TheTrung

Di Sản Lịch Sử Và Những Hướng Tiếp Cận Mới

9 bài viết trong chủ đề này

Trong cuốn sách mới này có bài viết: "Nhận diện văn hóa lạc việt" của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ có nhiều thông tin thú vị, nên tôi sẽ chụp ảnh đưa dần lên đây để chúng ta cùng tham khảo.

Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới

Posted Image

SGTT.VN - Đây là tập sách nghiên cứu thứ ba do viện Harvard Yenching tài trợ (sau Sự biến đổi của tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 2008 và Nghiên cứu văn học Việt Nam – những khả năng và thách thức, 2009). Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới là tập hợp chín thành quả nghiên cứu đã vận dụng các lý thuyết, phương pháp đang phổ biến trong giới nghiên cứu quốc tế để nghiên cứu những vấn đề thuộc về khảo cổ học, lịch sử Việt Nam. (NXB Thế Giới, 373 trang, 85.000 đồng)

N.V

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là phần một của bài viết:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

(xin thông cảm do chụp từ sách nên hình bị cong).

Sẽ tiếp tục post phần tiếp theo sớm ....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi quí vị,

Như vậy tôi đã đưa lên đây toàn bộ bài viết của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Văn Hóa Học, ĐHQG HCM, người có tiểu sử như ở dưới.

Tôi nghĩ rằng đây là một công trình có những ý nghĩa học thuật quan trọng đương đại về một chủ đề chúng ta rất quan tâm, vì vậy rất mong quí vị cùng trao đổi ở đây nhằm dần tạo ra một không khí trao đổi qua lại giữa giới học thuật chính thức với chúng ta - những người nghiên cứu bằng đam mê.

Trân trọng

Thế Trung

(http://www.vanhoahoc....html?task=view)

Phó Trưởng Khoa Văn hóa học:

ThS. NGUYỄN NGỌC THƠ

Posted Image

Thông tin cá nhân

Ngày sinh: 1-7-1978

Nơi sinh: Tiền Giang

Điện thoại CQ: 9104078

Cellphone: 0903.781875

E-mail: poettho@gmail.com

Quá trình đào tạo và công tác

*1983-1992: Học sinh Cấp 1,2 Trường PTCS Hội Cư - Cái Bè - Tiền Giang

*1992-1995: Học sinh Cấp 3 Trường PTTH Cái Bè - Tiền Giang

*1995-1999: Sinh viên ngành Trung Quốc học - Khoa Đông Phương học - Trường ĐHKHXH&NV Tp. HCM. Cử nhân Đông phương học.

* 1996-2000: Sinh viên Khoa Ngữ văn Anh - Trường ĐHKHXH&NV Tp. HCM. Cử nhân Ngữ văn Anh.

* 1999-2000: Chuyên viên Quan hệ Quốc tế - Nhà Văn hóa Thanh niên Tp. Hồ Chí Minh

* 2000-2002: Trợ giảng Khoa Đông phương học - Trường ĐHKHXH&NV Tp. HCM.

* 1/2001-2/2001: Thực tập sinh tại Đại học Quốc gia Singapore (Asia-Europe Foundation tài trợ).

* 2000-2003: Học viên Cao học ngành Văn hóa học - Trường ĐHKHXH&NV Tp. HCM. Ngày bảo vệ: 3/12/2003

* 2002- 2010: Giảng viên Bộ môn Văn hóa học - Trường ĐH KHXH&NV

Posted Image

Cùng các giảng viên Khoa Nhân loại

học Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc*

4/2002: Thành viên đồng sáng lập ASEFUAN (Asia-Europe Foundation University Alumni Network) tại Bali, Indonesia

* 9/2005- 2/2006: Thực tập sinh tại Khoa Nhân loại học Đại học Sun Yatsen - Trung Quốc

* 9/2007- 2/2008: Nghiên cứu sinh thực tập tại Viện Harvard-Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kỳ (p.1)

* 2/2008- 9/2008: Học giả trao đổi tại Khoa Lịch sử, Đại học Sun Yatsen - Trung Quốc (lần 2)

* 8/2008-12/2008: Học viên Lớp Đào tạo nghiên cứu cao cấp Văn hóa – Nhân loại học lịch sử do ĐH. Manchester (Anh), ĐH Hồng Kông, ĐH Sun Yatsen, ĐH Hạ Môn, ĐH SP Bắc Kinh (TQ) tổ chức tại Quảng Đông và Phúc Kiến, Trung Quốc

* 9/2008- 8/2009: Nghiên cứu sinh thực tập tại Viện Harvard-Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kỳ (p.2)

* 17/7/2009: Thành viên đồng sáng lập Tổ chức học giả châu Á (Association of Asian Scholars - AAS) tai Bangkok, Thailand.

* 9/2010 - nay: Giảng viên thỉnh giảng của Đại học Griggs, Maryland, Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh.

* 1/4/2010 - nay: Phó Trưởng Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi rất có cảm tình và trân trọng những nhà nghiên cứu, những học giả và những còn người vinh danh văn hóa Việt - Một nền văn hóa siêu việt với danh xưng văn hiến. Nhưng vì cả một thời đen tối của lịch sử chìm đắm trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Lịch sử cội nguồn của nền văn hiến huy hoàng ấy đã bị lớp bụi thời gian phủ dầy. Bởi vậy, việc tìm về cội nguồn văn hiến ấy quả là khó khăn. Trong tiểu luận nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Thơ - một người tôi có cảm tình vì xu hướng xác định tôn vinh nền văn hóa sử Việt của ông. Tuy nhiên, có một vài luận điểm của ông Nguyễn Ngọc Thơ tôi thấy cần phải trao đổi trên topic này để làm sáng tỏ hơn vấn đề cội nguồn Việt sử.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm kiếm thêm trên Internet, tôi thấy có toàn bộ luận văn tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Thơ:

http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/4273/1/thvnu0073.pdf

Một luận văn được đánh giá cao, nay xin đưa lên đây để chúng ta cùng tham khảo

Trân trọng

Thế Trung

<br class="Apple-interchange-newline">

Ngày 06/02/2012, vào lúc 14g00 tại phòng D201, Trường ĐHKHXH-NV – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi bảo vệ Luận án Tiến sĩ Văn hóa học cho NCS. Nguyễn Ngọc Thơ với đề tài Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống ở Việt Nam”.

NCS. Nguyễn Ngọc Thơ hiện đang là giảng viên, Phó Trưởng Khoa Văn hóa học, là người đầu tiên của khóa đào tạo Cao học khóa 1 đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học vào năm 2003.

Năm 2007, Nguyễn Ngọc Thơ thi đậu Nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học tại Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau 4 năm nỗ lực học tập và nghiên cứu, NCS Nguyễn Ngọc Thơ đã hoàn thành Luận án theo đúng qui chế đào tạo Sau Đại học của Đại học Quốc gia TP.HCM. NCS Nguyễn Ngọc Thơ đã được Nhà trường đồng ý cho bảo vệ Luận án của mình trước Hội đồng Trường.

Hội đồng đánh giá Luận án gồm:

1. GS.TS. Ngô Văn Lệ - Chủ tịch Hội đồng

2. GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Phản biện 1

3. PGS.TS.Nguyễn Hải Kế – Phản biện 2

4. PGS.TS Phan Thu Hiền – Phản biện 3

5. PGS.TS. Phan An - Ủy viên

6. TS.Trần Văn Ánh - Ủy viên

7. TS. Nguyễn Văn Hiệu - Ủy viên Thư ký

Tập thể hướng dẫn khoa học gồm: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Tp. HCM) và GS.TS. Trần Ích Nguyên (Trường Đại học Thành Công, Đài Loan).

Tới dự buổi bảo vệ có GS.TSKH. V.Kolotov (ĐHQG Sainkt-Peterburg, Nga), ThS. Wang Jia (Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh), PGS.TS. Hoàng Văn Việt, PGS.TS. Trần Thị Mai, PGS.TS. Trần Thị Thu Lương (Trường Đại học KHXH & NV), các giảng viên khoa văn hoá học, nhiều anh chị NCS, HVCH, SV ngành văn hoá học và các ngành liên quan…

Sau hơn 3 giờ làm việc nghiêm túc với những nhận xét và 6 câu hỏi chất vấn của Hội đồng, NCS. Nguyễn Ngọc Thơ đã trả lời thuyết phục từng vấn đề và đã hoàn thành xuất sắc buổi bảo vệ Luận án của mình.

Theo đánh giá của Hội đồng: đây là một Luận án được thực hiện công phu, là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu văn hóa Bách Việt nói riêng và Việt Nam nói chung, thể hiện nhiều tâm huyết và khả năng của người nghiên cứu.

Hội đồng đồng ý bỏ phiếu thông qua Luận án với kết quả đạt được là 7/7 phiếu xuất sắc.

Khoa Văn hóa học xin chúc mừng Tân Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thơ, chúc mừng Khoa Văn hóa học đã có thêm một cán bộ khoa học đầy năng lực, chúc mừng ngành Văn hoá học ĐHQG-HCM đã đào tạo được Tiến sĩ Văn hoá học đầu tiên.

Chúc Tân Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thơ thật nhiều sức khỏe và với năng lực, nhiệt huyết của mình sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ngành Văn hóa học.

Một số hình ảnh của buổi bảo vệ:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Khoa Văn hóa học

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù mới đọc được một nửa luận văn của anh Thơ ( hơn 200 trang), tôi nghĩ rằng mặc dù có nhiều phát hiện hay trong luận văn nhưng rõ ràng còn nhiều lỗ hổng trong công trình này mà biết đâu qua những trao đổi trên diễn đàn này chúng ta sẽ góp thêm những ý kiến để anh Thơ hoàn thiện. Vì thế Thế Trung rất mong sớm được đọc đầy đủ quan điểm của chú Thiên Sứ để có thể bắt đầu trao đổi với anh Thơ.

Trân trọng

Thế Trung

  On 5/18/2012 at 05:45, 'Thiên Sứ' said:

Cá nhân tôi rất có cảm tình và trân trọng những nhà nghiên cứu, những học giả và những còn người vinh danh văn hóa Việt - Một nền văn hóa siêu việt với danh xưng văn hiến. Nhưng vì cả một thời đen tối của lịch sử chìm đắm trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Lịch sử cội nguồn của nền văn hiến huy hoàng ấy đã bị lớp bụi thời gian phủ dầy. Bởi vậy, việc tìm về cội nguồn văn hiến ấy quả là khó khăn. Trong tiểu luận nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Thơ - một người tôi có cảm tình vì xu hướng xác định tôn vinh nền văn hóa sử Việt của ông. Tuy nhiên, có một vài luận điểm của ông Nguyễn Ngọc Thơ tôi thấy cần phải trao đổi trên topic này để làm sáng tỏ hơn vấn đề cội nguồn Việt sử.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay