Thiên Sứ

Thủy Điện Và Phong Thủy.

3 bài viết trong chủ đề này

Xây thủy điện tràn lan: sai lầm

Thứ Ba, 08/05/2012, 08:13 (GMT+7)

TT - Đó là tiếng nói của các đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển thủy điện bền vững: các bài học và khuyến cáo” do Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam phối hợp với Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức ngày 7-5.

>> Đập thủy điện Sông Tranh 2 thọ bao lâu?

Posted Image

Thủy điện Pleikrong được xây dựng trên sông Krông Pôkô (Kon Tum) - Ảnh: Duy Anh

Tham dự hội thảo có các đại biểu Quốc hội miền Trung - Tây nguyên và nhiều chuyên gia đầu ngành về thủy điện, địa chất, sông ngòi; không có chủ đầu tư thủy điện nào tham dự.

Lợi ích cục bộ

Theo ông Lê Phước Thanh - trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: “Việc xây dựng thủy điện đem lại lợi ích cục bộ cho nhà đầu tư mà chưa mang lại lợi ích gì cho người dân”. Ông Thanh nhìn nhận thủy điện đã gây ra nhiều hậu quả xấu về môi trường, sinh thái như ngập lụt vùng hạ du do xả lũ, vấn đề an toàn đập, tái định cư, hậu tái định cư, nhân dân thiếu đất sản xuất, nguy cơ tái nghèo cao, hộ dân bỏ khu tái định cư đi phá rừng...

"Chúng ta đã đi một bước sai lầm khi phát triển thủy điện tràn lan. Giờ đi sửa sai nhưng không sửa nổi"

Ông Đinh Văn Thu (phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)

Ông Đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện Đông Giang - nơi có bảy dự án thủy điện, nói: “Tôi rất đau lòng khi chứng kiến dân của mình không có đất sản xuất vì thủy điện, nên họ buộc phải phá rừng để kiếm cái ăn. Mà phá rừng thì bị khởi tố hình sự. Người dân không còn đường lui được nữa. Hậu quả từ đâu thì các anh đã biết”. Tiến sĩ Đào Trọng Hưng, thành viên Mạng lưới sông ngòi VN, nói: “Không thể cầm lòng khi đi thực tế thấy đời sống người dân vùng tái định cư ở các thủy điện quá khó khăn và nhiều dự án phá rừng mang tên... thủy điện”.

Theo ông Hưng, phát triển thủy điện gây ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học. Đến nay có 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia cõng 2,5 dự án thủy điện. Vườn quốc gia của khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều dự án là Cát Tiên (6 dự án), Hoàng Liên (6 dự án). Ông Hưng nói: “Phần đất đẹp, tốt đã bị lấy hết làm thủy điện, người dân bị đẩy vào chỗ khô cằn, không thể gieo trồng được”.

Posted Image

Mới đi vào hoạt động, đập thủy điện Sông Tranh 2 gây lo lắng cho người dân - Ảnh: VIỆT HÙNG Sửa sai không nổi?

Tại hội thảo, nhiều giáo sư đề nghị các bộ ngành, địa phương phải sớm vào cuộc để giải quyết kịp thời những “lỗ hổng” lớn, tránh gây tai họa cho con cháu sau này. GS.TS Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi VN, đề nghị các chủ đầu tư đánh giá lại sự ổn định của nền đập, thân đập, vai đập và có quy trình tích nước, xả lũ an toàn. Sự cố vai đập là nguy hiểm nhất, như thủy điện Sông Tranh 2 đang chảy nước ở vai đập vì đây là loại “tai họa đang đến”. “Chúng ta phải học từ những sai lầm của mình” - ông Hồng khuyến cáo.

Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Chúng ta cần rà soát ở tất cả các khâu khi xây dựng một thủy điện. Từ khâu thiết kế đến thi công, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Đáng ra hội thảo phải có sự tham gia của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN, đại diện các nhà thầu, đơn vị tư vấn để lắng nghe nhưng họ không đến và chúng ta chỉ nói cho chúng ta nghe”.

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Mạng lưới sông ngòi VN, phát biểu: “Chỗ nào xây được thủy điện là nhảy vào làm như hiện nay sẽ khiến các thế hệ con cháu đối diện với tai họa vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Ông Huỳnh Thành, phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, chỉ rõ việc khảo sát thiết kế thủy điện, tái định cư quá sơ sài, cẩu thả đang gây ra nhiều hệ lụy không thể giải quyết được. Thủy điện gây ra nhiều vấn đề môi trường, xã hội, thiệt hại không thể tính được bằng tiền.

HỮU KHÁ

Thủy điện, sai lầm, Quảng Nam, Quốc hội, thủy điện Sông Tranh 2, sông ngòi, phá rừng, môi trường

Dân khổ

08/05/2012 10:21:33

Nên có một ai đó về thăm thủy điện Bình Định quê tôi và nhìn lại dòng sông Kon và các nhánh đổ về hạ lưu thì biết. Đó là một cảnh hoang tàn, ô nhiễm, biến đổi môi trường sinh thái và đặc biệt hơn nữa là phá hại mùa màng khi thủy điện xả lũ không thích hợp, đó là thực tế khi mà huyện Tuy Phước quê tôi phải gánh chịu.

Xu thế hiện nay là năng lượng sạch, là điện hạt nhân nhưng nước ta đâu đâu cũng là thủy điện, tỉnh tỉnh thủy điện, không biết đó có hợp lý không?

chung

Qui hoạch thủy điện!

08/05/2012 10:09:47

Hãy lên các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam mà xem, thủy điện tràn lan. Mỗi huyện có hàng chục thủy điện vừa và nhỏ. Chẳng hiểu qui hoạch kiểu gì, cứ có sông suối là có thủy điện. Những vị trí thuận lợi nhất để sản xuất nông nghiệp đều bị qui hoạch thủy điện. Bồi thường thì chẳng được bao nhiêu. Dân không còn ruộng để sản xuất nữa. Chính quyền thì bất lực. Đề nghị Bộ TNMT ra tay trước khi quá muộn.

nam

Phát triển thuỷ điện ồ ạt là nhân tai mà con cháu phải hứng chịu

08/05/2012 09:15:20

Mỗi khi mùa mưa lũ đến là chúng ta phải chứng kiến biết bao gia đình phải mất người thân, tán gia bại sản vì thuỷ điện xả lũ. Chúng ta đang mất quá nhiều đất sản xuất, đất rừng... vì thuỷ điện nhưng hiệu quả mang lại thì không cao. Có thuỷ điện chỉ 15MW nhưng lòng hồ tới 300 ha mà vẫn phê duyệt cho làm thì quả là tai họa cho chúng ta và các thế hệ sau.

Nguyễn Văn Luật

Đúng là sửa sai không nỗi

08/05/2012 09:03:19

Việc xây dựng thuỷ điện tràn lan ở miền Trung không phải bây giờ mới lên tiếng. Mà cách đây 7 - 8 năm đã có nhiều ý kiến phản đối rồi nhưng ít ai chịu nghe. Đành rằng làm thuỷ điện là đem lại nguồn điện để thực hiện công nghiệp hoá, thứ nữa là trị thuỷ, dẫn thuỷ nhập điền nhưng chính thuỷ điện là nguyên nhân lớn gây ra cảnh mất rừng, mất đất, gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, chưa kể đến chuyện đập thuỷ điện có an toàn hay không!

Việc này trước đây chứ không phải bây giờ ai cũng thấy, ai cũng biết nhưng cố tình không chịu hiểu. Để đến sự cố Thuỷ điện Sông Tranh 2 xảy ra thì giống như giọt nước tràn ly. Các cấp quản lý nhà nước nên nghiên cứu, xem xét lại để đánh giá một cách bình tâm, công bằng chính xác đem lại lợi ích cho môi sinh, con người chứ đừng tính đến chuyện lợi ích cục bộ.

====================

Từ thời tôi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, có một bài viết nói về Trung Quốc xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong - phần thuộc về Trung Quốc - Mọi người phản đối rầm rầm, trong đó có tôi. Tuy nhiên chúng tôi chỉ nói sơ sơ về phần Phong thủy và không sâu. Nhưng tôi hy vọng rằng: Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về những luận cứ của Phong Thủy và các công trình thủy điện nói chung.

Trong sách của Quách Phác thời Tấn ghi đơn giản một câu "Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ". Từ đó, không ít các nhà nghiên cứu (Ở đây tôi phân biệt tư duy nghiên cứu và tư duy thực nghiệm. Mặc dù cả hai có thể ở chung trong một con người) cho rằng: Phong thủy là "gió và nước".

Nhưng từ khi chúng tôi xác định rằng: Nền Lý học Đông phương - trong đó có ngành Phong Thủy - rằng: Phong thủy của người Lạc Việt - một dân tộc với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử, xác định cội nguồn lịch sử của ngành khoa học vi diệu đã bị thất truyền này - thì danh xưng phong thủy chung chung đã đổi tên thành Phong Thủy Lạc Việt ứng dụng với một nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nhân danh Phong thủy Lạc Việt, chúng tôi xác định rằng:

Phong thủy thực chất là một ngành khoa học cổ điển (Đã thất truyền do nền văn minh Việt sụp đổ trên 2300 năm trước ở bờ nam sông Dương tử, nên tồn tại và lưu truyền dưới dạng cổ thư chữ Hán một cách không hoàn chỉnh, thiếu tính hệ thống trong nội dung với những khái niệm mơ hồ và những trường phái mâu thuẫn nhau) - nhưng bản chất của nó phản ánh tri thức về những quy luật tương tác của môi trường đến với cuộc sống của con người. Tính chất khoa học của nó được chứng minh trong cuộc hội thảo ngày 15. 9. 2009 tại Hanoi , do TTNC LHDP thực hiện, căn cứ vào những tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận khoa học được coi là đúng và thực tế tồn tại ứng dụng có hiệu quả của ngành Phong Thủy từ hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương.

Nhưng đó là chuyện của học thuật giành cho tư duy nghiên cứu. Nếu viết thiên về hướng này sẽ không tránh khỏi tranh cãi trong khi bàn về một hiện tượng cụ thể "Phong thủy và Thủy điện", nên tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Nhưng tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Ở đây tôi chỉ sử dụng những kiến thức phổ biến về phong thủy, được tất cả các phong thủy gia thừa nhận - trừ trường hợp đặc biệt - để phân tích giữa cái nhìn trên cơ sở phương pháp luận của Lý học Đông phương thể hiện ở hệ thống phương pháp luận của ngành khoa học cổ điển này - có liên hệ với những tri thức khoa học hiện đại đã được thừa nhận - để phân tích sự ảnh hưởng của các đập thủy điện với môi trường.

Có lẽ tất cả mọi con người chúng ta - dù có hay không tri thức khoa học đều nhận thấy rằng mọi sự vật, sự việc đều có liên hệ với nhau. Có điều là sự liên hệ ấy trực tiếp hay gián tiếp. Hai cái xe đụng nhau gây thiệt hại vật chất là tương tác trực tiếp. Trận động đất ở Nhật Bản ngày 11 tháng 3. 2011 ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là tương tác gián tiếp. Sự phân loại tương tác trực tiếp và gián tiếp này sẽ tùy theo tri thức của con người nhận thức mối liên hệ giữa các hiện tượng và bản chất của mối liên hệ tương quan. Do đó, nếu xét từ góc độ tri thức khoa học hiện này thì có thể phân loại mối liên hệ giữa thủy điện với môi trường là sự tương tác của mối liên hệ gián tiếp. Sở dĩ có sự phân loại như vậy vì các phương tiên khoa học và với nhận thức của nền văn minh hiện đại, người ta không nhận thấy mối liên hệ tương tác trực tiếp giữa cái đập thủy điện ngăn sông với môi trường như thế nào. Nhưng - như tôi đã trình bày: sự phân loại tính tương tác trực tiếp hay gián tiến giữa các sự kiện, hiện tượng tùy theo tri thức của con người nhận thức về mối liên hệ ấy. Với cái nhìn của Lý học thì việc xây dựng đập thủy điên có sự liên hệ tương tác trực tiếp với môi trường. Bởi vì cái nhìn của Lý học khác với cái nhìn của trí thức khoa học về mối liên hệ này.

Tri thức khoa học hiện đại chưa chứng minh được mối liên hệ trực tiếp giữa đập thủy diện với môi trường. Bằng chứng là các luận án về đập thủy điện đều chỉ nhìn thấy cái lợi của đập thủy điện là năng lượng sạch, không gây ô nhiễm và mang lại năng lượng điện cho sự phát triển kinh tế....vv....và...vv....Tất nhiên khi trình luận án thủy điện, không một nhà khoa học nào có thể căn cứ vào kiến thức khoa học, để chỉ ra sự bất cập của đập thủy điện, căn cứ vào một lý thuyết khoa học đã được thừa nhân để bác bỏ, vì sự tương tác xấu với môi trường của nó. Mặc dù người ta có thể cảm nhận một cách mơ hồ về tác hại của nó và chỉ nhận thấy thực tế tác hại của nó sau khi đập đã xây xong một thời gian - có khi lên đến hàng chục năm sau. Và đó chính là một nguyên nhân quan trọng để đập thủy điện phát triển tràn lan.

Nhưng với cái nhìn của Lý học thì đây là mối tương tác trực tiếp.

PHONG THỦY & KHÍ MẠCH.

Kiến thức khoa học hiện đại có thể xác định chắc chắn rằng: "Khi dùng một chiếc kim châm vào một vị trí nào đó trong cơ thể thì sẽ biết trước sự ảnh hưởng của nó lên một bộ phận nào đó trên cơ thể - không phải chỗ châm kim" không? Tất nhiên với tri thức khoa học hiện đại thì không. Nhưng khoa Châm cứu của Đông y thì xác định được điều này và có lẽ không cần phải chứng minh trên "cơ sở khoa học" để được "khoa học công nhận". Vì cả hàng thiên niên kỷ người Đông phương đã ứng dụng châm cứu để chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh tật có hiệu quả. Đông ý có cả một hệ thông phương pháp luận để miêu tả phương pháp ứng dụng và coi đó là tương tác trực tiếp. Nhưng với cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại thì đó là tương tác gián tiếp và khó hiểu. Sở dĩ như vậy vì Lý học và Đông ý xác định mối liên hệ giữa hai hiện tương thông qua một môi trường gọi là "Khí". Còn khoa học hiện đại thì không có khái niệm này.

Tương tự như vậy, ngành Phong Thủy Học Đông phương - được phục hồi và thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt - cũng xác định sự tương tác trực tiếp giữa các cấu tạo hình thể môi trường thông qua khái niệm gọi là "khí mạch".

KHÁI NIỆM GIANG SƠN & KHÍ MẠCH

Trong ngôn ngữ Việt chúng ta thường có những khái niệm hình tượng khi nói đến lãnh thổ, tổ quốc là "non sông"; "giang (sông) sơn (núi)"; "Hồn thiêng sông núi"; "Khí thiêng sông núi"....vv....

Tại sao lại dùng hình tượng "núi, sông" để mô tả một khái niệm khác về "Tổ quốc"? Đó chính là mối liên hệ giữa khí mạch của sông núi trong phong thủy Đông phương có cội nguồn từ văn hiến Việt vậy.

Phong thủy cho rằng mạch khí vận hành theo hình thể núi sông. Phong thủy cũng cho rằng: Thông qua hình thể núi sông ngành phong thủy có thể tìm ra các huyệt vị do long mạch tụ khí ở đấy và ứng dụng trong Âm Dương trạch để xây dựng qui hoạch, lập dự án xây dựng đô thị (Ấy là nói theo ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểu) , đặt mộ...vv...

Tất cả các phong thủy gia dù thừa nhận lịch sử phong thủy của người Lạc Việt hay của Tàu đều biết điều này. Có điều là Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán chỉ đưa ra các phương pháp ứng dụng với những khái niệm mơ hồ, còn Phong thủy Lạc Việt thì mô tả bản chất. Nhưng như tôi đã trình bày ở trên: Tôi cố gắng tránh tranh luận để làm loãng chủ đề vì những tri thức phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.Mà chỉ đưa ra những kiến thức chung mà tất cả các phong thủy gia đều công nhận.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Độc đáo nhà máy điện hình ly rượu

Cập nhật lúc 08h35' ngày 16/04/2012

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu thiết kế nhà máy điện mặt trời không gian có hình dạng giống như một chiếc ly rượu khổng lồ.

>>> Xây nhà máy điện trong không gian?

Nhà máy điện mặt trời không gian này có tên SPS-ALPHA. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học tin ý tưởng này sẽ sớm trở thành hiện thực.

Posted Image

Nhà máy điện mặt trời sẽ có hình ly rượu

Nhà máy điện mặt trời SPS-ALPHA giống như một chiếc ly rượu khổng lồ với hàng nghìn tấm pin mặt trời mỏng, cong và có thể di chuyển linh hoạt. Thiết kế này giúp các tấm pin có thể thu tối đa năng lượng từ Mặt trời.

Bên trong "chiếc ly rượu" khổng lồ là những tấm quang điện chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng sóng. Sau đó, sóng tạo ra sẽ được truyền về Trái đất và được chuyển hóa thành năng lượng điện trước khi cung cấp cho người sử dụng.

Tiến sĩ John Mankins, người đứng đầu dự án, cho biết trên Daily Mail: “Nếu thành công, dự án này có thể cung cấp từ 10.000 đến 1 triệu megawatt cho nhu cầu dưới Trái đất và các sứ mệnh không gian thông qua hệ thống truyền tải điện không dây”.

Các nhà máy điện mặt trời không gian có ưu điểm không phụ thuộc vào yếu tố ban ngày hay ban đêm như các nhà máy điện trên Trái đất. Tuy nhiên, khó khăn là hệ thống truyền tải điện về Trái đất rất phức tạp.

Một số công ty của Nhật Bản và Cơ quan khám phá không gian (JAEA) của nước này cũng dự định sẽ phóng một trạm sản xuất điện mặt trời lên không gian trong vòng 20 năm tới.

Theo Vietnamnet, Dailymail

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện trên sông Mê Kông làm cạn nước ĐBSCL

15/08/2012 3:35

Mối đe dọa từ các đập thủy điện một lần nữa được nêu lên tại hội thảo khoa học “Mê Kông và đập thủy điện” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức ngày 14.8 tại TP.HCM.

>> Lào hứa giải quyết tranh cãi xung quanh đập Xayaburi

>> WWF cảnh báo những rủi ro khi xây đập Xayaburi

>> Chiến dịch “Hãy cứu sông Mekong”: Mekong đang bị bức tử!

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sông Mê Kông nói: ĐBSCL được hình thành qua quá trình phù sa sông Mê Kông bồi đắp kéo dài 6.000 - 7.000 năm. Sự tồn tại và phát triển của ĐBSCL cũng chính do dòng sông Mê Kông tạo nên với 2 trụ cột kinh tế là nông nghiệp và thủy sản - cũng xuất phát từ yếu tố đất và nước. Tuy nhiên, những lợi thế tự nhiên của vùng đang bị mất dần và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Posted Image

Tình trạng sạt lở bờ biển xảy ra ngày càng nghiêm trọng có nguyên nhân từ đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông - Ảnh: Trần Thanh Phong

Sạt lở, suy giảm nguồn nước

Sự suy giảm nguồn nước được TS Đào Trọng Tứ (VRN) giải thích: Trong kế hoạch phát triển thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông, từ năm 1993 - 2012, Trung Quốc đã và đang hoàn thành 5 công trình lớn, gồm Mãn Loan (Man Wan - 1993, 1.500 MW), Đại Triều Sơn (Dachaoshan - 2003, 1.350 MW), Cảnh Hồng (Jinghong - 2009, 1.500 MW), Cống Quả Kiều (Gongguaqiao - 2011, cao 105 m), Tiểu Loan (Xiaowan - 2012, 4.200 MW, lớn thứ 2 Trung Quốc, chỉ sau Tam Hiệp trên sông Dương Tử). Ngoài ra còn 3 con đập khác đang trong quá trình xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Các nhà khoa học xác định, trong khoảng một chục năm qua, nước từ sông Mê Kông đổ về ĐBSCL suy giảm có nguyên nhân từ việc các con đập trên thượng nguồn đang trong quá trình tích nước. Bà Phan Thị Cẩm Nhung, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), cho biết: “Một nghiên cứu của WWF cho thấy hiện tượng sạt lở và bồi lắng ở vùng ven biển ĐBSCL đang diễn ra có chiều hướng bất thường. Trong khoảng 20 năm gần đây, hiện tượng sạt lở bờ biển là rất đáng báo động, với mức trung bình là 8 m/năm”.

Bà Nhung phân tích, phù sa trên sông Mê Kông chủ yếu là các hạt cỡ trung và lơ lửng. “Thiết kế của đập Xayaburi gần như không cho phép phù sa đi qua được”, bà Nhung nói.

Cần phối hợp nghiên cứu toàn diện hơn

Trở lại câu chuyện đập Xayaburi, các chuyên gia đều cho rằng Lào chưa tuân thủ nghiêm quy trình PNPCA (thông báo, tham vấn và thỏa thuận - ra quyết định). Phạm vi nghiên cứu đánh giá tác động môi trường chưa đủ và chưa có nghiên cứu tác động xuyên biên giới. Vì vậy, ngoài việc yêu cầu phía Lào cung cấp đầy đủ, minh bạch hóa thông tin, nghiên cứu tác động môi trường xuyên biên giới…, chúng ta cần phải có những nghiên cứu mang tính định lượng rõ ràng, cụ thể của riêng mình để chứng minh rằng việc xây dựng đập có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để yêu cầu chính phủ Lào dừng việc xây đập hoặc bồi thường khi có thiệt hại.

“Giả sử chính phủ Lào tuân thủ nghiêm túc tuyên bố hoãn dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi thêm 10 năm nữa, nhưng sau đó thì sao? Rất có thể nó sẽ được xây dựng. Sau Xayaburi có thể là Sambor của Campuchia, gần biên giới Việt Nam”, một đại biểu đặt giả thuyết.

GS-TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch VUSTA, kết luận vấn đề đập thủy điện trên sông Mê Kông cần phải được phối hợp nghiên cứu sâu rộng và toàn diện hơn, giữa các tổ chức của Việt Nam và giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài lưu vực. Đặc biệt là cần phải có giải pháp thay thế để giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Trung Quốc bị từ chối các đập thủy điện

Ngày 30.9.2011, Myanmar tuyên bố đình chỉ xây dựng đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư vì có nguy cơ tác động xấu đến môi trường và xã hội. Ngày 29.5.2012, Iran cũng hủy hợp đồng xây dựng Nhà máy đập thủy điện Bakhtiari với công suất 1.500 MW, trị giá 2 tỉ USD với Trung Quốc.

Chính các đập thủy điện cũng đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề với người dân Trung Quốc. Các nhà địa chất Trung Quốc đã khẳng định chính đập nước Zipingku đã gây ra trận động đất 7,9 độ Richter ở Tứ Xuyên (12.5.2008), làm chết hơn 70.000 người. Năm 1975, đập chứa Banqiao ở tỉnh Hồ Nam bị vỡ kéo theo nhiều đập khác bị vỡ làm khoảng 171.000 người (có tài liệu nói 230.000) thiệt mạng, 11 triệu người mất nhà cửa.

TS Lê Anh Tuấn (ĐH Cần Thơ)

Chí Nhân

===================

Xây đập thủy điện sẽ làm cạn kiệt nguyên khí, hoặc làm sai lệch định hướng nghuyên khí tạo ra sự sống - Theo cái nhìn của Phong thủy.

Đây chính là kết quả của biết chết Aral

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sụt lún đất gần hồ thủy lợi Đắk Long Thượng

23/11/2012 20:25

(TNO) Khoảng 5.000 m2 đất trồng cà phê 7 năm tuổi của một hộ dân ở xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), gần hồ thủy lợi Đắk Long Thượng bất ngờ bị sụt lún.

Ông Nguyễn Quang Sanh, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi cho hay, việc sụt lún này xảy ra vào đầu tháng 10.2012 trên khu đất trồng cà phê của gia đình bà Nguyễn Thị Tiềm ở địa phương.

Việc sụt lún này tạo ra một rãnh hình vòng cung với chiều dài khoảng 200 m, rộng từ 10 - 20 m và có độ sâu từ 7 - 10 m. Xung quanh còn có rất nhiều khe nứt với chiều rộng dao động từ 5 - 50 cm, dưới chân taluy có ụ đất cao khoảng 60 - 70 cm trồi lên với diện tích khoảng 60 m2.

Khu vực trồi đất và sụt đất này nằm ở lưng chừng một sườn đồi, cách tim đập hồ thủy lợi Đắk Long Thượng (H.Bảo Lâm) chừng 250 m về phía hạ lưu công trình.

Posted Image

Posted Image

Hiện trường sụt lún

Theo gia đình bà Tiềm, ban đầu chỉ xuất hiện những vết nứt nhỏ, nhưng sau đó vết nứt cứ lớn dần và sụt lún lớn như hiện nay. Nhà bà Tiềm cách khu vực sụt lún khoảng 40 m, vẫn đang sinh hoạt bình thường. Trừ những hôm trời mưa to thì gia đình bà không dám ở nhà mà phải đi ở nhờ nơi khác và cũng không vào khu vực canh tác.

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh, huyện đã đến kiểm tra hiện trường và nhận định sơ bộ, việc trồi đất và sụt lún do phần phía dưới khu vực này chứa nhiều nước, và do áp lực nước phía trên dồn xuống gây nên hiện tượng trồi đất, sụt lún.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, việc sụt lún ở đây mang tính cục bộ, trong phạm vi hẹp và nằm ngoài hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Tuy nhiên, việc sụt lún đất này đã chia tách khu canh tác thành 2 khu bằng một rãnh khá rộng và sâu nên việc đi lại chăm sóc cà phê rất khó khăn, nguy hiểm đến bất kỳ lúc nào. Việc sụt lún vẫn có thể còn tiếp diễn, đặc biệt vào mùa mưa sẽ làm sạt lở toàn bộ sườn đồi phía trên gây hậu quả về người, tài sản trong khu vực.

Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương mời các nhà khoa học, chuyên gia đến khảo sát, nghiên cứu tìm nguyên nhân và đề ra phương án khắc phục.

Ông Sanh cho biết, đây là hiện tượng bất thường, bởi từ xưa đến nay chưa có vụ sụt lún tương tự nào xảy ra, nên địa phương cũng lo lắng không biết có phải do rò rỉ nước từ lòng hồ Đắk Long Thượng hay không? Hiện địa phương cũng vận động gia đình bà Tiềm di dời nhà đi nơi khác và mong nhà nước hỗ trợ việc di dời này cũng như hỗ trợ thiệt hại về hoa màu trên diện tích đất bị sụt lún…

Công trình thủy lợi Đắk Long Thượng có dung tích hơn 11,6 triệu m3, có nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu cho hơn 3.076 ha cây công nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho 3.000 hộ dân trong khu vực.

Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 370 tỉ đồng. Trong đó phần cụm công trình đầu mối (đập đất, cống, tràn) do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư (127 tỉ đồng), còn lại phần kênh mương, đền bù giải tỏa do Trung tâm Quản lý đầu tư - khai thác Thủy lợi Lâm Đồng làm chủ đầu tư. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 7.2011.

Bài, ảnh: Gia Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites