7654321

Kinh Điển Phật Giáo

3 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Kinh điển phật giáo có thể chia làm 2 hệ thống lớn, hệ thống kinh do phật thuyết xuất hiện ở các lần kết tập và hệ thống kinh đại thừa bắc tông, do người đời sau viết ra

Kinh phật thuyết: gồm 5 bộ kinh.

Trường bộ

Trung bộ

Tương ưng bộ

Tăng chi bộ

Tiểu bộ

Trong 5 bộ kinh này thì kinh tiểu bộ phải đến lần kết tập thứ 2, 100 năm sau phật tịch diệt mới được kết tập lại. vì vậy nhiều học giả cho rằng có lẽ những gì viết trong kinh tiểu bộ cũng giống như các bộ kinh của hệ phái đại thừa, có lẽ chủ yếu do người đời sau phóng tác ra.

Kinh đại thừa bắc tông

Kinh điển Đại Thừa xuất hiện về sau nầy, vào khoảng đầu Công nguyên (CN) -- 300 đến 700 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết bàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ với nhiều giả thuyết khác nhau, không biết do ai kết tập vào thời kỳ nào, ban đầu là vài bộ kinh ngắn rồi dần dà xuất hiện các bộ lớn hơn với văn phong không đồng nhất, và ngày nay cũng không còn nguyên bản trọn vẹn.

Một số đã được dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng qua nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều dịch giả thuộc những tông phái khác nhau, và được lưu truyền đến ngày nay. Một số kinh điển Hán tự khác thì lại không có nguồn gốc rõ ràng, mặc dù lấy danh là lời Phật dạy nhưng có lẽ đã được trước tác tại Trung Hoa trong thời kỳ Phật giáo mới được phát triển tại đó.

Có thể nói tính đa dạng và phong phú của kinh điển Đại thừa là kết quả của một sự dung nạp hỗn độn, không có hệ thống và tiêu chuẩn rõ ràng, các tài liệu về Phật giáo -- hoặc có vẻ mang tính cách Phật giáo nhưng lại pha trộn các giáo thuyết khác

Edited by 7654321

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Danh sách kinh phật nguyên thủy

Trường bộ: tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh. 2 kinh quan trọng nhất trong bộ này là kinh đại niết bàn (Maha parinibanna Sutta) và kinh đại quán niệm (Maha Satipattana Sutta)

Trung bộ: Đây là bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời phật dạy. Các kinh quan trọng trong bộ này là các kinh liên quan tới phương pháp thực hành như quán niệm ( tứ niệm xứ)(Satipattana Sutta), chính kiến (Sammaditthi), cách tịnh tâm (Kakacupama), cuộc đời Đức Phật (Ariyaparyesana), tứ diệu đế (Mahahatthipadopama), không tính (Culasunnata), quán niệm hơi thở (Anapanasati) ....

Tương Ưng Bộ: gồm 2,889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Có những bài giảng quan trọng về 12 nhân duyên và về 37 phần bồ đề (37 phẩm trợ đạo).

Tăng Chi Bộ: bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2,308 bài kinh

Tiểu bộ: thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ

Edited by 7654321

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh điển phật giáo có thể chia làm 2 hệ thống lớn, hệ thống kinh do phật thuyết xuất hiện ở các lần kết tập và hệ thống kinh đại thừa bắc tông, do người đời sau viết ra

Kinh phật thuyết: gồm 5 bộ kinh.

Trường bộ

Trung bộ

Tương ưng bộ

Tăng chi bộ

Tiểu bộ

Trong 5 bộ kinh này thì kinh tiểu bộ phải đến lần kết tập thứ 2, 100 năm sau phật tịch diệt mới được kết tập lại. vì vậy nhiều học giả cho rằng có lẽ những gì viết trong kinh tiểu bộ cũng giống như các bộ kinh của hệ phái đại thừa, có lẽ chủ yếu do người đời sau phóng tác ra.

Kinh đại thừa bắc tông

Kinh điển Đại Thừa xuất hiện về sau nầy, vào khoảng đầu Công nguyên (CN) -- 300 đến 700 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết bàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ với nhiều giả thuyết khác nhau, không biết do ai kết tập vào thời kỳ nào, ban đầu là vài bộ kinh ngắn rồi dần dà xuất hiện các bộ lớn hơn với văn phong không đồng nhất, và ngày nay cũng không còn nguyên bản trọn vẹn.

Một số đã được dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng qua nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều dịch giả thuộc những tông phái khác nhau, và được lưu truyền đến ngày nay. Một số kinh điển Hán tự khác thì lại không có nguồn gốc rõ ràng, mặc dù lấy danh là lời Phật dạy nhưng có lẽ đã được trước tác tại Trung Hoa trong thời kỳ Phật giáo mới được phát triển tại đó.

Có thể nói tính đa dạng và phong phú của kinh điển Đại thừa là kết quả của một sự dung nạp hỗn độn, không có hệ thống và tiêu chuẩn rõ ràng, các tài liệu về Phật giáo -- hoặc có vẻ mang tính cách Phật giáo nhưng lại pha trộn các giáo thuyết khác

Để phân biệt kinh nào là chánh pháp ta nên dựa vào tam pháp ấn mà Phật đã dạy : vô thường, khổ, vô ngã.

Vậy pháp nào chấp nhận hoặc xậy dựng một cảnh giới thường hằng, một cá thể bất biến thì đó nhất định là tà pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay