wildlavender

Đưa Truyện Kiều Lên Lịch: Thúy Kiều Mặc Trang Phục Việt Hay Tàu?

6 bài viết trong chủ đề này

Đưa Truyện Kiều lên lịch: Thúy Kiều mặc trang phục Việt hay Tàu?

(TT&VH) - Đó là chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc tọa đàm về Phác thảo vẽ tranh nàng Kiều do Trung tâm Dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ (CTCS) và Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam tổ chức vào ngày 21/6 vừa qua.

Theo ý tưởng được đưa ra, bộ lịch nghệ thuật Kiều gồm 24 bức tranh vẽ mang kích thước 1,2 x 0,5 m, in kèm theo đó là một số câu thơ tiêu biểu nhất được trích từ tác phẩm lớn này. Sau khi lịch nghệ thuật Kiều ra đời, những người thực hiện sẽ xuất bản tiếp một phiên bản Truyện Kiều với chất lượng cao nhất về giấy và công nghệ in, kèm theo đó là những bức tranh minh họa. Sau khi lấy ý kiến và xây dựng đề cương chi tiết về nội dung và phong cách từng bức tranh, một số họa sĩ có uy tín sẽ được CTCS và Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam đặt hàng để cùng thực hiện tác phẩm này.

Posted Image

Cảnh Thúy Kiều đi tảo mộ được vẽ bởi HS Nguyễn Tư Nghiêm năm 1965

1. Theo đề cương được ông Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc CTCS) xây dựng, hình ảnh nàng Kiều qua thể hiện của hàng loạt gương mặt gạo cội của nền mỹ thuật Việt Nam như Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phan Chánh, Lê Lam đã xuất hiện trên nhiều báo và tạp chí từ giữa thế kỷ 20... Tuy nhiên, cũng từ bản chất là một đề tài được khai thác rộng, những “nàng Kiều” của các họa sĩ này luôn có sự khác biệt về nội dung thể hiện và phong cách tạo hình. Đơn cử, riêng ở phần trang phục, có họa sĩ vẽ nàng Kiều mặc áo dài tứ thân, có người vẽ áo dài mớ ba mớ bảy, có người lại vẽ áo lụa Trung Quốc hoặc thậm chí là áo ngắn tân thời...

Trước khá nhiều chuyên gia của giới mỹ thuật, ông Nguyễn Hoàng Điệp đặt ra câu hỏi: Có nên vẽ nàng Kiều với tranh phục của Trung Quốc, theo đúng với câu đề từ của Truyện Kiều: “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”? Thực tế, ai cũng biết: dù được sáng tác bởi một đại thi hào của dân tộc Việt và trở thành “quốc hồn quốc túy” của dân tộc Việt, hệ thống nhân vật và nội dung của Truyện Kiều vẫn được Nguyễn Du đặt trong bối cảnh triều Minh (Trung Quốc) theo đúng như nguyên tác của Thanh Tâm tài nhân.

Ngoài ra, những địa danh như sông Tiền Đường, xứ Việt Đông... trong truyện đều thuộc về đất Trung Quốc cả. Bởi thế, chúng tôi muốn bộ tranh trung thành với bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Xin nhớ, đây chỉ là vấn đề trang phục thuần túy” ông Điệp nói.

2. Cách đặt vấn đề của ông Điệp đã gặp những phản ứng khá gay gắt từ một số họa sĩ trong buổi tọa đàm. Điển hình, họa sĩ Phạm Công Thành cho biết: “Đọc Truyện Kiều, chúng ta đều quên đi xuất xứ mà chỉ nhớ tới gia trị văn chương đậm chất Việt Nam của tác phẩm này. Bởi vậy, cách lựa chọn trang phục theo phong cách Trung Quốc là quá máy móc, thậm chí là thiếu tôn trọng cụ Nguyễn Du cũng như ngôn ngữ Việt Nam”.

“Đành rằng câu chuyện lấy bối cảnh Trung Quốc. Nhưng Shakespears viết Hamlet có “gốc” Đan Mạch, viết Romeo và Juliet có “gốc” Italia nhưng người ta vẫn dựng theo trang phục của nước Anh quê ông đấy thôi” - ông Thành nói.

Tương tự ông Thành, các họa sĩ Trương Thảo, Mai Long, Lê Lam... cũng lên tiếng ủng hộ xu hướng mặc “đồ Việt” của nàng Kiều.

Họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN) nói: “Chúng ta cần phân biệt giữa việc sáng tác và minh họa cho câu chuyện. Theo ý tưởng đưa ra, bộ lịch nghệ thuật Kiều hướng tới đối tượng là khách nước ngoài hoặc Việt kiều. Tôi nghĩ, họ không quá quan tâm tới xuất xứ, mà thích tìm kiếm những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, của hồn dân tộc từ tác phẩm. Vì vậy anh Điệp cần cân nhắc kỹ”.

Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, bộ lịch nghệ thuật này được coi là một công trình văn hóa quan trọng nên sẽ tiến hành chu đáo với việc tiếp tục tham khảo tư vấn từ giới chuyên môn, thậm chí là mở một trang web riêng để trưng cầu ý kiến. “Chúng tôi sẵn sàng dành một thời gian dài để nghiên cứu và bàn thảo chu đáo về công trình này, chứ không có chuyện cố gắng làm gấp bằng mọi giá để kịp phát hành trong năm 2013 tới đây” - bà Luyến nói.

Chiêu Minh

thethaovanhoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này tôi đã viết trong Quán vắng và thể hiện cái nhìn của tôi. Nay chị Wildlavender đưa ra mục mạn đàm thì cũng có lý.

Nhưng tôi phải nhăn mặt với cái ý tưởng của ông Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc CTCS).

Cá nhân tôi nghĩ cái ý tưởng của ông ta làm cho tôi hoài nghi mục đích của việc bỏ tiền túi ra để thực hiện việc này - có phải ông ta muốn gấy ấn tượng cho việc phủ nhận một thiên văn chương bất hủ của Việt tộc do Đại văn hào Nguyễn Du sáng tác không?

Tôi cảnh báo một hiện tượng tương tự là một bộ phim gì đó - Nội dung Việt, mang hình thức Tàu - đã bị dư luận phản đối, thậm chí lên án khiến cho Đài Truyền Hình Việt Nam cũng không chiếu lên chương trình của mình - Nếu có chiếu rồi thì quả là một sự báng bổ văn hóa dân tộc. Còn cái nhà ông này thì muốn đem hình thức Tàu che khuất hồn Việt trong tác phẩm của ông ta chăng?

Cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ mua cái tác phẩm nửa đời nửa đoạn ấy. Mong tất cả các anh chị em Phong Thủy Lạc Việt từ này không công tác dưới bất cứ hình thức nào với cái Cty do người này phụ trách.

Tôi không phải là kẻ cực đoan, nhưng vấn để được đặt ra là:

Cái Trung Tâm CTCS này muốn minh họa truyện của Thanh Tâm tài nhân hay chuyện Kiều của cụ Nguyễn Du.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Một bức tranh với tay nghề hết sức điêu luyện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng mặc áo mới cho Kiều?

Ngày gửi: Thứ năm, 08:19, 7/10/2010

Nhà xuất bản Văn học vừa ra mắt cuốn sách "Truyện Kiều - Thơ và Tranh" với gần 40 bức tranh màu minh họa theo cách hoàn toàn mới
"Truyện Kiều thơ và tranh" xuất bản năm 2010 là cuốn sách bìa cứng, khổ to 22x28,5 cm, in trên nền hoa văn kèm theo gần 40 bức tranh màu. Tác giả của những bức tranh này là họa sĩ Anh Phương. Ông đã mất 2 năm rưỡi để chuyển ý tứ lời thơ sang ngôn ngữ tạo hình, cùng với việc nghiên cứu kĩ lưỡng bối cảnh lịch sử của "Đoạn trường Tân thanh" cũng như "Truyện Kiều" dưới thời vua Gia Tĩnh triều Minh.

Posted Image
Bìa cuốn sách "Truyện Kiều - Thơ và Tranh" (2010) - minh họa: Anh Phương


"100% các họa sĩ Việt Nam từng vẽ truyện Kiều đều Việt Nam hóa Truyện Kiều xuất xứ từ Trung Quốc bằng cách "monifê" vẽ các nhân vật trong truyện ăn mặc, sinh hoạt như phục trang cổ của Việt Nam. Tạo hình như vậy không đúng với các ý thơ Nguyễn Du đã mô tả" - Ông nói.

"Ví dụ Nguyễn Du tả Kiều búi tóc, cài trâm thoa (trên đào nhác thấy một cành kim thoa" lại vẽ Kiều chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân. Nguyễn Du tả Kim Trọng là thư sinh khá giả đi Thanh minh có ngựa cưỡi, có tiểu đồng gánh túi thơ bầu rượu, thì lại vẽ Kim Trọng, Vương Quan mặc áo the thâm, đi giày Gia định ... Nhà cửa, vật dụng đều vẽ theo Việt Nam với mái tranh, chum vại".


Posted Image
"Thúy Kiều - Kim Trọng" - tranh của Mai Thu

Cũng theo suy nghĩ mà họa sĩ Anh Phương chia sẻ "Thi hào Nguyễn Du lấy cốt truyện văn xuôi "Đoạn trường tân thanh" của Thanh Tâm tài nhân, nhưng ông không Việt Nam hóa thay cảnh, con người, triều đại vua Gia Tĩnh triều Minh bằng câu "Rằng năm Lê Lợi triều Lê .." thay diện mạo Kiều thành thiếu nữ mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ ...

Posted Image
"Thúy Kiều - Kim Trọng" - tranh khắc gỗ của Nguyễn Tư Nghiêm


Điều chủ yếu của thiên tài Nguyễn Du, là Việt hóa bằng thể thơ lục bát gần với ca dao, tục ngữ. Thứ hai, là đưa tính cách đặc trưng của người Việt là lòng nhân ái, vị tha vào trong thơ. Như tình tiết trong "Đoạn trường tân thanh" tả Kiều trả thù Hoạn thư bằng nhục hình tàn khốc, thì trong thơ Nguyễn Du, Kiều tha thứ cho Hoạn Thư. Đọc thơ Nguyễn Du thấy thấm đậm bản sắc dân tộc và tính nhân văn của Việt Nam ở chỗ đó, chứ không phải ở hình dáng, bối cảnh bên ngoài."

Đó là lý do vì sao họa sĩ Anh Phương đã vẽ Truyện Kiều thơ và tranh" với bút pháp và cách nhìn nhận của riêng mình.
Dưới đây là một số tranh, minh họa truyện Kiều theo các hình thức khác của các họa sĩ Việt Nam:

Posted Image Posted Image
"Kiều" - tranh Bùi Xuân Phái
Posted Image
Tranh Vũ Cao Đàm
Posted Image
Tranh Lê Lựu
Posted Image
Tuyển tập tranh minh hoạ Truyện Kiều, tác giả Lê Anh Tuấn, Sở VHTT Hà Tĩnh, 2002

Ông Nguyễn Cừ - Giám đốc NXB Văn học cho biết "Cuốn sách nằm trong loạt sách xuất bản hướng tới dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, bao gồm bộ sách Văn học Việt Nam thế kỉ XX, bộ sách Tác phẩm Văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh của các tác giả như Nam Cao, Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Chế Lan Viên... , và nhiều bộ Toàn tập tác phẩm của các nhà văn Việt Nam từ cổ đại, cận đại đến trung đại và đương đại như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Tú Xương, Tản Đà, Hoài Thanh, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi...


Theo VNN
==========================
Qua một lượt, có thể thấy rỏ các họa sĩ đều vẽ nàng Kiều trong y phục truyền thống Việt, ngoại trừ bức tranh nu của họa sĩ Bùi Xuân Phái ra, còn lại duy nhất một tranh minh họa sách ghi năm xuất bản 2010 thì hoàn toàn mang hình ảnh Tàu. Không biết tác gia vô tình hay cố ý, nhưng cho thấy tinh thần vong bản, nô dịch văn hóa cho ngoại ban có đất sinh sôi.
Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ họa sĩ 12 năm “lẩy” tranh từ Truyện Kiều

Nữ họa sĩ Ngọc Mai mê Truyện Kiều đến nỗi, bỏ nhiều công phu để vẽ nàng Kiều cùng một số nhân vật trong danh tác này ròng rã suốt 12 năm qua.

Chưa bàn đến những điều sâu xa, chỉ vừa “chạm” đến chi tiết 12 năm vẽ Kiều, cũng đã gợi mở câu chuyện khác thường của một họa sĩ. Một người bạn của nữ họa sĩ đã liên tưởng bằng những con số, rằng nàng Kiều mất 15 năm lưu lạc, còn Ngọc Mai cũng tốn đến 12 năm để vẽ Kiều.

“Lẩy” tranh từ Kiều

Không phải ngẫu nhiên mà nữ họa sĩ dùng lụa để vẽ Kiều. Khó còn chất liệu nào khác để phù hợp hơn lụa truyền thống để thể hiện những gì được “lẩy” ra từ Truyện Kiều. Nhẹ nhàng, mong manh, đẹp như những dòng lục bát mà đại thi hào Nguyễn Du đã gieo, song cũng man mác buồn dưới những lớp màu u uẩn.

Posted Image



“Tôi không minh họa Truyện Kiều, chỉ “trích” ra những tình tiết mình yêu thích và thể hiện nó lên tranh”, họa sĩ Ngọc Mai chia sẻ. Nhưng thi phẩm lớn dày dặn tình tiết và nặng trĩu tư tưởng này có quá nhiều “đất” để khai thác, đã làm nữ họa mất đến hơn một thập niên sáng tạo.

Cách chọn lựa những đoạn trích để vẽ của họa sĩ Ngọc Mai không có gì lạ. Đó là những đoạn kinh điển của Truyện Kiều, quá quen thuộc với người Việt, hoặc một số đoạn “thuận” cho việc chuyển dịch từ ngôn ngữ văn chương sang ngôn ngữ mảng khối, màu sắc của hội họa.

Cái dễ cũng là cái khó nhất, khi bức tranh được người xem nhận diện ngay khi lọt vào tầm mắt mà không cần đến diễn giải, nhưng có thể quen đến mức dễ làm người xem hoặc thích so sánh (với tác phẩm thuộc loại hình khác, với tưởng tượng của bản thân), hoặc thậm chí thờ ơ, lướt nhanh qua.

Kiều tắm “rõ ràng trong ngọc trắng ngà”, Kiều ở lầu Ngưng Bích “hoa trôi man mác biết là về đâu”, cuộc hội ngộ Kim - Kiều “người đâu gặp gỡ làm chi”, Kiều trầm mình xuống dòng Tiền Đường “thôi thì một thác cho rồi”, Từ Hải chết đứng “nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng”, Kim Trọng trở lại vườn Thúy “trước sau nào thấy bóng người”,… đầy chất thơ, đầy hình ảnh để thỏa sức sáng tạo. Thoát ra khỏi chất liệu đó để thành tác phẩm độc lập là một bản lĩnh.

Vẽ Kiều xưa nay hiếm

“Có những bức tôi vẽ ròng rã trong nhiều tháng mới xong. Trong số này, tôi rất thích bức vẽ Kim Trọng thưởng thức tiếng đàn của nàng Kiều mà mình đã vẽ suốt 4 - 5 tháng. Đó là vì câu chuyện tình trong sáng, đẹp mong manh của hai người”, nữ họa sĩ Ngọc Mai “diễn giải” về tác phẩm vẽ Kiều mình thích nhất. Đẹp nhưng chứa đựng bất trắc, chẳng thế mà họa sĩ đặt cho bức tranh cái tên “Cung đàn bạc mệnh”, “Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.

Posted Image

Ẩn dưới vẻ đẹp mượt mà của lụa, nét cọ trau chuốt như những câu thơ tài hoa của đại thi hào, không phải là sự bình yên. Từ những xáo động “Nghĩ đời mà ngán cho đời/ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” thấp thoáng dưới vài đường gân li ti của vải lụa, đến những dự cảm bất an “Cũng liều nhắm mắt đưa chân/ Mà xem con tạo xoay vần đến đâu” được thể hiện bằng nhiều nhát cọ gằn mạnh.

Họa sĩ Trần Văn Phú nhận xét tác phẩm của Ngọc Mai: “Tranh đẹp ở chất lụa, hình cách tân, bố cục kết hợp thư pháp. Đời người không có hạnh phúc nào bằng ước mơ dai dẳng triền miên mà thực hiện được. Nó chạm đến mảng trí tuệ mênh mông của biển nghệ thuật hội họa, đòi hỏi người họa sĩ phải có quyết tâm cao”.

Họa sĩ Trần Văn Phú cũng cho rằng “Tranh vẽ về Truyện Kiều xưa nay hiếm”. Nghĩa là vẽ Kiều như Ngọc Mai đã là của hiếm, và vẽ Kiều từ thuở còn xuân thì đến nay mất hết 12 năm như Ngọc Mai càng là một kỳ công. Vậy nhưng cũng chỉ có 28 bức, được chủ nhân mang đi triển lãm cho công chúng yêu hội họa thưởng ngoạn từ ngày 17/9/2011 tại Nhà triển lãm TP.HCM. 28 bức tranh lụa vẽ Kiều khổ lớn được tác giả lồng kính cẩn trọng và tuyên bố không bán.

Nữ họa sĩ sinh năm 1951, con dâu của chủ bút tờ Bách Khoa nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 tâm sự: “Bao nhiêu năm rồi, niềm mơ ước thể hiện Truyện Kiều qua hội họa vẫn như một thách thức lớn cho mình, và tôi đã hoàn thành bộ tranh với tất cả đam mê, như có một ma lực gọi mời của màu sắc, cùng tiếng thì thầm nhẹ nhàng nhưng réo rắt bên khung lụa mơ màng huyền hoặc”.

Một số tác phẩm vẽ Kiều của họa sĩ Ngọc Mai: Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Theo anh Võ Tiến
nguồn http://butchicun.com
==============================
Nếu ai cũng như nữ họa sĩ Ngọc Mai luôn ý thức về văn hóa dân tộc Việt thể hiện sinh động qua những bức tranh như thế này thì tâm lý nô dịch văn hóa ngoại lai sẽ không có đất dung thân.
Thiên Đồng
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tám Năm Thêu Bộ Bát Nhã Tâm Kinh

Từ ngày phụ thân mất, suốt 2 năm ông đều đặn lên chùa và hàng đêm đến những nhà có tang tụng kinh sám hối. Ông ngộ ra phải dùng nghề thêu để thực hiện bức Tâm Kinh. Ông chính là nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh, pháp danh Tâm Thuận sống tại Thừa Thiên Huế.

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh sách cô kết một cách trọn vẹn nhất về giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo Đại thừa. Vì vậy, muốn hiểu và thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo Đại thừa, người tu đạo phải biết, đọc và hiểu nghĩa của Tâm Kinh. Đối với Phật tử Việt Nam từ xưa cho đến nay, Tâm Kinh Bát Nhã vẫn là một bài nhật tụng được chuyên trì nhiều nhất. Tuy nhiên, trước khi được số đông quần chúng đón nhận dưới dạng một tác phẩm của nghệ thuật và văn hoá bởi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh thì tập kinh này vẫn chỉ phổ biến trong giới Phật tử bằng việc tụng niệm. Nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh tâm sự: “Trong thời buổi cơ chế thị trường khi cơm áo gạo tiền chi phối sự sáng tạo của những người thực hiện nghệ thuật thì những sản phẩm được làm nóng vội, cẩu thả và gấp gáp là một xu hướng phổ biến trong nghề thêu. Ai mà dành cả tuần chỉ để thêu một bức khoảng một mét vuông, tiền đâu mà nuôi gia đình. Việc làm những bức tranh thêu kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm trời chỉ xuất phát từ cái tâm và lòng yêu nghề, yêu văn hoá, yêu cái đẹp”. Từ ngày phụ thân mất sớm, suốt 2 năm ông đều đặn lên chùa và đến những nhà có tang hàng đêm để tụng kinh sám hối. Ông đã ngộ ra phải dùng nghề thêu để thực hiện Tâm Kinh như một cách phổ biến sự vi diệu của Phật giáo tới quảng đại quần chúng. Ông đã bỏ ra hơn 8 năm để thêu bộ “Bát Nhã Tâm Kinh” với 2 bản chữ Việt và chữ Hán. Trên nền giấy đen những đường chỉ điêu luyện đầy tâm huyết của ông làm Tâm Kinh trở nên sống động và gần gũi. Đây là bộ sách mà nghệ nhân Kinh tâm đắc nhất và luôn coi nó như là báu vật quý giá trong quá trình sáng tác của mình. Tác phẩm thêu được hoàn thành với 13 tấm tiếng Việt và 12 tấm tiếng Hán. Ngoài tác phẩm thêu Bát nhã Tâm Kinh, nghệ nhân Lê Văn Kinh còn thể hiện lòng mộ đạo của mình qua tác phẩm thêu “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư chuyển thể qua nhiều ngôn ngữ khác nhau đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2008.

Chiêm ngưỡng những hình ảnh của tác phẩm Bát nhã Tâm Kinh:

/Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Một số trang thêu bằng tiếng Việt của Bát Nhã Tâm Kinh

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Suốt 8 năm nghệ nhân thêu Kinh cần mẫn để có được những dòng chữ Tâm Kinh thế này

Posted Image

Nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh, pháp danh Tâm Thuận bên tác phẩm tâm huyết của mình.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay