htv

Liệu có xảy ra động đất hay sóng thần ở TTHue sắp tới không?

7 bài viết trong chủ đề này

Dưới đây là thông tin từ báo vnn.vn

12:24' 15/11/2008 (GMT+7)

Posted Image - Mấy ngày qua trên địa bàn xã Lộc Vinh (TT-Huế), ốc nhảy và sò lông tràn kín bờ. Đây là lần thứ 2 trong vòng một tháng xảy ra hiện tượng này.

Posted Image

Ốc nhảy tràn ngập cả bờ biển. Ảnh: Văn Nhân

Từ chiều 11/11, một ngư dân phát hiện ốc nhảy và sò lông. Ngay sau đó, hàng trăm ngư dân đã đổ ra biển để cào ốc. Theo người dân và chính quyền sở tại, số lượng ốc nhảy và sò lông dạt vào bờ lần này ít hơn lần trước.

Tuy vậy, chỉ trong một đêm, bà con cũng đã thu được gần 1 tấn ốc nhảy và sò lông. Với giá 5 ngàn đồng mỗi kg sò lông và từ 12 đến 20 ngàn đồng mỗi kg ốc nhảy, nhiều hộ đã thu được bạc triệu.

Đến trưa ngày 12/11, ốc nhảy không còn dạt vào bờ, nhưng sò lông thì vẫn còn dày đặc. Tuy nhiên, do sò nằm sâu dưới cát nên việc thu lượm gặp khó khăn. Ngư dân ở đây cho biết, rất nhiều ốc và sò đã chết trước khi dạt vào bờ. Vỏ của chúng phủ kín dọc bãi biển trên chiều dài 1km.

Trước đó, vào giữa tháng 10/2008, ốc nhảy và sò lông cũng đã xuất hiện tại vùng biển Lộc Vĩnh, và bà con ngư dân đã thu được hơn 10 tấn.

Nhiều ngư dân cao tuổi trong xã cho biết, ốc nhảy và sò lông xuất hiện tại biển Lộc Vĩnh là một hiện tượng lạ, chưa từng xảy ra trước đây.

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/11/813739/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và có phép so sánh tương tự tai TQuoocs khi động đất tại Tứ xuyên :

Hãy nhớ lại trước khi xảy ra động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua, cũng xuất hiện tại khu vực này trước đó khoảng 1-2 tuần hiện tượng chưa bao giờ thấy là hàng vạn con ếch tràn vào đường phố và bướm bay rợp trời, một số loài vật trong vường bách thú tự nhiên có biểu hiện hoảng loạn. Đã có người cảnh báo về hiện tượng này và một số nhà khoa học tìm hiểu nguyên nhân và nghi ngờ có dư chấn dưới lòng đất tác động vào vỏ não của các loài động vật trên. Tuy nhiên, rất tiếc là Chính phủ Trung Quốc đã thờ ơ với những thông tin trên nên thiếu sự chuẩn bị đối phó. Kết quả là thật đau xót trước sức tàn phá của cơn động đất kinh hoàng mà cả thế giới sững sờ, đến bây giừo vẫn chưa khắc phục nổi và chưa khẳng địch được chính xác số người chết và mất tích trong trận động đất đó.

Vậy xin các cao thủ đoán xem phải chăng đây là cảm giác sinh học của các sinh vật về chuyện thiên tai, địch họa?. Hay chỉ là vô tình. Nếu quả thực đây là thiên tai địch họa thì nếu như chúng ta biết trước để cảnh báo cho nhân dân để tránh thảm họa thì thật là một việc có ý nghĩa ....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra ở Việt Nam trong những năm gần đây, hiện tượng sò, ốc dạt vào đặc kín bờ không phải là hiếm.

Nhưng với quan niệm của Lý học Đông phương cho rằng:

Toàn thể vũ trụ đang có sự tương tác lẫn nhau

Nên việc ốc sò xuất hiện ở bờ biển chứng tỏ có một biển đổi nào đó có tính cục bộ tại địa phương đó. Nhưng vì vị trí giới hạn trong một xã nên không thể kết luận là một thiên tai lớn có tính vùng miền. Như vậy tôi cho rằng đây không phải biểu hiện sóng thần.

Quẻ Khai tiểu Cát.

Lý học Đông phương giải thích rằng: Do thủy khí dâng cao nên những sinh vật này đã theo thủy khí vào bờ.

Bởi vậy, cần đề phòng thủy triều dâng cao và lũ lụt. Khả năng thủy triều dâng cao nhiều hơn.

Tôi cũng đề nghị xem xét hiện tương sau đây - nếu có xảy ra trên biển - cần đề phòng: Sự xuất hiện của những sinh vật lạ, hiếm thấy sống ở vùng sâu dưới biển. Đột nhiên xuất hiện gần bờ. Đây là dấu hiệu của thảm họa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH đọc tin này nên muốn hiểu do đâu có hiện tượng này? quẻ Tử Tiểu Cát (giờ Giáp Ngọ ngày 20 (Tân Dậu) tháng 10 (Quý Hợi) năm Mậu Tý)

Do sự tăng nồng độ ion kim loại nào đó trong vùng biển gần bờ (có thể trong môi trường biển hoặc trong phiêu sinh) nên những con sò ốc này không bám được vào giá thể (đáy biển, san hô, ...) nên bị sóng cuốn vào bờ. Dưới tác động của loại kim loại này một số bệnh, một số chết gây hiện tượng trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như nguyên nhân là đây :

http://tproxy.guardster.com/proxy.php/3330...0aa97585c500100

Động đất mạnh ở Indonesia

17/11/2008 8:36

Vùng đảo Sulawesi (màu cam) vừa xảy động đất

(TNO) Lúc 1 giờ 2 phút sáng nay 17.11 (0 giờ 2 phút giờ VN), một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter đã xảy ra tại vùng đảo Sulawesi của Indonesia, làm sập nhiều nhà cửa.

Cơ quan nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận cơn động đất ban đầu có cường độ 7,8 độ rồi giảm còn 7,5 độ xuất hiện ở độ sâu 26,1 km, cách bờ biển phía tây bắc thành phố Gorontalo 136 km.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương của Mỹ đặt tại đảo Hawaii lập tức đưa ra cảnh báo sóng thần trong vùng bán kính 1.000 km quanh tâm chấn. Chính quyền địa phương cũng ra cảnh báo nhưng rút lại sau đó.

USGS ghi nhận thêm hai cơn dư chấn có cường độ khoảng 6 độ Richter tại cùng vị trí cách đó không lâu.

Hãng tin Antara của Indonesia đưa tin hàng ngàn người bỏ chạy khỏi nhà và khách sạn. Ít nhất có một người bị thương và nhiều nhà đổ sập.

Hãng tin AFP trích lời một quan chức ở Tolitoli cách tâm chấn khoảng 250 km, nói rằng nhiều nhà ở đây cũng bị sập.

Đến thời điểm này, chưa có con số thống kê về thương vong và thiệt hại.

Quần đảo Indonesia nằm trên nhiều kiến tạo địa tầng trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi mà các hoạt động địa chấn và núi lửa diễn ra hằng ngày trong lòng đất.

Hôm 11.11, Indonesia đã lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần công nghệ cao với chi phí trên 130 triệu USD. Hệ thống với công nghệ Đức cho phép nhận biết những trận động đất ngoài khơi và dự báo trong vòng 5 phút khả năng gây ra sóng thần của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra ở Việt Nam trong những năm gần đây, hiện tượng sò, ốc dạt vào đặc kín bờ không phải là hiếm.

Nhưng với quan niệm của Lý học Đông phương cho rằng:

Toàn thể vũ trụ đang có sự tương tác lẫn nhau

Nên việc ốc sò xuất hiện ở bờ biển chứng tỏ có một biển đổi nào đó có tính cục bộ tại địa phương đó. Nhưng vì vị trí giới hạn trong một xã nên không thể kết luận là một thiên tai lớn có tính vùng miền. Như vậy tôi cho rằng đây không phải biểu hiện sóng thần.

Quẻ Khai tiểu Cát.

Lý học Đông phương giải thích rằng: Do thủy khí dâng cao nên những sinh vật này đã theo thủy khí vào bờ.

Bởi vậy, cần đề phòng thủy triều dâng cao và lũ lụt. Khả năng thủy triều dâng cao nhiều hơn.

Tôi cũng đề nghị xem xét hiện tương sau đây - nếu có xảy ra trên biển - cần đề phòng: Sự xuất hiện của những sinh vật lạ, hiếm thấy sống ở vùng sâu dưới biển. Đột nhiên xuất hiện gần bờ. Đây là dấu hiệu của thảm họa.

THÔNG TIN KIỂM CHỨNG

Miền Trung tiếp tục bị thiệt hại vì mưa lũ

Nguồn: ThanhnienOnline

27/11/2008 23:30

Trích:

Thừa Thiên - Huế: Di dời khẩn cấp 31 hộ dân ven biển

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh và triều cường, từ đêm 26 - 27.11, bờ biển tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, H.Phú Vang bị sạt lở với chiều dài hơn 300m, biển xâm thực sâu vào đất liền từ 3-4m, đe dọa trực tiếp 31 hộ dân với 130 khẩu tại đây.

Các cơ quan chức năng tỉnh và H.Phú Vang đã tiến hành di dời khẩn cấp 31 hộ dân trong vùng nguy hiểm; đồng thời huy động 120 chiến sĩ cùng với lực lượng của Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh) và hơn 1.000 dân quân, dùng 7.600 bao cát, 220 rọ sắt và 2.000m vải lọc để tiến hành hàn khẩu vết sạt lở. Đến chiều qua, vết sạt lở đã được khắc phục tạm thời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm con cá heo mắc cạn ở Philippines17:44' 10/02/2009 (GMT+7) Ngày 10/2, các quan chức Philippines cho hay, hơn 200 con cá heo đã mắc cạn tại vịnh Manila. Hiện tại, họ đang cố tìm hiểu vì sao loài động vật biển có vú này lại dạt vào bờ nhiều đến vậy.

Cư dân địa phương nói rằng, họ thấy từng tốp lớn cá heo gần các thị trấn Pilar, Abucay ở bán đảo Bataan, phía tây thủ đô Manila.

Theo Thống đốc Bataan, Enrique Garcia, ít nhất ba con cá heo đã chết. "Đây là một hiện tượng khác thường”, ông Malcolm Sarmiento thuộc Cục Quản lý Nghề cá và Tài nguyên Nước cho biết. Ông ước tính, số lượng cá heo dạt bờ vào khoảng “hơn 200 con”.

Posted Image Một đàn cá heo ở gần bờ biển Philippines. (Ảnh: AFP)

Ông Sarmiento cho rằng, phản ứng của cá heo có thể do “sự bất ổn hay hiện tượng nóng lên ở biển” hoặc cũng có thể do dưới đáy biển xảy ra động đất.

Tai cá heo rất nhạy cảm. Chúng có thể cảm nhận được những thay đổi lớn trong môi trường áp suất dưới nước. "Nếu khả năng nghe bị ảnh hưởng, chúng sẽ mất phương hướng và nổi lên mặt nước”, ông Sarmiento nhấn mạnh.

Các chuyên gia sinh vật biển đã lập tức được điều động tới khu vực này để giúp đỡ cá heo.

Ông Sarmiento khẳng định, trước đây từng có các tốp cá heo vài chục con dạt vào bờ biển Philippines, nhưng đây là lần đầu tiên số lượng cá heo mắc cạn lớn đến vậy.

(Theo VTC)

Share this post


Link to post
Share on other sites