Thiên Sứ

Góc nhìn về môn Văn của một học sinh Việt Nam tại Mỹ

1 bài viết trong chủ đề này

Bài viết dưới đây tôi chép được ở VnExpress. Thấy bài viết hay, hồn nhiên nên đưa lên đây. Dưới bài viết có cấu hỏi của ban biên tập: Ý kiến của bạn.

Riêng tôi chẳng có ý kiến gì cả.

Góc nhìn về môn Văn của một học sinh Việt Nam tại Mỹ

Năm nay tôi 16 tuổi, đang sống và theo học một trường THPT ở Mỹ. Hôm nay, đọc được những bài viết về tình hình dạy và học Văn ở Việt Nam, tôi cũng muốn viết lên vài điều tâm sự. (Đào Thị Như Quỳnh)

> Thư ngỏ của một học sinh giỏi gửi Bộ trưởng Giáo dục

Người gửi: Đào Thị Như Quỳnh

Lúc còn ở Việt Nam, tôi tuy không phải là một học sinh cực kỳ suất sắc nhưng ít nhiều thì cũng được thầy cô nhận xét là sáng dạ, mau lẹ, mà may nắm hơn khi ba tôi, một thầy giáo lâu năm cũng nhận xét như thế.

Từ nhỏ tới lớn, tôi học đều các môn, từ tự nhiên cho tới xã hội, kể cả tin học, công nghệ, điểm tôi đều không thấp. Nhất là lúc còn học lớp 10 ở Việt Nam, điểm cao nhất của tôi là môn Anh Văn 9,7, trong khi đó môn thấp nhất là Văn 8,1.

Tôi dĩ nhiên thích Anh, nhưng Văn học với tôi cũng là một niềm đam mê từ nhỏ. Tôi đọc hết truyện Kiều, Lục Vân Tiên và các tập thơ của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Phải công nhận là tôi có hững thú với thơ hơn là tiểu thuyết, hay truyện ngắn, truyện dài.

Tôi biết nhiều bài thơ mà lũ bạn chưa bao giờ nghe tới, một phần là từ mẹ là ra. Mẹ tôi vốn biết chữ Hán, biết nhiều thơ ca, tục ngữ. Thế mà 10 năm đi học ở Việt Nam, điểm Văn của tôi chưa bao giờ vượt ngưỡng 8,4, trong khi đứa bạn chuyên Văn của tôi có điểm trung bình thấp nhất là 9,2.

Tôi không, và ba mẹ cũng chưa bao giờ bất ngờ vì điều đó. Tôi không có sách giải, không có bài soạn sẵn, cũng không bao giờ dùng văn mẫu. Tất cả những gì tôi viết, tôi làm đều là cảm xúc thật, là những nhận xét tôi có được sau khi nghe cô giáo giảng bài.

Nhưng thầy cô của tôi thì đâu có chấm bài theo cái khuôn thước ấy. Bài viết càng giống bài của cô, phong cách ngôn ngữ của cô thì điểm càng cao. Chúng bạn tôi viết văn rất ướt át, ủy mị, phân tích Truyện Kiều có vẻ như rất nhiều suy ngẫm, nhưng chỉ là trên giấy. Chúng thậm chí không hiểu từ ngữ mình viết ra có ý nghĩa gì, cái cách phân tích màu mè nhưng rống tuếch.

Tôi thì khác, từ ngữ mộc mạc, phân tích gãy gọn. Và rồi đến khi trả bài, văn của các bạn được đọc trước lớp, văn tôi bị phê "cần cố gắng trau chuốt từ vựng". Thậm chí, trong những buổi học trên lớp, bạn tôi soạn bài có khi tới 5,6 tờ giấy (tờ chứ không phải trang). Tôi nhận thấy, gần như cả lớp đều có y chang phong cách như thế. Chúng nó gọi là "cùng chung ý tưởng với mấy người viết sách". Vậy mà khi kiểm tra vở, chúng nó được điểm 9 - 10, còn tôi chỉ toàn 5 - 6 điểm.

À, thế là biết rồi, tôi cũng giấu ba, mẹ mua một quyển sách “Học tốt” mà sau này tôi gọi là “ Học dốt”. Đọc rồi mới thấy, trong đó là toàn bộ những câu hỏi trong sách được trả lời, giống với các bạn, và giống với cô nữa. Chỉ toàn là những câu trả lời trần trụi, ai chép mặc ai chứ có hiểu cái gì.

Kể từ ngày có sách, tôi dường như thấy môn Văn dễ hơn, tại không cần suy nghĩ gì mà vẫn có câu trả lời, từ ngữ hoa mỹ. Cô rất thích. Cũng từ lúc đó, tôi thấy mình biếng nhác hơn, và dốt hơn nữa. Nếu không có sách, tự nhiên không nghĩ ra được cái gì. Chỉ có chép và chép. Cô nói đừng học đối phó với cô, nhưng làm sao được bởi không đối phó kiểu này thì lấy đâu điểm.

Đó là chuyện trước đây, còn giờ thì khác, tôi thật sự rất thích cái cách mình đang được đào tạo, rất hay, mà tôi nghĩ là phù hợp. Cô giáo dạy rất có hứng thú, vừa dạy vừa vui (trong chừng mực cho phép). Cô ra những ví von ngộ nghĩnh mà nếu không hiểu nổi thì gọi là quá khờ, như thế mà liên tưởng ngay tới bài học. Học bài thì rất có hứng thú: học ít, đơn giản, nhưng chất lượng, chứ không như kiểu nhồi nhét trước đây.

Ví dụ đơn giản, tôi đang đọc quyển The Scarlet Lettrer, dài, ngôn ngữ cổ điển, nó được viết vào giữa thế kỷ 17, trình độ Anh văn của tôi (1 năm) làm sao mà hiểu nổi. Vậy mà khi làm bài kiểm tra, điểm tôi cao nhất lớp, tại chịu khó nghe cô giảng bài. Hiểu văn theo cách hiểu của mình, viết theo cách viết riêng của mình, điểm nhận được là sự trả công xứng đáng cho bản thân mình. Điều này làm tôi rất vui.

Còn nhớ, lúc trước khi sang bên này, ba có nói một câu làm tôi nghĩ mãi: "Ba là người trong nghề, ba biết rõ cái tình hình giáo dục của nước mình nó như thế nào. Ba má cho con đi là mong con có cơ hội được đào tạo tốt hơn, được tiếp xúc với sự tân tiên của thế giới".

Bằng cách nào đó, tôi mong tất cả giáo viên, học sinh, cũng như các phụ huynh hãy nhìn thẳng vào vấn đề mà cụ thể là tình hình dạy Văn, học Văn ở nước ta hiện nay. Bằng cách nào đó hãy chỉnh sửa cho xứng đáng.

Những người đang ngồi trên ghế nhà trường hiện nay chẳng phải sẽ là tương lai của đất nước đó sao? Chắc không ai mong muốn một đất nước Việt Nam chỉ có lý thuyết suông, chỉ có những kế hoạch trên giấy tờ?...

Ý kiến của bạn?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay