Thiên Sứ

Tiết Lộ Động Trời: “Thuốc Thôi Miên” Có Thực

3 bài viết trong chủ đề này

Tiết lộ động trời: “Thuốc thôi miên” có thực

16/05/2012 08:45:00

Một cuốn phim tài liệu mới đây tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

Posted Image

Hạt của loại cây Borrachero dùng để chiết xuất ra “hơi thở của quỷ”

Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.

Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những giấc mơ kì lạ”.

Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.

Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức (như bị thôi miên) và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.

Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11/5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng.

Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.

Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không biết kẻ đó là ai”.

Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.

Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.

Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”.

Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc cao nhất thế giới.

Tại Việt Nam mấy năm gần đây có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị các du khách nước ngoài thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức.

Theo Phan Yến

Tiền phong/Digitaljournal

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ đưa tin thì phải có đôi dòng bình luận hay ý kiến gì chứ ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây “thôi miên” ở Đà Lạt vẫn đang là bí ẩn

18/05/2012 10:23:35

Posted Image - Cây Borrachoro ở bên Colombia mà người Đà Lạt (Lâm Đồng) thường gọi là cây hoa loa kèn đã không có trong danh mục những cây thuốc Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Hồng (72 tuổi) - Hội viên Hội Đông y Lâm Đồng - cho biết.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Hồng - Hội viên Hội Đông y Lâm Đồng

Theo bà Hồng, đến nay hầu như tất cả các loại cây thuốc tại Việt Nam đã được các nhà Đông y Việt Nam và Trung Quốc nghiên cứu, tập hợp thành những cuốn sách khoa học phổ biến rộng rãi, viết rất chi tiết những công dụng và tác hại của các cây thuốc (kể cả cây độc dược) có trong tự nhiên. Thế nhưng trong những công trình nghiên cứu này vẫn không thấy tài liệu nào nói về cây Borrachoro mà người Đà Lạt gọi là cây hoa loa kèn.

Cụ thể, trong cuốn sách Đông y được giới nghiên cứu trong nước đánh giá là uy tín nhất Việt Nam hiện nay có tên “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi cũng không có mục nào nói về cây này.

Duy nhất chỉ có trang 701 trong cuốn sách trên viết về một cây thuốc có tên “Cà độc dược”. Qua miêu tả bề ngoài rất giống với cây Borrachoro ở Colombia. Tuy nhiên, cây này hoa lại ngỏng lên trời và quả có gai.

Posted Image

Cây cà độc dược rất giống cây Borrachoro ở Colombia và hoa loa kèn tại Đà Lạt nhưng hoa lại ngỏng lên trời

Trong khi đó, cây Borrachoro ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt hoa có màu trắng tinh khiết, khi nở đều chúi đầu xuống đất. Riêng cây hoa loa kèn tại Đà Lạt vẫn chưa ai thấy có quả mặc dù cây cho nở hoa quanh năm. Cả nhà nghiên cứu sinh vật Lương Văn Dũng - Trường đại học Đà Lạt - và bà Nguyễn Thị Hồng – Hội viên Hội Đông y Lâm Đồng – đều xác nhận chưa bao giờ nhìn thấy quả cây hoa loa kèn tại Đà Lạt.

Bà Hồng cho biết, cây hoa loa kèn có sức sống mãnh liệt, trước đây trong khuôn viên gia đình bà cũng có một cây mọc dưới một hố đất sâu. Mặc dù gia đình bà đã chặt ngang gốc và san đất lấp rất sâu để lấy mặt bằng nhưng một thời gian sau cây này vẫn ngoi lên mặt đất.

Theo bà Hồng, suốt mấy chục năm hành nghề Đông y nhưng chưa bao giờ bà thấy tài liệu nào nhắc tới cây hoa loa kèn đang được trồng phổ biến tại Đà Lạt, cũng chưa có một đơn thuốc Đông y nào có chứa loại cây này.

Trước đó, nhiều hãng tin lớn trên thế giới như VICE, Reuters, CNN… phát đi thông tin tại Colombia, bọn tội phạm đã sử dụng thuốc gây thôi miên được chế xuất từ cây Borrachoro để thực hiện hàng loạt hành vi phạm tôi. Thuốc gây thôi miên kinh hoàng đến nỗi có thể làm cho con người bị xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời.

Posted Image Posted Image

Cây Borrachoro ở Colombia và cây hoa loa kèn ở Đà Lạt

So sánh cây Borrachoro ở colonbia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa hoa kèn rất giống nhau. Nhà nghiên cứu sinh vật Lương Văn Dũng – Trường đại học Đà Lạt – cũng đã xác nhận giữa chúng là cùng họ, cùng chi nhưng ông vẫn chưa khẳng định là cùng một loại cây.

Khắc Lịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay