Thiên Sứ

Vén Màn Bí Mật Về Chủ Trương Cải Tổ Ở Myanmar

1 bài viết trong chủ đề này

Vén màn bí mật về chủ trương cải tổ ở Myanmar

Cập nhật lúc :1:22 PM, 31/05/2012

Về sự thay đổi đột ngột của chính quyền Myanmar, báo Pháp Le Figaro trích dẫn tài liệu đóng dấu “bí mật quốc phòng” được phác thảo từ năm 2003.

Theo Le Figaro, chính sách cải tổ của Tổng thống Thein Sein thật ra là một sự cân bằng về địa chính trị và nằm trong một chiến lược được phác thảo từ năm 2003. Tài liệu của Học viện quân sự Maymyo là bằng chứng cho thấy có cả một chiến lược nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ.

Dưới tựa đề “Nghiên cứu quan hệ Mỹ-Myanmar”, tài liệu 346 trang nêu chi tiết chiến lược khôn khéo để “bãi bỏ các biện pháp trừng phạt” và “tiếp cận tín dụng của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và những định chế tài chính khác”.

Tác giả, theo bài báo đăng trên Le Figaro, là một trung tá bí ẩn mang tên Aung Kyaw Hla - có lẽ đây là bí danh của một cố vấn - đi từ giả định là sự lệ thuộc vào Trung Quốc “tạo căng thẳng quốc gia” , gây “nguy hại cho nền độc lập của đất nước”. Ông này khuyến nghị “Myanmar phải bình thường hóa quan hệ với phương Tây”.

Tài liệu này nói nhiều đến bà Aung San Suu Kyi, người mà không ai được nêu tên trước mặt Thống tướng Than Shwe.

Posted Image

Bà Aung San Suu Kyi tham dự Diễn đàn WEF ở Bangkok. Ảnh: DPA.

Lúc tài liệu trên được soạn thảo, bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc lần thứ 3. Trong tài liệu có đoạn viết bà Aung San Suu Kyi là “quan tâm chủ yếu của Mỹ” và “sức ép gia tăng mỗi khi bà bị giam cầm”. Tài liệu đánh giá, “việc trả tự do cho bà sẽ cải thiện quan hệ với phương Tây”.

Thế nhưng điều đáng ngại, theo bài báo trên Le Figaro, là tài liệu nói trên còn nêu mục tiêu tối hậu là “dẹp bỏ đối lập”.

Theo Le Figaro, dù bà Aung San Suu Kyi tin tưởng phần nào về các biện pháp cải tổ đang được thực hiện, bà cũng tỏ ra cảnh giác vì những thay đổi, mở cửa hiện nay không phải là điều “không thể đảo ngược”.

Theo Le Figaro

=========================

Các chuyên gia có thể phân tích việc thay đổi ở Myanma với nhiều nguyên nhân. Nhưng dưới góc nhìn phong thủy thì đó là do nguyên nhân dời đô này. Nó xảy ra trước cả bản dự thảo chiến lược 2003 của đất nước này:

  Quote

Câu chuyện Myanmar dời đô

Vietbao.vn

Thứ ba, 22 Tháng mười một 2005, 11:14 GMT+7

Người Myanmar vô cùng ngạc nhiên khi biết tin thủ đô Rangoon của họ đã được lệnh đột ngột di dời tới thành phố Pyinmana, ở miền Trung đất nước, cách Rangoo 320km.

Posted Image

Thống tướng Than Shwe và bản đồ thủ đô mới

Việc dời đô gây bàng hoàng cho người dân, kể cả các quan chức chính phủ và gia đình họ. Họ chỉ được báo trước 2 ngày và sáng sớm ngày 7/11, những chiếc xe tải quân sự đầu tiên chở tài liệu, đồ đạt, thiết bị của các công sở, bắt đầu khởi hành tới thủ đô mới.

Ra đi trước tiên là 9 bộ chủ chốt như quốc phòng, nội vụ, ngoại giao, thương mại, nông nghiệp, điện lực v.v… Việc dời đô phải hoàn thành trong tháng 4/2006.

Giải thích lý do dời đô, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Thông tin Myanmar, tướng Kyaw Hsan, nói: “Do thời cuộc đổi thay, khi Myanmar đang phấn đấu xây dựng một quốc gia hiện đại, một trụ sở chính phủ ở trung tâm đất nước đã trở thành một yêu cầu bức thiết. Chính phủ Myanmar chọn Pyinmana là thủ đô mới vì thành phố này ở vị trí trung tâm có thể nhanh chóng đi tới mọi miền đất nước”.

Thủ đô mới sẽ chính thức mang tên Yan Lon, nghĩa là “An toàn” theo tiếng Myanmar. Việc xây dựng thủ đô mới đã được tiến hành bí mật từ 3 năm nay. Hiện nay, tại đây đã có trụ sở của thủ tướng, khu ngoại giao đoàn, sân bay, bệnh viện, các khách sạn, gần 40 tòa nhà dành cho các bộ. Thậm chí có cả khu liên hợp, chỉ huy quân sự, hầm ngầm và kho chứa tên lửa phòng thủ.

Có tin nói các nhà thầu Trung Quốc và Nga tài trợ cho việc xây dựng thủ đô mới này, với sự hợp tác của một số doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự Myanmar.

Pyinmana là một thành phố hiện có khoảng 100.000 dân, từng là kinh đô của Vương quốc Myanmar hồi giữa thế kỷ 17. Nơi đây là một cứ điểm của quân Nhật trong thế chiến 2 và cũng là căn cứ kháng chiến giành độc lập dân tộc của tướng Aung San, cha bà Aung San Suukyi, nhà lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar.

Báo chí phương Tây phỏng đoán Myanmar dời đô vì lo sợ một cuộc tấn công xâm lược từ bên ngoài, nhất là sau khi xảy ra cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Thủ đô Rangoon dễ bị tấn công từ biển, trong khi Pjinmana có đồi núi xung quanh dễ phòng thủ hơn.

Còn có lập luận cho rằng các nhà chiêm tinh học đã góp phần không nhỏ vào quyết định dời đô. Cũng như người tiền nhiệm Newin, Thống tướng Than Shwe, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar rất mê tín, tin vào tướng số. Một số nhà chiêm tinh học đã cảnh báo với ông Rangoon đang trên bờ vực “sụp đổ” (?).

Có tin khi trùng tu một tượng Phật lớn ở Rangoon người ta tìm thấy bút tích cổ của một đấng tiên tri ghi nếu dời đô về miền Trung thì đất nước sẽ giàu có, dân sẽ an khang thịnh vượng!

Theo Người Lao Động

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites