Posted 6 Tháng 5, 2012 Kính thưa các đọc giả! Tiêu đề "Chỉnh sửa lý thuyết cơ bản Âm Dương Ngũ Hành", cách nói như vậy đối với nhiều các chuyên gia học giả đọc đến thì sẽ làm họ khởi tâm động niệm. Thực tế, trong giới chuyên gia học giả nhà nghiên cứu Dịch Học, có người thì phản đối, có người (chuyên gia về lý thuyết ứng dụng) thì tự nhận không biết gì về mảng lý thuyết cơ bản, có người động tâm dã man tranh lấy đề tài chỉnh lý này. Vì sao trong giới chuyên môn lại có tâm lý tiêu cực, và ứng phó mâu thuẫn như vậy ? Rubi sẽ phân tích hiện tượng này, sau đó sẽ đi vào chủ để chính: MỘT PHIÊN BẢN MỚI CHỈNH SỬA LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-KINH DỊCH Hà Nội, chủ nhật 06-05-2012 Lê Đức Hồng 1978 Phổ Thiện Huệ 1999 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 5, 2012 Kính thưa các đọc giả! Trước khi vào chủ đề chính thì Rubi sẽ có ít nhất ba dạo đề. Dạo đề thứ nhất: Kinh dịch và Tử vi Nói đến Kinh dịch thì phải biết, phải nhớ hết 64 quẻ dịch, nói đến Chuyên gia lý học thì phải biết Tư vi, phải biết Tý Sửu Dần Mão, phải biết Giáp Ất Bính Đinh. Một Thầy Lý Học theo sách vở, có lẽ thường yêu cầu Học Khách phải có cơ bản những cái đó. Học Chủ và Học Khách đến cỡ nào thì mới có thể chỉnh sửa lý thuyết cơ bản ? Câu hỏi này cần được nêu ra! Có thể, ở vị trí Học Khách sẽ cho rằng: "chỉ có trình độ Học Chủ thì mới có thể nêu lên vấn đề chỉnh sửa". Nhưng sự thật, Học Chủ lấy 64 quẻ dịch để làm nền tảng xuất phát thì thật không thể chỉnh sửa. Vì sao ? Bởi vì còn có nền tảng của 64 quẻ dịch, đó là: "Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái. Ngũ Hành Sinh Khắc, Hà Đồ, Lạc Thư". Cái nền tảng trước 64 quẻ đó thì ai chả biết, đúng không? Nhưng thực tế, các Học Chủ xưa nay, dường như chỉ biết văn tự của nền tảng này, mấy ai xem nền tảng này làm sự nghiệp, cho nên, chủ quan Rubi thấy các Học Chủ xưa này vô duyên với thật nghĩa: "Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái. Ngũ Hành Sinh Khắc, Hà Đồ, Lạc Thư". Như vậy, khi một người như Rubi, chẳng phải Học Khách, cũng chẳng phải Học Chủ có duyên với sự nghiệp chỉnh sửa lý thuyết cơ bản Âm Dương Ngũ Hành Kinh Dịch, khi vấn đề Bổ Đề thành tựu thì gặp phải các phản ứng của các Học Chủ và Học Khách, tuy các phản ứng đó không phải là lẽ đương nhiên nhưng cũng có nguyên nhân của nó. Nói như vậy, trên nền tảng một chiều: Rubi có hướng chỉnh sửa, hướng đi này là đúng với sự thật. Vậy, các Học Chủ và Học Khách khi xem chủ đề này của Rubi cần phải có tinh thần vượt lên trên chữ nghĩa thông thường, không được khoe khoang hiểu biết ứng dụng để phản đối, nếu phản đối sẽ rơi vào hiện tượng Dụng khắc Thể, đó là điều kiêng kị. Tinh thần như vậy, mong các đọc giả gạt bỏ tâm khinh mạn Rubi vì vấn đề chính Rubi nghiên cứu và công bố tự do-phiên bản trước của chủ đề này- rồi thì mới có thể tiếp cận chủ đề này một cách bình thường. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2012 Dạo đề thứ hai: Kinh Dịch Thiền Giải Xem Kinh Dịch Thiền Giải, lời mở đầu có đoạn: "KINH DỊCH là sách tượng số để bói toán xem cát hung, và lại là sách lý học giải thích, luận bàn về lẽ biến hóa vô tận và diệu kỳ trong trời đất, cùng hành động thao thủ của con người. Đó là một trong những kháng thư thâm áo nhất trong kho tàng kinh điển phương Đông, và có lẽ là cuốn sách kỳ lạ nhất thế giới vì không có một chữ nào, ngoài hai ký hiệu âm dương" Và có lẽ bất ngờ nhất trong sự chỉnh sửa Kinh Dịch của Rubi là kết luận: ký hiệu Dương là Thái Nhất, có tính chất Âm Dương Ngũ Hành là Dương Thổ. Và ký hiệu Âm là Lưỡng Nghi, có tính chất Âm Dương Ngũ Hành là Âm Thổ. Đây là kiến giải điên quàng của Rubi so với hiểu biết chung của hầu hết các chuyên gia Dịch Học. Nhưng, có lẽ ở một góc độ nào đó, nó có sự đối lập khá buồn cười thế này: "Với những người bắt đầu tiếp cận đến Kinh Dịch, họ đọc bài của Rubi thì họ lại hiểu được. Ngược lại, đó là hiện tượng các chuyên gia Dịch Học lại phát biểu 'chẳng hiều gì về những phát kiến của Rubi'". Ngược với sự đối lập này thì có một sự đối lập là: "Các chuyên gia Dịch Học thì phát biểu y như là có hiểu biết về Dịch hơn nhiều người khác. Còn người mới tiếp cận Kinh Dịch, thậm chí có người tiếp cận đã khá lâu, cả hai đều cảm thấy chẳng hiểu gì về Kinh Dịch". Kiến giải điên quàng này cũng thách đố những người 'Đạo ý tưởng chỉnh sửa' động vào đăng ký bản quyền. Ha ha . Và kiến giải điên quàng này cũng phá đi phần nào ý kiến: "Kinh Dịch là một kỳ thư thiên cổ nên không thể có một lời luận bàn nào về nó khiến người ta hoàn toàn thỏa mãn được cả...Nội dung của Kinh Dịch vẫn mãi mãi là một huyền án lơ lững thách đố trí thông minh của con người". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2012 Các đọc giả kính mến! Chủ đề này có lẽ sẽ được phát triển CHẬM ĐỀU CHẮC ĐẸP. Phần hình ảnh minh họa sẽ long lanh như những ảnh chụp trang sức vàng bạc đá quý, Rubi đang bắt tay vào việc tiếp cận đồ họa cao cấp này, một thời gian nữa, sau 30 buổi học sẽ cho ra những hình ảnh đẹp về Âm Dương Ngũ Hành. Vì thế, đợi trong khoảng thời gian này, phần dạo đề sẽ phát triển chậm đều, khi nào hứng nhất định đặt bút viết bài trực tuyến. Tiếp theo phần dạo đề, Rubi sẽ trích dẫn thêm một vài ý của CHU DỊCH THIỀN GIẢI. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2012 Hoan hô anh Rubi, em rất thích những đồ họa của anh làm từ trước đến nay, vừa rõ ràng, vừa hiện đại mà lại vẫn đủ thông tin truyền thống. Trước đây có lần em cũng đề nghị anh nếu có thời gian thì có thể làm lại những đồ họa của thầy Thiên Sứ cho hiện đại hơn được không? Cảm ơn anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2012 Hoan hô anh Rubi, em rất thích những đồ họa của anh làm từ trước đến nay, vừa rõ ràng, vừa hiện đại mà lại vẫn đủ thông tin truyền thống. Trước đây có lần em cũng đề nghị anh nếu có thời gian thì có thể làm lại những đồ họa của thầy Thiên Sứ cho hiện đại hơn được không? Cảm ơn anh. Rubi tớ cảm ơn Viethq22! Theo gợi ý của Viethq22, trong chủ đề này Rubi sẽ vẽ hai hình bảng, một là Hình Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt và hai là Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Bí quyết tinh túy trong sự vẽ của Rubi là sử dụng tỉ lệ vàng 1.618 tính toán bố cục và cái chất chiết ghép Ảo đạt đến độ Thật (như thật). Và cũng có lý do cho nên Rubi cũng nói rõ thêm với các đọc giả về Đồ Họa Vi Tính: Không phải Rubi dùng các chương trình phần mềm Đồ Họa Vi Tính để bảo nó nghiên cứu tính toán vấn đề này hay vấn đề kia. Đồ Họa Vi Tính không phải là người máy có khả năng tư duy như con người. Sự thật, chỉ đơn giản là Rubi dùng kỹ năng sử dụng chương trình Vẽ bằng máy tính để thay thế kỹ năng Vẽ bằng bút mầu trên giấy vẽ. Ví như là hai bản báo cáo giống nhau, một bản thì được viết tay còn một bản thì được viết gõ và in ra bằng máy vi tính. Đừng ai đó nghĩ là: 'tôi không biết gì về đồ họa vi tính thì tôi xem những hình ảnh của Rubi vẽ sẽ chẳng hiều gì'. Và cũng đừng ai đó nghĩ rằng: cứ có trình độ sách vở là có thể nhận định đúng sai về các hình mà Rubi đã vẽ. Đọc giả phải tiếp cận vấn đề, sử dụng khả năng tư duy theo chuẩn logic trong trạng thái Tâm Bình Thường, như vậy thì không bị các yêu tố lừa gạt xen vào khi xem xét vấn đề nghiên cứu này (chỉnh sửa lý thuyết cơ bản Kinh Dịch). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 5, 2012 Về lý thuyết của anh Rubi thì do em trình độ con non kém nên sẽ cố gắng tìm hiểu để tiếp thu chứ không dám nhận định gì. Về hình ảnh của anh em cũng sưu tầm được một số trước đây anh làm, mặc dù không hiểu hết nhưng em vẫn sưu tầm để biết đâu có ngày đủ trình độ thì mang ra nghiên cứu cho dễ nhìn. Mặc dù biết anh Rubi phải ưu tiên cho nghiên cứu của anh nhưng Em hỏi thêm điều này không biết có phiền anh Rubi không? Em thấy thực ra hiện nay toàn bộ phần lý luận cơ bản của lý thuyết âm dương ngũ hành chưa hề có bộ hình minh họa trực quan nào đồng bộ, rõ ràng (hoặc có mà em không biết), nên nếu anh Rubi có nhã hứng thì khi xong việc của anh anh có thể đồ họa phần lý luận đó nữa được không? Em hình dung là với những lý luận đó thì dùng phương pháp "inforgraphic" sẽ rất có hiệu quả. Vài lời tâm sự với anh Rubi. Cảm ơn anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2012 Về lý thuyết của anh Rubi thì do em trình độ con non kém nên sẽ cố gắng tìm hiểu để tiếp thu chứ không dám nhận định gì.Ra vào chủ để này thường xuyên, hôm nay hứng đối thoại.Có lẽ đa phần các Nhà Dịch Học sẽ logic mà nói rằng, đối lập thế này: -Vế thứ nhất là: trình độ Dịch Học của nó (Rubi) chẳng có căn bản. Chưa xem sách Dịch, chưa biết và nhớ hết 64 quẻ dịch vậy mà dám động đến vấn đề chỉnh sửa lý thuyết Dịch. Mặc dù đã xem hết các bài viết (trên mạng) có hình ảnh minh họa đẹp của Rubi, các Dịch Gia vẫn cho "sự nhận định bản năng" đó của họ là logic. -Vế thứ hai là: họ cũng theo logic mà nói được rằng: "nếu thật vấn đề Rubi đưa ra như thế là đúng thì các ngành (thuộc lĩnh vực lý học) khác sẽ phải xem xét lại chính lý thuyết của họ, và chính đó là một sự thay đổi rất lớn". Rubi dường như không thể hội nhập với nhóm Dịch Gia thành danh. Rubi đã đi theo hướng ngoài tầng lớp này. Nội dung Rubi nghiên cứu và công bố, không dành riêng cho các Tiến Sĩ 'Triết Học Trung Hoa" hay một "người nghiên cứu theo sở thích tò mò". Trình độ Cao hay Thấp về Dịch học của mỗi đọc giả không quan trọng trong vấn đề nhận định nội dung Rubi đã cảm hứng nghiên cứu trực tuyến. Cứ là một Đạo Nhân Vô Tâm nhìn xuống công trình của Rubi thì đảm bảo ra vấn đề. Viethq22 cũng phát tướng rất Đạo Nhân Vô Tâm. Về hình ảnh của anh em cũng sưu tầm được một số trước đây anh làm, mặc dù không hiểu hết nhưng em vẫn sưu tầm để biết đâu có ngày đủ trình độ thì mang ra nghiên cứu cho dễ nhìn.Đường vào là: nắm thế giới trong lòng bàn tay. Rất đơn giản, bí quyết tiếp cận hết sức khoa học, vật lý thiên văn. Tức là tìm hiểu vấn đề: "Trái đất xoay quanh mặt trời nên có diễn biến thời tiết bốn mùa, và mùa ở hai cực trái đất luôn đối lập nhau". Rubi cũng đã công bố hình minh họa vấn đề này từ lâu. Mặc dù biết anh Rubi phải ưu tiên cho nghiên cứu của anh nhưng Em hỏi thêm điều này không biết có phiền anh Rubi không? Em thấy thực ra hiện nay toàn bộ phần lý luận cơ bản của lý thuyết âm dương ngũ hành chưa hề có bộ hình minh họa trực quan nào đồng bộ, rõ ràng (hoặc có mà em không biết), nên nếu anh Rubi có nhã hứng thì khi xong việc của anh anh có thể đồ họa phần lý luận đó nữa được không? Em hình dung là với những lý luận đó thì dùng phương pháp "inforgraphic" sẽ rất có hiệu quả. Vài lời tâm sự với anh Rubi. Cảm ơn anh. Nếu năng khiếu nghệ thuật của Rubi quá ướt át, có lẽ Rubi đã thành danh trong một mảng nào đó trong lĩnh vực nghệ thuật. Nhưng cái chất khô khan và nghèo nàn trong năng khiếu mỹ thuật vẽ vời của Rubi lại vô cùng có duyên với sự minh họa cho hướng nghiên cứu chỉnh sửa này.Mảng hình ảnh mô tả ý tưởng của Rubi đã có. Mảng hình ảnh của một vài Nhà Nghiên Cứu, Rubi sẽ thực hiện minh họa. Mảng hình ảnh mô tả theo sách vở, Rubi cũng sẽ thực hiện. Phải như vậy, các độc giả mới nhanh chóng tiếp cận chủ đề này của Rubi. Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2012 Các đọc giả kính mến! Chủ đề này có lẽ sẽ được phát triển CHẬM ĐỀU CHẮC ĐẸP. Phần hình ảnh minh họa sẽ long lanh như những ảnh chụp trang sức vàng bạc đá quý, Rubi đang bắt tay vào việc tiếp cận đồ họa cao cấp này, một thời gian nữa, sau 30 buổi học sẽ cho ra những hình ảnh đẹp về Âm Dương Ngũ Hành. Vì thế, đợi trong khoảng thời gian này, phần dạo đề sẽ phát triển chậm đều, khi nào hứng nhất định đặt bút viết bài trực tuyến. Tiếp theo phần dạo đề, Rubi sẽ trích dẫn thêm một vài ý của CHU DỊCH THIỀN GIẢI. "Trí Húc đại sư là bậc cao tăng thông tuệ thời Minh mạt, muốn dung thông giáo lý Nho và Phật, dùng Thiền để xiển dương Dịch, và dùng Dịch để hiển bày Thiền. Đại sư đem con mắt Thiền để đọc Dịch và chú giải thành cuốn Chu Dịch Thiền Giải. Nói là "Thiền giải" nhưng Sư là bậc bác lãm quần thư, nên trong tác phẩm dung hợp nhiều tư tưởng Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, cùng các điển cố từ Tứ thư, Ngũ kinh của Nho gia". Trong sự (khoảng thời gian) dạo đề của chủ đề, Rubi thấy và mua cuốn "CHU DỊCH THIỀN GIẢI". Nói chung, chỉ lướt qua bìa ngoài và tiêu đề sách, Rubi quyết định mua ngay. Và thấy có thể đưa một vài nội dung trong sách vào phần dạo đề, cho nên phần dạo đề này có thêm yêu tố của "CHU DỊCH THIỀN GIẢI". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2012 TRÍ HÚC ĐẠI SƯ VÀ CHU DỊCH THIỀN GIẢI 1.Tiểu sử Trí Húc đại sưTrí Húc đại sư (1599-1655) tự Ngẫu Ích, người đời Minh mạt, họ thế tục là Chung, tên là Tế Minh, hiệu là Tây Hữu, một hiệu nữa là Bát Bất đạo nhân, có khi gọi theo nơi ở là Linh Phong lão nhân, người Ngô Huyện, Tô Châu (nay thuộc Giang Tô).Tương truyền thân phụ sư mười năm thọ trì chú Đại Bi để cầu con, bà mẹ nằm mộng thấy đức Quán Âm Bồ Tát trao cho một đứa bé trai mà sinh ra sư. Sư bảy tuổi đã ăn chay, mười hai tuổi đọc sách Nho, cho rằng mình có trách nhiệm truyền bá nền thánh học từ thiên cổ. Sư thề sẽ diệt trừ Thích, Lão. Sư từng viết Tịch Phật Luận gồm 10 thiên để bài xích Phật giáo. Năm 17 tuổi, nhân xem các bộ Tự Tri Lục Tự và Trúc Song Tùy Bút của Liên Trì Đại Sư mà bỗng nhiên tỉnh ngộ, nhận ra các sai lầm lúc trước, liền đem Tịch Phật Luận đốt đi.Năm hai mươi tuổi, khi chú giải sách Luận Ngữ đến câu: "Thiên hạ quy nhân" (thiên hạ quay về với điều nhân) thì không sao viết tiếp được, bỏ ăn bỏ ngủ suốt ba ngày đêm, hoát nhiên ngộ được tâm pháp của Khổng môn. Năm đó, phụ thân qua đời, sư nhân đọc "Địa Tạng Bồ Tát bản nguyện kinh" bèn phát tâm xuất thế, hằng ngày trì tụng hồng danh chư Phật.Năm hai mươi ba tuổi, nhân nghe một pháp sư giảng kinh Lăng Nghiêm đến câu: "Thế giới tại Không, Không sinh đại giác" trong tâm liền phát khởi nghi tình, tự hỏi: "làm sao mà hư không có thể sinh ra đại giác? Thế giới và hư không từ đâu mà sinh khởi?". Sư bèn đến trước tượng Phật phát 48 điều nguyện, quyết chí xuất gia, tìm cầu chân lý.Năm hai mươi bốn tuổi, một đêm nằm mộng thấy mình lễ bái Hám Sơn đại sư, thiết tha cầu Phật pháp. Lúc bấy giờ, Hám Sơn đại sư ở tại Tào Khê xa xôi, sư không thể đến đó được, nên Sư xuất gia theo Tuyết Lĩnh là đệ tử của Hám Sơn đại sư, và được đặt pháp danh là Trí Húc.Năm hai mươi lăm tuổi, Sư vào Kinh sơn tọa thiền tham cứu. Ròng rã hai năm trời, dụng công đến chỗ cùng cực, thân tâm thế giời hốt nhiên cùng tan biến, Sư hoát nhiên tỏ ngộ, bao nhiêu kinh luận, bao nhiêu công án đều rỗng rang thông suốt. Được một năm, do ngưỡng mộ tông phong của Liên Trì đại sư, nên sự thọ Bồ Tát giới trước tượng Liên Trì đại sư. Sư chuyên nghiên cứu về giới luật, soạn ra "Trùng trị tỳ ni sự nghĩa tập yếu", được xem là trứ tác tối yếu kể từ đời Minh Thanh cho đến nay.Năm hai mươi tám tuổi, mẫu thân qua đời, Sư phát nguyện vào trong núi sâu, bế quan tu tập. Sư kiến thức quảng bác lại dốc sức hoằng dương Phật pháp, khiến cho tông phong của Liên Trì đại sư được hưng thịnh một thời.Năm năm mươi bảy tuổi, Sư có bệnh bèn dặn dò các đệ tử sau khi sư viên tịch thì hỏa táng, đem xương hòa với bột chia ra cho loài cá dưới nước và loài chim trên cạn đề cùng chúng kết duyên vãng sinh Tây phương cực lạc. Sư ngồi kiết già, quay mặt về hướng Tây niệm Phật rồi an nhiên thị tịch.Sau khi sư viên tịch được ba năm, chúng đệ tử làm lễ trà tỳ. Nhưng lúc mở bảo tháp ra thì thấy sư vẫn ngồi kiết già, toàn thân còn nguyên vẹn, tóc mọc dài phủ cả tai, diện mạo như người đang sống. Sau khi trà tỳ thì răng vẫn còn nguyên vẹn, giống như tướng lưỡi bất hoại của đại sư Cưu Ma La Thập. Đại chúng không nỡ tuân lời di chúc, bèn xây tháp ở chùa Linh Phong đề thờ linh cốt. còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2012 TRÍ HÚC ĐẠI SƯ VÀ CHU DỊCH THIỀN GIẢI Tiếp theo Trước thuật của Trí Húc đại sư vô cùng phong phú và đa dạng. Riêng trong lĩnh vực Tịnh Độ Tông cũng không có ai sánh kịp. Đệ tử đời sau chia làm hai loại: 1. Một là tông luận, có Linh Phong tông luận 10 quyển. 2. Hai là Thích luận, bao gồm các chú sớ kinh luận gồm 163 quyển hơn 60 loại, như Di Đà yếu giải, Duy thức tâm yếu, Tỳ ký sự nghĩa tập yếu, Duyệt tạng tri tân, Pháp hải quán tân, Phạm Võng hợp chú, Đại Phật đỉnh Thủ lăng nghiêm kinh huyền nghĩa văn cú, Tướng tông bát yếu trực giải, Tứ thư Ngẫu Ích giải, Viên giác kinh sớ, Duy ma kinh sớ, Đại thừ khởi tín luận sớ. 2.Chu Dịch Thiền Giải Khắc bản Chu Dịch Thiền Giải ra đời vào năm Sùng Trinh thứ 14 nhà Minh (1641) do công của Thích Thông Thụy là môn đệ của Trí Húc đại sư. Toàn bộ cuốn Chu Dịch Thiền Giải được chia thành 10 quyển như sau: Từ cuốn 1 đến cuốn 7: chú giải 64 quẻ, tức hết phần thượng kinh và hạ kinh của Chu Dịch. Cuốn 8 và 9: chú giải các phần từ Hệ từ trở đi. Cuốn 10: phụ lục các đồ thuyết Trong Đại tạng kinh, Chu Dịch Thiền Giải thuộc Vol.20, No.B096. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2012 Kính thưa các đọc giả! Tiêu đề "Chỉnh sửa lý thuyết cơ bản Âm Dương Ngũ Hành", cách nói như vậy đối với nhiều các chuyên gia học giả đọc đến thì sẽ làm họ khởi tâm động niệm. Thực tế, trong giới chuyên gia học giả nhà nghiên cứu Dịch Học, có người thì phản đối, có người (chuyên gia về lý thuyết ứng dụng) thì tự nhận không biết gì về mảng lý thuyết cơ bản, có người động tâm dã man tranh lấy đề tài chỉnh lý này. Vì sao trong giới chuyên môn lại có tâm lý tiêu cực, và ứng phó mâu thuẫn như vậy ? Rubi sẽ phân tích hiện tượng này, sau đó sẽ đi vào chủ để chính: MỘT PHIÊN BẢN MỚI CHỈNH SỬA LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-KINH DỊCH Hà Nội, chủ nhật 06-05-2012 Lê Đức Hồng 1978 Phổ Thiện Huệ 1999 Dạo đề thứ ba: Ba loại người điển hình - Loại thứ nhất: Phản đối nội dung nghiên cứu của Rubi - Loại thứ hai: Tự nhận không hiểu gì về nội dung nghiên cứu của Rubi - Loại thứ ba: Tham khảo nội dung nghiên cứu của Rubi rồi tìm cách tranh lấy đề tài chỉnh lý này. Ba loại người này hiện nay đều đã thành danh, được gọi là Thầy trong giới Lý học Tướng số. Họ đều theo con đường xem tử vi để thành Thầy Lý học Tướng số. Thầy Tử Vi cũng là một cái Danh, vì Tử Vi được xem là một Cửa để bước chân vào mảnh đất Bói toán. ... Nhưng họ có giới hạn của họ, bắt đầu là tập tành điều khiển Tâm lý Dương thế, kết thúc là ứng dụng điều khiển Sai khiến Âm binh. Họ không khoái ứng dụng Đạo Phật, vì Đạo Phật là: "sự thể nghiệm chân lý, tự giác điều khiển chính mình, phản quan tự kỷ". Nhưng Kinh Dịch là Đạo của Người quân tử, cho nên Kinh Dịch cũng là thước đo Đạo tâm của người bước chân vào khoảng trời này. Chính vì Kinh Dịch là thước đo, vậy thì Rubi cũng không cần nói thêm gì về ba loại người điển hình này. Tiếp theo: bắt đầu vào chủ đề chính nếu đọc giả không có ý kiến gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2012 Tìm hiểu Kinh Dịch là phát hiện Cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát... Tìm hiểu có hai cách, cách thứ nhất là dùng ý thức để tìm vào rừng rậm kinh dịch, cách thứ hai là sống thiền để một hớp cạn sạch biển kinh dịch. Ý thức thì nó hay theo sau phân biệt để phân biệt, mà phân biệt thì sẽ có lớn nhỏ, có lớn nhỏ thì sẽ có khinh có trọng, thấy nhỏ thì khinh, thấy lớn thì trọng. Kinh dịch và Sử dịch thì rộng lớn như rừng già, để trở thành Dịch học gia thực sự thì hẳn phải như lẽ thường, phải có tâm xem trọng Kinh dịch và Sử dịch. Sống thiền thì xem sách chỉ là gãi mắt thôi, thiền giả không bị sách đánh lừa. Sách nói đúng hay nói sai thì cũng chẳng lừa được thiền giả. Nói vậy, độc giả (nhất là các Dịch học gia) không nên tự ái, bởi sự thật nó là như thế. Tóm lại ý thứ nhất, có hai cách Tìm hiểu Kinh Dịch như thế. Nhưng Rubi cũng bật mí (ý kiến cá nhân), Tìm Kinh Dịch thì dễ nhưng Hiểu Kinh Dịch thì không dễ. Tìm thấy Kinh Dịch nhưng kết quả chẳng Hiểu Kinh dịch thì có khả năng Kinh Dịch ấy chẳng phải Chân Kinh. Từ khi được khai quật tại Mã Vương Đôi (Hồ Nam, Trung Quốc) tháng 12-1973, tác phẩm Bạch Thư Chu Dịch (Chu Dịch viết trên lụa) đã làm đảo lộn mọi nhận định bấy lâu về Chu Dịch, làm lung lay những thuyên thích cũng như những suy diễn về ý nghĩa của từng hào từng quẻ, làm sụp đổ quan niệm cho rằng ý nghĩa các quẻ có liên quan đến thứ tự trước sau của chúng Cho nên: Từ năm 2003 đến năm 2007, là khoảng thời gian Rubi nghiên cứu Kinh Dịch theo hướng chỉnh sửa lý thuyết cơ bản-Từ sau khi mua được cuốn sách Tìm về cội nguồn Kinh dịch của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Từ năm 2007, Rubi bắt đầu nghiên cứu trực tuyến, tức là viết bài trên các diễn đàn mạng. Nói nghiên cứu trực tuyến thì không phải là công bố kết quả, mà là các bài viết với sự không chấp đó là viết nháp hay là viết chính, cũng chẳng chấp bản thân ít biết về Dịch và cũng chẳng chấp "đó là múa rìu qua mắt thợ". Từ năm 2007 cho đến nay 2012, nghiên cứu trực tuyến, Rubi viết cho độc giả cùng thấy, thấy được hai hướng nghiên cứu chỉnh sửa. Sự kiện này đúng là sự kiện đáng chú ý. Xưa nay tại Việt Nam đã có nhiều công trình biên soạn về Kinh Dịch, từ Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, đến Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lượng, Bửa Cầm và gần đây nhất là Lê Văn Quán, Nguyễn Duy Hinh, Bùi Văn Nguyên, Hải Ân, Bùi Hạnh Cẩn. Dịch học tại Trung Quốc thì không sao liệt kê cho hết những công trình nghiên cứu, chú giải Kinh Dịch từ xưa đến nay. ...Tại phương Tây, bản Kinh Dịch của Richard Wilhelm sang tiếng Đức với lời tựa nổi tiếng của nhà phân tâm học Carl Gustav Jung vẫn được xem là công trình tốt nhất về quyển kỳ thư Trung Hoa này. Gần đây, năm 1982, tác giả R.L. Wing đã phiên dịch sang tiếng Anh trực tiếp từ Hán Ngữ (người đầu tiên dịch sang tiếng Anh là James Legge) có giải thích theo chiều hướng tư duy hiện đại khá thông suốt. Chú thích: Các đoạn trong mã quote là Rubi trích dẫn từ sách Kinh dịch cấu hình tư tưởng Trung quốc (190000 vnd). Hôm nay mua sách này, trên bìa sách người ta có lấy hình Bát Quái Hậu Thiên Hướng 1 của Rubi để làm hình PR sách http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/1.gif Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2012 Tìm hiểu có hai cách, cách thứ nhất là dùng ý thức để tìm vào rừng rậm kinh dịch, cách thứ hai là sống thiền để một hớp cạn sạch biển kinh dịch. Ý thức thì nó hay theo sau phân biệt để phân biệt, mà phân biệt thì sẽ có lớn nhỏ, có lớn nhỏ thì sẽ có khinh có trọng, thấy nhỏ thì khinh, thấy lớn thì trọng. Kinh dịch và Sử dịch thì rộng lớn như rừng già, để trở thành Dịch học gia thực sự thì hẳn phải như lẽ thường, phải có tâm xem trọng Kinh dịch và Sử dịch. Vì sao phải nói như vậy ạ ?Bởi vì căn bệnh mãn tính của các Dịch học gia (cả Phương đông và Phương tây) đã bị phát hiện. Có những Dịch học gia đã đạt được cả sắc (lợi) và danh do ứng dụng Dịch, ấy vậy mà không hề phát hiện được sự sai lệch của Dịch học. Học giả nào cũng như thế, cứ ôm cái tâm ý xem trọng Kinh dịch mà chẳng nắm bắt được cái cốt tủy của Dịch. Lại có trường hợp, Dịch học gia xúc động rớt nước mắt khi đứng phát biểu trong hội nghị hội thảo Dịch học. Lý do xúc động là thấy thế hệ trẻ, tuổi còn trẻ mà đã biết quan tâm học Dịch. Tốt quá ? Vị đó xúc động! Nhưng chẳng được như thế đâu-sự xúc động ấy chẳng tốt đến thế: -Người có tuổi, là học giả Dịch học, nếu có phát hiện được một vài điểm nhỏ sai xót của Dịch thì rồi cũng phát biểu cho các vị khác nghe. Thính giả thì cũng nể đồng chí mà nghe, nghe theo kiểu cho nói vui, thân thiện cho nó thành công hội thảo mặc dù có cảm thức khó chấp nhận vấn đề đang nghe. -Người trẻ tuổi, chẳng phải học giả Dịch học, nếu có ý kiến đề nghị các vị học giả xem xét các kiến giải chỉnh lý chỉnh sửa Kinh Dịch thì các vị ("cầm trịch" hội thảo hội nghị) cho đó là lạc đề tinh thần học Dịch, rồi cứ thế là chặt bay ý kiến. Nói đến đây, Rubi nhớ đến Bệnh viện Laptop và liên tưởng tới ý tưởng Bệnh viện Dịch học. Tình hình hiện nay, ý kiến cá nhân Rubi, nên lập Bệnh viện Dịch học hơn là cứ để các CLB học thuật mọc lên nhan nhản. Tình hình "Phần mềm Dịch" cho cỗ máy văn hóa Phương đông nó có lỗi như vậy. Cho nên phải chỉ ra cái sai lầm từ những học giả có thiện chí giúp đời, người thiện chí còn sai lầm như thế huống là có đầy những người bất thiện cũng tìm chỗ đứng trong Dịch học. Gọi là có vài lời như thế để giải thích tại sao Rubi lại viết như thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2012 Sống thiền thì xem sách chỉ là gãi mắt thôi, thiền giả không bị sách đánh lừa. Sách nói đúng hay nói sai thì cũng chẳng lừa được thiền giả. Nói vậy, độc giả (nhất là các Dịch học gia) không nên tự ái, bởi sự thật nó là như thế. Tóm lại ý thứ nhất, có hai cách Tìm hiểu Kinh Dịch như thế. Nhưng Rubi cũng bật mí (ý kiến cá nhân), Tìm Kinh Dịch thì dễ nhưng Hiểu Kinh Dịch thì không dễ. Tìm thấy Kinh Dịch nhưng kết quả chẳng Hiểu Kinh dịch thì có khả năng Kinh Dịch ấy chẳng phải Chân Kinh. Đạt đến kiến giải "xem kinh xem sách" chỉ để gãi mắt thì không hề đơn giản, gãi mắt cũng có nghĩa là dùng trí tuệ căn bản để soi chiếu cái ý của sách. Chỗ đúng của sách thì Thiền giả cũng ấn chứng, chỗ sai của sách thì Thiền giả sẽ nhổ được. Nếu sách có chữ thì cái đầu ta phải không chữ, nếu sách là âm thì cái đầu ta phải là dương. Share this post Link to post Share on other sites