Posted 19 Tháng 4, 2012 Di chỉ Hà Mẫu Độ [ http://baike.baidu.com/view/1395.htm ] Hà Mẫu Độ nằm ở thị trấn Dư Diêu tỉnh Triết Giang TQ, cách tp cảng Ninh Ba 25 km. Nguồn gốc cái tên Dư Diêu thì có nhiều phán đoán: - “Phong thổ ký 风土记” ghi : “舜后支庶所封之地,舜姓姚,故云余姚 Thuấn hậu chi thứ sở phong chi địa, Thuấn tính Diêu, cố vân Dư Diêu”- là đất phong cho chi thứ của Thuấn, Thuấn họ Diêu nên nơi ây gọi là Dư Diêu. - “Việt tuyệt thư 越绝书” ghi: Thiếu Khang nhà Hạ phong cho thiếu tử Vô Dư đất Cối Kê để thờ phụng Vũ, ấp ấy là Diêu nên viết Dư Diêu. - “Sơn Hải kinh 山海经” ghi: Ấp có Câu Dư sơn, lại có Diêu giang phía nam nên gọi là Dư Diêu. - “Quận huyện dịch danh 郡县释名” thời Minh ghi: Huyện lệ Cối Kê, ở phía tây núi Dư Diêu, phía đông sông có họ Diêu, nên viết là Dư Diêu. - Còn có người chủ trương, địa danh Dư Diêu là một cái địa Việt ngữ 越语, nghĩa của nó là Đá Sáng Đời Tần đặt là Dư Diêu huyện (có thuyết nói là đời Hán) thuộc Cối Kê quận. Đông Hán, Kiến An thứ 5 (năm 200) bắt đầu xây huyện thành, là một trong cổ huyện thành của Triết Đông. “Thái hòa hoàn vũ ký” ghi: Đầu thời Đường thì Dư Diêu bao gồm cả Minh Châu và Thượng Ngu, là “Việt châu cự trấn 越州巨镇”, đến Vũ Đức năm 4 (năm 621) thì thăng lên là Diêu Châu. Thời Tống gọi là Vọng Huyện, nổi tiếng là “Đông Nam Tối Danh Ấp”. Thời Nguyên, Nguyên Trinh năm đầu (năm 1295) đổi là Dư Diêu Châu. Thời Minh, Hồng Vũ năm 2 (năm 1369) lại hạ cấp xuống thành Dư Diêu Huyện. Nay là một trấn trong 8 trấn của tp Ninh Ba tỉnh Triết Giang. [ Hà Mẫu Độ nằm ở đoạn qua sông Diêu Giang. Âm Ngô Việt gọi là Hói Mụ Đò, tức chỗ để đò qua Sông Mẹ (Hói Mụ), do vậy mà có tên chữ Hà Mẫu Độ 河姆渡. Còn ý kiến cho rằng địa danh Dư Diêu là từ Việt ngữ 越语, có nghĩa là Đá Sáng, cũng có lý, chính xác là Đá Chiếu, trong tiếng Việt có từ ghép Chiếu Sáng và Cháy Sáng, chứng tỏ từ Cháy=Chiếu=Diệu=Diêu nghĩa là “sáng” là xuất hiện trước từ Sáng, nên mới có ghép hợp logic trước sau là Cháy Sáng, Chiếu Sáng. Đá=Dã=Dư, cái cối Đá thì dùng để Dã, dã nhiều thì mới có Dư Dả gạo. Cối Kê (nay là Hàng Châu) là kinh đô của nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ] Di chỉ Hà Mẫu Độ phát hiện năm 1073, tổng diện tích 5 vạn mét vuông, chồng ép 4 tầng vản hóa., qua trắc định tầng sâu nhất có niên đại cách nay 7000 năm. Qua hai lần khai quật năm 1973 và 1977 tìm thấy khí cụ, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức chất liệu bằng xương, gốm, ngọc, gỗ; di vật lúa, cấu kiện nhà sàn, di hài động vật , tất cả gần 7000 di vật, phản ánh cảnh tượng phồn vinh của thời kỳ xã hội thị tộc mẫu hệ nguyên thủy. Đây là bằng chứng bằng vật thật cực kỳ quí báu cho nghiên cứu nông nghiệp, kiến trúc, nghề dệt, nghệ thuật của văn minh Phương Đông. Văn vật của di chỉ Hà Mẫu Độ đã nhiều lần đưa đi triển lãm gây chấn động toàn thế giới. Hà Mẫu Độ là di chỉ văn minh thời đá mới. Tổng diện tích di chỉ 4 vạn mét vuông, sâu dày 4 mét chồng ép 4 tầng văn hóa, trong đó tầng thứ tư sâu nhất là cách nay 7000 năm là thới đá mới, được phát hiện là sớm nhất trên đất TQ. Tầng thứ tư, thứ ba đều có di vật thực vật, di hài động vật, cấu kiện nhà sàn và hàng nghìn di vật khí cụ bằng gốm, xương, đá, gỗ. Văn hóa thời đại đá mới khu vực hạ du Trường Giang được phát hiện đầu tiên ở di chỉ Hà Mẫu Độ 河姆渡 thuộc thành phố Dư Diêu 余姚 tỉnh Triết Giang 浙江, năm 1976 được đặt tên là Văn Hóa Đá Mới Hà Mẫu Độ. Chủ yếu phân bố ở Ninh Ba 宁波 bờ nam vịnh Hàng Châu, đồng bằng Thiệu Hưng 绍兴, đến đảo Châu Sơn 舟山 phía ngoài biển, theo giám định phóng xạ xác định niên đại là 6000 năm trước công nguyên. Phát hiện Hà Mẫu Độ chứng minh rằng khắp lưu vực Trường Giang từng tồn tại một nền văn hóa đá mới rực rỡ thời cổ xưa. Qua hai lần khai quật 1973-1974 và 1977-1978, đến năm 1982 quốc hội TQ công bố Hà Mẫu Độ là khu bảo tồn trọng điểm cấp nhà nước. Di chỉ Hà Mẫu Độ nằm ở thôn Kim Ngô Miếu thị trấn Hà Mẫu Độ (nguyên xưa là thôn Lãng Thự Kiều, làng La Giang). Mùa hè năm 1973 khi nông dân xây dựng công trình tiêu úng đã tình cờ phát hiện ra di chỉ này, diện tích 4 ha, có 4 tầng văn hóa. Theo giám định C14 của Đại Học Bắc Kinh thì tầng văn hóa thứ tư cách nay 7000-6500 năm, tầng văn hóa thứ ba cách nay 6500-6000 năm, tầng văn hóa thứ hai cách nay 6000-5500 năm, tầng văn hóa thứ nhất cách nay 5500-5000 năm. Trong hai lần khai quật năm 1973 và 1977 đã khai quật một diện tích 2360 mét vuông, đào được hơn 6700 cổ vật gồm công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, cổ vật nghệ thuật, lượng rất lớn di tích hạt lúa, di hài thú săn và gia súc, hạt trái cây, cấu kiện nhà ở và số ít đồ mộ táng. Những tư liệu này vô cùng quí báu cho nghiên cứu diễn biến cổ địa lý, cổ khí hậu, cổ thủy văn. Di vật văn hóa tầng hai và tầng một ở Hà Mẫu Độ tương tự như di vật tầng dưới của di chỉ Khâu Thành ở Hồ Châu 湖州邱城 và của di chỉ Mã Gia Tân ở ngoại ô Thiệu Hưng. Văn vật tầng ba và bốn ở Hà Mẫu Độ cho thấy canh tác nông nghiệp đã khá phát triển, đã có nhà sàn dùng kỹ thuật ghép mộng,thể hiện đời sống sản xuất và sinh hoạt nơi đây là tiên tiến nhất TQ đương thời, mà giới học thuật trong và ngoài nước khuyến cáo nên nhanh chóng công bố trên thế giới. Hội thảo lần đầu tiên về di chỉ này họp tháng 4-1976 tại Hàng Châu gồm 60 học giả và đại biểu từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiểm Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, An Huy, Triết Giang, huyện Dư Diêu, làng La Giang đã thống nhất nhận định việc phát hiện di chỉ Hà Mẫu Độ cho thấy 7000 năm trước ở lưu vực Trường Giang đã từng tồn tại một nền văn hóa nguyên thủy rực rỡ, là phát tích của văn minh Trung Hoa cùng với phát tích khác là nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà, hội thảo này đã đặt tên cho di chỉ này là Văn Hóa Hà Mẫu Độ. Đến nay ở Triết Giang đã phát hiện được tới 47 di chỉ loại hình văn hóa Hà Mẫu Độ, phân bố ở khu vực ven biển phía nam sông Tiền Đường 钱塘江và ở quần đảo Châu Sơn 舟山群岛, trong số đó tập trung dày đặc nhất là ở đồng bằng Diêu Giang 姚江平原 có tới 25 địa điểm. Đất đai vùng Hà Mẫu Độ phì nhiêu, khí hậu nóng ẩm, thích hợp cây lúa nước, dân cư nuôi heo, chó, gia cầm, dùng thuyền và nhiều loại công cụ đánh cá. Khi dựng nhà sàn dùng kỹ thuật ghép mộng để cố định xà ngang, có ván ghép mộng. Đặc sắc nhất của văn hóa Hà Mẫu Độ là: canh tác lúa nước, dựng nhà sàn, dệt bằng khung cửi, có phương tiện giao thông thủy. Viện bảo tàng Hà Mẫu Độ xây dựng xong tháng 5 năm 1993 chiếm diện tích 60 mẫu tại bắc núi Tứ Minh, cách tp Dư Diêu 24 km, cách tp Ninh Ba 25 km. Nhà chưng bày văn vật nằm ở cạnh tây di chỉ, rộng 1,6 ha, chủ thể kiến trúc rộng 3200 mét vuông, tạo hình phong cách nhà sàn nằm dài như số 7 tượng trưng mẫu nhà sàn của 7000 năm trước. Cấu kiện nhà sàn là văn vật có số lượng lớn nhất ở di chỉ Hà Mẫu Độ, dày đặc nhất là ở tầng văn hóa thứ tư (cách nay 7000-6500 năm), trong đó có nhà sàn dài tới hơn 23 mét rộng 6,4 mét, dưới mái hiên còn có hành lang rộng 1,3 mét. Bên trong nhà dài này chia thành nhiều gian nhỏ phân cách, như vậy là nhà cho một đại gia đình cư ngụ. Thanh lý vật liệu lại thì gồm cọc gỗ, ván sàn, cột gỗ, xà, đấu gỗ vuông,nhiều cấu kiện có mống và mộng, khoảng vài trăm cấu kiện, chứng tỏ dựng theo kỹ thuật ghép mộng,nền đắp cao hơn mặt đất rồi mới dựng cột, gác xà, mái dốc chữ V úp, quây vách bằng vỏ cây hoặc chiếu đan lóng đôi bằng thân cỏ lau. Kiểu nhà sàn này ngày nay còn thấy ở nông thôn vùng Tây Nam TQ và ở các nước ĐNÁ, là những vùng nóng ẩm mưa nhiều, kiểu nhà này chiếm nhiều vật liệu gỗ và phức tạp hơn nhiều so với kiểu nhà nửa huyệt chìm dưới lòng đất của cư dân vùng lưu vực Hoàng Hà. Để dựng từng vì kèo đã lắp trên nền cho đứng lên được phải có người chỉ huy cho nhiều người cùng thao tác nhịp nhàng đồng bộ nếu không thì nó vặn vẹo gãy ngay, chứng tỏ cư dân Hà Mẫu Độ thời đó đã có kỹ năng cao như người hiện đại. [ Các nhà khảo cổ ở Hà Mẫu Độ đã phỏng cổ dựng lại bằng cây và lá một cái nhà sàn dài có mái lá dốc phủ trùm sát ngang tầm sàn nhà, thì nhìn ảnh trong mạng này thấy nó chẳng khác gì cái nhà dài “như tiếng chiêng ngân” của người Ê Đê mẫu hệ ở Tây Nguyên VN ] Công cụ dệt tìm được rất nhiều và chủng loại phong phú ở Hà Mẫu Độ mà rất hiếm thấy ở những di chỉ đá mới khác. Số lượng nhiều nhất là suốt sợi, có đến hơn 300 chiếc, chủ yếu làm bằng gốm, cũng có bằng đá hoặc gỗ, đa phần hình tròn dẹt, số ít hình thang. Các phụ kiện của khung cửi như trục, giằng , bánh răng gỗ, thoi, kim xương có lỗ luồn sợi rộng 0,1 cm cũng gần như lỗ kim thép luồn sợi ngày nay. Mái chèo gỗ phát hiện được 8 chiếc, nhỏ hơn so với mái chéo ngày nay. Có mái chèo tất có thuyền, phán đoán rằng thời đó người Hà Mẫu Độ dùng thuyền độc mộc làm công cụ kiếm sống và giao thông trên sông hồ. Khí cụ sơn có hơn 20 chiếc, như bát gỗ đựng sơn tìm được ở tầng thứ ba, chắc là dùng sơn thiên nhiên để bôi phủ đồ gỗ cho có màu bóng đẹp. Đồ mỹ nghệ nhiều nhất là đồ trang sức, đa dạng, tiêu biểu nhất là vật có khắc đôi chim hướng về mặt trời trên chất liệu ngà voi, vật này dài 16 cm, rộng 5,9 cm dầy khoảng 1 cm, hình giống cái tổ chim, khắc chìm 5 vòng tròn đồng tâm, trên vòng ngoài có hoa văn ngọn lửa, hai bên có hai con chim mắt tròn nhìn đối nhau, bố cục nghiêm cẩn, ngụ ý sâu sắc, có người đoán là nó tượng trưng mặt trời, có người cho là ngụ ý chim đẻ trứng, tượng trưng đôi sinh mạng, sùng bái sinh thực, chứng tỏ đời sống tinh thần đã khá phức tạp. Về địa chất, nhờ Đại Học Nam Kinh khảo sát, vùng này 10000 năm trước là biển dâng đến núi Tứ Minh, sau biển rút bồi lắng thành lục địa, khoan sâu 31 mét có lớp vỏ sò dầy, niên đại cách nay 8020 năm, biển rút xảy ra cách nay 7500 năm . Theo phân tích tư liệu khảo cổ thì 7000 năm trước khí hậu ở Hà Mẫu Độ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình cao hơn ngày nay 3-4 độ, lượng mưa 500 mm, tương tự như Lưỡng Quảng ngày nay. Vùng này có sông, hồ, đồng bằng, núi nên động thực vật phong phú đa dạng. Đặc biệt là thủy triều lên xuống ảnh hưởng nước sông hồ lên xuống có qui luật, khiến thuận lợi tưới tiêu của canh tác lúa nước, đồng thời là điều kiện bắt buộc ở nhà sàn. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống và khéo lợi dụng tự nhiên để cùng chung sống đã làm cho văn hóa Hà Mẫu Độ sớm phát triển phồn thịnh. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites