thỏa mãn cả ba dữ kiện đưa ra nêu trên. Nếu nói “Tiếng Việt hiện đại” thì không thỏa mãn dữ kiện về lịch đại (chữ Nôm, Hán thể hiện ở hàng ngang thứ 4 và thứ 6).

Posted Image

MC Tùng Chi "ba hoa" phản khoa học

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn: “Trong câu “ba hoa” về Tiếng Việt, MC Tùng Chi đã có những nhận xét phản khoa học, chẳng hạn: Nhầm tiếng và chữ: ban đầu chúng ta chỉ có tiếng Hán, sau đó chúng ta có tiếng Nôm (đúng ra phải nói là dùng chữ Hán, chữ Nôm)”.

Bên cạnh đó, MC Tùng Chi còn nhầm chữ cái với âm tiết: từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ NGHIÊNG, có 7 âm tiết (đúng ra phải nói là có 7 chữ cái)

“Đây là những sai sót không nên xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu BTC làm việc cẩn thận và biết tranh thủ ý kiến của các chuyên gia”, PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn nói.

Theo TS Phan Ngọc Linh - Phạm Thịnh

VTC

Nguồn: Báo Dân trí

PS: Nếu các vị tham gia Hội thảo chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chắc không có sai sót như trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nhật Bản phải cấp tốc tháo dỡ gần nửa lò phản ứng hạt nhân"

Thứ Bẩy, 30/06/2012 - 06:48

(Dân trí) – Nhật Bản phải nhanh chóng tháo gỡ 24/50 lò phản ứng nguyên tử hiện có trong nước, các nghị sĩ Nhật Bản đưa ra kết luận sau khi nghiên cứu mức độ nguy hiểm của các lò phản ứng hạt nhân tại nước này.

Posted Image

Khói bốc lên từ hai lò phản ứng hạt nhân số 5 và 6 của Nhà máy điện Fukushima số 1 sau thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.

Một số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của Nhật Bản đã thành lập Nhóm Genpatsu Zero (Không có nhà máy điện hạt nhân) với mục đích tiến hành các cuộc nghiên cứu tổng thể về tác động của các nhà máy điện hạt nhân đối với sự phát triển kinh tế cũng như an toàn của người dân Nhật Bản.

Theo kết quả nghiên cứu, nhóm nghị sĩ này cho rằng gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân hiện nay ở Nhật Bản đang trong tình trạng “rất nguy hiểm” nên cần phải ngừng hẳn hoạt động để tiến hành tháo gỡ.

“Có tới 24/50 số lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đang trong tình trạng báo động đỏ. Các lò phản ứng này hoặc nằm trên các vết đứt gãy địa chấn, hoặc quá cũ kỹ do sử dụng công nghệ lỗi thời. Một số cơ sở thậm chí còn được đặt ở khu vực dân cư đông đúc nên cần phải được xem xét dỡ bỏ càng sớm càng tốt”, nghiên cứu kết luận.

Trong số 24 lò phản ứng bị đánh giá là rất nguy hiểm này, các nghị sĩ Nhật Bản đặc biệt lưu ý lò phản ứng số 5 và 6 của Nhà máy điện Fukushima số 1; lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện Fukushima số 2; và 7 lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện Kashiwazaki – Kariwa.

Đây đều là các lò phản ứng chịu ảnh hưởng nặng nề của các vụ động đất. Trong đó, 3 lò phản ứng 4, 5, 6 của chuỗi Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị hư hại nặng sau trận động đất – sóng thần kinh hoàng tháng 3 năm ngoái. Còn 7 lò phản ứng của Nhà máy Kashiwazaki – Kariwa bị hư hại trong trận động đất năm 2007 ở Niigata.

Điều đáng lưu ý, theo nhóm nghiên cứu, là các lò phản ứng này vẫn được xếp vào danh sách các lò có khả năng hoạt động trong tương lai trong khi nguy cơ tái xảy ra động đất tại các khu vực này khá lớn.

Hiện tại, chính phủ Nhật Bản đang cho tạm ngừng hoạt động hầu hết các lò phản ứng hạt nhân để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và tăng cường độ an toàn sau khi hứng chịu thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ năm 1945.

Đức Vũ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn lại cuộc đời nhà ngoại giao 11 tuổi nổi tiếng thế giới

Thứ Bẩy, 30/06/2012 - 15:41

(Dân trí) - Cách đây 30 năm, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một nữ sinh 11 tuổi người Mỹ viết một lá thư cho lãnh đạo Xô Viết Yuri Andropov bày tỏ nỗi lo về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cô bé đã được mệnh danh là “nhà ngoại giao nhí” sau bức thư này.

Posted Image

Ngày 29/6/2012 là kỷ niệm tròn 40 ngày sinh của Samantha Smith. Cô nữ sinh nhỏ tuổi đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi viết thư cho lãnh đạo Xô Viết Yuri Andropov năm 1982. Cô bé đã quyết định viết bức thư sau khi đọc được một bài báo ông về trên tạp chí Time. Bài báo nói rằng người đàn ông này, khi đó mới trở thành lãnh đạo Xô Viết, gây ra một mối đe doạ với nước Mỹ và rằng sự lãnh đạo của ông có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

Posted Image

Samantha Smith sinh này 29/6/1972 tại Houlton, Maine, Mỹ. Mẹ cô, bà Jenny Smith, là một nhà xã hội học còn cha cô, Arthur Smith, một giáo viên ngôn ngữ và văn học. Sau khi đọc bài báo trên tạp chí Time, Samantha hỏi mẹ: “Tại sao mọi người lại sợ ông Andropov? Tại sao không ai hỏi ông ấy rằng liệu ông ấy có kế hoạch tấn công đất nước chúng ta hay không?”. Mẹ cô bé trả lời với giọng bông đùa: “Tại sao con không hỏi trực tiếp ông ấy?”.

Posted Image

Sau gợi ý của mẹ, Samantha đã viết lá thư: “Thưa Ngài Andropov. Tên cháu là Samantha Smith, 10 tuổi. Chúc mừng Ngài trên cương vị mới. Cháu đang lo lắng về việc liệu Nga và Mỹ có lâm vào một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không? Liệu Ngài có ủng hộ một cuộc chiến hay không? Nếu không, làm ơn nói cho cháu biết Ngài sẽ làm như thế nào để chiến tranh không xảy ra. Ngài không nhất thiết phải trả lời câu hỏi này, nhưng cháu muốn biết tại sao Ngài muốn thống trị thế giới hay ít nhất là đất nước của cháu. Chúa tạo ra thế giới để tồn tại hoà bình cùng nhau và không có chiến tranh”.

Posted Image

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ Pravda của Liên Xô. Vào ngày 26/4/1983, Samantha đã nhận được thư hồi đáp của ông Andropov. “Đất nước Xô Viết chúng tôi đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để chiến tranh không xảy ra. Đây là điều mà tất cả người Xô Viết muốn. Đây cũng là điều mà người sáng lập nhà nước Xô Viết vĩ đại của chúng tôi, Vladimir Lenin, răn dạy”, ông Andropov viết. Cuối thư, ông Andropov đã mời cô bé tới thăm Liên Xô và xem người dân nước này sống ra sao.

Posted Image

Vào tháng 7/1983, Samantha và bố mẹ cô bé đã bay tới Liên Xô. Cô nhận được sự đón tiếp thân mật tại Mátxcơva. Cô bé và gia đình đã lưu lại Liên Xô 2 tuần.

Posted Image

Samantha đã tới thăm Mátxcơva và Leningrad (nay là St. Petersburg) và tham dự trại hè Artek dành cho trẻ em.

Posted Image

Ngày 22/7/1983, trước khi trở về Mỹ, Samantha đã nói những từ mà nhiều người vẫn nhớ cho tới ngày nay. “Chúng ta sẽ sống”. Nhờ có cô bé, một cụm từ mới đã xuất hiện: “nhà ngoại giao nhí”.

Posted Image

Sau chuyến đi, Samantha đã viết cuốn sách: “Hành trình tới Liên Xô”, trong đó cô bé miêu tả điều mà cô nhìn thấy: “Họ cũng giống như chúng ta”.

Posted Image

Posted Image

Ngày 25/8/1985, Samantha Smith và bố đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay. Chiếc máy bay 2 động cơ đã bị trượt đường băng do tầm nhìn kém và gặp nạn. Toàn bộ 8 người trên khoang đều thiệt mạng.

Posted Image

Tháng 10/1985, người mẹ của Samantha đã thành lập Quỹ Samantha Smith để tổ chức các chuyến thăm dành cho trẻ em Liên Xô, sau này là Nga, tới Mỹ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 quốc gia. Quỹ này đóng cửa vào năm 1995.

An Bình

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe nói nhà đài cũng nhận sai nhưng vẫn bảo lưu kết quả cuộc thi à.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay