TheTrung

8. Các Công Trình Nghiên Cứu Khác Chứng Minh Có Chữ Việt Cổ

3 bài viết trong chủ đề này

Một sốsách tham khảo:

1. Phát hiện một hệ thống chữ viết có niên đại ĐôngSơn,

Hà Văn Tấn (Trường đại họcTổng Hợp Hà Nội), Những Phát Hiện Mới về Khảo Cổ Học năm 1981, Viện Khảo Cổ Học, trang 173.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

2. Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ

Lê Trọng Khánh, Cục xuất bản Báo chí, Bộ Văn Hóa, 1986, 63pages

Posted Image

3. PHÁT HIỆN HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ THUỘC LOẠI HÌNH KHOA ĐẨU

Posted Image

Lần đầu tiên khẳng định chữ viết Việt cổ đã đượcsáng tạo và sử dụng từ thời các Vua Hùng. Vấn đề này đã được các cứ liệu khoa họclàm sáng tỏ, đầy sức thuyết phục. Lần đầu tiên những bí ẩn của chữ khắc trênbãi đá cổ Sa Pa được giải mã.

Công trình của giáo sư Lê Trọng Khánh góp thêm những cứ liệu khoa học chắc chắnđể khẳng định nền văn minh Việt cổ đã từng phát triển rực rỡ; là tiền đề chocác công trình nghiên cứu tiếp theo về văn hoá và chữ viết do tổ tiên ta tạo dựng.

Đặc biệt, cuốn sách “Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu” được xuất bản đúng vào dịp cả nướcđang gấp rút chuẩn bị kỷ niệm long trọng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội,nên càng có ý nghĩa to lớn và sâu sắc.

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Phần I: Sự hình thành và phát triển chữ viết cổ thuộc hệ thống chữ Khoa đẩu

. I- Chữ viết gắn liền với nền văn minh của con người.

II. Những yếu tố tiền văn tự xuất hiện rất phong phú, chuẩn bị tạo sự ra đời mộthệ thống chữ Việt phát triển ổn định và biện chứng.

...

Phần II: Mở rộng

I- Những tín hiệu thu nhận từ lược đồ địa danh ngôn ngữ

II- Những vấn đề lịch sử cổ đại Việt Nam phức tạp được phát sáng bằng địa danh.

...

Tài liệu tham khảo

4. Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương

27/01/2010

Thái, Văn Chải. Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương / Thái Văn Chải . - H. : KHXH, 2009. - 355 tr.

* Số định danh: 495.9 TH-C 2009

* Kí hiệu: V-D0/20937, V-D4/01514, V-D5/19984,VV-D2/10959,VV-D2/10960,VV-M4/15136

Tiếng Nam Phạn và Bắc Phạn (Pali và Sanskrit) là hai cổ ngữ có bề dày lịch sử rất lâu đời ở Ấn Độ. (Ngày nay, kinh điển Phật giáo được dịch thành nhiều ngôn ngữ trên thế giới cũng xuất phát từ hai cổ ngữ này). Quyển sách nhấn mạnh về cổ ngữ Pali và Sanskrit đã được khắc trên bia ký cách đây hàng ngàn năm, nằm rải rác hầu hết trên các lãnh thổ thuộc các nước châu Á. Đặc biệt, bia ký của vua Asoka ở Ấn Độ đã nói lên được hầu hết các chữ viết của các nước Đông Dương đều có nguồn gốc từ chữ viết cổ đại của vương quốc Magadha bằng mẫu tự Brahmi. Quyển sách còn cung cấp đầy đủ các nguyên âm và phụ âm của mẫu tự Brahmi, đồng thời còn giới thiệu các loại mẫu tự cổ thoát thai từ mẫu tự cổ Brahmi. Quyển sách sẽ là nguồn tư liệu quý cho những người quan tâm, nghiên cứu chữ viết cổ.

Cuốn sách gồm:

Chương I: Lời của tác giả và việc giới thiệu nội dung

Chương II: Nét chữ cổ trong bia ký ở Campuchia

Chương III: Chữ viết cổ Ấn Độ của các bia ký ở Champa

Chương IV: Chữ viết cổ từ các bia ký của Việt Nam

Chương V: Chữ viết cổ trên các bia ký của Lào

Chương VI: Số đếm Brahmi

Ho ChiMinh chan dung mot con nguoi (Clip 2) ( giây 1:19-1:21)

Posted Image

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=-PWVHZu1eT4&feature=player_embedded

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Văn Tấn:

( từ: http://www.gocnhin.n...iewitem.pl?1163 )

HÀ VĂN TẤN

Hà Văn Tấn phát hiện một số ký hiệu lạ trên một lưỡi cày đồng và một chiếc qua đồng tìm thấy ở Thanh Hóa. So sánh với những ký hiệu tương tự trên những chiếc qua Hồ Nam (Trung Quốc), ông lập luận rất thuyết phục rằng đây chính là một thứ chữ viết.

Ông còn cho rằng đây là chữ của người Lạc Việt chứ không phải là chữ Sở. Về điểm này chúng tôi cảm thấy ngần ngại, vì lý do:

Ở bên ta chỉ mới tìm được một chiếc qua có khắc chữ, trong khi ở bên Tàu đã tìm được nhiều chiếc. Qua lại là vũ khí cổ của chủng Hoa Hạ. Như vậy e rằng qua có khắc chữ đã “chảy” từ bên Tàu sang bên ta chứ không phải từ bên ta sang bên Tàu. (Ðây chính là lý luận của học giả Hà khi ông bảo con dao găm có cán hình người tìm thấy ở Hồ Nam là văn vật Ðông Sơn bắc tiến.)

Nhưng ai đã khắc chữ phi-Hoa lên một món vũ khí gốc Hoa? Thiết nghĩ là người Việt tộc sống trên đất Sở. Sở vốn là đất Việt tộc bị người Hoa xâm chiếm. Vào đời Xuân Thu, một bộ phận người Sở còn nói tiếng bản ngữ (1) và rất có thể đã phát minh ra một thứ chữ viết. Họ khắc chữ của mình lên thứ vũ khí mượn của người Hoa, rồi khi bại trận chạy xuống phương nam họ đã mang theo. Mang đây là mang sáng kiến thôi, chứ chiếc qua đồng ở Thanh Hóa có lẽ đã được đúc ở Thanh Hóa. Chữ khắc lên qua, rồi chữ khắc cả lên lưỡi cày...

“Hệ thống chữ Việt cổ” mà Hà Văn Tấn khám phá, phải chăng thực ra là của người Việt tộc đất Sở chứ không phải của người Lạc Việt?

Thu Tứ)

(1) Xem Bình Nguyên Lộc,

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971, tr. 153.

Có chữ Việt cổ...

(Bài này tên đầy đủ là “Có một hệ thống chữ Việt cổ

thời các vua Hùng”. Vì lý do kỹ thuật, ở đây và trong

mục lục, chúng tôi không in được trọn tên. Xin tác giả

và bạn đọc thứ lỗi.)

Cách đây mười hai năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng.

Năm 1979, khi khảo sát những di vật thuộc văn hóa Ðông Sơn do nhà khảo cổ học Thụy Ðiển O. Janse khai quật được ở Thanh Hóa, hiện để ở bảo tàng Guimet, Paris, tôi thấy một công cụ bằng đồng - mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã - có hai ký hiệu ở hai bên họng tra cán (xem hình 1). Hai ký hiệu này do không đối xứng với nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết.

Hình 1:

Posted Image

Tiếp đó, trong số đồ đồng ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) tôi đã gặp một chiếc qua, một thứ vũ khí cổ, trên thân có khắc năm ký hiệu (xem hình 1). Chiếc qua này cũng tìm được ở vùng sông Mã, Thanh Hóa. Năm ký hiệu trên qua khác nhau, không thể là hoa văn trang trí, mà là chữ viết. Mới xem qua, ta tưởng là chữ triện của người Hán. Thực ra, chỉ có ký hiệu thứ tư là giống với chữ “lâm” (nghĩa là rừng) trong văn tự Hán, còn các ký hiệu khác đều không có trong chữ Hán. Chữ thứ tư chỉ giống chữ Hán một cách ngẫu nhiên chứ không phải là chữ Hán. Ðó là vì ký hiệu này có cùng một cách cấu tạo như các chữ khác bên cạnh nó.

Hình 2:

Posted Image

Chúng tôi đã ghi vào bảng so sánh tất cả những ký hiệu đã thấy trên chiếc qua Thanh Hóa và những chiếc qua Hồ Nam (hình 2).(i) Do chỗ có ký hiệu trên qua Thanh Hóa được gặp lại trên qua Hồ Nam, mà lại đứng ở vị trí khác nhau trong dòng, chúng tôi càng tin chắc rằng các ký hiệu trên là chữ viết. Trong bảng so sánh trên, bên phải cột ghi chữ cổ, chúng tôi để cột ghi tần số xuất hiện các ký hiệu đã biết. Chữ viết cổ nói trên có tính hệ thống, được cấu tạo có quy tắc, gồm hai bộ phận: bộ phận hình tuyến (từ chữ thứ 1 đến chữ thứ 11), và bộ phận tượng hình (từ chữ thứ 12 đến chữ thứ 20). Trong loại chữ viết hình tuyến, tùy theo số lượng các vạch, các đoạn cong, và vị trí sấp, ngửa của các đoạn cong mà chúng tạo thành các ký hiệu khác nhau, tức các chữ khác nhau. Ðoạn cong ngửa bên trong có hai nhánh nhỏ trên các chữ 6, 7, 8, 9, 10, 11 cũng trở thành đặc trưng của chữ viết này. Những chữ tượng hình vẽ lại một cách sơ đồ những hình ảnh thực tế. Trong số ký hiệu đã biết, nhiều nhất là hình mặt trời. Chữ thứ 12 gợi ta nghĩ đến hình mặt trời trên trống Ðông Sơn (Ngọc Lũ, Hoàng Hạ v.v.). Nhưng một số chữ tượng hình hẳn đã biểu hiện những khái niệm trừu tượng hơn những vật cụ thể. Ví dụ, chữ 15 vẽ một chiếc nồi bốc hơi, hẳn nói lên một khái niệm nào đó như sôi, chín...; chữ 14 vẽ hai nửa mặt trời chồng lên nhau, nửa mặt trời trên có vạch thẳng ngang ở dưới chắc là mặt trời mọc, nửa mặt trời dưới có đường cong ở dưới chắc là mặt trời lặn. Hai nửa mặt trời chồng lên nhau hẳn biểu thị một kiểu hội ý nào đó. Quy tắc cấu tạo chữ của hệ thống này đã gạt bỏ mọi khả năng đồng nhất nó với văn tự Hán. Loại chữ này có từng ký hiệu riêng rẽ, phần lớn không phải chép lại các hình ảnh hiện thực, nghĩa là không phải các ký hiệu hình vẽ (signe-dessin) mà là các ký hiệu quy ước. Mỗi ký hiệu có khả năng tương ứng với một từ. Như vậy, đây đã là một loại chữ rất tiến bộ trong lịch sử chữ viết. Nó đã trải qua giai đoạn chữ viết hình vẽ (pictogramme) mà ý tứ trong cả văn bản được thể hiện bằng một bức vẽ. Có thể hệ thống chữ viết này đã ở giai đoạn chữ viết biểu ý (idéogramme).

Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chữ viết hiện nay, thì chữ viết hình vẽ được gọi là chữ viết ghi câu (phrasogramme) vì hình vẽ truyền đạt ý cả câu. Còn loại chữ viết mà trong đó mỗi ký hiệu tương ứng với mỗi từ thì gọi là chữ viết ghi từ (logogramme) Hệ thống chữ cổ mà chúng tôi vừa phát hiện có thể làlogogramme. Chữ viết trên lưỡi cày văn hóa Ðông Sơn thì hẳn là chữ của người Việt cổ. Nhưng đối với loại chữ trên các qua đồng vừa tìm thấy ở vùng sông Mã Việt Nam, lại vừa tìm thấy ở phía nam sông Dương Tử, thì là chữ Việt hay chữ Sở? Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng nước Sở thời Chiến Quốc đã bị Hán hóa mạnh, không còn ngôn ngữ riêng, và do đó, không có văn tự riêng. “Sở từ” cùng các văn bản tìm thấy trong các mộ Sở thời Chiến Quốc đều viết bằng chữ Hán. Vì vậy, những chữ trên qua Hồ Nam, theo chúng tôi, không phải là chữ Sở. Các quốc gia của những dân tộc khác Hán ở vùng Dương Tử cũng không có loại chữ này. Người Ba Thục ở Tứ Xuyên cũng có một loại chữ viết khác Hán, nhưng không giống hệ thống này. Văn hóa Tấn Ninh (ở Vân Nam) có nhiều nét gần gũi với văn hóa Ðông Sơn, chỉ mới tiến đến trình độ chữ viết hình vẽ, di tích chữ viết hình vẽ tìm được ở Tấn Ninh thấp hơn và khác xa loại chữ trên qua đồng nói trên.

Theo chúng tôi, loại chữ viết trên qua chỉ có thể là của người Lạc Việt, chủ nhân văn hóa Ðông Sơn. Gần đây, ở Trường Sa (Hồ Nam) trong một ngôi mộ Sở, người ta đã tìm thấy một con dao găm có cán hình người. Ðó là một sản phẩm của văn hóa Ðông Sơn không nghi ngờ gì nữa. Như vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ðông Sơn lên phía bắc, theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương, đến đất Sở là đã rõ ràng. Phải chăng chữ viết của người Lạc Việt cũng đã lan truyền theo con đường đó? Người Lạc Việt đã viết chữ lên lưỡi cày thì sao không thể viết lên vũ khí?

Trong một hội nghị khoa học do Khoa Sử trường Ðại học Tổng hợp Hà Nội tổ chức, tôi đã trình bày những kết quả nghiên cứu đầu tiên về chữ Việt cổ thời văn hóa Ðông Sơn, tức thời các vua Hùng dựng nước. Và nhiều nhà nghiên cứu tham dự hội nghị cũng đã cho biết thêm nhiều ký hiệu có khả năng là chữ viết trên các đồ đồng cổ Việt Nam của thời kỳ ấy.

Như vậy có nhiều triển vọng trong việc phát hiện thêm các di tích chữ viết thời các vua Hùng; ngay giờ đây, đã có thể nói rằng: có một hệ thống chữ viết Việt cổ thời kỳ văn minh Ðông Sơn phát triển rực rỡ ở khoảng thế kỷ IV trước công nguyên, trước khi người Hán vào xâm lược, đô hộ đất nước của người Việt cổ hơn một nghìn năm, và đến năm 938 đã bị đánh đuổi về phương bắc.

(Hà Văn Tấn, “Có một hệ thống chữ Việt cổ thời các vua Hùng”, Báo ảnh Việt Nam, số 291, 3-1983, in lại trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, nxb. TPHCM, VN, 2001)

_______________

(i) Còn ký hiệu thứ 5 trên qua Thanh Hóa? (TT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lê Trọng Khánh

Nguồn: Trích "Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ"



MỘT SỐ THƯ TỊCH VỀ CHỮ VIỆT CỔ


I. Thư tịch của Trung Quốc

a/ Sử sách Trung Quốc từ thời Chu và các triều đại sau đó tuy ít, nhưng đã nói đến người Âu Việt và Lạc Việt là cư dân bản địa trên đất nước ta ngày nay. Họ cũng mấy lần nói đến chữ Việt cổ, như: Chính sự dùng lối thắt gút (1) hoặc sự kiện người Việt qua nhiều lần phiên dịch đã cống hiến cho vua Chu con rùa lớn, trên mu rùa có chữ Khoa đẩu (chữ viết hình con nòng nọc).


b/ Sách Giao Châu ngoại vực ký (2) cho rằng, các Lạc tướng thời Hùng Vương có ấn đồng tua xanh. (Đã có ấn tức phải có chữ trên ấn). c/ Nhà nghiên cứu Trung Quốc, Trần Tu Hòa, trong tác phẩm Nghiên cứu về lịch sử cổ đại văn hóa dân tộc Việt Nam (Thiên III chương I) cũng đã viết về ấn đồng tua xanh ấy: “Chính sự thời Lạc Vương còn theo lối thắt gút, như vậy dường như chưa có văn tự. Nhưng đã có ấn đồng tua xanh thì nhất định đã bắt đầu sử dụng văn tự. Chữ dùng đương thời là chữ và phù hiệu do Lạc Vương tự sáng tạo ra. Nhưng chỉ hạn chế trong giai cấp thống trị chưa phổ cập đến dân thường”.

II. Thư tịch các nước khác. a/ Trước năm 1945 nhà khoa học Tiệp Khắc, Cesmir Louklca trong tác phẩm Lịch sự chữ viết thế giới đã viết: “Phía Nam đế quốc Trung Hoa, trong vùng Đông Dương hiện nay, có nhà nước An Nam ngay từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đã bị người Hán thống trị. Chữ Trung Quốc do viên Thái thú Sĩ Nhiếp du nhập vào đây trước công nguyên. Trước đó hình như người An-nam đã đọc bằng chữ ghi âm riêng, chữ đó không còn lại đến ngày nay” . b/ Nhà nghiên cứu Terrien de la Couperie viết trong tạp chí Hàn lâm của Hoàng gia Anh, xuất bản năm 1887, đã cho rằng: Sĩ Nhiếp bắt buộc người Việt học chữ Hán và cấm dùng chữ tượng thanh của mình (3). Đó là một số tư liệu qua báo chí Trung Quốc và nước ngoài nói về chữ Việt cổ.

III. Thư tịch Việt Nam nói về chữ Việt cổ.


a/ Sách Việt sử tân ước (4) của Hoàng Đạo Thành và sách Việt sử lược (5) theo bản dịch của Viện sử học, đều cho rằng, chữ Thổ vốn là chữ Việt cổ của nước ta. (Thổ tức là dân tộc Tày hiện nay ở Việt Bắc).


b/ Trương Vĩnh Ký cũng khẳng định (6) dân tộc ta vốn có chữ riêng trước khi dùng chữ Hán rồi chữ Hán Nôm.


c/ Bài Mông Ký trong sách Thánh Tông di khảo có chép lại việc vua Lê Thánh Tông một đêm mưa gió nghĩ lại bên hồ Trúc Bạch đã nằm mộng thấy người con gái dâng một bức thư có 71 chữ viết ngoằn ngoèo không thể đọc được. Ba năm trong song một giấc mơ khác, Lê Thành Tông lại gặp một người Thiên thổi sáo, Vua hỏi về chữ lạ trong giấc mơ mà mình thấy năm xưa. Người Tiên trả lời rằng: “Những chứ ấy là lối chữ cổ của nước Nam. Nay ở miền núi có người còn đọc được, Nhà vua với họ đến thì tự khắc biết”. Câu chuyện về giấc mơ ấy phải chăng phản ánh ý đồ, nhà vua uyên bác này muốn tìm lại chữ Việt Cổ đã ra đời trước khi nước ta bị người Hán xâm lược và hủy diệt văn tự của ta? Phải chăng đây là biểu hiện ý thực độc lập tự cường về phương diện văn hóa của nhà vua trong giai đoạn cực thích của chế độ Phong Kiến (6)




d/ Điều đáng chú ý nhất là cuốn Thanh Hòa quan phong (7) của Vương Duy Trinh viết năm Thành Thái thứ 15 (1903). Ông đã sưu tầm được một hệ thống chữ cái và một bài viết ca bằng thứ chữ ấy ở huyện Quan Hóa, Thanh Hóa (xem ảnh 1 & 2). Ông cho rằng: “Vùng núi ngày nay còn có chữ thì xưa kia người hạ bản thất có chữ”. Theo số liệu thống kê năm 1920, ở huyện Quan Hóa có 13.230 người Mường và 17.190 người Thái. Hệ thống chứ viết trong Thanh Hóa quan phong về cơ bản giống chữ viết của người Thái ở Tây Bắc và chữ bùa của người Mường ở Thanh Hóa. Đây là hệ thống chữ viết ghi âm có xen một số chữ “biểu ý”. Ngôn ngữ được ghi trong sách là tiếng Thái cổ lẫn tiếng Mường. Điều đáng chú ý là Vương Duy Trinh có chứa chữ Hán Nôm nên không ghi âm được chính xác. Ví dụ “Kin bò dậy” (ăn không được) viết thành “kiên bãi dãi” (ảnh số 1 &2) Qua một số tư liệu thư tịch trên, có thể giải thiết rằng tổ tiên chúng ta xưa kia đã có chữ viết – chữ khoa đẩu, chữ viết này thuộc loại văn tự ghi âm chăng?

Posted Image

Posted Image

Sau đây là cách đọc âm chữ Khoa đẩu:

1/ Âm: “Du xu dưỡng hừa ảo đè ba cỏ hương cúc tẩy khu mu đơn tây hương tiều hồng ba hoàng thiên nào du xu mông nồng hiên tối bào kham nó hy châu rỏ khoan hiềm bông uần hử. Cứ nam báo kiều đốc liễu hiên sơ chưa giáo niêu huấn bộ mi phương ứng chi khu tục ôi khoan hy. Chư nhi âm rõ lôn nương ẩn xương mông ma bông dấp …

2/ Nghĩa “… (hoa vàng ở trên cao, làm sao lấy được, anh cũng lấy hương vàng thắp đủ ngày khấn hương đăng, khấn trời ở trên cao, trời ở trên cao trông xuống cũng giúp hay không biết có anh cùng em, cùng mến lòng nhau không? Mến lòng làm bạn với nàng mà không theo đến, anh thì lòng muốn bẻ lấy cội cây hoa, muốn lấy cây hoa, mà người khác tranh lấy tức lắm hỡi? Bao giờ ơn nàng còn có lòng thương. Qua một số thư tịch bước đầu tìm ra trên đây, ta có thể giả thiết một cách có cơ sở rằng người Việt cổ cũng như nhiều cư dân cổ đại trên thế giới, đã tìm ra chữ viết cho dân tộc mình. Chúng ta cần làm cho giả thiết khoa học ấy thành hiện thực.
Chúng ta sẽ chứng minh bằng tư liệu cụ thể, làm cho sự khẳng định ấy có cơ sở vững chắc về quá trình hình thành và phát triển chữ viết của người Việt cổ đại.
(1): Theo tài liệu lưu trữ ở Viện Văn Hóa.
(2): Theo tài liệu cung cấp của G.S Nguyễn Tài Cẩn. Tác phẩm này xuất bản Praha năm 1946, sau đó được dịch ra tiếng Nga và xuất bản ở Mascova năm 1950.
(3) : Theo Kim Dính, Nguồn góc Văn hóa Việt Nam, Sài Gòn 1973.
(4)Theo tài liệu Việt sử học.
(5) Như trên)
(6) Ecriture annamite (Extrait de l’Annam politique et sociale cours d’histore annamite) Societe Etudes Indochinoises.
(7) Triều Tiên là một nước chịu ảnh hưởng chữ viết Trung Quốc rất sớm. Năm 1448, vua Triều Tiên là Sephong đã để lại cho văn hóa Triều Tiên một sáng tạo chữ viết của ông: “Mẫu tự phiên âm Hàn Quốc” (hounmin jongeun) gốm 28 chữ cái. ĐÓ là một cống hiến cực kỳ quan trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân Hàn Quốc, tực Triều Tiên sau này. Suy nghĩ của Lê Thánh Tông bao hàm một tư tưởng lớn về chữ viết, muốn thoát ly ảnh hưởng văn hóa Hán, tạo cho dân tộc mình một chữ viết riêng chăng? Giấc mộng trong mộng kỳ nhằm nói lên ý nghĩa đó.
(8) Bộ văn hóa, Giáo dục và Thanh niên xuất bản, Sài gòn 1974 (Tủ sách cổ văn).

Lê Trọng Khánh

Nguồn: Trích "Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay