nguyen doan

Cây Thuốc Vương Tôn (Dây Gắm) !

8 bài viết trong chủ đề này

Dây gắm

Dây gắm, Dây sót hay Dây mấu - Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.), thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae.

Mô tả: Dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến hình trái xoan, thuôn dài, mặt tròn trên nhẵn bóng. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón. Hoa đực mọc thành chuỳ; hoa cái mọc thành chùm gồm nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 20 hoa. Quả có cuống ngắn, dài 1-5cm, rộng 12-16mm, dày 11-33mm, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng. Hạt to.

Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: Rễ và dây - Radix et Caulis Gneti.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Đông Đông Dương, mọc hoang ở rừng núi, leo lên rất cao. Rễ và dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Thành phần hoá học: Hạt chứa 14,2% một chất dầu cố định.

Tính vị, tác dụng: Dây gắm (Vương Tôn) có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây có vỏ cho sợi tốt, thường dùng làm dây nỏ, làm chạc hay thừng. Hạt ăn được. Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (Ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn); cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn.

Liều dùng 15-20g có thể đến 30g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Để chữa thấp khớp, người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác ngâm rượu uống.

Ở Ấn Độ, dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp, thân và rễ hạ nhiệt.

Phương thuốc Chí bảo hoàn chữa phong thấp trong Bách gia trân tàng: Rễ gắm, Vỏ chân chim, Cốt toái bổ, Hy thiêm, Ngưu tất, Thạch lựu, mỗi vị 4 lạng, Cẩu tích 8 lạng, Tỳ giải 5 lạng. Lá ké, Quán chúng, mỗi vị 2 lạng 5 đồng cân; các vị sấy khô tán bột làm viên, uống dần với rượu hay nước Gừng hoặc ngâm rượu. Cũng có thể dùng 1/10 lượng trên, sắc uống.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một vị thuốc gắn với một huyền thoại. Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, một hôm vì qua một bản làng ngựa xe không đi được phải quốc bộ vài dặm, khi dừng chân ở một bản nhà vua không tài nào đi được vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước. Có một già làng tới cầu kiến và tặng nhà vua mấy cân thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Ở nơi hoang vu này các ngự y cũng bó tay bởi cơ số thuốc mang theo đã hết đành cho nhà vua uống thứ thảo dược dân dã này. Lạ kỳ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và tiếp tục hành quân bộ.

Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây sót, dây mấu, gắm núi, gấm. Vua bảo vị thuốc quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên nghe sang hơn để mọi người thêm quý trọng. Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho vị thuốc là Vương tôn đằng bởi nó đã chữa khỏ bệnh cho nhà vua. Từ đó dây gắm mang một cái tên vương giả như vậy đó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh gút là một bệnh thường gặp nhất trong bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, là hậu quả của quá trình tăng acid uric trong máu. Điều trị bệnh gút gồm 2 biện pháp chính: điều trị gút cấp và điều trị cơ bản bằng hạ acid uric máu [1, 3, 4, 5]. Bệnh gút thuộc phạm vi của chứng “Thống phong” của y học cổ truyền. Qua thực tế khi làm công tác chỉ đạo tuyến tại các vùng núi cao (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) phát hiện đồng bào dân tộc dùng 3 vị thuốc (dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì) để chữa các bệnh khớp mạn tính trong đó có bệnh gút. Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của bài thuốc trên lâm sàng và khẳng định tính an toàn của thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gút của cao vương tôn” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm.

2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Chất liệu: Cao vương tôn được bào chế từ vương tôn (dây gắm) 5kg, thiên niên kiện 3kg, ngũ gia bì 2 kg. Liều dùng là 20g/người/ngày chia 2 lần, trong 30 ngày.

2. Đối tượng

Trên thực nghiệm: Đối tượng nghiên cứu: trên thực nghiệm là chuột nhắt trắng chủng Swiss 18 - 22g/con và thỏ chủng Newzealand White.

Trên lâm sàng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Gút theo tiêu chuẩn của Bennet – Wood năm 1968 thuộc thể phong thấp nhiệt và thể trọc ứ theo y học cổ truyền điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái.

3. Phương pháp

Phương pháp nghiên cứu trên thực nghiệm:

Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp: xác định LD50 của cao khô vương tôn trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon.

Nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con.

Lô chứng uống nước cất.

Lô trị 1 uống cao vương tôn liều 1,6g/kg (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 4)

Lô trị 2 uống cao vương tôn liều 4,8g/kg (gấp 3 lần lô trị 1).

Thỏ được uống nước hoặc thuốc trong 4 tuần liền, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Thỏ được theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu các chỉ tiêu: tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận và mô bệnh học (sau 4 tuần)

Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, thử nghiệm mở, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 60 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm:

N1: 30 bệnh nhân bị gút cấp.

N2:30 bệnh nhân bị gút mạn.

Bệnh nhân ở cả hai nhóm được uống 20g/ngày, chia 2 lần, uống trong 30 ngày liên tục.

Các chỉ tiêu quan sát (lâm sàng, cận lâm sàng) được tiến hành vào ngày đầu tiên vào ngày thứ 30 của đợt điều trị.

Cao vương tôn là một bài thuốc được bào chế từ dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì. Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các chỉ số huyết học và sinh hóa của máu thay đổi không có ý nghĩa thống kê, chỉ số Ritchie sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05, chu vi khớp sưng giảm với p < 0,05, acid uric máu giảm ở cả 2 nhóm bệnh gút mạn và gút cấp, qua 30 ngày điều trị chưa thấy các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng. Cao vương tôn an toàn khi sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ acid uric máu ở cả hai nhóm bệnh gút mạn và gút cấp.

Đọc thêm Đánh giá an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của cao vương tôn

ST

http://thuvienykhoa.vn/chi-tiet-tai-lieu/danh-gia-an-toan-va-tac-dung-dieu-tri-benh-gut-cua-cao-vuong-ton/1319.yhoc

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là bổ ích! Cảm ơn mọi người đã chia sẻ đến tôi nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất hữu ích. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay