Thiên Sứ

Phát Hiện Chữ Việt Cổ ?

20 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện chữ Việt cổ ?

06/05/2012 3:00

Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.

Posted Image

Trong buổi trao đổi, ông Xuyền còn đưa ra bản đồ đánh dấu những nơi đã sử dụng bộ chữ này - Ảnh: Quang Hưng

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Theo ông Xuyền, bộ chữ này không có dấu, có cấu tạo gần giống với hệ chữ Latin, ghi hết được tiếng nói của người Việt cổ. Nhược điểm của nó là nguyên âm luôn thay đổi vị trí song thay đổi có quy luật. Do đó, người học có thể biết cách sử dụng bộ chữ này để đọc, viết sau khoảng thời gian 7-10 ngày. Có cả một hệ thống giáo dục sử dụng bộ chữ cổ từ thời vua Hùng thứ sáu đến thời Hai Bà Trưng. Dấu tích của bộ chữ còn được thấy qua nhiều công trình khảo cổ, tài liệu nghiên cứu, từng nhắc đến chữ khoa đẩu của người Việt… Ông Đỗ Văn Xuyền kỳ vọng: “Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ”.

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Trinh Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Chúng ta không thể ngờ rằng Sĩ Nhiếp "Nam Giao Học Tổ" đã xuất hiện trong thư tịch Anh quốc - chuyện tôn xưng này quá rõ ràng là sai bét nhè rồi.

Cần nghiên cứu công phu

Thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này.

Có thể là cách đọc khác nhưng ý nghĩa của chữ viết vẫn là một, ví dụ chữ cổ table là cái bàn, hai cách đọc khác nhưng hiểu là vật dụng đang đề cập đều như nhau, đây là nhận định chưa vào ý chính.

PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Dòng chảy ngôn ngữ cổ cho tới nay thay đổi nhưng ý nghĩa của chúng quy định hiện tượng là không thay đổi, cách đọc mới vẫn có khả năng lý giải những sự việc liên quan. Nhận định này giống ở trên.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Điều này có thể, do vậy nên chỉ ra phải chăng chữ Thái là Việt cổ hoặc Văn Lang thống nhất chữ quốc ngữ hoặc nó khác tất cả các loại chữ đã từng gặp

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Không có nghĩa nhà nghiên cứu nghiệp dư là bị giới hạn, ví dụ ngành sử trước đây là điểm thi vào đại học thuộc loại kém nhất, chả nhẽ đang đào tạo các nhà sử học có vấn đề?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị học giả và anh chị em quan tâm.

Có thể nói rằng: Ngay từ thời gian đầu tiên khi nnc Đỗ Văn Xuyền công bố công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ tôi đã hân hạnh được nghe các buổi thuyết trình của ông. Ông rất hào hứng và sẵn sàng chia sẻ trình bày với chỉ vài ba người nghe. Tôi nhiều lần được nghe những buổi thuyết trình của ông như vậy. Cho nên, có thể nói rằng tôi hiểu phương pháp chứng minh của ông.

Bởi vậy sự xác định của tôi không phải hồ đồ và vội vã chỉ trong một buổi hội thảo này. Mà là đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu mà ông Xuyền đã trao tặng tôi và các vấn đề liên quan từ vài năm trước. Do đó, tôi đã tổng hợp tất cả hệ thống những luận cứ của ông Xuyền và nhận thấy tính hợp lý xuyên suốt của hệ thống đó - mà có thể chính ông Xuyền trong qúa trình nghiên cứu chỉ cảm nhận mà chưa hệ thống hóa được.

Đã có người đặt vấn đề: Hệ thống chữ viết của ông Xuyền thực chất là chữ Khoa Đẩu của người Thái - Mường; hoặc Tày Mường. Thậm chí có người còn dẫn chứng một tấm bia của vua Thái Lan vào thế kỷ XII có những ký tự giống hệt chữ khoa đẩu của ông Xuyền.....vv.....Nhưng tôi xác định với quí vị rằng: Tất cả những bằng chứng đó không đủ sức bác bỏ hệ thống chữ khoa đẩu của ông Xuyền không phải hệ thống chữ Việt cổ.

Nếu quả thật các quí vị từ các cấp hành chính , các nhà nghiên cứu quan tâm đến hệ thống chữ Việt cổ - là một trong những yếu tố quan trọng làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc - thì chúng ta có thể tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc về vấn đề này. Hoặc các vị có thể trao đổi các bài viết của mình ở đây - chuyên mục do Thế Trung phụ trách.

Chuyên mục này được mở theo yêu cầu của Thế Trung và anh ấy chịu trách nhiệm quản lý chỉ với lý do: Quyền xóa bài hay không thuộc về anh ấy chứ không phải tôi (Tất nhiên ngoại trừ vi phạm nghiêm trọng nội quy của diễn đàn và sau đó phải được sự đồng ý của anh Thế Trung). Bởi vậy, quí vị và anh chị em có thể thoái mái trao đổi. Nếu có thể xưng danh tên tuổi, học vị và số DT càng tốt.

Xin cảm ơn quí vị quan tâm.

======================

PS: Anh Thế Trung sẽ đưa toàn bộ hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền vào chuyên đề này, để quí vị và anh chị em quan tâm có thể trao đổi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Chúng ta không thể ngờ rằng Sĩ Nhiếp "Nam Giao Học Tổ" đã xuất hiện trong thư tịch Anh quốc - chuyện tôn xưng này quá rõ ràng là sai bét nhè rồi.

Cần nghiên cứu công phu

Thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này.

Có thể là cách đọc khác nhưng ý nghĩa của chữ viết vẫn là một, ví dụ chữ cổ table là cái bàn, hai cách đọc khác nhưng hiểu là vật dụng đang đề cập đều như nhau, đây là nhận định chưa vào ý chính.

PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Dòng chảy ngôn ngữ cổ cho tới nay thay đổi nhưng ý nghĩa của chúng quy định hiện tượng là không thay đổi, cách đọc mới vẫn có khả năng lý giải những sự việc liên quan. Nhận định này giống ở trên.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Điều này có thể, do vậy nên chỉ ra phải chăng chữ Thái là Việt cổ hoặc Văn Lang thống nhất chữ quốc ngữ hoặc nó khác tất cả các loại chữ đã từng gặp

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Không có nghĩa nhà nghiên cứu nghiệp dư là bị giới hạn, ví dụ ngành sử trước đây là điểm thi vào đại học thuộc loại kém nhất, chả nhẽ đang đào tạo các nhà sử học có vấn đề?.

Phàm đã gọi là khoa học thì cần công khai tranh luận. Nhưng những nhà khoa học trong bài báo nói trên thì chỉ thấy có mình ông Phan Huy Lê tham gia. Nếu các nhà khoa học thực sự quan tâm đến "Chữ Việt cổ" và có tâm huyết bảo vệ quan điểm của mình dù đúng hay sai, tôi nghĩ nến tranh luận công khai với những luận cứ rõ ràng. Còn phạm vi một bài báo bị hạn chế bởi khuôn khổ có hạn - nên cũng có thể các vị học giả có tên trong bài báo nói trên có những luận cứ nào đó mà không được bài báo thông tin chi tiết. Nhưng chỉ với những kết luận của những vị học giả được thể hiện trong nội dung bài báo thì người đọc chỉ căn cứ vào học vị và võ đoán rằng không lẽ với học vị như vậy lại có thể sai mà thôi.

Ngay trong buổi hội thảo nói trên, khi tôi công khai nói về Việt sử 5000 năm văn hiến thì chẳng có ai lên tiếng phản bác. Nhưng sau buổi hội thảo thì nói với sau lưng là:

Thời Hùng Vương cội nguồn dân tộc nếu có gần 5000 năm lịch sử thì mỗi ông vua thọ đến hơn 100 tuổi. Đại ý vậy.

Anh chị em cũng biết rằng lập luận này tôi đã bác bỏ từ lâu.

Cá nhân tôi, khi tìm hiểu và minh chứng về thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử - tôi đã biết rằng cần phải minh chứng về chữ viết của người Việt cổ. Bởi vậy, ngay trong cuốn sách đầu tay - "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" - tôi đã có một chương nói về chữ Việt cổ chính là chữ khoa đẩu. Cho nên, hơn 10 năm sau, khi được biết nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền công bố những cứu liệu về chữ Việt cổ tôi đã tìm hiểu rất kỹ. Do đó - như bài báo nói trên miêu tả - Tôi cũng nhân danh luôn "Dị nhân đuổi mưa" để xác định rằng:

Hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền hoàn toàn rất có cơ sở khoa học vì nó phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống luận cứ chứng minh cho vấn đề này. Trong bài viết khác cùng chuyên mục, tôi xác định rằng:

....giới hạn để xác minh cho chân lý trong một luận thuyết chính là tiêu chí khoa học cho một luận thuyết khoa học được coi là đúng - Và người ta không thể chỉ ra được sự mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc mang tính hệ thống của luận thuyết ấy.

Do đó, tôi xác định rằng: Những kết luận của những học giả được miêu tả trong bài báo nói trên - cùng lắm - chỉ là những ý kiến cần bổ sung trong việc hoàn chỉnh hệ thống luận cứ minh chứng của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, chứ không phải là một kết luận có tính phản biện.

Tôi tạm chứng minh điều này căn cứ vào miêu tả - do hạn chế bới khuôn khổ tờ báo - của các học giả trên như sau:

1/

Thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học):

cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này.

Tôi xin trả lời rằng:

Vậy không lẽ những ai muốn chứng minh cho nguyên lý đọc của các cụ ngày xưa thì phải có băng ghi âm - được khoa học công nhận là ghi từ hàng ngàn năm trước - về cách đọc của các cụ thì mới được công nhận? Ngôn ngữ Việt hiện đại tất nhiên không phải đọc bằng tiếng "Pháp", mà là sự kế thừa và tiếp tục hệ thống ngôn ngữ của tổ tiên. Do đó ông Xuyền chỉ cần chứng minh những ký tự đó ký âm được ngôn ngữ Việt là hoàn chỉnh.

2/

PGS-TS Tống Trung Tín cho biết:

“Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Tôi xin trả lời rằng:

Lại có cả cách đọc theo phương pháp khoa học? Vậy xin giáo sư cho biết cách đọc nào phi khoa học?

Đâu phải tự nhiên ông Xuyền thể hiện một phương pháp ký âm của chữ khoa đẩu phù hợp với cách đọc của ngôn ngữ Việt? Ông Xuyền đã có cả một hệ thống hợp lý và hoàn chỉnh với những ký tự của ông mới có thể thể hiện được như vậy. Chưa nói đến việc so sánh, đối chiếu với rất nhiều văn bản chữ khoa đẩu khác nhau còn lưu truyền để xác định một hệ thống chữ khoa đẩu sử dụng trong tiếng Việt cổ. Bởi vậy, việc kết luận "một cách đọc theo phương pháp khoa học là...tưởng tượng" thì tôi thấy không rõ ràng.

3/

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Tôi xin trả lời rằng:

Tôi rất đồng ý với giáo sư Phan Huy Lê, khi ông cho rằng:

vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn.

Nhưng tôi cũng cần phải xác định quan niệm của giáo sư Phan Huy Lê cho rằng:"...ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ" là hoàn toàn chưa có cơ sở. Bởi vì, ông Xuyền là nhà nghiên cứu độc lập, tự đi theo hướng riêng của mình và không hề có sự hướng dẫn của giáo sư Lê Trọng Khánh - Mặc dù ông ta có thể tham khảo các công trình của giáo sư Lê Trọng Khánh. Có thể nói rằng: Trong công trình nghiên cứu của mình, từ trước cho đến nay tôi chưa hề thấy ông Xuyền trích dẫn những luận cứ của giáo sư Lê Trọng Khánh làm kim chỉ nam cho hệ thống luận điểm của mình. Nếu có thì có lẽ chỉ là một dẫn chứng. Nếu như hướng đi - tức hệ thống phương pháp luận của giáo sư Lê Trong Khánh - mà ông Xuyền chỉ là người tiếp bước thì chắc chắn bản thân giáo sư Lê Trọng Khánh và các học trò của ông với phương tiện, điều kiện nghiên cứu và với mọi sự thuận lợi của một học vị giáo sư như ông - có lẽ ông sẽ có công trình hoàn chỉnh từ lâu và không cần đến ông Xuyền phải vượt bao khó khăn trong cuộc sống của mình cho đến khi công bố.

Còn việc giáo sư Phan Huy Lê cho rằng: Phương pháp nghiên cứu của ông Xuyền - là tiếp bước của giáo sư Lê Trọng Khánh - "nghiên cứu chữ Thái cổ để liên hệ đến chữ Việt cổ" thì tôi cần xác định ngay rằng: Đấy không phải phương pháp nghiên cứu của ông Xuyền.

Phương pháp của ông Xuyền bắt đầu từ những ký tự khoa đẩu có trong các sách liên quan đến chữ quốc ngữ của các giáo sĩ truyền giáo phương Tây đã viết từ những thế kỷ XV. Từ đó dẫn tới mối liên hệ với các văn tự khoa đẩu còn lưu truyền trong dân gian. Thí dụ như cuốn "Thanh Hóa quan phong" của tổng đốc Vương Duy Trinh viết vào khoảng thập niên đầu của thế kỷ trước (1903), trong đó có bài "Mời Trầu" là một tập quán của người Việt cổ , hoàn toàn viết bằng chữ Khoa đẩu. Ông cũng phát hiện rất nhiều ký tự khoa đẩu còn tồn tại trong buổi đầu kiết tập chữ quốc ngữ của các giáo sĩ phương Tây ký âm bằng chữ Latin trong các bản văn của họ. Tất nhiên trong qúa trình.nghiên cứu tìm tòi, ông Xuyền có so sánh với chữ Thái cổ. Và chính vì vậy ông Xuyền mới phát hiện sự sai biệt giữa chữ Thái cổ và chữ Việt cổ mắc dù có rất nhiều điểm tương đồng.

Đó cũng là nguyên nhân để ông Xuyền xác định rằng: Chữ Việt cổ với sự ký âm tương tự chữ Latin và là tiền đề cho việc chuyển đổi ký tự khoa đẩu của người Việt cổ sang chữ Latin. Và dân tộc Việt là dân tộc duy nhất latin hóa chữ viết của mình mà hầu hết các dân tộc khác ở Đông Nam Á không thực hiện được - ít ra cho đến ngày hôm nay.

Bởi vậy, việc nhận xét của giáo sư Phan Huy Lê cho rằng ông Xuyền chỉ là sự bổ sung cho giáo sư Lê Trọng Khánh là một nhận xét chưa thấu đáo.

Tuy nhiên tôi cũng đồng cảm với giáo sư Phan Huy Lê khi ông cho rằng:

Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác.

Vâng! Đúng là nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã hết sức gian khổ với hơn 40 năm đau đáu một tấm lòng tìm về cội nguồn dân tộc khi đi tìm chữ Việt cổ.

Sự thành công của ông quá xứng đáng . Đó chính "là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa Việt Nam thật tuyệt!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn một đoạn trích dẫn lời của giáo sư Phan Huy Lê, nhưng do sơ sót nên tôi đã bỏ sót không bình luận trong phần trích dẫn của báo Thanh Niên - nên tôi viết riêng trong bài này:

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

=========================

Kính gửi giáo sư Phan Huy Lê:

Tôi thiết nghĩ :

"Một việc làm chính danh thì nó phải công khai và được sự thẩm định của công luận".

Tôi không nghe thấy rõ câu này của giáo sư trong buổi hội thảo công khai được tổ chức vào ngày 4/5 ở hội trường Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam ở 53 Nguyễn Du. Do đó, việc bình luận sau đó của giáo sư theo tôi nên cần thể hiện rõ trong cuộc hội thảo nói trên. Còn việc giáo sư từ chối đưa ra đánh giá cụ thể chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền thì cũng có thể giải thích rằng: Giáo sư chưa có thời gian nghiên cứu sâu về nội dung mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày. Hoặc cũng có thể hiểu rằng: Vì giáo sư đã đánh giá thấp chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền nên không bình luận.

Nhưng qua nhận xét của giáo sư Phan Huy Lê được đăng tải trên báo Thanh Niên, tôi nhận thấy giáo sư đưa khái niệm "nhà nghiên cứu chuyên môn sâu" một cách mơ hồ. Vậy tôi xin được đặt vấn đề mong giáo sư nói rõ hơn về giá trị cần có để được xác định với khái niệm "chuyên môn sâu" của một nhà nghiên cứu?

Còn theo tôi - tôi cho rằng: Chất lượng nghiên cứu của một nhà nghiên cứu - dù xuất phát từ một địa vị xã hội như thế nào - chính là giá trị kết quả việc làm của họ. Và chính kết quả đạt được của họ là sự xác định tính chuyên sâu của nhà nghiên cứu.

Kết quả việc làm của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chính là hệ thống chữ Khoa Đẩu được ông xác định của người Việt cổ. Do đó, nếu xét về chuyên môn và với góc độ khoa học thì nó phải được thẩm định và phản biện - theo "tiêu chí khoa học được công nhận rộng rãi".

Thành tựu của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền mà tôi đã xác định là vĩ đại - chính vì tôi thấy đó là kết quả mà các vị học giả bằng cấp đầy mình, với đầy đủ tiên nghi nhưng đã không thực hiện được.

Trong trường hợp tôi - nếu do may mắn mà có học vị cao được công nhận trong một lĩnh vực nào đó - nhưng không có một kết quả nghiên cứu đáng gọi là có giá trị, mà để một người không có học vị như mình lại có một kết quả nghiên cứu vượt trội hơn mà tôi không có khả năng thẩm định theo chuyên môn của mình thì chắc tôi sẽ lấy làm áy náy và sẽ rất tôn trọng người đó.

Ở đây, bước đầu tôi thấy những học giả có bằng cấp nặng về phê phán công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền - Nhưng tôi chưa thấy một cá nhân nào trên thế giới trong lịch sử văn minh nhân loại - cái này thì tùy các nhà sử học xác định niên đại - thực hiện được một hệ thống ký tự có khả năng miêu tả ngôn ngữ của cả một dân tộc như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Mà tôi chỉ thấy những ký tự ngôn ngữ của một dân tộc được hình thành bởi cả một qúa trình lịch sử của dân tộc đó với sự đóng góp của nhiều thế hệ học giả. Đó là một yếu tố để tôi nhận xét tính vĩ đại của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong lĩnh vực này.

Tôi cũng xin được đặt vấn đề với những học giả có bằng cấp cao được nhắc tới trong các bài báo nói trên rằng: Có vị nào bằng chuyên môn sâu của mình có thể chỉ ra được một điểm duy nhất đáng để cho điểm cao của nhà nghiên cứu Đỗ văn Xuyền trong cả hệ thống luận điểm của ông ta không? Hay chỉ nhìn thấy nó chưa hoàn chỉnh?

Còn việc hệ thống chữ Khoa đẩu mà ông Xuyền xác định là của người Việt cổ - có khả năng ký âm ngôn ngữ Việt cả hiện đại lẫn quá khứ còn lưu truyền trong hệ thống ngôn ngữ đó - có đúng là của người Việt cổ hay không thì - tạm thời do đang công khai trước công luận - nên cá nhân tôi cũng đang cùng mọi người quan tâm đóng góp ý kiến.

Xin cảm ơn sự quan tâm của giáo sư Phan Huy Lê - nếu ông có dịp ghé diễn đàn xem bài viết này và các anh chị em .

=========================

PS: Tôi nghiên cứu về Lý học Đông phương - nhưng không dám tự cho mình có chuyên môn sâu về môn này vì sự mêng mông đến huyền vĩ của Lý học. Tất nhiên tôi lại càng không có chuyên môn về vật lý thực nghiệm, cũng như lý thuyết. Nhưng tôi xác định đã lấn sân sang lĩnh vực của các nhà vật lý trên toàn cầu rằng: Không bao giờ có Hạt của Chúa!

Kết quả lấn sân của tôi không ai có thể thẩm định được về mặt lý thuyết mà chỉ còn biết chờ vào thực tế kết quả thí nghiệm của cỗ máy LHC. Tôi đã chờ đợi việc này từ trước khi cỗ máy khởi động lần đầu tiên - để xác định có hay không Hạt của Chúa - tháng 7. 2008, đến nay đã gần 5 năm.

Nếu tôi đúng, tôi tin rằng các nhà Vật Lý thế giới sẽ không vì tôi không có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực của họ mà tránh né sự trao đổi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc vì chưa nhận được định nghĩa khái niệm thế nào là tính "chuyên môn sâu của nhà nghiên cứu", nên tôi tạm thời chưa nói đến tính khoa học thực sự của NNC Đỗ Văn Xuyền trọng việc công bố hệ thống chữ khoa Đẩu của người Việt cổ của ông.

Nhưng tôi lưu ý tất cả anh chị em đang nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt về tính hệ thống và hợp lý trong việc ký âm tất cả ngôn ngữ của người Việt hiện đại - vốn kế thừa từ quá khứ - của hệ thống ký tự này. Tức là - tôi nói rõ hơn - Nếu không có một sự hợp lý bao trùm trên mọi phương diện về ngôn ngữ Việt thì hệ thống chữ viết của ông Đỗ Văn Xuyền công bố không thể ký âm được tất cả ngôn ngữ của người Việt hiện nay. Cụ thể: ông Xuyền có thể dịch truyện Kiều từ chữ Quốc ngữ ra hệ thống ký tự khoa đẩu mà ông công bố.

Để có một hệ thống ký tự có thể ký âm tất cả ngôn ngữ của một dân tộc thì trong lịch sử văn minh nhân loại là một qúa trình tiến hóa của một dân tộc văn minh với sự đóng góp của nhiều thế hệ.

Nếu không có tính hợp lý khoa học với tất cả những tiêu chí khoa học người ta đã có hoặc có thể nghĩ ra cộng với một khả năng gần như siêu đẳng thì không thể thực hiện được điều này.Nhưng nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã làm được điều đó trước sự ngơ ngác của tha nhân.

Cá nhân tôi khâm phục ông.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

https://picasaweb.go...feat=directlink

Hình ảnh này được trích từ video "Ngày lịch sử" do VTV1 chiếu vào dịp QK 2-9-2011, phải chăng chữ khoa đẩu thời đó (thập niên 50) vẫn còn dùng phổ biến trong dân gian?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh này được trích từ video "Ngày lịch sử" do VTV1 chiếu vào dịp QK 2-9-2011, phải chăng chữ khoa đẩu thời đó (thập niên 50) vẫn còn dùng phổ biến trong dân gian?

Tôi đưa hình này vào đây để anh chị em thấy rõ hơn. Chữ này trên băng rôn. Tuy nhiên, cũng có thể người ta lập luận rằng: Đây là chữ Khoa Đẩu Thái Mường. Nhưng dù là chữ Khoa đẩu Thái Mường thì việc này vẫn là một thực tế tồn tại và ông Xuyền - cũng như nhiều nhà nghiên cứu - đã nói đến. Vấn đề được đặt ra là:

Những dấu ấn của chữ khoa đẩu ký âm trong cách sách truyền giáo cổ của các giáo sĩ - tiền đề của chữ quốc ngữ ký âm tiếng Việt sau này - rõ ràng không thể là chữ Khoa đẩu Thái Mường và hệ thống chữ khoa đẩu mà ông Xuyền công bố rõ ràng ký âm được tiếng Việt theo các tiêu chí về hệ thống ký tự của một dân tộc.

Cá nhân tôi biết giáo sư Lê Trọng Khánh cách đây hơn 10 năm và tôi đã biết đến những công trình của giáo sư. Cá nhân tôi rất quý giáo sư Lê Trọng Khánh và rất trân trọng các công trình nghiên cứu của giáo sư. Nhưng tôi tán thành sự chứng minh có hệ thống và phù hợp với tiêu chí khoa học về chữ viết của một dân tộc của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đưa hình này vào đây để anh chị em thấy rõ hơn. Chữ này trên băng rôn. Tuy nhiên, cũng có thể người ta lập luận rằng: Đây là chữ Khoa Đẩu Thái Mường. Nhưng dù là chữ Khoa đẩu Thái Mường thì việc này vẫn là một thực tế tồn tại và ông Xuyền - cũng như nhiều nhà nghiên cứu - đã nói đến. Vấn đề được đặt ra là:

Những dấu ấn của chữ khoa đẩu ký âm trong cách sách truyền giáo cổ của các giáo sĩ - tiền đề của chữ quốc ngữ ký âm tiếng Việt sau này - rõ ràng không thể là chữ Khoa đẩu Thái Mường và hệ thống chữ khoa đẩu mà ông Xuyền công bố rõ ràng ký âm được tiếng Việt theo các tiêu chí về hệ thống ký tự của một dân tộc.

Cá nhân tôi biết giáo sư Lê Trọng Khánh cách đây hơn 10 năm và tôi đã biết đến những công trình của giáo sư. Cá nhân tôi rất quý giáo sư Lê Trọng Khánh và rất trân trọng các công trình nghiên cứu của giáo sư. Nhưng tôi tán thành sự chứng minh có hệ thống và phù hợp với tiêu chí khoa học về chữ viết của một dân tộc của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Posted Image

Chữ khoa đẩu đã được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền nghiên cứu và hệ thống hóa ra đầy đủ, có thể ghi lại tiếng Việt cổ và phần lớn tiếng Việt hiện nay, điều này đã được nêu trong các tài liệu Hội thảo. Cá nhân tôi đánh giá cao nội dung tài liệu nhưng để nó đáp ứng đầy đủ "theo các tiêu chí khoa học đã được thừa nhận rộng rãi", cần phải biên tập lại theo hướng sau:

1. Hệ thống hóa tài liệu tham khảo, trích dẫn;

2. Bổ sung các phân tích chi tiết hơn về cấu trúc từ, cấu trúc câu;

3. Sử dụng kết quả này để dịch những chữ trên các cổ vật như đá Lam Gan, trống đồng Đông Sơn để kiểm chứng.

Còn việc kiểm chứng chữ khoa đẩu trong clip năm 1945 và các tài liệu ở thư viện Sơn La là tài liệu chữ khoa đẩu Thái - Mường hay chữ Việt cổ thì quá đơn giản, dùng hệ thống chữ cái NNC Đỗ Văn Xuyền đã tìm ra để dịch lại các văn bản này. Là tiếng Việt hay tiếng Thái - Mường thì rõ ngay vì đây là hệ thống dịch âm, không phải hệ thống dịch nghĩa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ khoa đẩu đã được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền nghiên cứu và hệ thống hóa ra đầy đủ, có thể ghi lại tiếng Việt cổ và phần lớn tiếng Việt hiện nay, điều này đã được nêu trong các tài liệu Hội thảo. Cá nhân tôi đánh giá cao nội dung tài liệu nhưng để nó đáp ứng đầy đủ "theo các tiêu chí khoa học đã được thừa nhận rộng rãi", cần phải biên tập lại theo hướng sau:

1. Hệ thống hóa tài liệu tham khảo, trích dẫn;

2. Bổ sung các phân tích chi tiết hơn về cấu trúc từ, cấu trúc câu;

3. Sử dụng kết quả này để dịch những chữ trên các cổ vật như đá Lam Gan, trống đồng Đông Sơn để kiểm chứng.

Còn việc kiểm chứng chữ khoa đẩu trong clip năm 1945 và các tài liệu ở thư viện Sơn La là tài liệu chữ khoa đẩu Thái - Mường hay chữ Việt cổ thì quá đơn giản, dùng hệ thống chữ cái NNC Đỗ Văn Xuyền đã tìm ra để dịch lại các văn bản này. Là tiếng Việt hay tiếng Thái - Mường thì rõ ngay vì đây là hệ thống dịch âm, không phải hệ thống dịch nghĩa!

Tôi là người tìm hiểu suy ngẫm về phương pháp chứng minh của bác Xuyền về một hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ rất kỹ. Đến nay cũng đã 5/ 6 năm rồi. Và quen biết bác Lê Trọng Khánh từ khi tôi viết xong cuốn sách đầu tiên 1998. Đó là một chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về chữ khoa đẩu Việt. Nhưng phương pháp của giáo sư Lê Trong Khánh chưa xác định được một hệ thống chữ Việt cổ. Mà chỉ có thể coi là sự đặt vấn đề và chứng minh sâu về một hệ thống chữ Việt cổ có khả năng tồn tại trong quá khứ. Ngược lại bác Xuyền đã chứng minh sự tồn tại của một hệ thống chữ Việt cổ thỏa mãn những yếu tố cần của một hệ thống chữ Viết liên quan đến ngôn ngữ của một dân tộc.

Nhưng vì là một nhà nghiên cứu không xuất phát từ những trường lớp chính quy - Đây là một lợi thế của những nhà nghiên cứu phi chính quy - vì họ không bị bó buộc theo những phương pháp nghiên cứu sáo mòn, cổ điển . Tức là họ tự do trong suy nghiệm .Nhưng ngược lại họ thiếu tính hệ thống và tính chính quy về hình thức trong trình bày phương pháp chứng minh.

Tuy nhiên, vì đã tìm hiểu rất kỹ các phương pháp của bác Xuyền, nên tôi xác định ngay tính hợp lý và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học của bác Xuyền đưa ra - với kết luận về một hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ.

Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của Thích Đủ Thứ về vấn đề đầu nêu trên:

1. Hệ thống hóa tài liệu tham khảo, trích dẫn;

Tôi nghĩ với tất cả những luận cứ và tư liêu bác Xuyền đưa ra có thể thu gọn và sắp xếp lại có tính hệ thống trong một cuốn sách mỏng với sự những luận cứ chặt chẽ của bác ấy, nhưng dễ hiểu hơn và phù hợp với tầm nhìn của đa số những nhà nghiên cứu có bằng cấp và học vị hiện nay.

Ở đây tôi muốn nói thêm về phương pháp nghiên cứu các vấn đề và hiện tượng liên quan đến lịch sử qúa khứ với tính sáo mòn , cổ điển của phương pháp tư duy.

Ít nhất đã hai vị giáo sư có tên tuổi là Chu Hảo và Trịnh Sinh nhắc đền vấn đề muốn chứng minh các hiện tượng lịch sử của qúa khứ thì cần có di vật khảo cổ. Nhưng cả hai vị cũng đều xác định là di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Nhưng với tư duy sáo mòn và phi logic này góp phần không nhỏ - theo hướng tiêu cực - trong việc phát huy khả năng phân tích và phát triển có tính hệ thống của việc nghiên cứu lịch sử. Chí ít nó sẽ chây ỳ vì sự ỷ lại vào sự phát hiện những di sản khảo cổ thì mới có thể bắt đầu đặt vấn đề về các hiện tượng lịch sử trong qúa khứ.

Hơn 2500 năm trước Đức Phật Thích Ca có phương pháp tư duy còn khoa học hơn nhiều vị có bằng cấp cao bây giờ, khi Ngài phát biểu:

Để đến với chân lý có 8.4000 pháp môn.

Dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt nội dung lời dạy trên của Đức Thích Ca ra ngôn ngữ khoa học thì có nhiều phương pháp để tiếp cận chân lý. Không cần duy nhất chỉ có di sản khảo cổ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn việc hệ thống chữ Khoa đẩu mà ông Xuyền xác định là của người Việt cổ - có khả năng ký âm ngôn ngữ Việt cả hiện đại lẫn quá khứ còn lưu truyền trong hệ thống ngôn ngữ đó - có đúng là của người Việt cổ hay không thì - tạm thời do đang công khai trước công luận - nên cá nhân tôi cũng đang cùng mọi người quan tâm đóng góp ý kiến.

Chúng ra có thể nghĩ rằng: hoàn toàn xảy ra nếu chúng ta nhìn nhận mối tương quan với Dịch học, trong đó Bát Quái là siêu công thức mô tả sự vận động của vũ trụ quan thông qua các vạch chồng ghép thì chữ Việt cổ rõ ràng cũng phải có khả năng tương đương - được biến hóa tới mức vô cùng nhằm quy ước các trạng thái của mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong vũ trụ với lịch sử ít nhất là 5000 năm trước.

Hoàn toàn logic.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi là người tìm hiểu suy ngẫm về phương pháp chứng minh của bác Xuyền về một hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ rất kỹ. Đến nay cũng đã 5/ 6 năm rồi. Và quen biết bác Lê Trọng Khánh từ khi tôi viết xong cuốn sách đầu tiên 1998. Đó là một chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về chữ khoa đẩu Việt. Nhưng phương pháp của giáo sư Lê Trong Khánh chưa xác định được một hệ thống chữ Việt cổ. Mà chỉ có thể coi là sự đặt vấn đề và chứng minh sâu về một hệ thống chữ Việt cổ có khả năng tồn tại trong quá khứ. Ngược lại bác Xuyền đã chứng minh sự tồn tại của một hệ thống chữ Việt cổ thỏa mãn những yếu tố cần của một hệ thống chữ Viết liên quan đến ngôn ngữ của một dân tộc.

Nhưng vì là một nhà nghiên cứu không xuất phát từ những trường lớp chính quy - Đây là một lợi thế của những nhà nghiên cứu phi chính quy - vì họ không bị bó buộc theo những phương pháp nghiên cứu sáo mòn, cổ điển . Tức là họ tự do trong suy nghiệm .Nhưng ngược lại họ thiếu tính hệ thống và tính chính quy về hình thức trong trình bày phương pháp chứng minh.

Tuy nhiên, vì đã tìm hiểu rất kỹ các phương pháp của bác Xuyền, nên tôi xác định ngay tính hợp lý và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học của bác Xuyền đưa ra - với kết luận về một hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ.

Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của Thích Đủ Thứ về vấn đề đầu nêu trên:

Tôi nghĩ với tất cả những luận cứ và tư liêu bác Xuyền đưa ra có thể thu gọn và sắp xếp lại có tính hệ thống trong một cuốn sách mỏng với sự những luận cứ chặt chẽ của bác ấy, nhưng dễ hiểu hơn và phù hợp với tầm nhìn của đa số những nhà nghiên cứu có bằng cấp và học vị hiện nay.

Ở đây tôi muốn nói thêm về phương pháp nghiên cứu các vấn đề và hiện tượng liên quan đến lịch sử qúa khứ với tính sáo mòn , cổ điển của phương pháp tư duy.

Ít nhất đã hai vị giáo sư có tên tuổi là Chu Hảo và Trịnh Sinh nhắc đền vấn đề muốn chứng minh các hiện tượng lịch sử của qúa khứ thì cần có di vật khảo cổ. Nhưng cả hai vị cũng đều xác định là di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Nhưng với tư duy sáo mòn và phi logic này góp phần không nhỏ - theo hướng tiêu cực - trong việc phát huy khả năng phân tích và phát triển có tính hệ thống của việc nghiên cứu lịch sử. Chí ít nó sẽ chây ỳ vì sự ỷ lại vào sự phát hiện những di sản khảo cổ thì mới có thể bắt đầu đặt vấn đề về các hiện tượng lịch sử trong qúa khứ.

Hơn 2500 năm trước Đức Phật Thích Ca có phương pháp tư duy còn khoa học hơn nhiều vị có bằng cấp cao bây giờ, khi Ngài phát biểu:

Để đến với chân lý có 8.4000 pháp môn.

Dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt nội dung lời dạy trên của Đức Thích Ca ra ngôn ngữ khoa học thì có nhiều phương pháp để tiếp cận chân lý. Không cần duy nhất chỉ có di sản khảo cổ.

Vâng, lẽ dĩ nhiên tư liệu khảo cổ không phải là căn cứ mà nó chỉ đóng vai trò kiểm chứng lại lý thuyết mà ta đã đề ra. Cũng giống như các nhà khảo cổ phương Tây tìm hiểu hệ thống chữ Ai Cập cổ cũng phải dựa trên tiếng Ai Cập hiện đại, các tư liệu khảo cổ, các phương pháp phân tích, hệ thống hóa ... để giải mã ngôn ngữ đó. Sau cùng, họ phải dùng nó để dịch lại các văn tự mà người xưa để lại để kiểm chứng và từ đó nó mới phát huy vai trò cầu nối để người nay hiểu văn hóa xưa.

Việc làm này không phải vì cách tiếp cận vấn đề của mình sai hay đúng, mà vấn đề là để ai đó thừa nhận vấn đề mình đưa ra thì phải dùng thứ ngôn ngữ của họ, các chuẩn mực giá trị đang thừa nhận. Dân gian có câu: đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy là thế!

Trong kinh tế học, có một câu chuyện kinh điển của marketing như sau:

Một nhân viên marketing ưu tú của 1 hãng nước giải khát được cử sang để phát triển thị trường ở Trung Đông. Tuy nhiên, người này bị rút về sau 1 năm vì kết quả doanh số tụt thảm hại. Các bạn bè cũ đến chia sẻ, 1 người hỏi:

- Tại sao ở Mỹ cậu thành công vậy mà sang Trung Đông, cậu lại thất bại thế? Cậu có rút ra nguyên nhân tại sao không?

- Như công thức quen thuộc của chúng ta, tớ bắt đầu từ việc quảng cáo. Tớ lấy biển quảng cáo có 3 bức ảnh. Bức 1 là người lữ hành mệt mỏi lê lết từng bước trên sa mạc, bức thứ 2 là anh ta ngửa cổ thưởng thức thứ nước giải khát tuyệt vời của chúng ta, bức thứ ba là vẫn anh ta, tràn trề sinh lực ...

- Ừ, nhưng thế thì sao?

- Tớ không biết một điều là người Ả Rập họ đọc từ phải qua trái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú sẽ suy ngẫm ý kiến của Thích Đủ Thứ. Nhưng vấn đề Việt sử 5000 văn hiến nếu thuần túy khoa học thì chắc xong lâu rồi. Nhưng nó chỉ có hình thức khoa học thôi. Đằng sau nó là cả một đống vấn đề. Bởi vậy ngay cả khi nó đúng rồi, ngườib ta cũng có thể nhân danh khoa học - thực chất là lấy cái học vị để át đi rằng ; Cần chứng minh rõ thêm, còn cần bổ sung A BC cho hoàn chỉnh. Đại ý vậy.

Bởi vậy chú đang suy nghĩ .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú sẽ suy ngẫm ý kiến của Thích Đủ Thứ. Nhưng vấn đề Việt sử 5000 văn hiến nếu thuần túy khoa học thì chắc xong lâu rồi. Nhưng nó chỉ có hình thức khoa học thôi. Đằng sau nó là cả một đống vấn đề. Bởi vậy ngay cả khi nó đúng rồi, ngườib ta cũng có thể nhân danh khoa học - thực chất là lấy cái học vị để át đi rằng ; Cần chứng minh rõ thêm, còn cần bổ sung A BC cho hoàn chỉnh. Đại ý vậy.

Bởi vậy chú đang suy nghĩ .

Có thể nói thêm rằng: Với cái gọi là tư duy và nhận thức khoa học hiện nay, chú thấy rằng: Nếu ai đó mà chỉ vào một quả cà chua mà chứng minh khoa học để nó đúng là quả cà chua thì cũng không đủ bằng chứng. Ngay cả khi dùng ADN để xác định cái quả mà gọi là cà chua đó trùng hợp với ADN của tất cả các quả cà chua trên thế giới gọi là cà chua thì cũng sẽ có một vị giáo sư tiến sĩ khả kính và đầy uy tín nói rằng:

Cần bổ xung thêm những yếu tổ khác để rõ ràng hơn.

Khi họ đã không muốn công nhận thì nó sẽ như vậy.

Có thể nói rằng: Chú đã chứng minh tất cả các lập luận, luận cứ phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đều sai. Thí dụ một luận cứ sau đây:

Nếu lấy 2822 năm thời gian trị vì của thời Hùng Vương chia cho 18 đời vua thì mỗi vị vua sẽ thọ gần 150 năm. Và đấy là một tuổi thọ vô lý cho một đời người.

Từ đó họ bác bỏ thời gian tồn tại của thời Hùng Vương như chính sử viết. Và rằng họ coi là một luận cứ rất khoa học.

Nhưng ngay tại cuộc hội thảo công khai về chữ Việt cổ, chú đã xác định công khai về Việt sử 5000 năm văn hiến. Chú cũng nói rõ: Mọi người có quyền thắc mắc và đặt câu hỏi. Chẳng ai hỏi cả. Nhưng khi giải tán ra về thì một người đứng trứơc giáo sư Phan Huy Lê và nói với sau lưng chú: "Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến thì mỗi vị vua thọ hơn 100 tuổi".

Đại loại như vậy.

Thích Đủ Thứ biết rằng chú đã bác bỏ luận cứ này từ lâu, rất nhiều lần ngay trên diễn đàn này với đầy đủ chứng lý khoa học, . Chú không muốn nhắc lại ở đây. Nếu ai thắc mắc điều này ở chuyên mục này do Thế Trung quản lý chú sẽ không trả lời. Còn ở các mục khác chú sẽ xóa tên khỏi diễn đàn và cũng không trả lời.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện chữ Việt cổ ?

06/05/2012 3:00

Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.

Posted Image

Trong buổi trao đổi, ông Xuyền còn đưa ra bản đồ đánh dấu những nơi đã sử dụng bộ chữ này - Ảnh: Quang Hưng

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Trinh Nguyễn

Có một điều lạ là khi có một công trình nghiên cứu nào đó có vẻ có xu hướng minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến - tất nhiên là nhân danh khoa học - thì "hầu hết các nhà khoa học trong nước" có liên quan từ cấp cao nhất - Thí dụ như giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê - cho đến các cấp nhỏ hơn như Thạc sĩ - tên gì quên rồi , nhưng có đề cập trong bài báo trên - đều lên tiếng ào ào nhận xét phản biện ....một chiều và không cần người biện minh chứng minh họ đúng. Ngay trong cách đưa tin của bài báo mạng trên thì ý kiến duy nhất ủng hộ là tôi thì được thể hiện một cách khôi hài là "ý kiến của dị nhân đuổi mưa". Còn các ý kiến phản bác khác thì chức sắc lùng bùng. Cách đưa tin này gây cho người đọc cảm giác những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đúng vì chức sắc và học vị của họ (Mặc dù luận cứ thì vô cùng phi khoa học).

Nhưng đó cũng mới chỉ là hình thức thể hiện. Còn nội dung thì những chức sắc khoa học ấy đưa ra những đòi hỏi khắt khe của khoa học một cách chung chung, chứ chưa hề chỉ ra cái sai của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong hệ thống luận cứ của ông.

“Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Nhưng ngược lại - mang tính hệ thống và phổ biến thì - Để phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến lại bằng những luận cứ rất đơn giản. Với những luận điểm phủ nhận Việt sử thì chỉ cần nói phong long là chưa có cơ sở để tin, thế là coi như xong. Không cần phải có chứng cứ khoa học tối thiểu.

Thí dụ với cái luận điểm ngớ ngẩn phổ biến từ giáo sư tiến sĩ đến mấy học sinh phổ thông là:

"Với 18 đời vua Hùng thì không thể trị vị 2622 năm cho thời gian tồn tại của Thời Hùng Vương".

Hoặc cụ thể hơn, họ lấy con số 2622 năm chia cho 18 (Đời vua Hùng) ra con số gần 150 năm cho một cuộc đời của một vị vua rồi cho rằng phi lý với tuổi sinh học của con người.

Rõ ràng - với những luận điểm có phần dốt nát này - không hề thấy có một đòi hỏi khắt khe nào của cái gọi là tư duy khoa học cho những luận điểm ngớ ngẩn này theo cách nói của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê, là "Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác".

Sự phủ định phũ phàng của cái gọi là "tư duy khoa học" lên Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã dần thể hiện rõ nét nó không phải thuần túy khoa học. Hay diễn tả một cách khác: Khoa học chỉ là cái bình phong che đậy một mục đích khác cho việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Họ - những nhà khoa học tự cho mình đứng trong hàng ngũ của cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" "Cộng đồng khoa học quốc tế" - la lối lên rằng: "Trí thức thì phải tham gia phản biện xã hội". Nhưng có một điều rất lạ là chưa hề thấy những nhà trí thức bằng cấp đầy mình ấy, một lần công khai trước công luận chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến; hoặc một lần chỉ ra cái sai của luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống? Thế là thế nào nhỉ?

Cá nhân tôi không hề thấy một cơ sở gọi là "khoa học" nào trong việc phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi đã thể hiện điều này bằng việc phản biện hầu hết những luận điểm của những "nhà khoa học" có quan điểm này (Có hẳn một chuyên mục trong diễn đàn thể hiện việc này - http://diendan.lyhoc...en-thong-viet/) .

Nay đến cuộc hội thảo về chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Ông ta đã công khai các luận cứ của mình với hệ thống phương pháp luận chứng minh cho chữ Việt cổ. Tức là phù hợp với điều mà chính giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đặt ra theo quan điểm của ông ta, là:

Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác

.

Nhưng có thể nói rằng: Trong suốt cuộc hội thảo ấy - với đầy đủ chứng cứ, cứ liệu khoa học và cả sự có mặt giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê - không hề có sự gọi là "thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán" của bất cứ một vị học giả khả kính nào. Nhưng họ lại lớn tiếng phủ nhận chung chung sau đó.

Có thể nói rằng: Sự phủ nhận Việt sử 5000 văn hiến cho thấy một sự thoái hóa của tư duy khoa học. Phải chăng đây là cơ sở để giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu phát biểu vào năm ngoái:

"Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một điều lạ là khi có một công trình nghiên cứu nào đó có vẻ có xu hướng minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến - tất nhiên là nhân danh khoa học - thì "hầu hết các nhà khoa học trong nước" có liên quan từ cấp cao nhất - Thí dụ như giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê - cho đến các cấp nhỏ hơn như Thạc sĩ - tên gì quên rồi , nhưng có đề cập trong bài báo trên - đều lên tiếng ào ào nhận xét phản biện ....một chiều và không cần người biện minh chứng minh họ đúng. Ngay trong cách đưa tin của bài báo mạng trên thì ý kiến duy nhất ủng hộ là tôi thì được thể hiện một cách khôi hài là "ý kiến của dị nhân đuổi mưa". Còn các ý kiến phản bác khác thì chức sắc lùng bùng. Cách đưa tin này gây cho người đọc cảm giác những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đúng vì chức sắc và học vị của họ (Mặc dù luận cứ thì vô cùng phi khoa học).

Nhưng đó cũng mới chỉ là hình thức thể hiện. Còn nội dung thì những chức sắc khoa học ấy đưa ra những đòi hỏi khắt khe của khoa học một cách chung chung, chứ chưa hề chỉ ra cái sai của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong hệ thống luận cứ của ông.

Nhưng ngược lại - mang tính hệ thống và phổ biến thì - Để phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến lại bằng những luận cứ rất đơn giản. Với những luận điểm phủ nhận Việt sử thì chỉ cần nói phong long là chưa có cơ sở để tin, thế là coi như xong. Không cần phải có chứng cứ khoa học tối thiểu.

Thí dụ với cái luận điểm ngớ ngẩn phổ biến từ giáo sư tiến sĩ đến mấy học sinh phổ thông là:

"Với 18 đời vua Hùng thì không thể trị vị 2622 năm cho thời gian tồn tại của Thời Hùng Vương".

Hoặc cụ thể hơn, họ lấy con số 2622 năm chia cho 18 (Đời vua Hùng) ra con số gần 150 năm cho một cuộc đời của một vị vua rồi cho rằng phi lý với tuổi sinh học của con người.

Rõ ràng - với những luận điểm có phần dốt nát này - không hề thấy có một đòi hỏi khắt khe nào của cái gọi là tư duy khoa học cho những luận điểm ngớ ngẩn này theo cách nói của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê, là "Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác".

Sự phủ định phũ phàng của cái gọi là "tư duy khoa học" lên Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã dần thể hiện rõ nét nó không phải thuần túy khoa học. Hay diễn tả một cách khác: Khoa học chỉ là cái bình phong che đậy một mục đích khác cho việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Họ - những nhà khoa học tự cho mình đứng trong hàng ngũ của cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" "Cộng đồng khoa học quốc tế" - la lối lên rằng: "Trí thức thì phải tham gia phản biện xã hội". Nhưng có một điều rất lạ là chưa hề thấy những nhà trí thức bằng cấp đầy mình ấy, một lần công khai trước công luận chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến; hoặc một lần chỉ ra cái sai của luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống? Thế là thế nào nhỉ?

Cá nhân tôi không hề thấy một cơ sở gọi là "khoa học" nào trong việc phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi đã thể hiện điều này bằng việc phản biện hầu hết những luận điểm của những "nhà khoa học" có quan điểm này (Có hẳn một chuyên mục trong diễn đàn thể hiện việc này - http://diendan.lyhoc...en-thong-viet/) .

Nay đến cuộc hội thảo về chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Ông ta đã công khai các luận cứ của mình với hệ thống phương pháp luận chứng minh cho chữ Việt cổ. Tức là phù hợp với điều mà chính giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đặt ra theo quan điểm của ông ta, là:

.

Nhưng có thể nói rằng: Trong suốt cuộc hội thảo ấy - với đầy đủ chứng cứ, cứ liệu khoa học và cả sự có mặt giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê - không hề có sự gọi là "thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán" của bất cứ một vị học giả khả kính nào. Nhưng họ lại lớn tiếng phủ nhận chung chung sau đó.

Có thể nói rằng: Sự phủ nhận Việt sử 5000 văn hiến cho thấy một sự thoái hóa của tư duy khoa học. Phải chăng đây là cơ sở để giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu phát biểu vào năm ngoái:

"Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự".

Chú ơi, nếu chân lý thuộc về đám đông thì loài người hiện nay vẫn là 1 lũ khỉ mà chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Trinh Nguyễn

Đọc cả đoạn văn này chúng ta dễ cảm giác khoa học quả là một cái gì rất cao siêu, đến mức gần như huyền bí. Có cảm giác với những phán xét đầy quyền uy, nhân danh những nhãn mác lùng bùng, hoa mắt của chức danh học vị thì để một ý tưởng khoa học được chính cái khoa học công nhân, nó khó cứ như lên trời. Khó quá! Khó đến mức giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu phải thốt lên: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Trong vài thập niên gần đây, những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng chỉ thấy xuất hiện ở ....nước ngoài. Như các ông Ngô Bảo Châu, Trịnh Xuân Thuận... là những ví dụ.

Tất nhiên, với cái nhìn của Lý học Đông phương luôn quán xét từ tổng thể đến chi tiết thì sự thoái hóa của tư duy khoa học Việt với sự thẩm định của giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu qua kết luận của ông có nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những tác nhân quan trọng chính là sự thoái hóa của khả năng tư duy khoa học được thể hiện trong chính những con người đang nắm quyền thẩm định khoa học. Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Trong nghiên cứu khoa học phải có tự do".

Suy ngẫm về ý tưởng này của giáo sư Ngô Bảo Châu thì khái niệm tự do trong nghiên cứu khoa học có tính đặc thù trong lĩnh vực của nó. Nó còn có nghĩa là thoát khỏi sự ràng buộc của những nhận thức kinh điển, cố chấp, thoát khỏi sự nô lệ, cuồng tín vào những giáo điều vốn được nhận thức mang tính giáo khoa. Trong ngôn ngữ Phật giáo còn gọi là "phá chấp". Đây là một điều cực kỳ khó khăn trong khả năng tư duy của một con người. Nó đòi hỏi con người ấy phải có kiến thức rộng là tiền đề và khả năng đối chiếu, so sánh, tổng hợp để có thể tự thẩm định.

Đối với một cộng đồng khoa học thì nó có thể xác định cho một khối lượng kiến thức rộng hơn của một cá thể trong chính công đồng khoa học đó - và như vậy, nó đạt một yếu tố tiền đề cần có trong một con người trong việc thẩm định một ý tưởng khoa học, về khối lượng kiến thức. Nhưng đấy chỉ là một yếu tố tiền đề và không phải yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định để phán xét một ý tưởng khoa học được coi là đúng, hoặc sai của cá nhân hay của một cộng đồng khoa học chính là yếu tố tự thẩm định. Nhưng để có được yếu tố tự thẩm định và phán xét tính đúng, sai cho một ý tưởng khoa học thì tri thức của cả một cộng đông khoa học chưa phải là yếu tố quyết định. Bởi vì so với những tri thức mênh mông được tích lũy trong lịch sử nền văn minh nhân loại thì cái cộng đông khoa học nhỏ bé chưa phải là tất cả. Còn so với những bí ẩn trong vũ trụ bao la cần khám phá này thì - xin lỗi - cái kiến thức khoa học của cả "cộng đồng khoa học thế giới này" - nói theo ngôn ngữ của cụ Chí Phèo - nó chưa là cái đinh rỉ gì. Đó là lý do để tôi xác định rằng: "Chân lý không lệ thuộc vào số đông".

Do đó, để có được yếu tố tự thẩm định của một cộng đồng khoa học còn cần những yếu tố về phương pháp tư duy đúng, một nhận thức đúng cho một chân lý. Nhưng thế nào để có một phương pháp tư duy đúng? Một nhận thức đúng với những ý tưởng khoa học mới - Tức là chưa hề có tiền lệ nhận thức trước đó?

Trong điều kiện này thì một ý tưởng khoa học được coi là đúng, nó phải có tiêu chí khoa học để tự thẩm định. Chính tiêu chí khoa học sẽ quyết định tính đúng sai của một ý tưởng khoa học mới - trên cơ sở khả năng tư duy của kiến thức khoa học - để có thể so sánh, đối chiếu với tiêu chí khoa học đó, nhắm xác định tính phản ánh chân lý cùa ý tưởng khoa học mới. Chứ nó không lệ thuộc vào tập hợp những cái bồ đựng chữ nhiều hay ít. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì nó không phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ của các cái máy tính model đời mới hay cũ với những nhãn mác gọi là giáo sư, tiến sĩ. Những nhãn mác này chỉ là tiền đề cần có để có thể quán xét trên một phương diện rộng hơn mà thôi.

Nay xét về sự xác định của bác Đỗ Văn Xuyền trong phát hiện của ông về hệ thống chữ Việt cổ thì tôi xác định ngay và công khai rằng: "Đây chính là nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tranh mô tả Việt sử 5000 năm văn hiến" - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Đông Hải.

Sự xác định của cá nhân tôi là căn cứ theo tiêu chí khoa học chuyên ngành trong các vấn đề liên quan đến lịch sử ngôn ngữ và chữ viết - mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã so sánh và đối chiếu. Như vậy nó được coi là đúng và hoàn toàn khoa học. Sự xác định này không phải căn cứ vào -

vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Khắt khe quá nhỉ? Khoa học thật là cao siêu để không phải những loại ngớ ngẩn nào cũng với tới được. Nó có vẻ như qúa huyền bí với những tư duy ngớ ngẩn.

Nhưng cái oái oăm là sự khắt khe ấy chỉ dành cho riêng việc chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến thì nó mới cần qúa nhiều điều kiện để được cái gọi là "Khoa học công nhận". Nhưng nó lại tỏ ra rất dễ dãi với những luận điểm phủ nhận những gía trị văn hóa dân tộc.

Một luận điểm được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" thường lải nhải và phổ biến đến hang cùng ngõ hẻm là: họ lấy con số 2622 năm trị vì của thời đại Hùng Vương chia cho 18 (Đời vua Hùng) ra con số gần 150 năm cho một cuộc đời của một vị vua rồi cho rằng phi lý với tuổi sinh học của con người.

Đấy là một thứ luận điểm có chỉ số IQ thấp, nhưng chỉ số "Bo"(*) rất cao. Đã có một kẻ ngớ ngẩn vào diễn đàn này thể hiện luận điểm nói trên và tôi đã tống cổ ra khỏi diễn đàn mà không cần chỉ ra định lượng chỉ số Bo là bao nhiêu.

Đây là lần cuối cùng tôi cho những kẻ có chỉ số Bo cao ấy một cơ hội để suy ngẫm về sự dốt nát thể hiện ở bài toán này:

Sai lầm của bài toán lấy 2622 năm trị vì của thời đại Hùng Vương chia cho con số 18 vị vua là một sai lầm toán học rất sơ đẳng. Trong bài toán này họ đã mặc định thời Hùng Vương chỉ có 18 vị vua. Trong khi chưa có một công trình khoa học nào của giáo sư tiến sĩ xứng đáng được khoa học công nhận - với chỉ số Bo thấp - rằng thời Hùng Vương chỉ có 18 vị vua trị vì. Không chứng minh được điều này thì con số 18 vị vua chỉ là con số ảo. Tất nhiên con số 18 ảo đó không thể là đại lượng đồng đẳng với con số 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương để có thể thực hiện một bài toán chia sơ đẳng nhất trong toán học.

Tôi nhắc lại: Đây là lần cuối cùng tôi chứng minh sự dốt nát của những kẻ nhai lại luận cứ này. Sau này kẻ nào vào diễn đàn này mà đưa luận cứ này để gọi là phản biện Việt sử 5000 năm văn hiến thì tôi tống cổ ra khỏi diễn đàn học thuật của TTNC LHDP, mà không cần phải đưa chứng cứ. Đã gọi là diễn đàn học thuật thì mặc nhiên không thể dung chứa những kẻ có chỉ số Bo vượt mức qui định.

Nhưng với những luận cứ ngớ ngẩn như vậy thì nó lại được những cái gọi là "khoa học" công nhận một cách rất dễ dãi và chẳng thấy cái gọi là "Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Kính thưa ông Ngô Bảo Châu.

Trong mối quan hệ giữa những người nghiên cứu hiện nay, chúng tôi đang phấn đấu để có sự công bằng trong khoa học thôi, chứ thật sự chưa mơ ước tới tự do trong nghiên cứu khoa học như ông nói.

Còn nữa

=====================

* Chú thích: Chỉ số Bo. Để cân bằng Âm Dương với chỉ số IQ xác định các nấc thang cho sự thông minh, Thiên Sứ tôi đặt ra chỉ số Bo để xác định sự ngu xuẩn. Mốc xác định đơn vị chỉ số Bo chính là khả năng tư duy của một con bò. Và ký hiệu Bo có xuất xứ thuần Việt, căn cứ vào câu thành ngữ Việt là "Ngu như bò". Ký hiệu "Bo" chính là ký tự biến âm của tiếng bò trong ngôn ngữ Việt, nhưng không bỏ dấu để có thể thuận tiện trong việc quốc tế hóa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để có một hệ thống ký tự có thể ký âm tất cả ngôn ngữ của một dân tộc thì trong lịch sử văn minh nhân loại là một qúa trình tiến hóa của một dân tộc văn minh với sự đóng góp của nhiều thế hệ.

Nếu không có tính hợp lý khoa học với tất cả những tiêu chí khoa học người ta đã có hoặc có thể nghĩ ra cộng với một khả năng gần như siêu đẳng thì không thể thực hiện được điều này.Nhưng nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã làm được điều đó trước sự ngơ ngác của tha nhân.

Cá nhân tôi khâm phục ông.

Có thể nói rằng tất cả mọi suy luận với những luận cứ hợp lý và có hệ thống chặt chẽ nhân danh khoa học đều dẫn đến một kết luận là:

Hệ thống chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chứng minh chính là hệ thống chữ viết của người Việt cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHỮ VIỆT CỔ

Anh chị em thân mến.

Toàn bộ nội dung bài viết này tôi đã thể hiện ở chủ đề "Tính bất hợp lý và phi khoa học của những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt". Nhưng vì nội dung phần cuối của bài này có liên quan đến chủ đề "Chữ Việt cổ", nên tôi đưa vào đây để chúng ta cùng trao đổi và tham khảo.

Đây là bài viết tiếp theo loạt bài phản biện tác giả Trần Trọng Dương, nhưng liên quan đến giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê.

Xin cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

=======================

NHẬN XÉT BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG DƯƠNG

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong loạt bài vạch ra những sai lầm của tác giả Trần Trọng Dương phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát thì còn có một bài phản biện liên quan đến chủ đề này của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê . Bởi vậy, tôi đưa luôn bài viết này vào loạt bài "Nhận xét bài viết của tác giả Trần Trọng Dương" để chứng tỏ họ đã mắc những sai lầm gì khi nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử.

Kính mời quý vị quan tâm xem toàn văn bài phỏng vấn giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê của báo SGGP liên quan đến giáo sư Lê Mạnh Thát:

Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”- Kết luận quá vội vàng, chưa đủ chứng cứ khoa học và thiếu sức thuyết phục. Xung quanh những vấn đề Báo Thanh niên nêu ra trong thời gian vừa qua, cho rằng đó là những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát và cần viết lại lịch sử dân tộc, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh) – Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Từ băn khoăn đến kinh ngạc

* Phóng viên: Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?

* Giáo sư PHAN HUY LÊ: Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam. Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó. Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

* Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

* Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam” - tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ. Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

* Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

* Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam, mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này. Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc...

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

* Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

* Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

* Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

* Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó. Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

* Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

* Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

* Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo sggp.org.vn

Kính thưa quý vị quan tâm

Về mối quan hệ cá nhân thì tôi chẳng quen biết gì giáo sư Lê Mạnh Thát và cũng chưa hề một lần gặp gỡ ông. Nhưng tôi nghe danh ông đã lâu và có cảm tình với ông. Tôi cũng chưa hề được đọc tác phẩm gây chấn động của ông. Mà chỉ hiểu lờ mờ nội dung rằng giáo sư Lê Mạnh Thát xác định những bản văn cổ tiếng Việt đã tồn tại trên thực tế qua những bản kinh Phật bằng tiếng Hán cổ. Và rằng thời Hùng Vương là một nền văn minh có chữ viết. Đại khái vậy và tôi chỉ hiểu thông qua các phương tiện truyền thông , hay qua những bài phản biện đại loại như của ông Trần Trọng Dương.

Nhưng có điều là cá nhân tôi xác định rằng Việt sử trải gần 5000 năm lịch sử là một chân lý , hoàn toàn khách quan và khoa học. Và cá nhân tôi xác định rằng: Những luân điểm của cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến, vốn khoe rằng "được cộng đồng khoa học thế giới công nhận" là rất phi khoa học và không hề có cơ sở hợp lý tối thiểu.

Do đó, tôi quan tâm đến những hiện tượng học thuật liên quan đến cổ văn hóa sử Việt. Một trong những hiện tượng mà tôi quan tâm chính là hiện tượng của giáo sư Lê Mạnh Thát về cổ văn hóa sử Việt. Hệ quả là tôi đã sưu tầm được bài viết của tác giả Trần Trọng Dương và đã có những nhận xét như trên.

Vấn đề tiếp theo đây là nhận định của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê liên quan đến thời kỳ cổ sử Việt - mục đích mà tôi quan tâm. Cho nên tôi thấy rất cần phải bày tỏ cái nhìn của riêng tôi với những vấn đề mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đề cập tới, để tiếp tục xác định Việt sử 5000 năm văn hiến qua những luận điểm của ông về vấn đề này.

Tôi xin trích lại từng câu trả lời phỏng vấn của giáo sư và những ý tưởng liên quan của tôi. Dưới đây là nội dung trả lời câu hỏi phỏng vấn đầu tiên của ông:

*

Phóng viên: Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?

Giáo sư PHAN HUY LÊ: Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam.

Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó.

Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

Qua đoạn này thì chắc ai cũng thấy được vẻ không hài lòng của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê với cách dùng ngôn từ được cho là của giáo sư Lê Mạnh Thát đăng tải trên báo Thanh Niên. Tôi thống kê ra đây là những ngôn từ sau:

- nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”.

- bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”

Sự không hài lòng của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê với hai câu trên được coi là của giáo sư Lê Mạnh Thát, khiến tôi cũng không khỏi giật mình tự kỷ với cá nhân tôi và thật đau lòng khi liên tưởng tới hình ảnh "hầu hết những nhà khoa học trong nước", vốn gọn gàng về hình thức, trịnh trọng trong cử chỉ, lịch sự trong giao tiếp và nhân danh trí thức khoa học hiện đại để phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống Việt - Khiến cho người đàn bà Đỗ Ngọc Bích sang tận Hoa Kỳ la lên rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa Hán" và rằng đó là những điều mà người đàn bà này "được dạy trong nhà trường", bởi những con người lịch sự, văn hóa và khoa học ấy.

Chỉ với vài câu được cho là của giáo sư Lê Mạnh Thát đăng tải trên báo Thanh Niên, mà khiến giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đã phải băn khoăn đến kinh ngạc mà thốt lên:

nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

Vậy thì với quan điểm của " Hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận toàn bộ giá trị văn hóa sử truyền thống của chính dân tộc mình; phủ nhận tổ tiên, phủ nhận cả cội nguồn dân tộc - một tiền lệ chưa hề có trong lịch sử phát triển của các dân tộc trên thế giới - thì không biết giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê sẽ bị kích động như thế nào? Nhưng ở đây, giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại không có ý kiến gì!

Thật buồn! Tôi nhớ tới câu ca dao Việt:

Mèo tha con cá thì đòi.

Hùm tha con lợn thì trơ mặt nhìn.

Ngẫm lại cá nhân tôi, suốt ngày say xỉn, uống rượu ăn thịt chó, cứ thấy gái đẹp là nhoẻn miệng cười rất vô duyên. Bởi vậy, chỉ còn cách mong rằng: Trong tiêu chí khoa học để thẩm định, không coi vấn đề sinh hoạt và ứng sử cá nhân như một tiêu chí cần có. Và nếu có vấn đề đó thì người thẩm định là bà xã tôi, chứ không phải hội đồng khoa học quốc tế.

Vâng! Tôi cũng hy vọng vậy.

Cũng may là giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng chỉ tỏ ý không hài lòng, chứ về mặt học thuật ông cũng không coi đó là tiêu chí khoa học để thẩm định gia trị tác phẩm. Ông nói rõ trong câu trả lời phỏng vấn tiếp theo:

*

Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam” - tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ.

Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Nhưng vấn đề mà tôi cảm thấy cần bày tỏ quan điểm của mình là nội dung trả lời phỏng vấn dưới đây của giáo sư viên sĩ Phan Huy Lê.

*

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc. Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam, mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này. Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc...

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

Về vấn đề này tôi cũng đã nhiều lần nói rõ trên diễn đàn: Tôi không tán thành một số quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát trên phương diện học thuật. Nhưng tôi luôn xác định rằng: Tôi sẽ đứng bên cạnh ông để bảo vệ những gì mà tôi thấy ông đúng trong việc tìm về cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến.

Trong nghiên cứu khoa học tức là đi tìm chân lý, còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như phương pháp, năng lực bản thân hay cộng đồng, trong đó có sự lựa chọn phương tiện nghiên cứu thích hợp và cách ứng dụng trong từng vấn đề rất cụ thể.

Do đó, dù cùng một mục đích - nhưng cách tiếp cận xử lý hiện tượng, tư liệu sẽ dẫn đến những cách giải thích khác nhau trong hệ thống luận cứ khác nhau

trong nghiên cứu khoa học. Đôi khi những hệ thống cùng mục đích đó có thể bổ sung cho nhau, nhưng đôi khi cũng loại trừ nhau. - cho dù cùng một mục đích.

"Chân lý thì chỉ có một". Bởi vậy, để xác định tính chân lý cho một hệ thống những luận điểm nhân danh khoa học cho đối tượng nghiên cứu thì nó phải được thẩm định bằng chính những tiêu chí khoa học cho các luận điểm khác nhau. Đó là lý do mà tôi vẫn chưa có cơ sở để tán thành các thành quả cục bộ của những người cùng mục đích với tôi. Cụ thể là những vấn đề về thời kỳ An Dương Vương, thời Bắc thuộc....được nêu ở trên thì tôi cũng không cùng quan điểm với giáo sư Lê Mạnh Thát.

Tiếp theo là vấn đề sau đây trong tiểu mục này của bài phỏng vấn:

*

Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ...

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo...

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An... gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Với những tìm hiểu của cá nhân tôi về cổ sử dân tộc Việt thời Hùng Vương và những vấn đề liên quan thì việc phủ nhận thời kỳ An Dương Vương Thục Phán là điều không thể chấp nhận được.

Đây là luận điểm nếu quả là của giáo sư Lê Mạnh Thát thì chính là một trong những luận điểm mà tôi không tán thành.

Tuy nhiên cá nhân tôi cũng không thấy có cơ sở nào để xác định thành Cổ Loa được xây dựng vào thời An Dương Vương cả.

Tại sao nó không thể xây vào cuối thời kỳ Hùng Vương với tư cách là một khu vực sản xuất và là kho vũ khí, để rồi sau đó được chuyển giao sang thời kỳ An Dương Vương? Chưa nói đến việc không ít nhà nghiên cứu khăng khăng cho rằng đó chính là Loa Thành , nơi đóng đô của An Dương Vương!?.

Với những hiều biết của tôi thì không thể có cơ sở nào để chứng minh một cách hợp lý rằng: Thành Cổ Loa với tất cả những di vật khảo cổ chính là nơi đóng đô của An Dương Vương.

Tôi tuy tài hèn, nhưng một lần nữa xin thách thức "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" chứng minh được thành Cổ Loa chính là kinh đô của An Dương Vương!

Nhưng bắt đầu từ câu trả lời phỏng vấn dưới đây mới có nhiều vấn đề để bàn. Xin quý vị quan tâm xem lại đoạn trích dẫn này:

*

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó.

Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong nội dung câu trả lời phỏng vấn mà tôi trích dẫn ở trên thì đây là đoạn đáng lưu ý nhất theo cái nhìn của cá nhân tôi. Quý vị cùng xem lại đoạn này:

"Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó".

Tôi xin được nhắc lại một lần nữa rằng: Tôi cũng không tán thành luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát về thời Hai Bà Trưng, An Dương Vương...đã nói ở trên. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng tôi tán thành phương pháp phủ định của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Bởi vì, giáo sư Lê Mạnh Thát không phải chỉ đưa ra luận điểm với tinh thần "vị chủng" , vị nguyên", mà giáo sư có hệ thống luận cứ và phương pháp nghiên cứu hẳn hoi. Cho nên dù giáo sư đúng hay sai cũng cần có phản biện học thuật rõ ràng. Trong vấn đề này, tôi thấy giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê áp đặt khái niệm khoa học một cách chung chung, mơ hồ, có mục đích rõ ràng là phủ nhận hoàn toàn công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát và luận điểm của ông cũng không nhất quán khi đánh giá công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Chúng ta xem lại và so sánh những luận điểm của ông về công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát như sau:

- rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi.

- Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Như vậy, lúc thì giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cho rằng công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát mới chỉ dừng lại có tính giả thuyết. Tức chỉ là những ý niêm thô sơ. Nhưng lúc thì ông lại xác định đó là "những kết luận đã được khẳng định", chỉ ngay trong một bài phỏng vấn. Trong khí đó, tôi nghĩ rằng - với ngay cả những người chập chững bước vào nghiên cứu - thì từ một giả thuyết đến một kết luận cần có một hệ thống luận cứ dẫn đến kết luận đó. Và trên thực tế giáo sư Lê Mạnh Thát đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan, trong đó riêng cuốn sách mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê bàn tới cũng dày hơn 400 trang. Do đó để phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát một cách nghiêm túc và đúng tinh thần khoa học thì cần phải có sự phân tích phản biện cụ thể, chứ không thể chỉ áp đặt với những khái niệm mơ hồ.

Những công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể đúng và có thể sai; hoặc có thể đúng ở vấn đề này và sai trong vấn đề khác. Những rõ ràng đó là một công trình nghiên cứu nghiêm túc mang tính hệ thống với đầy đủ những tố chất của một công trình nghiên cứu. Bởi vậy không thể có sự phủ định chung chung - ở đây tôi thấy xu hướng phủ định tất cả mọi luận cứ của giáo sư Lê Mạnh Thát trong công trình nghiên cứu của ông quá rõ ràng. Ít nhất thể hiện ở bài viết của ông Trần Trọng Dương mà tôi đã chứng minh. Và ngay trong bài trả lời phỏng vấn giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng thể hiện xu hướng này.

Đây không phải thái độ khoa học trước một công trình nghiên cứu. Mặc dù danh từ khoa học với khái niệm mơ hồ, chung chung được đề cập rất nhiều lần.

Nhưng đấy chưa phải là yếu tố duy nhất cần bàn trong nội dung câu trả lời phóng vấn trên của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Điều tôi thấy phải suy ngẫm và muốn chia sẻ với quí vị là những luận điểm sau đây của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê.

Căn cứ vào chính luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê thì: "Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học." .

Vậy thì chúng ta có quyền đặt lại vấn đề rằng: Quan điểm phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến có thực sự là những luận cứ khoa học được chứng minh vững chắc không? Hay nó chỉ mới chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề từ sự hoài nghi những giá trị truyền thống của Việt sử trải gần 5000 văn hiến, do họ không tìm thấy những bằng chứng chứng minh theo phương pháp của họ?

Tôi có thể khẳng định ngay rằng:

Tất cả những luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử của cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với sự quảng cáo là được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" đó - đều không hề có chút nào gọi là tính hợp lý tối thiểu - dù hiểu theo bất cứ định nghĩa nào của khái niệm khoa học. Cụ thể từng luận điểm của họ đều được phân tích, chỉ ra cái sai ngay trong trong web này - kể từ Trần Quốc Vượng; Đinh Văn Lâm cho đến cả mấy kẻ nghiệp dư không tên tuổi..... Nhưng tại sao, nó vẫn được công khai giảng dạy như là một chân lý đã được khẳng định - để người đàn bà Đỗ Ngọc Bích với học vị tiến sĩ ngang nhiên phát biểu trên BBC rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc"; và rằng đó là những điều mà người đàn bà tiến sĩ này "được giáo dục ở nhà trường Việt Nam"?

Cá nhân tôi - cá nhân tôi thôi - có thể chắc chắn rằng: Không thể có một khả năng tư duy nào với bằng cấp từ viện sĩ viện hàn lâm khoa học đẳng cấp quốc tế trở xuống đến tầng lớp bình dân học vụ và tập hợp tất cả những khả năng tư duy đó, có thể chứng minh một cách có hệ thống Việt sử không thể tồn tại gần 5000 năm văn hiến.

Vậy thì căn cứ vào cái gì nào để người ta có thể phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt và đem rao giảng điều đó trong tất cả các cấp học ở nhà trường Việt Nam?

Tôi được nghe và đọc ít nhất hai lần giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nhắc đến "cơ sở khoa học". Một lần trong bài phỏng vấn này. Một lần nữa trong hội thảo khoa học về chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Nhưng tôi chưa bao giờ được một người trong số "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" và cả giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê xác định như thế nào là "cơ sở khoa học" trong nghiên cứu khoa học nói chung và của riêng ngành khoa học lịch sử vốn là chuyên môn sâu của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê.

Còn cá nhân tôi, khi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì có tiêu chí khoa học rất rõ ràng - tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên diễn đàn này. Tất cả mọi luận cứ chứng minh của tôi cho từng hiện tượng và vấn đề đều căn cứ vào tiêu chí đó.

Đã có những tiến sĩ khoa học có địa vị phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng - tất nhiên là nhân danh khoa học: "Tôi phải nhìn thấy tôi mới tin" - chắc tôi không cần phải dẫn chứng điều này.

Thật buồn cười! Nhưng chí ít quan niệm của nhà khoa học đó cũng là một luận điểm rõ ràng của ông ta để thẩm định một vấn đề - cho dù rất đơn giản chỉ là "nhìn thấy". Nhưng xét về một khía cạnh nào đó nó cũng cho thấy sự cần thiết về tính minh bạch của tư duy khoa học.

Nhưng ở đây, khái niệm " Cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới trong bài trả lời phỏng vấn của ông không có một định nghĩa rõ ràng. Nó cần một sự minh bạch của của khái niệm này.

Cá nhân tôi rất tôn trọng tính nhân văn và khách quan trong phản biện học thuật. Nên khi viết đến đây, tôi cũng cố gắng lên Google tìm hiểu khải niệm "cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới. Và đây! Nó được nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn ghi nhân với những luận điểm sau đây:

*

Hai chữ “khoa học” đang trở thành một loại ngôn ngữ thời thượng của một số người muốn tăng trọng lượng cho phát biểu của mình.

*

tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Và đây là đường link dẫn tới bài viết đó:

http://ykhoa.net/bin...cosokhoahoc.htm

Còn đây là nguyên văn bài viết của nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn, để quí vị quan tâm có thể xem trực tiếp khi mạng chậm, hoặc trục trặc mạng khi đang xem tới đúng chỗ này.

=======================

Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?

Nguyễn Văn Tuấn

Bộ Y tế đã xin dừng thực hiện qui định về chiều cao và cân nặng trong việc cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, các quan chức của Bộ vẫn cho rằng qui định của Bộ là có “cơ sở khoa học”.

Hai chữ “khoa học” đang trở thành một loại ngôn ngữ thời thượng của một số người muốn tăng trọng lượng cho phát biểu của mình. Các quan chức, không chỉ riêng ngành y tế, sử dụng hai chữ đó như là một dấu ấn cho độ tin cậy của những nhận xét.

Nhưng tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Khi được hỏi dựa trên cơ sở nào mà Bộ Y tế ra qui định người lái xe gắn máy trên 50 cc phải có chiều cao trên 145 cm và cân nặng trên 40 kg, các quan chức y tế cho biết họ dựa trên “cơ sở khoa học”. Họ giải thích thêm rằng đó là những số liệu về chiều cao và trọng lượng trung bình tính từ một cuộc điều tra nhân trắc học ở nước ta vào thập niên 1990. Phát biểu của một quan chức y tế cho biết: “Người Việt Nam 20-24 tuổi, nam có chiều cao là 163,72±4,67cm, cân nặng là 52,11±4,70 và nữ có chiều cao là 153,00±4,32cm, cân nặng là 44,60±4,22. […] Như vậy, việc quy định người có chiều cao dưới 1m45 hoặc cân nặng dưới 40kg thì không được lái xe A1 là có cơ sở khoa học và cũng phù hợp với hầu hết người dân Việt Nam.” Ngoài ra, Bộ Y tế còn cho biết họ đã tham khảo với các chuyên gia về nhân trắc học, xã hội học,chuyên gia pháp luật, và các giáo sư và những vị có uy tín trong ngành y tế.

Thật khó hiểu được cái logic biện chứng cho tiêu chuẩn thể trạng về an toàn giao thông bằng một liên kết giữa những con số trung bình và qui định về một ngưỡng chiều cao hay cân nặng.

Thật ra, một liên kết như càng không thể xem đó là giải thích “khoa học”.Thế thì câu hỏi đặt ra là: cơ sở khoa học là gì?

Theo cách hiểu được cộng đồng khoa học nhất trí, một qui định hay phát biểu được xem là khoa học nếu hội đủ ít nhất là 3 điều kiện: dữ liệu thật, công bố trước công chúng, và tính tái xác định. Một qui định hay phát biểu không hội đủ 3 điều kiện này không thể xem là mang tính khoa học được.

Khoa học dựa vào sự thật hay dữ liệu thật. Những sự thật phải được quan sát hay thu thập và đo lường bằng những phương pháp chuẩn. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là dữ liệu có liên quan đến vấn đề đang được điều tra.

Ở đây vấn đề đang được quan tâm là an toàn giao thông và yếu tố gây nên tai nạn giao thông, chứ không phải những con số thống kê mang tính mô tả về chiều cao, cân nặng, hay vòng ngực. Do đó, đưa ra những con số trung bình từ một cuộc điều tra cộng đồng (chưa hẳn là một nghiên cứu khoa học) chẳng có liên quan gì đến an toàn giao thông không thể xem là bằng chứng khoa học được.

Khoa học không dựa vào kinh nghiệm cá nhân (dù cá nhân đó là chuyên gia) hay suy luận theo cảm tính. Theo y học thực chứng, ý kiến cá nhân của các giáo sư và chuyên gia có giá trị khoa học thấp nhất. Điều này đúng vì lịch sử y tế và y học cho thấy suy luận theo cảm tính đã gây ra rất nhiều tác hại cho bệnh nhân. Do đó, dựa vào ý kiến của chuyên gia thì không thể nói đó là bằng chứng khoa học được.

Bằng chứng khoa học là những kết quả và dữ liệu nghiên cứu đã được công bố trên các tập san khoa học chuyên ngành, và các tập san này có hệ thống bình duyệt (phản biện) từ các chuyên gia. Người viết bài này đã xem qua thư viện y sinh học quốc tế và chưa thấy bất cứ một nghiên cứu nào từ Việt Nam về mối liên hệ giữa chiều cao, cân nặng, hay vòng ngực và tai nạn giao thông. Các nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy chẳng có mối tương quan nào giữa chiều cao hay trọng lượng và tai nạn giao thông,nhất là ở nữ.

Do đó, chưa có thể nói rằng những qui định của Bộ Y tế về thể trạng để cấp bằng lái xe gắn máy là dựa vào bằng chứng khoa học được.

Để mang tính chất khoa học, tất cả kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận. Liên quan đến đặc tính này, có thể nói mối liên hệ giữa chiều dài của chân và chiều cao mang tính khoa học, bởi vì nghiên cứu từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, và Nhật đều cho ra một kết quả nhất quán: chiều dài của chân bằng 46% chiều cao khi đứng.

Kết quả của một nghiên cứu đơn thuần chưa thể xem là mang tính khoa học nếu kết quả này chưa được lặp lại nhiều lần trong nhiều quần thể khác nhau. Do đó, giả định của Bộ Y tế cho rằng chiều dài của chân bằng 51,7% chiều cao (để qui định chiều cao tối thiếu 145 cm) là không có cơ sở khoa học. Cho đến nay, chúng ta chưa thấy bất cứ một mối liên hệ nào giữa thể trạng và tai nạn giao thông tại Việt Nam, cho nên chúng ta có quyền nghi ngờ “cơ sở khoa học” của Bộ Y tế.

Y tế và y khoa ngày nay dựa vào bằng chứng khoa học (còn gọi là y học thực chứng – evidence-based medicine). Bằng chứng khoa học có thể không hoàn hảo, nhưng dựa vào bằng chứng khoa học chúng ta ít sai hơn là dựa vào kinh nghiệm và niềm tin duy ý chí.

Do đó, ở các nước tiên tiến ngày nay, mọi chính sách y tế công cộng đều dựa vào bằng chứng từ nghiên cứu khoa học và kiến thức thực địa, chứ không phải dựa vào ý kiến cá nhân của chuyên gia hoặc một chỉ đạo duy ý chí nào.

Chính vì dựa vào bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa việc thắt dây an toàn và tai nạn giao thông mà ở các nước phương Tây, Nhà nước có qui định bắt buộc người lái xe và hành khách xe ôtô phải thắt dây an toàn, hay người đi xe gắn máy và xe đạp phải đội nón bảo hộ.

Nhưng vì chưa đủ bằng chứng khoa học về thể trạng và an toàn giao thông, cho nên chưa có nước nào dựa vào chiều cao hay cân nặng hay vòng ngực để hạn chế cấp bằng lái xe gắn máy.

Thật vậy, ở các nước phương Tây, người khuyết tật, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, thấp khớp, cao huyết áp,v.v… cũng được quyền lái xe.

Những lí giải trên đây cho thấy rõ ràng rằng qui định của Bộ Y tế chẳng những không có cơ sở khoa học, mà còn không phù hợp với trào lưu quốc tế, và vô hình chung gây khó khăn cho hàng triệu người, nhất là phụ nữ, và như đã chứng minh trong bài trước, gây bất bình đẳng xã hội một cách nghiêm trọng.

Điều đáng khích lệ là Bộ Y tế đã thấy sai lầm và đã rút lại qui định này. Nhưng quan trọng hơn là Bộ cần phải tài trợ nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa để trong tương lai các chính sách của Bộ mang tính khoa học hơn.

=======================

Tất nhiên, tôi không phải là người cực đoan theo kiểu "Phải nhìn thấy tôi mới tin", nhưng chí ít thì đã gọi là "cơ sở khoa học" thì nó cũng phải minh bạch khái niệm - cho dù khái niệm đó do chủ quan nhà khoa học nào đó nghĩ ra. Nhưng ở đây - khái niệm "cơ sở khoa học" mà giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói tới nhiều lần, thực sự là huyền bí!

Như vậy - Ở đây - tôi muốn xác định rằng: Căn cứ vào chính những luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê -

Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận.

- thì trên "cơ sở khoa học " nào để học sinh Việt Nam được giáo dục những luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến. Cho dù cái gọi là "cơ sở khoa học " ấy do chính họ nghĩ ra.

Ở đây tôi muốn khẳng định một cách chắc chắn rằng: Không chỉ căn cứ vào những khái niệm liên quan đến khoa học. Mà cho dù nhân danh tất cả mọi giá trị tôn giáo, tâm linh, thần quyền thì Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử vẫn cứ là một chân lý.Posted Image.

Cá nhân tôi - và tôi nghĩ rằng rất nhiều người Việt Nam và những người nước ngoài quan tâm tới lịch sử Việt Nam - đề nghị giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cho biết "cơ sở khoa học" nào để "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đồng thanh lên tiếng phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt?

Và đây, chúng ta cùng xem giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nói gì về truyền thống lịch sử cội nguồn dân tộc vốn được xác định đã trải qua gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử:

*

- Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

- Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nhận xét rằng: Đây là câu hỏi và nội dung trả lời phỏng vấn của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê trực tiếp liên quan đến cội nguồn dân tộc - Thời Hùng Vương - Mục đích minh chứng của cá nhân tôi từ nhiều năm nay qua các diễn đàn, sách xuất bản từ trước đến nay. Bởi vậy, tôi hy vọng sẽ cố gắng phân tích kỹ và chi tiết theo khả năng của tôi. Chúng ta bắt đầu từ ngay câu hỏi của Phóng viên:

*

Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

Câu hỏi này của phóng viên có thể chia làm 2 vế. Vế thứ nhất là luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát:

- Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật…

Vế thứ hai là cái nhìn từ góc độ tinh thần dân tộc cho luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát:

- Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

Như vậy vấn đề được đặt ra là công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát nhằm đề cao tinh thần dân tộc, chứ không đặt ra tính khoa học của công trình này. Nhưng giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại xác định sự cần thiết của tính khoa học của công trình và xác định tính khoa học và căn cứ vào những yêu cầu của khoa học một cách mơ hồ ông đã phủ nhận giá trị của tinh thần dân tộc được cả ông và phóng viên đề cập tới trong công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát.

Ông trả lời:

Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao.

Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Kính thưa quí vị.

Nếu như ở bài viết của ông Trần Trọng Dương xác định "mục đích luận" của giáo sư Lê Mạnh Thát là "vị chủng" "vi nguyên" - chứ không thừa nhận công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát có đầy đủ những yếu tố cấu thành của một công trình nghiên cứu khoa học - thì - ở bài trả lời phỏng vấn này của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê có tính tương đồng ở điểm thừa nhận một "tinh thần dân tộc cao", một thứ "thiện chí cần trân trọng". Hay nói cách khác: Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng không coi các công trình của giáo sư Lê Mạnh Thát là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ coi đó là cách thể hiện tinh thần dân tộc và thiện chí của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng về mặt khoa học thì giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê lại phủ định hoàn toàn.

Có một điểm tương đồng trong những bài viết của các tác giả có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, là: luôn coi mọi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến đều xuất phát từ tinh thần dân tộc và thiếu "cơ sở khoa học".

Mặc dù họ chưa bao giờ đưa ra một khái niệm thế nào là "khoa học" và "cơ sở khoa học". Hay nói rõ hơn, nhưng người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt luôn coi sự minh chứng truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến chỉ là xuất phát tinh thần dân tộc cực đoan. Đó là một thứ thủ đoạn trong học thuật, nhằm gợi ý tưởng chủ quan dân tộc, gây hoài nghi tính khách quan khoa học của các công trình nghiên cứu của việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.

Bởi vậy, một lần nữa cá nhân tôi chính thức yêu cầu giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê và các cộng sự của ông cần minh bạch khái niệm "cơ sở khoa học" .

Nhân danh tinh thần khoa học, tôi không phải là kẻ cắt trích, dùng tiểu sảo hoặc thủ đoạn để phản biện học thuật. Xin mời quý vị một lần nữa chịu khó xem lại toàn bộ câu trả lời của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đã trả lời câu hỏi này của phóng viên:

*

Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Qua đó quí vị quan tâm cũng thấy rất rõ rằng: Giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê xác định tính khách quan khoa học sẽ phủ nhận ý thức tinh thần dân tộc chủ quan. Không phải chỉ ở nội dung câu trả lời phỏng vấn này, mà ở câu trả lời phỏng vấn trước - cũng trong bài này giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê cũng đã xác định điều đó. Chúng ta xem lại câu nói của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê ở câu trả lời phỏng vấn trước:

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận.

Và đây chính là chỗ dựa của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử. Nhưng vấn đề được đặt ra là:

Những người có luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến - cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa hề có một khái niệm rõ ràng vế "khoa học" và cái gọi là "cơ sở khoa học" mà họ lấy đó làm chỗ dựa cho luận điểm của họ.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nói rằng khái niệm khoa học là gì thì ngay cả công đồng khoa học trên toàn thế giới cũng chưa hề có một định nghĩa rõ ràng. Đấy là tôi muốn nói đến khái niệm khoa học nói chung và tất nhiên nó bao trùm luôn những thuộc tính của nó trong chuyên ngành sử học với tất cả các bộ môn liên quan. Ngay cả những nhà khoa học xuất sắc của nền văn minh nhân loại cho đến những sinh viên đang theo học các ngành học ở các trường Đại học cũng chỉ có ý niệm về khái niệm khoa học .

Ý niệm về khoa học được hình thành từ những ứng dụng cụ thể của từ này trong từng hoàn cảnh cụ thể. Khái niệm khoa học còn chưa được thống nhất thì "cơ sở khoa học" là cái gì? Tất nhiên, nó cũng chưa được xác định.

Nói như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Nó chỉ là thứ "ngôn ngữ thời thượng" của những người có chút kiến thức trang sức cho cái vẻ bề ngoài cho hệ thống tư duy của họ. Một thứ sáo ngữ dùng trong các bàn tiệc để trước khi mời các quí bà, quí cô nhày đầm.

Những luận điểm của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê thể hiện rất rõ tính áp đặt phi khoa học cho những luận cứ được giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh. Tôi dẫn chứng lại luận điểm của giáo sư viện sĩ như sau:

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”... Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục.

Vâng! Vậy tôi xin đặt vấn đề với giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê:

1/ Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xác đinh có "cơ sở khoa học" hệ thống luật pháp dưới thời Hùng Vương là luật tục chưa?

2/ Trên "cơ sở khoa học" nào để ông cho rằng luật pháp của một quốc gia hùng mạnh như đế chế Hán lại chỉ tương ứng với luật tục của thời Hùng Vương - mà "hầu hết các nhà khoa học trong nước " chỉ cho rằng đó là "một liên minh bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai"?

3/ Giáo sư viện sĩ cho rằng những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát "dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục". Vậy ông có thể đưa ra những tiêu chuẩn căn bản tối thiểu để gọi là đủ sức thuyết phục cho một công trình nghiên cứu khoa học không?

Một vấn đề nữa được giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê nhận xét trong bài phỏng vấn của ông chính là chữ viết thời Hùng Vương. Và tất nhiên ông cũng bác bỏ luôn, nhân danh "cơ sở khoa học".

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết...Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Là một người tham gia vào semianar Tiếng Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền và cũng có mặt giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Trong hội thảo này ông đã có một bài phát biểu khá dài. Nhưng rất tiếc, tiếng ông nói cử tọa không nghe được gì. Ngay cả tôi ngồi đầu bàn cũng không nghe rõ. Những máy quay phim ngay gần ông cũng không ghi rõ tiếng của ông. Luận điểm của ông cuối cùng phải thông qua một tờ báo mạng đăng tải, tất nhiên, ông lại nhắc đến vấn đề khoa học:

“Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

và cuối cùng là ông tỏ ra không quan tâm:

Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Để kết luận cho bài viết này, tôi cần xác định rằng:

Những luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã lợi dụng những khái niệm mơ hồ về tính khoa học và cơ sở khoa học để phủ nhận một cách cực đoan các công trình nghiên cứu nhân danh khoa học về cội nguồn Việt sử. bởi những người có quyền lực học thuật. Họ có quyền bác bỏ tất cả các công trình nghiên cứu nhắm chứng minh một chân lý khách quan nhân danh một khái niệm mà chính họ cũng chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng, gọi là "cơ sở khoa học" và "khoa học".

Đây chính là nguyên nhân để giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã phát biểu:

tôi e rằng hai chữ “khoa học” đã bị hiểu lầm, rồi từ hiểu lầm dẫn đến lạm dụng, và lạm dụng khoa học dẫn đến việc gây khó khăn cho nhiều người và bất bình đẳng trong xã hội.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn tỏ ra thận trọng khi dùng từ "e rằng". Nhưng ở đây! Tôi muốn xác định với giáo sư rằng: Nó thực sự đã hiện hữu, chứ không phải là một khả năng có thể xảy ra.

Tôi cũng cần xác định rằng: Chính sự bất công và mang tính áp đặt trong học thuật đó là một trong những yếu tố quan trọng để đầy nến khoa học Việt Nam vào chỗ tuyệt tự, như giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã nhận xét.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay