Thiên Sứ

Hội Thảo Khoa Học

7 bài viết trong chủ đề này

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương xin trân trọng thông báo:

Ngày mùng 4 tháng 5. 2012. Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương cùng nhà xuất bản Tri Thức và Trung tâm Minh Triết Việt đồng tổ chức hội thảo về "Chữ Việt cổ" tại hội trường Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam.

Diễn giả chính: Nhà nghiên cứu chữ Việt cổ: Đỗ Văn Xuyền - Tức nhà văn Khánh Hoài.

Posted Image

Trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu và anh chị em có điều kiện tham gia xin gửi email tời địa chỉ sau:

Điện thoại: 04.3944.7280 - Email: seminar.trithuc@gmail.com

Hoặc : 01297628888. Gặp Hoàng Dung.

Dưới đây là thông tin chi tiết về hội thao trên web của Nxb Trí Thức:

Kính gửi: Cộng tác viên Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh Nhà xuất bản Tri thức

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Trung tâm Minh triết, Trung tâm Lý học Phương Đông và NXB Tri thức tổ chức buổi Seminar khoa học với chủ đề:

“Chữ Việt cổ”

Thời gian: 13h30 – 16h, ngày 4/5/2012

Địa điểm: Hội trường tầng 4, toà nhà VUSTA, 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước từ thế kỷ trước từng đưa ra giả thuyết về chữ Việt cổ. Họ căn cứ từ thư tịch Trung Hoa nói về một thứ chữ khoa đẩu, được khắc trên lưng một con rùa lớn, đem tặng vua nhà Chu, họ nghiên cứu những kí hiệu trên di vật đồ đá, đồ đồng, v..v.. Ông Đỗ Văn Xuyền, một nhà giáo ở Việt Trì hơn 30 năm nay đã dày công điều tra, điền dã, đã lập được bản đồ những ngôi trường cổ từ đời Hùng Vương, sưu tầm một khối lượng lớn sách cổ viết theo lối chữ khoa đẩu trên vùng người Mường, HMông, người Việt từ Khu Bốn đến Tây Bắc, Việt Bắc... Đặc biệt là ông đã tìm cách giải mã, khám phá và lập nên bảng chữ cái, các vần, phân biệt rõ với các chữ Chăm, chữ KhMe, chữ Thái, chữ Phạn...

Đây là kết quả bước đầu của một công trình rất có ý nghĩa về cổ văn hóa, cổ sử của Dân tộc Việt rất đáng trân trọng. Một đề tài thú vị, hấp dẫn sẽ được trình bày với quý vị trong buổi Tọa đàm vào hồi 13 giờ 30 chiều 4/5/2012 tại Phòng họp tầng 4, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Posted Image

LIÊN HỆ & ĐĂNG KÍ THAM DỰ

Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức

Điện thoại: 04.3944.7280 - Email: seminar.trithuc@gmail.com

(Email vui lòng ghi rõ họ tên, công việc hiện tại, địa chỉ Email, và số điện thoại liên lạc)

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 17h ngày 3/5/2011

Ban tổ chức trân trọng kính báo và kính mong sự tham dự của Quý vị tại chương trình.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân hội thảo này, VL xin trích gửi một comment trên blog lsvh có liên quan tới chữ Việt cổ. Nội dung của nó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người hiện nay và để giải đáp nó thì không phải là chuyện dễ dàng.

Loại chữ ta đang nói tới ở trong bài này vẫn còn nhiều người Thái cho rằng đó là chữ của họ làm ra. Chỉ có điều tại sao người Thái đến Việt Nam (Tây Bắc và Trung bộ) từ thế kỉ XIII mà lại mang theo loại chữ này? Họ ghi lại được văn, thơ…bằng loại chữ này vào giấy. Niên đại của loại giấy này từ bao giờ? Còn nhóm nghiên cứu của ông Xuyền thì cho rằng đó là chữ của Tổ tiên xưa???Vậy chúng ta cần làm rõ hơn về nguofn gốc và sự liên hệ giữa ngôn ngữ-văn hóa Thái-Việt có liên quan đến chữ viết. Vừa rồi chúng ta cũng đã biết khảo cổ ở Quảng Tây cho thấy chữ tượng hình (mà người Hán bảo là của họ) là của người Lạc Việt sáng tạo ra!!! Tên gọi “Khoa đẩu” cũng cần phải hiểu chính xác, khoa học của ngôn ngữ học, văn hóa học…để từ đó làm nền tảng tìm hiểu về lịch sử Tổ tiên-Giang sơn gấm vóc.

(Nguồn: http://lsvh.wordpress.com/2011/02/23/82/)

Share this post


Link to post
Share on other sites

GẶP MẶT ĐÊM TRƯỚC HỘI THẢO.

Khoảng 19g 30 tối hôm qua, Xe của ban tổ chức đã đưa nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền từ Phú Thọ về tới Hanoi. Tại nhà hàng 14 Ngô Văn Sở ban tổ chức và một số nhân sĩ đã có mặt đón tiếp nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nxb Tri Thức do công tác đã lên lịch từ trước nên sẽ không có mặt tại Hội thảo, nhưng đại diện của Nxbv Tri Thức, đơn vị đồng tổ chức sẽ tham gia.

Mọi người rất vui vẻ và có nhiều hy vọng vào một tương lai phục hồi phát triển nến văn hiến Việt. Nhưng cũng nhiều suy tư về những chặng đường tiếp theo trong sự nghiệp vinh danh nền văn hiến Việt và những vấn đề của ngày hôm sau.

Posted Image

Toàn cảnh cuộc hội ngộ.

Ngồi đối diện và giữa hình ảnh là nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Can, Giám đốc TTNC Văn hóa Việt. Cơ quan trực thuộc hội Người Cao Tuổi. Bên trái ông là giáo sư Nguyễn Mai giám đốc TT Minh Triết Việt, Nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ văn Xuyền; dãy bên phải là các anh: Khánh, Hòa, Lưu - những tri thức Việt kiều sẽ tham dự hội thảo và Thế Trung.

Posted Image

Các vị Tiến sĩ Hòa, Lưu với Thế Trung và Hoàng Dung - thư ký văn phóng Trung Tâm tại Hanoi.

Posted Image

Khi tôi đến nơi thì mọi người đã có mặt đông đủ. giáo sư Mai nói về những điều cần quan tâm về tổ chức hội thảo với bản chất minh triết Việt.

Posted Image

Một kỷ niệm ngày hội ngộ với cố nhân.

Thiên Sứ với nhà văn, nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Khánh Hoài Đỗ văn Xuyền.

Posted Image

Trong buổi gặp mặt nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Can đã đề nghị ông Đỗ Văn Xuyền tóm tắt nội dung và những điểm nhấn cần quan tâm trong buối thuyết trình hôm sau.

Posted Image

Có thể nói rằng: Cá nhân tôi hết sức khâm phục sự kiên trì, nhẫn nại và vượt lên trên muôn vàn khó khăn của nhà nghiên cứu Đỗ văn Xuyền với công trình Chữ Việt cổ của ông. Tôi có thể xác định rằng: Ông đã thành công với mục đích của mình một cách xuất sắc. Nhưng ông đã phải trả một gía đắt cho cá nhân ông: Hơn 40 năm lăn lóc nghiên cứu chữ Việt cổ ông đã giành gần hết cuộc đời mình vào đấy. Để có kinh phí nghiên cứu ông đã phải cầm cố nhà cửa và con cháu ông có người phải bỏ dở sự nghiệp để kiếm sống vì ông không giúp gì được họ.

Tôi ứa nước mắt khi gặp lại một con người hết mình vì sự nghiệp phục hồi một mảng văn hóa quan trọng trong lịch sử dân tộc với bộ quần áo cũ mà ông đang mặc. Sức khỏe ông yếu đi nhiều bởi những cơn bệnh khi xuyên rừng lên các bản làng tìm hiểu về chữ Việt cổ. Với tôi, ông rất đáng kính hơn nhiều so với những dự án hoành tráng các loại. Tôi hy vọng sẽ giúp gì được cho ông.

Posted Image

Ngay sau khi nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày tóm tắt những ý chính mà ông sẽ thuyết trình tại hội thảo thì những ý kiến đóng góp làm sáng tỏ vấn đề đã được đặt ra.

Tiến sĩ Nguyễn Khánh - trước khi nghỉ hưu, ông là công chức cao cấp của hãng máy bay nổi tiếng Boeing....

Posted Image

Có những luận cứ không kém phần sâu sắc và rất đáng chú ý của Tiến sĩ Lưu Hoa Kỳ.

Posted Image

Giáo sư Nguyễn Mai với những nhận xét của riêng ông.

Nhưng với nhận xét của cá nhân tôi thì có thể xác định ngay rằng: Hệ thống những luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền hoàn toàn đúng đắn. Tôi đã ủng hộ ông ngày từ buổi thuyết trình đầu tiên của ông cách đây nhiều năm trước và ngày càng củng cố sự nhận xét của tôi trong qúa trình nghiên cứu của ông từ nhiều năm qua. Tôi sẽ bên cạnh ông trước những cuộc tranh luận về chữ Việt cổ.

Ông Xuyền và cả chúng tôi hy vọng vào buổi seminar ngày mai sẽ là sự khởi đầu quan trọng cho sự vinh danh nền văn hiến Việt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân hội thảo này, VL xin trích gửi một comment trên blog lsvh có liên quan tới chữ Việt cổ. Nội dung của nó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người hiện nay và để giải đáp nó thì không phải là chuyện dễ dàng.

Loại chữ ta đang nói tới ở trong bài này vẫn còn nhiều người Thái cho rằng đó là chữ của họ làm ra. Chỉ có điều tại sao người Thái đến Việt Nam (Tây Bắc và Trung bộ) từ thế kỉ XIII mà lại mang theo loại chữ này? Họ ghi lại được văn, thơ…bằng loại chữ này vào giấy. Niên đại của loại giấy này từ bao giờ? Còn nhóm nghiên cứu của ông Xuyền thì cho rằng đó là chữ của Tổ tiên xưa???Vậy chúng ta cần làm rõ hơn về nguofn gốc và sự liên hệ giữa ngôn ngữ-văn hóa Thái-Việt có liên quan đến chữ viết. Vừa rồi chúng ta cũng đã biết khảo cổ ở Quảng Tây cho thấy chữ tượng hình (mà người Hán bảo là của họ) là của người Lạc Việt sáng tạo ra!!! Tên gọi “Khoa đẩu” cũng cần phải hiểu chính xác, khoa học của ngôn ngữ học, văn hóa học…để từ đó làm nền tảng tìm hiểu về lịch sử Tổ tiên-Giang sơn gấm vóc.

(Nguồn: http://lsvh.wordpres.../2011/02/23/82/)
Văn Lang thân mến.

Tôi nghĩ rằng ông Xuyền đã giải đáp điều này rất rõ ràng, hoàn chỉnh và có hệ thống với những luận cứ chặt chẽ. Nhưng tại người ta không chú ý; hoặc không quan tâm đến mối liên hệ giữa những luận cứ của ông Xuyền với hiện tượng được đặt ra. Họ cứ thắc mắc trước những hiện tượng mà họ cảm giác nó mâu thuẫn với luận điểm của ông Xuyền mà không tự lý giải từ hệ thống luận cứ của ông.

Chỉ còn vài tiếng nữa hội thảo sẽ thực hiện và chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ với 4 camera quay không sót một chi tiết nào. Chúng tôi sẽ đưa lên đây, hoặc mở một topic mới giới thiệu đầy đủ mọi hiện tượng với những câu hỏi tranh luận.

Thời gian bị hạn chế: Chỉ có 2 tiếng trong hội trường. Nhưng tôi sẽ đề nghị mọi người đặt vấn đề vào phiếu đặt câu hỏi và nếu chưa kịp trả lời thì chúng tôi sẽ trả lời trên web lyhocdongphuong.org.vn để tiếp tục cuộc tranh luận.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT VÀI HÌNH ẢNH TRONG HỘI THẢO

Posted Image

Trước giờ khai mạc...

Posted Image

Giáo sư Nguyễn Mai khai mạc cuộc hội thảo chữ Việt cổ.....

Posted Image

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày phần nghiên cứu của mình.

Đây là công trình hơn 30 năm lăn lóc, miệt mài của ông, để chứng minh tổ tiên ta đã có một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh phù hợp với mọi tiêu chí của một hệ thống chữ viết của một nền văn minh rực rỡ.

Posted Image

Trên cơ sở những tư liệu còn lại của những nhà truyền giáo Tây Phương rải rác trong tu viện, thư viện của các nước có liên quan như: Ý Đại lợi, Tây ban nha.....ông chứng minh rằng: Chính hệ thống ký tự của chữ Việt cổ là điều kiện thuận lợi cho việc Latin hóa ngôn ngữ Việt và là dân tộc duy nhất hoặc chí ít là sớm nhất vùng Đông Nam châu Á trong việc Latin hóa chữ viết vì sự tương đồng của những ký tự miêu tả ngôn ngữ, trong qúa trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.

Posted Image

Cử tọa theo dõi và lắng nghe toàn bộ phần trình bày của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.....

Phần trình bày của ông Xuyền có hai điểm chính là:

* Xác định một hệ thống chữ Việt cổ đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước.

* Những nhà truyền giáo Tây phương đã căn cứ vào hệ thống chữ Việt cổ còn tồn tại trong dân gian để hoàn thành bộ chữ Quốc Ngữ hiện tại.

Hay nói rõ hơn: Những nhà truyền giáo phương Tây chỉ làm một việc đơn giản là thay đổi hệ thống ký tự của chữ Việt cổ bằng hệ thống chữ Latin, trong qúa trình truyền giáo ở nước Việt..

Posted Image

Ông đã chứng minh sự tồn tại của một hệ thống chữ Việt cổ thỏa mãn đầy đủ tiêu chỉ khoa học cần có cho một hệ thống chữ viết của một nền văn minh. Từ cơ sở tiêu chí này so sánh với chữ Việt cổ liên hệ với ngôn ngữ trên các vùng miền của người Việt hoàn toàn thỏa mãn.

Posted Image

Giáo sư nhạc sĩ Lê Thanh Bảo căn cứ trên cơ sở chuyên môn của ông về âm nhạc xác định sự kỳ vĩ của nền âm nhạc Việt cổ trên cơ sở sự tương đồng với các thanh âm của nền âm nhạc thuộc các nền văn minh từ qúa khứ đến hiện đại.

Posted Image

Kết thúc thời gian trình bày của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, Ông Nguyễn Mạnh Can xác định sự quan trọng của những cố gắng tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếp theo sau ông Nguyễn Mạnh Can, Thiên Sứ tôi cũng có dịp trình bày nhận xét của mình liên quan đến công trình nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền. Tôi cho rằng công trình của ông Đỗ Văn Xuyền như một nét bút cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh mô tả Việt sử 5000 năm văn hiến.

Posted Image

Tham dự hội thảo còn có giáo sư Phan Huy Lê.

Mặc dù hết sức cố gắng lắng nghe, nhưng thanh âm của ông Phan Huy Lê không rõ ràng. Tôi chỉ hiểu đại ý rằng: Những đòi hỏi của khoa học rất khắt khe. Những điều ông Xuyền trình bày cần phải bổ sung rõ hơn để được khoa học công nhận.

Posted Image

Posted Image

Cuối buổi nói chuyện, Hoàng Triều Hải - Trưởng đại diện văn phòng Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hanoi - thay mặt TTNC LHDP tặng hoa và số tiền tương trưng do độc giả ủng hộ với công trình nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Posted Image

Thiên Sứ và Phan Huy Lê.

Tôi rất tiếc không có đủ thời gian. Nếu không tôi hy vọng sẽ trao đổi với ông Phan Huy Lê về những giới hạn cần thiết để xác định một chân lý thể hiện trong một luận thuyết khoa học. Không thể đòi hỏi chung chung với các khái niệm "Cần xác định rõ hơn"; "Cần bổ xung đầy đủ"; "cần có cơ sở khoa học".....

Tôi cho rằng: Để phản biện một luận thuyết khoa học thì phải chỉ ra cái sai ngay trong cấu trúc hệ thống của những luận cứ; hoặc phải chứng minh một luận thuyết hợp lý hơn. Trong vũ trụ - mà Lý học gọi là Hậu Thiên này - không có cái gì tuyệt đối cả. Do đó chỉ có sự hoàn thiên từ một ý tưởng ban đầu, một cơ sở ban đầu miêu tả đúng chân lý. Chứ không thể đòi hỏi tính tuyệt đối cho một luận thuyết có tính hệ thống. Nếu đòi hỏi sự tuyệt đối với khái niệm về mơ hồ về sự "đòi hỏi khắt khe của khoa học" thì có lẽ không ai có thể chứng minh rằng tấm hình trên thể hiện giáo sư Phan Huy Lê và Thiên Sứ. Chẳng ai có thể chụp được một cách hoàn chỉnh một con người. Hay nói rõ thêm rằng: Chẳng ai có thể cùng một thời điểm nhìn được toàn thể một con người, dù họ đứng ngay trước mặt chúng ta. Sự hoàn chỉnh một chân lý trong một vấn đề được đặt ra cho tri thức khoa học đòi hỏi phải có thời gian, thậm chí của nhiều thế hệ. Nhưng tính chân lý cần được xác định.

Do đó, giới hạn để xác minh cho chân lý trong một luận thuyết chính là tiêu chí khoa học cho một luận thuyết khoa học được coi là đúng - Và người ta không thể chỉ ra được sự mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc mang tính hệ thống của luận thuyết ấy.

Bởi vậy, chỉ ngay trong buổi thuyết trình đầu tiên của ông Xuyền mà tôi được nghe ở Phú Thọ trong dịp đến thăm ông, tôi đã xác định ngay rằng: Hệ thống chữ Khoa Đẩu mà ông chứng minh chính là hệ thống chữ Việt cổ.

Để tiện tham khảo. Tôi chép lại bài nói của tôi do Thế Trung đã đưa lền diễn đàn ngay trong mục này.

Posted Image

HỘI THẢO CHỮ VIỆT CỔ

BÀI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNGNGUYỄN VŨ TUẤN ANH

TẠI HỘI THẢO “CHỮ VIỆT CỔ”

Trong nỗ lực tìm lại cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc Việt, thì một yếu tố vô cùng quan trọng để xác định giá trị của một nền văn minh phát triển cần phải xácđịnh rằng nền văn minh đó có chữ viết.

Bởi vì: những tiên đề khoa học đã xác định rằng một nền văn minh được xác định thì nó phải có chữ viết là phương tiện duy trì sự tồn tại và phát triển của nền văn minh đó.

Nhưng trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc – đây không phải là con số đọc trong 1 giây – sau đó 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử chống ngoại xâm. Những giá trị văn hóa trong đó hệ thống chữ viết cổ của dân tộc Việt đã bị chìm đắm trongbức màn thời gian dầy đặc tính bằng thiên niên kỷ đó. Bởi vậy, không chỉ chữ viết của dân tộc Việt, mà ngay những giá trị văn hóa tri thức và lịch sử cội nguồn dân tộc cũng hết sức mơ hồ. Đã có nhiều học giả và những nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đặt vấn đề hoài nghi lịch sử cội nguồn dân tộc Việt tính đến ngày nay là gần 5000 năm văn hiến. Không ít ý kiến phủ nhận cội nguồn văn hóa truyền thống Việt Sử. Họ cho rằng: Việt Sử chỉ có khả năng tồn tại khoảng 2700 năm tính đến ngày nay.

Nhưng ngược lại cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng chứng minh Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, như truyền thống và chính sử đã ghi lại. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên một yếu tố cần và cực kỳ quan trọng đó là hệ thống chữ viết cổ để xác định một nền văn hiến kỹ vỹ như chính sử đã nói đến:

Nước Văn Lang được thành lập vào năm thứ 8 hội Ngọ tức 2879 (TCN). Có biên giới Bắcgiáp Động đình Hồ nam giáp Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông Hải.

Với tiên đề này, và danh xưng văn hiến của Việt Sử thì điều kiện bắt buộc phải có một hệ thống chữ viết để lưu truyền và phát triển nền văn minh đó.

Do đó, chúng ta thấy sự phát hiện ra hệ thống chữ Việt Cổ của nhà nghiên cứu nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền quan trọng như thế nào trong việc chứng minh Việt Sử 5000 năm văn hiến như một số học giả đặt ra. Trải hơn 2000 năm thăng trầm của Việt Sử những dấu ấn còn lại của hệ thống chữ viết Việt Cổ chỉ còn lại dămchục ký tự mơ hồ. Bởi vậy không ít những nhà nghiên cứu cho rằng nó không đủ cơsở để xác định một hệ thống chữ viết. Và họ đòi hỏi rằng: cần phải có những vănbản cổ có nội dung hoàn chỉnh, hoặc những văn bia cổ được thể hiện bằng chữ khoa đẩu thì mới có thể xác định được một cách mà họ gọi là khoa học, hệ thống chữ viết người Việt là có thật

Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt vấn đề ngược lại, thì dăm chục ký tự khoa đẩu đó nói lên điều gì? Và có thể căn cứ vào những ký tự đó để xác định rằng đã có một hệ thống chữ viết cổ tồn tại và đã bị vùi lấp trong thời gian. Tất nhiên, nếu chỉdừng lại ở một hiện tượng duy nhất là chữ viết thì đây có thể là cuộc tranh luận khó có hồi kết – giữa một quan niệm cần phải có những di vật lịch sử trực quan để chứng minh và một quan niệm dựa trên cơ sở hợp lý có tính hệ thống, hoàn chỉnh những luận cứ khoa học.

Có lẽ hầu hết chúng ta đều biết rằng chỉ với 6 ký tự cổ của hệ thống chữ viết Ai Cập cổ đại có liên hệ với chữ Latin trên một miếng gỗ tìm thấy vào đầu thế kỷ19, mà các nhà ngôn ngữ học của nước Pháp đã giải mã được toàn bộ hệ thống chữ viết cổ Ai Cập. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng việc nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền dựa trên những tiêu chí khoa học để phục hồi lại toàn bộ hệ thống chữ viết cổ của dân tộc Việt là hoàn toàn cần phải được công nhận vì những tiền đề khoa học của nó đã được chứng minh.

Nhưng để xác định lịch sử cội nguồn dân tộc thì chữ viết chỉ là một trong những yếutố cần, nhưng không phải là duy nhất. Cũng như không thể coi di vật khảo cổ làbằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Để chứng minh cho cội nguồn lịch sử dân tộc chúng ta có nhiều mối liên hệ liênquan trực tiếp và gián tiếp, trong đó bao gồm cả những di sản văn hóa phi vật thể. Điều quan trọng hơn cả trước một sự khiếm khuyết cội nguồn văn hóa sử dân tộc Việt trong quá khứ vẫn chính là một giả thuyết được coi là khoa học theo đúng tiêu chí khoa học cho dù giả thuyết đó căn cứ vào những di sản văn hóa vật thể hoặc phi vật thể. Vậy thì một luận cứ nào thỏa mãn tiêu chí đó thì được coi là khoa học. Cá nhân tôi có thể xác định rằng những sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống, không hề có cơ sở khoa học nếu xét theo tiêu chí khoa học cần phải chính xác những luận cứ đó chỉ là sự hoài nghi vì một hệ thống văn hóa sử đã bị khuất lấp.

Do đó, việc nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với những luận cứ thuyết phục xác định toàn bộ hệ thống chữ viết Việt cổ đã là nét bút quyết định trong bức tranh về cội nguồn lịch sử vẻ vang dân tộc Việt trải 5000 năm văn hiến.

Cho dù có một số nhà nghiên cứu đặt vấn đề rằng hệ thống chữ Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chứng minh là hệ thống chữ khoa đẩu của dân tộc Tày Mường. Nhưng với cái nhìn của tôi thì cần xác định rằng đây chính là hệ thống chữ Việt cổ. Bởi vì, như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh, ký tự thuộc hệ thống dân tộc nào thì nó phải thể hiện đúng ngôn ngữ của dân tộc đó. Và nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã làm được điều này. Tất cả chúng ta có mặt trong cuộc hội thảo hôm nay, đã được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chứng minh một cách rõ ràng.Có thể có những điểm tương đồng giữa chữ khoa đẩu của dân tộc Tày và dân tộcViệt hoặc cả hai đều có cùng một nguồn gốc cho nên đều có nét tương đồng. Do đó, cần khẳng định một cách rất khoa học – theo tiêu chí khoa học - rằng: hệ thống chữ viết Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh rằng đây chính là hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ.

Có thể nói rằng tất cả những tiêu chí cần thiết để xác định một hệ thống chữ viết của môt dân tộc đều đã được chứng minh một cách hoàn chỉnh có tính hệ thống,nhất quán, có tính quy luật và hợp lý với tất cả những điều liên quan đến nó. Thậm chí nếu ngay bây giờ chúng ta thay chữ quốc ngữ bằng hệ thống chữ khoa đẩu của người Việt cổ do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chứng minh thì nó đầy đủ khả năng để thực hiện điều này.

Và chính từ hệ thống chữ viết được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã đặt ra một vấn đề mới thuộc về lịch sử. Đó chính là vấn đề nhờ có chữ Việt cổ mà ngôn ngữ Việt có thể được diễn tả bằng chữ latin. Điều này đã đặt vấn đề và tự nó cũng chứng minh rằng: dân tộc Việt là dân tộc duy nhất ở vùng Đông Nam Á có thể latin hóa chữ viết của mình.

Chúng tôi nghĩ rằng với tất cả công lao của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong hơn 30 năm đơn thương độc mã không có tài trợ, không người ủng hộ và tất cả bằng trí tuệ sức lực cá nhân, với số tiền lương còm cõi của một nhà văn nghèo-nhưng ông đã miệt mài cặm cụi đi tìm chữ viết cổ của dân tộc rất xứng đáng được tôn vinh và là đóng góp to lớn trong việc phục hồi những giá trị văn hóa truyền thốngViệt.

Tôi nghĩ rằng đây là một thành tựu xứng đáng được tôn vinh cho những cố gắng tìm về cội nguồn dân tộc Việt, đóng góp to lớn cho nước nhà.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện "Cả làng chết như ngả rạ" vì ung thư dưới đây có vẻ như chẳng ăn nhập gì với vấn đề đặt ra với cuộc hội thảo chữ Việt cổ cả. Nhưng mong quí vị đừng cho rằng tôi post nhầm chủ đề. Quí vị hãy xem hết bài này và nó sẽ liên quan đến vấn đề "chứng minh khoa học" và "cơ sở khoa học" cho những cái chết của những con người khốn khổ sống trong cái làng quê nghèo này.

===============

Khủng khiếp ngôi làng chết như ngả rạ vì ung thư

logo-vtcnews_082349.jpg

VTC News – 17 giờ trước

(VTC News) - Chị bán nước bảo: “Bệnh đấy có là gì đâu anh? Làng em chết như ngả rạ vì bệnh ung thư anh ạ. Giờ người ta không gọi làng là Tử Lạc nữa, mà gọi là Tử Tiệt anh ạ”.

Ăn kiêng "thông minh" giúp giảm nguy cơ ung thư

>> Hướng dẫn mới nhất cho bệnh nhân ung thư

Kỳ 1: Tử Lạc thành… Tử Tiệt

Mấy năm trước, người dân cả nước choáng váng vì phát hiện ra “xã ung thư” ở Phú Thọ. Ấy là xã Thạch Sơn, thuộc huyện Lâm Thao, nằm ngay cạnh nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. Mỗi năm, xã này có vài người chết vì ung thư, thậm chí cả chục người. Tổng số có cả trăm người chết trong mấy chục năm.

ungthu1.jpg

Nhà máy xi măng nằm ngay bên đường ở Kinh Môn.

Thế nhưng, trong chuyến công tác về xã Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương), tìm hiểu về đàn khỉ lông vàng cuối cùng của vùng đất, đang bị con người phá núi, tiêu diệt, tôi đã phát hiện ra một vùng đất khủng khiếp chưa từng thấy: Cả xã có vài trăm người chết vì ung thư, một làng có cả trăm người chết vì căn bệnh quái gở này trong 10 năm trở lại đây.

Tôi chỉ còn biết thốt lên rằng: Quá khủng khiếp! Không đâu trên thế giới này, chứ đừng nói ở Việt Nam, mà tình trạng chết ung thư khủng khiếp đến như thế.

“Làng em chết như ngả rạ”

Tôi ngồi uống nước ở gốc đa đầu làng Tử Lạc (xã Minh Tân) vào giữa trưa nắng chang chang. Con đường vào Tử Lạc lúc nào cũng bụi mù trời. Buổi trưa là lúc cánh đồng Tử Lạc vắng tanh, người dân đóng cửa kín mít. Đó là thời điểm các đơn vị khai thác đá đánh mìn, phá núi.

Những tiếng nổ ùng ục vang lên, những chuyến xe tải ra vào, chở ật ưỡng đá từ núi về Nhà máy xi măng Hoàng Thạch và các nhà máy xi măng trong vùng. Bụi đá, bụi xi măng trắng xóa, bao phủ khắp làng, biến màu xanh cây cối thành màu bàng bạc. Cả làng Tử Lạc chìm trong màu bàng bạc của bụi đá.

ungthu2.jpg

Đường vào Tử Lạc bụi mù trời. Màu xanh của cây cối biến thành màu bàng bạc. Cành lá rũ đi vì bụi.

Tôi trò chuyện với chị bán nước: “Bụi bặm thế này chắc cả làng bị bệnh hô hấp chị nhỉ?”. Chị bán nước bảo: “Bệnh đấy có là gì đâu anh? Làng em chết như ngả rạ vì bệnh ung thư anh ạ. Giờ người ta không gọi làng là Tử Lạc nữa, mà gọi là Tử Tiệt anh ạ”.

Tôi tiếp chuyện: “Chết thế nào hả chị? Có bằng làng Thạch Sơn ở Phú Thọ không?”. Chị bán nước: “Em không biết làng Thạch Sơn chết thế nào, nhưng quá nửa số người chết ở làng em là ung thư. Chẳng tháng nào không có người về với đất vì bệnh ung thư”.

ungthu3.jpg

Cổng làng Tử Lạc.

Nói rồi, chị chỉ cái nghĩa địa xa xăm ngoài cánh đồng và bảo rằng: “Anh cứ ra cái nghĩa địa đó mà xem, toàn người chết trẻ, chết vì ung thư đấy. Làng em chết trẻ nhiều hơn chết già”.

Nói rồi, chị thống kê cho tôi hàng loạt trường hợp trong làng chị đang sống dặt dẹo vì căn bệnh ung thư quái ác. Chị kể từ đầu làng đến cuối xóm, tôi chép mỏi cả tay. Thống kê lại, thì thấy sơ sơ có 15 trường hợp đang ngược xuôi chữa bệnh giành giật sự sống với căn bệnh quái ác này.

ungthu4.jpg

Cuốn sổ ghi người chết, toàn bị K.

Ở đầu làng thì có ông Phúc chồng bà Huê, bị ung thư phổi, bệnh viện trả về, gia đình mới dựng dậy chụp ảnh để làm ảnh thờ, chờ ngày ông đi; rồi bà Lúa, vợ ông Thiện, ung thư vú, vừa lên Hà Nội cắt một bên vú; rồi anh Minh, ung thư dạ dày, đang xạ trị, hóa trị rụng hết tóc; rồi anh Khối ung thư vòm họng, vừa điều trị hóa chất mấy tháng trước, tóc đang mọc lại; rồi chị Hợi, mới 27 tuổi đầu, đã bị ung thư phổi, tình hình nghiêm trọng lắm…

ungthu5.jpg

Cảnh tượng điều trị ung thư ở Bệnh viện K Hà Nội.

Ở cuối làng thì có vô số, nào anh Đào Văn Tỵ, 46 tuổi, bị ung thư não rất trầm trọng; rồi chị Nguyễn Thị Mận, ung thư vú; anh Hướng ung thư vòm họng, vừa mổ và xạ trị về, vẫn đang đeo băng rô ở cổ; bà Cúc, bà Chung, chị Hà, bà Phách… cũng đều đang chống chọi, giành giật sự sống từng ngày với căn bệnh ung thư quái ác.

“Chồng chết nên tôi được sống”

Đang liệt kê danh sách những người mắc bệnh ung thư trong làng, chị bỗng rầu rĩ mặt mũi, thông báo người tiếp theo đang khổ sở với căn bệnh này, ấy là… mẹ đẻ chị.

Chúng tôi đang trò chuyện, thì bà Vũ Thị Miền đạp chiếc xe không phanh lọc cọc từ trong làng Tử Lạc ra. Con gái có việc, nên bà chạy ra trông nom hàng nước vắng tanh vắng ngắt này giúp con.

ungthu6.jpg

Bà Vũ Thị Miền đang chống chọi với căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Nhắc đến chuyện bệnh ung thư, bà Miền bức xúc lắm. Bà Miền tuy mắc trọng bệnh, nhưng tính bà ăn sóng nói gió, cứ oang oang, chẳng sợ thứ gì trên đời. Bà bảo: “Thú thực với chú, tôi là người từng có cả năm trời dẫn đầu cả xóm đi kiện khắp nơi. Tôi bị chính quyền đe dọa, bị em trai là phó chủ tịch xã mắng mỏ, nhưng tôi không chùn bước, tôi quyết tâm đi kiện.

Tôi mắc bệnh rồi, treo án tử rồi, tôi chết thì đành một nhẽ, nhưng con, cháu tôi thì sống thế nào ở cái ngôi làng mà không khí bụi mù trên trời, rồi hóa chất chảy đen đặc trên mặt đất, dưới lòng đất thế này?”.

ungthu7.jpg

Cảnh tượng bụi mù trời ở công trường khai thác đá làng Tử Lạc.

Chuyện là, mấy năm trước, có nhà máy thép, chở phế thải đổ ở hồ nước đầu làng, cá chết hàng loạt, cỏ vàng héo khô, bốc mùi khủng khiếp. Không chịu nổi cảnh ấy, bà đã dẫn đầu cả làng đi kiện. Kết cục dân làng thắng. Nhà máy thép kia buộc phải đóng cửa bãi rác.

Nhưng theo bà, thủ phạm lớn nhất, đem đến tai họa cho dân làng mấy chục năm nay, là những ống khói khổng lồ, cao bằng ngọn núi của các nhà máy xi măng trong vùng. Mà chềnh ềnh ngay cạnh làng, là nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam – nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

ungthu8.jpg

Một ngôi làng nằm cạnh nhà máy xi măng Phú Sơn (Duy Tân, Kinh Môn) chìm nghỉm trong bụi bặm.

Chưa có chứng cứ gì để kết luận thủ phạm gây nên thảm họa chết hàng loạt ở ngôi làng này là nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhưng không chỉ bà Miền, mà cả làng Tử Lạc, cả xã Minh Tân này đều khẳng định chắc nịch là do mấy cái ống khói khổng lồ của nhà máy ấy.

Thảm họa xảy đến với bà Miền vào năm 2009. Khi ấy, thấy ở phần kín của mình ra máu, bà đã thốt lên: “Thôi chết tôi rồi!”. Ở ngôi làng này, hễ ai có biểu hiện lạ, người ta đều nghĩ đến kẻ thù mang tên “ung thư”. Và sự thực xảy ra đúng như nghi ngờ của bà.

Bệnh viện Hải Dương siêu âm, lấy tế bào xét nghiệm. Bác sĩ bảo: “Nghi bà bị ung thư rồi”. Họ lập tức chuyển bà lên Bệnh viện K Hà Nội. Bà bị ung thật, là ung thư cổ tử cung.

Bà được các bác sĩ mổ, cắt tử cung, rồi xạ trị, hóa trị suốt một năm trời. Giờ bà được về, nhưng cứ độ một tháng bà lại phải lên Hà Nội kiểm tra, lấy thuốc về uống.

Bà Miền bảo: “Chồng tôi chết nên tôi mới được sống đấy chú ạ. Tôi là vợ liệt sĩ, nên có bảo hiểm y tế, được miễn viện phí. Nếu không có bảo hiểm y tế, tôi lấy đâu ra hàng trăm triệu mà điều trị. Chắc chắn là con cháu khênh về chờ chết”.

Nói rồi, bà Miền đạp chiếc xe tồng tộc dẫn tôi về ngôi nhà giữa làng, nơi mỗi mình bà ở. Đó là một ngôi nhà nhỏ xíu, nằm tênh hênh giữa mảnh đất nhỏ, không tường bao, không cổng rả. Căn nhà cũng không có đồ đạc gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ và bộ bàn ghế mọt.

“Tôi chẳng biết sống được bao ngày nữa. Nhưng còn sống, tôi sẽ còn đấu tranh, để con cháu tôi không phải chịu thảm cảnh căn bệnh ung thư treo trên đầu nữa” – bà nói với giọng rất quyết tâm. Nhưng bà chợt thở dài khi nhìn ống khói nhà máy xi măng to như con tàu vũ trụ khổng lồ đang nằm trên bệ phóng ngay rìa làng.

Còn tiếp…

===============

Chưa có chứng cứ gì để kết luận thủ phạm gây nên thảm họa chết hàng loạt ở ngôi làng này là nhà máy xi măng Hoàng Thạch

Tôi tin rằng với tất cả những nhà khoa học có đầy đủ lương tâm và kể cả những người bán mình cho quỷ sứ, cũng rất khó có thể xác định được thủ phạm gây ung thư của dân làng Tử Lạc. Bởi vì thực trạng bệnh rất phong phú: Người ung thư tử cung, người ung thư vú, người ung thư phổi..... Nhưng với tỷ số dân chết vì ung thư cao như vậy, kéo dài nhiều năm , mà cái gọi là khoa học chưa xác đinh được. Thì làm sao có thể cân, đo, đong, đếm bằng thứ khoa học thực nghiệm ấy cho một hệ thống lý thuyết?Một gía trị văn hóa phi vật thể? Tất nhiêu nó phải có tiêu chí xác định tính chân lý trong một hệ thống luận cứ. Và đây chính là một vấn đề được đặt ra trong hội thảo của giáo sư Phan Huy Lê, khi ông ta đặt vấn đề về sự khắt khe của khoa học. Tất nhiên nó phù hợp với chủ đề của topic.

Khi tôi bắt tay ông Phan Huy Lê theo cách xã giao và đứng cách ra, có một quí vị chen ngang vào giữa nói với ông ta vài câu xì xào gì đó chuyện riêng của họ. Tôi nghĩ không phải là dịp để nói chuyện, tôi gật đầu chào và bước ra. Đằng sau tôi vọng lên một câu: "Thời Hùng Vương mỗi ông vua thọ hơn 100 năm". Một câu nói bâng quơ, tôi cũng vừa đi vừa trả lời phong long: "Câu này tôi đã chỉ ra sai lầm của nó lâu rồi!".

Cuộc chứng minh khoa học cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chắc chắn còn nhiều cam go.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÀI HÌNH ẢNH BỔ SUNG TRONG HỘI THẢO

Posted Image

Bài phát biểu của tôi là ý kiến cuối cùng trước khi giáo sư Nguyễn Mai tuyên bố kết thúc cuộc hội thảo

Posted Image

Lâu rồi không gặp lại cố nhân - Tặng sách và thơ với giáo sư nhạc sĩ Lê Thanh Bảo

Posted Image

Xin số điện thoại để hẹn ngày gặp lại.....

Posted Image

"Ba già rồi mà còn vất vả thế....". Con gái tôi nó bảo thế.

"Bác Xuyền già hơn ba và vất vả hơn ba nhiều". Tôi trả lời con tôi như vậy.

Posted Image

Tôi rất hy vọng rằng: Sự có mặt của giáo sư Phan Huy Lê - Hội trưởng Hội Sử học Việt Nam - trong buổi hội thảo về Chữ Việt cổ ngày 4. 5. 2012 sẽ khiến ông quan tâm đến cội nguồn Việt sử khi có những ý kiến trái chiều - được xác định trong buổi hội thảo này - với quan điểm phổ biến hiện nay được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận" cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc, hoặc cùng lắm là nhà nước sơ khai" .

Với trách nhiệm của người đứng đầu hội sử học Việt Nam. Tôi hy vọng ông sẽ cùng chúng tôi tổ chức một cuộc hội thảo xác định cội nguồn dân tộc Việt.

Tôi mong rằng tôi không đi theo ông Phạm Huy Thông trước khi cuộc hội thảo này thống nhất một chân lý.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay