tranlong07

Phát Hiện Mảnh Gốm Cổ Nhất Thế Giới Tại Giang Tây

9 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện mảnh gốm cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ phát hiện những mảnh gốm có niên đại tới 20.000 năm trong một hang đá tại Trung Quốc.

> Nhạc cụ cổ nhất thế giới

Posted Image

Một mảnh gốm trong hang Xianrendong ở Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Những mảnh gốm được các nhà khảo cổ Trung Quốc cùng các đồng nghiệp từ Đức, Mỹ tìm thấy trong hang có tên Xianrendong ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc,AFP đưa tin.

Kết quả phân tích niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ cho thấy con người bắt đầu sống trong hang từ khoảng 17.500 tới 29.000 trước. Mảnh gốm cổ nhất trong hang được tạo ra cách đây chừng 20.000 năm, nghĩa là trước khi nền nông nghiệp của nhân loại ra đời.

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

Nhiều giả thuyết hiện nay cho rằng loài người phát minh ra gốm từ khoảng 10.000 năm trước, khi tổ tiên của chúng ta từ bỏ lối sống săn bắt và hái lượm để tập trung vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Sự xuất hiện của những mảnh gốm trong hang Xianrendong cho thấy những giả thuyết đó không đúng.

“Trọng tâm trong những nghiên cứu về đồ gốm sẽ phải thay đổi. Phát hiện mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thay đổi về kinh tế, xã hội trong khoảng thời gian từ 19.000 tới 25.000 năm trước”, Gideon Shelach, một nhà nghiên cứu về Đông Á của Đại học Hebrew tại Israel, phát biểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

Giả sử như thế này:

Nền văn minh của thế kỷ XXI này sụp đổ. Rồi, 20.000 năm sau đó, một nền văn minh sau đó tìm kiếm khảo cổ được một cái bình gốm thuộc hàng dân dụng rẻ tiền nhất của làng gốm Bình Dương. Người của nền văn minh đó liền kết luận rằng bình gốm là sản phẩm thuộc một thời đại còn săn bắt hái lượm. Vậy có đúng không?

Cho hay bằng chứng khảo cổ không phải là duy nhất và cuối cùng để chứng minh cho một giả thuyết. Nếu phải dựa vào bằng chứng khảo cổ chứng minh thì làm sao thấy được Việt sử 5000 văn hiến?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bá Kiến thấy thông tin tranlong đưa ra và bài viết của Thiên Đồng không có liên quan gì đến nhau, hai vấn đề hoàn toàn khác biệt và không liên quan gì đến Sử việt 5000 năm văn hiến !

Thời điểm hiện tại có thể kết luận rằng chắc chắn 20.000 năm trước con người sống ở thời đại săn bắt hái lượm... Nhưng 20.000 năm sau, cái thời đó nếu tìm thấy 1 mảnh gốm Bình Dương thì người ta không kết luận về việc săn bắt hái lượm như trên.

Sử Việt 5000 năm văn hiến không phải chỉ nói xuông hay dựa vào một vài bằng chứng khảo cổ nào đó để kết luận, và cũng không thể áp đặt một cách thiếu khách quan duy ý chí như trên được !

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bá Kiến nên đọc lại đoạn này

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

và tôi viết như vầy:

Cho hay bằng chứng khảo cổ không phải là duy nhất và cuối cùng để chứng minh cho một giả thuyết. Nếu phải dựa vào bằng chứng khảo cổ chứng minh thì làm sao thấy được Việt sử 5000 văn hiến?

Thiên Đồng

Ý tôi muốn nói như sau:

1. Việc phát hiện mảnh gốm chưa thể khẳng định cộng đồng người nào đó vẫn còn sống bằng săn bắt và hái lượm. Điều này có thể là một kết luận vội vàng và sai lầm.

2. Cũng như vậy, khi liên hệ sang Việt sử 5000 năm văn hiến, nếu chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ để vội vàng kết luận khẳng định hay phủ định vấn đề này, cũng như cách của bài báo trên đưa tin về các nhà khoa học nào đó..., thì cũng là điều không chắc chắn và có thể sai lầm.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

1 ~> "Tin rằng" và "có lẽ" không phải là từ dùng để 'khẳng định" mà chỉ mang tính dự đoán. Và vì mang tính dự đoán nên nó không phải là kết luận và có thể có sai lầm

Nếu chấp nhặt câu chữ thì phải thế này:

Giả sử như thế này:Nền văn minh của thế kỷ XXI này sụp đổ. Rồi, 20.000 năm sau đó, một nền văn minh sau đó tìm kiếm khảo cổ được một cái bình gốm thuộc hàng dân dụng rẻ tiền nhất của làng gốm Bình Dương. Người của nền văn minh đó liền kết luận rằng bình gốm là sản phẩm thuộc một thời đại còn săn bắt hái lượm. Vậy có đúng không?

Cho hay bằng chứng khảo cổ không phải là duy nhất và cuối cùng để chứng minh cho một giả thuyết. Nếu phải dựa vào bằng chứng khảo cổ chứng minh thì làm sao thấy được Việt sử 5000 văn hiến?

Thiên Đồng

Có nghĩa là cái vấn đề của mảnh gốm ở Trung Quốc và những phỏng đoán của các ông khoa học ở đâu đó "hoàn toàn không liên quan gì đến Sử Việt 5000 năm Văn Hiến"

2. Cũng như vậy, khi liên hệ sang Việt sử 5000 năm văn hiến, nếu chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ để vội vàng kết luận khẳng định hay phủ định vấn đề này, cũng như cách của bài báo trên đưa tin về các nhà khoa học nào đó..., thì cũng là điều không chắc chắn và có thể sai lầm.

Từ một nhận định sai lầm để làm dẫn chứng cho một vấn đề cốt lõi của Lý Học Đông Phương thì có sai lầm không? Trong khi "Việt sử 5000 văn hiến" là cả một nền tri thức, văn hóa....!!

Ủng hộ Việt Sử 5000 năm văn hiến không có nghĩa là đi đâu cũng phang bừa bãi được !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bá kiến nên xem lại cấu trúc ngữ pháp câu này nhé

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

Và tôi viết thế này

Nền văn minh của thế kỷ XXI này sụp đổ. Rồi, 20.000 năm sau đó, một nền văn minh sau đó tìm kiếm khảo cổ được một cái bình gốm thuộc hàng dân dụng rẻ tiền nhất của làng gốm Bình Dương. Người của nền văn minh đó liền kết luận rằng bình gốm là sản phẩm thuộc một thời đại còn săn bắt hái lượm. Vậy có đúng không?

thì chỉ cần sửa hai chữ "thời đại" thành "xã hội" thôi. Nhưng nếu đó để thời đại còn săn bắt hái lượm thì cũng chẳng sao, vì tôi muốn cho thấy sự trái ngược thế. Lẽ ra tôi viết "thời đại".

Tôi không nói việc tìm thấy mảnh gốm có liên quan hay không liên quan đến Việt sử 5000 năm. Tôi chỉ liên hệ phương pháp nghiên cứu hay nhận định giữa vấn đề này với vấn đề khác mà thôi.

Anh nên đọc cho kỹ.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả sử như thế này:

Nền văn minh của thế kỷ XXI này sụp đổ. Rồi, 20.000 năm sau đó, một nền văn minh sau đó tìm kiếm khảo cổ được một cái bình gốm thuộc hàng dân dụng rẻ tiền nhất của làng gốm Bình Dương. Người của nền văn minh đó liền kết luận rằng bình gốm là sản phẩm thuộc một thời đại còn săn bắt hái lượm. Vậy có đúng không?

Cho hay bằng chứng khảo cổ không phải là duy nhất và cuối cùng để chứng minh cho một giả thuyết. Nếu phải dựa vào bằng chứng khảo cổ chứng minh thì làm sao thấy được Việt sử 5000 văn hiến?

Thiên Đồng

Bạn đọc nên lưu ý rằng, trong bài viết, tôi không nói gì việc phát hiện ra mảnh gốm có niên đại tới 20.000 năm có liên hệ hay không liên hệ đến Việt sử 5000 năm đó nhé!

Chỉ đơn giản tôi muốn nói rằng di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh.

Cụ thể là trong bài báo trên, với di vật khảo cổ là mảnh gốm 20.000 năm cũng chưa thể đưa ra nhận định hay khẳng định hay tin rằng hay có lẽ.v.v. là nó xuất sứ từ một cộng đồng hay xã hội còn trong thời kỳ săn bắt và hái lượm.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Đồng nói đúng ạ.

Thậm chí cái mảnh gốm ấy ko hẳn đã là đồ nấu ăn cách đây 20.000 năm. Mà do 1 đứa trẻ nào đó lấy đất sét, nặn linh tinh, đem vứt ở bìa rừng. Đêm hôm đó chẳng may cháy rừng, thế là ngày hôm sau miếng đất sét thành miếng gốm mà các nhà khoa học tìm đc. Vì vậy, ko thể vì 1 mình mảnh gốm mà kết luận:

Các nhà khảo cổ tin rằng một cộng đồng người – sinh sống nhờ hoạt động săn bắt và hái lượm – đã tạo ra những mảnh gốm từ khoảng 20.000 năm trước. Những vết cháy sém trên gốm cho thấy có lẽ người xưa dùng chúng để nấu thức ăn.

Nhưng cũng chưa thấy cái tivi nào có niên đại 20.000 năm để khẳng định đã từng có nền văn minh như hiện nay xuất hiện trên Trái đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi không bao giờ coi di vật khảo cổ là điều kiện duy nhất chứng minh cho lịch sử. Mà chỉ coi đó là một hiện thực khách quan minh họa một cách sắc sảo cho một luận cứ nào đó chứng minh cho lịch sử. Bởi vì, di vật khảo cổ khi tìm thấy chỉ là một hiện thực khách quan - vấn đề là người ta giải thích hiện thực đó trên cơ sở nào?

Nói nhanh cho dễ hiểu: Cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc đã xác đinh di sản văn hóa phi vật thể là một trong những bằng chứng khoa học chứng minh cho lịch sử. Vậy đủ để xác định rằng: Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Ít nhất bên cạnh đó còn có di sản văn hóa phi vật thể.

Có thể nói rằng: Không chỉ di sản văn hóa phi vật thể, hay di vật khảo cổ là những hiện thực khách quan - Mà tất cả mọi hiện tượng quan sát được - "nhìn thấy" - bằng phương tiện tự thân như mắt thường, hay thông qua phương tiện kỹ thuật nhân tạo - đều là hiện tượng khách quan. Không phải vì "nhìn thấy" bằng phương tiện kỹ thuật thì gọi là "cơ sở khoa học"; hoặc "khoa học đã chứng minh".

Vấn đề là cách giải thích nó như thế nào và xác định bản chất của nó là gì? Chính cách giải thích sẽ quyết đính tính khoa học hay "mê tín dị đoan".

TTNC LHDP khi chúng ta có một tập thể nghiên cứu - sẽ phải định nghĩa rõ ràng khái niệm khoa học và văn hóa và đó sẽ là chuẩn mực chung để ứng dụng - ít nhất trong nội bộ - nếu nó chưa được "khoa học công nhận"Posted Image. Không thể có thứ khoa học mờ ảo, nhập nhằng như ma trơi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites